Tiểu luận Công tác thông tin đối ngoại qua kênh báo nói trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta

Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được Đảng ta khởi xướng từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986). Cùng với việc đổi mới tư duy, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chúng ta bắt đầu thực hiện việc mở cửa đất nước, công bố chính sách đầu tư nước ngoài. Chính sách đối ngoại cũng là một nội dung cơ bản của đường lối đổi mới. Chúng ta chủ trương “thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và hữu nghị”, “mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại và hòa bình” . Đến nay, trải qua 20 năm đổi mới, hoạt động đối ngoại của Đảng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Từ chỗ chỉ có quan hệ chính trị là chủ yếu với các nước xã hội chủ nghĩa và một số nước độc lập dân tộc thì nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao với gần 170 nước trên thế giới, với tất cả các nước láng giềng và khu vực, có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, các tổ chức khu vực và quốc tế Đảng ta cũng có quan hệ với gần 190 Đảng và phong trào chính trị trên thế giới. Những thành tựu đối ngoại to lớn ấy đã đem lại rất nhiều thắng lợi quan trọng. Nước ta đã phá được thế bị bao vây, cô lập và cấm vận kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại ra khắp thế giới, tạo môi trường quốc tế thuận lợi phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .Qua đó đã góp phần bảo vệ, củng cố chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, từng bước làm thất bại các âm mưu và hành động diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh, ổn định chính trị - xã hội, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường thế giới. Chính sách mở cửa và đường lối đối ngoại mới cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thông tin quốc tế, tuyên truyền đối ngoại, làm cho công tác thông tin đối ngoại qua báo chí nói chung và báo nói nói riêng thêm phần khởi sắc. Tuy nhiên, hoạt động thông tin đối ngoại cũng đã gặp không ít khó khăn, trở ngại và bộc lộ nhiều mặt yếu kém, khuyết điểm. Nhận thức của nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân về vai trò, vị trí của thông tin đối ngoại chưa được đầy đủ; phương thức thông tin còn nhiều hạn chế; nội dung thông tin chưa sắc bén, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các nhóm đối tượng khác nhau; công tác quản lý còn lúng túng, chưa sáng tạo Những năm gần đây, thế giới đã có những bước phát triển nhanh chóng và vượt bậc. Trong xu thế toàn cầu hóa, có rất nhiều yếu tố phức tạp, khó lường đan xen, các thế lực phản động sẽ tiếp tục tìm nhiều phương thức, thủ đoạn để chống phá nước ta, xâm phạm an ninh, chủ quyền và lợi ích của ta và chính đất nước ta đã và đang chịu tác động trực tiếp và sâu sắc của những biến động của quá trình phát triển này. Thế nhưng, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn mà chúng ta cần nắm bắt, tận dụng để xây dựng đất nước hòa bình, ổn định, nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, nghị quyết Đại hội Đảng X đã nhấn mạnh nhiệm vụ “đẩy mạnh công tác văn hóa – thông tin đối ngoại, góp phần tăng cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân thế giới” . Mặt khác, trong bối cảnh của đời sống hiện đại hiện nay, phát thanh vẫn là phương tiện thông tin đại chúng có khả năng xã hội hóa thông tin cao nhất, nhanh nhất, đạt hiệu quả nhất. Với lợi thế máy móc gọn nhẹ, có thể xách tay đi lưu động, với khả năng truyền đi trực tiếp với những thông tin chân thực, có sức truyền cảm cao, phát thanh có thể thỏa mãn nhu cầu của công chúng trong một thế giới hiện đại, năng động, biến đổi hàng ngày hàng giờ. Và ở nước ta hiện nay, phát thanh vẫn đang là người bạn tin cậy và gần gũi với tất cả mọi người. Trước những tình hình và đặc điểm trên, Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số 219/2005/QĐ – TTg ngày 9/9/2005 phê duyệt “Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 và những năm tiếp theo”. Trong đó, mục tiêu cụ thể đối với báo nói là: Từ nay đến 2010, tập trung mở rộng diện phủ sóng phát thanh, tăng thêm thời lượng, hoàn thiện hệ chương trình, nâng cao chất lượng nội dung và chất lượng phủ sóng, phát triển báo nói điện tử Internet; đổi mới công nghệ sản xuất chương trình, truyền dẫn, phát sóng theo hướng hiện đại hóa; tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ, đáp ứng yêu cầu của phát thanh hiện đại Đổi mới mạnh mẽ công tác thông tin truyền miệng, coi đây là một trong những kênh thông tin rất quan trọng và hiệu quả trong các phương tiện thông tin ở nước ta

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1981 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công tác thông tin đối ngoại qua kênh báo nói trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề tài thực sự tập trung về công tác thông tin đối ngoại nói chung và đặc biệt là công tác thông tin đối ngoại qua kênh báo nói nói riêng. Trong khuôn khổ một bài tiểu luận, tác giả xin tập trung tìm hiểu về công tác thông tin đối ngoại trong lĩnh vực báo nói, qua đó góp phần làm rõ thêm thông tin trên lĩnh vực đối ngoại, thông tin về báo nói, giúp mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò của thông tin đối ngoại qua báo nói và quan trọng hơn là giúp nâng cao nghiệp vụ cho các nhà truyền thông tương lai, phục vụ cho hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. 3. Môc ®Ých - nhiÖm vô nghiªn cøu: Môc ®Ých nghiªn cøu Tìm hiểu và làm rõ vai trò của thông tin đối ngoại qua báo nói. Nâng cao nhận thức về thông tin đối ngoại nói chung và công tác thông tin đối ngoại qua kênh báo nói nói riêng. Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của thông tin đối ngoại qua báo nói hiện nay. NhiÖm vô nghiªn cøu: - Trình bày các khái niệm: thông tin, thông tin đối ngoại và các vấn đề liên quan. - Chỉ ra quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về thông tin đối ngoại qua báo chí nói chung và báo nói nói riêng. - Nghiên cứu về đặc điểm, thực trạng của hoạt động thông tin đối ngoại trong báo nói. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường và phát huy hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại qua kênh báo nói trong hoạt động của Đảng và Nhà nước ta . 4. §èi t­îng, kh«ng gian nghiªn cøu: §èi t­îng nghiªn cøu: Công tác thông tin đối ngoại qua kênh báo nói trong hoạt động của Đảng và Nhà nước ta. Ph¹m vi nghiªn cøu: Nghiên cứu trên báo nói và báo mạng điện tử Internet, cùng các tạp chí và các tài liệu liên quan. 5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp luận §Ò tµi ¸p dông ph­¬ng ph¸p duy vËt biÖn chøng vµ ph­¬ng ph¸p duy vËt lÞch sö, trªn c¬ së lý luËn cña Chñ nghÜa M¸c - Lªnin, t­ t­ëng Hå ChÝ Minh. §Ò tµi ®­îc thùc hiÖn chñ yÕu trªn c¬ së c¸c quan ®iÓm, nguyªn t¾c chØ ®¹o cña §¶ng vµ Nhµ n­íc ta vÒ th«ng tin ®èi ngo¹i. b. Phương pháp nghiên cứu: Với quy mô là một tiểu luận, đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu có sẵn bao gồm các sách tham khảo, các đề tài nghiên cứu, các tài liệu có liên quan đến thông tin đối ngoại và nghiệp vụ công tác thông tin đối ngoại qua báo chí như thống kê, văn bản pháp luật, các tạp chí, báo chí…Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp trao đổi, phỏng vấn như trao đổi, chia sẻ ý kiến… với thầy cô, các phóng viên, biên tập viên và những người liên quan đến các vấn đề về thông tin đối ngoại. 