MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. TÌNH HÌNH NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG 2
1. Chế độ chính trị ở Pháp trước cách mạng 2
2. Tình trạng nông nghiệp và quan hệ ruộng đất 3
3. Sự phát triển công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa và những trở lực của nó 4
4. Tình hình xã hội Pháp 5
5. Trào lưu tư tưởng ánh sáng ở Pháp 6
7. Chế độ phong kiến ở Pháp khủng hoảng 9
II. QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN CỦA CÁCH MẠNH PHÁP (1789 – 1794) 9
A. GIAI ĐOẠN 1: CÁCH MẠNG BÙNG NỔ VÀ NỀN THỐNG TRỊ CỦA ĐẠI TƯ SẢN LẬP HIẾN 10
B. GIAI ĐOẠN 2: NỀN THỐNG TRỊ CỦA TƯ SẢN CỘNG HOÀ GIRÔNGĐANH 14
III. TÍNH CHẤT VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP 23
Khi chế độ phong kiến đã phát triển đến đỉnh cao và dần trở lên lạc hậu, không những không còn phù hợp với sự tiến triển của kinh tế xã hội mà còn trở lên kìm hãm và ngăn chặn sự phát triển của lực lượng sản xuất thì tất yếu nó sẽ bị thay thế bởi một chế độ xã hội khác tiến bộ hơn để phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội, phù hợp với quy luật của lịch sử - đó là chế độ tư bản chủ nghĩa.
Thế kỉ XVIII là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử thời cận đại. Trừ Anh và Hà Lan ra thì chế độ phong kiến còn thống trị ở hầu hết các nước ở Châu Âu. Nhưng trong lòng chế đọ phong kiến thối nát đó đã chứa đựng những mầm mống báo hiệu sự sụp đổ của nền quân chủ đó. Nước Pháp là một nước có mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất cũ đã biểu hiện cao độ, có chứa những cuộc đấu tranh quyết liệt, mạnh mẽ không thể tránh khỏi một cuộc cách mạng.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4306 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đại cách mạng Pháp 1789, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
---------------
TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
ĐẠI CÁCH MẠNG PHÁP 1789
LỜI MỞ ĐẦU
Khi chế độ phong kiến đã phát triển đến đỉnh cao và dần trở lên lạc hậu, không những không còn phù hợp với sự tiến triển của kinh tế xã hội mà còn trở lên kìm hãm và ngăn chặn sự phát triển của lực lượng sản xuất thì tất yếu nó sẽ bị thay thế bởi một chế độ xã hội khác tiến bộ hơn để phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội, phù hợp với quy luật của lịch sử - đó là chế độ tư bản chủ nghĩa.
Thế kỉ XVIII là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử thời cận đại. Trừ Anh và Hà Lan ra thì chế độ phong kiến còn thống trị ở hầu hết các nước ở Châu Âu. Nhưng trong lòng chế đọ phong kiến thối nát đó đã chứa đựng những mầm mống báo hiệu sự sụp đổ của nền quân chủ đó. Nước Pháp là một nước có mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất cũ đã biểu hiện cao độ, có chứa những cuộc đấu tranh quyết liệt, mạnh mẽ không thể tránh khỏi một cuộc cách mạng.
Trong thời gian 200 năm tiến triển của chế độ chuyên chế ở Pháp, chính quyền quân chủ đã được mở rộng và củng cố, để đạt đến đỉnh phát triển rạng rỡ nhất thời Lu – i XIV – thời “vua mặt trời” (1643 – 1715). Nhưng ngay từ những năm cuối cùng của triều vua này thì chế đọ chuyên ché đã bắt đầu suy vong. Nguyên nhân của sự suy vong này tất nhiên không phải do những người kế vị Lu – i XIV: Lu – i XV (1715 – 1774) – Lu – i XVI (1774 – 1792) kém cỏi hơn, mà đó là sự thay thế một chế độ xã hội lạc hậu bằng một chế độ xã hội tiến bộ hơn.
I. Tình hình nước Pháp trước cách mạng
Chủ nghĩa tư bản đã phát sinh ở Pháp vào cuối thế kỉ XVI. Chậm chạp và từng bước tiến lên trong lòng xã hội phong kiến, nó dã phát triển đầy đủ và chin muồi vào những năm cuối thế kỉ XVIII. Những mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và trật tự phong kiến thống trị đã bước vào một giai đoạn ngày càng gay gắt. những mâu thuẫn ấy bùng nổ trên mọi mặt.
1. Chế độ chính trị ở Pháp trước cách mạng
Trước cách mạng, nước Pháp là một nước quân chủ chuyên chế phong kiến. Nhà vua nắm mọi quyền hành, hầu như không chịu sự kiểm soát nào. Vua có quyền quyết định mọi công việc đối nội, đối ngoại, bổ nhiệm và cách chức các bộ trưởng và nhân viên nhà nước, ban hành và huỷ bỏ các đạo luật trừng phạt và ân xá…
Công cụ thống trị của nhà nước phong kiến gồm có quân đội, cảnh sát và nhà thờ.
Tổ chức hành chính trong nước cũng tập trung vào tay vua. Vua có quyền cử quan lại thân tín nhất về làm tổng quản địa phương. Hầu hết các chức vụ trong bộ máy nhà nước đều được đem bán. Cách tuyển chọn như vậy làm cho nhà nuứơc trở thành gánh nặng cho nhân dân vì tính quan liêu, tham nhũng và bất công của nó, khiến cho có người phai kêu lên rằng “triều đình là mồ chôn của quốc gia”
2. Tình trạng nông nghiệp và quan hệ ruộng đất
Vào thế kỉ XVIII mặc dù Pháp là một trong những nước tiên tiến ở Châu Âu, chỉ kém Anh về mặt kinh tế, nhưng 90% dân số Pháp là nông dân, cơ sở kinh tế của Pháp là nông nghiệp thì lạc hậu, năng suất thì lại bị thấp kém. Tình trạng bất lợi của nông nghiệp Pháp trước cách mạng là một trong những hậu quả của sự tồn tại dai dẳng của chế độ phong kiến, ăn sâu, bám rễ vào nông thôn Pháp và ngày càng trở lên lỗi thời, phản động.
Ruộng đất ở Pháp trên danh nghĩa thuộc quền sở hữu của vua. Nhà vua lấy ruộng đất đó phong cấp cho quần thần. Những đất đai đó được sử dụng dưới hai hình thức. Thường thường chúa phong kiến giữ lấy một phần nhỏ làm lãnh địa, rồi phát canh cho nông dân để thu tô. Phần còn lại thì được canh tác theo chế độ vĩnh điền nông nô. Nông dân lao động trên mảnh đất đó nhưng không có quyền sở hữu, phải nạp cho lãnh chúa một thứ thuế “xăng” nhất định.
Tóm lại, trong nông nghiệp Pháp cuối thế kỉ XVIII, những tập quán phong liến trung cổ cũ còn thống trị dưới hình thức thô bạo và dã man nhất; chúa đất hết sức ngoan cố bám lấy tập quán cổ lỗ của cha ông trong quan hệ đối với nông dân. Lãnh chúa dựa vào quyền hành phong kiến cũ để ngày càng bóc lột họ tới tân xương tuỷ.
