1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta đang dần phát triển hội nhập với nền kinh tế thế giới, đạt được nhiều thành tựu trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam và cũng là một trong những thành phố có số dân và mật độ dân cư cao nhất cả nước, nên giao thông Hà Nội có tầm quan trọng nhất định trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hành khách, hàng hóa.
Thế nhưng giao thông lại đang là vấn đề vô cùng bức xúc ở Hà Nội, đặc biệt giao thông đường bộ tại các khu đô thị mới, sự thiếu đồng bộ giữa các công trình hạ tầng bên trong và bên ngoài đô thị đã dẫn đến tình trạng đường xuống cấp và ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra tại các cửa ra vào ở khu đô thị. Xuất phát từ thực trạng này, với vai trò sinh viên khoa “Môi trường và Đô thị”, chúng tôi nhận thấy trách nhiệm của mình trước vấn đề này. Chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Đánh giá quy hoạch đầu nút giao thông tại 3 khu đô thị mới Định Công, Đại Kim – Định Công và Đại Kim”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về giao thông, quy hoạch giao thông đô thị để chỉ ra thực trạng của một số nút giao thông ở 3 khu đô thị mới Định Công, Đại Kim – Định Công và Đại Kim. Phân tích và tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên, từ đó đưa ra những biện pháp cho vấn đề quy hoạch giao thông, bước đầu làm hạn chế những tiêu cực mà giao thông mang lại cho xã hội.
Chương I: Lý luận chung
I. Các khái niệm cơ bản.
1. Quy hoạch giao thông.
2. Giao thông
Giao thông đô thị là sự dịch chuyển của con người, hàng hóa, phương tiện trong không gian đô thị theo thời gian.
Giao thông tĩnh: là một bộ phận của hình thức giao thông phục vụ phương tiện trong thời gian không di chuyển.
Các công trình giao thông đô thị chủ yếu gồm: Mạng lưới đường, cầu, hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngòi và các công trình kĩ thuật đầu mối giao thông: Sân bay, nhà ga, bến xe, cảng. Hệ thống đường giao thông được phân loại theo chất lượng mặt đường, bê tong, nhựa, đá, cấp phối, đất , đồng thời được tổng hợp theo địa bàn phường, quận.
3. Ùn tắc giao thông và lưu lượng giao thông
Tắc nghẽn giao thông: sự mất hoặc giảm khả năng lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông do sự quá tải của các phương tiện so với khả năng có thể đáp ứng được của đường xá.
Nguyên nhân: do phương tiện giao thông tăng quá nhanh, đường phố nhỏ hẹp, tổ chức giao thông không tốt, ý thức chấp hành giao thông kém.
Lưu lượng giao thông: số phương tiện giao thông đi qua 1 km đường trong 1 đơn vị thời gian.
4. Vai trò của giao thông
Giao thông đô thị là một bộ phận hết sức quan trọng trong quy hoạch đô thi và xây dựng đô thị. Mạng lưới giao thông đô thị quyết định hình thái tổ chức không gian đô thị, cơ cấu tổ chức sử dụng đất đai và mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng với nhau.
Giao thông góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tăng quy mô của thị trường, tạo cơ hội cho tăng trưởng kinh tế, di chuyển lao động, gia tăng cạnh tranh, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2253 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá quy hoạch đầu nút giao thông tại 3 khu đô thị mới Định Công, Đại Kim – Định Công và Đại Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Nhà em cũng ở Định Công Khuya sương, trưa nắng thì không tắc đường Sớm mai với lại chiều buông Bà con họp lại giữa đường cho "vui" Chung quy tại cái cầu thôi Xây thì đã bé, lại phân đôi làn đường Bác nào không chịu nghía gương Đụng sườn, đụng cản... đau thương ví tiền Bác nào mắc chuyện đi liền Thì mời các bác ưu tiên ... qua đò.
Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta đang dần phát triển hội nhập với nền kinh tế thế giới, đạt được nhiều thành tựu trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam và cũng là một trong những thành phố có số dân và mật độ dân cư cao nhất cả nước, nên giao thông Hà Nội có tầm quan trọng nhất định trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hành khách, hàng hóa.
