Tiểu luận Đánh giá về thực trạng và triển vọng phát triển của luật so sánh ở Việt Nam

Bài làm: Giảng dạy Luật So sánh là một chủ đề nóng bỏng trong giáo dục pháp luật những năm gần đây và nhiều người cho rằng phải đổi mới cách giảng dạy cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Do sự toàn cầu hoá mà các trường luật phải dạy không chỉ pháp luật của quốc gia mình mà phải dạy nhiều hơn về luật quốc tế, luật của các nước trên thế giới. Thực tiễn pháp lý cho thấy pháp luật ngày càng mang tính quốc tế hơn, ví dụ như Luật Trọng tài, Luật Đầu tư và các trường luật phải bổ sung các vấn đề mới này vào chương trình giảng dạy để sinh viên được chuẩn bị tốt hơn và điều này cũng liên quan đến giảng dạy Luật So sánh. Khi vấn đề giáo dục ngày càng trở nên hoàn thiện thì triển vọng phát triển của luật so sánh ở Việt Nam ngày càng cao, đem lại lợi ích nhất định cho các nhà lập pháp cũng như việc áp dụng pháp luật một cách sâu sắc. ***** 3.2 Triển vọng phát triển của Luật so sánh ở Việt Nam Việt Nam là một nước theo truyền thống pháp luật Soviet, nên chúng ta cần chú ý đến những khác biệt của pháp luật Phương Tây, nhất là Họ Pháp luật Anh- Mỹ. Nhận thức rõ về mục đích và chức năng của luật so sánh, không cho phép chúng ta sắp xếp chương trình theo cách mà trong đó có quá nửa là dạy lý thuyết chung hay lý luận đơn thuần về luật so sánh, hoặc các hệ thống pháp luật của những nước ASEAN, trong khi giới thiệu rất ít về các họ pháp luật lớn trên thế giới. Việc tìm hiểu thêm pháp luật các nước ASEAN là cần thiết đối với Việt Nam , nhưng chỉ nên đưa vào các chuyên đề. Có lẽ nên chăng trong khi học luật so sánh, chúng ta nên có một vài so sánh vi mô, có nghĩa là so sánh một số chế định quan trọng nhất làm bật những khác biệt và giống nhau của các họ pháp luật, bởi bản thân mỗi truyền thống pháp luật đều có những chế định nổi bật của mình như: Đối với Common Law là chế định trust; Đối với Civil Law là nghĩa vụ; Đối với Sovietique Law là sở hữu; Còn đối với Islamic Law là gia đình. Luật so sánh, dùng để so sánh Luật trong nước với các nước khác, tuy nhiên thì môn học này không được chú ý trong ngành Luật trong những năm qua nên Việt Nam ta đã bị thất bại thảm hại khi giao thương với Quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam đang rất mù mờ khi giao thương với các đối tác nước ngoài. Ngược lại, người nước ngoài khi vào nước ta thì cảm thấy tự tin và người Việt nam thường bị chảy máu chất xám cho họ. Chính vì thế, nên đẩy mạnh việc giảng dậy môn học này cho các cử nhân luật tương lai như bọn em, vì bọn em mới có đủ điều kiện “cần”để tiếp thu một cách tổng quát bộ môn này. Và từ đó, tạo điều kiện cần để cho các doanh nghiệp Việt Nam tự tin hơn khi giao kết các hợp đồng với nước ngoài.