Chính sự bóc lột không thương tiếc đó của lãnh chúa đã làm cho những sáng kiến của người nông dân bị vùi lấp, những hào hứng tăng gia sản xuất bị tiêu tan.
Sự suy vi của nền nông nghiệp Pháp ngày càng lộ rõ hơn; giá nông phẩm bị giảm sút. Hởu quả là thu nhập của địa chủ bị giảm, thúc đẩy họ tìm nguồn thu nhập mới. Nhưng thay vì cải tiến nền nông nghiệp đã quá lạc hậu thì da số các địa chủ lại nhờ đến phương sách mà họ cho là đơn giản nhất, thông dụng nhất đó là bóc lột người nông dân. Họ tìm mọi cách để chiếm đoạt ruộng đất, tăng thuế. Kết quả là trước cách mạng, nền kinh tế nông nghiệp ngày càng suy sụp, nông dân phá sản phải đi lang thang để kiếm ăn, nạn đói diễn ra liên tiếp. Do dó, giải phóng khỏi ách phong kiến là một yêu cầu cấp thiết của nhân dân Pháp lúc đó và giải quyết vấn đề ruộng đất đã trở thành vấn đề cơ bản của cách mạng.
3. Sự phát triển công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa và những trở lực của nó
Cuối thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp Pháp trên đà phát triển mặc dầu còn thua kém Anh. Các công trường thủ công tư bản chủ nghĩađược phổ biến rộng rãi.Nhiều ngành công nghiệp cũ được mở rông trên quy mô cũ, nhiều ngành công nghiệp mới được ra đời và nhanh chóng được mở rộng phá triển. Sản lượng công nghiệp dã đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Sự phát triển công thương nghiệp đã làm cho bộ mặt của các thành phố thời trung cổ thay đổi hẳn. Thủ đô Paris với 50 vạn dân, là một thành phố nổi tiếng thế giới về sản xuất mĩ phẩm.
Trong khi đó, chế độ phong kiến áp dụng những quy chế khắt khe như thuế nặng, sự kiểm soát chặt chẽ, sản xuất theo khuân mẫu bắt buộc, số lượng sản phẩm và nhân công bị hạn chế…đã ngăn cản sự phát triển công thương nghiệp. Hình thức tổ chức sản xuất phổ biến là các công trường thủ công phân tán. Công trường thủ công tập trung tơng đối ít nhưng có một ý nghĩa kinh tế đáng kể. Ngoài những công trường của nhà nước, nhiều công ti đứng ra kinh doanh, tập trung công nhân và bước đầu sử dụng máy móc.
Nhìn chung, cuối thế kỉ XVIII, các ngành công thương nghiệp đã phát triển mạnh mẽ, yếu tố tư bản chủ nghĩa ngày càng rõ rệt. Nhưng chế dộ phong kiến đã cản trở sự phát triển đó. Cho nên xoá bỏ sợi dây ràng buộc của phong kiến đối với nền công thương nghiệp đã thành một yêu cầu khách quan, tất yếu của lịch sử.
4. Tình hình xã hội Pháp
Trong xã hội Pháp lúc bấy giờ tồn tại ba đẳng cấp tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba. Quý tộc và tăng lữ chỉ chiếm 1% dân số nhưng mọi đặc quyền đặc lợi lại rơi vào tay số ít người này. Trong khi đó đảng cấp thứ ba chiếm tới 99% dân số nhưng bị tước đoạt mọi quyền chính trị, không được ham gia các cơ quan nhà nước, bị phụ thuộc và phải phục vụ cho các đẳng cấp có đặc quyền.
Cùng với sự phát triển của công thương nghiệp, đến cuối thế kỉ XVIII, giai cấp tư sản đã trở thành một giai cấp có thế lược về kinh tế. Bọn quý tộc thiếu tiền để ăn chơi, do vậy phải vay nợ của các nhà tư sản này.triều đình trở thành con nợ của họ. Giai cấp tư sản vừa giàu có lại vừa có học. Họ học hỏi để phục vụ cho việc kinh doanh, chống lại nhà thờ và đòi hỏi quyền lợi chính trị. Họ muốn tham gia chính quyền, muốn xoá bỏ những luật lệ ngặt nghèo của nhà nước quân chủ chuyên ché, muốn mở đường cho công thương nghiệp phát triển. Điều đó hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân. Cho nên, họ trở thành kẻ đại diện cho quyền lợi của đảng cấp thứ ba. Và vì địa vị kinh tế, là kẻ đại diện cho phương thức sản xuất mới nên họ sẽ trở thành người lãnh đạo cuộc các mạng tư sản.
Giai cấp tư sản gồm nhiều tầng lớp khác nhau. Đại tư sản nắm giữ trong tay rất nhiều của cải, họ cũng có quan hệ gần gũi với chế độ quân chủ chuyên chế tuy rằng nó chưa nằm quyền chính trị. Yêu cầu của họ là tiến hành cải cách, mở rộng chính quyền cho họ tham gia. Đông đảo nhất là tầng lớp tư sản công thương nghiệp, hàng ngày gặp sự trói buộc của nhà nước chuyên chế đối với công việc kinh doanh nên có yêu cầu cách mạng rõ rệt hơn. những người tiểu thương, tiểu chủ, tiểu tư sản nói chung , rất bất mãn với chế độ đương thười sẽ trở thành lực lượng cách mạng ích cực.
Nông dân là giai cấp đông đảo nhất, cùng khổ nhát trong đẳng cấp thứ ba cũng như trong xã hội. Họ chịu ba tầng áp bức của chế độ phong kiến: lãnh chúa, nhà nước và nhà thờ. Chính vì thế họ căm thù chế độ phong kiến, nhiều lần nổi dậy đấu tranh và trở thành động lực chủ yếu của cách mạng tư sản.
Tầng lớp thấp nhất ở các thành phố trong đẳng cấp thứ ba là bình dân thành thị bao gồm công nhân, thợ thủ công, những người bán hàng vặt, người hát rong, những người thất nghiệp hoặc sống bằng những nghề tạm bợ… Họ sống chenchúc, tạm bợ và chịu sự miệt thị về nghèo đói và không có quyền chính trị.
Họ đã từng đấu tranh nhiều lần chống chế độ phong kiến, mong mnỏi một cuộc sống khấm khá hơn nhưng cuối cùng, đều bị đàn áp. Trong giai đoạn nàycông nhân chưa hình thành một giai cấp, ý thức giác ngộ về giai cấp còn thấp kém, nên họ thường đi theo giai cấp tư sản. Họ chính là lực lượng kiên quyết nhất trong cuộc đấu tranh chống phong kiến.
Như vậy do địa vị kinh tế và chính trị quy định, xã hội Pháp hồi cuối thế kỉ XVIII đã chia thành hai trân tuyến rõ rệt: Trận tuyến phong kiến bao gồm vua, tăng lữ và quý tộc; Trận tuyến chống phong kiến gồm các tằng lớp trong dẳng cấp thứ ba do giai cấp tư sản lãnh đạo.