Thế nhưng giao thông lại đang là vấn đề vô cùng bức xúc ở Hà Nội, đặc biệt giao thông đường bộ tại các khu đô thị mới, sự thiếu đồng bộ giữa các công trình hạ tầng bên trong và bên ngoài đô thị đã dẫn đến tình trạng đường xuống cấp và ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra tại các cửa ra vào ở khu đô thị. Xuất phát từ thực trạng này, với vai trò sinh viên khoa “Môi trường và Đô thị”, chúng tôi nhận thấy trách nhiệm của mình trước vấn đề này. Chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Đánh giá quy hoạch đầu nút giao thông tại 3 khu đô thị mới Định Công, Đại Kim – Định Công và Đại Kim”.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về giao thông, quy hoạch giao thông đô thị để chỉ ra thực trạng của một số nút giao thông ở 3 khu đô thị mới Định Công, Đại Kim – Định Công và Đại Kim. Phân tích và tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên, từ đó đưa ra những biện pháp cho vấn đề quy hoạch giao thông, bước đầu làm hạn chế những tiêu cực mà giao thông mang lại cho xã hội.
Chương I: Lý luận chung
Các khái niệm cơ bản.
Quy hoạch giao thông.
Giao thông
Giao thông đô thị là sự dịch chuyển của con người, hàng hóa, phương tiện trong không gian đô thị theo thời gian.
Giao thông tĩnh: là một bộ phận của hình thức giao thông phục vụ phương tiện trong thời gian không di chuyển.
Các công trình giao thông đô thị chủ yếu gồm: Mạng lưới đường, cầu, hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngòi và các công trình kĩ thuật đầu mối giao thông: Sân bay, nhà ga, bến xe, cảng. Hệ thống đường giao thông được phân loại theo chất lượng mặt đường, bê tong, nhựa, đá, cấp phối, đất…, đồng thời được tổng hợp theo địa bàn phường, quận.
Ùn tắc giao thông và lưu lượng giao thông
Tắc nghẽn giao thông: sự mất hoặc giảm khả năng lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông do sự quá tải của các phương tiện so với khả năng có thể đáp ứng được của đường xá.
Nguyên nhân: do phương tiện giao thông tăng quá nhanh, đường phố nhỏ hẹp, tổ chức giao thông không tốt, ý thức chấp hành giao thông kém.
Lưu lượng giao thông: số phương tiện giao thông đi qua 1 km đường trong 1 đơn vị thời gian.
Vai trò của giao thông
Giao thông đô thị là một bộ phận hết sức quan trọng trong quy hoạch đô thi và xây dựng đô thị. Mạng lưới giao thông đô thị quyết định hình thái tổ chức không gian đô thị, cơ cấu tổ chức sử dụng đất đai và mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng với nhau.
Giao thông góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tăng quy mô của thị trường, tạo cơ hội cho tăng trưởng kinh tế, di chuyển lao động, gia tăng cạnh tranh, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Các nguyên tắc trong quy hoạch giao thông.
M¹ng líi ®êng phè vµ giao th«ng c«ng céng trong vµ ngoµi ®« thÞ ph¶i ®îc thiÕt kÕ thµnh mét hÖ thèng thèng nhÊt, ®¶m b¶o vËn chuyÓn nhanh chãng an toµn. Nã ph¶i liªn hÖ tèt víi tÊt c¶ c¸c khu chøc n¨ng cña ®« thÞ, víi c¸c c«ng tr×nh ë ngo¹i thÞ, víi c¸c ®Çu mèi giao th«ng ®èi ngo¹i vµ m¹ng líi ®êng giao th«ng quèc gia, quèc tÕ.
Quy m«, tÝnh chÊt cña hÖ thèng ®êng ph¶i dùa vµo yªu cÇu hµng ho¸, hµnh kh¸ch vµ kh¶ n¨ng th«ng xe cña mçi tuyÕn ®êng ®èi víi c¸c ph¬ng tiÖn giao th«ng.
Mçi lo¹i ®êng trong ®« thÞ cã mét chøc n¨ng riªng ®èi víi tõng lo¹i ®« thÞ. Nh÷ng yªu cÇu vÒ kÜ thuËt giao th«ng ®Æc biÖt lµ ë c¸c ®Çu mèi chuyÓn tiÕp gi÷a c¸c lo¹i giao th«ng hoÆc chuyÓn híng ®i l¹i cña ®êng ph¶i tu©n thñ c¸c chØ tiªu quy ®Þnh cña Nhµ níc vµ quèc tÕ ®èi víi mét sè lo¹i h×nh giao th«ng. Ph¶i lu«n lu«n cã ®Êt dù phßng ph¸t triÓn vµ hµnh lang an toµn cho c¸c tuyÕn giao th«ng vµnh ®ai, c¸c tuyÕn chuyªn dïng vµ nh÷ng trôc chÝnh cã kh¶ n¨ng ph¸t triÓn vµ hiÖn ®¹i ho¸.
