Tiểu luận Định hướng phát triển hàng hoá xuất khẩu vào thị trường EU đối với mặt hàng đang xuất khẩu

Lời mở đầu Xuất khẩu hàng hóa là chủ trương kinh tế lớn của đảng và nhà nước ta. Chủ trương này đã được khẵng định trong văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX. Để thực hiện chủ trương của đảng cùng với việc đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, chung ta cần phải tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu. Đây là việc làm cần thiết và cấp thiết hiện nay. Liên minh châu âu (EU) là một tổ chức khu vực lớn nhất thế giới hiện nay, có sự liên kết chặt chẽ và thống nhất, được coi là một trong ba “siêu cường” có vị trí chính trị ngày càng tăng (đó là Mỹ, EU và Nhật Bản). Ra đời vào năm 1951 với 6 nước thành viên (Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, và Luc Xăm Bua) ngay nay EU đã trở thành một tổ chức khu vực tiêu biểu nhất của khối các nước tư bản chủ nghĩa. Sau gần 50 năm phát triển và mở rộng, con số thành viên tới nay là 25 nước.Việt nam chính thức thiết lập mối quan hệ với Liên minh châu Âu 17/7/1995. Các sự kiện quan trọng nào chính nhân tố thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Viết Nam ¬¬- EU phát triển cả ba lĩnh vực (Thương Mai, Đầu Tư, Viện Trợ), Đặc biệt là thương mại. EU là thị trường lớn có vai trò quan trọng trong thương mại thế giới. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là nhưng mặt hàng mà thị trường này có nhu cầu nhập khẩu hàng năm với số lượng lớn như : hàng dệt may, thuỷ hải sản, giầy dép v v. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng trung bình 37.62%/năm thời kỳ 1990 – 2000 và năm 2003 kim ngạch xuất khẩu tăng là 34.8% mặc dù kim ngạch tăng trưởng với tốc độ nhanh. Nhưng phần lớn các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam đều đang gặp trở ngại trên thị trường này do các quy định quản lý nhập khẩu của EU nêu ra. Nếu EU không quản lý chất lượng và hạn ngạch quá chặt chẽđối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thì tổng kim ngạch của Việt Nam sang EU không chỉ nằm ở con số khiên tốn là 15,1% cho tới nay ( các số liệu thống kê của trung tâm tin học & thống kê - Tổng cục hải quan) quá nhỏ bé so với một thị trường rộng lớn như EU. Con số này không tương sứng với tiềm năng của mình. Do vậy vấn đềđặt ra chung ta cần tìm kiếm những giải pháp căn bản để mởrộng khả năng xuất khẩu hàng hoá vào thị trường EU, đồng thời khắc phục những khó khăn trở ngại trong quan hệ thương mại giữa hai bên.

docx14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1994 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Định hướng phát triển hàng hoá xuất khẩu vào thị trường EU đối với mặt hàng đang xuất khẩu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A – LỜI NÓI ĐẦU Xuất khẩu hàng hóa là chủ trương kinh tế lớn của đảng và nhà nước ta. Chủ trương này đã được khẵng định trong văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX. Để thực hiện chủ trương của đảng cùng với việc đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, chung ta cần phải tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu. Đây là việc làm cần thiết và cấp thiết hiện nay. Liên minh châu âu (EU) là một tổ chức khu vực lớn nhất thế giới hiện nay, có sự liên kết chặt chẽ và thống nhất, được coi là một trong ba “siêu cường” có vị trí chính trị ngày càng tăng (đó là Mỹ, EU và Nhật Bản). Ra đời vào năm 1951 với 6 nước thành viên (Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, và Luc Xăm Bua) ngay nay EU đã trở thành một tổ chức khu vực tiêu biểu nhất của khối các nước tư bản chủ nghĩa. Sau gần 50 năm phát triển và mở rộng, con số thành viên tới nay là 25 nước.Việt nam chính thức thiết lập mối quan hệ với Liên minh châu Âu 17/7/1995. Các sự kiện quan trọng nào chính nhân tố thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Viết Nam - EU phát triển cả ba lĩnh vực (Thương Mai, Đầu Tư, Viện Trợ), Đặc biệt là thương mại. EU là thị trường lớn có vai trò quan trọng trong thương mại thế giới. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là nhưng mặt hàng mà thị trường này có nhu cầu nhập khẩu hàng năm với số lượng lớn như : hàng dệt may, thuỷ hải sản, giầy dép ....v v. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng trung bình 37.62%/năm thời kỳ 1990 – 2000 và năm 2003 kim ngạch xuất khẩu tăng là 34.8% mặc dù kim ngạch tăng trưởng với tốc độ nhanh. Nhưng phần lớn các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam đều đang gặp trở ngại trên thị trường này do các quy định quản lý nhập khẩu của EU nêu ra. Nếu EU không quản lý chất lượng và hạn ngạch quá chặt chẽ đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thì tổng kim ngạch của Việt Nam sang EU không chỉ nằm ở con số khiên tốn là 15,1% cho tới nay ( các số liệu thống kê của trung tâm tin học & thống kê - Tổng cục hải quan) quá nhỏ bé so với một thị trường rộng lớn như EU. Con số này không tương sứng với tiềm năng của mình. Do vậy vấn đề đặt ra chung ta cần tìm kiếm những giải pháp căn bản để mở rộng khả năng xuất khẩu hàng hoá vào thị trường EU, đồng thời khắc phục những khó khăn trở ngại trong quan hệ thương mại giữa hai bên. B – VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I VÀI NÉT CỦA THỊ TRƯỜNG EU Tập Quán Và Thị Hiếu Tiêu Dùng EU là một thị trường rộng lớn gồm 25 nước thành viên, với 800 triêu người tiêu dùng.Thị trường EU thống nhất cho phép lưu chuyển sức lao động, hàng hoá, dịch vụ và vốn giữa các nước thành viên. EU gồm 25 thị trường quốc gia, mỗi thị trường lại có đặc điểm tiêu dùng riêng. Do vậy, Có thể thấy rằng thị trường EUcó nhu câu rất đa rạng và phong phú về hàng hoá có những loại hàng hoá rất được ưa chuộng ở thị trường pháp, Italia, Bỉ, nhưng không được người tiêu dùng Anh, Ailen, Đan Mạch, và Đức Đón chào. Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị trường tiêu dùng giữa thị trường quốc gia trong khối EU, Nhưng 25 nước thành viên đếu là những quốc gia nằm ở khu vực Tây và Băc Âu nên có điểm tương đồng về kinh tế và văn hoá. Trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên khá đồng đều, cho nên người thuộc khối EU có những điển chung về sở thích và thói quen tiêu dùng một số loại hàng hoá sau. Hàng may mặc và giày dép: Người dân Áo, Đức và Hà Lan chỉ mua hàng may mặc không có chất nhuộm và nguồn gốc hữu cơ (Azo-dyes). Khác hàng EU đặc biệt quan tâm tới chất lượng và thời trang của loại sản phẩm này Thuỷ Hải Sản: Ngưòi tiêu dùng EU không mua những sản phẩm thuỷ hải sản nhập khẩu bị nhiễm chất độc do tác động của môi trường hoạc do chất phụ gia không được phép sử dụng. Đối với các sản phẩm thuỷ hải sản đã qua chế biến, người Châu Âu chỉ sử dụng các sản phẩm đóng gói có ghi rõ tên sản phẩm, nơi sản xuất các điều kiện bảo quản sử dụng, mã số và mã vạch. Người tiêu dùng EU tẩy chay các loại thuỷ hải sản nhập khẩu có chứa khuẩn Salmonella, độc tố Lustamine, nhiễm V.Parahaemoliticus, nhiễm V.cholerae. Người Châu Âu ngày càng ăn nhiều thuỷ hải sản vì họ cho rằng sẽ giảm được béo và vẫn khỏe mạnh. 2 . Kênh Phân Phối. Hệ thống phân phối EU về cơ bản cũng giống như hệ thống phân phối của một quốc gia, gồm mạng lưới bán buôn và bán lẻ. Tham gia vào hệ thống phân phối này là các công ty xuyên quốc gia, hệ thống các của hàng, các công ty bán lẻ động lập ..vv Về Kinh Tế Thương Mại 3.1 Chính sách thương mại nội khối. Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung Châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới lãnh thổ quốc gia biên giới hải quan ( xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phí quân thuế ) để: Lưu thông tự do hàng hoá. Tự do đi lại và cư trú trên toàn lãnh thổ Liên Minh. Lưu chuyển tự do dịch vụ. Lưu chuyển tự do vốn. 3.2 Chính Sách Ngoại Thương Trong sự phát triển kinh tế của EU, ngoại thương đóng vai trò hết sức quan trọng nó đem lại sự tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm trong các ngành sản xuất, ngiên cứu, bảo hiểm, ngân hàng và rất nhiều ngành khác. Do vậy, chính sách phát triển ngoại thương của EU có nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động ngoại thương đi đúng hướng để thực hiện mục tiêu chiến lược kinh tế của Liên Minh. Tất cả các thành viên EU áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoài khối. Chính sách ngoại thương của EU gồm: chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại dự trên cơ sở hiệp định được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau: không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách nay là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ thuật, chông bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. CHƯƠNG II ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU ĐỐI VỚI VỚI MẶT HÀNG ĐANG XUẤT KHẨU Mặt hàng chủ lực Đối với mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Về phía nhà nước cần có những chính sách và biện pháp thích hợp làm động lực phát triển sản xuất và đẫy mạnh xuất khẩu. Về phía doanh nghiệp phải hiểu rõ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng luôn luôn cải thiện môi trường để cải thiện chất lượng hàng hoá, mẩu mã và bao bì cho phù hợp. Các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng tốt nhất các quy chế nhập khẩu của EU để tăng khã năng cạnh tranh của hàng hoá nhằm mục đích giữ vững và mở rộng thị phần, vì đây là các mặt hàng quan trọng của Việt Nam (chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU hàng năm) với sự nỗ lực của nhà nước và các doanh nghiệp thì các mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới có thể đứng vững trên thị trường Liên Minh Châu Âu – một thị trường rộng lớn và khắt khe nhất trên thế giới. Các mặt hàng chủ lực mà Việt Nam đang xuất khẩu chủ lực sang EU là: Giầy dép và sản phẩm ra, hàng dệt may, thuỷ hải sản, cà phê...vv. Ở đây ta xét định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ hải sản làm điển hình.Tuy kim ngạch suất khẩu thuỷ hải sản của Việt Nam sang EU tăng khá nhanh 27.22%/năm nhưng tốc độ tăng trưởng không ổn định và còn các xa tiềm năng xuất khẩu của nước ta. Nguyên nhân chính là do nguông nguyên liệu chua ổn định, hàng thuỷ hải sản chưa đáp ứng tốt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm của EU và còn bị sức ép cạnh tranh rất mạnh từ Thái Lan, Trung Quốc. Thời gian qua ta chủ yếu xuất nguyên liệu và sản phẩm sơ chế nên hiệu quả xuất khẩu còn thấp. Cần phải có các biện pháp khắc phục thực trạng này để đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ hải sản vào thị truường EU. Xây dựng chương trình phát triển nguồn nguyên liệu ổn định tăng nhanh tỷ trọng của nguyên liêụ nuôi.(đầu tư để đánh bát xa bờ và nuôi trồng, chuyển từ quảng canh sang thâm canh tăng năng xuất, cải tiến giống mới để đề phòng dịch bệnh và phát triển ngành có kim ngạch cao như tôm, nhuyễn thể) Chú ý công tác chống thất thoát sau thu hoạch, quản lý chất lượng nguyên liệu và thị trường nguyên liệu. Chú trọng đầu tư để tăng cường năng lực chế biến và cải thiên điều kiện sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.( nâng cấp điều kiện sản xuất và thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP để tăng thêm số lượng nhà máy chế biến thuỷ sản đủ tiêu chuẩn xuất hàng vào EU). Cổ phần hoá các doanh nghiệp chế biến các thủy hải sản xuất khẩu để thu hút vốn nâng cao hiệu quả đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát huy tính năng động trong việc đa dạng hoá sản phẩm và tìm hiểu thị trường tiêu thụ. Tăng cường công tác tiếp thị để nắm bắt kiệp thời những thay đổi và sở thích tiêu dùng trên thị trường EU nhằm cung cấp đúng những sản phẩm theo các thời điểm trong năm Tiềm năng khai thác thuỷ hải sản của nước ta là rất lớn mà EU là thị trường tiêu thụ lớn trên tế giới. Chìa khoá để mở cánh cửa thị trường này là chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Do vậy, chúng ta cần phải nhanh chóng thực hiện đồng bộ những biện pháp trên để hàng thuỷ hải sản của nưóc ta có thể chiếm lĩng và mở rộng thị phần tại thị trường EU. Các mặt hàng đang được người tiêu dùng ưa chuộng Các mặt hàng hiện có doanh số bán sàng EU tăng nhanh, như: hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ gia duụng ..vv. Đây là thuận lợi cho xuất khâu của nước ta sang thị trường này nên chúng ta cần có những chiến lược và chính sách xuất khẩu lâu dài để tạo chỗ đứng vững chắc cho tương lai. + Đối với hàng thủ công mỹ nghệ: Xây