Tiểu luận Cơ sở của việc mở rộng Asean trong thập kỷ 90

Ngày 14/ 1/1997 tại Singapore, thủ tướng Nhật Bản Hashimoto (1), đã thừa nhận rằng ASEAN giữ một vị trí duy nhất trên thế giới như một khuôn mẫu thành công đạt được cả sự ổn định chính trị lẫn tăng trưởng kinh tế. Vậy thì một vấn đề đặt ra là hiện nay trên thế giới có khá nhiều tổ chức khu vực đã và đang hoạt động như EU, NAFTA, SAFTA, SAARC, OPEC, nhưng tại sao ASEAN lại được đánh giá cao như vậy? đó là một sự quá lời hay là một thực tế? “Cho đến ngày hôm nay khi bàn về quá trình hình thành, tồn tại phát triển của ASEAN dù đứng ở nhận thức nào, người ta cũng đều thừa nhận rằng ASEAN ra đời trong cuộc chiến tranh lạnh và cũng chính vì thế, có người cho rằng cuộc chiến tranh đó đã qua và ASEAN đã hết vai trò” Nhưng thực tế, ASEAN không những không hết vai trò của một tổ chức khu vực mà trái lại ngày càng trưởng thành và đang trở thành một tổ chức khu vực khá thành công trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá hiện nay.

doc11 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cơ sở của việc mở rộng Asean trong thập kỷ 90, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967, sau khi bộ trưởng ngoại giao các nước INDONESIA, MALAYSIA, PHILIPPINES, SINGAPORE VÀ THAILAND ký tuyên bố thành lập ASEAN. Mười bẩy năm sau ngày 8-1-1984 Brunei Darusalem được kết nạp vào ASEAN, đưa số thành viên của hiệp hội lên sáu nước. Ngày 28-7-1995 Việt nam được kết nạp và trở thành thành viên thứ bẩy của ASEAN, năm 1997 Lào và Mianmar được kết nạp vào hiệp hội, ý tưởng về một ASEAN bao gồm mười quốc gia Đông Nam Á thành hiện thực, bằng việc kết nạp Campuchia vào ngày 30-4-1999 tại Hà Nội. Sự ra đời của ASEAN đã đánh dấu một mốc quan trọng trong việc góp phần xây dựng và hình thành một trật tự thế giới mới ở khu vự đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung. Bước sang thời kỳ 90, bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi và sự thay đổi của các nước lớn đối với khu vực, nên các quốc gia ngày càng nâng cao ý thức độc lập tự chủ ,mong muốn công việc nội bộ của Đông Nam Á do người Đông Nam Á tự giải quyết. Trên cơ sở giảm bớt sự can thiệp của các nước khác vào khu vực này. Điều này tạo ra cho các quốc gia ở đây xích lại gần nhau, cùng hợp tác để phát triển. Các nước ASEAN trên tinh thần của Hiệp ước BALI đã chủ động tích cực mở rộng tổ chức hiệp hội ra cho tất cả các nước Đông Nam Á . yêu cầu củng cố mở rộng hợp tác ra toàn khu vực, giúp cho vai trò của ASEAN ngày càng cao hơn trên khu vực và trên toàn thế giới.Với mong muốn góp phần nghiên cứu ASEAN em đã chọn đề tài tiểu luân “CƠ SỞ CỦA VIỆC MỞ RỘNG ASEAN TRONG THẬP KỶ 90”. Đây là đề tài rộng xong do phạm vi của tiểu luận nên em xin đề cập những vấn đề sau: Sự thay đổi của tình hình quốc tế và khu vực. Xu thế của thế giới trong thập kỷ 90 Sự tác động tới việc mở rộng của ASEAN Mặc dù đã tìm tòi, học hỏi và phát huy hết khả năng của mình để trình bày một cách trọn vẹn, nhưng do thời gian, kinh nghiệm hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy để tiểu luận của em được hoàn thiện và tốt lên. I.Sự thay đổi tình hình quốc tế và khu vục Bối cảnh quốc tế : Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX ,tình hình thế giới có những biến đổi bất ngờ và diễn biến phức tạp .Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu khủng hoảng nghiêm trọng . Đến cuối năm 1991 ,toàn bộ hệ thống Chủ nghĩa xã hội ở LiênXô –Đông Âu sụp đổ ,Chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại,loài người vẫn đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội . Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã ,hệ thống quan hệ quốc tế đã hình thành từ sau thế chiến thứ hai trên cơ sở hai khối đối lập do Liên Xô và Mỹ đứng đầu không còn .Hệ thống quan hệ quốc tế Thế giới mới hình thành tạo nên một trật tự thế giới đa cực trong đó Mỹ là một cực có ưu thế nổi bật . Nguy cơ triến tranh huỷ diệt thế giới bị đẩy lùi nhưng xung đột vũ trang ,chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang , hoạt động can thiệp, lật đổ khủng bố vẫn xẩy ra ở nhiều nơi, như xung đột vũ trang giữa Pakistan và Ấn Độ ,việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa NMD ,… Cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu như: môi trường , dân số , bệnh tật , tội pham , ma tuý , … không một quốc gia đơn lẻ nào có thể giải quết được , mà đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải tham gia. Tình hình khu vực : Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương là một khu vực có tiềm năng kinh tế năng động nhưng tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn định. Năm 1996 khu vực này có nền kinh tế rất phát triển, năm1997 diễn ra khủng khoảng kinh tế do Mỹ gây ra, cuộc khủng khoảng này đã khiến cho những đồng tiền của một số nước bị mất giá liên tục với tốc độ chóng mặt, hàng loạt các công ty, tập đoàn tài chính bị phá sản và những xáo trộn trên thị trường chứng khoán đã tác động không nhỏ tới một số nền kinh tế ở Đông Nam Á . Việc chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã làm thay đổi so sánh lực lượng quân sự và chính trị rất lớn giữa các lực lượng trên thế giới , ảnh hưởng đến tình hình Thế Giới nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Sự sụp đổ của Liên Xô với tư cách là một trong hai cường quốc trên Thế Giới có quan hệ mật thiết với các nước Đông Nam Á đã để lại khoảng chống quyền lực ở khu vực này. Tình hình an ninh ở khu vực Đông Nam Á hết sức căng thẳng, việc Đông TiMo tuyên bố độc lập, tách ra khỏi Indonexia kèm theo những vụ bạo động đẫm máu ở khu vực này, đã thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng quốc tế , ngoài ra còn có vấn đề “Biển Đông” với những tranh chấp căng thẳng càng khiến tình hình ở trong khu vực thêm phức tạp . Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải nói: “Biển Đông là mối quan tâm chung của tất cả chúng ta vì liên quan đến hoà bình và an ninh khu vực,…”¹. II. Xu thế của thế giới trong thập kỷ 90. Những năm cuối cùng của thế kỷ XX đang kết thúc ,thế giới đang tiến vào thế kỷ 21 với những biến động sâu rộng , nhanh chóng trên hầu hết các mặt kinh tế ,xã hội . Những xu hướng phát triển của Thế Giới trong thập kỷ này và trong thập kỷ tới , ảnh hưởng có tính quy định đối với sự phát triển của ASEAN . Thập kỉ XX là thế kỉ của các cuộc chiến tranh và sự đối