6. Đề cương chi tiết của đề tài: Chương I: Tổng quan về thông tin đối ngoại qua kênh báo nói. 1. Khái niệm thông tin đối ngoại 2 Nhận thức về thông tin đối ngoại 3 Đặc điểm của thông tin đối ngoại 4 Vị trí, vai trò của thông tin đối ngoại 5. Thông tin đối ngoại qua kênh báo nói. Chương II: Đặc điểm của công tác thông tin đối ngoại qua kênh báo nói trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta 1. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về thông tin đối ngoại qua kênh thông tin báo chí nói chung và báo nói nói riêng a. Lực lượng, phương thức, phương châm b. Đối tượng và địa bàn 2. Công tác thông tin đối ngoại qua kênh báo nói trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta a. Công tác thông tin đối ngoại qua kênh báo nói giai đoạn 1945- 1986 b. Công tác thông tin đối ngoại qua kênh báo nói giai đoạn 1986 đến nay 3. Một số khó khăn của công tác thông tin đối ngoại qua kênh báo nói Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của thông tin đối ngoại qua kênh báo nói trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn hiện nay. Kết luận chung. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của thông tin đối ngoại qua kênh báo nói trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn hiện nay Kết luận PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG Chương I: TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI QUA KÊNH BÁO NÓI 1. Khái niệm thông tin đối ngoại Thông tin vốn rất phong phú và đa dạng. Và thông tin đối ngoại là một dạng của thông tin, được phân theo chiều của thông tin (cùng với thông tin đối nội). Khái niệm thông tin đối ngoại được hiểu ở ba khía cạnh: là một lĩnh vực khoa học, là một lĩnh vực đào tạo, là một lĩnh vực hoạt động. Là một lĩnh vực khoa học, thông tin đối ngoại là một dạng thông tin về khoa học xã hội, được hiểu là những tin tức, thông báo, tri thức về một hiện tượng, sự việc được con người tiếp nhận, lựa chọn sử dụng trong các phương thức thích hợp trong hoạt động đối ngoại. Là một lĩnh vực đào tạo, thông tin đối ngoại có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, có khả năng thực hiện những chức trách của người làm công tác thông tin đối ngoại như tổ chức, quản lý hoạt động thông tin đối ngoại các cơ quan, các đoàn thể chính trị xã hội, tổ chức Đảng, Nhà nước… Là một lĩnh vực hoạt động, thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, người nước ngoài, người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế hiện nay, thông tin đối ngoại càng đóng vai trò quan trọng. Nó không chỉ thông tin tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà nó còn đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát huy bản sắc dân tộc. 2. Nhận thức về thông tin đối ngoại a. Là một bộ phận của công tác tư tưởng - văn hóa: Nói đến công tác tư tưởng văn hóa, mọi người thường chỉ liên tưởng đến phạm vi quốc gia. Trên thực tế, thông tin đối ngoại là sự tiếp tục của công tác tư tưởng văn hóa trên phạm vi quốc tế với đối tượng đa dạng và phức tạp hơn. Đó là việc tranh thủ dư luận thế giới, góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng được xác định cho một giai đoạn nhất định. Mục tiêu cách mạng của Việt Nam hiện nay là đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ của thông tin đối ngoại chính là làm cho thế giới hiểu rõ mục tiêu trên và góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển của đất nước. Nội dung tuyên truyền đối ngoại cũng bao hàm những lĩnh vực được xác định cho công tác tư tưởng văn hóa ở trong nước. Ngoài ra, thông tin đối ngoại còn nhấn mạnh đến quyết tâm chính trị trong việc thực hiện đường lối đã chọn cũng như khả năng, tiềm năng hợp tác quốc tế của nước mình. Trong giai đoạn hiện nay thông tin đối ngoại cần làm rõ quyết tâm của Đảng,Nhà nước ta trong việc tiếp tục đường lối chính trị đổi mới toàn diện, cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, xây dựng quan hệ đối tác tin cậy với tất cả các nước. b. Là một nhiệm vụ của công tác đối ngoại: Mục đích của thông tin đối ngoại cũng là mụch đích của hoạt động đối ngoại. Một mặt làm cho bạn bè và các đối tác trên thế giới hiểu rõ về nước mình, một mặt góp phần thực hiện mục tiêu cách mạng đề ra. Thông tin đối ngoại đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, nhưng đối tượng thông tin là khá đặc biệt. Đó là người nước ngoài. Vì vậy, vấn đề thống nhất quản lý luôn được đặt ra. Ở nước ta, Bộ Ngoại giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này. Ngoài ra, chúng ta có ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, có nhiệm vụ giúp Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ theo dõi tình hình, đề xuất chủ trương và chỉ đạo, phối hợp công tác thông tin đối ngoại. 3. Đặc điểm của thông tin đối ngoại Mặc dù là bộ phận của công tác tư tưởng-văn hóa và là một trong những hoạt động đối ngoại chủ yếu nhưng thông tin đối ngoại vẫn có những đặc điểm riêng của nó về nội dung, đối tượng và phương thức tiến hành. a. Nội dung của thông tin đối ngoại: Xét về nội dung, thông tin đối ngoại gồm nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Nhưng theo chỉ thị số 10/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại đã chỉ rõ, thông tin đối ngoại tập trung vào một số nội dung sau: + Phổ biến rộng rãi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, những chủ trương quan trọng trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…; bác bỏ những thông tin sai lệch, xuyên tạc về Việt Nam. + Đường lối và chính sách đối ngoại, bao gồm cả chính sách kinh tế đối ngoại; chủ trương nhất quán Việt Nam “sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”; yêu cầu và tiềm năng của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các nước trên nguyên tắc cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và quyền tự quyết của nhau. + Giới thiệu đất nước – con người, lịch sử và nền văn hóa lâu đời, phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam. + Thông tin tuyên truyền quốc tế trong nước. Tóm lại, nội dung của thông tin đối ngoại rất phong phú và đa dạng. Tùy thuộc từng địa bàn, đối tượng và yêu cầu đặt ra đối với từng thời điểm để xác định trọng tâm, trọng điểm thích hợp. Nội dung thông tin ngày càng phải cân đối, vừa mang nội dung “dân tộc” để tuyên truyền ở ngoài nước, vừa chứa đựng thông tin “quốc tế” để thỏa mãn nhu cầu của người dân. b. Đối tượng: Nếu không nói đến nhân dân trong nước, ta