Khu Việt Bắc nằm ở vị trí có vĩ độ cao nhất cả nước. Phía bắc là các dãy nuí cao biên giới, phí đông là chân núi sườn tây của cánh cung sông Gâm, phía nam là dãy núi thấp bắc Tam Đảo, phía tây là đứt gãy sông Hồng-ranh giới của miền TB & BTB.
I- ĐỊA CHẤT
- Khu VB có cấu tạo địa chất tương đối đồng nhất với các loại đá cổ có nguồn gốc từ tiền Cambri(từ thái cổ và nguyên sinh). Tính đồng nhất thể hiện ở tính chất già của hệ tầng.
- Phát triển trên cơ sở khối vòm sông Chảy, và khu vực khối vòm sông Chảy được nâng lên mạnh nhất khu trong tân kiến tạo nên ở khu vực này có những đỉng núi cao nhất trong khu VB.(chính là các đỉnh Tây Côn Lĩnh, Kiều Li Ti cao >2000m).
- Trong khu gồm các đới nham tướng sông Hồng, sông Lô, sông Hiến, các đới nham tướng này với nền tảng là các loại đá biến chất mạnh như gnai của thời tiền Cambri, và đá vôi tuổi Cambri, Devon.
- Các đá có tuổi trung sinh có đá cát kết, cuội kết.
- Các trầm tích lục nguyên tuổi Đệ Tam khá dày như cuội kết, cát kết chứa than.
- Trong lịch sử phát triển đã nhiều lần có hoạt động nâng lên làm gián đoạn trầm tích.
- Khu VB chịu ảnh hưởng rất mạnh của các hoạt động tân kiến tạo nên đã đội cao địa hình núi, tạo nên các đỉnh núi cao trên 2000m là thượng lưu của các con sông Chảy, Lô, Gâm, Nho Quế.
- Có lịch sử phát triển cổ nhất trong miền ĐB & ĐBBB, về cơ bản đã hình thành xong trong Cổ Sinh, múc độ biến chất của nham thạch cao hơn các khu khác.
II- ĐỊA HÌNH
- Chủ yếu là núi trung bình và núi cao, cao nguyên. Nổi bật với các khối núi và dãy núi cao biên giới phía bắc và thấp dần về phía nam phù hợp với sông ngòi.
- Khu vực cao trên 1000m là gồm sơn nguyên Bắc Hà, núi vòm sông Chảy, dãy Pu Tha Ca, núi Phia Biooc.
o Trong đó khối granit dạng vòm ở thượng nguồn sông Chảy là một khối nâng hung vĩ có độ cao và chia cắt lớn, địa hình hiểm trở. Ngoài các đỉnh núi trên 2000m, còn có các bậc địa hình là các bề mặt san bằng cổ ở độ cao 500-600, 700-900, 1100-1300, 1800-2000m.
- Các cao nguyên đá vôi ở cực bắc bao gồm các dãy núi đá vôi Quảng Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc là các cao nguyên với địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, thiếu nước
- Ở trung tâm khu là cánh cung sông Gâm và nối tiếp là các đỉnh núi cao từ 1500-2000m như Phia Booc, Phia Ya.
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Địa lý tự nhiên khu Việt Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHU VIỆT BẮC
Khu Việt Bắc nằm ở vị trí có vĩ độ cao nhất cả nước. Phía bắc là các dãy nuí cao biên giới, phí đông là chân núi sườn tây của cánh cung sông Gâm, phía nam là dãy núi thấp bắc Tam Đảo, phía tây là đứt gãy sông Hồng-ranh giới của miền TB & BTB.
ĐỊA CHẤT
Khu VB có cấu tạo địa chất tương đối đồng nhất với các loại đá cổ có nguồn gốc từ tiền Cambri(từ thái cổ và nguyên sinh). Tính đồng nhất thể hiện ở tính chất già của hệ tầng.
Phát triển trên cơ sở khối vòm sông Chảy, và khu vực khối vòm sông Chảy được nâng lên mạnh nhất khu trong tân kiến tạo nên ở khu vực này có những đỉng núi cao nhất trong khu VB.(chính là các đỉnh Tây Côn Lĩnh, Kiều Li Ti cao >2000m).
Trong khu gồm các đới nham tướng sông Hồng, sông Lô, sông Hiến, các đới nham tướng này với nền tảng là các loại đá biến chất mạnh như gnai…của thời tiền Cambri, và đá vôi tuổi Cambri, Devon.
Các đá có tuổi trung sinh có đá cát kết, cuội kết.
Các trầm tích lục nguyên tuổi Đệ Tam khá dày như cuội kết, cát kết chứa than.
Trong lịch sử phát triển đã nhiều lần có hoạt động nâng lên làm gián đoạn trầm tích.