đầu giữa các siêu cường quốc .Tác hại to lớn của những cuộc chiến tranh này đã quá rõ ràng , đã gây ra những tổn thất to lớn cho nhân loại. Nếu như trước đây chiến tranh là giải pháp hữu hiệu cho các xung đột giữa các quốc gia ,các cường quốc có thể áp đặt ý chí của mình của mình bằng vũ lực đối với những nước nhỏ yếu hơn ,nhưng sau chiến tranh thế giới thứ hai thực tế đó đã thay đổi , chiến tranh không còn là giải pháp hữu hiệu nữa. Các quốc gia đặc biệt là các cường quốc ngày càng nhận thức được rằng hoà bình ,ổn định và hợp tác là con đường tốt nhất để giải quyết những xung đột và bất đồng giữa các quốc gia . Trong bối cảnh quốc tế như vậy mọi quốc gia đều ưu tiên đặt mục tiêu phát triển kinh tế, điều chỉnh đường lối, tập trung phát triển đất nước và củng cố ổn định chính trị . Ngoài xu thế hoà bình ổn định và hợp tác ngày càng phát triển, trở thành đòi hỏi bức xúc của mọi quốc gia dân tộc trên thế giới thì việc phát triển khoa học công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong xu thế phát triển của thế giới. Công nghệ mà nhân loại đã sử dụng cho tới nay đó là công nghệ dựa trên kĩ thuật cơ khí. Nền công nghiệp này đã đưa nhân loại thoát khỏi thời kì trung cổ lạc hậu, song đến những thập kỷ gần đây, các nền kinh tế công nghiệp phát triển đã và đang vấp phải những giới hạn to lớn về tài nguyên thiên nhiên có hạn, môi trường bị ô nhiễm nặng, không giải quyết được những vấn đề bất bình đẳng xã hội,… con đường tốt nhất để thoát khỏi những vướng mắc đó và khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu thời kì này là đẩy nhanh sự quá độ sang một cơ sở công nghệ mới về chất có tính toàn cầu . Một nền công nghệ toàn cầu ra đời và phát triển như trên đã trình bày .Trước hết phải kể đến công nghệ thông tin liên lạc, viễn thông, vận tải,… Sự phát triển của những công nghệ này đã làm cho khoảng cách của các quốc gia được thu hẹp lại, đây là cơ sở quan trọng đầu tiên . Các quan hệ kinh tế, trước hết là quan hệ về thương mại và đầu tư,… hiện đã vượt ra khỏi biên giới các quốc gia, đang đòi hỏi một không gian toàn cầu không có biên giới của các quốc gia, không có biên giới cho chúng tác động. Các vấn đề toàn cầu xuất hiện ngày càng nhiều không chỉ trên lĩnh vực: chính trị, an ninh, văn hoá, xã hội đòi hỏi mọi quốc gia phải phối hợp nỗ lực giải quyết . Những xu thế phát triển trên đây có thể xem là những xu thế chủ yếu, có tính dài hạn. Nhiệm vụ của tất cả các dân tộc trong thập kỉ tới là phải cùng nhau tập trung nỗ lực đổi mới thể chế chính trị, kinh tế, xã hội, hiện đang kìm hãm sự phát triển của công nghệ mới, đồng thời tăng thêm đầu tư cho khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực. Một nền công nghệ toàn cầu đang xuất hiện, kéo theo nó sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá với những tác động rộng rãi trên tất cả các mặt của đời sống quốc tế. Ngoài những xu thế chủ yếu trên thì trên thế giới thời kỳ này còn tồn tại xu thế các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, đấu tranh chống lại sự áp đặt, can thiệp của nước ngoài ,bảo vệ văn hoá dân tộc . Các lực lượng xã hội chủ nghĩa, cách mạng và lực lượng tiến bộ trên thế giới kiên trì đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội ,cùng tồn tại hoà bình. Để phát triển hợp tác đa phương, đã trở thành đòi hỏi thiết yếu vì lợi ích của cộng đồng. Sự tác động tới việc mở rộng của ASEAN : Những chuyển biến nhanh chóng của tình hình thế giới, khu vực và nhưng xu hướng phát triển của thế giới đã có tác động mạnh mẽ, sâu rộng và nhiều mặt tới khu vực Đông Nam Á. Sự kết thúc chiến tranh lạnh vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90 đã không chỉ đem lại cơ hội cho ASEAN mà còn đặt trước các nước này trước các thách thức to lớn về nhiều mặt, cả về nội trí, kinh tế, môi trường an ninh bên ngoài . Để đối phó với những thách thức mới về an ninh trong khu vực vẫn chưa có một cơ chế chính thức về vấn đề này,ASEAN đã tăng cường các cuộc đối thoại với bên ngoài về những vấn đề an ninh tại các cuộc họp sau hội nghị Bộ Trưởng Ngoại Giao . Trong khi còn có những vấn đề không chắc chắn là những thách thức mới về an ninh khu vực , những cuộc đối thoại đó đã tạo cơ hội cho các nước trong khu vực tăng cường hợp tác an ninh và chính trị bên cạnh việc tiếp tục phát triển và tăng trưởng kinh tế của họ . Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) năm 1993 được các nước ASEAN quyết định thành lập với sự tham gia của mười tám nước trong và ngoài khu vực để bàn về các vấn đề an ninh trong khu vực. Mục đích của diễn đàn là đảm bảo môi trường hoà bình , ổn định cho việc phát triển ở khu vực và trên thế giới Ngày 30-31tháng 05 năm 1994 tại Myanmar ,mười chín quan chức và học giả các nước Đông Nam Á gặp nhau để thảo luận về tương lai khu vực. Họ đã gia bản “Tuyên cáo về Đông Nam Á năm 2000” ,khuyến nghị tổ chức hội nghị thượng đỉnh ASEAN và việc tăng cường hợp tác xây dựng một cộng đồng Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng ,cùng nhau chia xẻ những giá trị hoà bình và hợp tác . Điểm lưu ý trong tuyên cáo là đè cập đến việc mở rộng các thành viên ASAEN , bao gồm tất cả các nước trong khu vực , mở rộng việc tham gia “Hiệp ước Ba Li” cho tất cả các quốc gia trong vùng , khuyến khích tất cả các nước ASEAN tham gia vào các diễn đàn do ASEAN đề xướng hoặc tổ chức (trong đó có “diễn đàn khu vực ASEAN”) xem đó là các cơ chế đối thoại khu vực về các vấn đề an ninh ,chính trị. Một sự kiẹn có ý nghĩa to lớn và là bước ngoặt quan trọng trong chính sách đối ngoại của ASEAN đối với các nhóm nước Đông dương là tại hội nghị Bộ Trưởng Ngoại Giao ASEAN (AMM) họp tại bangkok (tháng 7 năm 1994) đã chính thức khẳng định “Sẵn sàng chấp nhận Việt nam là thành viên của ASEAN” sự việc này có ý nghĩa to lớn về kinh tế ,chinh trị và quân sự đối với ASEAN . Việc Nga và Mỹ giảm ảnh hưởng đáng kể về mặt quân sự của họ trong khu vực này cũng làm nẩy sinh mối no ngại trong các nước ASEAN rằng, một số nước lớn khác sẽ nhẩy vào lấp khoảng trống an ninh đó . Do vậy các nước ASEAN thấy rằng để đảm bảo an ninh lâu dài trong khu vực thì ngoài việc mở rộng ASEAN gồm 10 quốc gia thì cần phải xây dựng một số cơ chế an ninh được thể chế hoá , có sự tham gia của tất cả các nước lớn trong khu vực , đặc biệt là Trung Quốc ,khi nước này trở lên quá mạnh và không thể kiểm soát nổi. Năm 1987 , Jussy wanandi đã viết : “Thời điểm