Ngày 2 tháng 7 năm 1997, cơ quan tiền tệ Thái Lan tuyên bố họ không có khả năng giữ giá đồng bạt theo đồng đô la Mỹ nữa. Điều này có nghĩa là Thái Lan chủ trương phá giá đồng bạt, kết thúc một thời kỳ dài trong suốt 13 năm gìn giữ và mở đầu cho một cuộc khủng hoảng mới – khủng hoảng tài chính tiền tệ vàlàm ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á". Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật phải kinh qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình.
Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ Thái Lan hay khủng hoảng tài chính "Đông Á" nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ.
Vậy tại sao bỗng dưng Thái Lan lại tự phá giá đồng bản tệ của mình để cho nền kinh tế lâm vào một tình trạng khó khăn nghiêm trọng? Đằng sau cuộc khủng hoảng đó là gì, ảnh hưởng của nó như thế nào đến nền kinh tế khu vực và trên thế giới? Quan trọng hơn, chúng ta cần tìm ra những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Quốc gia mình. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Nhóm chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan năm 1997 – Nguyên nhân, hậu quả và bài học kinh nghiệm với Việt Nam” làm đề tài tiểu luận cho nhóm.
Bài tiểu luận của nhóm gồm 03 phần:
Phần 1: Tổng quan về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan năm 1997
Phần 2: Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan
Phần 3: Những bài học kinh nghiệm với Việt nam
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2226 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan năm 1997 – Nguyên nhân, hậu quả và bài học kinh nghiệm với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 2 tháng 7 năm 1997, cơ quan tiền tệ Thái Lan tuyên bố họ không có khả năng giữ giá đồng bạt theo đồng đô la Mỹ nữa. Điều này có nghĩa là Thái Lan chủ trương phá giá đồng bạt, kết thúc một thời kỳ dài trong suốt 13 năm gìn giữ và mở đầu cho một cuộc khủng hoảng mới – khủng hoảng tài chính tiền tệ vàlàm ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á". Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật phải kinh qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình.
Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ Thái Lan hay khủng hoảng tài chính "Đông Á" nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ.
Vậy tại sao bỗng dưng Thái Lan lại tự phá giá đồng bản tệ của mình để cho nền kinh tế lâm vào một tình trạng khó khăn nghiêm trọng? Đằng sau cuộc khủng hoảng đó là gì, ảnh hưởng của nó như thế nào đến nền kinh tế khu vực và trên thế giới? Quan trọng hơn, chúng ta cần tìm ra những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Quốc gia mình. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Nhóm chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan năm 1997 – Nguyên nhân, hậu quả và bài học kinh nghiệm với Việt Nam” làm đề tài tiểu luận cho nhóm.
Bài tiểu luận của nhóm gồm 03 phần:
Phần 1: Tổng quan về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan năm 1997
Phần 2: Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan
Phần 3: Những bài học kinh nghiệm với Việt nam
Do kiến thức còn nhiều hạn chế, lại giới hạn trong một khuôn khổ nhất định nên bài tiểu luận của chúng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn.
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Ở THÁI LAN NĂM 1997
Hình ảnh của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan và một số nước châu Á năm 1997
Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 8%. Cuối năm 1996, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể không giữ được lâu. Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có sự điều chỉnh. Cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm đi.
Ngày 14 tháng 5 và ngày 15 tháng 5 năm 1997, đồng baht Thái bị tấn công đầu cơ quy mô lớn. Ngày 30 tháng 6, thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá baht, song rốt cục lại thả nổi baht vào ngày 2 tháng 7. Baht ngay lập tức mất giá gần 50%. Vào tháng 1 năm 1998, nó đã xuống đến mức 56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản. Ngày 11 tháng 8, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ dollar Mỹ cho Thái Lan. Ngày 20 tháng 8, IMF thông qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ dollar.
Tại các quốc gia láng giềng, ngày 11.7.1997, Philippin tuyên bố thả nổi đồng Peso. Ngày 11.8.1997, Malaysia tuyên bố không can thiệp vào thị trường hối đoái (thực chất là thả nổi đồng Ringgit). Ngày 14.8.1997 Indonesia tuyên bố thả nổi đồng Rupiah.
Năm 1996, tỷ giá bình quân đồng Won của Hàn Quốc là 844,2 Won/USD thì ngày 30/9/1997 là 914,8 won/USD. Ngày 14/12/1997 đồng Won được thả nổi. Ngày 23/12/1997 đạt kỷ lục 200 won/Usd.
Có thể nói, sự mất giá nhanh với quy mô chưa từng có của những đồng tiền Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc là biểu hiện bên ngoài dễ nhận thấy nhất của sự bùng nổ khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ ở các nước này.