có thể tạm thời phân ra hai loại đối tượng: đối tượng bên ngoài ở các nước và đối tượng người nước ngoài có mặt tại Việt Nam. + Đối tượng bên ngoài gồm: Bộ máy Nhà nước của các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quần chúng, các tầng lớp nhân dân, các nhà hoạt động xã hội, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. + Đối tượng người nước ngoài có mặt tại Việt Nam gồm: Đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới đầu tư kinh doanh, chuyên gia các lĩnh vực, phóng viên thường trú, các đoàn khách viếng thăm. c. Phương tiện thông tin: Chưa bao giờ những hình thức thông tin và phương tiện tuyên truyền lại phong phú và hiện đại như ngày nay. Đó là do những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là trong công nghệ thông tin và do nhu cầu thông tin ngày càng lớn và đa dạng của đại đa số quần chúng. Tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, internet, sách, điện ảnh, quảng cáo…đều tham gia vào thông tin tuyên truyền đối ngoại. Ý kiến của Thường vụ Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “ Tiếp tục đầu tư và nâng cao chất lượng hệ thống thông tấn báo chí, xuất bản quốc gia như Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, một số báo và nhà xuất bản lớn để làm nòng cốt cho công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại” Thông báo ý kiến Thường vụ Bộ Chính trị về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới, số 188-TB/TW ngày 29/12/1998 . d. Phương thức thông tin: Do đối tượng của thông tin đối ngoại hoàn toàn khác với thông tin đối nội nên phương pháp thông tin, tuyên truyền cũng khác, tùy theo đối tượng, nội dung và thời điểm. + Cung cấp thông tin: Vấn đề mấu chốt của công tác thông tin đối ngoại là thông tin. Cần chủ động trong việc cung cấp thông tin vì có chủ động thì mới xác định được số lượng thông tin cần cung cấp, phân loại thông tin và thời điểm cung cấp thông tin thích hợp. + Thuyết phục: Thuyết phục là một quy trình trong đó người nói hoặc người viết sử dụng lý lẽ và lập luận để đối tượng chấp nhận quan điểm của mình về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục thành công, người làm công tác thông tin đối ngoại cần tiếp cận đối tượng để tìm các điểm tương đồng giữa mình và đối tượng nhằm đưa ra các lý lẽ xác đáng tác động vào tâm lý của đối tượng. + Cảm hóa: Cảm hóa khác với thuyết phục ở chỗ nó thiên về góc độ tình cảm và đạo lý. Thực tế, thuyết phục và cảm hóa thường được kết hợp trong hùng biện nói chung và trong vận động dư luận nói riêng. Thuyết phục mà không có cảm hóa thì sẽ không thành công bởi khi đó chỉ có lý mà không có tình. 4. Vị trí, vai trò của thông tin đối ngoại “Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam), người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại,Tài liệu hội nghị công tác thông tin đối ngoại toàn quốc, Hà Nội tháng 3-2004 Trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, thông tin đối ngoại luôn có vị trí quan trọng trong việc phát huy sức mạnh nội lực, tận dụng tối đa những thuận lợi của sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế góp phần vào mọi thành quả và thắng lợi của Việt Nam. Các văn kiện đối ngoại tiêu biểu đầu tiên như “Quyền của các dân tộc thuộc địa”, “bản án chế độ thực dân Pháp” và nhiều bài báo khác kể về nỗi cực khổ, lầm than mà thực dân Pháp đã gây ra cho nhân dân Đông Dương, cụ thể là nhân dân Việt Nam mà Nguyễn Ái Quốc đã đăng trên các báo Nhân đạo, Người cùng khổ…. Về sau, những hoạt động quốc tế của Người và của Đảng Cộng sản Việt Nam là những hoạt động thông tin đối ngoại quan trọng giúp thế giới hiểu về Việt Nam, ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc… Sau khi Liên Xô tan rã, chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở Đông Âu và Mông Cổ, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn nhưng thông tin đối ngoại thời kì này đã góp phần quan trọng khi giúp thế giới hiểu rõ hơn về định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, các chủ trương, chính sách mở cửa, hội nhập của Việt Nam… Ngày nay, trong quá trình hội nhập quốc tế, vị trí của thông tin đối ngoại càng có tầm quan trọng đặc biệt vì các thế lực thù địch và chống phá đang thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm vu cáo chế độ ta, phủ nhận thành tựu cách mạng của nhân dân ta, mưu toan lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa. Để chống lại những âm mưu của địch, các phương tiện truyền thông của ta đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại với đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. 5. Thông tin đối ngoại qua kênh báo nói. Báo nói (phát thanh) là kênh truyền thông đại chúng sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền dẫn truyền đi âm thanh, tác động trực tiếp vào thính giác người tiếp nhận. Chất liệu chính của phát thanh là nghệ thuật sử dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc để phản ánh hiện thực cuộc sống. Thông tin đối ngoại qua báo nói hay thực chất, có thể nói là việc sử dụng báo nói (phát thanh) – một trong những phương tiện truyền thông đại chúng có sức ảnh hưởng rộng rãi nhằm thực hiện có hiệu quả công tác thông tin đối ngoại, phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Nói đến báo nói, có thể nói đến đối tượng tham gia bao gồm các nhóm, các cộng đồng xã hội rộng rãi, tức là báo nói đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu giao tiếp mang tính phổ biến và tạo hiệu quả ở qui mô và phạm vi xã hội rộng lớn. Vì phạm vi tác động có thể vượt qua khuôn khổ các quốc gia, dân tộc, ảnh hưởng đến cả khu vực hoặc toàn cầu, do vậy báo nói ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại. Sau 20 năm đổi mới, báo nói đã phát triển một cách mạnh mẽ cả về lượng và chất, đóng vai trò là một trong những kênh thông tin không thể thiếu được trong công tác thông tin đối ngoại. Ở Việt Nam, phát thanh phát triển nhanh chóng từ sau khi giành được độc lập năm 1945. Ngày 7-9-1945, Đài Tiếng nói Việt Nam ra đời. Đến nay, ngoài Đài phát thanh quốc gia, 4 đài khu vực, hệ thống phát thanh, truyền thanh trong cả nước đã lớn mạnh, hoàn chỉnh với 64 đài phát thanh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hơn 600 đài truyền thanh, phát thanh huyện cùng với hàng ngàn đài truyền thanh cấp xã, phường là mạng lưới rộng khắp chuyển tải thông tin-truyền thông phục vụ nhu cầu dân sinh và phát triển. Phát thanh Việt Nam có lịch sử vẻ vang, đóng góp to lớn vào thắng lợi vĩ đại của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cũng như trong hòa bình xây dựng. