Tiểu luận Đóng góp của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn vào tiến trình hiện đại hóa văn hóa Việt Nam thế kỷ XX

LỜI MỞ ĐẦU Nền văn học Việt Nam như một đại dương rộng lớn nơi trăm ngàn con sông cùng đổ về vượt qua mọi trở ngại không gian thời gian. Hiện nay trước những vấn đề mới của đời sống xã hội, văn học ngày càng đi vào những góc khuất, những uẩn khúc trong tâm lý, tư tưởng của con người hiện đại với một nghệ thuật biểu hiện ngày càng dày dặn trưởng thành. Như một sự thai nghén, truyền lại tự bao đời, để có được gương mặt như hôm nay văn học nước nhà đã tự đấu tranh, làm mới mình , phá băng mọi cản trở, đào thải mọi xu thế không hợp thời trên con đường đi của mình. Từ một nền văn học viết nặng sùng cổ, quy phạm, ước lệ gò bó ý thức cá nhân của con người nay tiếng nói trong văn học là tiếng nói tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc. Một trong những đóng góp vào con đường đi lên của văn học đó chính là những cách tân trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn trong giai đoạn văn học 1930- 1945. Vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX, văn chương Việt Nam bước vào một chặng đường lịch sử mới bừng sáng và khởi sắc lạ thường. Vượt qua ảnh hưởng của văn học Trung Quốc nền văn học nước nhà có sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân sâu sắc. Để có được sự bứt phá đó bản thân đời sống xã hội và đời sống văn học đã có những ảnh hưởng vô cùng to lớn. Quá trình Đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ do tác động của cuộc khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp. Đô thị mới mọc lên nhanh theo đà của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Các giai cấp mới xuất hiện với những lối sống mới lan tràn khắp thành phố. Họ muốn sống và giải trí trong môi trường đua chen náo nhiệt, khát khao cái mới lạ. Ý thức cá nhân nảy nở lấn át ý thức cộng đồng xưa cũ. Cuộc sống dư dật khiến các tầng lớp có nhu cầu giải trí bằng sách báo khoả lấp cuộc sống tầm thường đơn điệu. Cuộc sống khó khăn, chật vật khiến những kẻ khốn khổ tìm đến văn học như đi tìm một tâm hồn đồng điệu. I. Những đóng góp về nội dung tư tưởng của tiểu thuyết 1. Con người cá nhân xuất hiện như một vấn đề của văn học và xã hội. 2. Tiểu thuyết TLVD thể hiện tinh thần dân tộc thầm kín. II. Những cách tân trong nghệ thuật của tiểu thuyết tự lực văn đoàn. 1.Những cách tân về kết cấu và cốt truyện. 2. Cách tân về kết cấu Tiểu thuyết. 3. Cách tân trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. 4. Cách tân trong ngôn ngữ và giọng điệu tiểu thuyết TLVĐ. Danh mục tài liệu tham khảo :

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2184 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đóng góp của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn vào tiến trình hiện đại hóa văn hóa Việt Nam thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một cơn gió lạ vào cuộc sống đơn điệu của con nguời và bức tranh văn học đã cũ kỹ cần phải đổi thay. Sự ra đời của chữ quốc ngữ cùng sự phát triển của báo chí và văn học dịch thuật đã tác động vào thị hiếu đọc của độc giả. Bên cạnh những tiền đề khách quan đó bản thân đời sống văn học cũng có sự đổi thay. Giai đoạn này chứng kiến sự ra đời của một lớp nhà văn mới với quan niệm văn là một