C¸c ®Çu mèi giao th«ng ®èi ngo¹i, c¸c bÕn xe vµ b·i ®ç xe ph¶i liªn hÖ trùc tiÕp thuËn lîi víi m¹ng líi ®êng bªn trong vµ bªn ngoµi ®Ó khi chuyÓn ®æi ph¬ng tiÖn ®i l¹i kh«ng trë ng¹i cho hµnh kh¸ch, kh«ng lµm ¶nh hëng ®Õn sinh ho¹t cña ®« thÞ. C¸c c«ng tr×nh ®Çu mèi giao th«ng ®îc bè trÝ trªn c¸c trôc chÝnh nèi liÒn víi trung t©m thµnh phè.
Chương II: Thực trạng
Tổng quan chung về 3 khu đô thị mới Định Công, Đại Kim – Định Công và Đại Kim.
Ba khu đô thị mới này thuộc quận Hoàng Mai - Hà Nội.
1.Khu đô thị mới Định Công
Loại hình: chung cư cao cấp, khu dân cư.
Diện tích tổng thể: 35ha
Quy mô dân số: 16.520 người
Thời gian khởi công và hoàn thành: từ năm 1999 đến năm 2007
Khu đô thị mới Định Công rộng 35 ha nằm ở phía Nam thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố 5km, nằm giữa khu vực đang được đô thị hóa với tốc độ cao. Đây là dự án có vị trí thuận lợi để phát triển một khu nhà ở mới phục vụ nhu cầu về nhà ở của nhân dân Thủ đô.
Ngoài hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, khu đô thị còn được quy hoạch bài bản với các đường nội đô, rộng từ 11m đến 17m, có vỉa hè và hệ thống dịch vụ trường học, nhà văn hoá, trung tâm thể thao, bãi đỗ xe, vườn cây xanh, siêu thị, bệnh viện hoàn chỉnh.
Các nút giao thông chính vào khu đô thị: Ngõ 288 Lê Trọng Tấn và Phố Định Công.
2. Khu đô thị mới Đại Kim
Dự án được xây dựng trên lô đất rộng 27ha gồm các lô đất CT3, TT2, TT3, TT4. Đây là một khu đô thị mới được xây dựng đồng bộ với các khu nhà chung cư cho người dân. Với quy mô dân số 8.036 người, khu đô thị này sẽ giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân thành phố. Theo quy hoạch, các tòa nhà cao 11- 20 tầng được bố trí giáp đường vành đai 3 và đường 30m trong khi nhà thấp tầng giáp các khu dân cư cũ tạo nên sự hài hòa về cảnh quan.
Các nút giao thông chính vào khu đô thị: Đường Nguyễn Hữu Thọ và đường Đại Từ.
3. Khu đô thị mới Ðại Kim - Ðịnh Công
Khu đô thị có quy mô 135,765 ha, trong đó phạm vi phường Định Công 128,272 ha, phường Đại Kim là 7,492 ha, với số dân theo quy hoạch khoảng 20.000 người. Ranh giới phía bắc và đông bắc giáp đường vành đai 2, 5 và khu đô thị Định Công. Phía tây bắc giáp khu dân cư thông Thượng - phường Định Công. Phía tây nam giáp sông Tô Lịch. Phía đông giáp sông Lừ và khu đô thị mới Bắc Đại Kim - Định Công.
Trong số hơn 50 ha đất ở, khu nhà thấp tầng được bố trí tiếp giáp với thôn xóm, ven hồ hiện có liên kết với khu cây xanh trung tâm. Khu nhà ở cao tầng (9, 11 và 18 tầng) được bố trí dọc trục đường lớn. Khu làng xóm hiện có, khi thực hiện dự án, sẽ được cải tạo, chỉnh trang và đấu nối hệ thống hạ tầng. Phần diện tích còn lại của khu đô thị sẽ dành cho công trình công cộng, trường học, công viên cây xanh, công trình thể thao. Các tuyến đường trong khu đô thị có mặt cắt ngang từ 11,5m đến 40m.
