Công tác tiền lương hiện nay đang là vấn đề lớn đối với xã hội, với các doanh nghiệp và với mỗi người lao động .
Đối với các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp công nghiệp thì chi phí tiền lương chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong chi phí sản xuất kinh doanh. Một sự biến động nhỏ trong chi phí tiền lương có thể làm ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của dơn vị . Bởi vậy xây dựng và quản lý quỹ tiền lương hợp lý sẽ tạo hiệu quả kinh doanh tốt cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, đảm bảo lợi ích của người lao động, làm cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp, phát huy tinh thần trách nhiệm, tính năng động trong sản xuất .
38 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương tại nhà máy xe lửa Gia Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a, giá cả hàng hoá và công việc dịch vụ có thể biểu thị thông qua công thức sau :
I TLDN
I TLTT =
I GC
Trong đó :
I TLTT : Tiền lương thực tế.
I TLTT : Tiền lương danh nghĩa .
I GC : Chỉ số giá cả.
Qua công thức trên ta thấy chỉ số tiền lương thực tế tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa và tỷ lệ nghịch với chỉ số giá cả.
2. Bản chất của tiền lương.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. Nó là phần thu nhập quốc dân mà Nhà nước phân phối cho người lao động làm việc trong các khu vực kinh tế, dưới hình thức tiền tệ, căn cứ theo số lượng và chất lượng công việc của mỗi người.
Sức lao động là yếu tố quyết định trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nên tiền lương, tiền công là vốn đầu tư ứng trước quan trọng nhất, là giá cả sức lao động và là phạm trù của sản xuất. Vì vậy việc trả công theo lao động được tính toán một cách chi tiết trong hạch toán kinh doanh của các đơn vị cơ sở thuộc mọi thành phần kinh tế. Mặt khác tiền lương còn phản ánh quan hệ phân phối sản phẩm giữa toàn thể xã hội và mỗi người lao động. Mức tiền lương, sự vận động của tiền lương được quyết định bởi qui luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội và qui luật phân phối theo lao động. Cơ sở để xác định mức tiền lương chủ yếu dựa trên trình độ phát triển của sản xuất xã hội, yêu cầu phát triển toàn diện của người lao động theo từng thời kỳ và giới hạn của việc tăng tiền lương (Mức tăng năng xuất lao động).
Tiền lương tiền công cần phải được xác định trên cơ sở tính đúng, tính đủ giá trị sức lao động, dựa trên hao phí lao động và hiệu quả lao động. Đó là giá trị các yếu tố đảm bảo quá trình tái sản xuất sức lao động, thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống (Ăn, ở, mặc, học hành, đi lại.. .)và nhu cầu cao hơn nữa.
Tổ chức tiền lương hợp lý có một vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng xuất lao động, tăng hiệu quả kinh tế của nền sản xuất. Nó chính là động lực thúc đẩy từng cá nhân lao động hăng say, nâng cao năng xuất lao động xã hội.
Nhà nước căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thời kỳ để qui định mức lương tối thiểu cho mỗi khu vực . Các doanh nghiệp không được trả lương cho người lao động thấp hơn tiền lương tối thiểu do nhà nước qui định.
Như vậy tiền lương, tiền công là một phạm trù kinh tế tổng hợp. Nó phản ánh những mối quan hệ về kinh tế trong việc tổ chức trả lương, trả công cho người lao động.
3. Chức năng của tiền lương.
Chức năng tái sản xuất sức lao động
Chức năng đòn bẩy kinh tế
Chức năng là công cụ quản lý nhà nước
Chức năng điều tiết lao động
Chức năng tích luỹ
4. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương .
4.1. Những yêu cầu về tổ chức tiền lương .
Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức tiền lương là xây dựng được chế độ tiền lương mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Việc trả lương cho người lao động nói chung phải thể hiện được yêu cầu của qui luật phân phối theo lao động. Vì vậy tổ chức tiền lương cần đạt được những yêu cầu sau :
Làm cho năng suất không ngừng tăng lên. Tiền lương là đòn bẩy quan trọng để nâng cao năng suất lao động, tạo cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do vậy tổ chức tiền lương phải đạt được yêu cầu làm tăng năng suất lao động.
Đảm bảo tái sản xuất lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động .
Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu .
Tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người lao động. Một chế độ đơn giản rõ ràng, dễ hiểu có tác động trực tiếp tới động cơ và thái độ làm việc của họ, đồng thời làm tăng hiệu quả hoạt động quản lý về tiền lương .
4.2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương .
Để phản ánh những nhu cầu trên khi tổ chức tiền lương phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
a. Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau
Nguyên tắc này được đề ra trên cơ sở qui luật phân phối theo lao động, Cụ thể là trong điều kiện sản xuất như nhau (số lượng và chất lượng), điều kiện thực hiện như nhau (điều kiện tự nhiên, điều kiện kỹ thuật.. .) phải được trả lương ngang nhau. Khi qui định chế độ tiền lương nhất thiết không phân biệt giới tính, tuổi tác, dân tộc, đối với những công việc như nhau và có kết quả công việc giống nhau.
Đây là một nguyên tắc quan trọng nhất của tiền lương. Nó có tác dụng kích thích người lao động hăng hái tham gia sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.
Tuy nhiên dù là một nguyên tắc rất quan trọng thì việc áp dụng nguyên tắc này và phạm vi mở rộng việc áp dụng trong một nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển về tổ chức và quản lý kinh tế xã hội của từng nước trong từng thời kỳ khác nhau.
b. Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân .
Đây là một nguyên tắc rất quan trọng khi tổ chức tiền lương vì có như vậy mới tạo ra cơ sở hạ giá thành, giảm giá cả và tăng tích luỹ. Có nhiều yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân .
Trong từng doanh nghiệp thì thấy rằng, tăng tiền lương thì dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh tăng,tăng năng suất lao động lại làm giảm chi phí cho từng đơn vị sản phẩm. Một doanh nghiệp chỉ thực sự kinh doanh có hiệu quả khi chi phí nói chung cũng như chi phí do tăng năng suất lao động phải lớn hơn mức tăng chi phí do tăng tiền lương bình quân .
c. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân .
Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm việc trong các nghề khác nhau nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong trả lương cho người lao động. Thực sự nguyên tắc này là cần thiết và dựa trên những cơ sở sau đây.
Trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi ngành
Điều kiện lao động
ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân
Sự phân bố theo khu vực sản xuất
II. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương .
1. Vai trò của việc xây dựng và quản lý quỹ tiền lương trong điều kiện hiện nay
Trong điều kiện hiện nay để phát huy được tác dụng tích cực của nó thì trước hết mỗi doanh nghiệp phải đảm bảo tiền lương của mình thực hiện tốt chức năng thấp nhất và cũng là chức năng quan trọng nhất của tiền lương là đảm bảo đủ chi phí để tái sản xuất sức lao động, tiền lương phải nuôi sống được người lao động, duy trì sức lao động của họ .
Đối với các doanh nghiệp quỹ tiền lương là một yếu tố của chi phí sản xuất . Còn đối với người cung ứng sức lao động, quỹ tiền lương và tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu . Mục đích của nhà sản xuất là lợi nhuận còn mục đích của người cung ứng sức lao động là tiền lương . Với ý nghĩa này tiền lương không chỉ mang bản chất là chi phí mà nó đã trở thành phương tiện tạo ra giá trị mới, hay nói đúng hơn là nguồn cung ứng sự sáng tạo sức sản xuất, năng lực của lao động trong quá trình sản sinh ra giá trị gia tăng .
Như vậy, tiền lương là giá trị sức lao động, là một yếu tố của chi phí sản xuất . Do đó muốn tiết kiệm được chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm thì các doanh nghiệp phải sử dụng quỹ lương của mình có kế hoạch thông qua phương pháp xây dựng và quản lý quỹ tiền lương .