nghề. Họ hầu hết là những trí thức Tây học chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền giáo dục phương Tây. Bên cạnh những thể loại cũ nhiều thể loại văn học mới ra đời đáp ứng đòi hỏi phải phản ánh chân thực, tinh tế đời sống xã hội. Từ một nền văn học trọng cổ lắm lễ nghi, coi trọng chung hơn riêng, phân biệt phú quý tiện sang, đạo lý hơn nghệ thuật đến giai đoạn này ý thức cá nhân được khẳng định. Ngay từ đầu thế kỉ xx, với những tác phẩm như : Quả Dưa Đỏ của Nguyễn Trọng Thuật, Trùng Quang Tâm Sử của Phan Bội Châu, Tiền bạc bạc tiền của Hồ Biểu Chánh, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách..vv…đã thể hiện bước thay đổi lớn trong nghệ thuật và nội dung phản ánh của văn học. Nhưng phải đến tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn văn học Việt Nam mới có những cách tân mạnh mẽ hơn. Tự Lực Văn Đoàn gồm các thành viên chính : Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Thế Lữ, Tú Mỡ, Xuân Diệu. Cơ quan ngôn luận của nhóm là tờ báo Phong Hoá sau đổi tên thành tờ Ngày Nay (vào năm 1936) với 6 tôn chỉ rõ ràng như : không khuất phục lễ giáo phong kiến, hăng hái theo con đường mới, lấy lương tri mà xét đoán theo lẽ phải...vv.. Tự Lực Văn Đoàn ra đời với cơ quan ngôn luận của mình có vai trò quan trọng trong việc cổ vũ phong trào Âu hoá, đấu tranh cho cái mới, trao giải thưởng cho các tác phẩm văn học xuất sắc từ đó khích lệ sáng tạo nghệ thuật. Đồng thời với những hoạt động xã hội của mỗi thành viên Tự Lực Văn Đoàn góp phần đấu tranh cho những cải cách xã hội cho dù còn mang nhãn quan tư sản. Trên đây là những nét khái quát về tiền đề ra đời giai đoạn văn học 1930 - 1945 cùng sự xuất hiện của nhóm TLVĐ. Những cách tân quan trọng của tiểu thuyết TLVĐ trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật đến nay càng được nhìn nhận thẳng thắn và đúng đắn. I. Những đóng góp về nội dung tư tưởng của tiểu thuyết TLVĐ. 1. Con người cá nhân xuất hiện như một vấn đề của văn học và xã hội. 1.1 Con người cá nhân khẳng định sự xung đột với gia đình truyền thống. Đánh giá về tiểu thuyết TLVĐ, GS Nguyễn Văn Trung (ĐH Văn khoa Sài Gòn) khẳng định: “ Nếu nhìn con người theo tiến trình lịch sử có thể coi con gnười trong tác phẩm của nhiều nhà văn Tự Lực Văn Đoàn tiêu biểu cho giai đoạn đầu tiên của diễn tiến đó, nghĩa là giai đoạn tự giác. Tự giác là khởi điểm cho sự thức tỉnh…”. Những cây bút TLVĐ được hấp thụ một nền văn minh phương Tây nơi ý thức cá nhân phát triển cao độ nên trong tác phẩm của mình họ luôn lên tiếng đòi tự do yêu đương, tự do kết hôn và chống lại sự can thiệp thô bạo của lễ giáo phong kiến trong gia đình truyền thống. Cả một thời kì dài trong lịch sử dân tộc và lịch sử văn học con người bị gò bó trong những khuôn phép lễ nghi “ tam tòng tứ đức”, “tiết hạnh khả phong”..vv..Trong văn chương, nhà văn không dám bộc lộ cái tôi cá nhân của mình thay vào đó là cái ta cộng đồng. Đến các nhà nho tài tử ý thức cá nhân đã xuất hiện. Chính những đứa con hư của giai cấp phong kiến đã sáng tác ra những khúc ngâm chứa chan tình cảm, ngợi ca tình yêu tự do. Mối tình Dao Tiên và Lương Sinh trong Hoa Tiên, Kiều với Kim Trọng trong Truyện Kiều, Nguyễn Khắc Hiếu và Chu Kiều Oanh trong Giấc Mộng Con..vv..là những cuộc tình không bị thế lực nào ngăn cấm . Tuy nhiên đó cũng chỉ là thứ tình yêu trong mộng tưởng, không được xây dựng giữa đời thực. Ngay trong Tố Tâm, tình yêu của Đạm Thuỷ và Tố Tâm cũng không thể vượt qua lễ giáo phong kiến để đến với hạnh phúc. Được tiếp thêm ngon lửa đấu tranh ấy, tiểu thuyết TLVĐ đã thắp sáng hơn tinh thần vì tình yêu tự do, vì quyền sống của con người. 