Tiểu luận Đào tạo nhân lực trên con đường hội nhập quốc tế

MỤC LỤC PHẦN 1: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC DU LỊCH HIỆN NAY2 PHẦN II. ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÊN CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1. Xây dựng hệ thống chính sách, thể chế, quản lý trong phát triển nguồn nhân lực du lịch 2. Phát triển cơ sở vật chất của hệ thống đào tạo du lịch 3. Đào tạo giáo viên cho các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch 4. Chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo du lịch 5. Xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp và trình độ đào tạo nguồn nhân lực du lịch 6. Bồi dưỡng và đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch 7. Ứng dụng công nghệ và hệ thống hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch 16 8. Hợp tác và hội nhập quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch 9. Nâng cao nhận thức toàn dân, xã hội hoá về hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đào tạo nhân lực trên con đường hội nhập quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đào tạo nhân lực trên con đường hội nhập quốc tế PHẦN 1: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC DU LỊCH HIỆN NAY Trong những năm gần đây, nhu cầu đào tạo các ngành nghề phục vụ cho sự phát triển toàn diện của xã hội đang được chú trọng trong đó có ngành du lịch, một trong những nghề mang tính nóng của xã hội. Việc đào tạo nghề du lịch tuy không còn mới mẻ song thực tế cho thấy còn có rất nhiều vấn đề đặt ra trong công tác quản lý đào tạo cũng như chất lượng đào tạo của nghề. Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, ở đó sản phẩm là dịch vụ do con người lao động cung cấp, phục vụ khách du lịch. Do vậy, nhân lực là yếu tố chính trong quá trình kinh doanh và phục vụ. Khác với một số ngành kinh tế khác, hoạt động du lịch khó có thể cơ khí hoá, tự động hoá mà phần lớn lao động được thực hiện thông qua lao động trực tiếp của người phục vụ du lịch. Mặt khác, do tính đặc thù của hoạt động kinh doanh du lịch - dịch vụ du lịch do người phục vụ cung cấp trực tiếp cho khách du lịch. Hoạt động du lịch là quá trình dịch vụ nên quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời và chất lượng dịch vụ đó phục thuộc trực tiếp vào trình độ, kỹ năng tay nghề và thái độ phục vụ. Như vậy, yếu tố nhân lực trong du lịch là tác nhân chính đảm bảo chất lượng sản phẩm du lịch. Do vậy, việc nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý đào tạo nghề du lịch trong các trường đại học nói chung và các trường trung cấp nói riêng đặc biệt được chú trọng. Thực trạng việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay chưa có tính chuyên nghiệp cao, thiếu lao động có tay nghề, yếu về trình độ quản lý... là một trong những rào cản cơ bản đối với quá trình thúc đẩy phát triển du lịch như mục tiêu đề ra. Thêm vào đó, yêu cầu về nhân lực trong ngành du lịch ngày càng cao, đặc biệt yêu cầu về chất lượng, kỹ năng nghiệp vụ, trình độ quản lý, ngoại ngữ, cũng như cơ cấu lao động hợp lý. Thực tiễn cho thấy, đào tạo nghề du lịch không chỉ dừng lại trong các trường Đại học và cao đẳng mà đang ngày càng mở rộng ra các trường dạy nghề, các trung tâm đào tạo ngắn hạn, dạy nghề ngắn hạn nhằm cung cấp lượng nhân lực lớn theo yêu cầu của ngành. Hiện nay, có rất nhiều các cơ sở đào tạo bao gồm cả công lập và dân lập. Tuy nhiên, việc đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề du lịch đặc biệt trong các trường trung học chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được một số các kết quả đáng lưu ý. Mặc dù vậy, vẫn còn có rất nhiều những tồn tại và bất cập trong công