Tiểu luận Cõi người trong Tướng về hưu
Giơi thiệu
Tướng về hưu là một truyện ngắn. Xét vừa dung lượng là vừa đủ thích hợp cho sự tiếp nhận của người đọc. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là những câu đơn ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu nhưng lại chuyển tải được đầy đủ ý đồ tư tưởng của tác giả. Đặc biệt là giọng điệu lạnh lùng, vô cảm, dửng dưng bao trùm của tác phẩm nhưng càng đọc thì chính cái giọng điệu lạnh lùng ấy lại là chất keo, thu hút sự chú ý của người đọc đến từng suy nghĩ và hành động của nhân vật. Ẩn trong từng câu chữ là thái độ, là tình cảm, là cái tôi của tác giả với những vấn đề tưởng chừng như đơn giản của cuộc sống. Đó là cách đối xử với một người cha về hưu; đó là cách cư xử với một người mẹ đã lẫn; đó là tình cảm vợ chồng, anh em, họ hàng
“Khi viết những dòng này, tôi đã thức tỉnh trong vài người quen những cảm xúc mà thời gian đã xoá nhoà ”. Những dòng mở đầu của “Tướng về hưu” không ồn ào nhưng gợi một nỗi xót xa tận tâm can. Tôi nghĩ rằng mình đã không ngoa khi nói như vậy bởi lẽ những dòng mở đầu này đã mở ra một thế giới lạnh lùng, tàn nhẫn của những con người vô tâm, vô cảm. Và ngay từ đầu đã là một sự thức tỉnh - một sự thức tỉnh quí báu nhưng không phải ai cũng dễ dàng có được.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1969 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cõi người trong Tướng về hưu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÕI NGƯỜI TRONG “TƯỚNG VỀ HƯU”
Tướng về hưu là một truyện ngắn. Xét vừa dung lượng là vừa đủ thích hợp cho sự tiếp nhận của người đọc. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là những câu đơn ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu nhưng lại chuyển tải được đầy đủ ý đồ tư tưởng của tác giả. Đặc biệt là giọng điệu lạnh lùng, vô cảm, dửng dưng bao trùm của tác phẩm nhưng càng đọc thì chính cái giọng điệu lạnh lùng ấy lại là chất keo, thu hút sự chú ý của người đọc đến từng suy nghĩ và hành động của nhân vật. Ẩn trong từng câu chữ là thái độ, là tình cảm, là cái tôi của tác giả với những vấn đề tưởng chừng như đơn giản của cuộc sống. Đó là cách đối xử với một người cha về hưu; đó là cách cư xử với một người mẹ đã lẫn; đó là tình cảm vợ chồng, anh em, họ hàng…
“Khi viết những dòng này, tôi đã thức tỉnh trong vài người quen những cảm xúc mà thời gian đã xoá nhoà…”. Những dòng mở đầu của “Tướng về hưu” không ồn ào nhưng gợi một nỗi xót xa tận tâm can. Tôi nghĩ rằng mình đã không ngoa khi nói như vậy bởi lẽ những dòng mở đầu này đã mở ra một thế giới lạnh lùng, tàn nhẫn của những con người vô tâm, vô cảm. Và ngay từ đầu đã là một sự thức tỉnh - một sự thức tỉnh quí báu nhưng không phải ai cũng dễ dàng có được.
Nhưng tôi thiết nghĩ Nguyễn Huy Thiệp đa thực sự thành công bởi ông đã gây cho người đọc cảm giác ớn lạnh về con người trong “Tướng về hưu”. Không rõ ràng là ớn lạnh mà hình như là một cảm giác cô độc, sợ hãi trước những con người lạnh lùng đến tàn nhẫn. Câu chuyện diễn ra trong khoảng thời gian dài, chỉ hơn một năm và cũng diễn ra trong một không gian không rộng, chỉ trong ngôi làng của ông Tướng Thuấn. Thời gian và không gian là vừa đủ cho mọi sự kiện diễn ra xung quanh việc ông Tướng Thuấn về hưu - một sự tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất quan trọng cho một sự thức tỉnh quí báu.
Nguyễn Huy Thiệp đã chủ tâm xây dựng nhân vật bằng cách cá biệt hoá tính cách thông qua những hành động và suy nghĩ đặc trưng nhất, nổi bật nhất của từng nhân vật. Tất cả đã tạo nên một cõi người nhốn nháo, ô hợp dung tục - một sự nhốn nháo, ô hợp đáng sợ và đáng kinh ngạc trước con mắt của một vị tướng đã sống gần như tách việt với cái thế giới hiện thực nhẫn tâm này!