Bảng 1: Tỷ giá hối đoái bình quân năm 1996 và 1997
Nước
Đồng tiền
1996
1997
Thái Lan
Baht/USD
25.61
47.25
Philipines
Peso/USD
26.29
39.50
Malaysia
Ringgit/USD
2.52
3.88
Indonesia
Rupiah/USD
2.308
5.00
Hàn Quốc
Won/USD
844.20
695.8
Biểu hiện bên ngoài thứ hai của tình trạng khủng hoảng tài chính này là sự thua lỗ và phá sản với tốc độ và quy mô bất thường của hệ thống ngân hàng, tài chính quốc gia.
Bảng 2: Tình trạng thua lỗ và phá sản của hệ thống ngân hàng, tài chính
Nước
Năm tài chính 14.1.1996 đến 31.3.1997 Tổng số ngân hàng
Năm tài chính từ 1.4.1997 đến 31.3.1998
Số ngân hàng bị đình chỉ hoạt động
Số Ngân hàng bị quốc hữu hóa/Chính phủ giám sát
Số ngân hàng bị sáp nhập
Số ngân hàng bị bán cho Công ty nước ngoài
Tổng số ngân hàng “có vấn đề”
Thái Lan
108
56
4
64 (59%)
Malaysia
60
41
41 (68%)
Indonesia
228
16
56
11
83 (36%)
Hàn Quốc
56
16
18 (32%)
Biểu hiện bên ngoài thứ ba của cuộc khủng hoảng là sự thua lỗ và phá sản với quy mô và tốc độ bất thường của các doanh nghiệp (Bảng 3).
Bảng 3: Tình trạng thua lỗ và phá sản của các doanh nghiệp
Nước
Thời gian
Số doanh nghiệp phá sản
Thái Lan
Tháng 1.1998 đến 5.1998
3.961 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong đó có 582 doanh nghiệp phá sản
Malaysia
Năm 1996
Năm 1997
489 doanh nghiệp phá sản
6583 doanh nghiệp phá sản (gấp 13 lần năm 96)
Indonexia
Năm 1998
Khoảng 80% doanh nghiệp ngưng hoạt động
Hàn Quốc
Năm 1997
Năm 1998
14.000 doanh nghiệp phá sản
53.000 doanh nghiệp phá sản (gấp 3,8 lần năm 97)
Sự phá sản của hàng loạt ngân hàng, doanh nghiệp sẽ dẫn đến hai hậu quả trực tiếp là số người thất nghiệp tăng mạnh và tăng trưởng kinh tế quốc gia giảm sút (Bảng 4).
Bảng 4: Tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp khi khủng hoảng
Tăng trưởng kinh tế
Tỷ lệ thất nghiệp (% trên tổng số lao động)ệ thất ng
1996
1997
1998
1996
1997
1998
Thái Lan
6.7
-0.4
-8.3
8.8
Malaysia
8.2
7.0
2.0
Indonesia
7.8
4.6
-13.7
Philippines
5.8
5.2
-.05
9.5
10.4
3.3
Hàn Quốc
7.1
5.5
-5.8
2.3
2.5
8.0
Về mặt kinh tế, khủng hoảng trong giai đoạn này ở Thái Lan và một số nước như Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc có đặc điểm giống nhau về xu hướng diễn biến của năm tham số:
Tỷ giá hối đoái tăng mạnh, ngoài tầm kiểm soát
Phá sản hàng loạt các ngân hàng, công ty tài chính
Phá sản hàng loạt các doanh nghiệp
Thất nghiệp tăng mạnh
Tăng trưởng kinh tế giảm mạnh
Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
Tác động tiêu cực:
Hậu quả tiêu cực mà cuộc khủng hoảng gây ra là quá rõ ràng, toàn diện và hết sức nặng nề đối với không chỉ Thái Lan mà rất nhiều Quốc gia khác trong khu vực và thế giới.
Hậu quả dễ nhận thấy nhất và phổ biến nhất trong toàn khu vực tại các trung tâm khủng hoảng là sự mất ổn định của đồng tiền và thị trường tiền tệ trong mỗi nước, là sự giảm sút các nguồn vốn nước ngoài vào các nước Châu Á (và ngược lại nó cũng gây ảnh hưởng cho những nước đầu tư vào nó), là sự giảm sút cả đầu tư trong nước do lãi suất cao và yếu tố lòng tin… Tất cả những yếu tố này đã làm giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan và nhiều nước khác đi đôi với tình trạng thất nghiệp và lạm phát cao; cũng như làm tăng nợ nước ngoài bằng ngoại tệ do sự mất giá của đồng bản tệ và do phải thu hút thêm các khoản tín dụng quốc tế để vượt qua khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng còn đánh dấu sự kết thúc một thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh kéo dài hàng thập kỷ của các nước phát triển trong khu vực (mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn nước ngoài) để chuyển sang một thời kỳ đặc trưng bởi sự phát triển ôn hòa, phù hợp với hiện trạng kinh tế và dựa vào nội lực quốc gia nhiều hợp.