8/10 tác phẩm của các nhà văn TLVĐ viết về tình yêu tự do, về quyền lựa chọn hạnh phúc riêng của mình trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự khẳng định con người cá nhân đó có thể kà trong tình yêu, trong thế giới nội tâm, trong những ước mơ về cải cách xã hội. Lan, một cô gái ngoan ngoãn đã không nghe theo lời chú lấy người chồng mà mình không yêu trong tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên. Nàng bỏ đi tu ở chùa Long Giáng, Bắc Ninh. Ở đó, nàng gặp Ngọc, cháu của sư cụ trụ trì chùa này. Tình yêu của họ đã nảy sinh thật trong sáng và chân thành. Họ yêu nhau trong tâm tưởng. Đó là một thứ tình yêu thoát tục, nguyện yêu nhau dưới bóng từ bi phật tổ. Lan hoàn toàn có ý thức về quyền sống cá nhân. Là một thanh niên trong xã hội mới Lan có quyền tổ chức lấy cuộc sống riêng của mình, không bị ai can thiệp làm thay đổi. Nàng đi tu rồi tìm đến tình yêu cũng đều là tự nguyện. Đây là sự phản ánh ý thức cá nhân ban đầu của con người đòi hỏi được định đoạt cuộc sống của mình cho dù đó là một thứ tình yêu mộng tưởng, phi nhục Trong Nửa chừng xuân, Khái Hưng tiếp tục khai thác cuộc đấu tranh khi âm thầm, khi kịch liệt, căng thẳng giữa tình yêu tự do và quan niệm cổ hủ của gia đình phong kiến, đấu tranh giữa cũ và mới. Để phục vụ tư tưởng đó nhà văn đã tô đậm hình ảnh nhân vật bà Án - mẹ của Lộc, một bà quan cay nghiệt và ác độc. Bà ta đã đuổi Mai khỏi nhà khi nàng sắp đến ngày sinh nở, bỏ ngoài tai những lời van xin khẩn thiết của Mai. Với bà Mai không có giá trị gì hết hơn thế nữa bà ta chỉ coi nàng là: “đồ liễu ngỏ hoa tường”, khốn nạn vô giáo dục, hạ lưu không xứng đáng với con trai bà. Hình ảnh bà Án vừa đại diện cho sự tàn ác vô nhân tính vừa đại diện cho những cổ hủ của đại gia đình phong kiến. Bà khư khư ca tụng và bảo vệ các thứ lễ nghi phong kiến lỗi thời với đạo luân thường tam tòng tứ đức và xem đó là khuôn vàng thước ngọc. Với đầu óc trì trệ đó đã dẫn đến hành dộng bất công vô lý của bà: ngăn cấm tình yêu của Mai và Lộc, chia rẽ đày đọa mẹ con Mai không chút xót xa. Trái lại, Mai là một cô gái giàu tình yêu thương và nghị lực phi thường. Cô khát khao tình yêu tự do và khẳng định đó là quyền của tuổi trẻ. Tuy vậy Mai không có lối sống lố lăng, buông thả. Mai được dạy dỗ trong một nền giáo dục đúng đắn của cha - một ông đồ đạo Khổng nhưng tri thức và tư tưởng đã vượt ra khỏi vòng kiềm tỏa của Nho giáo. Cụ luôn dạy Mai biết thương người. Điều đó còn quý hơn cả lễ nghi. Vì thế, Mai được nuôi dưỡng trong một nền học thức đúng đắn tiến bộ mà giàu tình bác ái. Là vợ, Mai sống tình cảm, đằm thắm, thuỷ chung. Lâm vào cảnh khốn cùng, bị nguời yêu phụ bạc, Mai vẫn một lòng đoan chính vượt qua mọi cám dỗ cuộc sống. Cô sẵn sàng tha thứ cho sự bạc nhược và thiếu thuỷ chung của Lộc. Tình yêu của hai người được nối lại trong tâm hồn. Họ cùng hướng tới một lý tưởng cao hơn. Đó là tình yêu đất nước, nhân loại. Tuy vậy, đây là chi tiết có phần xa thực tế và gượng ép nhằm thể hiện nhân cách