Việc trả lương cho cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp là trả dần theo từng tháng . Do đó phần tiền lương chưa sử dụng đến phải được sử dụng có hiệu qủa trong quá trình sản xuất . Muốn làm tốt vấn đề này thì các doanh nghiệp phải lập kế hoạch và quản lý nguồn vốn tạm thời này . Nếu công tác này được thực hiện tốt sẽ dẫn đến sử dụng có hiệu quả đồng vốn, nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình .
Trong nền kinh tế thị trường mọi yếu tố sản xuất đều trở thành hàng hoá thì có thể trao đổi được bằng tiền . Đồng tiền trở thành phương tiện quan trọng nhất đối với người lao động . Do vậy khi người lao động đem bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động để đảm bảo cuộc sống thì tiền lương là mục đích là sự cố gắng của họ . Trong doanh nghiệp tiền lương đóng vai trò đòn bẩy kinh tế, là yếu tố cơ bản quan trọng hàng đầu trong việc khuyến khích vật chất và tinh thần đối với người lao động khi được thoả mãn tiền lương một cách thích đáng, người lao động tự thấy họ được trả công xứng đáng do vậy họ hăng hái lao động và phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động tiết kiệm nguyên vật liệu góp phần giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trong thời kỳ hiện nay, Nhà nước ta đang thực hiện xoá bỏ bao cấp đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh . Các đơn vị này phải tự sản xuất kinh doanh tự hạch toán lỗ lãi để đóng góp vào ngân sách nhà nước . Do vậy việc xây dựng và quản lý quỹ lương cho các đơn vị có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân để có thể kết hợp giữa phát triển toàn bộ nền kinh tế với đảm bảo hao phí sức lao động cho người lao động .
Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường, quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp luôn chịu sự tác động của qui luật cạnh tranh, qui luật giá trị . Cơ chế thị trường rất khắc nghiệt nó sẵn sàng đào thải những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không hiệu quả . Trong điều kiện đó chất lượng sản phẩm và giá cả là những yếu tố quan trọng giúp cho sự đứng vững và phát triển của doanh nghiệp .
Để công nhân luôn găn bó với Xí nghiệp, phát huy hết khả năng sáng tạo, tinh thần trách nhiệm trong sản xuất luôn tìm cách cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm . Để làm được điều đó các doanh nghiệp phải có một phương pháp quản lý có hiệu quả, trong công tác quản lý thì vấn đề quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng . Việc trả lương cho người lao động theo hình thức nào để kích thích họ trong sản xuất là điều được người sử dụng lao động quan tâm .
2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương
Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế tự chủ kinh doanh, hoạt động của các doanh nghiệp cần có sự đổi mới thực sự . Nhà nước không bao cấp cho các doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải tự thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi và phải đảm bảo có lãi vì nhà nước không bù lỗ . Các doanh nghiệp phải tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ, quan tâm đến thị hiếu của khách hàng, tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, nhằm cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường . Tiền lương là một phần quan trọng trong giá thành sản phẩm và dịch vụ, nên yêu cầu đặt ra là phải sử dụng quỹ tiền lương có hiệu quả . Tiền lương của người lao động không giảm đi và mức tăng lên của năng suất lao động, không ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp . Do vậy các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương .
Các phương pháp xây dựng và quản lý quỹ tiền lương đều có những ưu nhược điểm nhất định, song phụ thuộc vào từng loại hình kinh doanh, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mà áp dụng cụ thể . Đối với doanh nghiệp thương mại dịch vụ thì sử dụng chủ yếu hình thức giao khoán quỹ lương theo đơn giá khoán sản phẩm, phân phối lương theo hình thức lương theo thời gian và sản phẩm tập thể .
Mục tiêu cuối cùng của công tác tiền lương là đảm bảo tiền lương phản ánh đúng kết quả lao động, kết quả kinh doanh, đảm bảo tính công bằng hợp lý, đảm bảo tốc độ tăng của tiền lương bình quân của doanh nghiệp chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động .. .Để đảm bảo các yêu cầu này thì ngay từ bước đầu tiên xây dựng quỹ lương phải đảm bảo tính khoa học . Thực tế các doanh nghiệp khi xây dựng quỹ lương ít căn cứ vào mức khoa học . Khó khăn cho các doanh nghiệp trong xây dựng đơn giá tiền lương là xây dựng định mức hao phí lao động cho một đơn vị công việc, việc xây dựng mức thiếu khoa học do đó xây dựng quỹ lương không chính xác .
Xây dựng kết cấu lương còn không hợp lý bộ phận lương biến đổi chiếm tỷ trọng lớn hơn bộ phận lương cơ bản, thưởng nhiều hơn tiền lương làm giảm ý nghĩa của tiền lương . Tiền lương không còn phản ánh đúng sức lao động không phản ánh đúng kết quả công việc .
Phân phối quỹ lương hợp lý là công việc khó khăn giữa lao động quản lý và lao động trực tiếp, giữa các lao động trong cùng bộ phận .Chọn hình thức phân phối nào hợp lý cho từng bộ phận, từng cá nhân để đảm bảo tính công bằng và khuyến khích người lao động .
Vận dụng phương pháp xây dựng và quản lý quỹ tiền lương vào doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự linh hoạt làm sao không vi phạm pháp luật lao động và vẫn đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp, nếu áp dụng cứng nhắc sẽ kém hiệu quả . Mặt khác một phương pháp một hình thức trả lương chỉ phù hợp với một đối tượng nhất định . Vì vậy phải áp dụng một cách khoa học, chính xác nhưng cũng cần phải mềm dẻo, có sự điều chỉnh hợp lý tuỳ theo từng điều kiện thì mới tăng hiệu quả trong kinh doanh, góp phần tiết kiệm chi phí tiền lương, hạ giá thành sản phẩm .
Mặt khác bên cạnh những doanh nghiệp làm tốt công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương còn có không ít những doanh nghiệp làm chưa tốt bởi những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan . Hệ thống chính sách tiền lương của nhà nước vẫn còn trong giai đoạn điều chỉnh đổi mới, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa mang tính ổn định, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ làm công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương còn thấp chưa coi trọng đúng mức lợi ích kinh tế của người lao động . Vì vậy không ngừng hoàn thiện công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương là một tất yếu khách quan đối với mỗi doanh nghiệp .
Phần II
Phân tích thực trạng công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương ở nhà máy xe lửa Gia Lâm
I. Đặc điểm chung của Nhà máy có ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Nhà máy xe lửa Gia Lâm được thành lập năm 1905 sau khi thực dân Pháp thống trị nước ta, Pháp xây dựng Nhà máy với ý đồ xây dựng hệ thống Giao thông vận tải đường sắt nhằm phục vụ việc cướp bóc, khai thác tài nguyên, khoáng sản của nước ta.
Tháng 10.1954 Nhà máy trở về tay giai cấp công nhân Việt Nam với đội ngũ 400 CNVC đi vào hoạt động sản xuất phục vụ vận tải đường sắt nước nhà.
Đầu những năm 1960 được sự giúp đỡ của Nhà nước Ba Lan, Nhà nước ta đã xây dựng, cải tạo, mở rộng Nhà máy với công suất 120 đầu máy và 1099 toa xe một năm.
Tháng 04.1994 được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập lại Nhà máy theo Nghị định 388 NĐCP, Nhà máy trở thành một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đường sắt. Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng ký kết với khách hàng.
Từ đó đến nay, cùng với sự phát triển của đất nước, ngành GTVT, Nhà máy cũng không ngừng lớn mạnh, làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, nộp NSNN đầy đủ, tham gia vào quá trình HĐH, CNH nền sản xuất Nhà nước.