Khu VB chịu ảnh hưởng rất mạnh của các hoạt động tân kiến tạo nên đã đội cao địa hình núi, tạo nên các đỉnh núi cao trên 2000m là thượng lưu của các con sông Chảy, Lô, Gâm, Nho Quế.
Có lịch sử phát triển cổ nhất trong miền ĐB & ĐBBB, về cơ bản đã hình thành xong trong Cổ Sinh, múc độ biến chất của nham thạch cao hơn các khu khác.
ĐỊA HÌNH
Chủ yếu là núi trung bình và núi cao, cao nguyên. Nổi bật với các khối núi và dãy núi cao biên giới phía bắc và thấp dần về phía nam phù hợp với sông ngòi.
Khu vực cao trên 1000m là gồm sơn nguyên Bắc Hà, núi vòm sông Chảy, dãy Pu Tha Ca, núi Phia Biooc.
Trong đó khối granit dạng vòm ở thượng nguồn sông Chảy là một khối nâng hung vĩ có độ cao và chia cắt lớn, địa hình hiểm trở. Ngoài các đỉnh núi trên 2000m, còn có các bậc địa hình là các bề mặt san bằng cổ ở độ cao 500-600, 700-900, 1100-1300, 1800-2000m.
Các cao nguyên đá vôi ở cực bắc bao gồm các dãy núi đá vôi Quảng Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc…là các cao nguyên với địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, thiếu nước..
Ở trung tâm khu là cánh cung sông Gâm và nối tiếp là các đỉnh núi cao từ 1500-2000m như Phia Booc, Phia Ya.
Tiếp nối với khu vực núi cao là vùng đồi núi thấp <1000m, một vài đỉnh trên 1000m như núi Con Voi, Chạm Chu. Địa hình có xu thế thấp dần xuống thành các đồi xen cac thung lũng sông mở rộng ở hạ lưu các con sông Chảy, Gâm, Lô. Địa thế thấp dần về phía nam nên giao thông đường thủy từ ĐBBB lên VB thuận lợi.
KHÍ HẬU
Khí hậu khu VB có nhiều đặc điểm riêng phù hợp với cấu trúc địa hình nói trên.
Nét đặc sắc của khí hậu khu VB là ấm hơn và ẩm hơn nhiều so với khu ĐBắc, vì vai trò chắn gió mùa đông bắc của cánh cung Ngân Sơn; mặt khác các dãy núi cao phía bắc tạo nên địa hình chắn thuận lợi, nhất là gió mùa mùa hạ thổi qua vịnh BB vào MB nớc ta có hướng đông và đông nam.
Do ảnh hưởng của bức chắn địa hình tại các thung lũng và lòng chảo giữa núi mưa ít, mùa khô kéo dài.
èNói chung toàn khu có lượng mưa khá cao và đồng đều tạo nên độ ẩm lớn.
Theo quy luật đai cao khu có khí hậu lạnh, mùa đông nhiều ngày có thời tiết lạnh giá, thậm trí có tuyết rơi. Do vị trí nằm sâu bên trong nên khu ít gặp bão nên lượng mưa 2 mùa ít chênh lệch lớn giữa 2 mùa.
VB có mùa khô tương đối ngắn, chỉ khoảng 0-2 tháng, không có tháng hạn, trong khi đó Đông Bắc mùa khô dài 3-4 tháng và có thể có tháng hạn.
èVùng đồi trung du VB vừa ấm do khuất gió và thấp, vừa ẩm do mưa nhiều, là nơi rất thuận lợi cho phát triển cây cn và trồng rừng.
THỦY VĂN
Khu VB có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với nhiều con sông lớn và lượng nước rất phong phú.
Chế độ nước sông có phần điều hòa hơn khu Đông Bắc, mô đun dòng chảy khoảng 30 l/s/km2(cao hơn ĐBắc), chênh lệch 2 mùa thấp hơn ĐBắc.
Do ít chịu ảnh hưởng của bão nên mưa ít tập trung, lượng nước cực đại ko quá lớn.
Chế độ lũ là lũ kép, thời gian nước to đứng lâu, lũ rút chậm. Mùa lũ từ tháng 5- tháng 10, mùa cạn từ tháng 11-4.
Các sông trong khu chảy phù hợp với cấu trúc địa chất, địa hình: sông Hồng chảy thẳng theo đứt gãy sông Hồng có hướng TB-ĐN…ngoài ra có sông Lô, sông Gâm, sông Chảy..
èSông ngòi khu VB có tiềm năng rất lớn về thủy điện: Thác Bà trên sông Chảy, Na Hang trên sông Gâm…
THỔ NHƯỠNG-SINH VẬT
Do có những thuận lợi về khí hậu, địa hình nên khu VB có lớp phủ thổ nhưỡng-sv rất phong phú. Số lượng đai và á đai nhiều hơn so với khu núi thấp ĐBắc. TV phục hồi tương đối nhanh.