Cuộc khủng hoảng đã gây thiệt hại chung cho toàn thế giới khoảng 500tỷ USD, trong đó Châu Á chiếm 300 tỷ USD và khiến cho 150 tỷ USD đầu tư tài chính rút khỏi Đông Nam Á vì mất niềm tin. Hơn thế, điều này khiến các nhà đầu tư nước ngoài thận trọng hơn khi dầu tư vào bất cứ nơi nào trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Á. Viện nghiên cứu thương mại Bộ Thương mại – Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á Nguyên nhân và bài học - 1998
Thêm nữa, sự phá giá đồng bản tệ đã làm tăng các chi phí dịch vụ nợ và chất thêm gánh nặng nợ nần lên vai các công ty – con nợ, làm tăng tình trạng mất khả năng thanh toán, phá sản của chúng mà nhất là đối với các Công ty phục vụ thị trường trong nước mà nhu cầu đang giảm sút nhanh chóng. Thái Lan là một trong những nước có tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu cao (lên tới 42% tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu), việc phá giá đồng bản tệ sẽ làm gia tăng chi phí xuất khẩu, đẩy giá thành lên cao, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.Và một điều không thể tránh khỏi nữa là tình hình bong bóng bất động sản vỡ tung, các ngân hang rơi vào tình trạng gánh chịu một đống nợ khó đòi hoặc gìn giữ bất đắc dĩ một lượng tài sản thế chấp ngày càng mất giá và khó bán. Vì lo sợ về tình trạng mất khả năng thanh toán của các con nợ, các chủ nợ và chủ đầu tư nước ngoài càng thít chặt hầu bao, dự trữ ngoại hối quốc gia ngày càng giảm và lúc này IMF trở thành các phao đỡ chủ yếu nhất để nền kinh tế các nước khủng hoảng khỏi bị chìm…
Các tác động tích cực:
Người Châu Á hay nói “Trong cái rủi có cái may” bởi cuộc khủng hoảng trong khu vực không hoàn toàn chỉ gây tác động xấu cho các nước, khu vực mà ở một chừng mực nào đó, nó là một điểm dừng để mở ra một thời kỳ phát triển mới đầy triển vọng trên những khía cạnh sau đây:
Một là, việc chuyển sang chính sách tỷ giá linh hoạt sẽ giúp các chính phủ giảm thiểu được lượng ngoại tệ can thiệp để giữ giá bản tệ như thời gian trước đó, giúp tăng dự trữ quốc gia và về lâu dài, với đồng bản tệ rẻ sẽ khuyến khích và tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu, từ đó cải thiện những cân đối tài chính của đất nước.
Hai là, cuộc khủng hoảng sẽ như một cú hích mạnh để xốc lại cơ cấu kinh tế cho cân bằng, hợp lý và hiệu quả hơn, tạo ra sức ép buộc các chủ đầu tư – kinh doanh phải thay đổi thích ứng với tình hình mới, thúc đẩy việc xuất hiện những sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh xuất khẩu cao hơn. Cuộc khủng hoảng cũng giúp định hướng và cải thiện cơ cấu đầu tư, lành mạnh hóa hơn nền tài chính quốc gia. Sau cuộc khủng hoảng này, các quốc gia càng nhận thức rõ hơn sự cần thiết phải có một hệ thống tài chính - ngân hàng vững mạnh, minh bạch. Điều này thôi thúc Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế đổi mới các quy chế về ngân hàng và các tổ chức tín dụng nói chung.
Ba là, cuộc khủng hoảng cũng đã ít nhiều góp phần và là dịp để chính phủ và nhân dân mỗi nước thuộc khu vực cũng như các tổ chức tài chính-tiền tệ quốc tế bổ khuyết những thiếu sót cả về chính sách, thể chế lẫn về những yếu tố thuộc con người… từ đó tạo ra những tích cực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế với tư cách là một chỉnh thể hữu cơ.
Bên cạnh đó, những thỏa thuận ở cấp khu vực nhằm phát triển một hệ thống phòng ngừa khủng hoảng tái diễn đã được thúc đẩy ở châu Á, ví dụ như Sáng kiến Chiang Mai, Tiến trình Đánh giá và Đối thoại Kinh tế ASEAN+3, Sáng kiến Thị trường Trái phiếu Châu Á, ...