Các nút giao thông chính vào khu đô thị:
Bản quy hoạch giao thông của 3 khu đô thị
Thực trạng các vấn đề giao thông ở 3 khu đô thị
1. Khu đô thị Định Công
Khu đô thị mới (ĐTM) Định Công dù đã hoàn tất các công trình công cộng phục vụ dân sinh nhưng vẫn đang phải chịu nạn tắc đường khủng khiếp.
Là một khu đô thị rộng lớn, bề thế nhưng đường sá trong khu đô thị này hoàn toàn không tương xứng với nó. Những con đường lẽ ra phải rộng hàng chục mét, cho phép hàng chục nghìn lượt người ra vào mỗi ngày, thì lại chỉ rộng có vài mét vì chúng chính là những ngõ ngách loằng ngoằng vốn là những đường làng, đường xóm cũ. Và như thế, tình trạng ùn tắc giao thông ở những "cửa ngõ" của khu ĐTM Định Công là không thể tránh khỏi.
Con đường thứ nhất vào khu đô thị là Phố Định Công từ lâu vốn được coi là “điểm đen” về ùn tắc giao thông của Hà Nội. Con đường Định Công nối với đường Giải Phóng dài chưa đầy 2 km nhưng là nỗi ám ảnh thường ngày với những ai khi đi qua đây. Được thay đổi từ đường làng lên phố, phố Định Công rộng chỉ khoảng 7,5 m phải oằn mình cõng lượng phương tiện giao thông đi lại khổng lồ. Đường lún xuống, nắp hố ga lại “trồi” lên, có nơi miệng hố ga cao hơn mặt đường, rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Từ sáng đến tối, cả đoạn đường dài từ đầu phố đến cầu Định Công biến thành chợ, hàng hóa được bày bán ngay dưới lòng đường. Hai bên đường chợ cóc, chợ tạm "sôi nổi" họp với đủ các hàng hoa quả, thịt cá, rau dưa và các loại đồ khác, khiến việc lưu thông của các phương tiện càng khó khăn. Vào giờ cao điểm, nếu đi vào KĐT qua đoạn đường này phải mất cả giờ đồng hồ chờ đợi dòng xe cộ xếp hàng nối đuôi nhau “bò” qua nút cổ chai...
Nạn tắc đường xảy ra còn do những chiếc xe buýt to kềnh càng trên tuyến đường này.
Có những lúc hai chiếc xe buýt dàn hàng ngang khiến đường bị ách tắc nghiêm trọng kéo dài. Phải mất hơn 1 giờ đồng hồ sau, lực lượng công an mới giải toả hết ách tắc.
Cầu Định Công cũng là nút giao thông trọng điểm trong khu vực dân cư. Tại đây, cảnh ùn tắc giao thông xảy ra nghiêm trọng nhất là vào các giờ cao điểm buổi sáng và buổi chiều (sáng từ 7h - 9h, chiều từ 16h30 phút - 18h30 phút). Ngày nào cũng vậy, cầu Định Công đều đặn có 2 lần ùn tắc nghiêm trọng khiến người và phương tiện qua cầu rất khó khăn. Nhiều khi ở đây còn bị tắc đường tới bốn lần cả sáng chiều và nhất là giờ tan tầm, thậm chí cả buối tối vào những ngày nghỉ. Dân cư phường Định Công vốn đã đông đúc khoảng gần 4 vạn người, từ khi xây dựng thêm khu đô thị mới tới giờ, mật độ người và phương tiện giao thông trên khu vực này càng dày đặc. Hơn nữa, nút giao thông này vào giờ cao điểm, không thấy bóng dáng của lực lượng CSGT được tăng cường từ quận xuống làm nhiệm vụ phân luồng, còn lực lượng dân phòng thì đành chịu bất lực vì tắc đường quá dài và lượng phương tiện đổ về quá đông .
Các khu đô thị tổ chức giao thông theo kiểu bàn cờ, chiều dài mỗi đoạn phố khoảng trên 100 mét, có rất nhiều điểm giao cắt ngõ với ngõ, ngõ với đường chính, nhiều đoạn rẽ, đường cong...