dựng quy hoạch phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề và vùng nguyên liêu phục vụ cho sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cần phải thuê chuyên gia nước ngoài để thiết kế mẫu mã kiểu dáng. Giải quyết mọi vướng mắc do chế độ thuế gây ra cho hàng thủ công mỹ nghệ. Công nghiệp hoá hoạc cơ giới hoá một số khâu để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Chú trọng đầu tư về vốn, nhất là vốn để cải tiến công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất những mặt hàng đang được ưa chuộng ở EU. + Đối với đồ gỗ gia dụng. Các doanh nghiệp nước ta cần phải thực hiện một số biện pháp: Đẩy mạnh. mở rộng công nghiệp sản suất gỗ ván ép và tận dụng nguyên liệu, tránh bị tác động bởi thời tiết. Mở rộng nghiên cứu sản xuất bàn ghế lắp ghép hoạc liên doanh lắp ghép đồ gỗ, song may tại thị trường tiêu thụ tránh chi phí vận chuyển cao. Đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu phong phú của thị trương EU. Tích cực và chủ động tìm hiểu kênh phân phối và đẫy mạnh xuất khẩu hàng hoá voà EU – thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất hiện nay. ĐỐI VỚI MẶT HÀNG XUẤT KHẨU MỚI, HIỆN NAY VÀ ĐANG PHÁT TRIỂN + Thực phẩm chế biến: Thị trường EU có nhu cầu lớn về thực phẩm chế biến, như thịt gia súc và gia cầm, nông sản chế biến. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này thì vấn đề thực phẩm là phải đặt lên hàng đầu mà hiện nay chúng ta mới xuất khẩu thực phẩm nguyên liệu nên hiệu qủa kinh tế chưa cao. Để khắc phục hiện tượng này và đây mạnh xuất khẩu sản phẩm chế biên sang thị trường EU. Thì chúng ta cần chú trọng đầu tư nghiên cứu nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng và đầu tư vốn công nghệ vào sản xuất để tạo ra sản phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. + Hàng điện tử - tin học: Là mặt hàng có nhiều triển vọng xuất khẩu sang EU. hiện nay chúng ta chủ yếu nhập linh kiện và lắp ráp và xuất khẩu. Vì vậy hiệu quả còn thấp. Do đó để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng này ta phải tăng tỉ lệ nội địa hoá sản phẩm. CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU GIẢI PHÁP TỪ NHÀ NƯỚC Hoàn thiện hành lang pháp ly tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu Rà soát lại hệ thống luật để điều chỉnh lại các quy định không cón phù hợp hoạc chưa được rõ, trước hết là luật thương mại, luật đầu tư nước ngoài và khuyến khích luật đầu tư trong nước. Về luật thương mại: Cần mở rộng phạm vi điều chỉnh cho phù hợp với quy định của WTO Cần quy định chặt chẽ và cụ thể hơn về mọi hoạt động thương mại và liên quan đến thương mại cho phù hợp với su hướng mở của thị trường và su hướng hội nhập về khuyến khích sản xuất và xuất khẩu Về đầu tư nước ngoài: Cần đưa thêm các quy định để đảm bảo các quy tắc đối sử quốc gia trong các lĩnh vực như các biệt pháp đầu tư có liên quan đến thương mại, dịch vụ. Cần mở của hơn, tầm nhìn lâu dài hơn, thì mới thu hút được đầu tư. Về luật khuyến khích đầu tư trong nước, cần quy định lại rõ hơn về nhành nghề khuyến khích đầu tư để khắc phục tình trạng không rõ ràng giữa “thay thế nhập khẩu” và “định hướng nhập khẩu”. Có lộ trình thống nhất hai luật đầu tư nay thành một bộ luật chung về khích đầu tư. Tiếp tục đẩy khuyến mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thường mại theo hướng xoá bỏ các thủ tục phiền hà và phấn đấu ổn định môi trường pháp lý để tạo tâm lý tin tưởng cho doanh nghiệp, khuyến khích họ chấp nhận bỏ vốn đầu tư lâu dài, phấn đấu làm cho chính sách thuế xuất nhập khẩu có định hướng nhất quán để không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong tính toán hiệu quả kinh doanh. Giảm dần tiến tới ngừng áp dụng các lệnh cấm, lệnh ngừng nhập khẩu tạm thời, tăng cường tính đồng bộ của cơ chế chính sách. Phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trương EU Nhà nước cần có chính sách cụ thể để phát triển ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU thông qua sụ hổ trợ về vốn, ưu đải về thuế và tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh cho các doanh ngiệp, việt nam có thể phát triển được nền sản xuất