Về mặt học thuật, các nhà nghiên cứu kinh tế đã nhận thấy sự hạn chế của các mô hình lý luận về khủng hoảng tiền tệ trước đây trong việc giải thích nguồn gốc và sự lây lan của khủng hoảng tài chính Đông Á. Đã có nhiều nỗ lực nhằm đưa ra một mô hình mới về khủng hoảng tiền tệ, chẳng hạn như mô hình phương pháp tiếp cận bảng cân đối tài sản, lý thuyết bong bóng, lý thuyết về nguồn gốc khủng hoảng từ chính sách tài chính và chính sách tiền tệ
PHẦN II
NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Ở THÁI LAN
2.1. Các tiền đề và cơ chế hình thành cuộc khủng hoảng
Thái Lan bắt đầu thời kỳ công nghiệp hóa đất nước từ năm 1961, khi bắt đầu kế hoạch phát triển năm năm lần thứ nhất. Tốc độ tăng trưởng GDP trong thập niên 60 khoảng 8%/năm, trong thập niên 70 khoảng 7%/năm và trong thập niên 80 khoảng 8%/năm. Tổng sản phẩm nội địa theo đầu người tăng từ mức 440 USD năm 1995 lên 3012 USD năm 1996. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 39% trong nền kinh tế vào năm 1961 giảm xuống còn 26,7% năm 1976 và chỉ còn 10,4% năm 1996. Giá trị xuất khẩu theo đầu người đạt 630 USD/ người năm 1991 đã tăng lên 1177 USD/Người năm 1996.
Như vậy, nhìn vào tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan suốt hơn ba thập kỷ từ 1961 đến 1996, ta thấy rất đáng yên tâm, vì tốc độ GDP bình quân hàng năm luôn từ 7% đến 8%. Thái Lan lúc này được cả thế giới khâm phục và ví như một con hổ của châu Á.
Các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng kém hiệu quả
Tăng trưởng GDP ở mức cao, kéo dài nhiều thập kỷ, cộng với lãi suất tiết kiệm trong nước cao (bình quân tại thời điểm bấy giờ là 16,3%, trong khi ở Mỹ là 7,6%) và tỷ giá hối đoái gần như cố định đã tạo nên một môi trường kinh doanh hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư tài chính, cho vay ngắn hạn và tín dụng thương mại. Như vậy, các doanh nghiệp trong nước, nếu vay vốn trực tiếp từ các ngân hàng, công ty nước ngoài như Mỹ thì chỉ chịu lãi suất khoảng ½ lãi suất vay trong nước. Nếu các doanh nghiệp tận dụng khả năng sử dụng vốn bên ngoài này không quan tâm thực sự đến hiệu quả sử dụng vốn vay thì hiệu quả kinh tế sẽ giảm, dù tổng giá trị sản lượng có thể tăng.
Một điểm đặc biệt ở Thái Lan là trong giai đoạn 1991-1996, đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Thái Lan chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với đầu tư tài chính (gián tiếp) và sử dụng vốn vay ngắn hạn của nước ngoài. Tổng đầu tư trực tiếp thời kỳ này là 11,791 tỷ USD, tổng đầu tư trực tiếp thuần là 2,857 tỷ USD, do vậy tổng đầu tư gián tiếp thuần là 8,844 tỷ USD. Trong khi đó, tổng đầu tư tài chính thuần (cổ phần, trái phiếu) là 16,4 tỷ USD, và tổng vay ngắn hạn thuần là 60,4 tỷ USD. Như vậy, trong tổng số vốn nước ngoài thuần đã đổ vào Thái Lan thời kỳ 1991 -1996 là 85,293 tỷ USD thì đầu tư trực tiếp chỉ chiếm 10,36% (8,844 tỷ USD), đầu tư gián tiếp 19,23% (16,404 tỷ USD) và tín dụng, vay ngắn hạn tới 70,4%. Việc sử dụng tới gần 90% tổng đầu tư tài chính thuần và tín dụng ngắn hạn sẽ tạo áp lực tài chính rất lớn lên các công ty, vì phải trả lãi thường xuyên và bằng ngoại tệ, hậu quả là nếu quản lý kinh doanh không tốt thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty sẽ thấp. Và thực tế, tỷ suất thu hồi hay tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bình quân của các doanh nghiệp đã giảm từ 8%/năm vài năm 1991 xuống chỉ còn 1%/năm vào năm 1996. Trong một nền kinh tế mà lãi suất cho vay là 16,3%/năm còn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là 1%/năm thì rõ ràng đã đang tích lũy nguy cơ khủng hoảng “phá sản doanh nghiệp”.