này cũng đáng lưu ý về vai trò của ASEAN - một lực lượng tạo thế ổn định trong lĩnh vực kinh tế và chính trị của khu vực cũng như toàn cầu .Ngày nay , ASEAN đang cung cấp một mô hình về sự hợp tác giữa các quốc gia gần gũi nhau về địa lý ”1 Các nước ASEAN vừa có hoà bình ổn định lại là những nền kinh tế thị trường mở cửa , năng động , có thể tiếp thu công nghệ mới có hiệu quả. Do vậy , đã xuất hiện những điều kiện thuận lợi để cho dòng công nghệ và vốn có thể dễ dàng lưu chuyển từ các nước công nghệ phát triển vào các nước ASEAN . ASEAN chắc chắn sẽ là một thị trường ngày càng có sức hấp dẫn , điều đó cũng có nghĩa là khả năng ASEAN thâm nhập vào thị trường các nước phát triển cũng sẽ tăng lên . Trong thời kì chiến tranh lạnh , sự đối đầu giữa các siêu cường đã chia rẽ sâu sắc các nước ASEAN , gây ra những xung đột ngay trong từng quốc gia . Đó là nguên nhân chính ngăn cản quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu . Nhưng sau thời kì chiến tranh lạnh thì những xu hướng của thế đã tác động sâu sắc tới quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu của các nước ASEAN . Trước hết , tổ chức thương mại thế giới (WTO) thúc đẩy nhanh chóng quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư trên phạm vi toàn thế .Các khối mậu dịch khu vực nếu không tiến nhanh trên con đường tự do hoá thương mại và đầu tư sẽ bị tụt hậu so với tổ chức thương mại Thế Giới . Sự tụt hậu này sẽ làm giảm thiểu tác dụng của chúng . Và đây chính là một sức ép buộc các nước ASEAN phải đẩy mạnh tiến trình tự do hoá thương mại và hội nhập . Thứ hai , sự phát triển thị trường lớn của EU,NAFTA ,… Đã tạo ra một sức ép rất mạnh đối với các nước ASEAN . Nếu các nước ASEAN không đẩy mạnh tự do hoá kinh tế và hội nhập khu vực , thì những lợi thế so sánh của họ cũng ngày càng giảm thiểu so với thị trường lớn trên. Thứ ba, yêu cầu phát triển bên trong mỗi nước đòi hỏi các nước ASEAN phải đẩy mạnh hội nhập khu vực và toàn cầu. Năm 1996 trong một bài phát biểu của mình, WINSTON LORD đã nhấn mạnh: “Các quốc gia ASEAN không chỉ trở thành mô hình hoà nhập và hợp tác mà họ còn mở đường cho các sáng kiến khác như diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương – APEC – và khu vực mậu dịch tự do ASEAN – AFTA”. Tóm lại, thời kì này trên thế giới cũng như khu vực xuất hiện nhiều nhân tố tác động tích cực: xu thế quốc tế hoá về kinh tế phát triển, sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng được khẳng định, sự ổn định, hoà bình, hợp tác phát triển, trở thành nguyện vọng và xu thế của thời đại. Đặc biệt trong khu vực, vấn đề Campuchia được giải quyết xong , xu thế hoà bìmh , hợp tác trong khu vực được xác lập . Đồng thời, qua nhiều thập kỷ, các nước Đông Nam Á, trong đó ASEAN chịu sự chi phối của cường quốc khu vực và trên thế giới. Hiện nay do xuất hiện thế cân bằng chiến lược mới, nên các quốc gia trong khu vực không muốn bất kỳ cường quốc nào can thiệp, chi phối họ. Các nước ASEAN muốn tự chủ hợp tác thân thiện lấy ASEAN làm trung tâm để phát triển hợp tác khu vực. Mặt khác, trước thách thức lớn lao của Cách mạng Khoa học Công nghệ hiện đại, trước sức ép cạnh tranh của các trung tâm tư bản và xu thế lên