MỤC LỤC
LỜI DẪN 1
NỘI DUNG 1
I. Cơ cấu xã hội và xã hội 1
1. Khái niệm cơ cấu xã hội 1
1.2. Khái niệm xã hội 2
2. Phân loại xã hội 2
2.1. Xã hội săn bắn 2
2.2. Xã hội làm vườn 3
2.3. Xã hội nông nghiệp 3
2.4. Xã hội công nghiệp 3
3. Các yếu tố chủ yếu của cơ cấu xã hội 4
4. Các cơ cấu xã hội cơ bản 4
4.1. Cơ cấu xã hội - dân số 5
4.2. Cơ cấu dân số lứa tuổi 6
4.3. Cơ cấu xã hội - lãnh thổ 6
4.4. Cơ cấu xã hội - học vấn - nghề nghiệp 7
4.5. Cơ cấu xã hội giai cấp 7
NỘI DUNG
I. Cơ cấu xã hội và xã hội
1. Khái niệm cơ cấu xã hội
- Hai định nghĩa:
+ Định nghĩa 1: cơ cấu xã hội là mối liên hệ vững chắc của các thành tố trong hệ thống xã hội: các cộng đồng xã hội (dân tộc; giai cấp ) là những thành tố cơ bản về phần mình, mỗi cộng đồng xã hội lại có những cơ cấu phức tạp với những tầng lớp bên trong và những mối liên hệ giữa chúng ”.
* Định nghĩa 2: “Cơ cấu xã hội là mô hình của các mối liên hệ giữa thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội. Những thành phần này tạo nên bộ khung cho tất cả các xã hội loài người. Mặc dầu tổ chức này của các thành phần và các mối quan hệ giữa chúng biến đổi từ xã hội này sang xã hội khác. Những thành phần quan trọng nhất của cơ cấu xã hội là vị trí, vai trò, nhóm và các thiết chế ” Qua hai định nghĩa đó, chúng ta có thể hình dung cơ cấu xã hội là khái niệm rộng, không chỉ liên quan tới hành vi xã hội mà còn là mối tương tác giữa các yếu tố khác của hệ thống xã hội, nó cũng bao gồm cả các thiết chế gia đình, dòng họ
Khi nói tới cơ cấu xã hội, cần quan tâm đến những khía cạnh sau: Xã hội là một tổ chức phức tạp, đa dạng của các mối liên hệ cá nhân, tổ chức xã hội và xã hội. cơ cấu xã hội có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ với các quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội là hình thức vận động của cơ cấu xã hội ngược lại, cơ cấu xã hội là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội.
Để làm rõ hơn khái niệm cơ cấu xã hội chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm xã hội.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2811 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cơ cấu xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ cấu xã hội
LỜI DẪN
Thưa cô và toàn thể các bạn, nhóm chúng tôi, nhóm 6 lớp S1P xin được giới thiệu chủ đề nhóm nghiên cứu đó là “Cơ cấu xã hội”.
Vâng, có lẽ các bạn và tôi đã cùng nhau đi suốt trên chặng đường khá dài tìm hiểu về bộ môn Khoa học xã hội học, thì cũng đã nắm rõ được phần nào các khái niệm của xã hội học. Nhưng còn một vấn đề rất rộng lớn nữa mà xã hội học nghiên cứu đó là cơ cấu xã hội. Vậy cơ ấu xã hội là gì? Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu.
NỘI DUNG
I. Cơ cấu xã hội và xã hội
1. Khái niệm cơ cấu xã hội
- Hai định nghĩa:
+ Định nghĩa 1: cơ cấu xã hội là mối liên hệ vững chắc của các thành tố trong hệ thống xã hội: các cộng đồng xã hội (dân tộc; giai cấp…) là những thành tố cơ bản về phần mình, mỗi cộng đồng xã hội lại có những cơ cấu phức tạp với những tầng lớp bên trong và những mối liên hệ giữa chúng…”.
