Tiểu luận Đánh giá hiệu quả sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và một số kiến nghị

Sau gần 15 năm đổi mới , nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng . Tuy nhiên , hiên tại ,trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới , chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức và cơ hội lớn . Trước bối cảnh đó , một yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với NHNN Việt Nam là phải đổi mới đIều hành CSTTsao cho đảm bảo tính chủ động , linh hoạt và nhạy bén . Thực tế đã và đang chứng tỏ NVTTM là công cụ gián tiếp linh hoạt và hiệu quả nhất của CSTT. Mặc dù trong gần 3 năm qua , hoạt động của NVTTM ở nước ta vẫn còn nhiều mặt hạn chế và còn nhiều việc phải làm , song những kết quả khả quan đạt được bước đầu đã khẳng định một bước đi đúng đắn và đầy nỗ lực của NHNN Việt Nam . Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào một triển vọng tốt đẹp của công cụ này trong tương lai.

doc20 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1847 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá hiệu quả sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và một số kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Sau hơn 15 năm đổi mới , nền kinh tế của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định.Đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế –xã hội của đất nước , chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng để điều tiết lượng tiền cung ứng, kiềm chế lạm phát ,ổn định giá trị đồng tiền. Trong bối cảnh đất nước ta hiện nay , xây dựng và đổi mới chính sách tiền tệ (CSTT) là một đòi hỏi bức xúc để phù hợp với xu thế hội nhập với khu vực và thế giới , trong đó có việc chuyển từ các công cụ điều hành trực tiếp sang gián tiếp. Sau một quá trình chuẩn bị , ngày 12 tháng 7 năm 2000 , NHNN đã chính thức khai trương nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM) . Đây là một bước tin trong quá trình đổi mới điều hành CSTT theo hướng từ sử dụng các công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp , phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước. Cho đến nay ,NVTTM đã vận hành một cách nhịp nhàng và đạt được các mục tiêu đề ra , từ đó khẳng định được vai trò quan trọng của công cụ này đối với việc điều hành CSTT quốc gia của NHNN. Tuy vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để NVTTM phát huy hơn nữa hiệu quả trong điều kiện của nước ta , cùng với các công cụ khác ,góp phần đạt được mục tiêu cuối cùng của CSTT quốc gia. Đây cũng là lý do khiến người viết lựa chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở của NHNNVN và một số kiến nghị“.Do giới han của một tiểu luận , kiến thức còn hạn chế, chắc chắn bài viết sẽ không tránh khỏi thiếu sót .Kính mong nhận được những lời phê bình chỉ bảo của các thày cô. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 10 năm 2003 Chương I. Một vàI nét về nghiệp vụ thị trường mở I- Lý thuyết về nghiệp vụ thị trường mở. 1. Khái niệm. Thị trường mở (TTM) là nơi diễn ra việc mua bán các chứng khoán nợ ngắn hạn và dài hạn. Nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM) là nghiệp vụ mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn của Ngân hàng trung ương (NHTW) trên TTM. Khoản 3 điều 9 Luật NHNN giải thích : “NVTTM là nghiệp vụ mua , bán các giấy tờ có giá ngắn hạn do NHNN thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện CSTT quốc gia. “ Xét về thực chất , NVTTM là chỉ hành vi giao dịch của NHTW trên TTM. Xét về hình thức , TTM là thị trường giao dịch các chứng khoán nợ ngắn và dài hạn .Tuy nhiên , khác với thị trường chứng khoán hay thị trường tiền tệ , TTM ở các nước là khác nhau về phạm vi , loại hình công cụ và thời hạn của các công cụ giao dịch trên thị trường. 