Hiện nay do đặc thù của ngành, Nhà máy chủ yếu sản xuất theo chỉ tiêu, đơn đặt hàng của LHĐSKVI, giá đầu máy, toa xe đóng mới, sửa chữa lớn xe khách, xe hàng đều do LHĐSVM và LHĐSKVI duyệt. Ngoài nhà máy còn thực hiện các hợp đồng ký kết ngoài chỉ tiêu với các đơn vị sản xuất khác như: kiểm định lò xo, kiểm định mẫu kim loại, làm vành xe lu, sản xuất và bảo dưỡng nồi hơi … thì giá sản xuất được thoả thuận giữa nhà máy với khách hàng.
2. Những đặc điểm của nhà máy có ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương.
2.1. Đặc điểm sản phẩm sản xuất.
Hàng năm nhà máy lập kế hoạch sản xuất trên cơ sở chỉ tiêu cấp trên giao và dự trù khối lượng sản xuất ký kết ngoài chỉ tiêu.
2.1.1. Sản phẩm sản xuất theo chỉ tiêu bao gồm :
- Sữa chữa đóng mới đầu máy toa xe, máy công cụ.
- Gia công cấu thép, chế tạo sửa chữa nồi hơi các loại.
- Sản xuất phụ tùng đầu máy toa xe, kiểm định đồng hồ áp lực, kiểm định kim loại.
An toàn cho những chuyến tàu, từng bước hiện đại ngành đường sắt nước nhà là một nhiệm vụ quan trọng của ngành đường sắt. Do đó nhiệm vụ đảm bảo kỹ thuật đầu máy cho các chuyến tàu, đóng mới các toa tàu hiện đại, sửa chữa lớn sửa chữa nhỏ toa tàu của nhà máy là vô cùng quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành.
2.1.2. Sản phẩm sản xuất ngoài chỉ tiêu.
- Các sản phẩm thuộc hợp đồng sản xuất ngoài chỉ tiêu do nhà máy ký kết với khách hàng.
- Nhà trẻ mẫu giáo, với một đội ngũ 26 giáo viên mầm non, hàng năm nhà trẻ mẫu giáo cũng đóng góp một phần vào tổng doanh thu của Nhà máy. Đây là một loại dịch vụ vừa là phúc lợi đối với CNVC Nhà máy, vừa là dịch vụ kinh doanh đối với khách hàng.
- Cho thuê mặt bằng. Mặt bằng Nhà máy khá rộng khoảng 12000 m2. Hiện nay do đặc điểm sản xuất Nhà máy không sử dụng hết quỹ đất, do vậy Nhà máy đã tận dụng lợi thế này bằng việc cho khách hàng thuế mặt bằng.
- Một số hoạt động khác.
Dịch vụ khai thác ngoài hàng năm cũng đóng góp một phần không nhỏ vào tổng doanh thu của Nhà máy.
Nhận xét: Việc sản phẩm sản xuất không ổn định và không đồng nhất qua các năm, các quý, tháng là một cản trở trong công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương của Nhà máy. Đặc biệt là việc xác định doanh thu để trích đơn giá tiền lương, hoặc là khó khăn trong việc xây dựng đơn giá tiền lương tổng hợp.
2.2. Thị trường và đối thủ cạnh tranh:
Hiện nay trong toàn ngành đường sắt có 12 Nhà máy, xí nghiệp có cùng mục đích hoạt động với Nhà máy XLGL. Phân bổ dọc theo chiều dài đất nước. Song thị trường chính cho 12 nhà máy xí nghiệp này là LHĐSVN, LHVTĐSKVI, LHVTĐSKVII và LHVTĐSKVIII.
Điều này dẫn đến Nhà Máy phải luôn luôn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành hợp lý. Để thực hiện được mục tiêu này thì công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ lương đóng vai trò quan trọng.
2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý (cơ cấu bộ máy tổ chức):
2.3.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Nhà máy: là đơn chiếc hoặc từng loạt nhỏ đầu máy, toa xe. Quy mô sản xuất tương đối lớn, chu kỳ sản xuất tương đối dài (một tháng đến một tháng rưỡi đối với sữa chữa đầu máy toa xe, hai đến ba tháng đối với đóng mới toa xe). Với đặc điểm trên Nhà máy tổ chức thành 8 phân xưởng, mỗi phân xưởng có một chức năng nhiệm vụ khác nhau.
2.3.2. Phân xưởng đầu máy: Chuyên sửa chữa đầu máy Diezen, chế tạo nồi hơi, các bộ phận chi tiết, phụ tùng đầu máy cần thay thế thì nhận từ các phân xưởng cơ khí, giá chuyển, cơ điện.
2.3.3. Phân xưởng đóng mới toa xe: Chuyên đóng mới các toa xe lửa, các chi tiết phụ tùng toa xe do các phân xưởng cơ khí, cơ điện, giá chuyển chế tạo sau đó giao cho phân xưởng đóng mới.
2.3.4. Phân xưởng đại tu xe khách: Chuyên sửa chữa lớn, sửa chữa nhỏ toa xe khách.
2.3.5. Phân xưởng đại tu xe hàng: Chuyên sửa chữa lớn, sữa chữa nhỏ toa xe hàng.
2.3.6. Phân xưởng gia công nóng: Chuyên tạo phôi cho việc sản xuất phụ tùng đầu máy toa xe. Sau đó, giao cho các phân xưởng đầu máy, đóng mới, đại tu xe khách, xe hàng. Chế tạo lò xo các loại.
2.3.7. Phân xưởng cơ khí: Chuyên sản xuất phụ tùng đầu máy toa xe giao cho các phân xưởng đầu máy, toa xe khách, toa xe hàng.
2.3.8. Phân xưởng cơ điện: Sản xuất phụ tùng toa xe, sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị và quản lý trạm điện của Nhà máy.
2.3.9. Phân xưởng giá chuyển: Chuyên sửa chữa giá chuyển, trục bánh đầu máy, toa xe.
Các phân xưởng đều chịu sự quản lý trực tiếp từ giám đốc thông qua các quản đốc phân xưởng. Việc ký kết hợp đồng do Nhà máy thực hiện sau đó giao cho các phân xưởng tiến hành. Hai phó giám đốc tham mưu cho giám đốc, quản lý phân xưởng theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Quy trình sản xuất của Nhà máy là quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song. Nhà máy có dây chuyền công nghệ khép kín từ khâu gia công chế tạo phụ tùng, phụ kiện đến lắp ráp hoàn chiỉnh đầu máy, toa xe theo yêu cầu kỹ thuật của ngành đường sắt. Công nghệ sản xuất của Nhà máy là bán cơ khí kết hợp với bàn tay tinh xảo của công nhân.
2.4. Đặc điểm tổ chức quản lý:
Để đảm bảo cho việc tổ chức và quản lý sản xuất có hiệu quả bộ máy quản lý của Nhà máy được tổ chức theo dangj trực tuyển chức năng, bộ máy quản lý gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu Nhà máy là Giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước và toàn thể cán bộ công nhân viên Nhà máy về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc, kế toán trưởng và 6 phòng ban chức năng.
Biểu 01: Sơ đồ bộ máy tổ chức Nhà máy xe lửa Gia Lâm
Giám đốc
PGĐ nhân chính
PGĐ kỹ thuật
Phòng
QSBV-YT
Phòng
TCNC
Phòng
TCKT
Phòng
KHSX
Phòng
VT
Phòng
KT cơ điện
2.4.1. Phòng tổ chức nhân chính: Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy sản xuất, quản lý nhân lực, định mức lao động, chế độ tiền lương, tiền thưởng, công tác bảo hộ ATLĐ, công tác văn thư lưu trữ, tổ chức thi nâng bậc cho công nhân, công tác phúc lợi…
2.4.2. Phòng tài chính kế toán: Là cơ quan tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý tài chính của Nhà máy để kịp thời đưa ra các quyết định nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý tài chính, vật tư, tiền vốn, thực hiện hạch toán kinh doanh, thanh quyết toán với Nhà nước.