Bảng 5: Số liệu nền kinh tế Thái Lan giai đoạn 1991 - 1998 GS. Nguyễn Thiện Nhân – Khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997 ở Châu Á – Nguyên nhân và bài học. Tạp chí nghiên cứu phát triển 1/2003
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
Tăng trưởng GDP (%)
7.0
7.1
8.2
8.6
8.7
6.7
-0.4
-8.3
Tỷ giá hối đoái
25.2
25.3
25.3
25
25.1
25.6
47.2
41.3
Lạm Phát
5.7
4.1
4.6
5.1
5.8
4.8
5.6
8.1
TB(91-96)=5,02
Xuất khẩu (tỷ USD)
28.2
32.1
36.4
44.4
55.4
54.4
56.7
Nhập khẩu (tỷ USD)
-34.2
-36.2
-40.1
-48.2
-63.4
-60.9
-55.1
-40.6
Cán cân Thương mại (Tỷ USD
-5.9
-4.16
-4.3
-3.7
-7.7
-9.5
-1.5
12.3
Tổng(91-96)=-35,26
Cán cân tài khoản vãng lai (tỷ USD)
-7.59
-6.3
-6.36
-8.08
-13.5
-14.7
-3.02
14.3
Cán cân tài khoản vốn (tỷ USD)
11.7
9.47
10.5
14.1
21.9
10.5
-15.8
-9.5
Tổng(91-96)=-85.29
Đầu tư trực tiếp thuần (tỷ USD)
1.85
1.97
1.57
0.87
1.38
1.40
3.34
Tổng(91-96)=8.844
Đầu tư tài chính thuần (cổ phiếu, trái phiếu, tỷ USD)
-0.08
0.92
5.45
7.48
4.18
5.54
4.36
Tổng(91-96)=16.4
Đầu tư khác thuần (tỷ USD)
9.99
6.58
3.47
8.81
16.6
14.5
23.5
Tổng(91-96)=60.04
Nợ nước ngoài (tỷ USD)
35.99
39.61
45.84
60.99
65.0
49.0
97.0
Nợ ngắn hạn (tỷ USD)
43.6
45.7
45.6
Dự trữ ngoại tệ (tỷ USD)
18.4
21.2
25.4
30.3
37.0
38.7
23.0
29.5
Đầu tư cố định tính bằng % GDP
38.0
39.5
39.9
40.1
42.8
39.8
39.1
TB(91-96)=40
Ngân hàng kinh doanh ngày càng kém hiệu quả
Trước nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và do có phần thiếu kiểm soát hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đi vay nên các ngân hang và các công ty tài chính Thái Lan đã rất tích cực vay nợ từ nước ngoài để tài trợ cho doanh nghiệp trong nước. Tổng số nợ nước ngoài của hệ thống ngân hang Thái Lan so với cung tiền đã tăng từ 2,8% năm 1991 lên 28,69% năm 1996. Tổng số nợ nước ngoài so với tổng số tài sản nước ngoài mà hệ thống ngân hàng đang có tăng từ 171% năm 1991 lên 694% năm 1996. Trong cùng thời gian này, tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản ROA của hệ thống ngân hang thái lan đã giảm chỉ còn 0,99%/năm. Rõ ràng, Thái Lan đang tích lũy nguy cơ khủng hoảng thứ hai “phá sản các ngân hàng”.
Quốc gia tiến đến bờ vực mất khả năng thanh toán
Trong suốt các năm 1991-1996, cán cân thương mại của Thái Lan luôn bị thâm hụt, tổng cộng là 35,26 tỷ USD. Thâm hụt tài khoảng vãng lai năm 1996 tới 14,7 tỷ USD. Một lý do của tình trạng này là do xuất khẩu bị kìm hãm, nhập khẩu được khuyến khích khi tỷ giá danh nghĩa gần như cố định (25 Baht/USD), lạm phát trong nước cao hơn so với ở Mỹ (5% so với 3%) làm cho đồng Baht bị lên giá so với đồng USD. Để bù đắp khoản thâm hụt cán cân thương mại 35,26 tỷ USD và để có vốn đầu tư với mức 40% GDP mỗi năm thì con đường không tránh khỏi là phải vay tiền nước ngoài (từ các ngân hàng, doanh nghiệp, nhà đầu tư tài chính, chính phủ các nước…). Vì vậy, nợ nước ngoài của Thái Lan không ngừng tăng từ 35,99 tỷ USD năm 1991 lên 89 tỷ USD năm 1996, gấp 2,47 lần trong vòng 5 năm và bằng 54% GDP. Mặc dù số nợ này được dung để tăng dự trữ Quốc gia, từ 18,4 tỷ USD năm 1991 lên 38,7 tỷ USD năm 1996, song do đầu tư tài chính và tín dụng chiếm tới 90% tổng vốn đầu tư từ nước ngoài hàng năm, nên số nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng tới 67% tổng số nợ nước ngoài năm 1995 và 51% năm 1996, và nợ ngắn hạn năm 1995 và 1996 gấp gần 1,18 lần dự trữ ngoại tệ quốc gia. Tức là Thái Lan đã mất khả năng thanh toán nợ nước ngoài từ năm 1995. Nếu như các nhà đầu tư Thái Lan cũng phải thả nổi đồng Baht, thì chính họ sẽ bán cổ phiếu, trái phiếu, đòi nợ ngắn hạn, đổi từ tiền Baht ra USD, làm tăng cầu ngoại tệ đột ngột. Kết quả là tỷ giá hối đoái sẽ tăng, dự trữ ngoại tệ cạn kiện, nguy cơ mất khả năng thanh toán của quốc gia sẽ ngày càng cao. Đến tháng 6 năm 1997, nợ nước ngoài ngắn hạn đã bằng 1,5 lần dự trữ ngoại tệ của Thái Lan.