5. Trào lưu tư tưởng ánh sáng ở Pháp
Từ giữa hế kỉ XVII và nhất là trong nhiều năm của thế kỉ XVIII, các nhà triết học, sử học, văn học,những ngưòi có tư tưởng tiến bộ đã liên tục tấn công vào thành trì quân chủ chuyên chế bằng những học thuyết mới tiến bộ và cách mạng. Lịch sử gọi đó là thế kỉ “ánh sáng”, thế kỉ chuẩn bị về tư tưởng cho một cuộc cách mạng tư sản sắp bùng nổ.
Sác Luy Môngtexkiơ (1689 – 1755). Thông quanhững tác phẩm ông thể hiện quan điểm chính trị, ông phê phán chế độ phong kiến và nhà nước quân chủ cực đoan. Ông chủ trương xây dựng một nhà nước theo kiểu tam quyền phân lập giống như ở Anh. Tuy nhiên quan điểm của Môngtexkiơ không phải là tiến hành cách mạng để lật đổ chế độ cũ mà chỉ là cải cách, tổ chứcchính quyền cho phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng với giai cấp tư sản. Nhưng trong thời kì chế độ chuyên chế đang thống trị dưới hình thức tàn bạo nhất ở Pháp thì tư tưởng của ông về đấu tranh có ý nghĩa tiến bộ rất lớn và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới phong trào cách mạng sau này.
Vôn te (1694 – 1778): quan điểm của ông là phê phán phong kiến và giáo hội nhưng khác với Sác Luy Môngtexkiơ. Ông muốn thực hiện cải cách trong khuôn khổ của chế độ quân chủ sáng suốt, nắm quyền là những người giàu có. Tuy rằng có những nhược điểm do quan điểm giai cấp hạn chế, Vônte vẫn đóng một vai trò cực kì quan trọng trong trào lưu triết học Ánh sáng.
Giăng Giắc Ruxô (1712 – 1778) là đại biểu lỗi lạc nhất cuả hệ tư tưởng tiên tiến thế kỉ XVIII. Ông cho rằng nguồn gốc của sự khổ cực trong xã hội là do sự chênh lệch quá lớn về tài sản và nêu lên mọi người đều phải bình đẳng. Ông tấn công vào quyền tư hữu, đề xướng xây dựng một xã hội tương lai. Tuy vậy Ruxô không chủ trương tiêu diệt toàn bộ quyền tư hữu vì theo ông việc đó không thể thực hiện được.
Nhóm Bách khoa toàn thư tập hợp những nhà triết học, sử học, khoa học…là đại biểu của những tư tưởng tiên tiến nhất. Khi đó họ tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và giáo hội, mặc dầu trong nội bộ có những chính kiến khác nhau, nhưng vì cùng chung kẻ thù nên họ đoàn kết lại dưới sự chỉ đạo của nhà triết học duy vật Đơ ni Điđơrô (1713 – 1784). Họ chủ trương tự do về kinh tế, bảo vệ quyền tư hữu, ôn hoà về chính trị xã hội.
Tất cả những vấn đề quan trọng về đạo đức, chính trị và triết học, kĩ thuật và nông nghiệp đều được giải thích và phân tích theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật.
Như vậy, rõ ràng là nhóm Bách khoa đã góp phần truyền bá tư tưởng duy vật chủ nghĩa, làm cho quan điểm đó giành được những thắng lợi rực rỡ và trở thành một khuynh hướng chiếm ưu thế trong triết học Pháp hồi đó.
Các nhà tư tưởng Pháp, mặc dù có những quan điểm khác nhau, phản ánh quyền lợi của các giai cấp khác nhau, nhưng trong thời ki khủng hoảng của chế độ phong kiến họ đều chĩa mũi nhọn vào chính quyền và đòi hỏi thay thế bằng một chế độ xã hội mới.
6. Chế độ phong kiến ở Pháp khủng hoảng
Cuối thế kỉ XVIII chế độ phong kiến ở Pháp đã lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Trong khi đó, căm thù chế độ phong kiến và đời sống ngày càng cùng cực, quần chúng nhân dân đã nổi dậy khắp nơi. Đồng thời, công nhân ở Paris và các thành phố khác cũng nổi dậy đấu tranh giành quyền lợi, hô các khẩu hiệu: “Giết chết bọn quý tộc!”, “Giết chết bon nhà giàu!”, “Giết chết bọn cố đạo”. Chính quyền đã cử quân đội đến đàn áp, nhưng dập tắt ở nơi này lại bùng lên ở nơi khác. Nước Pháp ở trong tình trạng sôi sục lòng căm thù chế độ phong kiến, tình thế cách mạng đã chín muồi.
II. QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN CỦA CÁCH MẠNH PHÁP (1789 – 1794)
Mùa hè năm 1789, nước Pháp đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đại cách mạng tư sản. Quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản đã đứng dậy tiến hành đấu tranh lật đổ nền quân chủ chuyên chế phong kiến, lập lên chế độ tư bản chủ nghĩa. Quá trình đó có thể diễn ra ba giai đoạn.
GIAI ĐOẠN 1: CÁCH MẠNG BÙNG NỔ VÀ NỀN THỐNG TRỊ CỦA ĐẠI TƯ SẢN LẬP HIẾN
GIAI ĐOẠN 2 NỀN THỐNG TRỊ CỦA TƯ SẢN CỘNG HOÀ GIRÔNGĐANH.
GIAI ĐOẠN3 NỀN CHUYÊN CHÍNH DÂN CHỦ CÁCH MẠNG GIACÔBANH.
A. GIAI ĐOẠN 1: CÁCH MẠNG BÙNG NỔ VÀ NỀN THỐNG TRỊ CỦA ĐẠI TƯ SẢN LẬP HIẾN
(14 – 7 – 1789 đến 10 – 8 – 1792) ngày 5 – 5 Hội nghị Ba cấp khai mạc tại cung điện Vecxai dưới sự chủ toạ của vua. Ngay từ đầu, những người đại diện cho đảng cấp thứ ba đã bị đối xử khinh miệt.
Cuộc đấu tranh nổ ra trước tiên xoay quanh vấn đề kiểm tra tư cách đại biểu. Ngày 6 – 5 đại biểu của hai đẳng cấp có đặc quyền họp riêng kiểm tra tư cách đại biểu của mình và vẫn giữ lối bỏ phiếu theo dẳng cấp. Như vậy dù dẳng cấp thứ ba có đông đại biểu tới đau đi chăng nữa thì vẫn ở vào thế yếu. Vì vậy họ đấu tranh cho việc kiểm tra tư cách đại biểu chung và bỏ phiếu theo đầu người.