2.4.3. Phòng KHSX: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất quý năm. Giao và kiểm tra kế hoạch sản xuất hàng tháng cho các phân xưởng, xây dựng và duyệt giá bán cho các sản phẩm của Nhà máy, ký kết hợp đồng với khách hàng…
2.4.4. Phòng kỹ thuật : Giải quyết toàn bộ khâu kỹ thuật của Nhà máy, lập thiết kế, giải thể xác định mức độ hỏng và yêu cầu sửa chữa toa xe đầu máy, kiểm tra nghiệm thu chất lượng sản phẩm…
2.4.5. Phòng vật tư: Có nhiệm vụ mua sắm bảo quản cấp phát vật tư
Theo yêu cầu kế hoạch sản xuất, quản lý phương tiện vận tải.
2.4.6. Phòng bảo vệ quân sự và trạm y tế: Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của Nhà máy, phòng chống cháy nổ, công tác dân quân tự vệ, chăm sóc sức khỏe cho công nhân viên Nhà máy…
- Các phân xưởng sản xuất: Là các bộ phận trực tiếp sản xuất theo lệnh của Giám đốc, phó giám đốc trên cơ sở tham mưu, các hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Nhận xét: Nhà máy Xe lửa Gia Lâm là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng, với những đặc điểm của bộ máy tổ chức như trên đã có ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương. Cơ cấu bộ máy hợp lý, phân rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng, ban, tổ đội sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tiền lương. Tuy nhiên việc phân phối tiền lương đến từng phòng ban, tổ sản xuất gặp nhiều khó khăn để đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ tiền lương.
2.5. Đặc điểm lao động:
2. 5.1. Đặc điểm lao động theo trình độ đào tạo (Biểu 02).
Do đặc điểm của Nhà máy là đóng mới và sửa chữa đầu máy toa xe. Vì vậy cán bộ, công nhân viên kỹ thuật của Nhà máy đều tốt nghiệp các trường thuộc khối kỹ thuật, kinh tế, trung học dạy nghề. Nhìn vào bảng tổng hợp ta thấy trình độ của cán bộ công nhân viên Nhà máy ở mức trung bình. Đại học và trên Đại học có 76 người chiếm 11,9%, cao đẳng và trung cấp có 53 người chiếm 8,3%, công nhân kỹ thuật chiếm phần lớn với 71%.
2.5.2. Đặc điểm lao động theo giới tính(Biểu 3):
Là một Nhà máy cơ khí, công nghiệp do vậy giới tính có ảnh hưởng lớn tới quy trình sản xuất nói chung và công việc nói riêng.
Lao động nam có 439 người chiém 68,8%
Lao động nữ có 199 người chiếm 31,2%.
Cơ cấu này là hoàn toàn hợp lý, tùy theo mức độ, tính chất công việc mà Nhà máy phân bổ tỷ lệ này đến các phòng ban, phân xưởng một cách hợp lý. Đối với lao động nữ do có đặc điểm riêng về sức khỏe, tâm sinh lý, không thích hợp với những công việc nặng nhọc, nguy hiểm. Nhà máy đã sắp xếp cho chị, em làm việc phù hợp, đa số là công việc phục vụ sản xuất hoặc văn phòng.
Như vậy lao động nữ của Nhà máy chiếm tỉ trọng khoảng 1/ 3 lao động toàn Nhà máy. Điều này cho thấy trong chính sách sử dụng lao động Nhà máy cần quan tâm đến chị, em về điều kiện làm việc, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ thai sản…
Tất cả những yếu tố này đều có ảnh hưởng tới công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương của Nhà máy. Vì vậy trong công tác này Nhà máy cần phải quan tâm tới đặc điểm giới tình nhằm sử dụng hiệu quả lực lượng lao động.
2.5.3. Cơ cấu lao động theo tuổi (Biểu 4):
Là một Nhà máy cơ khí, công nghiệp do vậy giới tính có ảnh hưởng lớn tới quy trình sản xuất nói chung và công việc nói riêng.
Lao động nam có 439 người chiém 68,8%
Lao động nữ có 199 người chiếm 31,2%.
Cơ cấu này là hoàn toàn hợp lý, tùy theo mức độ, tính chất công việc mà Nhà máy phân bổ tỷ lệ này đến các phòng ban, phân xưởng một cách hợp lý. Đối với lao động nữ do có đặc điểm riêng về sức khỏe, tâm sinh lý, không thích hợp với những công việc nặng nhọc, nguy hiểm. Nhà máy đã sắp xếp cho chị, em làm việc phù hợp, đa số là công việc phục vụ sản xuất hoặc văn phòng.
Như vậy lao động nữ của Nhà máy chiếm tỉ trọng khoảng 1/ 3 lao động toàn Nhà máy. Điều này cho thấy trong chính sách sử dụng lao động Nhà máy cần quan tâm đến chị, em về điều kiện làm việc, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ thai sản…
Tất cả những yếu tố này đều có ảnh hưởng tới công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương của Nhà máy. Vì vậy trong công tác này Nhà máy cần phải quan tâm tới đặc điểm giới tình nhằm sử dụng hiệu quả lực lượng lao động.
2.6. Đặc điểm trang thiết bị kỹ thuật của Nhà máy:
Chức năng, nhiệm vụ của Nhà máy là đóng mới và sửa chữa đầu máy toa xe, do vậy máy móc, trang bị kỹ thuật của Nhà máy đa phần là máy chuyên dụng. Số máy móc này được Ba Lan cung cấp từ những năm 1960 và hàng năm Nhà máy có mua sắm bổ sung. Tính đến ngày 31/12/2005 toàn bộ máy móc, thiết bị của Nhà máy đã sử dụng khấu hao vào khoảng 23.121.128.043 đồng, trong nguyên giá là 35.661.235.124 đồng. Vậy giá trị còn lại vào khoảng 12 tỷ đồng.
2.7. Những thuận lợi và khó khăn có ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm:
* Thuận lợi:
- Là một Nhà máy kỹ thuật, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống vận tải đường sắt. Chi phí đóng mới sửa chữa và bảo dưỡng toa xe, đầu máy là rất lớn trong giá thành nên ngành đường sắt muốn kinh doanh có hiệu quả phải làm chỉ được về kỹ thuật máy móc, hay nói cách khác về kỹ thuật Nhà máy được sự quan tâm của ngành nên đây cũng là một thuận lợi cho Nhà máy trong việc đầu tư phát triển trước mắt cũng như lâu dài.
- Trong mấy năm gần đây khối lượng công việc luôn ở mức phát triển ổn định. Nhà máy đã năng động trong việc tạo thêm việc làm, tìm kiếm các hợp đồng sản xuất ngoài ngành do đó lao động của Nhà máy có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định bảo đảm được đời sống, thu hút, kích thích người lao động yên tâm công tác, hăng say làm việc đem lại hiệu quả làm việc.
- Nhà máy có một đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề với thâm niên lâu năm trong nghề. Đây là một tài sản quý giá mà Nhà máy đã và đang sử dụng có hiệu quả.
* Khó khăn:
- Định mức lao động: Hệ thống định mức lao động cho các sản phẩm của Nhà máy từ trước tới nay được xây dựng chủ yếu bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm, điều chỉnh các hệ thống định mức này hàng năm đều chưa được thực hiện, nên chưa được hợp lý góp phần vào xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
+ Công tác định mức hoàn toàn phụ thuộc vào chủng loại đầu máy toa xe.
+ Đặc thù công việc sửa chữa và bảo dưỡng không mang tính đồng nhất.
- Tiền lương và thu nhập.
Chính vì công tác định mức lao động chưa được hoàn thiện nên thực tế mấy năm qua công tác tiền lương và thu nhập chưa được thực hiện đúng mức:
+ Xây dựng đơn giá tiền lương còn mang tính hình thức.
+ Xây dựng kế hoạch tiền lương chưa được sát với thực tế. Xây dựng kế hoạch tiền lương mới chỉ căn cứ vào lao động định biên và bình quân thu nhập năm trước.