nội địa (phát triển kinh tế nền kinh tế vùng). Đồng thời nâng cao được khả năng cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường EU: Ví Dụ: Đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực( chếm hơn 1/2 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU) là giầy dép và dệt may, do có đặc thù riêng trong sản xuất và xuất khẩu: Ta chủ yếu làm gia công cho nước ngoài nên hiệu quả kinh tế mang lại thấp. Hơn nữa do gia công theo đơn đặt hàng và sản xuất theo đơn đặt hàng nước ngoài nên doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn bị động về mẫu mã, sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Đây là điểm yếu trong xuất khẩu hai mặt hàng này của ta. Bởi vậy nhà nước cần có chính sách cụ thể khuyến khích doanh nghiệp tự sản xuất và xuất khẩu trực tiếp sang EU và đầu tư vốn và đổi mới công nghệ trong quá trình sản xuất để cải tiến sản sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng EU, nâng cao chất lượng tăng cường xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu theo phương thức mua đứt bán đoạn, đẫy mạnh xuất khẩu trực tiếp sản phẩm có tỷ lệ nội địa hoá cao và tiến tới xuất khẩu sản phẩm 100% nguyên liệu trong nước nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu hai mặt hàng này. Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Để triển khai hoạt động hổ trợ này nhà nước Việt Nam nên thực hiện các biện pháp sau đây: Sử dụng có hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp được vay vốn với lãi xuất thấp, giải quyết được khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị. Đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở pháp luật giữa các thành phần kinh tế . Xúc tiến thành lập ngân hàng chuyên doanh của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp lớn với sự hổ trợ của nhà nướcvà các tổ chức quốc tế. Mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn vốn vừa và nhỏ. Thực hiện lãi xuất ưu đải cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh xuất khẩu sang EU. GIẢI PHÁP TỪ DOANH NGHIỆP 2.1 Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào thị trường EU Có nhiều phương thức để các doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường EU, như: Xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu trực tiếp, liên doanh, đầu tư trực tiếp. Mỗi phương thức thâm nhập thị trường trên đây có những ưu thế và hạn chế riêng. Xuất khẩu qua trung gian là con đường mà phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng để thâm nhập thị trường EU ở thời kỳ ban đầu của doanh nghiệp, mới khai phá thị trường này (khi mà thị trường dang còn mới mẽ với doanh nghiệp). Xuất khẩu trực tiếp là con đường chính thâm nhập thị trường EU hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam. Hình thức này thích hợp với thời kỳ sau khai phá khi mà qui mô còn nhỏ bé và các mặt hàng còn phân tán. Cần đầu tư trực tiếp và liên doanh. Đấu tư trực tiếp không phải là hướng chính trong thời gian trước mắt nhưng chí ít nó cũng cần thiết trong một số lĩnh vực, như các cơ sở tiếp thị và dịch vụ. Liên doanh có thể dưới hình thức sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hoá của các công ty nổi tiếng. Chẵng hạn như kinh nghiệm xuất khẩu của đài loan lĩnh vực này rất đáng chú ý trên thực tế các nhà xuất khẩu của Đài Loan đã đưa hàng của mình sang EU dưới danh nghĩa của nhiều công ty nước ngoài nổi tiếng. Nguyên nhân các doanh nghiệp Đài Loan phải dùng hình thức này để thâm nhập thị trường này vì người tiêu dùng ở thị trường này thích và có thói quen sử dụng những sản phẩm có nhãn hiệu nỗi tiếng, chất lượng là yêú tố quyết định tiêu dùng đối với phần lớn các mặt hàng được tiêu thụ trên thị trường này chứ không phải giá cả. Do vậy liên doanh dưới hình thức sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hoá, tên thương phẩm có thể sẽ là biện pháp tối ưu nhất để các nhà xuất khẩu Việt Nam thâm nhập vào thị trường này. Lựa chon phương thức thích hợp và chủ động thâm nhập vào các kênh phân phối trên thị trường EU. Với đặc điểm của các kênh phân phối EU đã được trình bầy cơ bản ở trên. các doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện các giải pháp sau để thâm nhập vào các kênh phân phối nay. Thứ nhất: Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam do tiềm lực kinh tế hạn chế nên có thể liên kết với các cộng đồng người Việt Nam hoạc liên doanh với các công ty ở ước ngoài để đầu tư sản xuất và xuất khẩu vào EUnhững mặt hàng mà trị trương này đang có nhu cầu lớn như dệt may, giày dép, đồ gỗ gia dụng, đồ gỗ mỹ nghệ....Hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh. Thư hai: Đối với các doanh nghiệp lớn (thường là doanh nghiệp nhà nước) có tiềm lực kinh tế mạnh hơn có thể liên doanh để trở thành công ty con của các công ty xuyên quốc gia EU. bằng cách này các doanh nghiệp có thể thâm nhẩp trực tiếp vào kênh phân phối chủ đạo trên thị trường EU vì các công ty xuyên quốc gia EU đóng vai trò chủ chốt trong các kênh phân phối này Các nhà nhập khẩu thuộc các công ty xuyên quốc gia EU thường nhập khẩu hàng từ các xí nghiệp, nhà máy thuộc tập đoàn của mình và các nhà thầu có quan hệ bạn hàng lâu dài sau đó đưa hàng vào mạng lưới tiêu thụ (hệ thống xiêu thị, của hàng, công ty bán lẽ độc lập...). Ngoài việc quan tâm tới những mặt hàng xuất khẩu thích hợp vào thị trường EU thì các doanh ngiệp phải chú trọng tới việc lựa chọn phương thức thích hợp để thâm nhập vào kênh phân phối trên thị trường EU. Như vậy mới có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này được. 2.2 Tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý để tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường EU EU là thị trường tiêu dùng khắt khe trên thế giới và có rào cản kỹ thuật mà hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển rất khó vượt qua, qua các đặc điểm đã phân tích ở chương 1 có thể nhận thất rằng, nguồng hàng thích hợp với thị trường EU là nguồn hàng đa dạng, và phong phú về chủng loại, khối lượng lớn, cung ổn định, thoả mãn thị hiếu người tiêu dùng. Các doanh nghệp Việt Nam muốn xâm nhập và mở rộng thị phần tại EU thì không còn các nào khác là phải tạo được nguồn hàng xuất khẩu thích hợp với thị trường này. Trên thị trường, giá cả có thể rất quan trọng, nhưng tại EU chất lượng là yếu tố được quan tâm hàng đầu đối với phần lớn các mặt hàng được tiêu thụ. Người tiêu dùng ở đây không chỉ quan tâm tới chất lượng sản phẩm mà cả dịch vụ khách hàng, bao gồm cả dịch vụ sau bán hàng. Do đó, cần đâu tư cho các khâu quảng cáo, tiếp thị, cải tiến công nghệ, nghiên cứu phát triển để tạo ra xự khác biệt giữa sản phẩm của mình với đối thủ cạnh tranh, bí quyết ở đây là tính sáng tạo. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải ngiên cứu thị trường để nắm bắt được đặc điểm và thị hiếu người tiêu dùng, từ đó đưa ra các phương pháp phù hợp để cải tiến và đa dạng hoá sản phẩm, tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường EU nhằm đạt được mục đích là tăng khối lượng hàng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang thị trường này. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất và chú trọng đầu tư chiều sâu để nâng cao năng xuất, chất lượng, giá trị gia tăng, đa dạng hoá sản phẩm và hạ giá thành đối với từng mặt hàng cụ thể nhằm tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường này. Đầu tư vốn và thiết bị, máy móc, công nghệ tiên tiến, hiện đại và đồng bộ vào quá trình sản xuất để nâng cao năng xuất chất lượng sản phẩm . Muốn tạo ra được một nguồn hàng thích hợp với thị trường EU thì các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý vì đây là hai yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, có tính quyết định đối với việc cho ra đời một sản phẩm như thế nào. Đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh Các doanh nghiệp Viêt Nam nên đẩy mạnh việc áp dụng thương mại điện tử vì thương mại điện tử mang lại cho các doanh nghiệp những lợi ích to lớn. Website của doanh nghiệp được ví như là trung tâm thông tin, văn phòng đại diện và của hàng bán lẽ của doanh nghiệp đó ở mọi nơi, mọi lúc trên mọi phương tiện. Trang web của văn phòng được coi là văn phòng ảo, bởi nó góp phần xây dựng uy tín, đẵng cấp cho doanh nghiệp . LỜI KẾT Vậy để nước ta là