Ngày 10 – 6 mặc dù đại biểu của hai đẳng cấp trên không đến họp chung, đẳng cấp thứ ba vẫn cứ tiến hành kiểm tra tư cách của tất cả các đại biểu. Ngày 17 – 6, sau khi kiểm tra xong các đại biểu ủa đẳng cấp thứ ba tự tuyên bố hành lập Hội đồng dân tộc. Nhà vua đã phản kháng bằng việc cho đóng cửa cung điện không cho các đại biểu đến họp. Trước thái độ đó, nhân dân đã cùng các đại biểu của mình đi đến họp tại phòng đánh cầu. Ở đây, họ thông qua một nghị quyết quan trọng, thề sẽ không giải tán và sẽ họp ở bất cứ nơi nào cho đến khi thảo xong hiến pháp.
Ngày 23 – 6 các đại biểu của đẳng cấp thứ ba được triệu tập về cung điện Vecxai. Nhưng sau khi đọc diễn văn nhà vua ra lệnh phân tán về làm việc theo từng đẳng cấp. Không một ai trong đẳng cấp thứ ba được dời khỏi chỗ. Nhân dân bên ngoài ùa vào cùng các đại biểu
Ngày 9 – 7, hội đồng dân tộc tự tuyên bố thành Quốc hội lập hiến để xác định quyền của mình trong việc ban hành luật lệ nhà nước. Trước tình hình đó nhà vua tìm mọi cách để đàn áp nhằm dập tắt ý định đó, nhưng càng làm cho làn sóng công phẫn trong các giới ở Paris bùng lên mạnh mẽ.
Cuộc khởi nghĩa 14 – 7 –1789 ở Paris
Từ ngày 12 – 7 quần chúng lao động và những người tư sản đã tự vũ trang cho mình bằng vũ khí thô sơ: súng, dao, giáo mác… Các cử tri ở Paris quyết định thành lập một cơ quan chính quyền thành phố mới gọi là Uỷ ban thường trực và tổ chức lực lượng vũ trang dân binh là Vệ quốc quân. Ngày 14 – 7 quần chúng cách mạng chiếm được hầu hết cơ quan và các vị trí quan trọng trong thành phố. điều quan trọng nhất là nhà tù Baxti bị thát thủ, nó đánh dấu sự thắng lợi củ cách mạng. Toà thành kiên cố, sừng sững hàng trăm năm tượng trưng cho nền quân chủ chuyên chế hà khắc tưởng như bất di bất dịch, phút chốc đã rơi và tay quần chúng nhân dân cách mạng.
Như vậy, ngày 14 – 7 – 1789 được vĩnh viễn ghi vào lịch sử vinh quang của nhân dân Pháp, làm rung chuyển toàn bộ cơ cấu chính quyền phong kiến trong cả nước và có tiếng vang mạnh mẽ tới châu Âu và châu Mỹ .
Cao trào cách mạng trong toàn quốc.
Thắng lợi cách mạng ở Paris được củng cố chắc chắn là nhờ phong trào đấu tranh củ đa số nông dân trong toàn quốc. Tháng 7 và tháng 8, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở các địa phương:không trả tô, đốt nhà địa chủ, thủ tiêu đặc quyền phong kiến, xử tử những tên địa chủ gian ác.
Ở thành phố cũng tiến hành phá tan bộ máy chính quyền cũ, lịch sử gọi là Cách mạng thị chính. Tin tức từ Paris đưa tới làm cho nhân dân các địa phương phấn khởi, đứng dậy đập phá nhà cửa của các viên tổng trấn, ùa vào toà thị chính và thủ tiêu các văn khế phong kiến, trao chính quyền cho những người tư sản giầu có ở địa phương. Các đội vệ quốc quân ở Paris và ở các địa phương được thành lập.
Sự kiện chiếm nhà ngục Baxti, phong trào cách mạng củ nông dân, cuộc cách mạng thị chính ở các thành phố là những đòn đả kích mạnh mẽ vào chế độ phong kiến chuyên chế, đem lại thắng lợi căn bản cho cách mạng. Chính quyền mới của giai cấp tư sản được thành lập, thay thế cho hệ thống chính quyền quân chủ phong kiến.
Chính quyền lập hiến và những hoạt động của nó.
Khi nền quân chủ chuyên chế bị lật đổ chính quyền được chuyển giao vào tay phái Lập hiến. Ngay từ những ngày đầu phái này đã bắt tay vào việc soạn thảo “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền”. Ngày 26 – 8 – 1789, quốc hội lập hiến thông qua bản tuyên ngôn gồm 17 khoản.
Tuyên ngôn đã nêu lên quyền tự do bình đẳn của con người: “Mọi người sinh ra được tự do và bình quyền”. Tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, an ninh, và tự do chống áp bức đựơc coi là những tín ngưỡng tự nhiên và tuyệt đối của con người. Nhưng quyền tư hữu cũng được coi là “quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng”.
Khi tuyên bố quyền tư hữu là bất khả xâm phạm, bản tuyên ngôn cũng do đó hựp pháp hoá về bất bình đẳng về tài sản và sự bóc lột của người có của đối với người không có của, của người giàu đối với người nghèo do tình trạng bất bình đẳng về tài sản sinh ra. Nhưung trong thế kỉ mà sự cướp bóc của phong kiến đang hoành hành, thì dó là điều không những chống lại những người có của, mà còn chống lại bọn phong kiến, và có nhiệm vụ bảo vệ quyền tư hữu của tư sản và của nông dân chống mọi sự xâm phạm củ phong kiến.
Tuy nhiên, tính chất tiến bộ của bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền cũng bị hạn chế do hoàn cảnh lịch sử. Khi tuyên bố quyền tư hữu “bất khả xâm phạm và thiêng liêng” các tác giả của tuyên ngôn đã vạch rõ tính chất tư sản của nó. Khi mà quyền tư hữu được bảo vệ như là một thứ quyền “thiêng liêng”, thì chỉ có thể là sự bình đẳng hình thức, không chút nào xoá bỏ sự bình đẳng về tài ản và bảo đảm những điều kiện tốt nhất cho sự bóc lột tư sản chủ nghĩa của giai cấp tư sản.
Những chính sách của Quốc hội lập hiến. Hiến pháp 1791.
Chính sách ruộng đất, Hội đồng tuyên bố huỷ bỏ hoàn toàn các trật tự và đặc quyền phong kiến như: thuế xăng (cens), tô hiện vật, tô lao dịch, thuế thừa kế ruộng đất…
Chính sách công thương nghiệp: Quốc hội quyết định bãi bỏ quy chế phường hội, cho phép tự do buôn bán lúa mì, cấm nhâp cảng sợi lang và các vât liệu xây dựng để khuyến khích sản xuất trong nước.
Từ tháng 5 đến tháng 6 – 1790 Quốc hội chú ý tới việc tổ chức, thống nhất, xoá bỏ thuế quan nội địa… những biện pháp đó có ý nghĩa tiến bộ lớn vì nó đã gạt bỏ được những nhân tố kìm hãm sự phát triên của công thưng nghiệp, xoá bỏ ranh giới của các khu vực và góp phần rất lớn vào việc hoàn thành quá trình hình thành dân tộc Pháp.