+ Chưa đổi mới về quy chế phân phối thu nhập: Việc trả lương sản phẩm Nhà máy dựa theo quy chế phân phối tiền lương đã được Nhà máy xây dựng cách đây gần 10 năm. Vì vậy đến nay quy chế này đã không còn phù hợp nữa.
+ Chưa xác định và đánh giá được sản phẩm, công việc cá nhân lao động làm ra. Sản phẩm của Nhà máy thường mang tính tập thể nên việc đánh giá năng suất cũng như chất lượng sản phẩm làm ra của từng cá nhân đều chưa được thực hiện, dẫn đến việc đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của cá nhân, tập thể còn thiếu chính xác.
Về trình độ hiện đại của máy móc, thiết bị của Nhà máy ở mức trung bình. Số máy móc được mua sắm từ những năm 1960 nay đã trở nên lạc hậu, số máy móc Nhà máy mua sắm gần đây lại quá ít. Điều này sẽ làm hạn chế năng suất lao động, phát sinh lao động và chi phí bảo dưỡng. Do đó đặc điểm này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương của Nhà máy.
II. PHân tích tình hình xây dựng quỹ tiền lương của nhà máy xe lửa gia lâm
1. Xây dựng quỹ lương của Nhà máy
Theo văn bản 628 / TCCB - LĐ ngày 12 / 7 / 1997 của LHĐSVN hướng dẫn về việc thực hiện Nghị định 28 / CP thì Nhà máy xe lửa Gia Lâm áp dụng phương pháp tính đơn giá tiền lương trên doanh thu.
1.1. Xây dựng quỹ lương kế hoạch
VKH = Lđb x TLmindn x HCb (1 + Hpc) x 12
Trong đó: Lđb : Lao động định biên
TLmin dn : Tiền lương tối thiểu của Nhà máy
Hcb : Hệ số tiền lương bình quân của CNNM.
Hpc : Hệ số phụ cấp bình quân của CNNM.
1.2. Tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp được xác định như sau:
TLmindn = TLmin x (1 + K1 + K2)
Trong đó: TL mindn là tiền lương tối thiểu của Nhà máy
TL min là tiền lương tối thiểu chung
K1 là hệ số điều chỉnh theo vùng.
K2 là hệ số điều chỉnh theo ngành
Nhà máy đóng trên địa bàn Hà Nội nên K1 = 0,3
Nhà máy là đơn vị sản xuất phương tiện vận tải nên K2 = 1,2
TLmin do Chính phủ quy định là 450.000 đồng.
TLmin dn = 450.000 x (1 + 0,3 + 1,2)
= 450.000 x 2,5 = 1.125.000 đồng
Vậy tiền lương tối thiểu để Nhà máy tính đơn giá tiền lương là 1.125.000 đồng.
1.3. Hệ số cấp bậc tiền lương bình quân của nhà máy được xác định như sau :
Vậy hệ số tiền lương bình quân của nhà máy là 2,76.
1.4. Hệ số các khoản phụ cấp bình quân của nhà máy:
Các loại phụ cấp Nhà máy áp dụng bao gồm :
- Phụ cấp trách nhiệm mức 0,4- trưởng phòng
0,3- phó phòng
0,1 - tổ trưởng
- Phụ cấp kiêm nhiệm mức 0,15
- Phụ cấp làm đêm mức 0,3
Vậy quỹ tiền lương kế hoạch của Nhà máy năm 2005 là :
VKH02 = 638 x 1.125.000 x 2,76 x (1 + 0,3) x 12
= 30.903.444.000 đồng
2. Đơn giá tiền lương
Vđg = 0,1518 . 1000
Trong đó : VKH là quỹ lương kế hoạch
TKH là doanh thu kỳ kế hoạch
Năm 2005 Nhà máy được LHĐSVN duyệt doanh thu kế hoạch là 95 tỷ đồng.
Vđg = 0.1518. 1000 = 151,8 đồng
Vậy cứ 1000 đồng doanh thu được 151,8 đồng tiền lương.
3. Quỹ lương thực hiện
VTH = Vđg x CSXKD
Trong đó : Vđg là đơn giá tiền lương trên 1000 đồng doanh thu.
Ví dụ 1 : Tháng 1 năm 2005 doanh thu của Nhà máy 8715596300 đồng
Quỹ lương thực hiện tháng 1 của Nhà máy là :
VTh1-02 = (151,8 x 8715596300)/1000
= 1323027500 đồng
4. Xây dựng quỹ lương cho các bộ phận trong Nhà máy:
4.1. Quỹ lương dự phòng:
Vdp = VKH x 7%
4.2.Tỷ suất lương của các bộ phận:
Pj =
ồ (HCbi + HPCi)j : Tổng hệ số cấp bậc và phụ cấp của bộ phận j.
ồ(HiCb + HiPC) : Tổng hệ số cấp bậc và phụ cấp của toàn Nhà máy.
Pj: Nhằm xác định quỹ lương cho các bộ phận trong Nhà máy.
Năm 2005 tỷ suất lương của các bộ phận trong Nhà máy được tính như sau
Biểu 5: Tổng hệ số cấp bậc và phụ cấp của phòng TCNC.
STT
Tên
HCb
HPC
1
Nguyễn văn Chẩn
3,26
0,4
2
Trần thị Tý
4,1
0,3
3
Đinh thị Thắng
3,26
4
Võ Minh Thụy
4,2
5
Nguyễn Duy Tưởng
3,23
6
Nguyễn Thế Quý
3,26
7
Hoàng Thị Nhạn
2,3
8
Nguyễn Thị Bình
1,99
ồ
25,6
0,7
Nguồn : Phòng TCNC, Nhà máy XLGL
Tương tự ta tính được tổng hệ số cấp bậc và phụ cấp của các đơn vị khác trong Nhà máy.
Tổng hệ số cấp bậc và phụ cấp của toàn Nhà máy.
ồ (HiCb + HiPc ) = 1952,28
Tỷ suất lương của phòng TCNC được tính như sau :
PTCNC = = = 0,01347
Tương tự ta tính được tỷ suất lương của các bộ phận khác trong Nhà máy.(Biểu 6)
4.3.Xây dựng quỹ lương cho các bộ phận
Quỹ lương của các bộ phận được xác định theo công thức:
VjKH = Pj (ồVKH – Vd P)
Vjkk: Quỹ lương kế hoạch của bộ phận j
PJ : Tỷ suất lương của bộ phận j
ồ VKH : Tổng quỹ lương kế hoạch của Nhà máy
Vd p : Quỹ lương dự phòng
Vthj = Pj . (Vth - Vdp)
4.4. Quỹ lương thực hiện của các bộ phận.
4.5. Quỹ lương phân phối lại
Vpplj = (Vdpcl x ồKj)/ồK
VPPlj : Quý lương phân phối lại của bộ phận j
Vdpcl : Quỹ lương dự phòng sau điều chỉnh.
ồKj : Tổng điểm sản xuất của bộ phận j
ồK : Tổng điểm sản xuất của Nhà máy.
Nhận xét :
+Ưu điểm : Qua việc tính toán ở trên ta thấy việc xây dựng quỹ lương cho các bộ phận đơn giản dễ làm.
+ Nhược điểm : Chưa gắn quỹ lương của các bộ phận với năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất của mỗi bộ phận. Việc xây dựng còn mang tính bình quân, cào bằng chưa thực hiện đầy đủ nguyên tắc tiền lương. Vì vậy nó chưa phát huy được vai trò “đòn bẩy”của tiền lương trong việc nâng cao năng suất và doanh thu cho Nhà máy.
5. Xây dựng kết cấu quỹ lương của Nhà máy.
5.1-Quỹ lương dự phòng
5.2-Quỹ lương cơ bản: được xác định trên cơ sở tiền lương tối thiểu và hệ số cấp bậc kỹ thuật
5.3-Quỹ lương biến đổi
-Quỹ lương phụ cấp
-Quỹ lương thực hiện ngày nghỉ theo chế độ
-Quỹ lương năng suất.