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, phát thanh có những ưu thế đặc biệt, là tiếng kèn xung trận thúc giục các đoàn quân tiến lên giết giặc cứu nước; đồng thời là tiếng nói tâm tình, là trường học giáo dục lý tưởng, là lời động viên tạo nên sức mạnh tinh thần vô song cho quân và dân ta mọi lúc, mọi nơi. Hiện nay, Đài tiếng nói Việt Nam đã phát sóng ra nước ngoài bằng 12 thứ tiếng với thời lượng là 53giờ/ngày và có khoảng 35-40 triệu thính giả nước ngoài. Đài cũng xây dựng kênh FM VOV5-hệ đối ngoại dành cho người nước ngoài đang sinh sống và công tác tại Việt Nam và VOV6- hệ đối ngoại dành cho các khu vực, các nước trên thế giới. Ch­¬ng II: §Æc ®iÓm cña c«ng t¸c th«ng tin ®èi ngo¹i trong b¸o nãi trong ho¹t ®éng ®èi ngo¹i cña §¶ng vµ Nhµ n­íc ta 1. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về thông tin đối ngoại qua kênh thông tin báo chí nói chung và báo nói nói riêng a. Lực lượng, phương thức, phương châm + Lực lượng và phương thức thông tin đối ngoại: Chỉ thị số 11-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (ngày 13/6/1992) về đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại đã nói rõ: “Cần gấp rút tổ chức lại các lực lượng của ta; đồng thời tận dụng mọi khả năng và đa dạng hóa các phương thức hợp tác quốc tế để tăng cường lực lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại”. Theo đó chỉ thị cũng đã chỉ ra các cơ quan báo chí có nhiệm vụ thực hiện công tác thông tin đối ngoại, trong đó có Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam: “Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam cần được tăng cường. Tăng công suất phát sóng và nghiên cứu hình thức hợp tác để tiếp âm cho một số đối tượng; nâng cao chất lượng chương trình phát thanh bằng tiếng nước ngoài của Đài và chương trình phát thanh bằng tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài”; “Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam có chương trình phát thanh và truyền hình hàng ngày bằng tiếng Anh dành cho người nước ngoài đang ở Việt Nam”. + Phương châm triển khai công tác thông tin đối ngoại: Theo Chỉ thị số 10/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại thì phương châm trong việc triển khai công tác thông tin đối ngoại là: - Tất cả các Bộ, ngành, các địa phương, các cấp đều có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại trong phạm vi quản lý của mình. - Công tác thông tin đối ngoại cần được triển khai toàn diện, rộng khắp song có trọng tâm, trọng điểm, trước hết là đối với các nước láng giềng và trong khu vực, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; ưu tiên cung cấp thông tin đúng định hướng cho người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống, làm việc, du lịch, học tập và các nhà Việt Nam học trên thế giới. - Tổ chức, phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại: giữa các lực lượng chuyên trách nòng cốt với các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài, các đoàn ra nước ngoài, người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài, cũng như bạn bè quốc tế; giữa thông tin đối ngoại và thông tin đối nội; giữa hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa đối ngoại; giữa Ngoại giao Nhà nước với đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân; giữa các cơ quan Trung ương với các địa phương; giữa các cơ quan Nhà nước với các doanh nghiệp. b. Đối tượng và địa bàn + Đối tượng: Đối tượng của công tác thông tin đối ngoại qua kênh báo nói là nhân dân tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng, các nước lớn, bạn bè truyền thống, nhưng cần tập trung vào chính giới, các nhà kinh doanh, trí thức, đội ngũ báo chí, các nhà Việt Nam học, những người có thiện chí với Việt Nam, bởi họ chính là cầu nối giữa Việt Nam với thế giới. Ngoài ra cũng cần hết sức chú ý đến đội ngũ phóng viên nước ngoài, đội ngũ doanh nhân, các đại sứ quán, các cơ quan đại diện nước ngoài và quốc tế tại Việt Nam. Đặc biệt cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đây là một lực lượng rất đông đảo, họ ra nước ngoài vì nhiều lý do khác nhau nhưng đa phần ai cũng hướng về tổ quốc. Vì vậy, khi mà họ hiểu đúng tình hình đất nước thì họ chính là lực lượng làm thông tin đối ngoại ngay tại nơi cư trú. + Địa bàn: Chỉ thị số 11-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ rõ địa bàn của thông tin đối ngoại bao gồm các khu vực: “Thông tin sang các nước láng giềng và trong khu vực: Trung Quốc, Lào, Campuchia; các nước ASEAN; Nhật Bản, Đông Bắc Á, Ấn Độ, Ốt-xtrây-li-a. Thông tin sang Mỹ, các nước Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu và Liên Xô, châu Phi, Mỹ Latinh, hướng vào các tổ chức đoàn kết, hòa bình, hữu nghị, phi chính phủ, các lực lượng tiến bộ. Thông tin cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”. Như vậy, địa bàn của công tác thông tin đối ngoại nói chung và trong báo nói nói riêng được triển khai hầu như trên toàn thế giới. 2. Công tác thông tin đối ngoại qua kênh báo nói trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta a. Công tác thông tin đối ngoại qua kênh báo nói giai đoạn 1945- 1986: Đây là giai đoạn từ khi thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam với rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ cả về mặt tổ chức, nội dung, kỹ thuật… đến khi Đài đã dần hoàn thiện về cơ bản mọi mặt trong quá trình tổ chức và phát sóng. Giai đoạn này Đài đã trải qua rất nhiều sự thay đổi tùy theo tình hình ở Việt Nam cũng như tình hình trên thế giới và theo từng thời kỳ. + Giai đoạn 1945-1946: Đây là giai đoạn Đài Tiếng nói Việt Nam mới ra đời và chính thức đi vào hoạt động. Ngay từ những khâu chuẩn bị đầu tiên cho sự ra đời của Đài Tiếng nói Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trò hết sức quan trọng của Đài trong cả mặt tuyên truyền đối nội cũng như đối ngoại. Theo chỉ thị của Người, đối ngoại ở đây là có thể vượt qua biên giới quốc gia, không cần hộ chiếu để chọc thủng bức màn bưng bít của chủ nghĩa đế quốc về tình hình cách mạng ở Việt Nam; đập lại những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của chúng và nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp cách mạng của ta. Do vậy, Đài đã rất chú trọng đến việc biên soạn các chương trình bằng một số tiếng nước ngoài như Pháp, Anh, Quảng Đông, Espéranto, Lào. Và ngay trong buổi phát sóng đầu tiên, tất cả các thứ tiếng này đều đã được phát sóng, mỗi thứ tiếng được phát sóng 15phút. - Trước đó, việc đặt tên Đài cũng thể hiện tính chất đối ngoại sâu sắc. Bởi khi đó, nước ta đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới, người ta chỉ biết đến Đông Dương thuộc Pháp, gồm có các xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Ai Lao, Cao Miên. Vì vậy, Đài ta cần phải giới thiệu và khẳng định tên nước ta là Việt Nam. Mặt khác, ở nước ta khi đó trong các công văn, giấy tờ giao dịch thì tiếng Pháp được coi là tiếng chính thức. Mà việc mất tiếng nói là đồng nghĩa với việc mất nước cho nên Đài cần phải xưng tên là Đài Tiếng nói Việt Nam. - Ngoài ra, câu xưng danh mở đầu: “Đây Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội-thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” đã thể hiện rất rõ tính chất đối ngoại của Đài, bởi câu này đã giới thiệu được chế độ chính trị của Việt Nam là nước Cộng hòa dân chủ, giới