MỤC LỤC
KHÁI QUÁT CHUNG 1
I. Diện tích tự nhiên, địa giới hành chính 2
II. Lịch sử phát triển của vùng đất 4
1. Thời tiền sử và sơ sử 4
2. Thời cổ đại 5
3. Từ thế kỷ XI đến đầu thế lỷ XIV 5
4. Sự phân chia hành chính 6
III. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 8
1. Đặc điểm tự nhiên 8
2. Tài nguyên thiên nhiên 8
3. Đặc điểm tài nguyên nhân văn 18
4. Đặc điểm và tiềm năng kinh tế 22
4. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội 23
IV. triển vọng phát triển của Quảng Trị 31
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3258 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Địa lý kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bàu Tró (Quảng Bình) – Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), để lại rìu mài, gốm thô ở các cồn bàu Trà Lộc, Cổ Trai, Phước Mỹ, Do Mỹ…Đó là các cư dân tiền Chàm.
2. Thời cổ đại
A – Từ thời Nam Việt Triệu Đà và nhất là thời Hán – Đường, chính quyền đế chế Trung Hoa có lập được một loại hình chính quyền “quận huyện” ở miền Trung, từ Quảng Bình đến Quảng Nam nay, gọi là quận Nhật Nam với dăm huyện, mà Quảng Trị cổ lúc ấy có thể thuộc các huyện Tỉ Cảnh, Vô Lao (Quảng Bình thuộc Tây Quyển, Thọ Linh; Thừa Thiện thuộc Chu Ngô; Quảng Nam thuộc Tương Lâm…) nhưng rất lỏng lẻo.
B – Khi nước Lâm Ấp (ChămPa) của người Chăm cổ được thành lập ở Tượng Lâm (Quảng Nam) ở cuối thế kỷ II, người Chămpa đã nhanh chóng (sử chép từ đầu thế kỷ III) tràn lấn ra tời vùng sông Gianh (Thọ Linh, Linh Giang). Từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân là vùng tranh chấp Hoa – Chăm trong nhiều thế kỷ, song về cơ bản là đất Chămpa (hay là vùng đệm Hán Việt cổ - Chăm cổ), cho đến thế kỷ X.
3. Từ thế kỷ XI đến đầu thế lỷ XIV
A. Với chiến dịch 1069 của Lý Thánh Tông – Lý Thường Kiệt, vùng Quảng Bình và Bắc Quảng Trị trở thành đất đai Đại Việt. BẮc Quảng Trị trên đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải – Cửa Tùng là đất Ma Linh (Chàm) chuyển thành châu Minh Linh (Đại Việt) – tức vùng Vĩnh Linh – Do Linh nay.
Văn Hóa xã hội Việt bắt đầu “Nam tiến”.
B. Với đám cưới Huyền Trân – Chế Mân (1306) miền Nam Quảng Trị - Châu Ô của Chămpa trở thành Thuận Châu của Đại Việt (Triệu Phong, Hải Lăng nay), trong khi châu Rý (Lý) của Chămpa trở thành Hóa Châu của Đại Việt (Thừa Thiên – Huế nay).
C. Đầu thế kỷ XV, đây là chiến trường giặc Minh – Hậu Trần và Ái Tử, Thạch Hãn…tạo nên Đặng Tất, Đặng Dung anh hùng, (có thuyết nói họ Đặnh người Hải Lăng – Ô châu cận lục 1555). Với khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng dân tộc (1417 - 1427), đất Thuận Hóa lại trở về Đại Việt.
D. Năm 1471 với chiến dich Lê Thánh Tông đánh chiếm Chămpa bên kia đèo Hải Vân (cho đến Phú Yên), có một trào lưu mạnh mẽ của người Việt vào khai khẩn vùng Thuận Quảng. Người Việt vào đây chủ yếu là dân Thanh Nghệ và Sơn Nam (Nam Hà, Thái Bình).
Đ. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, đóng thủ phủ ở Ái Tử (ông Văn Thanh bảo ở chỗ Giếng Hến bây giờ, đoàn chúng tôi cong thấy ở phía sau xóm chợ Ái Tử có mô cột cờ (Lòi Rú Rậm) và ở phía trước xóm ấy, gần Chợ Hôm và Cầu Ái Tử).
4. Sự phân chia hành chính
Tỉnh Quảng Trị được thành lập vào năm 1831. Cuối thời Pháp thuộc, Quảng Trị có 1 thị xã và 6 huyện: Cam Lộ, Do Linh, Hải Lăng, Hương Hoa.
Từ đó đến nay về mặt hành chính ít có sự thay đổi, chủ yếu là tách các huyện đẻ thuận tiện cho việc quản lí :ngày 16-9-1989 thành lập thị xã Quảng Trị trên cơ sở thị trấn Quảng Trị thuộc huyện Triệu Hải ,ngày 23-3-1990 tách huyện bến hảI thành hai huyện Vĩnh Linh và Do Linh ,tách huyện Triệu Hải thành hai huyện Triệu Phong và hải Lăng ,ngày 19-10-1991 lập lạI huyện Cam Lộ ,ngày 17-12-1996 lập thêm huyện Da Krông. Đến năm 2000 ,Quảng Trị có hai thị xã ,7 huyện, với 117 xã, 11 phường và 8 thị trấn .
Thị xã Đông Hà nằm trên trục quốc lộ 1A và là đầu mút phía đông của quốc lộ 9 có diện tích :76,3km2, dân số :67,3 nghìn người. Đông Hà là tỉnh lị ,trung tâm kinh tế ,văn hoá ,chính trị của tỉnh .
Thị xã Quảng Trị năm trên sông Thạch Hãn là tỉnh lị cũ của tỉnh Quảng Trị ,có điện tích :5,3km2 ,dân số 15,6 nghìn người. Nơi đây có thành cổ Quảng Trị được đắp lần đầu tiên vào năm 1822 năm 1972 tại thành cổ này đã ghi dấu những chiến công hiển hách kiên cường bám trụ suốt 81 ngày đêm của quân và dân ta.
Bảy huyện của tỉnh là vĩnh Linh ,Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa, Đa Krông, trong số đó huyện Hướng Hóa –nơi có khu kinh tế của có diện tích lớn nhất 1179,9km2 gồm hai thị trấn là Khe Xanh ,Lao Bảo và 19 xã số dân là 63,3 nghìn ngườI .huyện nhỏ nhất là huyện ven biển Triệu Phong với diện tích 350,9Km2, gồm 18 xã và 1 thị trấn nhưng số dân lên đến 102,1 nghìn người.
III. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
1. Đặc điểm tự nhiên
Quảng Trị nằm ở miền trung Việt Nam cụ thể ở Bắc Trung Bộ, nơi chuyển tiếp giữa hai miền địa lý bắc nam, là gạch nối giữa hai miền đất rộng lớn trù phú: Đồng Bằng Bắc Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nước Việt Nam hình chữ S thì Quảng Trị nằm ở phần hẹp nhất của chữ S. Đây là vùng có địa hình và khí hậu phức tạp. Về khí hậu vừa chịu ảnh hưởng của khu cao áp XiBia mang hơi lạnh và khô, vừa chịu ảnh hưởng của khu cao áp Bengan thổi vào đất liền từ Ấn Độ Dương nhưng bị chắn bởi dãy Trường Sơn trú hết nước ở sườn phía tây thuộc Lào, khi sang đến nước ta thì khô và nóng, đó là gió mùa Tây Nam mà Quảng Trị là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề. Về địa hình có núi cao ăn ra biển và có biển với đường bờ biển dài, bị cắt xẻ mạng tạo ra các vũng, vịnh, đầm, phá, các dải đồng bằng nhỏ hẹp giữa núi và đảo ngoài khơi là đảo Cồn Cỏ, có đường biên giới với Lào. Với địa hình khí hậu trên đã tạo cho Quảng Trị những lợi thế và khó khăn nhất định trong phát triển kinh tế và quản lí hành chính cũng như bảo vệ lãnh thổ.
2. Tài nguyên thiên nhiên
2.1. Đất đai
Diện tích tự nhiên 4.592km2, tuy diện tích không lớn, nhưng lịch sử phát triển địa chất phức tạp, cách đây 500 triệu năm, do các kiến tạo nâng lên, hoạt động đứt gãy, chia cắt, san bằng bề mặt... tạo ra một địa hình lãnh thổ rất đa dạng. Do sự chi phối của cấu trúc địa chất, bao gồm: núi đồi đồng bằng, cồn cát và bãi biển, chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam và trùng với phương của bờ biển. Chính vì vậy, đất đai Quảng Trị mang những đặc điểm rất riêng.