kết khu vực, tiểu khu vực phát triển, các nước ASEAN càng thấy rõ nhu cầu liên kết, phát triển của mình. Những yếu tố nói trên, tạo tiền đề cho ASEAN bước sang thời kỳ mới , thời kỳ cạnh tranh, thi đua kinh tế trên quy mô khu vực, toàn cầu. KẾT LUẬN Ngày 14/ 1/1997 tại Singapore, thủ tướng Nhật Bản Hashimoto (1), đã thừa nhận rằng ASEAN giữ một vị trí duy nhất trên thế giới như một khuôn mẫu thành công đạt được cả sự ổn định chính trị lẫn tăng trưởng kinh tế. Vậy thì một vấn đề đặt ra là hiện nay trên thế giới có khá nhiều tổ chức khu vực đã và đang hoạt động như EU, NAFTA, SAFTA, SAARC, OPEC, nhưng tại sao ASEAN lại được đánh giá cao như vậy? đó là một sự quá lời hay là một thực tế? “Cho đến ngày hôm nay khi bàn về quá trình hình thành, tồn tại phát triển của ASEAN dù đứng ở nhận thức nào, người ta cũng đều thừa nhận rằng ASEAN ra đời trong cuộc chiến tranh lạnh và cũng chính vì thế, có người cho rằng cuộc chiến tranh đó đã qua và ASEAN đã hết vai trò” Nhưng thực tế, ASEAN không những không hết vai trò của một tổ chức khu vực mà trái lại ngày càng trưởng thành và đang trở thành một tổ chức khu vực khá thành công trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá hiện nay. Trích dẫn Tạp chí nghiên cứu quốc tế số 32(t2, 2000), tr53. Quan hệ ASEAN - Nhật Bản: Tình hình và triển vọng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà nội 1989, tr8. Winston Lord: Các vấn đề an ninh khu vực Đông nam á. Những cơ hội hoà bình ổn định và thịnh vượng, East Asia and the Pacific, US department of state disspatch, may 27,1996,vol,7,No22. Nay là cựu thủ tướng(B.T). Lim Chin Beng: ASEAN spreads a liffle magie all over the ưord. Asia Time, june 4, 1997 Tài liệu tham khảo: “Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á” - Bộ ngoại giao, vụ ASEAN, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 1995. “Một số vấn đề tổ chức ASEAN” – PTS Nguyễn Xuân Sơn, Nxb chính trị quốc Hồ Chí Minh. ASEAN hôm nay và triển vọng thế kỷ 21. Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội 1998. Tạp chí ngoại giao Đông Nam Á số 1(22)/ 1996: “Kinh tế các nước ASEAN và quan hệ thương mại VN – ASEAN” Đề cương bài giảng lịch sử quan hệ quốc tế của học viện quan hệ quốc tế. Robert Elegant: “Vận mệnh Thái Bình Dương nội cảnh Châu Á ngày nay” – Nxb sự thật 1994. Tạp chí nghiên cứu quốc tế số 32(T2 – 2000), tr. 53. Báo quốc tế số 16, 28, 48 năm 2000; số 4, 18 – 2001, số đặc biệt kỷ niệm 5 năm Hôi nhập ASEAN. ASEAN và Đông Dương: cuộc đối thoại: bài đăng trong sách “ASEAN bước vào những năm 90” tr. 138 – 161 Nxb, Memi London 1990/Carlyde A.Thayer. “ASEAN ngày nay” – Thư Viện Quân đội 1998. “ASEAN và sự hội nhập của VN” của Học viện quan hệ quốc tế -Đào Duy Ngọc (chủ biên), Nxb chính trị quốc gia. “Xu thế và triển vọng phát triển trong quan hệ hợp tác ASEAN và các nước” - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1999. Mục lục: Lời mở đầu. Sự thay đổi của tình hình quốc tế và khu vực. Bối cảnh quốc tế Tình hình khu vực Xu thế của thế giới trong thập kỷ 90 Sự tác động tới việc mở rộng của ASEAN . Kết Luận Trích Dẫn Tài Liệu Tham Khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35120.doc
Tài liệu liên quan