Ông Thuấn là nhân vật chính, là một vị Tướng về hưu ở tuổi 70. Cả đời ông đã gắn với súng đạn và chiến tranh. Sau khi về hưu, ông Thuấn ngỡ ngàng trước mọi thay đổi của cuộc sống đặc biệt là của con người. Thuỷ - con dâu ông đã mang về những mẫu thai nhi bé xíu cho đàn chó becjê ăn, không may may một niềm xót xa, thương cảm. Khi bị ông Thuấn phát hiện, cô lạnh lùng nói với ông: “ơ, sao không cho vào máy xát” - một sự tàn nhẫn đáng sợ ! Khi mẹ chồng sắp chết, chồng cô định đổ sâm cho bà nhưng cô lại tiếc rẻ: “Đổ sâm chỉ khổ cho mẹ” Câu nói đã khiến Thuần bật khóc, nức nở. Có lẽ đã từ lâu anh mới khóc như vậy. Anh khóc cho mẹ hay khóc cho chính mình đã từ lâu quen với cách sống vô cảm? Tiếng khóc bật ra, tôi tưởng chừng như chính Nguyễn Huy Thiệp khóc, khóc cho một cõi người tàn nhẫn vô cùng!
Có một nhân vật phụ nhưng rất đặc biệt. Đó là cô Lài - người ở của gia đình ông Thuấn. Đặc biệt ở chỗ cô là người theo đúng nghĩ con người nhất. Bởi cô vẫn biết quan tâm đến người khác, vẫn biết yêu quí trẻ con và cười bẽn lẽn khi được khen xinh. Nhưng thật trớ trêu cô lại là người gàn dở. Nhưng đấy chính là điều mà Nguyễn Huy Thiệp muốn nói. Trong các cõi người này, chỉ những người gàn dở mới biết quan tâm, yêu thương người khác. Cuộc đời đáng buồn!
Cái nút mở của chuyện chính là cái chết của vợ Tướng về hưu. Ông chết khi lần cuối cùng ra trận địa trong lần về thăm đơn vị cũ. Vậy là ông không chết trong đời thường, không chết trong cái cõi người tàn nhẫn này, không chết ở một nơi mà ông sống như một người lạc loài. Ông là người duy nhất nhận thấy cuộc đời thật đáng buồn, con người thật đáng sợ. Ông cũng là người duy nhất nhận thấy sự ô hợp, nhốn nháo của cuộc sống con người. Ông không chấp nhận được điều đó và cái chết là điều tất yếu, như một sự giải thoát. Thanh thản và trọn vẹn “chữ Người”!
Cái chết của vị Tướng về hưu đã làm thức tỉnh người đọc, thức tỉnh để kịp thoát ra khỏi cái cõi người lầm nỗi cay nghiệt này. Thoát ra để rồi hoà vào một cõi người khác mà trong đó : “nơi này yêu nơi kia, người này yêu người kia”.
Nguyễn Huy Thiệp đã rất tài khi ông vẽ nên trong mỗi độc giả một bức tranh cảm xúc, nhiều đường nét. Bình thản, sợ hãi, ớn lạnh, căm giận, thương cảm, nhẹ lòng… Tất cả không theo một thứ tự nào, cứ hoà trộn vào nhau, đan xen vào nhau cùng với giọng kể dửng dưng, lạnh lùng của Nguyễn Huy Thiệp tạo nên một sức hút đặc biệt mê hoặc.
MÔN: PHÊ BÌNH VĂN HỌC
CẢM THỨC VỀ DÒNG SÔNG
Tự muôn đời nay, dòng sông vẫn luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các thi sĩ. Dòng sông vừa là hình ảnh của sự vĩnh cửu bởi sự chảy trôi muôn đời không ngừng nghỉ. Dòng sông vừa là hình ảnh lãng mạn, chia li bởi đôi bờ xa cách. Ở đâu đó, dòng sông lại là cảm thức về con người nhỏ bé, cô đơn trước vũ trụ rộng lớn. Dòng sông cũng là hình ảnh của quê hương, đất nước, của tình yêu quê hương, đất nước. Mỗi thi sĩ lại dành những tình cảm đặc biệt cho những dòng sông của riêng lòng mình. Chính bởi lẽ đó, người đọc từ muôn đời vẫn thấy những dòng sông lấp lánh trong thi ca.
Tôi không thể thôi day dứt khi thả mình trong âm hưởng da diết nao lòng của bài thơ Tràng Giang. Bởi cảm thức về một dòng sông dài, mênh mông, vô tận, buồn thiu, hiu hắt. Nhà thơ Huy Cận đã bắt người đọc chú ý ngay từ câu thơ đề từ:
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.
Ngay từ đầu đã là một nỗi nhớ. Ngay từ đầu đã là một niềm bâng khuâng. Cảm giác thì vô đinhl Nhưng lại là cảm giác cụ thể về một dòng sông. Nhưng dòng sông lại là một dòng sông vô định. Vậy là người đọc cứ tha hồ tưởng tượng, cứ mặc sức suy đoán về một dòng sông nào đó trong tâm tưởng của tác giả.