100.000ha đất nông nghiệp, 20.000ha đất đỏ Bazan tập trung ở Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Hưng Hóa hình thành 11 nhóm và 32 loại đất chính như đất cát, đất bạc màu, đất trơ sỏi đá chiếm tỉ lệ lớn. Một số lọai đất chính:
a. Đất đổ vàng trung du bao gồm đất Ferarit đất đỏ Bazan, đất Ferarit phân hủy từ đất đá vôi rất tốt để trồng cây công nghiệp dài ngày khai thác lâm nghiệp trồng cây ăn quả
b. Đất phù sa bồi tụ ven sông hay ven biển trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực.
c. Đất pha cát và đất pha cát ven biển chất lượng kém chỉ trồng một số cây công nghiệp ngắn ngày, trồng rừng phi lao, bạch đàn chống gió và cát bay ven biển.
Đất đã sử dụng:
+ Nông nghiệp:
+ Công nghiệp:
+ Thổ cư:
Đất chưa sử dụng:
+ Đất đồi núi:
+ Mặt nước:
Ngoài điện tích trên Quảng Trị còn có một dạng địa hình đặc biệt:
Đồi, núi, đảo:
Quảng Trị có dãy núi Trường Sơn, những dải đồi thấp cao khác nhau, ăn sâu vào lãnh thổ Việt Nam đã tạo ra Tây và Đông Trường Sơn, khí hậu 2 mùa rõ rệt.
Núi: Núi trung bình cao từ 1.400 m - 2000 m, có hình thái răng cưa, độ chia cắt 500 - 750 mét, độ dốc trên 20o. Các đỉnh núi cao nhất như; Núi Voi Mẹp (1.701 m) động Sá Mùi (1.613 m) ở Hướng Hoá.
- Núi trung bình thấp độ cao từ 750 - 1.400 m, chủ yếu là trầm tích có hình thái đường sống núi răng cưa thoải đến lượn sóng, độ chia cắt trung bình 250 - 500 m. Điển hình là núi Động Châu (1.257 m); Động Vàng Vàng (1.250 m) ở thung lũng sông Bến Hải (Vĩnh Linh) và sông Cam Lộ (huyện Cam Lộ).
- Núi thấp từ 250 - 750m, thành phần chủ yếu là đá trầm tích, lượn sóng thoải, độ chia cắt trung bình 250 - 500m, độ dốc từ 30o - 12o.
Đồi: Đồi cao từ 250m, chạy dài lượn sóng chủ yếu độ chia cắt 50 - 75m. Những dãy đồi do phun trào bazan Khe Sanh - Lao Bảo (Hướng Hoá) trên bình độ 300 - 400m.
Đồi trung bình 100 - 250m thành phần chủ yếu là đá trầm tích và phun trào bazan, có dạng úp bát, lượn sóng và chạy dọc theo các thung lũng sông: Bến Hải, Cam Lộ, Thạch Hãn, độ chia cắt trung bình 25 - 50m. Tại Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ có nhiều dãy đồi bazan đỉnh bằng, sườn thoải, đất đai màu mỡ thích hợp trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.
Đèo Lao Bảo: (Hướng Hoá) là nơi thấp nhất của dãy Trường Sơn (350m) nằm ở phía Đông của đỉnh núi Voi Mẹp. Đèo Lao Bảo cùng với thung lũng Cam Lộ đã tạo ra chế độ gió mùa Tây nam khô nóng rất đặc trưng cho khí hậu Quảng Trị.
Các đỉnh núi, điểm cao của dãy đồi ở rải rác hầu hết các huyện phía Bắc Quảng Trị vừa có ý nghĩa to lớn về kinh tế, vừa là vị trí quan trọng quốc phòng.
Đảo Cồn Cỏ: Cách bờ biển 25 km về phía Đông - Đông Bắc (Mũi Lay huyện Vĩnh Linh) ở vị trí 17o9'36' vĩ độ Bắc và 107o19'57' độ kinh đông. Đảo có diện tích khoảng 4 km2, độ cao tuyệt đối là 101 mét, độ dốc 15-20o, gồm 2 đồi và bãi đá, cát bằng phẳng. Nhiệt độ trung bình năm 25,3oC, lượng mưa trung bình năm 2.278mm. Đất trên đảo là đất nâu đỏ, nâu vàng trên bazan, thuận lợi cho sự phát triển, sinh trưởng của thảm thực vật rừng nhiệt đới ẩm. Hiện nay đảo chỉ còn phủ thảm rừng thứ sinh, dừa, chuối, rau xanh.
Đảo Cồn Cỏ là ngư trường đánh bắt hải sản thuận lợi với năng suất 200 kg tôm cá/ha. Cồn Cỏ còn là nơi chắn gió bão, là trạm trung chuyển cung cấp nước ngọt cho ngư dân, tàu thuyền qua lại. Tương lai đây sẽ là trạm trung chuyển khi khai thác dầu khí thềm lục địa ở khu vực miền Trung.
2.2 Tài nguyên nước
Nước là một nguồn tài nguyên vô tận đóng góp lớn cho cuộc sống của con người. Quảng Trị là một nơi có mật độ sông ngòi rất lớn vói một đường bờ biển dài với vùng biển rộng.
a. Sông ngòi - hồ đập - đầm phá
Mạng lưới sông ngòi ở Quảng Trị dày đặc, nhất là ở vùng núi. Tính trung bình mật độ sông ngòi khoảng 0,8 - 1 km/km2. Trong đó ở vùng đồng bằng ven biển có mật độ là 0,45 - 0,5 km/km2, ở vùng núi có mật độ trên 1km/km2. Một đặc trưng quan trọng là hầu hết sông ngòi ở Quảng Trị đều dốc, ngắn và chảy từ tây sang đông (độ dốc 13 - 25m/km). Tổng diện tích lưu vực khoảng 3640 km2 chiếm 79% diện tích toàn tỉnh, tổng số chiều dài các sông 1.085 km. Gồm có 3 hệ thống sông chính là:
+ Sông Bến Hải: Chiều dài 64,5km, thượng nguồn là dãy núi cao trên dưới 1.000m nằm ở phía tây-bắc Quảng Trị, và đổ ra biển qua Cửa Tùng. Sông Bến Hải chảy dọc theo vĩ tuyến 17. Sông Bến Hải có tất cả 14 phụ lưu, trong đó đáng chú ý là sông Bàn Xen (gọi là sông La Lung) và Rào Thanh (gọi là sông Bến Hải). Lưu lượng dòng chảy trung bình năm là 43,4 m3/giây, diện tích lưu vực khoảng 809 km2, mật độ sông suối 1,15 km/km2.
+ Sông Thạch Hãn: Đây là con sông lớn nhất tỉnh, có lưu lượng dòng chảy trung bình năm khoảng 130 m3/giây. Bắt nguồn từ dãy núi phía tây Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, có chiều dài 155 km. Sông Thạch Hãn hợp thành bởi 2 con sông chính là sông Quảng Trị và sông Cam Lộ và đổ ra biển qua Cửa Việt. Sông Thạch Hãn có 37 phụ lưu, diện tích lưu vực 2.600 km2, chiếm gần 50% diện tích lãnh thổ của Quảng Trị.
+ Sông Ô Lâu: (Ô Giang). Sông bắt nguồn từ dãy đồi cao khoảng 400 - 600 m của miền Tây Trị Thiên, hợp bởi 2 nhánh sông chính là sông Ô Lâu và sông Mỹ Chánh, dài 65 km, bao quát một diện tích lưu vực 900 km2, lưu lượng dòng chảy 44 m3/giây, mật độ 0,81 km/km2.
Ngoài các hệ thống chính trên, ở Quảng Trị còn nhiều dòng chảy đổ về phía Tây (ngòi, lạch) là những phụ lưu nằm ở Tây Trường Sơn, đổ vào sông Sê-Pôn, chảy qua Lào.
Đặc điểm của hệ thống sông ngòi ở Quảng Trị thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa và thuỷ điện, với tổng lượng nước bề mặt 9 tỷ m3/năm, có thể cung cấp khoảng 3 tỷ KW/h điện năm. Trong đó hệ thống sông Bến Hải 834 triệu KW/h, sông Mỹ Chánh 376 triệu KW/h và sông Thạch Hãn 1.800 triệu KW/h.
Riêng thuỷ điện Rào Quán (trên sông Thạch Hãn) có trữ năng lý thuyết kỹ thuật hơn 60.000 KW - 120 triệu KW/h.
Nước ngầm dưới lòng đất trung bình năm trên toàn lãnh thổ mô duyn dòng chảy ngầm khoảng 9 - 12 l/giây/km2 hay 4.105m3/km2/năm, chiếm 20 - 30% tổng lưu lượng dòng chảy trên mặt đất và chất lượng nước ngầm tốt, độ PH = 7-8 và thuộc loại nước Bicacbonat canxi - BicacBonat natri, tổng độ khoáng 0,12 - 0,15 g/l. Nguồn nước ngầm đủ sức cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất bằng giếng có công suất lớn , vừa và nhỏ.