Tuy nhiên, hầu như trong các khu đô thị này đều không có biển báo giao thông hay hệ thống giảm tốc giữa các điểm giao cắt, do đó tình trạng mất an toàn giao thông thường xuyên xảy ra. Cùng với đó, việc cắm biển cấm xe trọng tải 13 tấn (mức tải quá lớn so với tình trạng đường, mật độ và lưu lượng phương tiện ) nên những xe tải có trọng tải từ 13 tấn trở xuống vẫn ùn ùn kéo nhau qua cầu “góp phần” tăng thêm gánh nặng và gây ùn tắc nghiêm trọng.
Đường vào khu đô thị mới Định Công chưa được đầu tư tương xứng
Con đường thứ hai nối từ KĐT Định Công ra đường Trường Chinh là ngõ 228 phố Lê Trọng Tấn (nếu không kể đến những con đường ngoắt ngoéo chạy qua làng Định Công), có chiều rộng vẻn vẹn khoảng 5m. Lòng đường vốn đã hẹp, chỉ vừa đủ cho hai chiếc ô tô trọng tải nhỏ tránh nhau nên chỉ cần một chiếc xe buýt đi vào là tắc nghẽn giao thong.Sự ùn tắc thiếu các bãi đỗ xe và lấn chiếm đường để đỗ xe đã xuất hiện tại nhiều điểm. Hàng ngày, có hàng nghìn phương tiện giao thông, từ ôtô, xe bus, xe máy, xe thô sơ (kể cả xe 3 bánh, xíchlô, xe thồ...) và người đi bộ chen lấn qua đoạn đường này vào ra KĐT. Vào giờ cao điểm, ngã ba Trần Điền - Lê Trọng Tấn luôn bị tắc, có hôm nghẽn hàng giờ. Riêng xe bus vào ra KĐT hàng trăm lượt mỗi ngày, khiến mật độ xe càng gia tăng vào giờ cao điểm.
Nhưng hiện tại, đây là một nút cổ chai bít tắc giao thông vào ra khu ĐTM này vì nó chỉ rộng vẻn vẹn 5,5 m. Một người dân ở nhà CT8 cho biết: "Chỉ hai xe ôtô con tránh nhau là xe cộ hai bên đứng chết gí mươi, mười lăm phút, rồi thêm một ông xe buýt nữa thì chết hẳn".
Dân cư trong KĐT có đến 20% gia đình có ôtô con, cộng với hai bãi đỗ xe lớn nằm trong KĐT, làm cho mật độ ôtô ở đây tăng đột biến. Người dân dọc phố Lê Trọng Tấn và KĐT mới Định Công từ nhiều năm nay kinh hoàng mỗi khi ra đường vào giờ cao điểm. Kể cả người đi bộ cũng không thể len chân nổi khi tắc nghẽn xảy ra tại ngã ba "thút nút" này.
2. Khu đô thị Đại Kim.Khu đô thị Đại Kim thuộc phường Đại Kim, nằm cách xa trung tâm thành phố hơn nên dân cư không tập trung quá đông. Các con đường chính như Nguyễn Xiền, Kim Giang, Nguyễn Hữu Thọ, đường vào làng Đại Từ thường ít bị ách tắc. Dù vậy, cơ sở hạ tầng cho đường xá ở khu vực này lại đang trong quá trình xây dựng nên khói bụi bay nhiều, đường có nhiều ổ gà mấp mô, vật liệu xây dựng, rác thải của các hộ dân xung quanh rải trên đường…gây mất mĩ quan và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như độ an toàn của người tham gia giao thông qua đó.
Đường Đại Từ xuống cấp nghiêm trọng.
Phố Đại Từ, thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai là tuyến đường giao thông quan trọng nối Khu đô thị Bắc Linh Đàm với đường Giải Phóng… hằng ngày lưu lượng phương tiện giao thông qua lại rất đông. Để tránh ùn tắc, vào giờ cao điểm, nhiều phương tiện tham gia giao thông đã rẽ vào phố Đại Từ đi ra đường Giải Phóng, chủ yếu là xe tải chở vật liệu xây dựng, hàng hóa. Do trọng tải xe lớn, nền đường lại quá yếu, nên dần dần tạo thành những "ổ trâu", "ổ gà" trên đường. Hơn nữa, dọc tuyến đường này còn nhiều đống rác thải, vật liệu xây dựng, vừa nhếch nhác, vừa gây ô nhiễm môi trường, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Nước thải sinh hoạt của các hộ dân và những điểm rửa xe máy chảy lênh láng ra lòng, lề đường, làm nhớp nháp, mất vệ sinh, người và các phương tiện tham gia giao thông gặp không ít khó khăn. Đường Nguyễn Hữu Thọ : Ngột ngạt tắc đường và đầy rủi ro với những người tham gia giao thông.