III. Phân tích tình hình quản lý quỹ tiền lương hiện nay của Nhà máy XLGL
1. Giao khoán quỹ tiền lương cho các bộ phận
Vthj = Pj x (ồ Vth – Vdp)
Trong đó : Vthj là quỹ lương Nhà máy giao khoán cho bộ phận j
Pj là tỉ suất lương của bộ phận j
Vth là quỹ lương thực hiện của Nhà máy
Vdp là quỹ lương dự phòng trích trong kỳ.
Nhận xét :
-Ưu điểm : đơn giản, dễ làm.
-Nhược điểm : Bình quân hoá thu nhập giữa các bộ phận, không khuyến khích tăng NSLĐ.
2. Phân tích tình hình thanh toán tiền lương cho CBCNV
a-Lương kỳ 1; Căn cứ vào hệ số lương cấp bậc và số ngày công thực tế để tính lương kỳ 1 của từng người lao động.
L1j = TLmin x Hi x
Trong đó : TL min : Tiền lương tới theo do nhà nước quy định
Hi : Hệ số tiền lương của người thứ i
TTT: Ngày công thực tế của người thứ i
TCĐ: Ngày công theo chế độ quy định
Ví dụ 2: Tính lương kỳ i của ông Võ Minh Thụy phòng TCNC.
Ông Thụy có hệ số lương 4,2. Trong tháng ông Thụy có 24 ngày công. Ngày công chế độ Nhà máy quy định là 24 ngày/tháng. Vậy lương kỳ 1 của ông Thụy là :
L1 = 450.000 x 4,2 x = 1.890.000đồng
b-Lương kỳ 2. được trả cho người lao động vào ngày 1-2 tháng sau
Lt ti = Li – L1i
Trong đó :
Lt ti : Lương được lĩnh của người lao động i
Li : Lương thanh toán của lao động i
L1i : Lương kỳ 1 của lao động i
Tổng tiền lương được lĩnh của mỗi CNVC trong tháng bao gồm 4 bộ phận : lương cơ bản, lương phụ cấp, lương chế độ, lương năng suất.
B1.Lương cơ bản được tính trả làm lương kỳ 1 vào ngày 15, 16 hàng tháng
B2.Lương phụ cấp
Lpctn = 450.000 x Ktn
+ Phụ cấp trách nhiệm
+Phụ cấp kiêm nhiệm
Lpckn = 450000 x Kkn
+Phụ cấp làm đêm:
Lpclđ = 450000 x Klđ
Lcđ = (Lcb x Ncđ)/24
B3. Lương chế độ
Ncđ : Số ngày nghỉ chế độ trong tháng.
B4.Lương năng suất:
LNSi : Lương năng suất của người thứ i
Ki : điểm sản xuất của người thứ i
ồ ki : Tổng điểm sản xuất của bộ phận j
VNSi : Quỹ lương năng suất của bộ phận j
Vnsi = Vthj – (ồ Lcb + ồLcđ + ồL pc)
Nhận xét :
-Ưu điểm : dễ làm, đơn giản
-Nhược điểm :
+ Không phản ánh được thực chất sản xuất của từng bộ phận.
+Việc phân phối tiền lương cho người lao động cũng không phản ánh đúng năng lực sản xuất của từng người.
IV. Hiệu quả của công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương của Nhà máy.
Giưã việc xây dựng và quản lý quỹ tiền lương có mối quan hệ phụ thuộc, nếu công tác xây dựng quỹ tiền lương trên cơ sở khoa học đúng đắn, thì việc sử dụng và quản lý quỹ tiền lương được dễ dàng và đảm bảo tính công bằng trong phân phối quỹ tiền lương, đảm bảo đúng nguyên tắc trả lương.
Công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương có hiệu quả nghĩa là phải tạo đựơc động lực tăng NSLĐ, đảm bảo ổn định về chi phí tiền lương, nâng mức sốgn của CBCNV và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cũng như hiệu quả SXKD. Hiệu quả của công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương thể hiện rõ nhất ở các mặt sau:
-Mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ tăng tiền lương bình quân.
-Tỷ lệ phân chia giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
-Tính công bằng trong công tác trả lương giữa các bộ phận và cá nhân lao động.
1. Mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ tăng tiền lương bình quân.
Hàng năm khối lượng công việc sản xuất kinh doanh của Nhà máy đều cao hơn năm trước liền kề, làm doanh thu và tổng quỹ lương của Nhà máy cũng tăng theo. Tiền lương là phù hợp với nguyện vọng của người lao động, mục tiêu của doanh nghiệp. Nhưng không phải tiền lương tăng lúc nào cũng là tốt. Ta thấy từ năm 1999 đến 2004 tốc độ tăng của NSLĐ luôn lớn hơn hoặc bằng tốc độ tăng tiền lương bình quân. Tuy nhiên tỉ lệ còn thấp. Điều này do một số nguyên nhân như xây dựng đơn giá tiền lương không chính xác, việc định biên lao động bổ xung không tính đến thời gian không sản xuất của số lao động hiện đang theo học tại chức hoặc hội họp, sinh hoạt đoàn thể.
2. Tỷ lệ phân chia giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
Việc xác định quỹ lương của các bộ phận trong Nhà máy, chủ yếu dựa vào số lao động định biên, khối lượng công việc hoàn thành và hệ số cấp bậc kỹ thuật công việc. Vì vậy tiền lương bình quân của các bộ phận phụ thuộc vào khối lượng công việc hoàn thành. Do ở khối trực tiếp sản xuất có khả năng khai thác tiềm năng sản xuất ngoài nên tiền lương thường cao hơn lao động gián tiếp tại các phòng ban. Điều này là hợp lý vì lao động trực tiếp thừơng nhận công việc theo phương thức giao khoán và ở bộ phận này có tổ khai thác tiềm năng, thường xuyên đem lại việc làm thêm cho lao động trực tiếp. Do vậy lương của bộ phận này luôn cao hơn bộ phận gián tiếp. Tuy nhiên tỷ lệ chênh lệch giữa lương bình quân của lao động trực tiếp và lao động gián tiếp là quá cao, đặc biệt là lao động bổ trợ có lương bình quân quá thấp. Nhà máy cần điều chỉnh tỉ lệ này cho hợp lý.
3. Tính công bằng trả lương cho các bộ phận trong Nhà máy.
Phương pháp xây dựng quyc tiền lương và phân phối tiền lương hợp lý sẽ tạo ra sự công bằng trong trả lương và tạo ra những phản ứng tích cực từ người lao động, đồng thời tạo ra nhữgn phản ứng tích cực đối với Nhà máy.
Như đã phân tích ở trên, phương pháp khoán quỹ lương cho các bộ phận ở Nhà máy hiện nay cần phải được điều chỉnh, lương của bộ phận gián tiếp phải được nâng lên để phù hợp với lao động của bộ phận này bỏ ra trong quá trình lao động. Vì thực chất thì lao động quản lý và lao động phụ trợ đều đóng góp vào qúa trình phát triển của Nhà máy, mặt khác phải đảm bảo tính công bằng nội bộ trong trả lương ở Nhà máy.
4. Tình hình sử dụng thời gian lao động.
K =
Để đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ thời gian làm việc, người ta sử dụng hệ số thời gian làm việc K
Tt t : Thời gian làm việc thực tế trong năm (ngày công)
Tdn : Thời gian làm việc danh nghĩa (ngày)
Phần III
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương ở Nhà máy xe lửa gia lâm
I. Xây dựng đơn giá tiền lương theo sản phẩm của Nhà máy XLGL
Vđg = Vgiờ x Tsp
Vđg : đơn giá tiền lương trên sản phẩm (đồng/sản phẩm)
Vgiờ : Tiền lương giờ (đồng/giờ)
Tsp : Mức lao động cho một sản phẩm
1. Xác định sản phẩm xây dựng đơn giá.
Căn cứ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2005 sau đó phân bổ và phân loại từng sản phẩm cần xây dựng đơn giá. Theo em Nhà máy nên xây dựng đơn giá dựa trên hai sản phẩm chính như sau :
Sản phẩm A: đơn giá giờ đóng mới đầu máy toa xe do liên hiệp ĐSVN giao.