Đai rừng nhiệt đới chân núi có nhiều loài ưa nhiệt à ẩm, vì trên 300m mới có màu đông rét có tháng dưới 150C, với những loài như Chò nâu, Táu…Phát triển đất feralit đỏ vàng.
Đai rừng nhiệt đới trên núi; có đầy đủ các á đai. So với khu ĐBắc thì độ cao các đai và á đai lên cao hơn. Phát triển đất feralit có mùn trê núi.
Ở đây có các HST như;
HST rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi(400-700m) với các loài Nghiến, Trai, Lát, dẻ…
HST rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở các thung lũng <300
HST rừng thường xanh trên núi cao 200-800m như Dâu, Alt1, Đinh..
HST rừng ở độ cao >800m như Dẻ, Thích…
- HST rừng ở VB có tốc độ phục hồi nhanh, phong phú thậun lợi cho khai thác, bảo vệ….
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN KHU VIỆT BẮC
Địa chất: có cấu tạo địa chất tương đối đồng nhất với các loại đá cổ và được nâng lên mạnh trong tân kiến tạo.
Địa hình: núi cao nhất MB & ĐBBB, địa hình đồi núi đá vôi với diện tích lớn, địa hình chia cắt mạnh nhất miền
Khí hậu: do ĐH cao chắn gió nên mưa lớn, không khí ẩm, bớt lạnh hơn so với khu ĐBắc
Thủy văn: mạng lưới sông suối khá dày đặc với nhiều sông lớn, nước kha điều hòa
Thổ nhưỡng-sinh vật: lớp phủ thổ nhưỡng-sv xanh tốt hơn khu ĐBắc
ĐÁNH GIÁ-PHƯƠNG HƯỚNG SỰ DỤNG
Với nguồn tài nguyên ks và thủy điện khu cót thể dễ dàng đẩy mạnh cn khai khoáng.
Phát triển cây cn tại vùng trung du: chè…
Phát triển lâm nghiệp(vì rừng có trữ lượng khá lớn, khả năng phục hồi nhanh).
Các vùng sn đá vôi, các vùng đồi thấp, các thung lũng có thể phát triển trồng trọt LTTP.
Chú trọng bảo vệ và cải tạo tự nhiên: đồi trọc, chống rét, giữ nước ngầm,…
KHU ĐÔNG BẮC
Là vùng đồi núi thấp tiếp nối với khu VB và vùng đồi núi thấp Hoa Nam, phía đông là vịnh BB, phía tây là khu VB(sườn tây của cánh cung Ngân Sơn), phía nam là đồng bằng BB…
ĐỊA CHẤT
Khu Đông Bắc có lịch sử phát triển trẻ hơn so với các khu vực khác ở Việt Bắc và Tây Bắc, bao gồm các trầm tích trẻ hơn Việt Bắc phủ lên trên nền móng uồn nếp Caledonit bị sụt võng (đá có tuổi từ cổ sinh tới trung sinh-còn khu VB có đá từ Thái Cổ và Nguyên Sinh).
Ở đây có các đá thuộc các đới nham tướng sông Hiến, Hạ Long, An Châu, Duyên Hải, Cô Tô.
Có thể nói khu ĐB là kết quả của việc mở rộng của khối vòm sông Chảy.
Nền móng địa chất của khu có độ tuổi Cổ sinh gồm các loại đá biến chất, cát kết, đá phiến, bột kết lộ ra ở Đình Cả, Hòn Gia dày không quá 2500m; ở vùng duyên hải hệ tầng đá phiến dày tới trên 2500m.
Xen kẽ giữa các thời kì lắng đọng trầm tích là các vận động nâng lên và đứt gãy có các hoạt động magma ở thể xâm nhập và phun trào tuổi Trung Sinh như các khối Riolit Tam Đảo, núi Nam Châu Lãnh, máng trũng Cao Bằng-Lạng Sơn…; đá granit ở Phia Uắc, một phần Móng Cái; đá bazan xâm nhập ở Cao Bằng
Tân kiến tạo nâng với cường độ yếu hơn Việt Bắc. Điểm chú ý là tân kiến tạo có tính chất kế thừa:
Những nơi nền móng uốn nếp Caledoni đều được nâng lên khá cao và trở thành núi, nhiều nơi cao trên 1000m
vd: + Vùng núi Cao Bằng với đá vôi và diệp thạch
+ Dải Ngân Sơn-Cốc Xo
+ Cánh cung duyên hải
ègiàu có khoáng sản nhất các khu: than, sắt, chì, kẽm…
Vào Đại Tân Sinh ở một số nơi trũng, thấp được phủ lấp bằng các lớp trầm tích lục nguyên tuổi Đệ Tam có chứa than như ở Na Dương( Lạng Sơn), Cao Bằng và một số đảo ven bờ ở Quảng Ninh.