+ Hồ đầm - phá: Phân bổ rải rác hầu khắp các vùng và tập trung chủ yếu ở các cửa sông như: Cửa Việt, cửa Ô Giang. Ngoài ao hồ tự nhiên ra phải kể đến ao hồ nhân tạo có được nhờ xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện. Tổng diện tích ao hồ trên 7000 ha, các hồ chính là: Hồ Thượng Hà (250 ha); Hồ Kinh Môn (300 ha) ở huyện Gio Linh; Hồ La Ngà (350 ha) ở Vĩnh Linh; Hồ Tân Đô (500 ha) ở huyện Hướng Hoá, và còn có 10 hồ chứa khác sẽ được quy hoạch diện tích từ 100 - 600 ha.
2.3 Khí hậu
Quảng Trị nằm ở phía nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa 2 miền khí hậu. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm. ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống của nhân dân gặp không ít khó khăn.
Do nằm trọn vẹn trong nội chí tuyến bắc bán cầu, hàng năm có 2 lần mặt trời đi qua đỉnh (tháng 5 và tháng 8), nền bức xạ cao. (Cực đại vào tháng 5, cực tiểu vào tháng 12). Tổng lượng cán cân bức xạ cả năm ở Quảng Trị dao động trong khoảng 70 - 80 Kcalo/cm2 năm, những tháng mùa hè gấp 2 - 3 lần những tháng mùa đông.
Tổng số giờ nắng trung bình năm ở Quảng Trị dao động từ 1700 - 1800 giờ. Số giờ nắng lớn nhất vào tháng 7 (240 - 250 giờ).
Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 20 - 25oC, tháng 7 cao nhất còn tháng 1 thấp nhất. ở đồng bằng nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là tháng 7 (29oC), tháng lạnh nhất là tháng 1 (18,5 - 19,5oC). Còn ở vùng đồi núi nhiệt độ tháng cao nhất 25 - 26oC; tháng thấp nhất 15 - 17oC. Tổng tích nhiệt độ trung bình ở Quảng Trị khoảng 9.000oC ở đồng bằng và 7500 - 8000oC ở vùng đồi núi. ở đồng bằng mùa nắng nóng kéo dài 180 ngày (từ tháng 4 - 10) và mùa lạnh kéo dài 60 ngày (từ cuối tháng 12 đến giữa tháng 2). ở miền núi mùa lạnh đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn gần 1 tháng. Nhiệt độ tối cao trong năm vào các tháng nóng, ở vùng đồng bằng trên 40oC và ở vùng núi thấp 34 - 35oC. Nhiệt độ thấp nhất trong năm có thể xuống tới 8 - 10oC ở vùng đồng bằng và 3 - 5oC ở vùng núi cao.
Lượng mưa: Mùa mưa diễn ra từ tháng 9 đến tháng 1, lượng mưa khoảng 75 - 85% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng mưa kéo dài, lớn là tháng 9 - 11 (khoảng 600mm). Tháng ít mưa nhất là tháng 2 - tháng 7 (thấp nhất là 40mm/tháng). Tổng lượng mưa cả năm dao động khoảng 2000 - 2700 mm, số ngày mưa 130 - 180 ngày. Đặc biệt vùng Khe Sanh (huyện Hướng Hoá) mùa mưa diễn ra từ tháng 5 - 11 cực đại vào tháng 9, đây là vùng có lượng mưa thấp nhất (2000 mm/năm).
Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình tháng ẩm 85-90%, còn tháng khô 80%. Thị xã Đông Hà vào mùa hè bị khô hạn hơn cả, vùng Khe Sanh (Hướng Hoá) quanh năm ẩm.
Do chịu tác động mạnh của gió tây nam khô nóng nên lượng bốc hơi các tháng mùa hè gấp 2 - 3,5 lần so với lượng mưa, đây là nguyên nhân gây ra hạn hán.
Đặc trưng thời tiết đáng chú ý ở Quảng Trị
Gió tây nam khô nóng thường gọi là "gió Lào", hiện tượng thời tiết đặc biệt khô nóng thổi từ Lào qua, thường những ngày có gió Lào là ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35oC, độ ẩm tương đối thấp nhất dưới 50%. Mùa gió khô nóng vào tháng 3 - 9 và gay gắt nhất tháng 4, 5 đến tháng 8. Hàng năm có 40 - 60 ngày khô nóng.
Bão: Mùa bão ở Quảng Trị diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11, trong đó tháng 9 - 10 nhiều bão nhất. Theo số liệu thống kê trong 98 năm có 75 cơn bão đổ bộ vào khu vực Bình Trị Thiên, bình quân 0,8 cơn bão/năm ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Trị, có năm không có bão, nhưng lại có năm liên tiếp 2 - 3 cơn bão đổ bộ trực tiếp. ảnh hưởng tai hại nhất là bão gây ra gió xoáy giật kèm theo mưa to dài ngày (2 - 5 ngày) gây ra lụt lũ nghiêm trọng. Tỷ lệ mưa do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra chiếm tới 40 - 50% tổng lượng mưa trong các tháng 7 - 10. Lượng mưa do một cơn bão gây ra khoảng 300 - 400 mm, có khi 1000mm.
2.4 Sinh vật
thảm thực vật ở Quảng Trị phong phú ,đa dạng với 657 loài thuộc 169 họ . riêng thực vật bậc cao có 7 nghành với nhiều loài có giá trị kinh tế cao .
rừng Quảng trị là rừng kín thường xanh ,mưa ẩm nhiệt đới với hàng trăm laòi thực vật ,trong đó có nhiều loại gỗ quý ,vân đẹp ,tốc độ sinh trưởng nhanh .trong rừng có hàng trăm loại cây làm thuốc ,dược liệu quý hiếm (khoảng 300-400 loài).số cây cảnh và cây cho hao làm đẹp có gần 40 loài ,cây cho sợi gần 30 loài….ở vàng núi Quảng Trị có hai kiểu thảm thực vật chủ yếu :
_kiểu rừng rậm nhiệt đới ,ẩm ướt quanh năm , có hình thái cấu trúc độc đáo ,nhiều tầng cây cao to ,lá rộng xanh quanh năm ,tán khép kín .
_kiểu rừng á nhiệt ddowis có sự thay đổi rõ rệt về cấu trúc hình thái lẫ thành phần loài .trong kiểu thảm thực vật này thường gặp họ Re ,họ Thích,họ Đỗ Quyên ,họ Kim Giao
ở vùng gò đồi có thảm thực vật tự nhiên và cây trồng với các cây có giá trị kinh tế cao như cao su ,Hồ Tiêu ,Chè ,Cà Phê .
ở vùng đồng bằng ve biển có các thảm thưc vật cây bụi thứ sinh ,rừng trồng và cây trồng ,thảm cây bụi thứ sinh phân bố chủ yếu trên các bãi gò cát vàng và cát trắng ,với các loại cây chủ yếu như Tâm Bầu,Ô rô ,Găng , Dẻ gai lùn …thảm rừng trồng chủ yếu có các loại Bạch Đàn, Keo lá tràm ,Phi Lao ..
Quảng Trị có bờ biển dài 75 Km,với hai cửa lạch quan trọng là cử Việt và Cửa Tùng .ngoài khơi có đảo Cồn Cỏ với vị trí quan trọng trong thế vươn ra biển .vùng lãnh hải Quang Trị rộng khoảng 8.400 km2 với ngư trường đánh bắt rộng lớn ,nhiềm hải snr có giá trị khinh tế cao như Tôm Hùm ,Mực Nang ,Cua ,Hải Sâm ,Tảo ,..theo đánh giá trữ lượng hải sản của Quảng Trị có khoảng 60.000 tấn , trong đó đặc sản chiếm 11%. Cho phép khai thác hàng năm khoảng 13_18 nghìn tấn
2.5 Khoáng sản
a. Nhóm nhiên liệu:
- Than bùn: Nguyên liệu sản xuất phân bón tổng hợp NPK và phân lân hữu cơ vi sinh. Khoáng sản này có ở Xóm Cát, Trúc Lâm thuộc huyện Gio Linh, Hải Thọ thuộc huyện Hải Lăng. Trữ lượng TNDB ở Gio Linh là 48.398 m3, Hải Lăng là 200.000m3.
b. Nhóm phi kim loại:
- Thạch anh tinh thể: Linh kiện cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp điện tử bán dẫn. Mới phát hiện một điểm tại thôn Trường Phước (Triệu Phong), thạch anh có màu trắng trong suốt, dài 3 - 4 cm, diện tích bề mặt 3 - 4 cm2.
- Cao lin: Nguyên liệu đang sử dụng rộng rải trong công nghiệp gốm sứ cao cấp, sứ cách điện, gạch chịu lửa... Các điểm Cao lin đã phát hiện: Đèo Pêkê, Apey ( cạnh QL14),Tàlong (Cách UBND xã 4 km về phía đông), Xi pa. Trong đó điểm Cao lin Talong TNDB 259270 tấn, màu rất trắng, độ mịn cao, rất dẻo tương tự Cao lin Bốt đỏ Thừa Thiên -Huế.