* Định nghĩa 2: “Cơ cấu xã hội là mô hình của các mối liên hệ giữa thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội. Những thành phần này tạo nên bộ khung cho tất cả các xã hội loài người. Mặc dầu tổ chức này của các thành phần và các mối quan hệ giữa chúng biến đổi từ xã hội này sang xã hội khác. Những thành phần quan trọng nhất của cơ cấu xã hội là vị trí, vai trò, nhóm và các thiết chế…” Qua hai định nghĩa đó, chúng ta có thể hình dung cơ cấu xã hội là khái niệm rộng, không chỉ liên quan tới hành vi xã hội mà còn là mối tương tác giữa các yếu tố khác của hệ thống xã hội, nó cũng bao gồm cả các thiết chế gia đình, dòng họ…
Khi nói tới cơ cấu xã hội, cần quan tâm đến những khía cạnh sau: Xã hội là một tổ chức phức tạp, đa dạng của các mối liên hệ cá nhân, tổ chức xã hội và xã hội. cơ cấu xã hội có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ với các quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội là hình thức vận động của cơ cấu xã hội ngược lại, cơ cấu xã hội là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội.
Để làm rõ hơn khái niệm cơ cấu xã hội chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm xã hội.
1.2. Khái niệm xã hội
Khái niệm xã hội, chúng ta đã gặp và sử dụng rất nhiều như “xã hội Mỹ”; “Xã hội Việt Nam”, “xã hội Nhật Bản”… mà vẫn chưa thực sự hiểu xã hội là gì? có nhiều định nghĩa khác về xã hội nhưng điều quan trọng là chỉ ra những đặc điểm, bản chất của xã hội như sau:
- Đặc điểm về lãnh thổ:
Ví dụ: Khi nói về xã hội Việt Nam ta cần xác định vị trí địa lý lãnh thổ, kinh tế - chính trị - hành chính của Việt Nam.
- Đặc điểm thứ hai liên quan về tái định cư và di cư à giúp tạo thành viên mới cho xã hội.
- Đặc điểm thư ba liên quan tới hệ thống pháp luật; văn hóa và bản sắc dân tộc.
2. Phân loại xã hội
Dựa trên khái niệm xã hội vừa tìm hiểu ở trên, có các kiểu xã hội như sau:
2.1. Xã hội săn bắn
- Đặc trưng là con người phát sinh sống bằng săn bắn và hái lượm với những công cụ thô sơ à xã hội sinh tồn.
- Nguyên tắc tổ chức quan trọng nhất của đời sống xã hội là “thân tộc”.
- Cơ cấu chính trị hầu như không tồn tại. quyền lực chủ yếu thuộc về người đứng đầu thân tộc mà không có bộ máy quyền lực nào khác.
2.2. Xã hội làm vườn
- Xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Đông vào khoảng thế kỷ V Trước công nguyên, sau đó mở rộng ra ở Trung Quốc và châu Âu, Sahara và CFi.
- Cây cối được trồng không phải với công cụ bằng KL mà cũng không phải bằng cầy.
- Là xã hội sinh tồn, công nghiệp tồn tại phụ thuộc vào cuốc xới và sức khỏe riêng của họ không hi vọng vào hệ thống những sản xuất tốt.
- Cấu trúc chính trị của xã hội làm vườn đơn giản nhất không có nhiều hơn hai tầng lớp, kiểu tiến bộ hơn không nhiều hơn 4 tầng lớp. Dòng họ là trung tâm của xã hội nhưng chúng phức tạp hơn về hình thức, của tính họ hàng. Thỉnh thoảng có nhiều bộ tộc với những mối quan hệ tương tác phức tạp bao gồm những luật lệ qui định hơn người.
2.3. Xã hội nông nghiệp
- Được hình thành trong xã hội Ai Cập cổ đại dựa trên sự phát triển của cái cày và sức kéo động vật à sản xuất nhiều thành phẩm hơn so với yêu cầu; phát triển thủ công và buôn bán.
- Có sự phát triển của nhà nước (phát triển bộ máy công chức và quân đội), phát minh về chữ viết cũng như hệ thống tiền tệ ban đầu và trao đổi buôn bán.
- Dòng họ vẫn đóng vai trò quan trọng trong chính trị với nhà nước cơ quan dân sự và quân đội phải trải qua từ cha à con và hầu hết các việc kinh doanh buôn bán được chỉ dẫn bởi các gia đình. ở nông thôn, gia đình tồn tại như một đơn vị lãnh đạo cơ bản.
2.4. Xã hội công nghiệp
- Chỉ tồn tại ở những khu vực công nghiệp rất hiện đại, ban đầu từ công nhân hóa ở Anh vào cuối thế kỷ XVII, rồi đến khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á (Nhật Bản, Đài Loan…)
- Cũng như chuyển đổi từ xã hội làm vườn sang xã hội chủ nghĩa kỹ thuật và sức kéo đóng vai trò chủ yếu trong sự phát triển trong xã hội. sản xuất công nghiệp liên quan đến sự tiếp cận của tri thức, kỹ thuật trong quá trình phát triển sản xuất và sức người; sức động vật được thay thế bởi động cơ; điện và sau đó là người máy sản xuất.