2. Cơ chế tác động của nghiệp vụ thi trường mở. 2.1. Tác động về mặt lượng. NHTW mua giấy tờ có giá trên TTM , làm cho dự trữ của các NHTM tăng lên , từ đó làm tăng lương tiền trung ương (MB) và làm cho lượng tiền cung ứng tăng . Ngược lại , khi NHTW bán chứng khoán trên TTM , làm cho dự trữ của NHTM giảm , làm giảm MB , từ đó làm MS giảm. Như vậy , NHTW thực hiện mua bán chứng khoán trên TTM sẽ tác động vao dự trữ của các NHTM , làm ảnh hưởng đến khối lượng tín dụng , từ đó tác động tới lượng tiền cung ứng. 2.2. Tác động về mặt giá. Tác động này có thể qua 2 con đường : Tác động đến dự trữ : Khi NHTW mua chứng khoán , làm cho dự trữ NHTM tăng , MS tăng , dẫn đến cung vốn tín dụng tăng.Từ đó làm giảm lãi suất ngắn hạn , kéo theo lãi suất tín dụng và lãi suất dài hạn giảm , đầu tư tăng và tổng cầu tăng. Tác động đến chứng khoán : NHTW mua chứng khoán , lượng chứng khóan cuả NHTM giảm , giá chứng khoán tăng , lãi suất giảm làm đầu tư tăng ,tác động đến tổng cầu , làm tổng cầu tăng. 3. Những chủ thể tham gia thị trường mở. 3.1. Ngân hàng trung ương. NHTW tham gia TTM với tư cách là người chỉ đạo thị trường thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá ngắn han nhằm cung cấp cho hệ thống ngân hàng khả năng thanh toán cần thiết phù hợp với nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Khi NHTW muốn cung tiền ra thị trường , NHTW sẽ mua các chứng khoán trên TTM , còn muốn hấp thụ khả năng thanh toán thì NHTW bán các chứng khoán để thu tiền về. 3.2.Các ngân hàng thương mại . Các NHTM tham gia TTM nhằm muc đích điều hoà mức dự trữ ngân quĩ để duy trì khả năng thanh toán ,cho vay khoản vốn dư thừa để kiếm lãi.Đồng thời qua thị trường này, các NHTM thực hiện nghiệp vụ môi giới và kinh doanh chứng khoán. 3.3. Các tổ chưc tài chính phi ngân hàng . Các công ti bảo hiểm , công ti tài chính , quĩ đầu tư , các hội tiết kiệm nhà ở ... cũng tham gia TTM để kiếm lời qua việc sử dụng vốn nhàn rỗi để mua bán chứng khoán ngắn hoặc daì hạn. Các tổ chức này thường có khối lượng chứng khoán lớn và thường xuyên thay đổi danh mục đầu tư để đảm bảo mức sinh lời cao nhất và rủi ro dự tính thấp nhất cho bộ đầu tư 3.4. Các chủ thể khác : Các doanh nghiệp lớn , các nhà giao dịch chuyên nghiệp , kho bạc nhà nước, các hộ gia đình ... 4. Hàng hoá của thị trường mở. Hàng hoá trên thị trường đa dạng hay không tuỳ thuộc vào nền kinh tế của quốc gia đó có phát triển hay không. Thông thường , trên TTM thường có các loại chứng khoán sau : Tín phiếu kho bạc. Tín phiếu kho bạc là giấy nhận nợ do Chính phủ phát hành để bù đắp thiếu hụt ngân sách tạm thời trong năm tài chính. Đây là công cụ chủ yếu của NVTTM của hầu hết NHTW các nước vì công cụ này có tính thanh khoản cao , được phát hành với khối lượng lớn , vì thế có thể thoả mãn nhu cầu can thiệp của NHTW với liều lượng khác nhau và độ rủi ro rất thấp . Thông thường , tín phiếu kho bạc có thời hạn 12 tháng.Bộ Tài chính có trách nhiệm xác định khối lượng phát hành , thanh toán lãi và gốc của tín phiếu. Chứng chỉ tiền gửi (CD) Chứng chỉ tiền gửi là giấy nhận nợ của ngân hàng xác nhận một món tiền đã được gửi vào ngân hàng trong một thời gian nhất định với một mức lãi suất định trước. Công cụ này được sử dụng như là hàng hoá phổ biến cho NVTTM. Thương phiếu . Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền nhất định trong một thời gian nhất định . Đây là giấy nhận nợ được phát hành bởi các doanh nghiệp nhằm bổ sung nhu cầu vốn ngắn hạn .Thương phiếu được đảm bảo tính an toàn bằng các luật và pháp lệnh thương phiếu của các nước .Nó cũng được coi là một loại hàng hoá phổ biến của TTM. Trái phiếu chính phủ . Trái phiếu chính phủ là chứng khoán nợ dài hạn do nhà nước phát hành nhằm bù đắp bội chi ngân sách nhà nước .Tuy là công cụ nợ dài hạn nhưng trái phiếu chính phủ được sử dụng phổ biến trong NVTTM bởi tính an toàn , khối lượng phát hành , tính ổn định trong phát hành và khả năng tác động trực tiếp đến giá cả trái phiếu kho bạc trên thị trường tài chính . - Các công cụ khác : Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công ti ... cũng được coi là hàng hoá của NVTTM 5. Các nghiệp vụ thị trường mở. 5.1. Các phương thức giao dịch. NVTTM của NHTW thường được thực hiện theo hai cách chủ yếu : các giao dịch hoàn lại và các giao dịch không hoàn lại. _ Giao dịch không hoàn lại ( hay các giao dịch mua bán hẳn ) là các giao dịch mua bán chứng khoán của NHTW theo phương thức mua đứt bán đoạn trên cơ sở giá thị trường . _Giao dịch có hoàn lại ( giao dịch có kì hạn ) phương thức này chủ yếu được sử dụng cho mục đích giao dịch tạm thời là các hợp đồng mua lại ( Repos ).NHTW sẽ bán các chứng khoán với một khoảng thời gian nhất định , sau đó sẽ mua lại vào một ngày xác định trong tương lai. Các giao dịch có hoàn lại được sử dụng chủ yếu trong NVTTM vì tính linh hoạt , chi phí thấp , làm giảm thời gian thông báo , do đó mà giảm bớt biến động của thị trường trước các quyết định hàng ngày của NHTW. 5.2. Phương thức hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở . Các NVTTM được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu. Có hai loại đấu thầu : _ Đấu thầu khối lượng ( đấu thầu với lãi suất cố định ): là hình thức đấu thầu mà NHTW niêm yết trước mức lãi suất . Các tổ chức tham gia chỉ việc đăng kí số tiền trên cơ sở chấp nhận mức lãi suất cho trước . Nếu tổng khối lượng đặt thầu của các thành viên tham gia dự thầu thì toàn bộ các đơn đặt thầu đều được chấp nhận . Nếu tổng số đặt thầu lớn hơn khối lượng thầu cần can thiệp thì phải tiến hành phân bổ thầu theo công thức: Tỉ lệ % phân bổ thầu : K = A/ ồai (i = 1,n ) Trong đó : A : số lượng thầu được phân bổ n : số các tổ chức tham dự thầu aI : số lượng đặt thầu của tổ chức i K : tỉ lệ phân bổ thầu Số lượng trúng thầu của tổ chức i được xác định bằng : Ti = K * ai _Đấu thầu lãi suất : là phương thức mà các tổ chức tham gia đấu thầu tự đăng kí số tiền ứng với mỗi mức lãi suất do chính mình chọn. Đối với đấu thầu nhằm cung ứng thêm vốn khả dụng , các số lượng đặt thầu được sắp xếp theo thứ tự và phân phối theo các mức lãi suất từ cao xuống thấp , cho đến khi đủ lượng tiền cần bán. Nếu tại mức lãi suất thấp nhất được chấp nhận , số lượng đăng kí dự thầu lớn hơn số lượng được phân phối thì quá trình phân phối tiến hành như sau : Tỉ lệ trúng thầu được phân bổ tại mức lãi suất cuối cùng (s = 1,0-1) Trong đó: rs: Mức lãi suất thứ s được đăng ký a (rs)i: Số lượng tiền đặt thầu ứng với lãi suất rs của thành viên thứ i A: Số lượng thầu được phân phối rm: Mức lãi suất cuối cùng được chấp nhận K (rm): Tỷ lệ đạt thầu tại mức cuối cùng Đối với đấu thầu để cung ứng khả năng thanh toán thì Số lượng trúng thầu được phân phối cho tổ chức i tại mức lãi suất T (rm)i = K (rm) x a (rm) i ( Đối với đấu thầu để thu hút dự trữ về thì tiến hành theo chiều hướng ngược lại ) Trong đấu thầu lãi suất , NHTW có thể áp dụng phương thức đấu thầu kiểu Hà Lan ( hình thức một giá ) hay kiểu Mĩ (hình thức nhiều giá ) 6. Ưu và nhược điểm của nghiệp vụ thị trường mở. 6.1. Ưu điểm : So với các công cụ khác của CSTT , NVTTM có một số ưu điểm sau : Một là , NVTTM có tác động nhanh , chính xác và có thể được sử dụng ở bất kì mức độ nào . NVTTM có thể được hoàn thành nhanh chóng , không gây chậm trễ về mặt hành chính . Khi NHTW quyết định thay đổi cơ số tiền hoặc dự trữ , nó chỉ cần ra lệnh cho một người kinh doanh chứng khoán và việc mua bán được thực hiện ngay. Khối lượng chứng khoán mua bán lớn hay nhỏ tuỳ thuộc sự thay đổi về dự trữ hoặc cơ số tiền tệ . Hai là , NVTTM rất linh hoạt . NHTW có thể sửa chữa sai lầm trong khi tiến hành NVTTM bằng cách đảo ngược lại việc sử dụng công cụ đó .Chẳng hạn , khi NHTW cung ứng ít đi lượng tiền mặt ra thị trường , thì nó có thể sửa chữa bằng cách mua chứng khoán trên TTM để bơm tiền ra . Ba là , NVTTM là một công cụ mang tính chủ động cao . NHTW chủ động can thiệp về khối lượng , thời gian , chủng loại hàng hoá để đạt được mục tiêu cuẩ CSTT.NVTTM còn cho phép NHTW có thể tạo ra những biến động có khả năng hướng dẫn xu hướng thị trường trên cơ sở dự báo nhu cầu vốn khả dụng. Hơn nữa , NHTW có thể thực hiện NVTTM mà không hề phụ thuộc vào ý thích chủ quan của các đối tác . Bốn là , nhờ có nghiệp vụ này , NHTW có thể kiểm soát được lượng tái cấp vốn không vay . Việc kiểm soát này không thể có được trong nghiệp vụ tái chiết khấu . Với nghiệp vụ tái chiết khấu , NHTW có thể khuyến khích hay hạn chế khối lượng tái chiết khấu và có thể khống chế hạn mức tái chiết khấu , nhưng không kiểm soát được nhu cầu tái chiết khấu của các NHTM . 6.2. Nhược điểm : Bên cạnh những ưu điểm trên , NVTTM cũng có một số hạn chế sau : Thứ nhất , để công cụ này phát huy hiệu quả thì đòi hỏi quốc gia đó phải có thị trường tài chính phát triển , hàng hoá của thị trường phong phú đa dạng , NHTW phải có khả năng dự báo vốn khả dụng của toàn hệ thống , có như vậy mới có ý nghĩa lớn trong việc tác động đến lượng tiền cung ứng . Thứ hai , hiệu quả của NVTTM không chỉ phụ thuộc vào NHTW mà còn bị chi phối bởi môi trường kinh tế vĩ mô , hành vi của công chúng và các quyết định của các NHTM. Thứ ba , khi NHTW mua bán làm tác động đến lượng tiền trung ương , từ đó sẽ ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng , vì vậy để tránh ảnh hưởng này thì NHTW phải có các giải pháp xử lí phù hợp. 7. Mối quan hệ của nghiệp vụ thị trường mở với các công cụ khác của chính sách tiền tệ. 7.1. Các công cụ khác của chính sách tiền tệ. Để thực thi CSTT , NHTW có thể sử dụng công cụ trực tiếp hay gián tiếp để tác động vào mục tiêu của CSTT. 7.1.1. Công cụ trực tiếp . _ Hạn mức tín dụng : là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các TCTD phải tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. _ Lãi suất tiền gửi : NHTW ấn định trực tiếp trần lãi suất cho vay để khống chế mức lãi suất mà các NHTM áp dụng cho vay với nền kinh tế . Khi NHTW tăng giảm trần lãi suất cho vay , NHTM cũng phải tăng giảm lãi suất cho vay với nền kinh tế , từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu về vốn của các tổ chức kinh tế . 