Chính sách đối với nhà thờ, Quốc hội lập hiến quyết định tịch thu tài sản nhà thờ làm tài sản quốc gia và đem bán. đến tháng 11 – 1790, Quốc hội quyết định giáo hội Pháp phải phục tùng quốc gia, không được lệ thuộc vào Vaticăng về mặt hành chính, các linh mục và dám mục phải do bầu cử,ăn lươngcủa nhà nước. Các công việc hộ tịch trước kia thuộc giáo hội, nay chuyển sang nhà nước. Đó là một chính sách tiến bộ
Năm 1791, Quốc hội ban hành hiến pháp mới, quy định chế độ quân chủ lập hiến ở nước Pháp. nhà vua là người đứng đầu nhà nước, là tư lệnh tối cao các lực lượng lục quân và hải quân, có quyền phê chuẩn hay bác bỏ các đạo luật, bổ nhiệm hay cách chức các bộ trưởng, các sứ thần và nhân viên ngoại giao, các tư lệnh quân đội. Hiến pháp còn quy định chế độ bầu cử chia công dân thành hai loại: công dân tích cực và công dân tiêu cực( những người không có tài sản). Quyền bầu cử chỉ dành cho những công dân tích cực, tức là những người rên 25 tuổi trở lên, không làm thuê cho ai, phảicó tên trong danh sách Vệ quốc quân và pahỉ trả một số thuế trưc thu băng ba ngày lương.
Như vậy, hiến pháp 1791 đã vi phạm những nguyên tắc “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” nêu ra trong “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền”, đã tước đoạt quyền lợi chính trị của đa số quần chúng là những người tham gia tích cực vào cuộc cách mạng, chỉ bảo vệ quyền lợi của thiểu số hữu sản trong xã hội.
B. GIAI ĐOẠN THỨ HAI NỀN THỐNG TRỊ CỦA TƯ SẢN CỘNG HOÀ GIRÔNGĐANH
(từ 10 tháng 8 – 1792 đến 2 tháng 6 – 1793)
Trong giai đoạn này nứơc Pháp phải đối phó với thù trong giặc ngoài vô cùng nguy hiểm. đã đặt ra hai yêu cầu cho cách mạng Pháp là vừa giải quyết cách mạng tư sản, vừa chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc.
Cuộc khởi nghĩa 10 – 8 – 1792. Nền quân chủ lập hiến.
đêm ngày 9 rạng 10 – 8, thành phố Paris ầm vang tiếng súng, mở đầu cho cuộc khởi nghĩa mới. Các quân đội vũ trang nhân dân kéo đến cung điện Tuynlơri. Công xã cách mạng được thành lập, nắm toàn bộ chính quyền trong thành phố. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt ở các cổng cung điện giữa nhân dân và đội cảnh vệ của nhà vua. Cuối cùng nhân dân đã chiếm được cung điện, bắt giam vua Luy XVI và phế truất ngôi vua măc dầu Quốc hội tìm cách che trở. Một sắc lệnh thành lập “Hiệp hội dân tộc” để thay thế cho Quốc hội lập pháp được ban bố với chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới từ 21 tuổi trở lên. Chế độ quân chủ lập hiến bị sụp đổ hoàn toàn. chính phủ mới được thành lập (gọi là hội đồng hành pháp lâm thời) gồm phần lớn các bộ trưởng phái Girôngđanh. Như vậy cuộc khởi nghĩa nhân dân ngày 10 – 8 – 1792 chẳng những đã lật đổ nền quân chủ lập hiến và ngôi vua mà còn chấm dứt sự thông trị của bọn đại tư sản phản động.
Công xã Paris và các chiến thắng quân sự.
Ngày 20 – 9, trên một ngọn đồi ở làng Vanmy một trận ác chiến đã diễn ra giữa quân Pháp và Phổ. Lần đầu tiên quân Phổ thua chạy. chiến thăng Vanmy làm nức lòng nhân dân, cục diện chiến tranh thay đổi hẳn. Quân Pháp tấn công vào Bỉ, xâm chiếm vùng trung lưu sông Ranh và chiếm Savoa. Nước Pháp được cứu thoát nhờ tấm lòng ái quốc nhiệt thành của hàng triệu người dân và nhờ sự lãnh đạo kiên quyết của công xã và nhóm Giacôbanh.
Hiệp hội dân tộc và sự thành lập nền cộng hoà.
Ngày 21 – 9 hiệp hội dân tộc được khai mạc. Hiệp hội tuyên bố bãi bỏ chính quyền nhà vua và thiết lập nền cộng hoà mở đầu kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Pháp.
Tháng 12 – 1792, công xã được bầu lại. Phái Girôngđanh tìm cách lợi dụng thắng lợi quân sự và dựa vào sự ủng hộ của phái đồng lầy để đánh bại đối thủ lag Giacôbanh. Nhưng thành phần của Cỗngã mới cũng không kém tính chất cách mạng, bao gồm những đại biểu tiên tiến và kiên quyết nhất.
Cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt trong thời kì Girôngđanh.
Chiến tranh làm cho tình trạng kinh tế nước Pháp sa sút hẳn. thị trường trong và ngoài nước bị thu hẹp, sản xuất sút kém, tín phiếu lạm phát quá nhiều nên sụt giá nhanh chóng, công nhân và thợ thủ công không có lương. Trong khi đó bọn phú nông và con buôn đâu cơ tích trữ lúa mì, giá cả tăng cao. Đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực.
Vấn đề cơ bản của cách mạng là vấn đề ruộng dất vẫn không được giải quyết. Chính phủ Girôngđanh không thực sự giải quyết dược yêu cầu cấp bách của quần chúng. Cho nên làn sóng bất mãn ngày càng cao, làm lung lay nền thống trị của giai cấp tư sản.
Phái điên dại ra đời đại diện cho quyền lợi của tầng lớp dân nghèo – tiền vô sản. Họ có những yêu sách đòi san bằng tài sản, chia đều tài sản mà không tiêu diệt chế độ tư hữu. họ đòi quy định giá tối đa và khủng bố bọn gia thương đầu cơ. Chính quyền Girôngđanh căm ghét và truy nã họ.
Sự sụp đổ chính quyền Girôngđanh.
Tháng 3 –1793 bọn phong kiến phản động nổi đậy ở Văngđê. Các sĩ quan Girôngđanh đầu hàng quân địch ở nhiều nơi, các quý tộc phong kiến câu kết với Girôngđanh nổi loạn, nhất là ở Lyông, tàn sát hàng chục hội viên Giacôbanh.
Ngay từ tháng 3, những người “Điên dại” đã yêu cầu đuổi bọn Girôngđanh ra khỏi Hiệp hội. Nhưng mãi đến khi chính sách phản động củ Girôngđanh lộ rõ, phái Giacôbanh mới ủng hộ những chính sách trên. Dưới áp lực của phái Giacôbanh, các Toà án dặc biệt được thành lập để trừng trị bọn phản cách mạng, chính sách giá tối đa được ban hành. Uỷ ban khởi nghĩa được thành lập. Ngày 31 – 5 Uỷ ban kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Nhân dân có vũ trang bao vây Hiệp hội và đuổi các đại biểu Girôngđanh ra khỏi hiệp hội.