thiệu được thủ đô của Việt Nam là Hà Nội. Trong giai đoạn này, bên cạnh việc thông tin về tình hình trong nước nhằm cổ vũ đồng bào kháng chiến, Đài cũng chú ý khai thác các hãng thông tin ngoại quốc để có được những bài bình luận về thời sự quốc tế, qua đó giúp nhân dân ta phần nào nắm bắt được tình hình thế giới để có những nhìn nhận đúng đắn và khách quan. + Giai đoạn 1946-1954: Đây là thời kỳ 9 năm kháng chiến toàn quốc. Trong giai đoạn này, Đài Tiếng nói Việt Nam phải thay đổi địa điểm tổng cộng 14 lần. Thời gian đầu của giai đoạn này nguồn tin tức quốc tế của Đài Tiếng nói Việt Nam hết sức ít ỏi, nguồn tin chủ yếu của Đài là trông vào việc nghe các đài phát thanh Paris, BBC, Hoa Kỳ và tin tức của các hãng thông tấn phương Tây. Tuy nhiên, đây là những tin chuyên xuyên tạc sự thật, nói xấu Việt Nam. Thế nhưng những cán bộ của Đài vẫn phải tạm thời chấp nhận lấy làm nguồn tin để khai thác, cố nhiên họ không lấy nguyên si mà tùy theo tình hình nắn lại cho gần sự thật hơn và để hạn chế những luận điệu xuyên tạc trên. Đặc biệt, Đài vẫn đều đặn phát đi các chương trình tiếng Anh, Pháp, Bắc Kinh và Quảng Đông. Trong giai đoạn ác liệt của chiến dịch Điện Biên Phủ, khi các Đài và các hãng thông tấn ngoại quốc đưa tin ngày một nhiều về phong trào diễn ra ở Pháp và trên thế giới nhằm phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam thì Đài ta song song với việc tuyên truyền chiến thắng ở Điện Biên Phủ và trên các chiến trường phối hợp, Đài ta cũng không coi nhẹ việc phát thanh về mặt trận đấu tranh ngoại giao ở Giơnevơ nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của dư luận Pháp và thế giới. Qua đó thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan báo chí nước ngoài về tình hình ở Việt Nam. Như vậy Đài đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát thanh đối ngoại thời kỳ này. + Giai đoạn 1954-1975: Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, nước Việt Nam ta bị chia làm hai miền: miền Bắc hoàn toàn giải phóng bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam vẫn phải sống dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Nhiệm vụ chính trị của Đài Tiếng nói Việt Nam trong tình hình chung của đất nước trở nên vô cùng phức tạp, khó khăn. Nhưng Đài cũng có thuận lợi lớn là luôn ở gần Trung ương, được sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ, đồng thời được sự giúp đỡ nhiệt thành của cộng đồng xã hội chủ nghĩa cả về vật chất và tinh thần. Do đó, trong cả thời kỳ miền Bắc phải đương đầu với chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ, các chương trình phát thanh vẫn không bị thu hẹp mà còn tiếp tục phát triển, phục vụ cho cả nhiệm vụ tuyên truyền cho miền Bắc, miền Nam và tuyên truyền đối ngoại. Trong giai đoạn trước, vì phương tiện kỹ thuật và đội ngũ cán bộ hết sức hạn chế nên các chương trình đối ngoại chỉ có thể cấu tạo đơn giản gồm phần tin trong nước, tin thế giới và bình luận. Nhưng trong giai đoạn này, với sự phát triển nhảy vọt về cơ sở kỹ thuật, với các thiết bị ghi âm và máy phát sóng công suất lớn, với đội ngũ cán bộ giỏi ngoại ngữ được tăng cường nên các chương trình phát thanh đối ngoại đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. - Về số lượng, hệ chương trình tuyên truyền đối ngoại đã từng bước tăng lên thành 11 thứ tiếng Anh, Pháp, Nhật Bản, Bắc Kinh, Quảng Đông, Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Inđônêxia, Nga, Tây Ban Nha và tiếng Việt cho người Việt ở xa Tổ quốc. - Chất lượng các chương trình đều được nâng cao. Riêng Tiếng Anh có 3 loại chương trình, có nội dung khác nhau, phát theo các hướng khác nhau vào những giờ khác nhau. Một là chương trình chung cho các đối tượng nước ngoài nghe tiếng anh ở Đông Nam Á và Tây Âu. Hai là chương trình dành cho quân đội viễn chinh Mỹ ở Thái Bình Dương và Thái Lan. Đây là chương trình phát thanh địch vận nhằm vào binh sĩ Mỹ, làm cho họ hiểu rõ họ là nạn nhân của chính quyền Mỹ đang đưa họ đến chỗ chết. Nội dung rất sách lược, có tính thuyết phục làm cho họ giác ngộ sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu của chính quyền Mỹ. Lời lẽ nhẹ nhàng tránh xúc phạm đến tinh thần tự ái dân tộc của họ. Ba là loại chương trình nhằm đối tượng là nhân dân Mỹ, phát từ La Habana truyền thẳng vào Mỹ, đánh vào hậu phương lớn của quân đội viễn chinh Mỹ. Chương trình này được Cuba giúp đỡ hết sức tận tình, mỗi ngày soạn 6 chương trình, mỗi chương trình phát 20 phút trên nhiều tần số và theo nhiều hướng ăngten khác nhau để phủ khắp nước Mỹ, làm cho nhân dân Mỹ hiểu được sự thật đang diễn ra ở Việt Nam. Ngoài các chương trình phát thanh, Đài bạn còn giúp tổ thường trú tổ chức được một nhóm các bạn Mỹ ở Mianmi chuyên nghe, in lại và phân phát nội dung các chương trình phát thanh của ta cho độc giả nước Mỹ. Có thể nói, chương trình phát thanh tiếng Anh là chương trình phát thanh đối ngoại của Đài Tiếng nói Việt Nam đạt hiệu quả cao nhất. Nó đóng góp tích cực vào phong trào phản đối chiến tranh ở Mỹ ngày một dâng cao, làm cho chính quyền Mỹ ngày càng lúng túng. Lúng túng vì ở Việt Nam Mỹ ngày một thua to, trong lòng nước Mỹ, hậu phương của quân đội viễn chinh thì chịu sức ép của dư luận, kể cả của Quốc hội Mỹ, ngày càng lên cao. + Giai đoạn 1975-1986: Giai đoạn này có nhiều biến động lớn về chính trị, kinh tế và xã hội, trên thế giới cũng như trong nước. Nước Việt Nam đã thống nhất và bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các sự kiện nổi bật gồm có: Một là, đường lối đổi mới toàn diện từ Đại hội VI và chính sách mở cửa hội nhập với thế giới. Hai là, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Ba là, sự phát triển đến chóng mặt của khoa học kỹ thuật đi liền với sự bùng nổ của thông tin trên thế giới, tác động vào nước ta, trong đó có Đài Tiếng nói Việt Nam. Bốn là, sự thay đổi về tổ chức bộ máy liên quan đến Đài. Cụ thể như sau: Về mặt tổ chức bộ máy, trước đấy, Đài Tiếng nói Việt Nam trực thuộc Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) nhưng đến giai đoạn này, thành lập thêm Ủy ban Phát thanh Truyền hình Việt Nam (UBPTTHVN) trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và khối lượng công tác do Đài Tiếng nói Việt Nam phụ trách. UBPTTHVN là cơ quan trực thuộc Hội Đồng Chính phủ, chịu trách nhiệm thống nhất quản lý Nhà nước ngành Phát thanh và Truyền hình trong phạm vi cả nước theo đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm phục vụ yêu cầu tuyên truyền trong nước và ra ngoài nước của Đảng và Chính phủ. Về nội dung các chương trình, trước kia đưa tin về các sự kiện trên thế giới, chủ yếu chỉ đưa những thành tựu của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa mà không phản ánh những mặt yếu kém, những sai lầm của họ. Đưa tin phương Tây thì chỉ đưa mặt xấu, mặt hư hỏng, không đưa những mặt mạnh của họ như phương thức quản lý kinh tế có hiệu quả,ứng dụng khoa học kỹ thuật mới… Điều đó đã làm cho bạn nghe Đài hiểu thế giới một cách