cao đẹp của Mai. Mai mang vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống: duyên dáng, thuỷ chung, nhân hậu và vị tha. Nhưng cô cũng là con người thông minh, sắc sảo không chịu cúi đầu trước lễ giáo phong kiến. Cô sẵn sàng tranh đấu bảo vệ tình yêu tự do đến cùng. Trong những lần đối mặt trực tiếp với bà Án, cô đã khiến bà ta bẽ mặt bởi sự cứng cỏi của mình. Mai như thách thức tất cả, không chịu lùi Cuộc đấu tranh gay gắt này diễn ra trên nền cuộc xung đột cũ - mới đang bắt rễ ngấm ngầm hay kịch liệt trong từng gia đình, trong mỗi con người. Đã đến lúc cái cũ phải lùi về hậu trường cho cái mới lên ngôi. Chính nhân vật Huy trong Nửa chừng xuân đã tuyên bố trước mặt bà Án: “ Cụ tức là biểu hiện tức là đại diện cho nền luân lí cũ mà tâm trí chúng cháu đã trót nhiễm tư tưởng mới, hiểu nhau khó khăn lắm thưa cụ. Cụ với bọn hậu sinh chúng cháu như hai con sông cùng một nguồn, cùng chảy ra bể, như một dòng chảy theo một phía dốc bên sườn núi gặp nhau sao được”. Nếu như với Nửa chừng xuân cuộc đấu tranh cũ và mới, xung đột giữa tình yêu tự do với lễ giáo phong kiến có phần kịch liệt thì đến Lạnh Lùng Nhất Linh lại lách cây bút của mình vào một khía cạnh không kém phần hấp dẫn. Qua nhân vật Nhung, một cô gái đang ở tuổi tràn đầy khát vọng yêu đương thì phải khoá xuân giữ danh tiếng:“ tiết hạnh khả phong”. Nhà văn muốn cho chúng ta thấy sự vô lý, phi nhân tính của thứ lễ giáo phong kiến cứng nhắc phải vứt bỏ. Cuộc đấu tranh ấy xảy ra thường xuyên trong nội tâm nhân vật chính nhất là từ khi gặp và yêu Nghĩa. Nhung luôn có sự giằng xé giữa nguyện vọng của trái tim và danh tiếng hão huyền trói buộc cô bấy nay. Đó cũng là khi cô cảm thấy lo sợ, tiếc nuối tuổi xuân sắp qua của mình. Một tương lai mờ mịt ám ảnh cô. Nhung đã tự ý thức được giá trị và quyền sống tự nhiên của mình. Nhưng trước mắt cô còn có bao nhiêu trở ngại. Trước tiên, đó là bà mẹ chồng tuy đã biết tình yêu vụng trộm của Nhung và Nghĩa nhưng vần cố che đậy để giữ danh tiếng. Sau nữa chính là con người thứ hai trong Nhung. Tất cả đã phơi bày cuộc sống giả dối với thứ danh hão để phỉnh phờ kiềm toả tình cảm và khát vọng yêu đương chính đáng của người phụ nữ trong gia đình phong kiến. Những con người ấy họ có quyền được hưởng hạnh phúc, được giải phóng khỏi nhà chồng để sống cái đời riêng của họ. Đúng như tên tác phẩm Đoạn Tuyệt của Nhất Linh là một khai phá con đường mới cho con người. Nhà văn khẳng định con người có thể thoát ra khỏi vòng kiềm toả của gia đình phong kiến với những mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu và với chính người chồng của mình. Tuy phải lấy một người chồng mà cô không yêu nhưng Loan đã chiều theo ý cha mẹ và sẵn lòng hòa hợp cùng gia đình nhà chồng. Chi tiết Loan đạp đổ cái hoả lò trong ngày cưới tuy mang tính gượng gạo nhưng nhà văn muốn hé mở cho người đọc thấy dấu hiệu phản kháng, thách thức với gia đình nhà chồng ở nhân vật Loan. Tưởng đã yên ấm bên người chồng nhu nhược nhưng nàng đã phải chịu đựng những cư xử tàn ác của mẹ và em chồng. Từng lời mỉa mai, chửi rủa cay độc của bà Phán được nhà văn đặc tả khiến người đọc có cảm tưởng “ Nhất Linh đã đi làm dâu một lần rồi”. ( Hà Văn Tiếp - Đàn bà mới 26/8/1935). Để tăng thêm sự phê phán kịch liệt với những vô lý của đai gia đình phong kiến nhà văn đã tạo nên