Ngày 2 – 6 bị bao vây bởi đại bác và của quân vệ quốc và hàng vạn quần chúng buộc phải ra lệnh bắt 22 đại biểu Girôngđanh. Chính quyền Girôngđanh bị sụp đổ chuyển sang Giacôbanh. Cuộc khởi nghĩa ngày 31 – 5 đến 2 – 6 một lần nữa thể hiện ý chí kiên cường và sức mạnh vô địch của quần chúng nhân dân quyết tâm thúc đẩy cách mạng đi lên. Một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển cao hơn của cách mạng Pháp bắt đầu.
GIAI ĐOẠN THỨ BA
NỀN CHUYÊN CHÍNH DÂN CHỦ
CÁCH MẠNG GIACÔBANH
(từ ngày 2 – 6 năm 1793 đến 27 – 7 năm 1794)
Sự thành lập chính quyền chuyên chính dân chủ Giacôbanh
Tình hình nguy kịch của nứơc cộng hoà Pháp mùa hè năm 1793.
Chính quyền Giacôbanh được thiết lập trong điều kiện hêt sức nguy kịch. Quân đội Pháp vẫn tiếp tục thất bại. Quân đồng minh phong kiến vượt qua biên giới tràn vào đất nước.
Trong nhưũng ngày đầy đe doạ đó, quầnchúng nhân dân một lần nữa biểu hiện lòng kiên quyết sắt đá, ý trí kiên cường và tinh thân giác ngộ chính trị sâu sắc. những người Giacôbanh là:Rôbexpie , Mara, Xanh Giuyt, đã thấy rõ rằng muốn cứu thoát nền cộng hoà thì phải vận đông đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh để tiêu trừ thù trong giặc ngoài.
Chính sách ruộng đất của chính quyền Giacôbanh.
Qua hai giai đoạn trước, những quyền lợi thiết yếu của nông dân vẫn chưa được thoả mãn. Cho nên, chỉ một ngày sau khi nắm chính quyền, những người Giacôbanh phải giải quyết ngay vấn đề ruộng đất.
Ngày 10 – 6, hiệp hội ra sắc lệnh chia hẳn đất công xã cho nông dân, và điều chỉnh để cho mỗi người đều có một mảnh ruộng bằng nhau.
Ngày 17 – 7, Hiệp hội ra sắc lệng hoàn toàn thủ tiêu các quyền phong kiến, nông dân được giải phóng khỏi mọi đóng góp cho quý tộc mà không phải bồi thường. Các khế ước văn tự bị đốt, việc tàng trữ giấy tờ đó bị coi là tội nặng có thể bị tù khổ sai.
Các đạo luật ruộng đất có một ý nghĩa lịch sử to lớn. Chỉ trong 2 tháng, những người Giacôbanh đã giải quyết được một nhiệm vụ cực kì quan trọng mà các chính phủ trước đó không làm được trong hàng năm trời. Nó pha hoại tân gốc chế đọ phong kiến, biến tầng lớp nông dân trước kia phụ thuộc vào phong kiến thành những người tiểu tư hữu tự do, và thiết lập chế độ kinh tế tiểu nông. Nó tạo nên những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nước Pháp.
Chính sách ruộng đất của chính quyền Giacôbanh là biện pháp cách mạng nhất trong lịch sử các cuộc cách mạng tư sản. tầng lớp tiểu nông đông đảo do chính sách đó tạo nên đã trở thành thành trì vững chắc cho nước Pháp cách mạng, thành lực lượng sáng tạo những chiến tranh huy hoàng cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc năm 1793 – 1794.
Hiến pháp 1793 và hệ thống chuyên chính dân chủ cách mạng Giacôbanh.
Chỉ sau 2 tuần lễ chuẩn bị, ngày 24 – 6 –1793, Hiệp hội dân tộc thông qua một bản hiến pháp mới, bản Hiến pháp cộng hoà đầu tiên trong lịch sử nước Pháp. Hiến pháp năm 1793 xoá bỏ chế độ phân loại công dân tích cực và tiêu cực, quy định người Pháp, nam giới đến 21 tuổi đều được đi bầu cử quốc hội. Quốc hội được bầu lại hàng năm vào ngày 1 – 5. Các dự luật được quốc hội thông qua sẽ đưa cho nhân dân thảo luận trong các cuộc họp cơ sở.
Hiến pháp năm 1793 phản ánh và đánh dấu một giai đoạn mới, một giai đoạn cách mạng cao hơn. nó tuyên bố trước toàn thế giới
Những nguyên tắc tự do và dân chủ, một nền dân chủ tư sản tiến bộ hơn hẳn hiến pháp năm 1791. Nó được nhân dân nhiệt liệt đón chào như một thắng lợi lớn của cách mạng.
Hiến pháp năm 1793 được thông qua nhưng không thực hiện. Trong điều kiện hết sức nguy kịch của nền Cộng hoà, thù trong giặc ngoài câu kết hòng bóp nghẹt nước Pháp, chính quyền Giacôbanh quyết định tạm hoãn việc thi hành hiến pháp nhằm ngăn ngừa kẻ địch lợi dụng những điều khoản dân chủ. Đó là một biện pháp đúng đắn vì hoàn cảnh đang đòi hỏi tăng cường chuyên chính đối với các thế lực phản đông.
Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
Chính sách “khủng bố đỏ” của chính quyền Giacôbanh.
Những hoạt động phản cách mạng của bọn bảo hoàng và Girôngđanh ngày càng tăng cường, những cuộc ám sát xảy ra liên tiếp. Đáp lại những hành động đó, hiệp hội dan tộc thông qua một loạt sắc lệnh tăng cường đàn áp bọn phản cách mạng, gia lệnh hoặc kiểm tra các phần tử khả nghi. Hiệp hội cử xuống các địa phương những uỷ viên có quyền hành tuyệt đối để thanh trừ bọn phản động trong các cơ quan và lập lại trật tự cách mạng. Bọn đầu cơ và gian thương, các bộ trưởng Girôngđanh đều bị đưa ra toà. Các toà án cách mạng được tổ chức lại, quá trình xử án được rút gọn hơn, nhằm giải quyết nhanh chóng các trường hợp phạm tội. Những biện pháp tăng cường chuyênm chính đó lànhưnmgx đòn tấn công vào thế lực phản cách mạng và củng cố địa phương.
Việc thực hiện sắc lệnh về ruộng đất đã thoả mãn một phần lớn nông dân khiến cho họ không ủng hộ bọn phản loạn mà đứng lên bảo vệ nước Cộng hoà. Phái Girôngđanh mất cơ sở rất nhanh ở các địa phương, thành trì của bọn chúng ở miền nam là Liông bị chiếm lại, các đội nông dân vũ trang tiến hành trấnáp chúng. Trung tâm phản động của bọn bảo hoàng ở Văngđê bị bao vây chặt chẽ. Chính quyền cách mạng chuyển sang thế tấn công. Dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, nền chuyên chính Giacôbanh đã đập tan về tan bản lực lượng phản động ở trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chiến thắng ngoài mặt trận.
