Tiểu luận Đánh giá tác động của sự ra đời của quốc gia mới hình thành từ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đến hiệu lực của tất cả các điều ước quốc tế do quốc gia trước đó ký kết
Đề bài số 10
Ngày 26-4-1960, hai quốc gia A và B đã ký kết điều ước quốc tế nhằm phân định biên giới trên biển giữa vùng lãnh thổ X (lúc đó là lãnh thổ thuộc địa của A) và vùng lãnh thổ Y (lúc đó là lãnh thổ thuộc địa của B). Sau khi X và Y giành được độc lập, tranh chấp đã nảy sinh xung quanh việc phân định biên giới trên biển giữa 2 quốc gia. Trong quá trình tranh chấp, X lập luận rằng: Đường biên giới được xác định theo điều ước ký ngày 26-4-1960 vẫn có hiệu lực. Y lại cho rằng: Bằng việc không còn là các lãnh thổ thuộc địa của A và B, nên điều ước ký năm 1960 giữa A và B cũng sẽ chấm dứt hiệu lực đối với hai quốc gia X và Y. Hãy cho biết:
- Theo luật quốc tế, sự ra đời của quốc gia mới hình thành từ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc có tác động như thế nào đến hiệu lực của tất cả các điều ước quốc tế do quốc gia trước đó ký kết?
- Trong vụ tranh chấp nêu trên, điều ước quốc tế về biên giới trên biển ký ngày 26-4-1960 giữa A và B có còn ràng buộc quyền và nghĩa vụ đối với X và Y sau khi hai quốc gia này giành độc lập hay không? Tại sao?
BÀI LÀM
- Theo luật quốc tế, sự ra đời của quốc gia mới hình thành từ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc có tác động như thế nào đến hiệu lực của tất cả các điều ước quốc tế do quốc gia trước đó ký kết?
Theo luật quốc tế hiện hành, các quốc gia mới thành giành được độc lập không nhất thiết phải tôn trọng các điều ước quốc tế trước đây vẫn phải thi hành tại lãnh thổ quốc gia mới đó, không có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện các điều ước quốc tế do quốc gia để lại kế thừa ký kết vì:
Căn cứ vào cơ sở pháp lý là điều 16 và điều 28 công ước Viên năm 1978:
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2049 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá tác động của sự ra đời của quốc gia mới hình thành từ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đến hiệu lực của tất cả các điều ước quốc tế do quốc gia trước đó ký kết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài số 10
Ngày 26-4-1960, hai quốc gia A và B đã ký kết điều ước quốc tế nhằm phân định biên giới trên biển giữa vùng lãnh thổ X (lúc đó là lãnh thổ thuộc địa của A) và vùng lãnh thổ Y (lúc đó là lãnh thổ thuộc địa của B). Sau khi X và Y giành được độc lập, tranh chấp đã nảy sinh xung quanh việc phân định biên giới trên biển giữa 2 quốc gia. Trong quá trình tranh chấp, X lập luận rằng: Đường biên giới được xác định theo điều ước ký ngày 26-4-1960 vẫn có hiệu lực. Y lại cho rằng: Bằng việc không còn là các lãnh thổ thuộc địa của A và B, nên điều ước ký năm 1960 giữa A và B cũng sẽ chấm dứt hiệu lực đối với hai quốc gia X và Y. Hãy cho biết:
- Theo luật quốc tế, sự ra đời của quốc gia mới hình thành từ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc có tác động như thế nào đến hiệu lực của tất cả các điều ước quốc tế do quốc gia trước đó ký kết?
- Trong vụ tranh chấp nêu trên, điều ước quốc tế về biên giới trên biển ký ngày 26-4-1960 giữa A và B có còn ràng buộc quyền và nghĩa vụ đối với X và Y sau khi hai quốc gia này giành độc lập hay không? Tại sao?
BÀI LÀM
- Theo luật quốc tế, sự ra đời của quốc gia mới hình thành từ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc có tác động như thế nào đến hiệu lực của tất cả các điều ước quốc tế do quốc gia trước đó ký kết?
Theo luật quốc tế hiện hành, các quốc gia mới thành giành được độc lập không nhất thiết phải tôn trọng các điều ước quốc tế trước đây vẫn phải thi hành tại lãnh thổ quốc gia mới đó, không có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện các điều ước quốc tế do quốc gia để lại kế thừa ký kết vì:
Căn cứ vào cơ sở pháp lý là điều 16 và điều 28 công ước Viên năm 1978:
Điều 16: Đối với những điều ước của quốc gia tiền nhiệm.Quốc gia mới độc lập không bị ràng buộc việc duy trì hiệu lực hoặc phải trở thành thành viên của bất kỳ điều ước nào với lý do điều ước vẫn còn hiệu lực đối
với lãnh thổ được kế thừa vào thời điểm kế thừa.Điều 28: Điều ước song phương.