Tóm lại, cuối năm 1996 và đầu năm 1997, ở Thái Lan đã xuất hiện đầy đủ 4 nguy cơ khủng hoảng ở mức cao, có thể tóm tắt trong mô hình:
Sơ đồ 1: Các tiền đề và cơ chế khủng hoảng kinh tế - tài chính ở Thái lan 1997
Người dân rút tiền tiết kiệm, mua ngoại tệ, vàng
Tác động chậm từ 12-1997
Ngân hàng, Công ty tài chính phá sản
Nội tệ mất giá nhanh từ 3.1997
Các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn và đổi ra ngoại tệ
Khủng hoảng
Doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận 1%/năm
Ngân hàng, công ty tài chính kém hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận 0,99%/năm
Nguy cơ Quốc gia mất khả năng thanh toán 1996: Nợ nước ngoài ngắn hạn: 45,7 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ: 38,7 USD, thâm hụt tài khoản vãng lai 14,69 tỷ USD
Tỷ giá hối đoái gần như cố định (25,34 bath/USD), đồng Baht bị lên giá 25%, thâm hụt tài khoản vãng lai 14,7 tỷ
Tích lũy nguy cơ khủng hoảng
Doanh nghiệp phá sản hàng loạt
4
Tác động nhanh từ 1/1997
3
2
Tác động nhanh từ 3/1997
1
2.2. Sự bùng phát của cuộc khủng hoảng
Khi đã xuất hiện 4 nguy cơ khủng hoảng. những người có đủ thông tin về các nguy cơ này tất sẽ lo lắng và việc lo sợ các ngân hàng và tổ chức tài chính phá sản sẽ thúc đẩy họ rút tiền ra khỏi các tổ chức này. Lo sợ tỷ giá hối đoái tăng, đồng tiền Baht mất giá sẽ khiến họ đổ xô đi mua USD, làm cầu USD tăng.
Thực tế ở Thái Lan, từ đầu năm 1997 đến tháng 3.1997, người dân và các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn của mình ở dạng tiền mặt ra khỏi các ngân hàng và công ty tài chính, buộc chính phủ phải đóng cửa thị trường chứng khoán một ngày 3.3.1997 và yêu cầu mọi tổ chức tài chính phải tăng thêm dự trữ tiền mặt, và công bố 10 Công ty tài chính đang ở trạng thái không bình thường (Unico Housing Co.,ltd, Thai-Fụi. Royal International…).
Ngày 4 và 5.3.1997, hơn 21.4 tỷ Bath (820 triệu USD) đã được rút khỏi các ngân hàng và công ty tài chính. Sau đó một tháng, ngày 9.4.1997, tỷ giá hối đoái tăng lên 26,8 baht/USD, mức cao nhất từ năm 1991. Ngày 25.6.1997, Chính phủ đã ra lệnh đóng cửa 16 Công ty tài chính, nâng tổng số công ty tài chính bị đóng cửa lên 58/91 (64%) trên toàn quốc. Để giữ tỷ giá hối đoái trong điều kiện số lượng ngoại tệ được đặt mua tăng vọt, chính phủ đã phải bán ngoại tệ, làm dự trữ ngoại tệ giảm mạnh từ 38,78 tỷ USD tháng 6.1996 còn 37,7 tỷ USD vào tháng 12.1996 và còn 31,4 tỷ USD vào 30.6.1997. Nếu mức độ giảm sút dự trữ quốc gia của Quý 2.1997 kéo dài thêm khoảng 2-3 quý nữa thì lúc đó lượng dự trữ ngoại tệ quốc gia chỉ còn khoảng 10tỷ USD, bằng 1/3 mức dự trữ ngoại tệ năm 1996, và Chính phủ sẽ buộc phải thả nổi tỷ giá hối đoái vì hoàn toàn không còn khả năng bán ngoại tệ để duy trì tỷ giá hối đoái. Có lẽ thấy trước nguy cơ ngày, ngày 2/7/1997, Chính phủ Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng Baht, kết quả là tỷ giá tăng từ 25 Baht/USD vào tháng 6.1997 lên 53 Bath/USD vào tháng 1/1998 tức là tăng 112% trong vòng 6 tháng.