một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá và theo nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX vào năm 2020 để đạt đựơc điều này thì trong 10 năm 20 năm tới cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đẩy mạnh theo hướng: tăng tỷ trọng ngành chế biến, chế tạo,và các ngành chủ lực của nước ta như các ngành dệt may và giầy da và các ngành truyền thống khác ...vv. Để cơ cấu những ngành xuất khẩu như trên trong tương lai thì nhà nước ta nhà nước ta cần có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp trên như đẩy mạnh cải tiến hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng xoá bỏ các thủ tục phiền hà, và phấn đấu ổn định môi trương pháp lý để tạo tin tương tưởng cho các doanh nghiệp, khuyến khích họ bỏ vốn đầu tư lâu dài phấn đấu làm cho chính sách thuế xuất nhập khẩu có định hướng nhất quán để không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong tính toán hiệu quả kinh doanh. Giảm dần tiến tới ngừng áp dụng các lệnh cấm, lệnh ngừng nhập khẩu tạm thời, tăng cường tính đồng bộ của cơ chế chính sách. Đồng thời cần làm trong sạch và xử lý nghiêm minh những các doanh nghiệp có nhưng hành vi làm sai luật thương mại như (trốn thuế, và các doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả, nợ ngân hàng quá nhiều có thể dẫn tới phá sản ....vv) để tạo lòng tin cho các doanh nghiệp khác nhất là các doanh nghiệp nước ngoài. Về phía Doanh nghiệp cần nhận thức rằng khi xuất khẩu sang thị trường EU là thị trường EU là một thị khắt khe nhất trên thế giới và có rào cản kỷ thuật mà hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển rất khó vượt qua. Vì thế các doanh nghệp các doanh nghiệp của nước ta cần phải tăng cường áp dụng các hệ thống quản lý: ISO 9000, ISO 14000 và HACCP bằng cách đâu tư vố và thiết bị, máy móc công nghệ tiên tiến, hiện đại và đồng bộ vào quá trình sản xuất để nâng cao năng xuất chất lượng sản phẩm. Hơn nữa muốn tạo ra được một nguồn hàng thích hợp với thị trường EU thì các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý vì đây là hai yueú tố quan trọng của quá trình sản xuất có tính quyết định đối với việc cho ra đời một sản phẩm như thế nào. Tóm lại, khả năng mở rộng và phát triển xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU là rất lớn, vấn đề đặt ra ở đây là Việt Nam phải nhanh chóng giải quyết những tồn tại và khắc phục các mặt hàng để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU phát triển tương xứng với tiềm năng kinh tế của ta đáp ứng nhu càu nhập khâu của thị trường EU. MỤC LỤC A – LỜI NÓI ĐẦU 1 B – VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I 2 VÀI NÉT CỦA THỊ TRƯỜNG EU Tập Quán Và Thị Hiếu Tiêu Dùng 2 . Kênh Phân Phối 3. Về Kinh Tế Thương Mại Chính sách thương mại nội khối. 3.2 Chính Sách Ngoại Thương CHƯƠNG II ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU 1. Đối Với Mặt Hàng Đang Xuất Khẩu 4 1.1 Mặt hàng chủ lực 1.2 Các mặt hàng đang được người tiêu dùng ưa chuộng 2. Đối Với Mặt Hàng Xuất Khẩu Mới, Hiện Và Đang Phát Triển CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU 7 Giải Pháp Từ Nhà Nước 1.1 Hoàn thiện hành lang pháp ly tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu 1.2 Phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trương EU 1.3 Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu. 2. Giải Pháp Từ Doanh Nghiệp 2.1 Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào thị trường EU Tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý để tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường EU 2.3 Đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh LỜI KẾT 12 CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1 - Thị trường EU và khả năng xuất khâu hàng hoácủa việt nam 2 - Đổi Mới Chính Sách Nhằm Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Hoá Việt Nam Trong Qúa Trình Hội Nhập Quốc Tế – Kinh Doanh Với Thị Trường EU – Hướng Phát Triển Thị Trường Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Tới Năm 2020 – Các Tạp Chí Ngoại Thương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxngoai thuong 1.docx
Tài liệu liên quan