méo mó, không chính xác. Đưa tin trong nước ra nước ngoài cũng chỉ nói về thành tựu, có tính chất thổi phồng, giấu diếm những mặt yếu kém. Chính vì thông tin phiến diện, một chiều theo định kiến chủ quan, nên nội dung có phần nghèo nàn, thiếu tính chân thật, thiếu tính thuyết phục. Nhưng trong giai đoạn này Đài Tiếng nói Việt Nam đã tích cực tham gia vào việc chống tư tưởng bảo thủ, chống cách làm ăn trì trệ, chống những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Đài cũng đổi mới thông tin từ ngoài vào và từ trong ra. Do đó, thông tin của Đài phong phú hơn, toàn diện hơn, chân thực hơn, hấp dẫn hơn và có hiệu quả cao hơn, giúp cho bạn nghe Đài ngày càng quán triệt đường lối đổi mới của Đảng. Nêu cả mặt được, mặt chưa được, chủ động góp phần vào việc hoàn thiện từng bước chính sách theo con đường đổi mới. b. Công tác thông tin đối ngoại qua kênh báo nói giai đoạn 1986 đến nay: Giai đoạn từ 1986 đến nay, tình hình thế giới có rất nhiều biến động phức tạp và sâu sắc. Đó là sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu; đó là sự chấm dứt của thời kỳ chiến tranh lạnh; thời kỳ các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tình hình mất ổn định chính trị diễn ra căng thẳng ở một số nước và khu vực trên thế giới; đây cũng là thời kỳ nhiều vấn đề mang tính toàn cầu cấp bách như dân số, môi trường, dịch bệnh, đói nghèo… được đặt ra gay gắt; trong thời kỳ này, xu thế liên kết khu vực và tiểu khu vực rất phát triển. Trong khi đó, ở nước ta, Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đã khẳng định đường lối đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, đối ngoại. Về lĩnh vực đối ngoại, Đảng ta chủ trương “thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và hữu nghị” và “mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại và hòa bình” Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. NXB Sự thật, Hà Nội, 1987, tr 105 . Trên cơ sở đó, Việt Nam đã cải thiện và mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đến Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng ta cũng đã đề ra một chính sách đối ngoại mới: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Chúng ta chủ trương giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với phát triển kinh tế đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, xây dựng một nền kinh tế mở, tích cực kêu gọi và thực hiện có hiệu quả đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn này, phát thanh là một trong những công cụ hữu hiệu của ta phục vụ cho công tác tuyên truyền, thông tin quốc tế, đối ngoại. Bởi trong suốt một thời gian dài cho đến thời kỳ đổi mới, Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn duy trì phát 11 thứ tiếng đến khắp 5 Châu lục, cùng với chương trình dành cho Đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc đã tạo thành hệ chương trình phát thanh đối ngoại (VOV6). Hai vấn đề lớn là cập nhật thông tin thời sự và đối tượng hóa chương trình luôn được đặt ra. Do đó, chức năng của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng được điều chỉnh để phù hợp với tình hình trong nước và trên thế giới. + Kể từ sau thất bại ở Việt Nam năm 1975, Mỹ và các thế lực phản động phương Tây luôn tìm mọi cách bưng bít thông tin, xuyên tạc tình hình Việt Nam như một nước hiếu chiến, độc tài, không có tự do, dân chủ, tôn giáo bị phân biệt đối xử… Các chương trình phát thanh của họ luôn đả phá chế độ ta, đòi đa nguyên đa đảng, dân chủ theo kiểu phương Tây. Cuộc đấu tranh tư tưởng trên lĩnh vực thông tin đối ngoại là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp, đòi hỏi một bản lĩnh chính trị vững vàng với một tay nghề cao. Vì vậy, giai đoạn 1987-1993, chức năng của Đài Tiếng nói Việt Nam là Đài phát thanh quốc gia có chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đài chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Thông tin về luật lệ, chính sách thuộc lĩnh vực phát thanh. Để thực hiện công tác thông tin đối ngoại, Đài Tiếng nói VIệt Nam hàng ngày đã phát 4 hệ chương trình với tổng số 26 giờ bằng 11 thứ tiếng cho nhiều đối tượng khác nhau trên thế giới. Thời gian phát là 30 phút và các chương trình được phát nhiều lần trong ngày, riêng tiếng Anh phát 9 lần trong ngày. Bản tin FM 5 phút bằng tiếng Anh, Pháp, Nga ngày phát 2 lần và kể từ 10/11/1994 phát 4 lần trong ngày, trong đó có 2 buổi phát lại chương trình Tiếng Việt dành cho người Việt Nam ở nước ngoài. Những người thực hiện hương trình đối ngoại gồm hơn 80 phóng viên, biên tập viên và phát thanh viên, đa số họ đều tốt nghiệp Đại học chuyên ngữ. Đến giữa năm 1994 Đài thành lập bộ phận FM tiếng Pháp. Phòng Việt Kiều được chuyển từ ban thời sự đối nội về ban đối ngoại làm nhiệm vụ tuyên truyền cho khối Kiều bào Việt Nam ở xa Tổ quốc. Các phóng viên của Đài được đào tạo thêm nghiệp vụ thông qua các chương trình hợp tác với Australia, Pháp, Anh, Hà Lan, Thụy Điển, Đức, Canada và một số tổ chức truyền thông lớn trong khu vực như AJBD, ABIJ, AMJC… + Trong giai đoạn từ 1994 đến nay, tình hình thế giới cũng có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Trước tiên là cuộc khủng hoảng kinh tế ở khu vực (1997-2000). Sau năm 2001, nền kinh tế thế giới đã có sự phục hồi nhưng nó diễn ra uể oải, chậm chạp. Sau 2004, nền kinh tế đã có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ nhưng lại vấp ngay vào biến động giá cả, nhất là giá dầu. Điều này cũng tác động trực tiếp đến nền kinh tế của chúng ta. Xu thế toàn cầu hóa có diễn biến phức tạp và gay gắt. Xu hướng khu vực hóa tăng lên. Trên thế giới xuất hiện gần 40 khu vực mậu dịch tự do. Tình hình chính trị thế giới vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi mục tiêu của Mỹ, đó là xác lập quyền thống trị thế giới của Mỹ. Đồng thời, một hiện tượng mang tầm cỡ quốc tế đó là sự lớn mạnh, trỗi dậy của Trung Quốc. Ngoài ra, trên thế giới hiện nay đang có sự tập hợp nhằng nhịt, qua lại, liên kết với nhau trên mọi vấn đề, mọi thời điểm, mọi địa bàn…thông qua các tổ chức như Liên minh Châu Âu (EU), tổ chức hợp tác Thượng Hải giữa Nga –Trung Quốc, hợp tác Á-Âu (ASEM)… Bên cạnh những thuận lợi nhất định là những thách thức, bất lợi đã và đang tác động đến công cuộc đổi mới, phát triển đất nước của chúng ta trong giai đoạn hiện nay, điều đó đặt ra những yêu cầu mới, nhiệm vụ mới cho công tác thông tin đối ngoại. Trước những tình hình đó, Đài Tiếng nói Việt Nam đã có hai lần điều chỉnh về chức năng hoạt động hoạt động. Từ năm 1993 đến 2003, Đài Tiếng nói Việt Nam là Đài quốc gia, là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng thông tin tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, quản lý thống nhất kỹ thuật phát thanh trong cả nước. Đài Tiếng nói Việt Nam chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Văn hóa - Thông tin về hoạt động báo chí. Từ năm 2003 đến nay, Đài Tiếng nói Việt Nam là Đài phát thanh quốc gia thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh. Đài