7.1.2. Công cụ gián tiếp . _ Dự trữ bắt buộc ( DTBB ) : là số tiền mà TCTD phải duy trì tại tài khoản tiền gửi tại NHTW. Khi NHTW thay đổi tỉ lệ DTBB , tức thay đổi DTBB của các NHTM sẽ tác động vào hệ số mở rộng tiền tệ ( số nhân tiền ) và từ đó tác động vào khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng. _ Lãi suất tái chiết khấu : là lãi suất mà NHTW áp dụng để chiết khấu lại các chứng từ có giá của các NHTM. Khi NHTW tăng lãi suất tái chiết khấu làm ảnh hưởng nhu cầu xin vay của NHTM. Mặt khác , lãi suất tái chiết khấu tăng sẽ làm tăng giá vốn đầu vào của NHTM , kéo theo lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng tăng lên. Từ đó sẽ làm lãi suất thị trường tăng lên. 7.2. Mối quan hệ giữa nghiệp vụ thị trường mở với các công cụ khác của chính sách tiền tệ. 7.2.1. Giữa nghiệp vụ thị trường mở với chính sách tái chiết khấu: Cả hai công cụ này đều có chức năng tái cấp vốn cho các NHTM. Thực tế, NVTTM ngoài việc bơm vốn khả dụng, còn có thể rút vốn khả dụng ra khỏi thị trường tiền tệ. Như vậy, NHTW có thể sử dụng NVTTM để hỗ trợ cho công cụ tái chiết khấu. Cụ thể: khi NHTW bán giấy tờ có giá để giảm lượng vốn khả dụng của các NHTM, thì làm NHTM phải tìm đến NHTW để vay qua cửa sổ tái chiết khấu. 7.2.2. Giữa nghiệp vụ thị trường mở và dự trữ bắt buộc. Khi NHTW tăng DTBB lên, thì sẽ làm tăng nhu cầu tái cấp vốn của NHTM tại NHTW và ngược lại. Như thế, NHTW vừa đảm bảo mức vốn khả dụng tối ưu cho hệ thống ngân hàng một cách chủ động, vừa hỗ trợ lãi suất trên thị trường tuỳ theo tình hình thực tế và ý đồ của NHTW. Kết hợp cả NVTTM và DTBB là sự tác động kép cả về mặt lượng và mặt giá vào TTM,do đó sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng . * * * Trên đây chỉ là những lí luận chung về NVTTM. Sự vận dụng nó ở từng quốc gia là khác nhau, vì nó còn phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia, cũng như CSTT do NHTW của quốc gia đó thực thi. CHƯƠNG II : Thực trạng vận dụng nghiệp vụ thị trường mở ở việt nam Đối với các nước có nền kinh tế thị trương lâu đời thì NVTTM được xem là một trong những công cụ linh hoạt và hiệu quả nhất . Song ở Việt Nam ,công cụ có thể coi là còn rất mới mẻ . Sau nhiều năm tích cực chuẩn bị triển khai , ngày 12/07/2000 , NVTTM do NHNN chủ trì đã mở phiên giao dịch đầu tiên , đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong đIều hành CSTT theo phương pháp gián tiếp. Trước đó , NHNN đã ban hành các văn bản làm cơ sở pháp lí như : Qui chế NVTTM , Qui trình NVTTM , Qui định về việc đăng kí giấy tờ có giá ngắn hạn, Qui chế quản lí vốn khả dụng và các văn bản khác có liên quan . Một số bộ phận được thành lập như Ban điều hành NVTTM , Bộ phận dự báo vốn khả dụng , Bộ phận NVTTM , lắp đặt thiết bị và cài đặt chương trình phần mềm áp dụng trong NVTTM trong NHNN và các TCTD thành viên . Ngày 12/07/2000 , phiên giao dịch chính thức đầu tiên của NVTTM được tiến hành và thu dược kết quả. Trong thời gian qua, việc điều hành của Ban điều hành NVTTM đã diễn ra đúng quy định và luôn bám sát tình hình thực tế diễn biến của thị trường để từ đó đưa ra những quyết định về hình thức giao dịch cũng như khối lượng và thời gian. I. Các kết quả đạt được sau hai năm vận dụng nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam. Tính đến hết tháng 6/2002, thành viên của NVTTM gồm 22 TCTD, trong đó có 4 NHTM quốc doanh, 1 ngân hàng liên doanh, 10 NHTM cổ phần, 5 chi nhánh ngân hàng nước ngoàI, 1 công ty tài chính và 1 quỹ tín dụng nhân dân TW. Cho đến tháng 3/2002, NHNN thực hiện được 73 phiên giao dịch NVTTM với tổng doanh số đạt được trên 8000 tỷ đồng (trong đó lượng tiền cung ứng đạt xấp xỉ 7000 tỷ, lượng tiền rút khỏi lưu thông khoảng trên 1000 tỷ). Doanh số hoạt động của NVTTM không ngừng tăng lên, thể hiện tính ưu việt của thị trường này trong việc sử dụng nguồn vốn của các TCTD. (Xem bảng Kết quả giao dịch thị