Điều ước song phương vẫn đang còn hiệu lực hoặc đang được tạm thời áp dụng đối với lãnh thổ được kế thừa vào thời điểm kế thừa sẽ vẫn có hiệu lực giữa hai bên quốc gia độc lập mới hình thành và quốc gia kia khi:
+ Hai bên khẳng định rõ ràng sự chấp thuận.
+ Hai bên bằng hành vi thể hiện sự chấp thuận.
=> Kết luận như sau, theo luật quốc tế, sự ra đời của quốc gia mới hình thành từ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc có tác động như sau đến hiệu lực của tất cả các điều ước quốc tế do quốc gia trước đó ký kết:
Trường hợp 1: Các quốc gia mới thành giành được độc lập không phải tiếp tục thực hiện các điều ước quốc tế trước đây vẫn phải thi hành tại lãnh thổ quốc gia mới đó.
Trường hợp 2: Đối với các các điều ước mà trước đây quốc gia để lại kế thừa đã kí kết, quốc gia kế thừa có thể thỏa thuận áp dụng với các thành viên còn lại hoặc có thể thỏa thuận các điều kiện áp dụng điều ước với quốc gia để lại kế thừa. Hoặc quốc gia mới thành lập ký kết những điều ước đặc biệt với quốc gia để lại quyền thừa kế, trong những điều ước loại này có ghi nhận việc quốc gia mới thành lập sẽ kế thừa tất cả những điều ước còn hiệu lực thi hành do quốc gia để lại thừa kế đã ký kết với nước khác về lãnh thổ vốn là thuộc địa hoặc lệ thuộc.
- Trong vụ tranh chấp nêu trên, điều ước quốc tế về biên giới trên biển ký ngày 26-4-1960 giữa A và B có còn ràng buộc quyền và nghĩa vụ đối với X và Y sau khi hai quốc gia này giành độc lập hay không? Tại sao?
Trong vụ tranh chấp nêu trên, điều ước quốc tế về biên giới trên biển ký ngày 26-4-1960 giữa A và B vẫn còn ràng buộc quyền và nghĩa vụ đối với X và Y sau khi hai quốc gia này giành độc lập. Vì:
Ở tình huống này thì sau khi độc lập quốc gia X và Y vẫn phải thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà A và B đã ký kết. Trong đó có điều ước với về biên giới giữa X và Y như hiện nay. Quốc gia X và Y không có quyền chọn lựa có thừa kế hay không mà buộc phải thừa kế tại vì những điều ước về biên giới lãnh thổ thường có giá trị rất bền vững mang tính ổn định cho dù 1 trong 2 bên có mât tư cách chủ thể thì quốc gia mới vẫn buộc phải thừa kế.Cơ sở pháp lý được quy định tại điều 11, 15, 30 công ước Viên 1978:
Điều 11: Sự kế thừa quốc gia không ảnh hưởng tới:a) Một đường biên giới đã được xác định bởi một hiệp định; hayb) Các nghĩa vụ và quyền được xác định bởi một hiệp định liên quan tới thể chế
biên giới.”Điều 15: "Khi 1 phần lãnh thổ nhà nước hoặc khi bất cứ phần lãnh thổ nào mà quốc gia đó có trách nhiệm trong quan hệ đối ngoại với các nước liên quan, mà không còn là lãnh thổ của quốc gia đó hoặc trở thành 1 phần lãnh thổ của Quốc
gia khác thì:a. Điều ước của QG để lại kế thừa sẽ ngừng có hiệu lực đối vs phần lãnh thổ mà QG kế thừa có liên qan, kể từ ngày QG kế thừa ra đời"
=>Kết luận: Với các điều ước quốc tế nói chung như đã trình bày ở ý 1, quốc gia kế thừa có thể tôn trong tiếp tục thực hiện hoặc ko. Nhưng các điều ước quốc tế về biên giới thì bắt buộc phải tuân theo cụ thể là quốc gia X và Y vẫn phải tôn trọng thực hiện điều ước quốc tế về biên giới trên biển ký ngày 26-4-1960 giữa A và B.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật quốc tế, nxb CAND năm 2004.
Ths Nguyễn Kim Ngân, Ths Chu Mạnh Hùng, Giáo trình Luật quốc tế (dùng trong các trường đại học chuyên ngành Luật, ngoại giao) nxb giáo dục Việt Nam năm 2010.
Công ước Viên về kế của các quốc gia đối với điều ước quốc tế năm 1978.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ca nhan 37.doc