- Nền sản xuất công nghiệp tiên tiến tạo nên kinh tế thặng dư khổng lồ so với hình thức kinh tế xã hội khác.
- Hầu hết phát triển những hệ thống của nhà nước với bộ máy cồng kềnh và hệ thống quân đội mạnh.
Khi xem xét nhiều xã hội, cả xã hội sơ khai và hiện đại, các nhà xã hội học có kết luận: ít nhất 5 thiết chế xã hội cơ bản tồn tại trong tất cả các xã hội: gia đình; tôn giáo; khoa học; chính trị, giáo dục.
3. Các yếu tố chủ yếu của cơ cấu xã hội
* Một số yếu tố như địa vị, vai trò… đã được tìm hiểu rất chi tiết ở các phần trước, vì thế nhóm 6 xin được đề cập tới một vài yếu tố sau đây:
a. Khái niệm nhóm xã hội:
- Nhóm là bất kỳ số người nào có quan hệ qua lại với nhau. Họ tham gia tự nguyện và trở thành thành viên của nhóm một cách có ý thức trên cơ sở sự mong đợi hành vi chung. Là 20 người nhiều hơn 2 người cùng chia sẻ một tình cảm; ý nghĩa thống nhất và là người giới hạn trong những mâu thuẫn tương đối bền vững của những tương tác xã hội.
Nói cách khác: nhóm xã hội là một tập hợp người cùng nhau lao động với nhau bằng một dấu hiệu chung nào đó (giá trị, mục đích) liên hệ với nhau về vị thế, vai trò trên cơ sở những lợi ích, những định hướng giá trị nhất định đòi hỏi phải cùng cộng tác hoặc chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.
4. Các cơ cấu xã hội cơ bản
Các cơ cấu xã hội luôn luôn gắn liền với các quan hệ xã hội và là biểu hiện trực tiếp của các quan hệ xã hội. Ngoài ra, cơ cấu xã hội còn được hiểu theo từng mặt của cơ cấu tập thể như cơ cấu xã hội - giai cấp; cơ cấu xã hội - dân cư ; cơ cấu xã hội - học vấn,… việc phân chia cơ cấu xã hội theo những mối quan hệ xã hội khác cho thấy những cơ cấu xã hội theo những bình diện khác.
Nhìn chung khi nói đến các cơ cấu xã hội cơ bản, người ta có thể kể ra một số cơ cấu xã hội sau:
4.1. Cơ cấu xã hội - dân số
- Việc xem xét cơ cấu xã hội - xã hội trước hết là tìm hiểu quá trình tái sản xuất dân cư (sản sinh, tử vong); mật độ dân số và cơ cấu dăn cư, sự phát triển củadân cư (di dân)…
- Sự phát triển của bản thân xã hội và quá trình tác động qua lại giữa xã hội, và thiên nhiên đều thuộc và tổ chức vận hành của hệ thống dân số.
- Tính qui luật của phát triển dân số làthường xuyên hướng tới bảo tồn và cơ bản bên trong, nhờ tác động của nhiều yếu tố. Trong đó có yếu tố trình độ phát triển hoạt động sản xuất; tính chất của các quan hệ xã hội các chuẩn mực văn hóa, định hướng giá trị, tâm lý, xã hội của con người.
Như vậy sự vận động của cơ cấu xã hội dân số phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội trong lịch sử quan hệ kinh tế văn hóa.
* Các kiểu tái sản xuất dân cư:
- Kiểu cố đại diễn ra ở thời kỳ chưa có giai cấp, đặc trưng là chê s độ đa thê, mẫu thệ.
- Kiểu truyền thống: tồn tại trong xã hội về nghề nghiệp và trong gia đình “chủ nghĩa tư bản cổ điển”. Đặc trưng là sự hình thành và phát triển thiết chế gia đình gia trưởng theo dòng phụ hệ nhằm tái sinh các thế hệ theo huyết thống gia đình.
- Kiểu hiện đại: xã hội do sự phá vỡ phong cách truyền thống của đời sống xã hội, sự thừa nhận quyền có đời sống gia đình và sinh hoạt xã hội nhằm tái sản sinh ra các thế hệ theo nguyên tắc hợp lý.