trường mở) Trong các hình thức giao dịch của NVTTM thì hình thức NHNN mua giấy tờ có giá (NHNN “bơm tiền ra”) là chủ yếu, từ 71% năm 2000 lên 96% 6 tháng đầu năm 2002. Trong hai năm triển khai hoạt đọng NVTTM, NHNN đã đưa vào thực hiện tất cả các phương thức giao dịch trên thị trường (mua bán hẳn, mua bán có kì hạn), các hình thức đấu thầu hiện hành trên thế giới (đấu thầu lãi suất, đấu thầu khối lượng). Đồng thời, lãi suất trúng thầu tại các phiên giao dịch phần nào phản ánh được lãi suất trên thị trường. Lãi suất NHNN mua: Năm 2000, lãi suất trúng thầu trong các phiên giao dịch biến động trong khoảng 4,2-5,58%/năm, năm 2001 là 3,4-5,15%/năm, 6 tháng đầu năm 2002 là 5,1%/năm. Lãi suất NHNN bán: Lãi suất trúng thầu tại các phiên giao dịch trong năm 2000 biến động trong khoảng 4,0-4,6%/năm, năm 2001 là 4,8-5,3%/năm, 6 tháng đầu năm 2002 là 5,1%/năm. Biến động lãi suất hình thành thông qua đấu thầu NVTTM giữa các phiên đấu thầu ngày càng thu hẹp, thể hiện sự ổn định dần của thị trường. Kết quả giao dịch thị trường mở (7/2000-6/2002) Đơn vị: tỷ đồng tháng cuối năm 2000 Năm 2001 6 tháng đầu năm 2002 Tổng cộng Doanh số hoạt động NHNN mua Mua hẳn Mua có kì hạn NHNN bán Trong đó bán hẳn 1.903,5 1.353,5 480 873,5 550 0 3.933,8 3.313,8 60 3.253,8 620 570 5.521,5 5.321,5 0 5.321,5 200 200 11.358,8 9.988,8 540 9.448,8 1370 770 Số phiên giao dịch Theo hình thức đấu thầu Đấu thầu lãI suất Đấu thầu khối lượng Theo phương thức giao dịch Mua bán hẳn Giao dịch có kì hạn 17 13 4 7 10 48 14 34 8 40 33 22 11 2 31 98 49 49 17 81 (Nguồn: NHNN Việt Nam) Mật độ các phiên giao dịch TTM ngày càng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu của các TCTD và thể hiện tính ổn định của thị trường. Trong thời gian mới khai trương, NHNN tổ chức thực hiện 10 ngày 1 phiên. Từ tháng 1/2001-4/2002, NHNN tổ chức 1 tuần 1 phiên (vào thứ Tư hàng tuần). Từ tháng 5/2002, NHNN đã tăng lên 2 phiên 1 tuần (thứ Ba thứ Năm hàng tuần). Nhờ có sự tăng các phiên giao dịch, NHNN đã tăng khả năng hỗ trợ các NHTM về vốn. II. Những tồn tạI và hạn chế của hoạt động nghiệp vụ thị trường mở ở nướcta . Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định , song không phải hoạt động của NVTTM không bộc lộ một số hạn chế : Hoạt động NVTTM là một hoạt động hoàn toàn mới nên một số TCTD vẫn còn nhiều bỡ ngỡ khi tham gia giao dịch .NVTTM ra đời trong điều kiện nền kinh tế còn đang ở trình độ thấp và chưa ổn định , thị trường tài chínhvà thị trường tiền tệ chưa phát triển , môi trường hoạt động của các TCTD còn chứa đựng nhiều rủi ro . Hoạt động của TTM chưa thực sự sôi động . Thể hiện trong mỗi phiên giao dịch NVTTM chỉ có từ 1-5 thành viên tham gia , chiếm tỉ lệ tương đối thấp (15 % trong tổng số thành viên tham gia TTM ) và chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số các TCTD tại nước ta .Các thành viên tham gia NVTTM chủ yếu là các NHTM quốc doanh ( do lượng hàng hoá chủ yếu tập trung tại các ngân hàng này ) , các TCTD khác nhìn chung không đủ điều kiện cạnh tranh tại các phiên đấu thầu trên thị trường sơ cấp và thứ cấp . Do vậy , trong các phiên giao dịch TTM gần như không có một NHTM cổ phần nào tham gia , trong khi đó các chi chánh ngân hàng nước ngoài do nguồn tiền đồng chưa thực sự dồi dào nên khả năng tham gia NVTTM rất hạn chế Các TCTD vẫn chưa quan tâm đúng mức tới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ trực tiếp , chuyên sâu vào NVTTM và việc đầu tư trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho nghiệp vụ này còn nhiều bất cập . Mặt khác , do