ĐỊA HÌNH
Do ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo nên địa hình ở khu Đông Bắc chủ yếu là núi thấp và đồi(thấp hơn so với VB), với hướng núi cánh cung là chủ yếu, với các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều quy tụ về Tam Đảo.
Với các khu vực ĐH:
Khu vực địa hình ở phía bắc là vùng núi đá vôi Cao Bằng với độ cao khoảng 1000m có địa hình hiểm trở, thấp dần từ sườn đông của dãy Ngân Sơn khiến cho hệ thống sông Kỳ Cùng- Bằng Giang chảy ngược về phía Bắc đổ nước vào khu vực song Tây Giang của Trung Quốc.
Dãy núi Ngân Sơn -Cốc Xo như bức tường thành chắn ở phía Tây với nhiều đỉnh cao trên 1000m như Ngân Sơn 1262 m, Cốc Xo 1131m, cao nhất là Phia Uac 1930m(phía tây của khu)
Khu vực núi đá vôi Bắc Sơn có địa hình không cao lắm,độ cao trung bình là 600m đỉnhh cao nhất cũng chỉ có 779m nhưng địa hình hiểm trở khó đi lại và thiếu nước(nằm ở trung tâm của Khu)
Dãy núi cánh cung Đông Triều có độ cao 600-800m với các đỉnh núi Yên Tử 1068 m, Am Vap 1094m và Nam Châu Lãnh 1506m tạo nên đường chia nước ở giữa luu vực song Thái Bình và hện thống sông ở ven biển Quảng Ninh
Khu vực đồi núi thấp có độ cao trung bình 300-500m nằm lọt giữa các khu vực cao hơn chạy dài từ Thái Nguyên đến Quảng Ninh.
Khu vực đảo ven bờ dọc theo bờ biển Đông Bắc thuộc địa phận Quảng Ninh và Hải Phòng cũng được sắp sếp theo dạng cánh cung.
èTóm lại ĐH thuận lợi cho gió mùa cực đới xâm nhập vào sâu, giao thông…
KHÍ HẬU
- Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình và hoàn lưu nên khí hậu khu Đông Bắc mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là khí hậu nhiệt đới không sâu sắc nhất cả nước.
- Một mặt thể hiện ảnh hưởng chung của gió mùa đông bắc mạnh nhất cả nước, một mặt có sự phân hóa tùy theo đặc điểm của địa hình mỗi vùng.
- Tổng nhiệt hoạt động khoảng 7500-8300 0C, nhiệt độ trung bình năm >200C, mùa đông lạnh và rét. Nhiệt độ cực tiểu <80C, nhiều nơi có 3 tháng nhiệt độ xuống <150C
- Do ảnh hưởng và chịu tác động của hoàn lưu cực đới nên mùa đông lạnh hay rét thất thường.
- Biên độ nhiệt có thể lên tới 13-140C(ở Việt Bắc 11-120C, Tây Bắc 9-100C)
Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng 1 là 10-110C thấp hơn Việt Bắc và ĐBBB là 2-30C).
Có nhiệt độ mùa đông rất thấp do ở đây chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc cực đới khô lạnh và có mùa đông lạnh nhất so với các khu vực khác trong cả nước.
Vd: Nhiệt độ TBình năm:
Lạng Sơn 21,20C,
Cao Bằng 21,60C,
Móng Cái 22,90C
Có tần suất hoạt động của frông cực lớn nhất và đến sớm nhất: Lạng Sơn 22 lần/năm…Hà Nội chỉ 20,6 lần/năm
Tác động của gió mùa đông bắc chủ yếu diễn ra ở vùng thấp dưới 1000m.
Có lượng mưa thấp(1200-1600mm), tạo nên độ khô hạn cao hơn các khu vực khác(khô hạn hơn VB), chỉ những nơi có điều kiện thuận lợi như địa hình đón gió, núi cao thì lượng mưa hàng năm khá cao(Tam Đảo 2631mm, Móng Cái 2749...).
Đây là khu vực mưa sớm nhất cả nước, khoảng vào tháng 7(hoạt động của dải hội tụ nội chí tuyến).
Trừ những nơi có địa hình chắn gió còn nói chung ở Đông Bắc mưa dài chỉ 5 tháng, số ngày mưa ít khi trên 100 ngày(80-90 ngày)
Thời gian mưa không liên tục và thất thường: mùa mưa mưa liên tục chỉ từ 5-8 ngày(trung bình là 7 ngày). Trái lại trong mùa mưa, thời gian không mưa cũng có thể kéo dài 5-20 ngày(trung bình là 10 ngày) nên cần đề phòng hạn đột ngột trong mùa mưa.