Tiếng nói Việt Nam chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Văn hóa-Thông tin về hoạt động báo chí và quản lý Nhà nước của Bộ Bưu chính Viễn thông về tần số truyền dẫn phát sóng phát thanh. Một số hoạt động nổi bật nhằm tăng cường chức năng đối ngoại của Đài trong giai đoạn này đó là: Năm 1998, thành lập hệ chương trình dành cho người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam VOV5, các chương trình tiếng Anh, Pháp được thực hiện trực tiếp tạo nên chất lượng và sắc thái mới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi mà Internet đang trở thành loại hình truyền thông hiệu quả nhất thì 22h ngày 3.2.1999, Đài Tiếng nói Việt Nam hòa mạng Internet bản tin tiếng Việt và tiếng Anh, khai sinh tờ báo điện tử, mang tên VOV News. Ngoài ra, việc tăng cường chức năng đối ngoại của Đài còn được thể hiện ở việc thành lập các cơ quan thường trú ở nước ngoài. Và đây chính là điểm nổi bật trong giai đoạn này. Ngày 28/10/1998 thành lập cơ quan thường trú tại Băng Cốc (Thái Lan), tại Paris (Pháp). Ngày 8/6/1999 thành lập cơ quan thường trú tại Matxcơva (Nga). Ngày 20/8/1999 thành lập cơ quan thường trú tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Ngày 15/10/2001 thành lập cơ quan thường trú tại Cairo (Ai Cập). Ngày 2/6/2003 thành lập cơ quan thường trú tại Tokyo (Nhật Bản). Sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện chính sách ngoại giao đa dạng hóa, đa phương hóa, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. giữ vững ổn định về chính trị, tăng cường kinh tế đối ngoại và đối nội, ngày càng có thêm nhiều bạn bè quốc tế. Chúng ta đang đẩy mạnh hội nhập với thế giới. Quan hệ với các nước ASEAN được mở rộng; Quan hệ với Trung Quốc được bình thường hóa; Quan hệ với các nước Đông Bắc, Nam Thái Bình Dương, Tây Âu được khai thông và tiến bộ nhanh chóng; Quan hệ với Nhật Bản được nâng lên tầm đối tác chiến lược; Quan hệ với Mĩ có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt, gần đây, Tổng thống Mĩ đã chính thức thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam. Nhiều đoàn cấp cao của Việt Nam đã đi thăm và làm việc ở nước ngoài, ngược lại, nhiều đoàn cấp cao của nước ngoài cũng đã đến với Việt Nam…Đó là những bằng chứng cho thấy sự thay đổi rõ rệt của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam, khẳng định đường lối đổi mới và chính sách đối ngoại mở cửa của Việt Nam là đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của quốc gia và quốc tế. Các chương trình phát thanh đối ngoại của Đài Tiếng nói Việt Nam có vị trí rất quan trọng trong những thành tựu đó. Với 11chương trình phát thanh bằng tiếng nước ngoài , một chương trình tiếng Việt, với thời lượng 119 giờ mỗi ngày, phát thanh đối ngoại được coi là phương tiện thông tin đối ngoại lớn nhất của Đảng và Nhà nước. Qua đó, Đài Tiếng nói Việt Nam đã góp phần đem đến cho bạn bè quốc tế những thông tin chính xác, bổ ích về các vấn đề trong nước cũng như quốc tế, về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, giúp họ có một cái nhìn toàn diện về hình ảnh một đất nước Việt Nam tươi đẹp, giàu bản sắc văn hóa, năng động, sáng tạo, cởi mở, yêu chuộng hòa bình. 3. Một số khó khăn của công tác thông tin đối ngoại qua kênh báo nói Tình hình trong nước và quốc tế vẫn luôn biến động phức tạp. Sự bùng nổ về thông tin, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, những mặt trái của toàn cầu hóa, âm mưu diễn biến hòa bình, chống phá cách mạng của các thế lực thù địch…đều tác động mạnh mẽ tới chương trình phát thanh đối ngoại. Thứ nhất, hiện nay phát thanh đối ngoại đang bị đặt vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt, nhất là với các nước phát triển bởi các nguồn lực thông tin của họ đến với thính giả ngày càng đa dạng và hấp dẫn. Thứ hai, sự phát triển của khoa học công nghệ, trong đó có cả công nghệ phát thanh đã tạo điều kiện cho các thông tin phản động, tiêu cực nhằm xuyên tạc những gì tốt đẹp đang diễn ra trên đất nước ta được phát tán nhanh hơn. Thứ ba, công cuộc xây dựng đất nước tiếp tục cần đến sự ủng hộ quốc tế về nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm…Do đó phát thanh đối ngoại cần phải tích cực quảng bá tiềm năng, đường lối cởi mở sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước của Việt Nam để có thể tìm được những đối tác tin cậy, cần thiết. Thứ tư, bối cảnh thế giới hiện nay không có lợi cho hòa bình, cho Chủ nghĩa xã hội… Do đó phát thanh đối ngoại cần phải tham gia vào việc bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, chống lại âm mưu bá chủ, nô dịch các dân tộc khác… Tóm lại, trước những sự thay đổi của tình hình trong nước cũng như thế giới, phát thanh đối ngoại sẽ phải tiếp tục cải tiến nội dung, hình thức thể hiện sao cho thông tin về Việt Nam đến với bạn bè quốc tế nhanh hơn, hấp dẫn hơn và chính xác hơn, phục vụ nhiều hơn nhu cầu thông tin, tìm hiểu của thính giả. Chương III: mét sè gi¶I ph¸p nh»m n©ng cao vai trß cña th«ng tin ®èi ®èi ngo¹i qua kªnh b¸o nãi trong ho¹t ®éng ®èi ngo¹i cña ®¶ng vµ nhµ n­íc ta hiÖn nay. KÕt luËn chung. 1. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của thông tin đối ngoại trong báo nói trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn hiện nay. Qua quá trình nghiên cứu và đánh giá thực tiễn của hoạt động thông tin đối ngoại qua kênh báo nói, có thể thấy rằng từ năm 1986 đến nay, vai trò của công tác thông tin đối ngoại trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã được nhận thức đầy đủ và rõ nét hơn, góp phần thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại trong cả nước. Tuy nhiên hiệu quả mang lại là không cao bởi vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác chỉ đạo cũng như trong việc thực hiện. Để nâng cao hơn nữa vai trò của công tác Thông tin đối ngoại qua kênh báo nói trong thời gian tới, tác giả xin đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau: Đối với các cấp bộ Đảng và lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại. +Cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và Chính quyền đối với công tác thông tin đối ngoại nói chung và việc thực hiện công tác thông tin đối ngoại qua kênh báo nói nói riêng. Để tăng cường hiệu quả lãnh đạo của Đảng, cần đổi mới phương thức lãnh đạo đối với công tác thông tin đối ngoại bằng việc quy định cụ thể trách nhiệm cho từng cơ quan; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác này dưới nhiều hình thức. Xây dựng và hoàn thiện chiến lược Quốc gia về Thông tin đối ngoại trong từng giai đoạn cụ thể, thể hiện trong việc định hướng, cụ thể hóa và quy định chặt chẽ hơn nữa trong các văn bản chỉ đạo hoạt động thông tin đối ngoại cho các cơ quan chuyên trách. +Cần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thông tin đối ngoại trong toàn bộ công tác đối ngoại của Đảng và nhà nước ta. Không ngừng trau dồi, nâng cao nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra. Không