Như vậy, cuộc khủng hoảng ở Thái Lan bùng nổ do hoạt động trước hết của vòng xoáy khủng hoảng số 3 (Sơ đồ 1) khi người dân và nhà đầu tư rút vốn ra khỏi các ngân hàng, làm phá sản hàng loại ngân hàng và các công ty tài chính, kế đó là tác động của vòng xoáy khủng hoảng số 2 và số 1 (Sơ đồ 1), khi họ đổi đồng Baht lấy ngoại tệ USD, làm tỷ giá hối đoái tăng vọt. Chỉ trong năm 1997, hơn 22 tỷ USD cho vay ngắn hạn đã được thu hồi và rút ra khỏi Thái Lan. Sự phá sản của các ngân hàng, các công ty tài chính và sự tăng vọt của tỷ giá hối đoái sẽ làm cho các doanh nghiệp vốn đã kém hiệu quả bị thua lỗ, phá sản (Sơ đồ 1). Trong năm tháng đầu năm 1998, gần 4000 doanh nghiệp ở Thái Lan bị phá sản, tạo nền vòng xoáy khủng hoảng số 4 (Sơ đồ 1). Lúc này sự phá sản của các doanh nghiệp, tuy tác động châm hơn, song sẽ lại thúc đẩy quá trình phá sản của các ngân hàng, công ty tài chính. Trong tổng số 108 ngân hàng, công ty tài chính của THái Lan, từ tháng 4.1997 đến tháng 3.1998, 64 Ngân hàng, công ty tài chính có vấn đề (chiếm 59%), trong đó 56 ngân hàng bị đình chỉ hoạt động, 4 bị quốc hữu hóa hoặc chính phủ giám sát và 4 bị bán cho các Công ty nước ngoài.
Như vậy, tiến trình bùng bổ khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Thái Lan có thể được mô tả như Sơ đồ 1. Việc ghi mức thời gian chỉ có tính tương đối, vì các quá trình đan xen vào nhau và việc bắt đầu mỗi vòng xoáy khủng hoảng diễn ra ở quy mô nhỏ từ trước các mốc thời gian.
PHẦN III
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Trên cơ sở phân tích khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm với Việt Nam.
Bài học 1: Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế quốc gia là cơ sở quan trọng nhất đảm bảo cho phát triển bên vững và phải trở thành mục tiêu và chỉ tiêu quản lý kinh tế đất nước, quản lý ngành và mỗi doanh nghiệp.
Để khắc phục sự thiếu chú ý đúng mức đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển, cần đưa vào hệ thống chỉ tiêu kinh tế phải báo cáo hàng năm của mỗi địa phương, mỗi ngành và cả nước các chỉ tiêu như tỉ suất lợi nhuận và tỉ suất giá trị gia tăng trên số vốn riêng của doanh nghiệp theo các ngành, theo các thành phần kinh tế và theo các địa phương trong cả nước.
Bài học 2: Nhà nước phải có những biện pháp, quyết sách hợp lý để điều hành nền kinh tế vĩ mô và đặc biệt phải lành mạnh hóa khu vực tài chính – ngân hàng. Nhà nước phải tập trung chỉ đạo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp, các ngành, các khu vực. Cần hoàn thiện luật pháp và xử lý kiên quyết hơn tình trạng nợ khó đòi. Triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, đề cao kỷ luật tài chính, thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán thống kê, kiểm toán công khai hóa tài chính trong nền kinh tế.
Cụ thể hơn, Chính phủ phải có những công cụ điều tiết nguồn vốn. Hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, các nước đang phát triển ở Đông Nam Á cũng như Việt Nam nỗ lực thu hút ngày càng lớn vốn đầu tư từ các nước đã phát triển. Trong các hình thức đầu tư nước ngoài, đầu tư tài chính (đầu tư vào các sản phẩm tài chính thuần túy) đang chiếm tỷ lệ ngày càng lớn, do sự phát triển nhanh của thị trường chứng khoán trong những năm gần đây. Lợi ích cụ thể của đầu tư tài chính được lí giải thông qua tác động “đòn bẩy” hay “cấp số nhân”, nhằm bù vào thâm hụt trong dự trữ và thương mại của các nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, việc sử dụng những tác động này, nếu thất bại, sẽ dẫn đến tăng trưởng bong bóng của nền kinh tế và hậu quả là dẫn tới khủng hoảng (như đã được ghi nhận ở các nền kinh tế mới nổi trong khủng hoảng tài chính ở châu Á). Cuối năm 1996, các nước Đông Á đã nợ các ngân hàng Châu Âu 318 tỷ USD, ngân hàng Nhật Bản 260 tỷ USD và ngân hàng Mỹ 46 tỷ USD, đa số là dưới hình thức vay ngắn hạn – dưới 1 năm.