Nhiệt và ẩm thay đổi theo vị trí và địa hình nên khí hậu có sự phân hóa rõ rệt giữa các khu vực:
Khu vực núi Cao Bằng-Lạng Sơn có khí hậu tương đối khắc nghiệt, khu vực đồi núi thấp khô hạn, vùng lạnh và khô là máng trũng Thất Khê-Đình Lập.
Phía nam 2 vùng trên( trừ 1 vài ngọn núi) tính chất khô giảm(trừ các thung lũng kín gió):Ngân Sơn 1765mm, Thái Nguyên 2541mm.
Khu vực ven biển ấm, ẩm. Mưa >2000mm, Khu vực ven biển hàng năm chỉu ảnh hưởng của 1-2 cơn bão, bão ở đây thường từ tháng 5-8
THỦY VĂN
Phản ánh cấu trúc địa chất, địa hình và khí hậu
So với các khu vực khác thì mạng lưới sông ngòi ở Đông Bắc không phát triển.
Phần lớn đều là các sông trung bình.
Mật độ sông ngòi khoảng 0.6-1.2 km/km2
Mô đun dòng chảy trên dưới 10 l/s/km2
Lũ thường là lũ đơn(VB là lũ kép), không kéo dài(lên xuống nhanh), dòng chảy cực đại thường rất lớn.
Các sông ở khu Đông bắc có chế độ nước giống như các sông ở miền bắc nước ta. Tuy vậy lượng nước các con sông ở đây có sự chênh lệch lớn giữa 2 mùa, và thường xảy ra những biến động lớn.
Mùa lũ đến sớm, chiếm 80-90% lượng nước cả năm, như sông Bằng Giang-Kì Cùng lũ vào tháng 4-9(cực đại tháng 7), mùa lũ nước lớn, độ đục lớn (trạm Sơn Tây-Hà Nội là1080g/m3). Tháng có nhiều phù sa nhất ở sông Bằng Giang là tháng 7.
Mùa cạn có thể đến sớm từ tháng 10-5, tháng kiệt là tháng 2, chiếm 10-20% lượng nước cả năm. Vào mùa cạn mực nước sông xuống thấp, lòng sông thu hẹp, với độ đục tối thiểu, mô đun cực tiểu 1-2 l/s/km2. vùng duiye6n hải biệt lệ với 40 l/s/km2
ở đây có 3 hệ thống sông chính:
Lưu vực sông Kì Cùng-Bằng Giang: bắt nguồn từ Lạng Sơn và Cao Bằng chảy qua thung lũng hẹp thuộc đứt gãy Cao-Lạng chảy sang Trung Quốc, sông Kì Cùng đổi dòng nhiều lần và lắm thác ghềnh.Hệ thống sông Bằng Giang-Kì Cùng dài 243 km, diện tích lưu vực là 10.902km2
Lưu vực sông Thái Bình: các sông chính của hệ thống sông Thái Bình đầu bắt nguồn từ khu Đông Bắc: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Các sông ở đây cò diện tích lưu vực nhỏ, ít nước
Lưu vực các sông ven biển Quảng Ninh: sông Tiên Yên, Ba chẽ…đều nhỏ, ngắn và dốc(20-30km), lưu lượng nước dao động, mùa lũ nước lên nhanh, ảnh hưởng lớn của thủy triều
Ở khu Đông Bắc cũng có một số hồ như: hồ Núi Cốc(Thái Nguyên), Cấm Sơn(Bắc Giang), Đại Lải(Vĩnh Phúc),
THỔ NHƯỠNG-SINH VẬT
Rừng nguyên sinh còn lại rất ít, phần lớn diện tích là rừng thứ sinh hoặc đất trồng, đồi trọc. Vì vậy giới động vật nghèo nàn(VB phong phú hơn)
Do ở đây có địa hình thấp, gần khu tập trung đông dân cư có điều kiện khai phá rừng . Mặt khác môi trường ở đây khá khắc nhiệt, đất xấu, khí hậu lạnh và ít mưa nên khả năng rừng phục hồi rất chậm.
Đai rừng á nhiệt đới trên núi rất hạn chế ít có núi trên 1000m. Đây phổ biến là dẻ, re ở vùng ẩm như dãy Ngân Sơn, còn những nơi khác có cỏ tranh và cây bụi.
Sinh vật ở đây là sinh vật bản địa thuộc khu hệ thực vật Việt Bắc-Hoa Nam.
Ở các vùng đồi núi thấp có rất nhiều các loài thực vật chịu lạnh và khô, điển hình là các cây họ Đậu, như Lim xanh vốn rất phát triển ở đây và các loài Sau Sau, Dẻ Thông, Đuôi ngựa.
Trên các vùng đồi trọc, đất trồng là cỏ tranh, Thanh hao xen lẫn với các cây bụi úp súp như Sim, Mua, Thảo kén, Thẩu tấu, Ràng rang.