Quân đội Pháp nhanh chóng thắng liên quân ở miền Đông Bắc nước Pháp. Thắng lợi đó đã làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh. Đến đông xuân 1793 – 1794 quân Pháp chuyển sang thế chủ động. Tuylông được giải phóng khỏi tay quân Anh. Anđát thoát khỏi tay quân Phổ và Áo. Miền đông được khôi phục, quân thù bị quét sạch khỏi lãnh thổ nước Pháp.
Sự tan rã của liên minh Giacôbanh. Sự thất bại của phái “Điên dại”.
Trong những ngày đầu của nền chuyên chính Giacôbanh, tình hình trong nước rất khó khăn. Lợi dụng tình trạng chiến tranh, bọn con buôn gia sức tích trữ đầu cơ các loại lương thực và các đồ dùng cần thiết. Giá cả tăng lên, tín phiếu sụt giá nhanh chóng, các thành phố thiếu bánh mì. Đạo luật giá lúa mì được ban hành ngày 4 – 5 - 1793 không được áp dụng. Những người thuộc phái điên dại đòi hỏi phải ngăn chặn đầu cơ, xử tử bọn buôn bán gian lận, tịch thu tài sản và lương thực của chúng, quy định giá tối đa với tất cả các loại hàng hoá. Những yêu sách của phái điên dại có tiếng vang rộng rãi trong quần chúng. Nhưng khi họ lên tiếng công kích hiến pháp năm 1793 đòi phải thêm điều khoản xử tử bọn gian thương, thậm chí đòi thực hiện ngay hiến pháp thì về căn bản những yêu sách đó không phù hợp với quyền lợi của giai cấp tư sản, ngay cả đối với phái Giacôbanh.
Trong diều kiện xã hội đòi hỏi tăng cường chuyên chính để tiêu diệt thù trong giặc ngoài, việc yêu cầu thực hiện ngay hiến pháp là một sách lược sai lầm khiến cho tất cả các phe phái trong Giacôbanh từ hữu sang tả lợi dụng cớ đó, nhất trí đàn áp họ. Tháng 9 – 1793 Giắccơru lãnh tụ của phái “Điên dại” bị bắt. Sau đó ông tự tử. Từ đấy phái “Điên dại “ bị tan rã. Việc tiêu diệt phái “Điên dại” chính là sự cắt dứt sợi dây liên hệ giữa phái Giacôbanh với đông đảo quần chúng, làm cho họ dần dần xa rời những người Giacôbanh.
Sự tan rã của liên minh Giacôbanh.
Trong suốt quá trình đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, nội bộ nhóm Giacôbanh đã xảy ra sự phân hoá ngày càng rõ rệt. Bao gồm cánh hữu là những người bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp đại tư sản và những thương nhân. còn cánh tả bao gồm những người kiên quyết cách mạng hơn, tiếp thu nhiều yêu sách của phái “Điên dại” sau khi phái này bị tan vỡ.
Sự khác biết giữa hai phái này ngày càng bộc lộ rõ. Nhưng trong thời gianchiến tranh, những người Giacôbanh thấy rõ rằng muốn thắng lợi phải liên minh với quần chúng nhân dân bao gồm cả dân nghèo thành thị và nông thôn. Do đó, họ phải chấp nhận một số yêu sách của quần chúng nhân dân quy định giá tối đa, truy nã bọn đầu cơ, tịch thu lương thực tích trữ… Điều đó gây lên sự bất mãn trong giai cấp tư sản và tầng lớp phú nông là những người mới làm giàu từ chiến tranh. Họ chịu đựng những chính sách của phái Giacôbanh như một chế độ tạm thời và bắt buộc trong lúc bị đe doạ bởi nguy cơ bọ phục hồi của chế độ phong kiến. Điều đó chứng tỏ phái Giacôbanh là một liên minh không vững chắc, bao gồm nhiều tàng lớp có quyền lợi khác nhau. Chỉ cần có những thắng lợi đầu tiên ngoài mặt trận, những dấu hiệu chứng tỏ nước Pháp dã thoát khỏi nạn thì mỗi nhóm phái lại tỏ ra cương quyết bảo vệ quyền lợi riêng tư, mâu thuẫn nội bộ với phái Giacôbanh bộc lộ.
Tháng 3 – 1794 khi quân đội dành được thế chủ động căn bản trên các chiến trường thì cuộc đấu tranh nội bộ liên minh Giacôbanh ngày càng trở lên gay gắt.
Cuộc khủng hoảng nội bộ đã dần dần làm cho chính quyền Giacôbanh rơi vào thế cô lập, lực lượng cách mạng bị suy yếu. Quyền lực tập trung vào tay “bộ ba” Rôbexpie, Xanh giuyt, Cutông. Rôbexpie không có chỗ dựa chắc chắn trong xã hội. Lê nin chỉ ra rằng Hiệp hội dân tộc “Đưa ra những dự định đại quy mô, mà lại không có chỗ dựa cần thiết để thực hiện, không biết ngay cả phải dựa vào giai cấp nào để áp dụng biện pháp này hay biện pháp khác”. Vì vậy, sự tan rã của nền chuyên chính Giacôbanh trở thành điều không thể tránh khỏi.
Âm mưu phản cách mạng và cuộc đảo chính ngày 9 tháng Tecmiđo.
Mùa hè năm 1794, cuộc đấu tranh ngấm ngầm chống Rôbexpie ngày càng lộ rõ. Các dự án sắc lệnh do Rôbexpie và Cutông thảo nhằm tăng cường chuyên chính và trưng thu toàn bộ vụ mùa năm 1794 gặp sự chống đối kịch liệt trong Hiệp hội dân tộc.
Ngày 26 – 7, trong phiên họp của Hiệp hội dân tộc, bài diễn văn của Rôbexpie được hoan nghênh nhiệt liệt. Tối hôm đó, ông đọc lại ở câu lạc bộ Giacôbanh và được sự ủng hộ của đại đa số hội viên. Ông quyết định củng cố nền chuyên chính và tăng cưòng trấn áp các lực lượng đối lập từ hữu sang tả. Bọn “Đồng lầy” tưởng chừng thất bại nên hoang mang. Nhưng các phần tử phản cách mạng càng kiên quyết trong âm mưu lật đổ Rôbexpie.
Hôm sau ngày 9 thang Tecmiđô tại hiệp hội dan tộc Xanhgiuyt đọc báo cáo một cách bình tĩnh và chắc chắn. Bọn phản động cắt ngang hô băt Rôbexpie, Xanh Giuyt, Cutông và những người lãnh đạo khác. Nhưng khi bọn phản động dẫn đến sở cảnh sát thì Rôbexpie thoát khỏi tay chúng. Các đông chí của ông cũng dàn được giải thoát. Đến tối, họ họp nhau ở trụ sở công xã. Trong giờ phút quyết liệt, quần chúng đòi hỏi phải có những hành đông khẩn trương và quyết liệt thì Rôbexpie lại dao động, do dự và chậm chạp. Họ không còn có những quyết định sáng suốt và kịp thời như những ngày 10 – 8 –1792, 31 – 5 và 2 – 6 –1793 nữa.