tác quản lý đào tạo, đặc biệt là chất lượng đào tạo trong cấc trường trung cấp. Việc quản lý đào tạo nghề du lịch thực tế chưa trở thành một hệ thống đào tạo quản lý mang tính chất chuyên nghiệp, Ngành du lịch là một ngành kinh tế mới phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong khoảng hơn 10 trở lại đây nhưng đã có những đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội như xoá đói giảm nghèo và tạo thêm việc làm cho xã hội. Cùng với sự phát triển chung của ngành, lực lượng lao động du lịch cũng ngày càng phát triển, thể hiện ở việc số lượng lao động của ngành du lịch ngày càng tăng tỷ lệ thuận theo nhịp độ tăng trưởng (người) Biểu 1: Tình hình nguồn nhân lực du lịch ở Việt nam Đến nay, cả nước đã có 30 cơ sở đào tạo du lịch hệ nghề và trung cấp, với số lượng học sinh được đào tạo nghề hàng năm từ 15 đến 16 nghìn người; 38 cơ sở đào tạo du lịch hệ đại học, cao đẳng, với số lượng học sinh được đào tạo hàng năm là trên dưới 3 nghìn người. Các ngành nghề chủ yếu được đào tạo ở bậc nghề và trung cấp là là kỹ thuật nấu ăn, kỹ thuật phục vụ buồng, bàn, bar và lễ tân; ở bậc đạo học, cao đẳng, chủ yếu được đào tạo về các chuyên ngành như quản trị kinh doanh du lịch, hướng dẫn viên du lịch, marketing du lịch, văn hoá du lịch….. Tại địa bàn Hà Nội có tổng số 12 cơ sở đào tạo nghề du lịch ở trình độ trung cấp nhưng thực tế chỉ có 2 cơ sở trung học chuyên nghiệp đào tạo học sinh đạt chất lượng tương đối tốt, học sinh có thể đáp ứng ngay được yêu cầu công việc khi ra trường đó là trường Trung học Thương mại Du lịch và Trường Nghiệp vụ Khách sạn Hà nội. So với các địa bàn khác trên cả nước thì số cơ sở đào tạo về nghề Du lịch tại Hà Nội chiếm tỉ lệ cao nhất. Đến nay, cả nước đã có 30 cơ sở đào tạo du lịch hệ nghề và trung cấp, với số lượng học sinh được đào tạo nghề hàng năm từ 15 đến 16 nghìn người; 38 cơ sở đào tạo du lịch hệ đại học, cao đẳng, với số lượng học sinh được đào tạo hàng năm là trên dưới 3 nghìn người. Các ngành nghề chủ yếu được đào tạo ở bậc nghề và trung cấp là là kỹ thuật nấu ăn, kỹ thuật phục vụ buồng, bàn, bar và lễ tân; ở bậc đạo học, cao đẳng, chủ yếu được đào tạo về các chuyên ngành như quản trị kinh doanh du lịch, hướng dẫn viên du lịch, marketing du lịch, văn hoá du lịch….. Tuy nhiên, nói chung quy mô đào tạo của các cơ sở còn nhỏ, đặc biệt là các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch. Đồng thời, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo tại hầu hết các cơ sở đào tạo hiện có còn thiếu thốn, lạc hậu. Nội dung giáo dục hiện tại còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chắp vá. Đa số giáo viên giảng dạy ở bậc trung học và dạy nghề đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm giảng dạy và kiến thức thực tế phong phú, thích hợp trong thời kỳ kinh tế bao cấp. Bước sang cơ chế kinh tế thị trường, phần lớn đã tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, cả chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp sư phạm và ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu của cơ chế kinh tế mới. Đào tạo du lịch bậc đại học, cao đẳng mới phát triển ở nước ta trong vài năm trở lại đây, đội ngũ giáo viên giảng dạy về du lịch phần lớn là từ chuyên ngành khác chuyển sang. Số được đào tạo chính quy về du lịch chiếm tỷ lệ rất thấp. Qua điều tra thực tế, nhiều cơ sở đào tạo du lịch hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào đội ngũ giảng viên kiêm giảng. Chương trình đào tạo hiện nay đang áp dụng tại các cơ sở đào tạo nói chung và cơ sở đào tạo du lịch nói riêng rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo cũng như cơ quan quản lý chuyên ngành chưa xây dựng những