các TCTD hiện tại vẫn chủ yếu quan tâm đến các nghiệp vụ truyền thống như tín dụng nên chưa có thói quen kinh doanh trên thị trường tiền tệ mà điển hình là thông qua NVTTM. Luật NHNN qui định chỉ có các loại giấy tờ có giá ngắn hạn mới được giao dịch trên TTM ( cụ thể là chỉ có 2 loại là tín phiếu NHNN và tín phiếu KBNN ). Do vậy mà hàng hoá trên TTM còn rất nghèo nàn , phạm vi hoạt động của NVTTM đã bị thu hẹp. Việc dự đoán vốn khả dụng của các TCTD vẫn còn nhiều hạn chế đặc biệt là chế độ thông tin phụcvụ cho công tác dự đoán, do đó đã hạn chế tới chất lượng của việc dự đoán vốn khả dụng. Để cho NVTTM phát huy hiệu quả tối đa thì cần thiết phải khắc phục những tồn tại, hạn chế trên. Chương III GiảI pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụThị trường mở ở nước ta. Để từng bước ổn định và đưa hoạt động NVTTM thành công cụ chủ đạo trong việc thực hiện mục tiêu CSTT , cần thực hiện một số giải pháp sau : 1. Đối với Chính phủ : _ Cần xúc tiến nhanh việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm tạo sự lành mạnh , ổn định trong hoạt động ngân hàng , nâng cao sức mạnh và uy tín cho hệ thống ngân hàng _ Phải tạo môi trường kinh doanh bình đẳng , thuận lợi cho tất cả các TCTD bằng việc cho phép các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài được phép huy động vốn bằng VND như các TCTD trong nước , nên thực hiện cổ phần hoá các NHTM quốc doanh để giảm lợi thế tạo ra từ nguyên nhân “ thuộc sở hữu nhà nước “. Diều này sẽ có tác dụng san sẻ thị phần vốn huy động và thị phần cho vay cho các TCTD khác , tạo thuận lợi cho các tổ chức này có đIều kiện tham gia NVTTM khi họ có nhu cầu đIều chỉnh nhu cầu vốn khả dụng của mình. 2. Đối với NHNN _ NHNN sớm trình Quốc hội về việc sửa Luật NHNN theo hướng cho phép các chứng khoán dài hạn ( thời hạn từ 1 năm trở lên ) được phép giao dịch tại thị trường tiền tệ nói chung và TTM nói riêng . _ Trên cơ sở duy trì các loại giấy tờ có giá như tín phiếu kho bạc , tín phiếu NHNN là hàng hoá cho các phiên giao dịch tại NVTTM , từng bước mở rộng và đa dạng hoá các loại hàng hoá khác như tín phiếu , kì phiếu của các NHTM nhà nước . _ Tiếp tục tuyên truyền và bồi dưỡng kiến thức về NVTTM cho các TCTD để khuyến khích các TCTD đủ đIều kiện tích cực tham gia NVTTM. _ Tập trung nâng cao chất lượng công tác đIều hành TTM của NHNN : tăng cường cán bộ dự báo vốn khả dụng , nâng cao trình độ , nghiệp vụ , cải tiến chế độ cung cấp thông tin trong và ngoài ngành với sự phối hợp chặt chẽ của các Vụ , Cục của NHNN , giữa NHNN với các TCTD , giữa NHNN với Bộ TàI chính , Kho bạc nhà nước . Từng bước chuẩn bị các điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường , tiến tới mục tiêu thực hiện NVTTM hàng ngày để kịp thời điều tiết vốn khả dụng cho các TCTD. _ Hiện đại hoá hệ thống thanh toán : Để NVTTM hoạt động có hiệu quả cần trang bị hệ thống thanh toán và quản lí hiện đại , có phần mềm hiện đại kết nối giữa nội bộ trong NHNN và giữa NHNN với các TCTD thành viên nhằm đảm bảo thực hiện các công đoạn giao dịch từ khi công nhận thành viên , đăng kí chữ kí đIửn tử , thông báo mời thầu , đăng kí giấy tờ có giá , xét thầu , tạo lập và kí hợp đồng mua lại đến khâu thanh toán không chuyển khoản và thông báo báo cáo … _ Rà soát và hoàn chỉnh các qui chế , cơ chế làm cơ sở pháp lí cho các hoạt động của thị trường nói chung và NVTTM nói riêng cho phù hợp với diễn biến về kinh tế , chính trị , xã hội trong từng thời kì nhằm tạo đIều kiện thuận lợi cho các TCTD tham gia . _ Củng cố , phát triển thị trường tiền