- Dolomit nguyên liệu hoá học: là nguyên liệu sản xuất chất chịu lửa, luyện kim đen, sản xuất Magiê lim loại, chất liệu gắn kết, chất liệu cách nóng, Công nghiệp thuỷ tinh, bột mài, công nghiệp hoá chất và dược liệu... Khoáng sản này đi kèm với đá vôi ximăng, tỉ lệ chiếm tới 50% trữ lượng đá vôi, hàm lượng MgO ) 20%. Những điểm Dolomit đã nghiên cứu đánh giá là Tân Lâm( gồm các khối A, B, C, D), Khe Mèo, Khe Xiêng, Động Ta ri (Hướng Lập), Cam Lộ, Quật Xá, Bản Hiếu, Ba Ngơ. Một trong những ưu điểm của Đolomit Quảng Trị là kích thước hạt khá lớn, hơn hẳn những kiến trúc hạt ẩn tinh của các đá Đolomit Ninh Bình, Hà Nam, Hà Tây.
- Pyrit: Nguyên liệu chính để sản xuất Lưu huỳnh. đã phát hiện 3 điểm: làng Tong Chây (Hướng Lộc), Rào Thanh (Vĩnh Ô), Xipa (Tàlong), các biểu hiện khoáng hoá có quy mô khác nhau, chưa được tìm kiếm, đánh giá đầy đủ.
- Sét giàu mica: Là nguyên liệu hoá mỉ phẩm cao cấp, mới phát hiện 1 điểm tại La Vang thuộc địa phận xã Hải Phú, kết quả đánh giá sơ bộ ban đầu chất lượng tốt đang được các nhà khoa học trong nước chú ý.
c. Nhóm vật liệu xây dựng:
- Đá vôi ximăng và đá vôi xây dựng: có mặt tại Tân Lâm gồm các khối A, B, C, D, Khe Mèo, Khe Xiêng, TNDB 821.020.000 tấn đá vôi ximăng và 143.385.000 tấn đá Đolomit. Loại vật liệu này còn có mặt tại ở Đầu Mầu, Quật Xá, Ba Ngơ, Bản Hiếu, Khe Mèo, Khe Xiêng, Tà Rùng, Làng Miệt, Tà Ri, Làng Cát, Paling... chất lượng tốt, đủ nguyên liệu cho nhà máy xi măng 1,4 triệu tấn hoạt động trong nhiều năm.
- Sét gạch ngói và sét ximăng: các điểm sét gạch ngói đã được đánh giá có mỏ đất sét Trung Sơn, mỏ đất sét Nhĩ Hạ, mỏ đất sét Vĩnh Đại, mỏ đất sét Nhan Biều, mỏ đất sét Linh Đơn, mỏ đất sét Hải Chánh, điểm sét Cam Thành, điểm sét Hải Thượng, mỏ sét Mai Lộc, mỏ sét Tân Lâm, mỏ sét Cùa - Cam Lộ.
- Đá Granit xây dựng và ốp lát: khá phổ biến nhưng đá nguyên khối chủ yếu tập trung ở Làng Miệt, Động Tri và một số khối nhỏ ở Tà Long -Đakrông, mỏ bazan ốp lát ở Cửa Tùng.
- Cát thủy tinh: phân bố dọc bờ biển Bắc Nam Cửa Việt, TNDB ) 50 triệu m3. Chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn sản xuất ximăng và xuất khẩu (Cát thuỷ tinh Cửa Việt chất lượng tốt hơn hẳn cát Đà Nẵng đang sản xuất và xuất khẩu)
- Puzơlan: nguyên liệu vừa có thể sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường, vừa có thể làm vật liệu puzơlan hoạt tính tham gia vào quá trình sản xuất ximăng pooclăng, các chất kết dính vôi - puzơlan. Quảng Trị có mỏ Puzơlan Vĩnh Linh nằm ở thị trấn Hồ Xá, xã Vĩnh Hoà, Tân Lâm - Cùa, Gio An - Gio Linh. Từ nhà máy ximăng Bút Sơn đến Thừa Thiên chỉ có mỏ puzơlan Quảng Trị là lớn nhất và có chất lượng tốt nhất.
- Cát - cuội - sỏi xây dựng: phân bố chủ yếu trên các bải bồi của sông Thạch Hãn, sông Cam Lộ với TNDB: mỏ An Đôn -Tích Tường 1.215.000 tấn. Trong đó 50% cát, cát sỏi và cuội sỏi 50%. Mỏ cát Tân Mỹ cũng có thành phần tương tự, TNDB 225.000m3 cát, 307 000m3 cuội cát. Mỏ cuội sỏi thuộc địa phận xã Cam Tuyền, Cam Thành TNDB 404.063m3.
- Đá mỹ nghệ: có đá hoa màu trắng ở Tà Rùng( Hướng Lập), Khánh Ngài( Đakrông), màu trắng sửa đẹp, là vật liệu chế tác đồ đá mỹ nghệ.
d. Khoáng sản kim loại: có Sắt, Chì, Kẽm, Antimon
- Sắt: có nguồn gốc nhiệt dịch và nguồn gốc trầm tích-phong hoá. Nguồn gốc nhiệt dịch có điểm quặng sắt Bản Ho, điểm quặng sắt Apey dọc Suối Làng, huyện Đakrông, dạng tảng lăn đặc sít. Nguồn gốc trầm tích và phong hoá có mỏ sắt khe Mỏ Hai thuộc địa phận xã Cam Chính, Cam Nghĩa, TNDB 1,06 triệu tấn, khoáng vật chính thường gặp là Limonit; điểm quặng sắt Khe Tri có dạng trứng cá đặc sít, gồm 50-60% Geothit, 15-20% Limonit; điểm quặng sắt Đông Hà; Rào Vinh; Châu Long; Quai Vạc; Trăn Khe; Lai Xá; Thuỷ Ba; Mò ó dưới dạng tảng lăn.
- Titan: phân bố dọc bờ biển Vĩnh Thái, Mỹ Hội, Cửa Việt, trữ lượng TNDB 357.150 tấn Ilmenit, 62.733 tấn Zecon tập trung chủ yếu là Vĩnh Thái.
e. Kim loại màu: có điểm Antimon Tân Lâm thuộc địa phận xóm Cây Muồn xã Cam Thành. Điểm Pb Đá Ngòi thuộc Bản Đá Ngòi xã Hướng Hiệp.
f. Nhóm kim loại quý hiếm: có vàng gốc và vàng sa khoáng, đã được đánh giá với những mức độ khác nhau. Những điểm vàng được coi là có triển vọng nhất hiện nay gồm Vĩnh Ô, Xi Pa, Tà Long, Đá Bàn, A Vao, La Sam, Nam Triệu Nguyên. Nguồn gốc nhiệt dịch phun trào điển hình nhất là mỏ vàng Xi pa nằm trên suối nhánh Xi Pa, Hàm lượng trung bình 1-3,25g/t rất có triển vọng về quy mô công nghiệp. Khu vực Vĩnh Ô, Xa Lơi và Bản Một rất có triển vọng về vàng gốc, kết quả thăm dò thấy tần suất lộ vĩa rất cao, quy mô lộ vĩa tốt, hàm lượng vàng trung bình )1g/t, có nơi đạt xấp xỉ 7g/t, đi kèm với vàng có bạc có hàm lượng gấp 3,5 lần vàng. Khu vực Nam Triệu Nguyên có hàm lượng tới 5,52 g/t. Điểm vàng đá bàn hàm lượng có mẫu đạt tới 11,62 g/t. Điểm quặng vàng A Vao nằm đầu nguồn suối Pa Lin giáp Lào vừa có triển vọng về vàng gốc và vàng sa khoáng. Các điểm khác đã được đánh giá với những mức độ khác nhau
3. Đặc điểm tài nguyên nhân văn
Trong lịch sử Bắc Trung Bộ là vùng đất trải qua nhiều giai đoạn biến động phức tạp, để lại nhiều dấu ấn trên lãnh thổ. Đặc biệt, sông Bến Hải một thời là nỗi nhức nhối của nhân dân ta trong suốt hai thập kỉ. Quảng Trị là vùng đất thép trong suốt hai cuộc trường kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
Quá trình hình thành trong lịch sử lâu dài và chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt đã tạo nên tính cách và bản sắc của người Quảng Trị: Kiên cường, khẳng khái thông minh, cần kiệm giàu lòng vị tha, lòng yêu nước. Quảng Trị cũng đã sản sinh ra nhiều nhân tài của đất nước đóng góp sức người, sức của cho công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc và xây dựng phát triển đất nước
a dân số
sau 1 năm tái thiế lập dân số Quảng Trị có 478,8 nghì ngừoi .đến 1995 dân số tăng lên 530,3nghì người và đến năm 1999 đạt 573,3 nghì người .như vậy sau 10 năm (1990_1999),đân số của tỉnh tăng lên94,5 nghìn người ,bình quân mỗi năm tăng 10,5 nghìn người .