Ở khu vực ven biển Đông còn có các hệ sinh thái vùng biển rất đặc sắc. Vùng hải đảo có nhiều loại thú hơn, nhiều rất là khỉ, vượn, nai, sơn dương…trên đảo Cát Bà, Cái Bàn…Tài nguyên động vật có giá trị nhất ở vùng biển là hải sản: nhất là trai ngọc ở Cô Tô…
Nói chung các hệ sinh thaí nguyên sinh hiện còn được bảo tồn tương đối nguyên vẹn tại một số vườn quốc gia. Có các rừng quốc gia như: Tam Đảo, Bái Tử Long, Cát Bà
Đây là các cơ sở rất tốt để bảo vệ nguồn gen và đa dạng sinh học nhằm sớm khôi phục lại môi trường tự nhiên vốn rất giàu có và đa dạng của khu.
ĐẶC ĐIỂM CHUNG TỰ NHIÊN KHU ĐÔNG BẮC
Địa chất: Có lịch sử phát triển trẻ hơn VB và Tây Bắc, tân kiến tạo nâng lên yếu hơn, có bộ phận cánh cung ven biển bị sụt lún tạo nên hệ thống đảo ở Hạ Long…(tự rút ra đặc điểm chung).
Địa hình: khá đa dạng, với các dãy núi cánh cung điển hình. Khu Đông Bắc là vùng đồi núi thấp nối với khu Việt Bắc và vùng đồi núi thấp Hoa Nam (Trung Quốc).
Khí hậu: chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa cực đới và frong cực, tính chất nhiệt đới giảm sút mạnh nhất. Mùa mưa ngắn hơn các khu vực khác 1 tháng, tháng khô dài hơn VB, có thể có tháng hạn; lượng mưa nhìn chung thấp hơn VB, có sự phân hóa rõ rệt giửa khu vực duyên hải và phía trong
Thủy văn: so với các khu vực khác ĐBắc có mạng lưới sông ngòi ko ptriển lắm, chủ yếu lá sông trung bình; lượng nước sông chênh lệch 2 mùa lớn, mùa lũ đến sớm…
Thổ nhưỡng-sinh vật: kém phát triển, bị hủy hoại nhiều bởi con người, nghèo nàn, khả năng phục hồi chậm, tuy địa hình ko cao nhưng ảnh hưởng của gió mùa cực đới nên ở đây có nhiều sinh vật á nhiệt đới…
ĐÁNH GIÁ-PHƯƠNG HƯỚNG
Nhìn chung với những đặc điểm tự nhiên như vậy đã tạo cho khu Đông Bắc có những thế mạnh như: khai thác chế biến khoáng sản, phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt, phát triển lâm nghiệp và du lịch
Khó khăn: thời tiết khắc nghiệt, diễn biến thất thường, thiếu nước vào mùa khô, lũ lụt đột ngột, giao thông tây-đông hạn chế
Và để phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn thì vùng cần phải có những biện pháp phù hợp…
Phương hướng phát triển:
Mở rộng diện tích trồng cây đặc sản: hồi Lạng Sơn, chè Thái Nguyên,…; cây ăn quả, cây thuốc…
Cây ngắn ngày có khả năng phát triển là đậu tương, thuốc lá…
Vùng duyên hải có thể đẩy mạnh đánh bắt cá và nuôi trồng hải sản
Vùng biển có cánh quan đẹp tạo điều kiện phát triển du lịch
Cần phải bảo vệ hệ động thực vật ở đây
Đẩy nhanh tốc độ trồng rừng. Có những biện pháp chống rét cho gia súc(nhất là vùng Cao-Lạng).
KHU ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Nằm ở phía nam của Mb & ĐBBB, phía bắc tiếp giáp với khu Đông Bắc, phía tây bắc giáp với VB, phía nam và tây nam giap với miền Tb & BTB.
ĐỊA CHẤT
Là khu có quá trình phát triển địa chất trẻ vào bậc nhất cả nước, hình thành do quá trình bồi tụ vật liệu trầm tích lên các vũng vịnh cũ bị sụt lún trong tân kiến tạo.
Cấu trúc địa chất của Khu là một vùng trũng bị sụt võng tạo nên các lớp trầm tích dày với đới nham tướng vùng trũng Hà Nội.
Tuy nhiên cường độ sụt võng cũng khác nhau, sụt võng mạnh nhất là khu vực trung tâm nên khu vực này có bề dày trầm tích lớn nhất trong khu, ở vùng rìa các trầm tích mỏng.
Hiện nay quá trình sụt võng vẫn tiếp tục xảy ra nhưng rất yếu, nhưng mỗi ngày vẫn ptriển ra biển khoảng 80m/năm.
Do sụt lún ko đều nên trên bề mặt đồng bằng còn lại nhiều đồi núi sót.