tình huống con trai của Loan ốm và chết. Thủ phạm không ai khác chính là bà Phán. Sự u mê, cổ hủ tin vào thầy lang đã dẫn đến cái chết của đứa bé. Tội ác đã bị lên án kịch liệt. Không dừng lại ở đó, bà ta còn đổ lỗi cho Loan trong cái chết đáng thương ấy và cưới ngay cho con mình một cô vợ mới. Thái độ của tác giả thể hiện rõ qua thái độ của Loan. Cô khinh bỉ người vợ lẽ của Thân và quyết liệt chống trả. Những hành động và lời nói của Loan càng ngày càng mạnh mẽ, kiên quyết hơn. Nhất Linh đã thuật lại chân thực cuộc xung đột của Loan với chồng và mẹ chồng. Cái chết của Thân vừa là sự vô tình vừa là dụng ý của nhà văn. Đó là cơ hội để Loan đứng trước tòa án, trước dư luận lên tiếng kêu oan và đòi quyền sống cho mình. Lời nói của vị luật sư cũng chính là tư tưởng của nhà văn rất đúng đắn và xúc động. Cả tòa án lặng đi và lẽ phải đã chiến thắng. Truyện có kết thúc mở để người đọc tự suy ngẫm. Một cuộc đời mới sẽ đến với Loan hứa hẹn nhiều hạnh phúc và chắc chắn cô sẽ được sống tự do với tình yêu của mình. Lần đâu tiên Loan cảm nhận được niềm hạnh phúc ấy, cảm nhận được khí trời trong trẻo và ấm áp lạ kì. (*) Tự Lực Văn Đoàn. Cuộc xung đột và đấu tranh của con người để thoát khỏi gia đình truyền thống thể hiện trên nhiều góc cạnh đa dạng của tác phẩm. Đó là xung đột cái cũ và cái mới, khẳng định tình yêu tự do vượt lễ giáo. Các mối tình trong tiểu thuyết TLVĐ (*) hầu hết không môn đăng hậu đối. Tình yêu đi theo nhịp đập của trái tim chứ không theo sự xắp xếp của cha mẹ. Đó không phải là thứ tình yêu tài tử giai nhân hay những mối tình theo thông lệ xã hội. Mối tình của Dũng và Loan trong Đoạn Tuyệt, Mai và Lộc trong Nửa chừng xuân, Trương và Tuyết trong Đời mưa gió, Nhung và Nghĩa trong Lạnh Lùng..vv..Tất nhiên, để đến được với hạnh phúc họ gặp vô vàn những cản trở của gia đình trọng phú quý, cổ hủ và chính từ phía bản thân họ. Thế nhưng những rung động tinh tế trong tâm hồn mỗi nhân vật thì không thể nào giấu nổi. Có thể nói một trong những cách tân quan trọng về nội dung tiểu thuyết TLVĐ là thay đổi cách nhìn về con người. Nhà văn đưa con người ra đấu tranh trực diện với xã hội cũ. Kết thúc tác phẩm có thể là những tương lai sáng lạn cho nhân vật hoặc còn để lại nhiều trăn trở trong lòng người đọc. 1.2. Con người cá nhân trong việc thể hiện thế giới nội tâm. Phản ánh thế giới nội tâm là cách để tái hiện trọn ven con người theo đúng nghĩa. Truyện kể dân gian chỉ chú ý kể hành động của nhân vật. Thế giới nội tâm trong tác phẩm văn học Trung Đại có được chú ý nhưng chủ yếu qua tả cảnh, trao đổi thư từ và lối văn xướng họa. Vào đầu thế kỉ xx là sự ra đời tiểu thuyết của Trọng Khiêm, Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh..vv.. Thê giới nội tâm được miêu tả chân thật hơn. Song, nghệ thuật miêu tả thời kì này vẫn không thể vượt lên khỏi hoàn cảnh của tiểu thuyết chương hồi, không chiếu sáng được sự phân tích tâm lý vào nhân vật. Ngay cả Tố Tâm và Đạm Thuỷ cũng chỉ biết cách bày tỏ tình yêu qua thư từ, viện đến thơ đường luật. Đến tiểu thuyết TLVĐ nội tâm nhân vật được phản ánh đầy đủ với nhiều cung bậc khác nhau. Chính Nhất Linh trong Viết và đọc tiểu thuyết đã khẳng định: “Những cuốn tiểu thuyết hay là những cuốn tả đúng sự thực cả bên trong lẫn bề ngoài. Đặc tả một cách sinh động những trạng thái phức tạp