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4928 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá về thực trạng và triển vọng phát triển của luật so sánh ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Đánh giá về thực trạng và triển vọng phát triển của luật so sánh ở Việt Nam . Bài làm: Giảng dạy Luật So sánh là một chủ đề nóng bỏng trong giáo dục pháp luật những năm gần đây và nhiều người cho rằng phải đổi mới cách giảng dạy cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Do sự toàn cầu hoá mà các trường luật phải dạy không chỉ pháp luật của quốc gia mình mà phải dạy nhiều hơn về luật quốc tế, luật của các nước trên thế giới. Thực tiễn pháp lý cho thấy pháp luật ngày càng mang tính quốc tế hơn, ví dụ như Luật Trọng tài, Luật Đầu tư và các trường luật phải bổ sung các vấn đề mới này vào chương trình giảng dạy để sinh viên được chuẩn bị tốt hơn và điều này cũng liên quan đến giảng dạy Luật So sánh. Khi vấn đề giáo dục ngày càng trở nên hoàn thiện thì triển vọng phát triển của luật so sánh ở Việt Nam ngày càng cao, đem lại lợi ích nhất định cho các nhà lập pháp cũng như việc áp dụng pháp luật một cách sâu sắc. I.Khái niệm  “Luật so sánh”_một thuật ngữ luôn là đề tài tranh luận của hầu hết các nhà luật học trên toàn thế giới, cũng như việc bàn về bản chất của Luật So Sánh trước khi nói đến những vấn đề liên quan đến nội dung của lĩnh vực học thuật này. Có nhiều quan điểm khác nhau nói về khái niệm: thế nào là Luật so sánh? Hai học giả người Đức là Zweigert và Kotz trong công trình: “Giới thiệu về luật so sánh” mô tả “Luật so sánh là một đống trí tuệ mà pháp luật là đối tượng so sánh là quá trình của hoạt động”(1). Theo đó, các tác giả khẳng định: “Luật so sánh là so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới”.(1)  Mặc dù các học giả không hoàn toàn đồng nhất về việc định nghĩa luật so sánh nhưng chúng ta có thể đi đến một số nhận định cơ bản: Ø     Luật so sánh không phải là: “hệ thống các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội”. Ø     Một trong những đặc điểm của luật so sánh: so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng. Ø     Trong quá trình nghiên cứu của luật so sánh, luật so sánh không đồng nhất với việc  nghiên cứu luật nước ngoài. Ø     Khi nghiên cứu, người đọc hay đặt câu hỏi: tại sao lại có sự khác nhau đó? Nên một nhiệm vụ quan trọng của luật so sánh: cố gắng giải thích những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng Tuy không có một định nghĩa nào làm thoả mãn mọi hiểu biết, nếu như không được diễn giải một cách đầy đủ sau đó. Song theo tác giả, định nghĩa hay những nhận định trên đã nêu bật được đặc trưng và các nhóm đối tượng lớn của luật so sánh. Nhưng, cũng cần nhấn mạnh rằng: trọng tâm của luật so sánh là luật tư. II.     Thực trạng và triển vọng phát triển của luật so sánh trên thế giới. _________________ (1) Xem: Konrad Zweigert and Hein Kotz, Introduction to Comparative Law, Clarendon Press_Oxford, 1998 tr2.  Luật So sánh ở các nước trên thế giới đã có hơn 150 năm lịch sử: từ nửa sau của Thế kỷ 19 ở một loạt các nước châu Âu, Luật So sánh đã được hình thành như một khoa học pháp lý và như một môn học. Ở Liên bang Nga, sự phát triển của Luật So sánh chỉ mới bắt đầu vào cuối thế kỷ 20 cùng với việc thoát khỏi những quan điểm cũ và sự phổ biến của những nghiên cứu luật so sánh. Tuy nhiên, những công trình lớn trong lĩnh vực Luật So sánh hoặc nghiên cứu các hệ thống pháp luật được tiến hành chủ yếu ở góc độ lý thuyết hoặc nghiên cứu so