Vị trí gây tắc nghẽn đoạn Ngã ba Nguyễn Hữu Thọ - Giải Phóng; đoạn đường trước siêu thị Rosa; Ngã tư Khuất Duy Tiến kéo dài và đường Kim Giang, có những hôm tắc đường cả tiếng đồng hồ! Một không khí giao thông ngột ngạt, bức bối đối với người đi đường, và ảnh hưởng lớn tới đời sống của người dân quanh đây.
Trục giao thông Nguyễn Hữu Thọ - Khuất Duy Tiến là trục đường quan trọng giao cắt với nhiều tuyến đường trọng yếu của Thủ đô. Mật độ phương tiện rất đông, tuyến đường này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện hạ tầng, chưa có đèn điều khiển giao thông. Lực lượng điều hành giao thông không được bố trí thường xuyên nên ùn tắc cục bộ, ùn tắc liên hoàn cũng là điều dễ hiểu.
Những ngày này, công trình nạo vét, kè hồ Linh Đàm đang được thi công khẩn trương. Các xe tải chở bùn đất trước khi rời công trường đều được xối nước rửa bánh xe. Tuy nhiên, điều đáng nói là các xe tải trên luôn bị ùn ứ trên đường Nguyễn Hữu Thọ, bùn đất rơi vãi xuống lòng đường, làm mặt đường trơn trượt gây nguy hiểm cho người điều khiển xe máy, xe đạp qua đây.
Hơn nữa, ngay lối ra vào công trường tiếp giáp với đường Nguyễn Hữu Thọ là ngã 3 có nhiều người điều khiển phương tiện khi đến đây chuyển hướng rẽ hoặc quay đầu xe trên mặt đường luôn nhão nhoẹt bùn đất (mặc dù thời tiết khô ráo) nên rất dễ bị ngã xe, gây tai nạn.
Khu đô thị Đại Kim – Định Công.
Tình hình giao thông của khu ĐTM Đại Kim - Định Công thậm chí còn tệ hơn khu ĐTM Định Công nhiều. Cả một ĐT với quy mô hoành tráng 24,3ha mà chỉ có tổng cộng 4 đường vào, và cả 4 đường đều thuộc bé và xuống cấp không hề cân xứng với một khu đô thị mới rộng lớn này: Một là đường đất đi vòng từ làng Linh Đàm. Hai là đường đi qua chiếc cầu sắt xập xệ rộng chưa đầy 2m từ làng Định Công. Ba là đường đất từ làng Định Công thông sang. Bốn là từ đường Giải Phóng rẽ phải, qua đường bêtông rộng khoảng 8m vòng vèo rồi mới vào đến khu ĐT.
Với "huyết mạch" giao thông kém như vậy, không một người dân nào sống trong khu ĐT này không tỏ thái độ thất vọng và bực bội. Một khu đô thị lớn như vậy mà phải đi nhờ ngõ ngách, toàn ổ gà ổ trâu, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi mù như thế. Đường đất thì thế, cầu thì chẳng khác gì cầu khỉ, nên ôtô không thể đi qua.
Đánh giá quy hoạch
Thế nhưng giao thông lại đang là vấn đề vô cùng bức xúc ở Hà Nội nhất là nạn ùn tắc giao thông. Người ta cũng bỏ ra không biết bao nhiêu tiền của, công sức để tìm ra nguyên nhân. Nào báo chí lên tiếng, nào hội thảo, hội nghị, rồi cả Nghị quyết này, Quyết định khác, nhưng tắc đường vẫn triền miên. Hầu như mọi ý kiến đều nghiêng về đổ lỗi cho kết cấu hạ tầng. chưa đáp ứng được rồi ý thức của người dân chưa chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. Nhưng có một nguyên nhân khác mà lâu nay ít người nhắc tới. Đó là quy hoạch.
Trong thực tế có rất nhiều bất cập ở đây là do việc thiếu hạ tầng đồng bộ trong khu đô thị với hạ tầng bên ngoài các khu đô thị. Các khu đô thị mới phát triển không có sự gắn kết với nhau trong một quy hoạch tổng thể chung của đô thị, thiếu trầm trọng các công trình hạ tầng xã hội.