hiên nay Dân số: 616.600 người
Mật độ: 130người/km2
Quảng trị là tỉnh có quy mô dân số nhỏ nhất tronh 6 tỉnh vung bắc trung bộ .đan số Quảng Trị chỉ bằng 1/6 Thanh Hóa ,1/5 của NGhệ An và gần 1/2 Ha Tĩnh .
mắc tăng dân số hàng năm là 2,58%_năm 1990 xuống 1,6%năm 1999 ,xong vẫn ở mức cao so với vùng băc trung bộ ,chỉ xếp trên tỉnh Quảng Bình (1,7%)và Thừa Thiên _Huế (1,88%)
b Kết cấu dân số
* Kết cấu dân số theo độ tuổi và giới tính: Quảng Bình là tỉnh có dân số từ 14 tuổi trở xuống chiếm tỉ trọng cao với 38,8% ,cao hơn so với vùng bắc trung bộ và cả nước .điều dó chứng tỏ dân số của tỉnh tương đối trẻ .số người trong độ tuổi từ 15_64 chiếm 55,7% dân số, thấp hơn mức trung bình của cả nước và vùng Bắc trung bộ. Số người trên 65 tuổi chiếm 6,5%.
Khu vực
Tổng số
Độ tuổi
0-14
Độ tuổi
15-64
Độ tuổi từ 65 trở lên
Nữ
Quảng Trị
100
37,8
55,7
6,5
50,7
Bắc Trung Bộ
100
36,9
56,2
6,9
50,9
Cả nước
100
33,5
60,7
5,8
50,8
Kêt cấu dân số theo độ tuổi và giới tính Quảng Trị năm 1999 (đơn vị %)
So với mức trung bình của vùng bắc trung bộ và cả nứoc Quảng Trị có tỉ lệ nữ thấp hơn
* Kết cấu đân số theo dân tộc: Tại Quảng Trị người kinh chiếm đa số Người Kinh: 92,4% sống rải rác trong cả tỉnh.
Dân tộc ít người: Vân Kiều: 6,4%, PaKo: 1,2% sống chủ yếu ở vùng cao
Người Bru_Vân Kiều có khoảng 3 vạn thuộc ngữ hệ Nam Á, trong đó ngôn ngữ Môn – KhơMe. Họ sinh sống tập trung chủ yếu ở miền núi, là dân tộc có nguồn gốc bản địa cư trú lâu đời ở ven Trường Sơn Đông, kinh tế chủ yếu là làm nương rẫy, phần nào đã biết làm chủ nguồn nước, chăn nuôi gia súc, nghề thủ công đan lát khá phát triển, hình thức kinh tế dựa vào tự nhiên: Săn bắn, hái lượm, đánh cá vẫn được duy trì để bổ xung nguồn thức ăn. Bản của người Vân Kiều nằm dọc bờ sông, suối hay lưng chừng đồi thấp hay ở những thung lũng màu mỡ, nhà rông là trung tâm văn hóa của bản. Ngày nay họ đã biết thích nghi với kiểu nhà trệt
Người Pa Kô: Là một nhóm của dân tộc Tà Ôi. Trong kháng chiến chống Mỹ, người PaKô đã góp nhiều công sức.
* Kết cấu dân số theo lao động và nghề nghiệp: Nhìn chung dân cư có trình độ học vấn tương đối khá tỉ lệ biết chữ cao:
Dân số trong độ tuổi lao động: 293.000 chiếm 51% dân số. Trung bình mỗi năm có khoảng 7000-8000 người bước vào tuôit lao động (3%) là lực lượng trẻ bổ sung cho nguồn nhân lực của tỉnh, nhưng cũng là áp lực đối với nền kinh tế trong vấn đề giải quyết việc làm.
Lao động trong nghành kinh tế quốc dân là 225,8 nghìn người.
+ Nông, lâm, ngư nghiệp: 79,1% tạo ra 48,9% GDP của tỉnh.
+ Công nghiệp, dịch vụ: 20,9%, tạo ra 51,1% GDP của tỉnh
Năng suất lao động của khối nông, lâm, ngư nghiệp còn thấp, chỉ bằng 58-60% năng suất lao động chung của toàn tỉnh.
Nguồn lao động: Lao động trẻ chiếm nhìn chung học vấn không cao tay nghê còn thấp, phần đông thanh niên được đào tạo ở nơi khác, ít người trở lại quê hương khi ra trường. Số người chưa có việc làm ở tỉnh khá cao, đặc biệt ở nông thôn tình trạng thất nghiệp xảy ra nhiều do đa phần sống bằng nghề nông, thời gian nông nhàn họ không có nghề phụ nào.
Vấn đề đặt ra tăng cường đào tạo nghề để đảm bảo trình độ cho đội ngũ lao động kết hợp với chính sách thu hút nhân tài trước hết là người Quảng Trị quay về xây dựng quê hương.
Quảng Trị có nguồn lao động dồi dào, xong trình độ chuyên môn nghề nghiệp còn thấp kém, có một số lượng lớn lao động là lao động phổ thông chưa được đào tạo nghề một cách chính quy chỉ một số ít lao động chiếm hơn 10% là lao động đã qua đào tạo nghề .
Lao động đã qua đào tạo nghề từ công nhân kĩ thuật trở lên: 29,6 nghìn người, chiếm 10,9% dân số trong độ tuổi lao động.
Lao động có trình độ đại học: 7,1 nghìn người (2,4%)
Lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp: 12,5 nghìn người (4,3%).0
Công nhân kĩ thuật: 10 nghìn người (3,4%)
Số còn lại không có trình độ chuyên môn kĩ thuật, chiếm 89,1%. Cứ 100 lao động đang làm việc trong nền kinh tế chỉ có 10,9 người được đào tạo. Tỷ lệ này thấp so với nhu cầu phát triển của tỉnh và cả nước. Cơ cấu đào tạo lao động còn bất hợp lý, thiếu đội ngũ công nhân kĩ thuật và lao động có tay nghề cao.
c. Phân bố dân cư:
Mật độ dân số trung bình của Quảng Trị năm 1999 là 125 người/km2, vào loại thấp của vùng Bắc Trung Bộ. Dân cư phân bố không đều giữa thành thị, nông thôn và giữa các khu vực.
Hệ thống đô thị gồm 2 thị xã (Đông Hà, Quảng Trị) và 8 thị trấn phát triển dọc quốc lộ 1A và quốc lộ 9 với tổng diện tích là 114,5 km2 (2,5%diên tích toàn tỉnh ),song lại tập chung tới 134,7 nghìn dân (23,5% dân số taòn tỉnh ),mật độ dân số là 1175 ngừoi /km2 trong đó khu vưc nông thôn có khoảng 4475 Km2 với 438,6 nghìn người sinh sống (chiếm 97,5%diện tích và 76,5% dân số toàn tỉrnh ).cư dân tập chung chủ yếu ở các vùng đồng bằng vên biển ,còn miền núi cư dân tập chung thưa thớt mật độ trung bình ở vùng đồng bằng là 455 người /Km2 ven biển 406 ngừoi /km2 ,vùng go đồi 150 người /km2 vùng núi 29 người /km2
huyện ,thị xã
mật độ dân số (người/Km2)
so với mức trung bình của cả tỉnh
toàn tỉnh
125
1,0
Thị xã Đông Hà
882
7,0
thị xã Quảng Trị
2964
23,7
huyện Vĩnh Linh
143
1,1
Huyện Do Linh
146
1,16
Huỵen Cam Lộ
119
0,9
Huyện Triệu Phong
291
2,3
Huyện Hải Lăng
194
1,5
Huyện Hương Hóa
54
0,43
Huyện Đăc Krông
26
0,2
Mật độ dân số theo các huyện thị của Quảng Trị năm 1999
Mật độ dân số cũng có sự chênh lệch rõ rệt giữa các đơn vị hành chính. Mật độ cao nhất là thị xã Quảng Trị vớ 2,964 người/km2, kế đến là thị xã Đông Hà: 882 người/km2, huyện có mật độ thấp nhất là Đa KRông: 26 người/km2.
d. Giáo dục y tế:
- Giáo dục: Quảng Trị đã và đang đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo, xây dựng thêm 20 trường học các cấp. Số trường tiểu học và trung học tăng từ 171 (năm 1991) lên 265 (năm 1999). Số học sinh phổ thông năm 1999 là 145 nghìn em.
Trong tỉnh có một trường trung học chuyên nghiệp và 1 trường cao đẳng sư phạm và 1 trường đào tạo công nhân kỹ thuật.