sánh theo chuyên ngành hẹp. Nghiên cứu tổng thể các hệ thống pháp luật vẫn chưa có nhiều, chủ yếu do các nhà nghiên cứu luật so sánh Nga vẫn chưa mở rộng nghiên cứu ra ngoài chuyên ngành hẹp của mình. Ở Đức có rất nhiều trường đại học tổ chức nghiên cứu và giảng dạy Luật So sánh với khoá học “Nhập môn luật so sánh” - trong đó trình bày về nhiệm vụ và phương pháp của Luật So sánh, về vị trí của nó giữa các khoa học pháp lý có yếu tố quốc tế và đưa ra tổng quan về các hệ thống pháp luật trên thế giới. Ở đa số các bang của Đức, Luật So sánh và Tư pháp quốc tế được xếp một cách không thành công lắm trong cùng một nhóm với Luật Hôn nhân gia đình và Luật Thừa kế, thậm chí là với cả Luật Trọng tài. Nhà nghiên cứu Đức Bernhardt và nhiều học giả Đức đã phải lên tiếng phàn nàn về “tính tỉnh lẻ của đào tạo luật ở Đức”. III. Thực trạng và triển vọng phát triển Luật so sánh ở Việt Nam 3.1 Thực trạng Luật so sánh ở Việt Nam. Cũng như ở các nước khác trên thế giới vào khoảng non nửa thế kỷ trước, luật so sánh hiện nay ở Việt Nam đang gây hứng thú rất mạnh cho các luật gia Việt Nam, mà có người còn nhận xét rằng, sức mạnh của sự phấn khích đó không thua kém gì so với sự phấn khích được gây ra bởi nhà nước pháp quyền. Những nhận định này được xem là đúng đắn thông qua bằng chứng về sự nhất loạt đưa môn luật so sánh vào giảng dạy trong các cơ sở đào tạo luật mà trước kia nó chưa từng được nhòm ngó tới trong quá trình ra đời và phát triển của công tác đào tạo pháp lý từ khi thống nhất đất nước. Ngày nay hầu hết các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực pháp lý đều chú ý tới phương pháp so sánh pháp luật. Và hầu hết các luật và pháp lệnh đều bị đòi hỏi tham khảo kinh nghiệm nước ngoài trong quá trình soạn thảo và thông qua. Tất nhiên, sự phong phú về các quan điểm khoa học có thể là rất cần thiết, nhưng chúng phải được xây dựng trên một nền tảng nhất định. Sự chập chững trong nghiên cứu luật so sánh không cho phép đưa ra những ý kiến hoàn toàn thuyết phục, song tác giả cũng vẫn rất cố gắng để phác họa nên phần nào cái nền tảng vừa nói. Ø     Luật so sánh ở Việt Nam nhìn từ góc độ giáo dục. Qua các nghiên cứu ở trên, đứng trên phương diện giáo dục, chúng ta thấy cần phải thiết kế một chương trình đào tạo thích hợp về luật so sánh. Trước hết nói về cách soạn giáo trình, không thể áp đặt ý kiến của tác giả cho người học mà trong khi không giới thiệu được tương đối đầy đủ các quan điểm, hay chí ít phân tích một cách logic các vấn đề của môn luật so sánh. Các quan điểm mới mẻ chưa được thừa nhận rộng rãi, thì không nên xem như những vấn đề mấu chốt mà cần đặt chúng ở vị trí giới thiệu có tính chất tham khảo. Hơn nữa, cần phải nghiên cứu nhiều tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau, không nên chỉ tham khảo tài liệu tập trung ở một nước, nhất là nước chưa phát triển mạnh bộ môn đó. Giáo trình cần phải tuân thủ một logic chặt chẽ, không nên có sự trộn lẫn thiếu tinh tế. Trong quá trình tìm hiểu về thực trạng vấn đề này, ta có thể thấy đây là một vấn đề mới nên tìm hiểu về thực trạng luật so sánh ở Việt Nam được biểu hiện chủ yếu ở các khía cạnh sau: + Thực trạng về  nghiên cứu Luật so sánh ở nước ta hiện nay đang còn chậm phát triển. Biểu hiện là chưa có các công trình nghiên cưu lớn mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, số lượng các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này còn thiếu về số lượng, yếu về kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, ngoài ra ở nước ta cũng chưa có nhiều