ĐỊA HÌNH
Nhìn chung ĐBBB có địa hình thấp và khá bằng phẳng, có độ nghiêng từ TB=>ĐN, với nhiều dòg sông uốn khúc quanh co, tuy nhiên độ nghiêng diễn ra ko đều đặn vì ngay ở bờ biển còn có những cồn cát cao 4-5m.
Hai bên bờ các con sông, nhất là sông hồng có các sống đất do nước lũ bồi đắp, cókhi cao tới 15m. Như vậy nếu ko có đê nhân tạo châu thổ vẫn bị chia cắt thành các vùng trũng ko thong với nhau-đó gọi là những ô thiên nhiên.
Địa hình bị ngăn cách thành các ô như thế nên ĐBBB được bối đắp ko đều, nhiều nơi còn rất trũng do ko được bồi đắp…
Dọc theo bờ biển có các dải cồn cát hình thành do gió, trên đó tập trung làng mạc và các cánh đồng trồng hoa màu.
ở ĐBBB có hệ thống đê lớn nhất cả nước => hình thành nên các ô trũng, làm cho khu vực phía trong đê ko được bồi đắp phù sa.
Do địa hình vùng cửa sông ven biển thấp nên vào thời kì nớc cạn nước biển xâm nhập vào sâu khiến đất trở nên chua mặn khó canh tác…
ở các bãi biển mới hình thành phát triển rừng ngập mặn có tác dụng chắn song và tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn…
KHÍ HẬU
Tương đối điều hòa và đồng đều. Tính chung cả năm, ĐBBB có nền nhiệt cao, tổng bức xạ từ 110-120 kcal/cm2/năm, nhiệt độ tb là 22,5-23,50C, tổng nhiệt từ 8000-85000C, độ ẩm từ 80-85%, lượng mưa từ 1500-1800mm.
Do vị trí, nên ĐBBB cũng chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc, tuy nhiên yếu hơn ĐBắc…
Khí hậu ĐBBB chia 2 mùa rõ rệt:
Mùa hạ:
Kéo dài từ tháng 4-11, nóng, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, gió hướng chính là nam và đông nam, lượng mưa chiếm 80-85% cả năm.
Nhờ vị trí và địa hình nên khu có ảnh hưởng của áp thấp ÂĐ-Mianma hút gió đông nam từ vịnh BB vào(gió hướng Nam và đông nam ở đây là do gio tây nam đổi hướng-ảnh hưởng của áp thấp).
ở ĐBBB cũng có gió phơnn khi hạ áp trên di chuyển quá về phí bắc, trên lãnh thổ Hoa Nam, hút mạnh luồng gió tây nam vượt núi gây hiệu ứng phơn. Tuy nhiên mức độ phơn ko mạnh bằng ở miền trung
Mùa đông:
Với 3 tháng nhiệt độ <180C, so với Đbắc thì đã bớt lạnh hơn, mùa đông cũng chính là mùa khô, mưa ít, có nhiều ngày mưa phùn, sương mù nên tính chất khô hạn ko quá gaygắt như Tây Nguyên và Nam Bộ
Mùa đông cũng diễn biến thất thường, năm rét nhiều, năm rét ít, năm sớm, năm muộn
ĐBBB là khu vực có thời tiết 4 mùa điển hình nhất nươc ta(do mùa đông kéo dài=> có mùa xuân, mùa hè ko ảnh hưởng của đai cao…)
Do vị trí địa lí và địa hình đón giónên khu ĐBBB chịu ảnh hưởng rất lớn của những thời tiết phức tạp như những đợt lạnh kéo dài, những ngày gió tây nóng nực và khô hạn kéo dài, có năm chịu nhiều cơn bão với sức tàn phá mạnh.
èthời tiết 4 mùa, đa dạng thuận lợi cho phát triển cây trồng với cơ cấu đa dạng(cả nhiệt đời, á nhiệt đới và ôn đới)
THỦY VĂN
Mạng lưới sông ngòi ở đây vừa là hạ lưu của các con sông, vừa có hệ thống kênh đào.
Có mật độ sông suối khá cao, 0,7-1km/km2, với 2 hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Thái Bình. Hàm lượng phù sa lớn, độ dốc nhỏ.
Mùa lũ khớp với mùa mưa, từ tháng 5-tháng 10, cực đại tháng 8, tuy nhiên lũ cực đại không trùng hoàn toàn với chế độ mưa ở đồng bằng mà còn phụ thuộc vào chế độ mưa tại vùng núi của toàn bộ lưu vực(nhiều năm đồng ruộng thiếu nước nhưng ngoài đê nước sông lên to, có năm trong đồng ruộg úng mà nước sông ngoài đê ko cao). Lũ lên nhanh nhưng rút chậm, nước lớn kéo dài.
Mùa cạn từ tháng 11-tháng 4, cực tiểu vào tháng 3, lượng nước thấp..