Trong khi đó, bọn phản cách mạng hành động rất nhanh chóng. Chúng tuyên bố đặt Rôbexpie và các đông chí của ông ra ngoài vòng pháp luật. Chúng tự vũ trang và đièu động các đơn vị quân đội đáng tin cậy trở về Paris. Đến đêm, chúng tấn công trụ sở công xã Rôbexpie và những người thân cận lị bị bắt. Ngày hôm sau, Rôbexpie, Xanhgiuyt, Cutông và 18 người nữ bị giết không xét xử. Nền chuyên chính Giacôbanh tan giã hoàn toàn.
III. TÍNH CHẤT VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP
Cuộc cách mạng cuối thế kỉ XVIII ở Pháp là cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Tiếp theo cách mạng Anh, đây là một cuộc cách mạng tư sản vĩ đại đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế phong kiến cùng với mọi quan hệ và lề thói thối nát của nó. Cách mạng tư sản Pháp đã tuyên bố một chế độ chính trị của xã hội mới ở châu Âu với cơ cấu tổ chức mới và các quyền tự do dân chủ. Cách mạng đã đập tan quan hệ ruộng đất phong kiến, giải phóng nông dân khỏi sợi dây ràng buộc cổ truyền của những nghĩa vụ phong kiến, tạo nên một tàng lớp nông dan tiểu tư hữu đông đảo, mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. Và do đó, chế độ tư bản chủ nghĩa đã xác lập trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Nó trở thành cuộc cách mạng có ảnh hưởng lớn trong phạm vi châu Âu và có ý nghĩa lớn lao đối với thời đại.
Trong cuộc cách mạng đó, do địa vị kinh tế và xã hội quy định mà giai cấp tư sản là giai cấp thực té đã lãnh đạo phong trào. nhưng chỉ có tinh thần dũng cảm, kiên cường, ý trí bất khuất của quần chúng nhân dân, cách mạng mới có thể thắng lợi.
Đại cách mạng Pháp là điển hình cao đẹp về thắng lợi của tư tưởng cách mạng, lý luận cách mạng. Thế kỉ ánh sáng – thế kỉ của đại cách mạng Pháp, đã cho ra đời những nhà tư tưởng lớn như: Mông – te – xki – xơ, Rút – xô, Vônte… Mà nhân loại mãi mãi biết ơn. Các nhà khoa học đó không những để lại cho loài ngường những tư tưởng, những triết lí, những cơ chế pháp luật, những phương hướng kinh tế nhằm xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn và phát triển nhanh chóng gấp bội phần so với những năm trường của đêm dài phong kiến, màcòn đưa lại những áng thơ, áng văn kiệt xuất, mang tính nhân đạo sâu sắc.
Đại cách mạng Pháp với tính tích cực, chủ động vô cùng lớn lao của quần chúng, của đẳng cấp thứ ba đã có những sáng tạo vĩ đại. Cuộc cách mạng này không chỉ sáng tạo ra hình thức đấu tranh mới mà còn sáng tạo ra những hình thức cách mạng mới vô cùng phong phú, từ viếc phát động quàn chúng, tổ chức quân đội, phá ngục Baxti… Đến việc tổ chức ra hội nghị lập hiến, xây dựng cơ chế tam quyền phân lập ( lập pháp, hành pháp, tư pháp). Đến ban hành pháp lệnh về ruộng đất, quy định mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội… Và cao nhất là việc cho ra đời bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nổi tiếng.
Đại cách mạng Pháp có những cống hiến lớn trong việc hình thành một quốc gia, một thi trường dân tộc thống nhất. Nó xoá bỏ quý tộc thế tập và sự ngăn cách phong kiến đối với lãnh thổ và giao lưu văn hoá và kinh tế.
Tính nhân văn của đại cách mạng Pháp, đặc biệt là sự chú trọng đến quyền con người. Cái vĩ đại của đại cách mạng Pháp là đã cho ra đời bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nổi tiếng mà cho đến nay cả nhân loại tiến bộ vãn phải phấn đấu để thực hiện.
trong đại cách mạng Pháp đã tạo dựng nên một nền ngoại giao hoà bình mang cả tính cách mạng lẫn tính nhân đạo sâu sắc. Khẩu hiệu “chiến tranh với các lâu đài, hoà bình với các lều tranh” thể hiện tư tưởng nhân văn cao cả. Trong điều kiện lúc bấy giờ, khi mà cuộc đấu tranh giữa lực lượng cách mạng mới lớn lên với thế lực phong kiến phản động già cỗi, bảo thủ của châu Âu thì chỉ có một nền hoà bình như thế mới đúng đắn chứ không phải bằng bất cứ giá nào.
Tuy vậy, bất cứ một cuộc cách mạng nào, dẫu là vĩ đại đến đâu cũng không vượt ra khỏi hạn chế giai cấp và hạn chế thời đại. Đại cách mạng Pháp cũng vậy.
Trước hết, đã là cách mạng xã hội thì đi đôi với cách mạng quan hệ sản xuất phải đồng thười đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất. Đại cách mạng Pháp, trước những yêu cầu cấp bách của quần chúng đang hướng mạnh vào vến đề phân phối cho nên các nhà cách mạng đã quan tâm nhiều đến vấn đề này. Cũng có thể do một nguyên nhân khác nữa là ở Pháp lúc đó lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển mà cái kìm hãm trước mắt là quan hệ sản xuất, trong đó cơ bản là vấn đề lưu thông, phân phối cho nên đã quan tâm nhiều đến việc giải quyết quan hệ sản xuất. Còn việc phát triển lực lượng sản xuất t hì không được đẩy mạnh.
Thứ hai, Đại cách mạng Pháp coi nhẹ quyền lợi của giai cấp công nhân.
Thứ ba, thái độ đối với giáo hội. Lúc đầu, có thái độ triệt để chưa từng có đối với giáo hội. Nhưng rồi trong tiến trình phát triển, đại tư sản đã dần chiếm lấy đặc quyền và đến khi đại tư sản chấp chính, thi họ đã từng bớc nhượng bộ và thoả hiệp với giáo hội.
Thứ tư, sự thiếu chung thuỷ của các nhà tư bản.
Hạn chế cơ bản của Đại cách mạng Pháp. Sự mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển tất yéu sẽ dẫn tới ách áp, bức bóc lột giai cấp mới là bóc lột của tư bản với công nhân.
Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh: cũng như không có văn minh Hy Lạp, La Mã thì không có văn minh Tây Âu và Bắc Mỹ. Không có Đại cách mạng Pháp 1789 và các cuộc cách mạng khác như cách mạng 1848 ở pháp, công xã Paris1871, cách mạng Nga 1905, cách mạng tháng 2 – 1917 thì không có đại cách mạng thán Mười Nga sau này. Cách mạng Nga cũng như cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nhiều nước khác đều là kế thừa và phát triển thành quả vĩ đại của cách mạng Pháp, phủ định cái tiêu cực, phát huy những mặt tích cực của nó để đưa nhân loại tiến lên.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LSDOCS (71).doc