Toàn tỉnh có 134/146 xã phường đạt tiêu chuẩn quốc gia về công tác giáo dục tiểu học. 80/136 xã phường đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở.
- Y tế: Các hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng đang được quan tâm phát triển, hệ thống bệnh viện và trung tâm y tế huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm xá được củng cố và tăng cường. Năm 1999 coa 128/136 xã phường có trạm y tế, 14,7% số xã có bác sỹ phục vụ. Bình quân 1 vạn dân có 4,6 bác sỹ và 25,3 giường bệnh.
4. Đặc điểm và tiềm năng kinh tế
Tiềm năng, thế mạnh
Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, bắc giáo Quảng Bình, nam giáp Thừa Thiên Huế, tây giáp tỉnh Savannakhet (Lào), đông giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên 4.696,8km2, chia thành 8 huyện, thị, trong đó Đông Hà là thị xã tỉnh lỵ và Hướng Hóa là huyện miền núi vùng cao. Dân số 560.000 người, có 3 dân tộc chính, dân tộc Kinh, chiếm 92,4%, Vân Kiều: 6,4% và Pa Kô: 1,2%.
Quảng Trị có những tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, nhưng hậu quả chiến tranh tàn phá nặng nề, xuất phát điểm quá thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn không đủ điều kiện để khai thác và phát huy.
Về nông - lâm - ngư nghiệp: Có trên 100.000 ha đất nông nghiệp, trong đó 42.000ha lúa, 20.000ha đất đỏ Bazal và điều kiện khí hậu thích hợp phát triển cây công nghiệp dài ngày, hiện tại có 5000ha cao su, 1100ha cà phê, 700ha hồ tiêu và 300ha cây ăn quả. Có 306 ngàn ha đất lâm nghiệp, trong đó 81,2 ngàn ha rừng tự nhiên với trữ lượng gỗ 8 triệu m3, có nhiều lâm sản quí và 31,6 ngàn ha rừng trồng. Bờ biển dài 70km, 2 cửa lạch (Cửa Tùng, Cửa Việt) là đảo Cồn Cỏ, có nhiều loại hải sản xuất khẩu có giá trị cao, như tôm hùm, mực nang, hải sâm, cá thu... và hàng ngàn ha hồ đầm, ven sông biển để mở rộng nuôi trồng thủy sản.
Về tài nguyên khoáng sản và phát triển công nghiệp địa phương: Tài nguyên của Quảng Trị có trữ lượng không lớn, nhưng rất đa dạng và phân bố tập trung có điều kiện khai thác, như đá vôi, sét, Py rít, đá Granit, sắtm titan, bô xít, antimoan, vàng sa khoáng, nước khoáng thiên nhiên... Đó là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh, trong đó mũi nhọn là sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông - lâm - thủy sản các nhà máy xi măng 8,2 vạn tấn/năm, dây chuyền gạch tuynen 20 triệu viên/năm và cơ chế biến thủy sản đông lạnh có thiết bị hiện đại đang hoạt động, sản phẩm chất lượng tốt, sản xuất có hiệu quả.
Quảng Trị có hệ thống giao thông thuận tiện để phát triển sản xuất hàng hóa, mở mang thương mại, du lịch trong nước và quốc tế: Tuyến đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ số 1 đi qua trung tâm thị xã Đông Hà và các huyện phía tây nối với cửa khẩu quốc tế Lao bảo và cảng Cửa Việt thành trục kinh tế tổng hợp Đông - Tây. Từ đường quốc lộ số 9 có quốc lộ số 14 đi vào các tỉnh Tây Nguyên và thông với các tỉnh Nam Lào qua cửa khẩu La Lay, quốc lộ số 15 gắn với đường Trường Sơn nối liền với các tỉnh miền Bắc.
Quảng Trị là địa danh lịch sử trong chiến tranh để lại nhiều di tích nổi tiếng, như cầu Hiền Lương - vĩ tuyến 17, địa đạo Vĩnh Mốc, nhà tù Lao Bảo, khu chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, thành cổ Quảng Trị, hàng rào điện tử Mácnamara, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn... và nhiều cảnh quan du lịch, như bãi tắm Cửa Tùng, rừng nguyên sinh Rú Lịnh, Lâm viên Khe Mây, nước khoáng nóng ĐaKrông rất hấp dẫn khách quốc tế tham quan.
4. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội
4.1 về sự phân công lao động xã hội và sự phát triển sức sản xuất Quảng Trị và bắc trung bộ còn ở trình độ thấp hơn các vùng khác như đồng bằng sông hồng , sản xuất còn phân tán và có quy mô nhỏ giá trị hàng hóa ra khỏi thấp hơn giá trị hàng hóa nhập vào từ các vùng khác
tốc độ tăng tưởng kinh tế :
GDP2005:
đóng góp GDP cho cả nước :
GDP/người :
cơ cấu kinh tế giảm theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dich vụ giảm tỷ trọng nông _lâm _ngư nghiệp
cơ sở hạ tầng
tào vùng bắc trung bộ ,mật độ đo thị 1,6 đô thị /1000Km2 dự kieens mật độ tăng 1,94 ddoo thị /Km2
số đô thị dự kiến của Quảng trị toongr soos 11đo thị đô thị loại III :1 loại IV :3 loại V:12 mật độ 3,17 đô thị /1000Km2 chủ yếu là đô thị vừa và nhỏ so với taòn vùng bắc trung bộ Quảng TRị là vùng có mật độ đô thị nhiều nhất .đô thị tập chung chủ yếu dọc tuyến hành lang duyên hải theo trục quốc lộ 1 tiếp theo các huyện dọc chung du và nhỏ nhất là các huyện dọc biên giới
các đô thị chính :Thị Xã Đông Hà :có vị trí quan trọng nằm trên trục đường số 9 và quốc lộ 1 hành lang kinh tế quan trọng bậc nhất Việt Nam .tuyến suyên Việt nối cửa Việt _Lao Bảo và các cử phía tây thị xã nằm cạnh vùng đất đỏ Baran tương lai hình thành khu chuyên môn hoá cây công nghiệp nơi đây còn nhiều khu dích lịch sử cách mạng .Đông Hà là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của khu vực với các nguần hàng qua đây về cảng Cửa Việt ,Chân Mây ,Đà Nẵng .Đông Hà còn có chức năng trung tâm văn hoá ,kinh tế, khoa học, kĩ thuật của cả tỉnh
hệ thống giao thông vận tải
để phục phụ sản xuất ,tiêu dùng ,quốc phòng cũng như tạo hành lang thuận tiện cho việc chuyên chở hàng háo cá vùng tỉnh thành trong cả nứoc và cộng hòa dân chủ nhân dân Lào .hệ thống giao thông vận tải ở Quảng Trị đã đang được cải tạo xây mới .hệ thống này bao gồm đường sắt ,sông ,biển ,biển, hàng không ,đường ống ,vói các ga ,bến xe,hải cảng ,sân bay ,tạo ra những đầu mối ,tuyến liên hợp vận chuyển có ý nghĩa to lớn trong việc liên kết nội vùng ,liên vùng và quốc tế
+hệ thống đường bộ :đường 1 song song với đường Hồ Chí Minh và đuờng xe lưở xuyên Việt chạy dọc bắc trung bộ qua quảng Trị đây là con đường huyết mạch của cả vùng , tuyến đừong quang trong của cả nước
Đường Hồ chi Minh con đường vừ mang tính chất quốc phòng vừ kết hợp mở mang các vùng kinh tế mới đầy tiiềm năng trong khu vực đồi núi phía tây của lãnh thổ
Đường số 9: từ thị xã Đông Hà qua đèo Lao Bỏa đến thị trấn Sêpôn rồi đến Savankhet đây là con đường chiến lược đầu mút phía tây chỉ cách sông Mê Kông là đến đồng bằng Thái Lan phía đông nối liền cảng Cửa Việt ,Cảng Đà Nẵng
Hệ thống đường ngang cùng hệ thống đường Hồ Chí Minh ,đường 1 tạo nên hệ thống đường bậc thang có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy liên kết kinh tế, quốc phòng thuộc hai bộ phận lãnh thổ của hai nứoc Việt_Lào, thúc đẩy kinh tế Quảng Trị phát triển .còn nhiều tuyến đuờng tỉnh lộ theo hướng tây bắc ,đông namvì vậy hệ thống đừong bộ được sử dụng quanh năm tạo ra khả năng phối hợp với các phưong tiện khác vận chuyển hàng hoá vật tư theo nhiều chiều
Hệ thống đường sắt
Có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và quốc phòng với cả nước, chạy theo hướng Bắc - Nam dài 650 km, ga Đông Hà là một ga quan trọng trong hệ thống này
Đường sông, biển, hải cảng
Các sông Quảng Trị chủ yếu là sông ngắn, lòng sông hẹp phần hạ lưu bị thu hẹp nhưng sông ngòi ở đây lại có nhiều lạch, nhưng gần cửa sông có mớm nước sâu, nước thủy triều lên xuống tương đối đều đặn, lợi dụng điều kiện đặc thù của tự nhiên, trong vùng đã hình thành hệ thống giao thông thủy khá độc đáo so với các vùng khác, tuyến vận tải ra cửa sông Nhật Lệ (Đồng Hới), theo sông Bến Hải ra cửa Tùng, theo sông Cam Lộ ra Đông Hà đổ ra biển, theo sông Quảng Trị đổ về thị xã ra cửa Việt. Ngoài ra còn tuyến vận tải ven biển bổ sung theo hướng Bắc Nam. Hệ thống đường sông này hoạt động còn ít tấp nập so với mạng lưới đường sông và mạng lưới đường ven biển thuộc lưu vực sông Cả, vì nền sản xuất hàng hóa của khu vực này còn thấp và địa bàn khá hẹp ngang. Tuy nhiên, các tuyến đường sông đó trong tương lai sẽ góp phần tạo nên mối liên hệ sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn “cán xoong”, một tỉnh đang hứa hẹn một chu trình sản xuất mạnh và có sưk liên kết chặt chẽ với Lào.