Nhiều khu đô thị được xây dựng khá đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật ở bên trong ranh giới đất được giao, còn khu vực bên ngoài dự án thì bỏ mặc. Sự khớp nối giữa các công trình hạ tầng bên trong và bên ngoài hàng rào chưa có hoặc nếu có thì chưa được tuân thủ nghiêm chỉnh.
Chính vì vậy, tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra tại các cửa ra vào ở khu đô thị mới Định Công. Sự gia tăng đột biến của các phương tiện giao thông cũng như lưu thông của các xe tải nặng qua khu vực này đã làm cho đường sá bị hư hỏng nặng, các hoạt động giao thông ở đây bị xáo trộn.
Do vậy, nếu không có giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề này thì hạ tầng kỹ thuật ở khu đô thị sẽ trở lên manh mún, độc lập với nhau mà hậu quả trước mắt là úng ngập cục bộ, ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và nhiều vấn đề khác nảy sinh chưa thể lường trước.
Chủ đầu tư dự án là Tổng Cty Xây dựng nhà HN (HUD) chỉ mới quan tâm đến mảng nhà ở, "bỏ quên" triển khai xây dựng hệ thống giao thông kết nối KĐT với mạng giao thông thành phố. Dân số KĐT đã trên 50.000 người, chưa kể dân cư các khu liền kề và khách vãng lai, mà chỉ có con ngõ 298 (nay là phố Trần Điền) rộng chừng 7m nối với phố Lê Trọng Tấn và một đường cũng rộng chừng ấy nối ra phố Định Công.
Để tình trạng "không có đường mà đi", mặc dù dự án KĐT mới Định Công đã đưa vào sử dụng ngót chục năm nay, gây bức xúc cho người dân, trách nhiệm không thể chối cãi thuộc về HUD và các nhà quản lý TP.Hà Nội. Người dân có quyền đòi hỏi chủ đầu tư và chính quyền HN khẩn trương triển khai xây dựng hệ thống giao thông nối KĐT mới Định Công với mạng lưới giao thông thành phố theo dự án đã được phê duyệt và hoàn thành trong thời gian ngắn nhất.
Theo quy hoạch ban đầu của dự án, sau khi hoàn thành và đi vào sử dụng, KĐT mới Định Công sẽ được kết nối với đường Giải Phóng bằng đường vành đai với mặt cắt rộng 40m và thông ra đường Trường Chinh bằng ngõ 228 phố Lê Trọng Tấn. Ngoài ra, khi dự án KĐT mới Đại Kim - Định Công được mở rộng, hai KĐT này sẽ được kết nối thẳng với đường vành đai 3. Nhưng cho đến thời điểm này, hệ thống giao thông tại hai KĐT vẫn chưa được hoàn thiện. Con đường vành đai 2,5 dự kiến là huyết mạch giao thông của khu ĐTM Định Công chỉ là một đoạn đường cụt hai đầu, độ rộng cũng bằng một nửa so với thiết kế. Ông Lê Văn Bình - giám đốc BQLDA KĐTM Định Công - cho biết chủ đầu tư dự án chỉ được xây dựng trong phạm vi dự án và phần đất được thành phố giao cho, mà cụ thể trong dự án này là một đoạn đường vành đai 2,5 (nhưng cũng chỉ với chiều rộng 20m) mà họ đã hoàn thành và ngõ 228 như hiện nay.
Theo chủ đầu tư, nếu thành phố không giao đất thì không thể mở rộng ngõ 228. Còn đoạn đường vành đai 2,5 còn lại là do thành phố làm chủ đầu tư, mà đoạn trong địa phận quận Thanh Trì đã được thành phố giao cho Cty Kinh doanh Phát triển nhà Hà Nội (nay là Cty cổ phần Kinh doanh Phát triển nhà và đô thị Hà Nội) - chủ đầu tư dự án khu ĐTM Đại Kim - Định Công và khu ĐTM Đại Kim - Định Công mở rộng - xây dựng".
Khu đô thị mới Đại Kim có vị trí như một "ốc đảo" nên hiện tại giao thông ra vào rất khó khăn. Cao độ nền trong khu đô thị cao hơn hoặc thấp hơn khu vực xung quanh trong khi đó không có sự khớp nối hệ thống thoát nước gây hậu quả ngập úng liền kề hoặc ngập úng tại chính khu đô thị.