Khi xảy ra khủng hoảng, các nguồn vốn ngắn hạn này biến mất cũng nhanh như khi xuất hiện, vì không hề có các công cụ điều tiết. Vì vậy, Việt Nam hiện nay cần tiến tới xây dựng một hạ tầng tài chính đủ vững vàng để ổn định trước những thay đổi trong nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và biến động trên thị trường tài chính thế giới. Bên cạnh đó, các nhà quản lý tài chính cần có những qui định phù hợp để buộc những nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn tham gia giải quyết hậu quả (trong trường hợp xảy ra khủng hoảng). Vì, thực tế từ cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á (cũng như các cuộc khủng hoảng tài chính trước đó) cho thấy những nhà đầu tư này thường tìm cách tháo chạy với rất ít trách nhiệm đối với nước nhận vốn đầu tư, mặc dù, chính sự rút vốn bất ngờ và ồ ạt của họ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng ở các nước này.
Tiếp theo, Chính phủ cần phải xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp. Hệ thống ngân hàng với sự giám sát lỏng lẻo vào những năm trước thời điểm 1997 đã dẫn đến sự phát triển quá mức của thị trường tín dụng ở nhiều nước Châu Á, không chỉ ở Thái Lan như Indonexia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, kéo theo việc đầu tư dư thừa vào một số ngành kinh tế. Hệ thống ngân hàng với sự giám sát lỏng lẻo còn cho phép các ngân hàng có tỷ lệ vốn lưu động không phù hợp. Theo số liệu năm 1997 của các nước, tỷ lệ này đều cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn tối thiểu quốc tế.
Bài học 3: Công tác thông tin – tư vấn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh lẫn các hoạt động quản lý nhà nước cần được đề cao và cải thiện hơn. Hơn thế nữa, thiết nghĩ cần có một tổ chức chuyên trách của Chúnh phủ theo dõi sự biến động của lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng trong nước và quốc tế, cán cân tài khoản vãng lai, nợ quốc gia và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp để đề xuất các chính sách và điều tiết cần thiết, bảo đảm phát triển quốc gia bền vững với tăng trưởng cao.
KẾT LUẬN
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan đã qua đi rất lâu nhưng những bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng vẫn còn nhiều giá trị. Cuộc khủng hoảng lần này cho thấy trong bối cảnh tự do hóa toàn cầu cần phải có sự chuẩn bị thích đáng cho quá trình này, nhất là tự do hóa tài chính – tiền tệ, vừa phải tự do hóa đồng bộ, vừa phải thận trọng và tính đầy đủ đến tình hình kinh tế của mỗi nước. Qua cuộc khủng hoảng, người ta cũng nhận thấy rằng Chính phủ cần có những quyết sách kịp thời và đúng lúc, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, tránh để dẫn tới tình trạng phá giá tiền tệ một cách bị động – nguyên nhân chính dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nền kinh tế của nhiều nước trong và ngoài khu vực.
Nước ta giai đoạn này chưa hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nên chưa bị ảnh hưởng nhiều của cuộc khủng hoảng nhưng trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã phát triển đáng kể và hội nhập toàn diện với nền kinh tế khu vực, thế giới. Do vậy, nguy cơ khủng hoảng tài chính: do ảnh hưởng “dây chuyền” từ các nền kinh tế khác (trong trường hợp xảy ra khủng hoảng ở những nước này), hoặc do chính những bất hợp lý của nền kinh tế trong nước, cũng tăng cao. Đó là vì hệ thống tài chính dễ bị tổn thương của Việt Nam cũng như các nước đang phát triển, và phản ứng dây chuyền giữa các nền kinh tế này trong trường hợp xảy ra khủng hoảng ở một nền kinh tế. Mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể về sự trợ giúp của các tổ chức tài chính quốc tế như IMF cũng như sự hợp tác giữa các nền kinh tế, điều kiện tiên quyết để bảo vệ một nước đang phát triển khỏi khủng hoảng tài chính là tự tăng cường hạ tầng tài chính về nhiều phương diện. Nổi bật là những nhà quản lý và những chủ thể lớn có liên quan phải tham gia xây dựng một hành lang pháp lý tinh vi để một mặt nó phải cởi mở và minh bạch để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, nhưng trước hết, như bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á, phải đảm bảo được sự ổn định và phát triển bền vững cho cả hệ thống tài chính và kinh tế của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Viện nghiên cứu thương mại Bộ Thương mại – Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á Nguyên nhân và bài học - 1998
Đinh Mai Long – Chuẩn bị đón nhận những thách thức tài chính – tiền tệ - Thời Báo Kinh tế Việt nam 3/7/2007
GS. Nguyễn Thiện Nhân – Khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997 ở Châu Á – Nguyên nhân và bài học. Tạp chí nghiên cứu phát triển 1/2003.
Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 - http:// wikipedia.com
Châu Á học được gì từ cuộc khủng hoảng tài chính 1997
Khủng hoảng kinh tế: Bài học nhìn từ Thái Lan
Bài học nào từ khủng hoảng tài chính châu Á?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KHTCTT THAI LAN 1997 final.doc