Đường biển, đường hàng không thì chưa phát triển, không có sân bay và chuyến bay, chỉ là một khu vực nằm trong lộ trình bay: Hà Nội – Huế - TP Hồ Chí Minh.
CÔNG NGHIỆP
Tài nguyên khoáng sản tỉnh Quảng Trị tương đối đa dạng, đến cuối năm 2000 đã đánh giá, thống kê được trên 74 mỏ, đới quặng, điểm khoáng sản. Trong đó thuộc nhóm nhiên liệu có 2 điểm, nhóm khoáng sản phi kim loại có 14 điểm, nhóm vật liệu xây dựng có 30 điểm, nhóm khoáng sản kim loại có 12 điểm, nhóm kim loại màu có 2 điểm, nhóm kim loại quý hiếm có 8 điểm, nhóm phóng xạ đất hiếm có 2 điểm, nước khoáng - nước nóng - nước ngầm có 6 điểm. Hiện nay một số loại khoáng sản được tìm kiếm đánh giá, thăm dò tỉ mỉ và đã đưa vào khai thác sử dụng như than bùn, đá vôi, titan, nước khoáng - nước nóng, nước ngầm, sét gạch ngói, cát sạn...Các khoáng sản khác cũng đã được đầu tư tìm kiếm đánh giá ở những mức độ khác nhau, kết quả thống kê được các loại khoáng sản:
Nghành công nghiệp Quảng trị tuy phát triển chưa mạnh ,song đã từng bước vươn lên theo hướng đổI mớI công nghệ ,cơ cấu và tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng dân khả năng cạnh tranh. Giá trị sản xuất công nghiệp thời kì 1991-1995 tăng bình quần 11,6% vay thời kì 1996-2000 tăng 12,2% năm. Giá trị sản xuất công nghiệp của năm 1995 đạt 162,3 tỉ đồng, năm 2000 đạt 282 tỉ đồng. Công nghiệp đóng góp 7,2%GDP của tỉnh, thu hút 10 nghìn lao động. Bình quân mỗi lao động công nghiệp làm ra 7,46 triệu đồng giá trị sản xuất.
Cơ cấu sản xuất công nghiệp nhìn chung đã chuyển dịch ở mức độ nhất định, đới góc độ thành phần kinh tế ,tỉ trọng của khu vực nhà nước có chiều hướng giảm (năm 1990 chiếm 53,6% đến năm 1999 còn 46,6%). Trong khi đó, tỉ trọng của khu vực ngoài quốc doanh lại có chiều hướng tăng (năm 1990 là 46,4%, đến năm 1999 tăng lên 51,4%) và luôn chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp .
Về cơ cấu nghành, tỉ trọng công nghiệp khai thách chiếm 6%, công nghiệp chế biến khoảng 82,2-82,6%,trong đó ché biến thực phảm và đồ uống chiếm 33,8% (năm1999) còn lại là các nghành khách, các nghành cộng nghiệp như khai thác đá xây dựng sản xuất xi măng, khai thách chế biến ti tan ,sản xuất gạch men, chế biến gỗ, hải sản đông lạnh, sản xuất phân vi sinh đang được chú trọng phát triển theo hướng khai thác thế mạnh của địa phương. Đến nay tuy khối lượng sản phẩm của nghành này chưa lớn và chất lượng chưa cao nhưng đã góp phần quan trọng vào sự phát triển cong nghiệp của tỉnh.
Dịch Vụ với lợi thế về đường sắt , đường bộ và đường thủy lại nằm ở vị trí chung chuyển nên các hoạt động thương mại ,dịch vụ của tỉnh phát triển mạnh. Khu vực dịch vụ đã đóng góp lớn vào nền kinh tế của tỉnh. Tỉ trọng khu vực dich vụ trong GDP của tỉnh tăng lên từ 25,4%_năm1990 lên 41%_năm 2000
NÔNG NGHIỆP
Quảng Trị là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, ở vào cực Bắc của vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Ðịa hình Quảng Trị dốc từ Tây sang Ðông tạo thàng 4 vùng địa lý tự nhiên: miền biển, đồng bằng, trung du và miền núi. Quảng Trị nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến hết tháng 2 năm sau; mùa khô từ tháng 3 đến hết tháng 8. Hàng năm có lượng mưa trung bình từ 2500-2700mm, nhiệt độ trung bình từ 250C-270C. Riêng huyện Hướng Hoá nằm ở phía Tây Trường Sơn có tiểu vùng khí hậu khác biệt với khí hậu chung:mùa mưa đến sớm từ táng 5 đến tháng 11, ít chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, khí hậu ôn hoà thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt phù hợp cho cây cà phê và cây ăn quả các loại.
Thổ nhưỡng đa dạng với việc hình thành 11 nhóm và 32 loại đất chính, đáng chú ý là nhóm đất đỏ bazan có khoảng trên 20.000 ha tập trung ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ và Hướng Hoá, thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày và có giá trị kinh tế cao; đất phù sa ven các dòng sông, đất cát pha thịt có thể trồng cây lương thực. Ðất đã sử dụng vào nông nghiệp 57,9 ngàn hecta, đất đã có rừng 112,6 ngàn ha, đất chuyên dùng 13,6 ngàn ha, đất thổ cư và đô thị 3,63 ngàn ha toàn tỉnh. Còn khoảng 281,4 ngàn ha đất chưa sử dụng chiếm 61,2 % diện tích đất tự nhiên, trong đó đất có khả năng sử dụng vào nông nghiệp khoảng 40 ngàn ha.
Với tiềm năng đất đai hiện có, hàng năm sản xuất lương thực đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng tại địa phương, có dư thừa vài ngàn tấn để xuất khẩu. Tiềm năng phát triển kinh tế vùng gò đồi còn rất lớn và đa dạng, nhất là khả năng phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cây cao su, hồ tiêu, thông nhựa... và các loại cây ăn quả khá phong phú. Song khả năng nguồn vốn đầu tư của Tỉnh còn rất hạn chế.
Với tiềm năng đất đai hiện có, hàng năm sản xuất lương thực đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng tại địa phương, có dư thừa vài ngàn tấn để xuất khẩu. Tiềm năng phát triển kinh tế vùng gò đồi còn rất lớn và đa dạng, nhất là khả năng phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cây cao su, hồ tiêu, thông nhựa... và các loại cây ăn quả khá phong phú. Song khả năng nguồn vốn đầu tư của Tỉnh còn rất hạn chế.
Với tiềm năng đất đai hiện có, hàng năm sản xuất lương thực đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng tại địa phương, có dư thừa vài ngàn tấn để xuất khẩu. Tiềm năng phát triển kinh tế vùng gò đồi còn rất lớn và đa dạng, nhất là khả năng phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cây cao su, hồ tiêu, thông nhựa... và các loại cây ăn quả khá phong phú. Song khả năng nguồn vốn đầu tư của Tỉnh còn rất hạn chế.
Tương lai phát triển của ngành nông nghiệp Quảng Trị là chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá phù hợp với hệ sinh thái của mỗi tiểu vùng; thoát dần cảnh độc canh cây lúa theo hướng đa dạng hoá cây trồng, tăng nhanh sản xuất cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi.
Hướng mạnh vào việc phát triển kinh tế vùng gò đồi, mở rộng diện tích cây công nghiệp như cao su, cà phê, tiêu, dâu tằm, cây ăn quả các loại.Mở rộng diện tích các cây ăn quả như xoài, vải, chôm chôm, bơ, quả có múi... với diện tích hơn 3000 ha tập trung chủ yếu ở huyện Hướng Hoá.