Sản phẩm B : đơn giá giờ sửa chữa và khai thác tiềm năng mà Nhà máy dự định khai thác trong kỳ.
2. Xây dựng đơn giá tiền lương giờ bình quân
Vh =
Vh: đơn giá tiền lương giờ
TL tháng : Mức tiền lương bình quân tháng
NCcđ : Ngày công chế độ theo tháng (24 ngày)
T ngày : Giờ làm việc chế độ trong ngày (8h/ngày)
-TL tháng = TL mindn x Hcb
+ TL mindn : Tiền lương tối thiểu điều chỉnh.
TL mindn = TL min x (1 + k1 + k2)
TL min : Lương tối thiểu do nhà nước quy định
K1 : Hệ số điều chỉnh theo vùng
K2: Hệ số điều chỉnh theo ngành.
TL mindn = 45.0000 x (1 + 0,3 + 1,2)
= 1.125000 đồng
+ Hcb : Hệ số cấp bậc công việc bình quân. Như đã tính ở phần II, hệ số này ở Nhà máy là 2,76.
-Đơn giá tiền lương giờ bình quân kế hoạch năm 2005 là :
Vh = = = 7547 đồng
Vậy đơn giá tiền lương bình quân 1 giờ là 7574 đồng.
3. Xây dựng đơn giá tiền lương Nhà máy năm 2005:
3.1. Định mức lao động sản phẩm đầu máy toa xe:(Biểu 07)
Theo kết quả thống kê khảo sát gia các năm, Nhà máy đã xây dựng được định mức SCL toa xe và khai thác tiềm năng như sau :
-SCLXK là 580 h/xe
-SCLXH là 377 h/xe
-Khai thác tiềm năng : 291.292 h/năm
3.2. Đơn giá tiền lương giờ: (Biểu 08)
4. Xác định quỹ lương chung năm kế hoạch.
Vc = Vkh + Vpc + Vbs + V tg
Vc : Quỹ lương chung năm kế hoạch
Vkh :Quỹ tiền lương xây dựng đơn giá.
Vpc : Quỹ kế hoạch phụ cấp chưa tính trong đơn giá.
Vbs :Quỹ lương bổ sung kế hoạch chưa tính đến khi xây dựng đơn giá.
Vtg :Quý lương làm thêm giờ chưa tính trong đơn giá.
VKH = Vđ g x SL
a-Quỹ tiền lương xây dựng đơn giá năm kế hoạch.
Vđg : Đơn giá tiền lương giờ
SL : Tổng số giờ.
VKH = 7547 x 1851256
= 13.971.429.000 đồng
b-Quỹ lương phụ cấp năm kế hoạch : Đã được tính trong đơn giá
c-Quỹ lương bổ sung năm kế hoạch : Đã được tính trong đơn giá
d-Quỹ lương làm thêm giờ kế hoạch : Đã được tính trong đơn giá
Vậy : Vc = VKH + Vpc + Vbs + Vthế giới
= 13.971.429.000 đồng
II. Hoàn thiện quy chế trả lương cho người lao động.
1.Xây dựng quỹ lương cho các bộ phận của Nhà máy
a-Quỹ lương dự phòng.
Vdp = Vkh x 7%
b-Quỹ lương khối quản lý Nhà máy
Vql = Vcđ + Vcl
Vql : Quỹ lương khối quản lý
Vcđ : Quỹ lương theo chế độ.
Vcl : Quỹ lương do SXKD có hiệu quả.
Vcl = Vcđ x Kq l
Kql : Hệ số thu nhập của khối quản lý, xác định theo hệ số tỷ lệ thu nhập của 8 phân xưởng sản xuất.
Kq l = - 1 x 0,9
Vth : Quỹ lương thực hiện của 8 phân lưởng sản xuất
Vcđsx : Quỹ lương chế độ của 8 phân xưởng sản xuất
c-Qũy lương khối sản xuất trực tiêp của Nhà máy.
Vpx = Vcn + Vqlpx + Vbtpx + Vbs
Vpx : Quỹ lương của phân xưởng
Vcn : Quỹ lương của CNSX, xây dựng theo khối lượng công việc hoàn thành
Vqlpx: Quỹ lương của quản lý phân xưởng
Vbtpx : Quỹ lương bổ trợ phân xưởng được giao.
Vbs : Quỹ lương bổ sung của phân xưởng
Vppj = (Vdpcl x ồKj)/ồK
d-Quỹ lương phân phối lại.
Vppj : Quỹ lương phân phối lại của bộ phận j
Vdpcl : Quỹ lương dự phòng sau điều chỉnh.
ồKj : Tổng điểm sản xuất của bộ phận j.
ồK : Tổng điểm sản xuất của Nhà máy
2. Trả lương cho người lao động theo mức độ hoàn thành công việc và trình độ của công việc.
TL1i = x Ntt
a-Lương kỳ I : được trả cho người lao động vào ngày 15- 17 hàng tháng căn cứ vào cấp bậc kỹ thuật hay hệ số lương cơ bản.
Hcb : Hệ số cấp bậc tiền lương
Hpc : Hệ số phụ cấp
TLmin : Tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định
Ncđ, Ntt : Số ngày làm việc theo chế độ, thực tế.
b-Lương kỳ II
B1.Bộ phận trả lương thời gian
TLi = TL1i + TL2i
TLi : Tiền lương người lao động i được lĩnh
TL1i : Tiền lương kỳ I của người thứ i
TL2i : Tiền lương kỳ II của người thứ i (xác định trên cơ sở mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đồi hỏi)
T2i = . ni.hi
Vclj: Quỹ lương chênh lệch của bộ phận thứ j
Nj : ồ ngày côdng thực tế của bộ phận j
Hj : ồ hệ số tiền lương ứng với công việc của bộ phận thứ j
Ni : ngày công thực tế của người thứ i
Hi : Hệ số tiền lương ứng với công việc của người thứ i
hi = K1 . K2
K1 : Mức độ hoàn thành công việc
K1 = 1 (xếp loại A):Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
K1 = 0,9 (xếp loại B)
K1 = 0,7 (xếp loại C)
K2 : Là tỷ số giữa tổng số điểm của độ phức tạp và tính trách nhiệm của người thứ i so với tổng số điểm của công việc đơn giản nhất trong Nhà máy.
K2 =
đ1i : Số điểm mức độ phức tạp của côngviệc người thứ i đảm nhận.
đ2i : Số điểm tính trách nhiệm của công việc người thứ i đảm nhận.
B2 : Bộ phận trả lương sản phẩm tập thể, lương khoán.
T2i = Ti – TL1i
T2i : Lương kỳ II của bộ phận làm lương sản phẩm, lương khoán.
TL1i : Lương kỳ I của bộ phận làm lương sản phẩm, lương khoán.
Ti : Tổng tiền lương của người thứ i được nhận
Ti = Vsp/m x ni x (li+hi)
Vsp: Quỹ lương sản phẩm mà bộ phận thực hiện trong tháng.
m: Số lượng thành viên trong tập thể.
ni : Thời gian thực tế làm việc của người thứ i
li : Hệ số lương cấp bậc của người thứ i
hi : Hệ số hoàn thành công việc.
III. Một số biện pháp khác.
Qua thực tế nhiều năm trở lại đây công tác định mức cho các công việc đóng mới, sửa chữa đầu máy xe của Nhà máy gặp nhiều khó khăn, công tác định mức lao động là cấp bách đòi hỏi phải tiến hành và hoàn thiện, định mức lao động nó sẽ là công cụ để quản lý sắp xếp tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, cải thiện điều kiện làm việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hạch toán chính xác đầy đủ tiền lương và các khoản trích theo lương góp phần quản lý chặt chẽ tiền lương, nâng cao hiệu quả sử dụng tiền lương .