trung tâm nghiên cứu về luật so sánh có quy mô lớn, mà chủ yếu chỉ nằm rải rác ở các trường đại học đào tạo về Luật: Luật Hà Nội…Chính vì vậy mà hoạt động nghiên cứu về vấn đề này vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Trong xu thế hội nhập kinh tế xã hội như hiện nay vấn đề nghiên cứu và phát triển luật so sánh đang là một vấn đề cấp thiết.Hoàn thành tốt nhiệm vụ này sẽ là một điều kiện tốt để ta học tập và tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, nhất là trong quá trình xây dựng pháp luật thông qua sự phát triển của quá trình nghiên cứu luật so sánh. + Thực trạng về giảng dạy môn luật so sánh: Vấn đề giảng dạy môn luật so sánh tại các trường đại học đào tạo Luật đang còn mang tính chất chuyên đề, khối lượng kiến thức nhiều, nhưng thời gian giảng dạy lại có hạn, đội ngũ giảng viên còn ít, tài liệu để nghiên cứu giảng dạy chưa có nhiều và chưa phong phú… + Ngoài ra đó còn là thực trạng về vấn đề học tập và nghiên cứu luật so sánh của sinh viên đang theo học tại các trường đào tạo luật còn chưa phát triển. Đồng thời, đây là một vấn đề mới nên nguồn tài liệu phục vụ cho công tác học tập của sinh viên còn gặp nhiều hạn chế, và cũng phải nhìn nhận một cách thực tế là có nhiều sinh viên vẫn chưa quan tâm đến việc học tập môn học này… Trên đây là thực trạng của vấn đề nghiên cứu, giảng giạy và học tập về Luật so sánh ở các trường đào tạo luật, đối chiếu vào đó ta cũng có thể nhận biết được thực tiễn phát triển của Luật so sánh ở Việt Nam nói chung là vẫn đang còn tồn tại một số hạn chế nhất định.Vì thế, vấn đề đặt ra là cần phải có những chính sách và biện pháp phát triển lĩnh vực khoa học này 3.2 Triển vọng phát triển của Luật so sánh ở Việt Nam Việt Nam là một nước theo truyền thống pháp luật Soviet, nên chúng ta cần chú ý đến những khác biệt của pháp luật Phương Tây, nhất là Họ Pháp luật Anh- Mỹ. Nhận thức rõ về mục đích và chức năng của luật so sánh, không cho phép chúng ta sắp xếp chương trình theo cách mà trong đó có quá nửa là dạy lý thuyết chung hay lý luận đơn thuần về luật so sánh, hoặc các hệ thống pháp luật của những nước ASEAN, trong khi giới thiệu rất ít về các họ pháp luật lớn trên thế giới. Việc tìm  hiểu thêm pháp luật các nước ASEAN là cần thiết đối với Việt Nam , nhưng chỉ nên đưa vào các chuyên đề. Có lẽ nên chăng trong khi học luật so sánh, chúng ta nên có một vài so sánh vi mô, có nghĩa là so sánh một số chế định quan trọng nhất làm bật những khác biệt và giống nhau của các họ pháp luật, bởi bản thân mỗi truyền thống pháp luật đều có những chế định nổi bật của mình như: Đối với Common Law là chế định trust; Đối với Civil Law là nghĩa vụ; Đối với Sovietique Law là sở hữu; Còn đối với Islamic Law là gia đình. Luật so sánh, dùng để so sánh Luật trong nước với các nước khác, tuy nhiên thì môn học này không được chú ý trong ngành Luật trong những năm qua nên Việt Nam ta đã bị thất bại thảm hại khi giao thương với Quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam đang rất mù mờ khi giao thương với các đối tác nước ngoài. Ngược lại, người nước ngoài khi vào nước ta thì cảm thấy tự tin và người Việt nam thường bị chảy máu chất xám cho họ. Chính vì thế, nên đẩy mạnh việc giảng dậy môn học này cho các cử nhân luật tương lai như bọn em, vì bọn em mới có đủ điều kiện “cần”để tiếp thu một cách tổng quát bộ môn này. Và từ đó, tạo điều kiện cần để cho các doanh nghiệp Việt Nam tự tin hơn khi giao kết các hợp đồng với nước ngoài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2727873 bi.doc