Quảng Trị rất hân hạnh được giới thiệu với bạn bè đồng nghiệp gần xa và hy vọng sự quan tâm hợp tác liên doanh đầu tư của các bạn để nông nghiệp Quảng Trị ngày càng được phát
LÂM NGHIỆP
Ðất trồng lâm nghiệp có diện tích 194.000ha, trong đó vùng đồi 38%, vùng núi 55%, vùng đồng bằng 7%, hiện nay đất lâm nghiệp được quy hoạch xây dựng 3 loại rừng như sau:
- Rừng phòng hộ: 144.500 ha.
- Rừng sản xuất: 159.900 ha.
- Rừng đặc dụng: 1.100 ha.
Ðể hình thành các loại rừng nói trên, ngành lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị đang triển khai chương trình Lâm - Nông - Công nghiệp và chương trình định canh định cư thông qua 37 dự án đầu tư và 2 luận chứng kinh tế kỹ thuật. Trong đó các chương trình đang được triển khai từ năm 1993 đến nay là: - Dự án xây dựng khu rừng Văn hoá - Lịch sử nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn.
- Dự án xây dựng khu rừng Văn hoá - Môi trường Rú Lịnh Sáu (06) dự án Lâm - Nông - Công nghiệp và định canh định cư của 4 lâm trường quốc doanh địa phương. Hai (02) dự án trồng rừng kinh doanh nguyên vật liệu giấy và nhựa thông.
Thực hiện thành công các dự án nói trên, ngoài diện tích rừng đựơc tạo nên bằng giải pháp kinh doanh nuôi tái sinh, toàn tỉnh sẽ có 47.000ha rừng trồng tập trung nhựa, keo lá tràm, bạch đàn,... và 11.000 ha nông lâm kết hợp trên đất lâm nghiệp. Riêng rừng trồng tập trung nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và rừng cây công nghiệp dài ngày, đến lúc định hình dự kiến sẽ cho ra hàng năm 5.000-7.000 tấn nhựa thông, 90.000-100.000 tấn dăm gỗ và bột gỗ, khoảng 2000 tấn mủ cao su,...
Ðất lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị, với tiềm năng to lớn, nếu được khai thác sử dụng hợp lý sẽ đem lại hiệu quả nhiều mặt: kinh tế, môi trường, xã hội,... Vì vậy, chúng tôi rất hân hạnh được đón tiếp các tổ chức và doanh nhân trong và ngoài nước đến tìm hiểu, đầu tư và sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức
THUỶ SẢN
Quảng Trị có một bờ biển dài với một ngư trường khá rộng trên 8.400 Km2 với các loại hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực nang, cá cam, hải sâm, ... Theo đánh giá của Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO) thì trữ lượng hải sản của Quảng Trị có khoảng 60.000 tấn, hàng năm có thể khai thác 12.000 -) 15.000 tấn. Vùng ven biển Quảng Trị gồm các cửa sông có thể nuôi trồng các loại thuỷ đặc sản như: tôm, cua, rau câu ... Ngoài ra, hàng năm có thể sản xuất được 18.000 -) 20.000 tấn muối. Đã làm trong những năm vừa qua: cảng cá Cửa Tùng, Cửa Việt
1. Xây dựng bến cá Cửa Tùng:
Phục vụ cho 12.000 mã lực tàu thuyền hiện có. Mục đích là cung ứng vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu thuyền đánh cá. Ðồng thời thu mua lại sản phẩm để chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Các trang bị:
Nhà xưởng và các nhà phụ trợ chế biến đông lạnh.
Nhà xưởng và các loại phụ trợ chế biến hàng thuỷ sản khô.
Nhà máy nước đá 10 tấn/ngày.
Tổng vốn đầu tư: 900.000 -1.000.000USD
2. Xây dựng bến cá Cửa Việt:
Phục vụ cho 18 ngàn mã lực tàu thuyền hiện có. Với những mục đích và yêu cầu như bến cá Cửa Tùng. Tổng vốn đầu tư: 900.000 -1.000.000USD
3. Xây dựng 100 ha ao tôm thâm canh ở ven các triền sông Cửa Tùng và Cửa Việt.
Tổng vốn đầu tư 1 triệu USD
4. Cửa hàng và nhu cầu vốn kinh doanh vật tư nghề cá
Tổng vốn đầu tư 1.200.000USD. Tổng toàn bộ 7,2 triệu. Ngành thuỷ sản Quảng Trị mong muốn được các doanh nghiệp trong và ngoài nước hợp tác đầu tư liên doanh để khai thác, chế biến xuất khẩu nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn
IV triển vọng phát triển của Quảng Trị
1. Quảng Trị trong tổng thể kinh tế xã hội của cả nước
Nằm phía nam vùng Băc Trung Bộ giáp Huế Quảng Bình trên hành lang kinh tế quốc gia (đường bộ, đường sắt, đường điện cao thế) hướng Bắc - Nam , Đông - Tây, nối Lào với biển Đông qua một số cảng biển
Thuận lợi mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng khác trong cả nước và với quốc tế.
Tiềm năng phát triển du lịch
Trong những năm chiến tranh Việt Nam, Quảng Trị là một trong những nơi bị thả bom nhiều nhất. Ngày nay Quảng Trị là nơi có nhiều địa danh, di tích lịch sử. Qua cầu treo Đakrông là đến đường mòn Hồ Chí Minh. Thành cổ Quảng Trị là một nơi gắn liền với chiến dịch mùa hè 1972. Tại tỉnh này còn có một số địa danh khác như nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, địa đạo Vịnh Mốc, chiến trường Khe Sanh, căn cứ Cồn Tiên - Dốc Miếu, hàng rào điện tử McNamara... Quảng Trị còn có bãi tắm Cửa Tùng được mệnh danh là "hoàng hậu của các bãi tắm" Đông Dương.
định hướng phát triển
Vấn đề quan trọng là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, tạo đột phá khẩu nhằm khai thác thế mạnh của tỉnh. Phát triển hạ tầng thu hút đầu tư, phát triển sản xuất hàng loạt tăng kim ngạch xuất khẩu ngoài ra cần nhanh chóng xây dựng hệ thống đô thị, tạo dựng đô thị hạt nhân, gắn phát triển kinh tế với công bằng xã hội, giảm chênh lệch về mức sống kết hợp kinh tế an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái
Về mặt lãnh thổ kết hợp ba tuyến ven sông đồng bằng và trung du miền núi phía Tây, trên cơ sở đó sắp xếp lại sản xuất đầu tư vốn và bố trí lại dân cư trong vùng, thu hút lao động đến khai thác kinh tế biển, nông, lâm. Ở khu vực đồi núi phía tây chuyển dần sang sản xuất hàng hóa để trao đổi liên tỉnh liên vùng tăng tỉ trọng hàng xuất khẩu, cân bằng xuất nhập khẩu
Nông nghiệp phát triển cây công nghiệp dài ngày, bên cạnh đó chú ý phát triển cây công nghiệp ngắn ngày lạc, mía,dâu tằm …
Đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc: Trâu , bò, dê, các vùng đồng cỏ phát triển chăn nuôi huơu, dê ở vùng núi phía tây tạo thêm sản phẩm hàng hóa
Kinh tế biển kết hợp nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản tận dụng thế mạnh ven bờ và đảo Cồn Cỏ, một ngư trường đánh bắt đầy tiềm năng
Phát triển lâm nghiệp ở vùng núi phía tây
Đầu tư cơ sở hạ tầng đặc biệt là các huyện miền núi mạng lưới giao thông liên huyện liên tỉnh nâng cấp mở rộng hai hướng giao thông chính là bắc nam (đường 1 ,15) đông tây (đường 9,14)mở rộng giao lưu kinh tế với Lào
2dịnh hướng không gian lành thổ ,đô thị ,và vùng trọng điểm Quảng Trị
_không gian lãnh thổ: hành lang quốc lộ 1 và ven biển ưu tiên phát triển ,xây dựng mô hình cảng biển _công nghiệp _thương mại_dịch vụ _du lịch_đô thị
+các cụm khu công nghiệp :Cửa Việt ,Đông Hà
+khu du lịch :Nhật Lệ ,Cửa Tùng
+đô thị hạt nhân:đông hà ,Thị xã Quảng Trị
+nghàng công nghiệp chủ yếu :khai khoáng ,vật liệu xây dựng, cơ khí, luyện kim chế biến nông ,hải sản
_không gian hành lang xa lộ bắc nam (đường 15)lãnh thổ gắn kinh tế với quốc phòng :mô hình khai thác khoáng sản _cây công nghiệp _công nghiệp _đô thị
+ cụm công nghiệp :Lao Bảo
_không gian hành lang vùng biên giới :rừng _thương mại_bảo vệ môi trường_quốc phòng
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DLy (1).doc