của cuộc đời, đi thật sâu vào sự sống với tất cả chuyển động mỏng manh tinh tế của tâm hồn.” Thạch Lam cũng tuyên bố: “Nhà tiểu thuyết có tài là nhà văn đã diễn tả đúng và thấu đáo cái tâm lý uyển chuyển của con người.” Giáo sư Phan Cự Đệ trong Tự Lực Văn Đoàn, con người và văn chương đã nhấn mạnh: “So với tiểu thuyết trước 1930, tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn đã đi sâu hơn nhiều vào thế giới nội tâm phong phú của con người.” Nét độc đáo trong miêu tả nội tâm nhân vật của các nhà văn này là đã nêu lên hàng đầu thế giới cảm giác ấy. “Đó là nét khu biệt nổi bật của tiểu thuyết TLVĐ.” (3) Mở đầu và kết thúc truyện luôn bằng những đoạn tả về cảm giác. Từ đó nó có ảnh hưởng chi phối tới giọng điệu toàn tác phẩm. Đồng thời chúng ta bắt gặp rât nhiều những cụm từ chỉ cảm giác như: “có cảm tưởng như”, “cảm thấy rằng”, “nhận thấy rằng”..vv..lặp lại như một điệp khúc. Chúng ta hãy thử làm một phép liệt kê sẽ thấy rõ điều này. Trong Đời mưa gió lặp lại các cụm từ này 25 lần, Lạnh Lùng 28 lần, Đẹp 22 lần, Con đường sáng 32 lần, Bướm trắng 34 lần..vv.. “Con người trong tiểu thuyết TLVĐ thường nhìn thế giới nội tâm và thế giới bên ngoài qua cảm giác. Họ nhìn và cảm nhận thế giới trên cơ sở cảm giác.” (3). Sở dĩ vậy vì khi con người được giải phóng khỏi những tín niệm cũ thì có nghĩa là giả phóng các giác quan. Cảm giác, đó là khởi điểm của tư duy để cảm nhận thế giới màu sắc, âm thanh xung quanh con người. Đến tiểu thuyết TLVĐ thế giới cảm giác trở thành một nét đặc trưng của phương thức tự sự mới với nhiều sự đa dạng, chồng chéo. 1.2.1 Thế giới cảm giác là một thế giới nội tâm độc lập. Trong tiểu thuyết chương hồi truyền thống, nội tâm nhân vật chỉ là phương tiện để minh chứng cho hành động. Đến đây, thế giới nhiều cung bậc ấy hoàn toàn độc lập và có giá trị tự thân. Duy trong Con đường sáng đã có những dòng cảm xúc như thế: “Trong bầu trời thần tiên đột ngột hiện ra Duy cảm thấy một cách mãnh liệt cái gì cũng trong sáng, thanh khiết đến cực độ, không khí không vương một mảnh bụi, ánh nắng trong hổ phách, từ ngọn lúa lay động lá cây phấp phới ở gần cho đến rặng tre ở chân trời, mọi vật đều nổi rõ…Duy ngây ngất đứng nhìn màu trời trong sáng trong lòng náo nức một sự ham muốn không bờ bến. Chàng cảm thấy đột nhiên mình rơi vào một cảnh mộng, chung quanh là những mảnh trời huyền ảo mà chàng mong ước đã tuởng như không bao giờ đến được…” 1.2.2 Thế giới cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế. Văn học truyền thống ưa thích những cảm giác mạnh như: đứt ruột, héo gan, khóc ngất, thét gào..vv..và biểu hiện ra bề ngoài dễ thấy. Ngược lại, các nhà văn TLVĐ luôn chú ý miêu tả những rung động tinh tế, mỏng manh nhất trong hồn người. Đó là những phần mờ tối, bí mật mà dường như chỉ nhân vật mới tự thấy được. Chương trong Đời mưa gió sống trong cảm giác cô đơn “ thấy lạnh thân thể, lạnh cả tâm hồn.” Loan trong Đôi bạn cảm thấy “nỗi buồn lạnh lẽo thấm vào tâm hồn.” Nhung trong Lạnh Lùng nghe người yêu nói chuyện và có ý tưởng về một niềm hạnh phúc mới. Nhung cảm thấy “ tâm hồn rạo rực và cảm động một cách mãnh liệt.” Khi gặp lại Mai trong lòng Lộc thấy “ nồng nàn, ngùn ngụt, tê tái”, còn Mai “nàng tự thấy hồi hộp, bẽn lẽn run sợ, nửa vì xúc cảm quá mạnh làm tiêu tán lòng quyết đoán khiến trái tim