Việc tính toán đúng, đủ tiền lương cho người lao động, thực hiện các khoản trích BHXH, BHYT khoa học, đúng chế độ, thanh toán lương và trợ cấp nhanh chóng kích thích người lao động làm việc có hiệu quả.
Kết luận
Công tác tiền lương hiện nay đang là vấn đề lớn đối với xã hội, với các doanh nghiệp và với mỗi người lao động .
Đối với các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp công nghiệp thì chi phí tiền lương chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong chi phí sản xuất kinh doanh. Một sự biến động nhỏ trong chi phí tiền lương có thể làm ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của dơn vị . Bởi vậy xây dựng và quản lý quỹ tiền lương hợp lý sẽ tạo hiệu quả kinh doanh tốt cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, đảm bảo lợi ích của người lao động, làm cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp, phát huy tinh thần trách nhiệm, tính năng động trong sản xuất .
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, do trình độ và sự hiểu biết của em còn nhiều hạn chế không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em mong được sự đóng góp phê bình của các thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn Duy Phúc đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2007
Sinh viên
Đỗ Hoàng Đức
Các bảng biểu
Biểu 02: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo (31/12/04)
STT
Đơn vị
ồ LĐ
Đại học-SĐH
Cao đẳng
CN kỹ thuật
LĐ khác
LĐ
%
LĐ
%
LĐ
%
LĐ
%
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Ban giám đốc
Đoàn thể
P. TCNC
P. TCKT
P. KTCĐ
P. Vật tư
P. KHĐĐ
P. QSBV
TTY Tế
TT dịch vụ
PX. Đầu máy
PX. Đóng mới
PX. Xe khách
PX. Xe hàng
PX. Giá chuyển
PX. Cơ khí
PX. Cơ điện
PX. Gia công nóng
3
2
8
6
21
12
6
20
3
46
81
95
55
45
67
58
58
52
3
2
6
5
16
4
5
2
2
3
3
3
3
4
5
5
5
100
100
75
83
76,2
33,3
83,3
10
66,67
3,7
3,2
5,5
6,7
5,97
8,6
8,6
9,6
1
1
1
1
12
1
7
6
7
3
5
8
17
8,3
16,7
33,33
26,1
1
12,7
13,3
10,4
5,2
8,6
15,4
5
7
1
1
78
91
45
36
56
50
44
39
23,8
58,3
5
2,2
96,3
95,8
81,8
80
83,58
86,2
75,86
75
2
17
33
4
25
85
71,7
6,9
ồ
638
76
11,9
53
8,3
453
71
56
8,8
Nguồn: Phòng TCNC Nhà máy Xe lửa Gia Lâm
Biểu 03: Cơ cấu lao động theo giới tính
STT
Đơn vị
ồ LĐ
Nam
Nữ
LĐ
%
LĐ
%
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Ban giám đốc
Đoàn thể
P. TCNC
P. TCKT
P. KTCĐ
P. Vật tư
P. KHĐĐ
P. QSBV
TTY Tế
TT dịch vụ
PX. Đầu máy
PX. Đóng mới
PX. Xe khách
PX. Xe hàng
PX. Giá chuyển
PX. Cơ khí
PX. Cơ điện
PX. Gia công nóng
3
2
8
6
21
12
6
20
3
46
81
95
55
45
67
58
58
52
3
2
4
2
18
10
6
20
0
6
64
76
39
32
45
28
38
46
100
100
50
33,3
85,7
83,3
100
100
0
13
79
80
71
71
67,2
48,3
65,5
88,5
4
4
3
2
0
0
3
40
17
19
16
13
22
30
20
6
50
66,7
14,3
16,7
0
0
100
87
21
20
29
29
32,8
51,7
34,5
11,5
ồ
638
439
68,8
199
31,2
Nguồn: Phòng TCNC, Nhà máy Xe lửa Gia lâm
Biểu 04: Cơ cấu lao động theo tuổi
STT
Đơn vị
ồ LĐ
Ê 30
32 - 40
41 - 50
51 - 60
LĐ
%
LĐ
%
LĐ
%
LĐ
%
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Ban giám đốc
Đoàn thể
P. TCNC
P. TCKT
P. KTCĐ
P. Vật tư
P. KHĐĐ
P. QSBV
TTY Tế
TT dịch vụ
PX. Đầu máy
PX. Đóng mới
PX. Xe khách
PX. Xe hàng
PX. Giá chuyển
PX. Cơ khí
PX. Cơ điện
PX. Gia công nóng
3
2
8
6
21
12
6
20
3
46
81
95
55
45
67
58
58
52
4
10
4
2
1
6
4,9
10,5
7,27
2,99
1,72
11,54
1
1
3
8
19
22
112
16
13
18
10
16
16,7
4,76
15
17,4
23,5
23,2
21,8
35,56
19,4
31,03
17,24
30,77
1
5
3
12
6
2
13
3
36
51
58
35
26
49
36
32
27
50
62,5
50
57,14
50
33,3
65
100
78,3
62,96
61,5
63,64
57,78
73,13
62,07
55,17
51,92
3
1
3
2
8
6
4
4
2
7
5
4
3
3
4
15
3
100
50
37,5
33,3
38,1
50
66,7
20
4,3
8,64
5,3
7,27
6,67
4,48
6,9
25,86
5,77
ồ
638
27
4,23
139
21,79
395
61,91
77
12,07
Nguồn:Phòng TCNC, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm
Biểu 06 : Tỷ suất lương của các bộ phận.
STT
Bộ phận
Tỷ suất lương
1
BGĐ
0,0065
2
Đoàn thể
0,004
3
P.TCNC
0,01347
4
P.TCKT
0,0107
5
P.KTCĐ
0,032
6
P.vật tư
0,05
7
P.KHĐ
0,0098
8
P.QSBV
0,0256
9
TTYT
0,0036
10
Thị trườngĐV-NT
0,065
11
PX.đầu máy
0,108
12
PX.Đóng mới
0,1216
13
PX.xe khách
0,083
14
PX.xe hàng
0,064
15
PX.giá chuyển
0,10
16
PX.cơ khí
0,09
17
PX.cơ điện
0,093
18
PX.gia công nóng
0,08
Nguồn : Phòng TCNC
Biểu 07: Định mức lao động.
Tên sản phẩm
Định mức
I.Đóng mới XK
1.A1
63.621
2.A2
51.502
3.B
35.240
II.Đóng mới XH
17.751
III.Đóng mới giá chuyển
5.112
Biểu 08 : Đơn giá tiền lương giờ
STT
(a)
Sản phẩm
(b)
SCKH
(c)
ĐMLĐ/SP (d)
Đơn giá h (e)
ĐGTL
(f)
ồTL(000)
f = f.c
1
Đóng mới TXK
20
-
A1
4
63.621
7.547
480.148
1.920.592
-
A2
6
51.502
7.547
388.685,6
2.332.113,6
-
B
10
35.240
7.547
265.956,3
2.659.563
2
Đóng mới TXH
40
17.751
7.547
133.966,8
5.358.672
3
Đóng mới GC
20
5.112
7.547
38.580,3
771.606
4
SCLXK
35
580
7.547
4.377,3
153.205,5
5
SCLXHq
140
377
7.547
2.845,2
398.328
6
KTTN
291.921
7.547
297.626
3.512.185
13.971.429
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Quản trị Tài Chính Doanh nghiệp
NXB Tài chính 2- 35 -001
2. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp
NXB Tài chính 2005
3. Giáo trình Kế Toán Doanh nghiệp
NXB thống kê 2003.
4. Luật doanh nghiệp nhà nước.
5. Thời báo kinh tế việt nam.
6. Các tài liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy xe lửa Gia Lâm.
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35828.doc