Hai hệ thống sông Hồng va Thái Bình có sự liên thong với nhau qua 2 chi lưu quan trọng của sông Hồng là sông Đuống và sông Luộc.
Ở ĐBBB có hệ thống đê sông và đê biển lớn nhất cả nước. Hệ thống thủy lợi và giao thong đường thủy cũng rất phát triển
THỔ NHƯỠNG-SINH VẬT
Có lớp phủ thổ nhưỡng sinh vật phong phú song chủ yếu do con người tạo nên.
1- Thổ Nhưỡng
Phần lớn là đất phù sa, được đánh giá là loại đất tốt nhất nước ta với thành phần đất thịt nhẹ, có độ phì lớn…rất thích hợp với các loại cây trồng. Đất phù sa có 2 loại là phù sa được bồi đắp hang năm và phù sa ko được bồi đắp hàng năm. Đất phù sa ko được bối đắp hang năm ở trong đê, với diện tích lớn nhất trong khu và tốt nhất.
Ngoài ra còn các loại đất mặn chua ở ven biển; ngoài đe biển là dải đất sú vẹt…
2- Sinh vật
- Thực vật tự nhiên trong khu bị tàn phá gần hết, mà hiện tại chỉ còn chủ yếu là cây lương thực, thực phẩm. ĐBBB là vựa lúa lớn thứ 2 cả nước, là khu vực trồng nhiều rau nhất cả nước.
- Động vật hoang dại ko còn nhiều, phổ biến là các loại thú ăn ngũ cốc, các loài gặm nhấm, động vật dưới nước còn tương đối phong phú…
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN
Địa chất: hình thành từ các lớp phù sa đệ tứ do hệ thống sông Hồng Và Thái Bình bồi đắp, hiện nay vẫn lấn ra biển.
Địa hình: thấp và rất bằng phẳng, nghiêng từ TB=>ĐN, có hang nghìn km đe sông và biển
Khí hậu: ảnh hưởng của gió mùa đông bắc yếu hơn ĐBắc, có cả hiệu ứng phơn; có 4 mùa rõ rệt nhất cả nước
Thủy văn: mật độ lớn, lượng nước 2 mùa chênh lệnh nhau lớn, hàm lượng phù sa lớn
Thổ nhưỡng-sinh vật: chủ yếu là nhân tạo, đất đai màu mỡ, sinh vật chủ yếu là phục vụ nhu cầu LTTT của con người…sinh vật nghèo nan, đồng nhất(ko có đai cao)
ètự nhiên tương đối đồng nhất và khá thuận lợi cho mọi hoạt động của đời sống con người.
ĐÁNH GIÁ-PHƯƠNG HƯỚNG SỰ DỤNG
Phát triển LTTP, kinh tế biển
Cải tạo đất,
Có tiềm năng ks: than bùn
Chế ngự lũ, song biển, thủy lợi
Thâm canh, tăng vụ
SỰ KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA 2 KHU ĐÔNG BẮC VÀ VIỆT BẮC
KHU VIỆT BẮC
ĐỊA CHẤT
Là khu có quá trình phát triển địa chất cổ nhất của vùng và cũng la cổ nhất VN
Nâng mạnh trong tân kiến tạo
ĐỊA HÌNH:
Cao nhất trong MB & ĐBBB, chủ yếu là núi trung bình và núi cao.
Chủ yếu là đồi núi đá vôi
KHÍ HẬU:
Ấm và ẩm hơn khu Đông Bắc
Lượng mưa khá cao và đồng đều hơn
ảnh hưởng của bão ít hơn
THỦY VĂN:
Sông ngòi phát triển hơn
Nước 2 mua chênh lệch nhau thấp hơn
THỔ NHƯỠNG-SINH VẬT
Phong phú, đa dạng hơn
Khả năng phục hồi nhanh
Có nhiều đai và á đai hơn
Ko có rừng ngập mặn
KHU ĐÔNG BẮC
ĐỊA CHẤT
Trẻ hơn khu VB
Trong tân kiến tạo được nâng lên trung bình và yếu
ĐỊA HÌNH:
Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng địa hình cánh cung là chủ yếu.
KHÍ HẬU:
Có mùa đông lạnh nhất cả nước, tính chất nhiệt đới suy giảm rõ rệt nhất
Mưa sớm nhất cả nước, mưa thấp hơn và tập trung chủ yếu ở duyên hải
ảnh hưởng nhiều của bão
THỦY VĂN;
Sông ngòi kém phát triển hơn
Lũ đến sớm nhất cả nước
Nước 2 mua chênh lệch nhau lớn hơn
THỔ NHƯỠNG-SINH VẬT:
Nghèo nàn hơn
Khả năng phục hồi kém hơn
Ít á đai hơn, chỉ phát triển trên các VQG ven biển và trên đảo
Có HST rừng ngập mặn ven biển
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tltv1203.doc