tiêu chí cụ thể về chuyên môn làm căn cứ cho các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình, giáo trình dẫn đến một số nội dung đào tạo của các cơ sở không thống nhất, không có quy chuẩn tối thiểu về nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành du lịch cho từng bậc học, từng ngành học. Một thực tế nữa cho thấy, lực lượng cán bộ giáo viên tham gia đào tạo ở các trường du lịch còn có một số mặt hạn chế, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ. Trong khi hoàn thiện hệ thống đào tạo du lịch, cần chú ý hoàn thiện đồng bộ cả về số lượng, chất lượng; cơ chế chính sách đào tạo ; chương trình giảng dạy, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường lớp đào tạo về du lịch để có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ phát triển Ngành, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ tới. Bảng 1. Phân bố các cơ sở đào tạo trung cấp nghiệp vụ du lịch T/T Khu vực Số lượng Ghi chú 1 Hà Nội 12 2 Hải Phòng 1 Cơ sở của TCDL 3 Quảng Ninh 1 4 Hà Tây 1 5 Điện Biên 1 6 Lạng Sơn 2 7 Nghệ An 2 8 Thanh Hoá 1 9 Thái Nguyên 1 10 Vĩnh Phúc 1 11 Bắc Giang 1 12 Thái Bình 1 13 Hà Tĩnh 2 14 Huế 1 Cơ sở của TCDL 15 Lâm Đồng 1 16 Khánh Hoà 2 17 Đà Nẵng 2 18 Vũng Tàu 1 Cơ sở của TCDL 19 Thành Phố HCM 7 20 Phan Thiết 1 21 An Giang 1 22 Kiên Giang 1 21 Đồng Nai 1 22 Cần Thơ 1 23 Sóc Trăng 1 Ghi chú: Thời điểm 4 năm 2005 Do vị trí tại khu vực trung tâm cho nên trên địa bàn Hà Nội, các cơ sở đào tạo bậc trung cấp đang gặp rất nhiều những thuận lợi trong công tác quản lý đào tạo nhằm nâng cao chất lượng quản lý và đào tạo. Thứ nhất, thời gian đào tạo đối với hệ trung cấp nghề ngắn( thường khoảng 2 năm trở lại). Thời gian đào tạo ngắn cho phép lượng lao động ra làm việc nhanh, nhiều, tiết kiệm thời gian đào tạo và có thể sử dụng ngay lao động trong nghề. Thời gian đào tạo về lý thuyết cơ sở thường chỉ chiếm 1/3 tổng lượng thời gian đào tạo. Còn lại thời gian chủ yếu đó là thực hành nghề và kiến tập tại các cơ sở, các doanh nghiệp lữ hành du lịch. Như vậy, thời gian đào tạo kết hợp với ngoài thực tế được chú trọng rất mạnh tránh tình trạng học tập chỉ mang tính chất lý thuyết Thứ hai là một số các trường đào tạo nghề du lịch trên địa bàn Hà Nội về cơ bản đã hoàn thiện giáo trình giảng dạy khối trung học chuyên nghiệp chuyên ngành du lịch. Đây là một bước tiến triển tốt trong công tác quản lý nhằm phát huy tối đa các kiến thức lý thuyết áp dụng vào thực tế không mang tính chất cơ sở lý luận. Trên thực tế, việc áp dụng lý thuyết vào với thực tế là một vấn đề cần được quan tâm đặc biệt đối với các ngành du lịch mang tính chất ứng dụng thực tiễn rất cao. Bộ giáo trình dành giảng dạy cho du lịch trong khối trung trung học chuyên nghiệp đã được Bộ Giáo dục thống nhất và áp dụng giảng dạy trong hầu hết các trường trung học chuyên nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Thứ ba: các trường trung học chuyên nghiệp có các khoa du lịch hầu hết đã hoạt động thành khoa độc lập, có kế hoạch hoạt động đào tạo riêng biệt. Đây là điều kiện để các khoa du lịch trong các trường trung học chuyên nghiệp có điều kiện tự hoạt động đọc lập, trao đổi ý kiến chuyên môn, kế hoạch hoạt động một cách chủ động phát huy tối đa tính chủ động tích cực của giáo viên trong khoa. Hầu hết đội ngũ giáo viên giảng dạy đều ở trình độ đại học và hơn 1/3 số lượng giáo viên đang trực tiếp giảng dạy đều đã có kinh nghiệm thực tế. Việc kết hợp đào tạo và thường xuyên trao đổi với các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực du lịch được tổ chức hàng năm ở một số trường trung cấp chuyên nghiệp nhằm mục tiêu nâng cao trình độ quản lý chất lượng đào tạo, phối kết hợp chặt