Marx cho rằng: 3 kiểu dân cư nêu trên phản ánh những đặc điểm về bản chất của quá trình dân số cần được bổ sung cho chúng các đặc điểm về lượng gắn liền với yếu tố kinh tế - xã hội - khoa học … Do vậy cùng một kiểu tái sản xuất dân cư, với cùng trình độ phát triển kinh tế như nhau nhưng sự gia tăng, giảm dân số không khỏc nhau.
* Cơ cấu xã hội - dân số có ảnh hưởng trở lại với xã hội sự phát triển dân số không hợp lý sẽ dẫn đến hạ thấp năng suất lao động, làm cạn kiệt tài nguyên, dẫn đến đói nghèo…
Như vậy trong việc xem xét cơ cấu xã hội dân số cầm làm sáng tỏ cấu trúc phức tạp của nó như tồn tại thể thống nhất giữa tử vong - sản sinh; số lượng - chất lượng; tỉ lệ nam - nữ…
4.2. Cơ cấu dân số lứa tuổi
* Mục đích nghiên cứu:
- Sự phân bố dân số theo từng nhóm lứa tuổi nhằm nghiên cứu các quá trình dân số và xã hội - kinh tế. Qua tương quan của các nhóm lứa tuổi. Cơ cấu lứa tuổi dân cư, chúng ta có thể so sánh các nhóm lứa tuổi ấy trong mối liên hệ với những đặc trưng dân số, xã hội và kinh tế của dân cư, từ đó rút ra cái chung và cái đặc thù trong sự phát triển của chúng.
Cơ cấu dân số - lứatuổi được xem xét của 3 trạng thái.
- Tĩnh
- Động
- Trong mối liên hệ với các quá trình xã hội - kinh tế.
4.3. Cơ cấu xã hội - lãnh thổ
- Cơ cấu này gắn liền với cơ cấu kinh tế theo từng vùng lãnh thổ, địa bàn cư trú của dân cư các cộng đồng dân tộc với bản sắc riêng về truyền thống và di sản văn hóa.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phân chia thành 2 khu vực thành thị và nông thôn.
- Phân chia theo tiêu chí vùng, miền, mà mỗi vùng miền này đều bao chứa cả nông thôn và đô thị.
Ví dụ: cơ cấu xã hội - lãnh thổ của Việt Nam gồm:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Đồng bằng sông Hồng
+ Bắc Trung Bộ.
+ Duyên Hải miền Trung.
4.4. Cơ cấu xã hội - học vấn - nghề nghiệp
* Mục đích:
- Giúp ta hiểu được trình độ học vấn của dân cư, sự phân công lao động và hợp tác lao động trong xã hội ở mỗi thời điểm cụ thể.
Tiêu chí học vấn nghề nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội và trong quá trình phân hóa xã hội.
* Căn cứ vào đặc điểm nghề nghiệp, điều kiện lao động, trình độ học vấn có thể phân chia xã hội thành hai nhóm nghề nghiệp lớn.
Nghiên cứu về học vấn nghề nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây cho thấy một số điểm sau:
- Học vấn:
+ 87,4% tổng số người từ 10 tuổi ơt biết chữ hoặc đang đi học.
+ Số người không bao giờ đến trường giảm 18,1% xuống còn 16,6%.
+ Số người có trình độ Đại học - Cao đẳng phát triển gấp 2 lần.
(Số liệu 1989).
- Chuyên môn kĩ thuật:
+ Chiếm 10 - 12% tổng số lao động.
+ Sự phân bố, sử dụng lao động kĩ thuật cũng mất cân đối và rất lãng phí.
4.5. Cơ cấu xã hội giai cấp
- Tùy thuộc vào mỗi chế độ xã hội.
Ví dụ: cơ cấu xã hội tư bản chủ nghĩa được phân chia theo 2 giai cấp: - Giai cấp tư sản
- Giai cấp công nhân.
và lớp trung gian.
Cơ cấu xã hội - xã hội chủ nghĩa: - Giai cấp công nhân
- Giai cấp nông dân.
- Tầng lớp trí thức viên chức
- Cơ cấu giai cấp được coi như là hạt nhân cơ cấu xã hội và sự phát triển của nótạo nên sự phát triển cơ cấu xã hội.
Ngoài mọt số cơ cấu xã hội chủ yếu như đã giới thiệu ở trên còn một số những cơ cấu xã hội cơ bản khác như cơ cấu xã hội - sắc tộc, cơ cấu xã hội - tôn giáo.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XHH (79).doc