Bằng những hình ảnh tĩnh như: một cành củi khô, một cái cồn nhỏ, một cái chợ chiều. Huy Cận đã khiến cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ về một dòng sông buồn, cô quạnh, không một chút hơi hướng của con người. Nhưng hình ảnh động như con thuyền xuôi mái nước hay bèo trôi cũng chỉ là những chuyển động nhỏ và nhẹ hết sức. Nó càng khiến cho dòng sông thêm hiu hắt, đơn độc.
Huy Cận đã hết sức dụng công và khéo léo khi sử dụng hàng loạt từ láy: điệp điệp, song song, lơ thơ, đìu hiu, dờn dợn. Tất cả đều là âm vực thấp, trầm, buồn. Tất cả đều chỉ làm tăng thêm cảm giác cô đơn, trống trải, quạnh quẽ của cả cảnh và người.
Trong cái không gian cô quạnh ấy, dòng sông đã khiến cho nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả. Bởi cảm thức về con người nhỏ bé, cô đơn trước dòng sông mênh mông, vô định. Tất cả đa khiến cho “lòng quê” của tác giả thêm một nỗi nhớ da diết!
Cũng với một âm điệu da diết như vậy, hình ảnh dòng sông trong bài thơ Tống Biệt Hành của nhà thơ Thâm Tâm cũng gợi nên một cảm thức buồn đến nao lòng. Nhưng dòng sông trong bài thơ này lại là hình ảnh tượng trưng cho sự ngăn trở, cho sự phân vân ra đi hay ở lại của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Hình ảnh dòng sông chỉ xuất hiện trong khổ thơ đầu nhưng lại là hình ảnh xuyên suốt trong cảm thức của người đọc.
Không có một chi tiết nào miêu tả về dòng sông nhưng Thâm Tâm đã gợi được, đã khắc được hình ảnh một dòng sông trong tâm tưởng, trong suy nghĩ. Lẩn khuất đâu đó là những dằn vặt, những đắn đo của nhân vật trữ tình. Phải chăng đó chính là tiếng sóng ngầm trong lòng anh ta? Tiếng sóng ngầm nhưng lại mạnh mẽ và quyết liệt.
Đây là một hình ảnh ước lệ, tuyệt đối hợp lí cho sự phân vân, đắn đo bởi đặc trưng hai bờ xa cách, ngăn trở. Như vậy, Thâm Tâm đã có một sự lựa chọn nghệ thuật hợp lí, tuy rằng hình ảnh dòng sông là một môtip khá quen thuộc.
Đối lập với giọng điệu da diết trong hai bài thơ trên, bài thơ Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh lại gây một ấn tượng, một cảm thức hoàn toàn khác về dòng sông.
Trước hết là sự khác biệt về âm hưởng, khoẻ khắn, trong trẻo, vui tươi hơn nhưng vẫn thắm thiết một nỗi nhớ, một tình yêu quê hương đất nước tha thiết.
Hình ảnh dòng sông trở đi trở lại trong cả bài thơ. Đây là một dòng sông có thực, dòng sông của chính quê hương tác giả. Tuy hình ảnh dòng sông chỉ trở về trong hoài niệm của tác giả nhưng lại hiện lên thật cụ thể và thân thương. Đó là một dòng sông xanh biếc, với làn nước trong lành, mát dịu đã ôm ấp tuổi thơ của tác giả những ngày tháng tươi đẹp, ngọt ngào.
Dòng sông trong bài thơ gắn liền với quãng đời thơ ấu êm đèm, đẹp đẽ của tác giả. Tác giả nhớ từng cảnh vật bên bờ dòng sông với những bày chim non bay lượn trên sông… Tất cả hoà trộn, sống động, da diết trong hoài niệm của nhà thơ. Đối với tác giả, dòng sông còn là biểu tượng thiêng liêng và thân thương của quê hương, đất nước. Và cũng là biểu tượng của tình thương, tình người với quê nhà.
Hai câu thơ cuối bài:
Tôi sẽ về sông nước vủa quê hương.
Tôi sẽ về sông nước của tình thương
Đã khẳng định nỗi nhớ quê và mong muốn cháy bỏng được trở lại với dòng sông tuổi thơ, dòng sông quê hương của tác giả. In sâu trong lòng người đọc một tấm chân tình gắn bó máu thịt với dòng sông, với quê hương.
Ba dòng sông, trong ba bài thơ là ấn tượng hoàn toàn khác biệt. Mỗi dòng sông mang đến cho người đọc những cảm thức khác nhau. Mỗi dòng sông đều chảy trôi mênh mang, thuần thiết trong tâm trí người đọc. Cả Huy Cận, Thâm Tâm, Tế Hanh đều thực tài khi lưu lại hình ảnh những dòng sông bất tận, vĩnh cửu trong thi ca.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BCA 36.doc