chẽ với các cơ sở sử dụng nhân lực để hoàn thiện chương trình giảng dạy đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nghề nghiệp. Trên đây là những thuận lợi cơ bản nhất định trong công tác quản lý đào tạo nghề trong các trường trung học chuyên nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Bên cạnh đó, việc quản lý đào tạo nghề du lịch trên địa bàn Hà Nội còn gặp không ít những khó khăn bất cập. Nói chung, quy mô đào tạo của các cơ sở còn nhỏ, đặc biệt là các cơ sở đào tạo nghiệp vụ về lữ hành du lịch. Thực tế, cho thấy cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo tại hầu hết các cơ sở đào tạo hiện có còn thiếu thốn, lạc hậu. Nội dung giáo dục hiện tại còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chắp vá. Đa số giáo viên giảng dạy ở bậc trung học và dạy nghề đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm giảng dạy và kiến thức thực tế phong phú, thích hợp trong thời kỳ kinh tế bao cấp. Bước sang cơ chế kinh tế thị trường, phần lớn đã tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, cả chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp sư phạm và ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu của cơ chế kinh tế mới. Qua điều tra thực tế, nhiều cơ sở đào tạo nghề du lịch hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào đội ngũ giảng viên kiêm giảng, trình độ chuyên môn về du lịch còn rất hạn chế. Chương trình đào tạo ở bậc trung học chuyên nghiệp hiện nay đang áp dụng tại các cơ sở đào tạo trên cả nước nói chung và cơ sở đào tạo du lịch tại địa bàn Hà Nội nói riêng rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo cũng như cơ quan quản lý chuyên ngành chưa xây dựng những tiêu chí cụ thể về chuyên môn làm căn cứ cho các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình, giáo trình dẫn đến một số nội dung đào tạo của các cơ sở về trình độ trung cấp không thống nhất, không có quy chuẩn tối thiểu về nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành du lịch cho từng bậc học, từng ngành học. Một thực tế nữa cho thấy, lực lượng cán bộ giáo viên tham gia đào tạo ở các trường Du lịch tại Hà Nội còn có một số mặt hạn chế, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ. Trong khi đó một yêu cầu vô cùng cấp thiết về mặt nâng cao đào tạo hiện nay, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì vấn đề về trình độ ngoại ngữ lại càng được chú trọng trong công tác đào tạo nhân lực du lịch để tăng cường hội nhập. Bảng 2. Trình độ cán bộ và giáo viên/giảng viên hiện nay Đơn vị: người TT Cán bộ, giáo viên, giảng viên TS Trình độ được đào tạo, bồi dưỡng GS PGS TS Thạc Sỹ CN TC SC Bồi dưỡng về du lịch Thông thạo ngoại ngữ Thông thạo máy tính 1 Cán bộ quản lý đào tạo của Trường hoặc Khoa 97 17 53 14 5 13 22 44 2 Giảng viên và giáo viên (cơ hữu) 275 1 20 40 208 12 27 96 119 3 Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng 155 3 17 36 101 8 15 15 4 Giảng viên nước ngoài 1 1 Tổng số 528 4 37 94 362 34 5 40 133 178 Ghi chú: Số liệu của các cơ sở đào tạo trung học và nghề du lịch Trong khi hoàn thiện hệ thống đào tạo du lịch, cần chú ý hoàn thiện đồng bộ cả về số lượng, chất lượng; cơ chế chính sách đào tạo; chương trình giảng dạy, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường lớp đào tạo về du lịch để có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ phát triển ngành, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp phát triển du lịch Việt Nam. Trên cơ sở đó việc quản lý đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề du lịch của Hà Nội cũng cần được chú trọng đến chất lượng và tính chuyên môn hoá trong đội ngũ quản lý. Bảng 3. Các ngành nghề và số lượng cơ sở đào tạo trung cấp và nghề T/T Ngành nghề Số lượng 1 Du lịch 13 2 Lữ hành hướng dẫn du lịch 11 3 Lễ tân khách sạn – văn phòng 11 4 Văn hoá du lịch 8 5 Nghiệp vụ nhà hàng 5 6 Kỹ thuật chế biến món ăn 5 7 Quản lý nhà hàng khách sạn 5 8 Kinh doanh du lịch khách sạn 4 9 Chế biến và bảo quản thực phẩm 2 10 Quản trị lưu trú 2 11 Kinh doanh thương mại du lịch 1 12 Tin học ứng dụng thương mại du lịch 1 13 Du lịch sinh thái 1 14 Kinh doanh ăn uống khách sạn 1 15 Du lịch khách sạn 1 16 Ngoại ngữ du lịch 1 17 Quản lý văn hoá du lịch 1 Ghi chú : - Thời điểm 4 năm 2005 Trong khi đó, yêu cầu cơ bản về cơ sở vật chất kỹ thuật để đào tạo đội ngũ nhân viên du lịch vô cùng cần thiết. Bảng 4. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật hiện tại TT Cơ sở vật chất Đơn vị 2005 1 Phòng học lý thuyết Phòng 75 2 Thư viện, trung tâm tư liệu Đầu sách 603 2.1. Số lượng giáo trình chuyên ngành xuất bản trên số môn học Đầu sách 535 2.2. Số lượng sách tham khảo Đầu sách 4729 2.3. Các tạp chí chuyên ngành Loại 26 2.4. Các loại khác Loại 79 3 Khách sạn thực hành thuộc trường Số buồng 78 4 Nhà hàng, cơ sở thực hành khác Số ghế 275 5 Phòng học ngoại ngữ Phòng lab 4 6 Phòng học vi tính Máy 223 7 Trang thiết bị hỗ trợ khác (Projector, máy chiếu ….) 40 Ghi chú: Số liệu của các cơ sở đào tạo trung học và nghề Du lịch tại Hà nội PHẦN II. ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÊN CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ. Đảng và Nhà nước đã xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn. Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt trong đó nhấn mạnh vai trò và ưu tiên phát triển nguồn nhân lực du lịch. Thực vậy, hướng tới phát triển nhanh và bền vững và dần dần trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực, ngành du lịch Việt Nam đứng trước những thách thức lớn trong đó có yếu tố nguồn nhân lực. Để du lịch thực sự có thể phát triển trên con đường hội nhập thì vấn đề đào tạo nâng cấp các cơ sở có đào tạo nghề du lịch là vô cùng cần thiết. Trên con đường hội nhập, du lịch Việt Nam đang cố gắng nỗ lực hết sức để có thể đạt được chất lượng dịch vụ tương đương với các quốc gia trong khu vực, đây chính là vấn đề đang được các cấp các ngành quan tâm chú ý nhằm phát huy tiềm năng du lịch sẵn có của chúng ta. Nhiều năm qua, Tổng cục du lịch đã có những cố gắng lớn trong công tác phát triển nguồn nhân lực, đã huy động cộng đồng, các thành phần kinh tế, và sự hỗ trợ của quốc tế cho phát triển nguồn nhân lực, xây dựng Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch với tầm nhìn dài hạn nhằm phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đảm bảo phát triển bền vững trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước năm 2005, chương trình hành động quốc gia về du lịch của Tổng cục du lịch đã dành một phần ngân sách để thực hiện việc xây dựng Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch đến 2015. Trong kế hoạch hoạt động năm 2005, Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam (Dự án EU) cũng dành một phần ngân sách để hỗ trợ kỹ thuật (cung cấp chuyên gia) cho Tổng cục Du lịch thực hiện xây dựng Chương trình Phát triển nguồn nhân lực du lịch. Hoà nhập với xu thế chung hội nhập quốc tế, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch cũng cần phải có những phương hướng thực hiện để đảm bảo chất lượng cũng như hoà nhịp chung trong không khí phát triển của thế giới. Chúng ta cũng nên đặt ra một số các phương hướng đào tạo để có thể hội nhập nhành nghề vói các nước trong khu vực và trên thế giới 1. Xây dựng hệ thống chính sách, thể chế, quản lý trong phát triển nguồn nhân lực du lịch Xây dựng hệ thống các chính sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, các thể chế và quy chế quản lý trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực. Đây là tiền đề để tạo hành lang pháp lý cho công tác phát triển nguồn nhân lực đến năm 2015. 