Do vậy nếu không có giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề này thì hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẽ manh mún, độc lập với nhau mà hậu quả trước mắt là ách tắc giao thông, úng ngập cục bộ, ô nhiễm môi trường... và nhiều vấn đề khác nảy sinh chưa thể lường trước...
Chương III: Các giải pháp
1. Các giải pháp của các cấp chính quyền trong giải tỏa ùn tắc giao thong.
Để giải quyết tình trạng ùn tắc kéo dài và nghiêm trọng ở các cửa ngõ ra vào của 3 khu đô thị trên , chính quyền thành phố hà nội cũng như ủy ban nhân dân quận hoàng mai đã đưa ra một số giải pháp sau:
Sở giao thông hà nội phối hợp thống nhất với bộ quốc phòng để triển khai dự án mở rộng đường Lê Trọng Tấn ( Đống đa) kết nối với khu đô thị định công với đường trường chinh và đường vành đai 2.5 theo quy hoạch của thành phố hà nội.
Nâng cấp đường đại từ kéo dài ra đường vành đai 3, giải tỏa ách tắc cho cửa ngõ vào khu đô thị Đại Kim.
Phân lại làn xe trên đường trường chinh, cấm các xe lưu thông trên đường trường chinh rẽ trái tại ngã tư trường chinh-lê trọng tấn-tôn thất tùng, giảm khả năng ách tắc giao thông tại ngã tư, làm mất ảnh hưởng ùn tắc dây chuyền trên đường Lê trọng tấn.
Cấm xe buýt đi qua tuyến đường Định Công ra Lê trọng tấn nhưng sau một thời gian có hiệu quả nhưng gây trở ngại cho việc đi lại của dân cư vào khu vực khu đô thị định công nên đã được gỡ bỏ.
Triển khai công an viên ở quận hoàng mai và phường định công tại các nút giao thông, ở các điểm dễ ùn tắc giao thông để phân luồng xe hợp lý giảm khả năng gây ách tắc giao thong.
Quy định tuyến đường cấm ô tô trên đoạn đường …. Tránh khả năng xung đột giữa 2 làn xe do diện tích mặt đường nhỏ, giảm thiểu khả năng ách tắc giao thông
2. Một số kiến nghị của nhóm chuyên đề
Giải tỏa chợ cóc trên đường định công, việc lấn chiếm lòng lề đường để họp chợ là một trong những nhân tố quan trọng trong tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài trên tuyến đường định công.
Cấm xe ô tô dừng đỗ, quay đầu trên tuyến đường định công,lê trọng tấn….cấm các xe ô tô chở khách trên 16 chỗ và xe tải trên 5 tấn ra vào trên tuyến đường định công do cơ sở hạ tầng của con đường này hok đáp ứng được trọng lượng cũng như chiều rộng của xe cho mỗi làn đường.
Quy định đường một chiều cho ô tô từ lê trọng tấn vào trần điền cho ô tô vào và tuyến đường một chiều trên đường ….ra lê trọng tấn.
Quy hoạch tuyến xe buýt không vào khu đô thị mà chạy dọc theo sông lừ qua lê trọng tấn để ra bên ngoài khu đô thị.
Tăng cường thanh tra kiểm tra,giám sát tình trạng lưu thông trên các tuyến đường.
Xử phạt nghiêm minh các tình trạng vi phạm luật giao thông đường bộ,đặc biệt là các trường hợp dừng đỗ quay đầu sai nơi quy định.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình giao thông trọng điểm bằng các ưu đãi cho các doanh nghiệp thi công các công trình giao thong.
Thực hiện các biện pháp tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, chấp hành nghiêm chỉnh các luật giao thông hiện hành, các biển báo biển hiệu, góp phần làm cho giao thông các của ngõ đô thị trở nên thông suốt.
Để khắc phục tình trạng trên, đảm bảo an toàn giao thông và tính mạng của người dân khu vực, đề nghị Ban quản lý dự án công trình trên phối hợp với chính quyền địa phương và đơn vị quản lý đường Nguyễn Hữu Thọ có biện pháp chống trơn trượt mặt đường, thường xuyên nạo vét sạch bùn đất tại đây, và buộc các xe tải ra khỏi công trường phải che đậy cẩn thận. Đánh giá quy hoạch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2003_1__7825.doc