ngừng trau dồi ngoại ngữ và các kiến thức khác để tiếp cận, nắm bắt và xử lý thông tin nhanh nhạy, chính xác. Cần xây dựng, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại một cách chính quy, bài bản, có hệ thống, đảm bảo đội ngũ cán bộ kế thừa có bản lĩnh chính trị vững vàng; trung thành với Đảng, với Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có trình độ nghiệp vụ cao, nhạy bén chính trị, chủ động nắm bắt kịp thời yêu cầu của các đối tượng cần được thông tin. Hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo trình và đội ngũ giảng viên cho các cơ sở đào tạo về thông tin đối ngoại. Có cơ chế đãi ngộ thỏa đáng cho những cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại. Ngoài ra, cần phải đổi mới, nâng cao nội dung, hình thức, chất lượng của các phương tiện truyền thông đại chúng. Đối với Đài tiếng nói Việt Nam. +Đài Tiếng nói Việt Nam phải thể hiện tính tư tưởng, tính chiến đấu cao, sắc bén. Bởi phát thanh đối ngoại không chỉ nói rõ chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước ta với các nước khác trên thế giới; không chỉ phản ánh trung thực công cuộc đổi mới, những thành tựu, vấn đề đang giải quyết mà quan trọng là phải khẳng định rõ quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng ta đối với những vấn đề đối nội, đối ngoại và thời cuộc. Đài phát thanh, phương tiện thông tin nhanh nhất, phải là cơ quan đại chúng đầu tiên truyền đi rành mạch, công khai quan điểm, đường lối của Đảng về các vấn đề trong nước và quốc tế. Cũng như ở ngoài mặt trận, phải nhanh chóng và kịp thời mới tranh thủ được thời cơ, chiếm lĩnh được trận địa.Như vậy, nhanh nhạy đã mang tính chiến đấu cao. +Đài phải góp phần đắc lực trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và thực hiện thiết chế dân chủ cơ sở. Bởi ưu việt hơn các loại báo chí khác, Đài Tiếng nói Việt Nam có thể phát suốt ngày đêm, đến được những vùng sâu nhất, xa nhất, đến được với những người không biết chữ, những người khiếm thị…cho nên mặt sóng của Đài như tờ báo rộng lớn về thời gian, không gian, thuận tiện thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Do đó Đài cần cố gắng phát huy thế mạnh của mình. +Đài phải mạnh dạn, kiên quyết đối mới, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào các hoạt động, mà cốt tử là xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có bản lĩnh, năng động, sáng tạo. Bởi nói tới phát thanh hiện đại là nói tới tính chất nhanh nhạy, kịp thời, liên tục, sống động, hiệu quả, bảo đảm định hướng thông tin của Đảng. Chất lượng sóng phải liên tục mạnh, sáng rõ, chat lượng âm thanh phải đẹp, hấp dẫn người nghe. Trong phát thanh, giọng nói là quan trọng, sao cho qua giọng nói thể hiện được nét đẹp văn hóa Việt Nam. + Khi nói đến đổi mới đi lên hiện đại không thể nói suông mà phải bắt tay vào làm ngay. Công cuộc đổi mới đòi hỏi tác phong làm việc khẩn trương và hiệu quả, nói đi đôi với làm… do đó, cần xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị, có chuyên môn nghiệp vụ, có lòng yêu nghề, năng động và sáng tạo trong công việc. Tóm lại, Đài cần phải cố gắng đổi mới hơn nữa cả về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ để nhanh chóng đi vào công nghệ phát thanh hiện đại. Kết luận Thông tin đối ngoại qua báo nói, đó là hệ thống chuyển tải tin tức, sự kiện của tất cả các lĩnh vực, các ngành cũng như đời sống sinh hoạt của một đất nước ra bên ngoài thông qua kênh báo nói. Đối tượng thông tin ở đây có thể là từ trong nước qua kênh báo nói thông tin sang các nước, hoặc là thông tin qua báo nói tới người nước ngoài đến nước mình. Trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước ta, đây là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm đúng mức nhằm giúp cho bạn bè thế giới hiểu đúng chúng ta, và những thông tin phản hồi từ họ, cũng là cơ sở tham khảo cần thiết để Việt Nam xây dựng chính sách cho phù hợp, đảm bảo các bước đi, lộ trình hội nhập của Việt Nam đáp ứng được tốt nhất quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thực tế cuộc sống cho thấy báo nói đã thực hiện khá tốt công tác thông tin đối ngoại trong hoạt động của Đảng và Nhà nước ta. Thứ nhất, Báo nói đã đăng tải thường xuyên, kịp thời về chủ trương, đường lối của Đảng trên các lĩnh vực, làm cho bạn bè thế giới có cơ sở xây dựng quan hệ hợp tác phù hợp với các chủ trương và chính sách của chúng ta. Thứ hai, Báo nói là một trong những kênh quan trọng góp phần từng bước đập tan những tuyên truyền sai lạc về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, đa nguyên đa đảng, tham nhũng…, giới thiệu những chủ trương đúng đắn của ta về đại đoàn kết dân tộc, về công tác dân tộc, tôn giáo, về những nỗ lực của Việt Nam trong việc chặn đứng và đẩy lùi bệnh tham nhũng, quan liêu… Thứ ba, thông qua kênh báo nói, những năm vừa qua, chúng ta đã chuyển tải nhiều nội dung giới thiệu về đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế. Các nội dung đối ngoại bao gồm cả đối ngoại Đảng, đối ngoại Nhà nước, đối ngoại nhân dân. Thứ tư, thông tin đối ngoại qua báo nói góp phần giới thiệu đất nước, con người, văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế, giới thiệu và cập nhật kịp thời tình hình trong nước trên nhiều lĩnh vực cho các đối tác bên ngoài, đồng thời đưa tin và góp phần định hướng dư luận về những vấn đề bức xúc, các điểm nóng trên thế giới, giúp cho người dân trong nước có được bức tranh chung về tình hình quốc tế trong từng thời điểm cụ thể, chuẩn bị tâm thế tốt hơn khi hội nhập. Trong điều kiện có rất nhiều phương tiện thông tin như hiện nay, Đài tiếng nói Việt Nam và toàn ngành phát thanh nước ta vẫn và sẽ là một vũ khí sắc bén và quan trọng của Đảng và Nhà nước trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Đến nay, làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam đã vươn tới các nước châu Á, châu Úc, châu Âu, Bắc Mỹ, vùng Caribe… Đài đang tiếp tục mở rộng hệ thống phát thanh, mạng lưới tổ chức, đội ngũ cộng tác viên, thông tin viên; các cơ quan thường trú trong nước và ngoài nước. Điều này cho thấy, Đài đã rất chú ý đến tính toàn diện, tính toàn quốc, tính chiến đấu của một đài quốc gia, bảo đảm đặc trưng tính chất của một tờ báo nói. Rõ ràng, cùng với sự đổi mới và phát triển của báo chí nói chung, Đài Tiếng nói Việt Nam và toàn ngành phát thanh nước ta ngày càng có những bước phát triển và trưởng thành, đóng góp quan trọng vào công tác tư tưởng của Đảng, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của đất nước. Tóm lại, công tác thông tin đối ngoại qua kênh báo nói trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay đã được đẩy mạnh cả về lượng và chất. Trong những năm tới công tác đối ngoại qua kênh báo nói sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa và chắc chắn sẽ phục vụ đắc lực cho quá trình hội nhập và phát triển của đất nước ta.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCong tac TTDN qua kenh bao noi.doc