tệ ( đặc biệt là thị trường liên ngân hàng ) nhằm tạo động lực thúc đẩy hoạt động TTM ngày càng phát triển . Để làm được đIều này cần tiếp tục đẩy mạnh tiến độ hiện đại hoá hệ thống thanh toán liên ngân hàng nhằm mục đích tăng cường khả năng điều chuyển vốn trong hệ thống ngân hàng .Việc cho vay theo các hình thức tái cấp vốn , tái chiết khấu chỉ nên thực hiện khi NHNN thực sự đóng vai trò “người cho vay cuối cùng” Nói cách khác , NHNN cần khuyến khích các ngân hàng vay mượn lẫn nhau . _ Sử dụng tích cực hơn nghiệp vụ swap ngoại tệ cho mục đích điều tiết vốn khả dụng ,không chỉ coi nghiệp vụ này phục vụ đIều hoà hoạt động thị trường ngoại hối. 3. Đối với Bộ Tài chính , kho bạc nhà nước . _ Để tạo đIều kiện cho các TCTD nắm giữ thêm nhiều hàng hoá để có thể tham gia NVTTM , Bộ Tài chính cần hạn chế việc phát hành trái phiếu bán lẻ ra công chúng , mà tập trung vào hình thức đấu thầu qua NHNN. _ Bỏ việc khống chế lãi suất đấu thầu dưới hình thức lãi suất chỉ đạo , mà để lãI suất đấu thầu do thị trường quyết định . _ Phối hợp với NHNN tronh việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình diễn biến ngân sách , nhất là tình hình huy động vốn dưới các hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ , tín phiếu Kho bạc nhà nước qua các kênh để phục vụ cho việc dự báo vốn khả dụng và đIều hành TTM của NHNN. 4 Đối với các tổ chức tín dụng : _Mở rộng các loại hình kinh doanh , dịch vụ như đầu tư tín , trái phiếu Chính phủ trên thị trường sơ cấp , tạo hàng hoá cho các giao dịch với NHNN. _ Hoàn chỉnh các qui định về thị trường mua bán lại tín phiếu với khách hàng và đưa thị trường này vào hoạt động , nhằm sử dụng linh hoạt và hiệu quả nguồn vốn kinh doanh . _ Quan tâm và tạo đIều kiện trong việc đào tạo cán bộ , nâng cao trình độ nghiệp vụ để có đủ khả năng dự báo vốn khả dụng của đơn vị và phân tích đưa ra các quyết định chính xác cho từng giao dịch tai NVTTM. Đồng thời trang bị bổ sung cơ sở vật chất , đảm bảo đầy đủ điều kiện giao dịch TTM thuận lợi , chính xác . Kết luận Sau gần 15 năm đổi mới , nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng . Tuy nhiên , hiên tại ,trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới , chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức và cơ hội lớn . Trước bối cảnh đó , một yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với NHNN Việt Nam là phải đổi mới đIều hành CSTTsao cho đảm bảo tính chủ động , linh hoạt và nhạy bén . Thực tế đã và đang chứng tỏ NVTTM là công cụ gián tiếp linh hoạt và hiệu quả nhất của CSTT. Mặc dù trong gần 3 năm qua , hoạt động của NVTTM ở nước ta vẫn còn nhiều mặt hạn chế và còn nhiều việc phải làm , song những kết quả khả quan đạt được bước đầu đã khẳng định một bước đi đúng đắn và đầy nỗ lực của NHNN Việt Nam . Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào một triển vọng tốt đẹp của công cụ này trong tương lai. Hà Nội , tháng 10 năm 2003. TàI liệu tham khảo. Tài liệu “ Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương ” - Học viện Ngân hàng (2002) Đề tài :”Vận dụng nghiệp vụ thị trường mở để thực hiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam “ - TS Lê Hoàng Nga. Tạp chí Ngân hàng và Thời báo Ngân hàng các số năm 2002 Báo cáo thường niên của hệ thống ngân hàng năm 2002. Báo cáo hoạt động thị trường mở sau 2 năm thực hiện ( 7/ 2000 - 7/2002 ) của NHNN Việt Nam. TàI liệu :” Tìm hiểu nghiệp vụ thị trường mở “ - NHNN Việt Nam , tháng 2/ 2002. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35437.doc
Tài liệu liên quan