2. Phát triển cơ sở vật chất của hệ thống đào tạo du lịch Xây dựng mới hoặc đầu tư bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo như phòng thực hành, các trang thiết bị khác. Để đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là chất lượng đào tạo các nghiệp vụ du lịch chuyên môn. Định hướng đến năm 2010, xây dựng mới hệ thống các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch gồm 4 trường ở các vùng trên cả nước: Vùng Tây Bắc, Vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, xây dựng mới Trường đào tạo bậc đại học du lịch ở Việt nam. 3. Đào tạo giáo viên cho các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch Xây dựng kế hoạch đào tạo giáo viên cho các cơ sở đào tạo du lịch trên cả nước. Xác định mục tiêu và phương hướng triển khai công tác đào tạo nguồn giáo viên, đảm bảo có đủ giáo viên cơ hữu, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch. 4. Chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo du lịch Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch một cách hợp lý, đảm bảo tính hiện đại phù hợp với điều kiện khách quan, phù hợp với khu vực và thế giới. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, sinh viên học sinh ra trường đều đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của thực tế ngành. 5. Xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp và trình độ đào tạo nguồn nhân lực du lịch Xác lập một tiêu chuẩn nghề nghiệp và tiêu chuẩn trình độ trên cơ sở hội nhập được với khu vực và quốc tế. Các doanh nghiệp và các cấp quản lý nhà nước về du lịch mới có cơ sở để thực hiện các yêu cầu về đào tạo và định hướng cho công tác đào tạo nguồn nhân lực. 6. Bồi dưỡng và đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch Mục tiêu của chương trình là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cả về ngoại ngữ, tin học cho các đối tượng đang làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp. Hình thức thực hiện chương trình bao gồm các khoá đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, kiến thức về quản lý nhà nước về du lịch, nâng cao trình độ ngoại ngữ nói chung và ngoại ngữ du lịch nói riêng, đồng thời nâng cao trình độ tin học. 7. Ứng dụng công nghệ và hệ thống hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ tiên tiến và hệ thống hỗ trợ trong phát triển nguồn nhân lực du lịch. Việc ứng dụng này đáp ứng việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của ngành du lịch. 8. Hợp tác và hội nhập quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch Xây dựng định hướng, lộ trình trong hợp tác quốc tế và hội nhập khu vực và thế giới. Trên cơ sở hợp tác này tranh thủ tiếp thu kinh nghiệm tiên tiến trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. 9. Nâng cao nhận thức toàn dân, xã hội hoá về hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch Xây dựng kế hoạch định hướng cho việc giáo dục du lịch cho toàn dân, các bứơc đi, giải pháp cho việc nâng cao nhận thức về du lịch trong cộng đồng. Đồng thời xây dựng kế hoạch cho việc xã hội hoá hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch. Những cố gắng nỗ lực của toàn ngành cũng như của cơ quan chức năng trong vấn đề đầu tư, cải tạo, nâng cấp đào tạo nhân lực du lịch sẽ là một động lực lớn để du lịch thực sự có khả năng phát triển, hoàn toàn có thể vững bước trên con đường hội nhập quốc tế. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL20.doc
Tài liệu liên quan