như ngừng đập…” 1.2.3 Thế giới cảm giác trong tiểu thuyết TLVĐ đầy biến động hư ảo với Tuyết trong Đời mưa gió trộn lẫn bao cảm xúc trong lòng, khi thì thương tiếc, lo lắng, nhớ nhung khi thì hối hận. Có lúc cô sống với tâm trí nhẹ nhàng, khoan khoái lâng lâng. Đó là một phút quên lãng sự giả dối, những bó buộc khiến tâm hồn chân thật, phóng đãng, sục sôi. Nhưng có lúc Tuyết lại cảm thấy chán nản, trống rỗng. Loan trong Đoạn Tuyệt là cô gái đầy ý chí,bản lĩnh thế mà khi được tự do nàng đã sống trong bao nhiêu trạng thái cảm xúc: “Nàng hồi hộp lo sợ nhưng trong cái sợ có lẫn cả cái vui sắp được sống một cuộc đời tự lập không liên lụy đến ai và không ai quấy rầy mình được..” Đó còn là cảm xúc trái ngược nhau trước sự lựa chọn giữa hiện thực và tương lai: “Ngồi trong xe nhìn ra cảnh hàng phố và những người qua lại dưới trời mưa Nhung rạo rực, hối hận, nàng thấy nàng là một người hư hỏng và đời nàng là một đời bỏ đi, tan tác, rã rời như những cây ướt mưa bị gió dập hai bên đường. Nàng không ngờ đâu có ngày lại sa xuống thấp như thế này được. Nàng rưng rưng muốn khóc nhưng cùng với giọt lệ ứa ra rừ khóe mắt, Nhung thấy một nỗi sung sướng man mác nảy nở trong lòng với những điều ước vọng muộn màng về cuộc đời mới mẻ, đáng sống và tốt hơn cái đời nhơ nhuốc của nàng hiện giờ…” 1.2.4. Bên cạnh cảm giác vật chất con người trong tiểu thuyết TLVĐ còn có cảm giác tâm hồn - nhân vật có khả năng tự lắng lọc tâm hồn mình. Đó là Trương trong Bướm trắng hướng tới một cuộc sống chơi bời hết mình nhưng vẫn tự vấn lương tâm: “Chàng mở to hai mắt, khắp người rờn rờn sợ hãi vì lần đầu nhận thấy rõ căn bản của tâm hồn mình, một căn bản vô luân khốn nạn bấy lâu còn ẩn núp che đậy giờ mới lộ ra…” Nhung trong Lạnh Lùng thì luôn sống trong sự giằng xé giữa bản năng với trách nhiệm và nhiều lúc thấy hổ thẹn, căm ghét bản thân mình. Tâm hồn con người đầy những cảm giác tinh tế khi mâu thuẫn, khi mạnh mẽ xen lẫn ham muốn dục vọng kín đáo. Đó là những mặt thánh thiện, đẹp đẽ và cả những xấu xa luôn làm nhân vật băn khoăn, dày vò bản thân. Tái hiện chân thực, sinh động những cảm xúc đó các nhà văn TLVĐ đã làm sống lại đời sống con người cả vật chất và tinh thần. Con người trong tác phẩm hiện lên nguyên vẹn, đầy đặn chứ không chỉ là những mảnh lắp ghép khô cứng. 1.3 Con người trong vẻ đẹp hình thể. Văn học truyền thống rất ít khi miêu tả vẻ đẹp hình thể của con người. Nguyễn Du trong Truyện Kiều có phác họa vẻ đẹp của Vân và Kiều cũng chỉ với muc đích tiên định về số phận của hai nhân vật này. Đến Tố Tâm, lần đầu tiên người phụ nữ đẹp đi vào trong văn học nhưng có phần ảo não. Tố Tâm mang vẻ dịu dàng, kín đáo thể hiện qua những nét phác họa nhỏ. Những chi tiết nhỏ đó còn nhằm thể hiện tính cách nhân vật. Đến TLVĐ, vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ trở thành một giá trị tự thân, đáng trân trọng. Các cô gái luôn có vẻ đẹp khác nhau. Mai trong Nửa chừng xuân mang vẻ kín đáo, Tuyết trong Đời mưa gió thì sắc sảo, Hiền trong Trống mái thì mang vẻ khỏe khoắn, hiện đại. Có những người phụ nữ đã có gia đình như Loan trong Đoạn Tuyệt, Nhung trong Lạnh Lùng..vv.. nhưng vẫn tỏa ra nét trẻ trung, hấp dẫn. Điều quan trọng là họ tự ý thức được giá trị đó của mình. Loan đã hỏi chồng rất tình tứ: “ Em đố anh biết môi em đâu?” Khi thấy Thân thờ ơ nàng lại tự trả lời mình rằng: “ Môi em là cánh hoa này.” Quá trình làm đẹp của họ cũng được nhà văn chú ý miêu tả, như trong đoạn Nhung chuẩn bị quần áo đến gặp Nghĩa. Các chàng trai trong truyện cũng là những kẻ si tình và luôn tự hào khi được đi bên cạnh người đẹp. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học vấn đề con người lại được tiếp cận tỉ mỉ, sâu sắc như thế. Con người hiện lên trên mọi phương diện thánh thiện nhất và cũng như những góc khuất u tối trong tâm hồn. Đó là sự thể hiện cách nhìn mới về con người của các nhà tiểu thuyết TLVĐ. 2. Tiểu thuyết TLVĐ thể hiện tinh thần dân tộc thầm kín. Tinh thần dân tộc là một trong những tư tưởng chi phối toàn bộ nền văn học nước ta. Đó là lòng yêu quê hương đất nước, kiên quyết đấu tranh khi có quân xâm lược, ra sức xây dựng quê nhà khi đất nước hoà bình. Ngay trong những hoạt động xã hội của mình các nhà tiểu thuyết TLVĐ luôn quan tâm và đấu tranh cho cải cách xã hội. Nhất Linh đã tuyên bố: “Tôi vẫn tha thiết mong đám bình dân thiệt thòi và thấp kém trong xã hội có những quyền sống mà họ thiếu thốn. Tôi đã bị thất vọng nhiều lần, thất vọng như bao nhiêu người khác đã quá mong mỏi ở những nơi không nên mong mỏi. Mặt trận Đông Dương mới thành lập đem lại cho tôi một tia ánh sáng hy vọng. Lấy trách nhiệm là một nhà văn cùng những đồng chí khác, tay cầm tay đứng trong hàng ngũ, tôi xin hết sức giúp một phần nhỏ mọn vào công việc đòi quyền sống của hết thảy anh em bị thiệt : mặt trận bình dân.” Tuy nhiên do tình hình bị kiểm soát nghiêm ngặt nên tinh thần dân tộc trong tiểu thuyết của TLVĐ chỉ biểu hiện kín đáo qua hình tượng nhân vật như những người khách chinh phu,về xã hội, thời đại. Dũng trong Đôi bạn là một hình ảnh như thế. Anh là con một nhà giàu nhưng khi đi học thường xuyên tham gia bãi khoá, bị đuổi học nên phải về quê. Anh chán cuộc sống dư dật và tự cảm thấy đó là nỗi nhục trước bạn bè. Anh từ chối cuộc hôn nhân định sẵn và dự định sẽ đi sang Tàu rồi sang Nga, dấn thân vào đời mưa gió quên đi cuộc sống tẻ nhạt và quên cả Loan nữa. Trong tác phẩm Dũng, Trúc, Tạo, Thái dường như đang tham gia vào một tổ chức bí mật nào đó với mục tiêu mơ hồ. Nhưng nó thể hiện khát vọng hành động, thoát khỏi cuộc sống đìu hiu, tẻ nhạt. Hay nhân vật Dũng trong Đoạn tuyệt, sau bao ngày tung hoành xuôi ngược vào một chiều cuối đông lạnh lẽo, sương mờ, dừng chân nơi đồn điền của Độ, nghe tiếng gọi í ới của người nông dân xa xa, anh chợt nghĩ đến cái đời quê nghèo khổ. Anh “ muốn hoà vào đám dân kia, sống đời sống của họ”, mong ước cuộc sống của người nghèo khổ bớt bị hà hiếp. Anh tin vào sự đổi thay. Hình ảnh mơ hồ mà thiêng liêng của Dũng luôn xuất hiện trong tâm trí Loan và bản thân nàng cũng đã từng khao khát có được một cuộc sống như Dũng. Hình ảnh người khách chinh phu là sự hài hoà giữa người thanh niên mang nỗi nhục mất nước và người nghệ sĩ say mê cái đẹp thuần tuý và thú giang hồ phiêu lãng. Trong tâm trạng lưỡng thế, họ quay lưng với thực tại xấu xa và luôn hướng tới một thế giới lý tưởng mà họ mơ ước. Nhân vật người khách chinh phu như Dũng trong hai tác phẩm trên luôn được bao phủ trong một màn sương thi vị bằng đường nét ước lệ, trừu tượng mơ hồ. Họ lao vào hoạt động nhưng không hướng tới một mục đích nhất định (có thể họ là đồ đệ của triết lý “hành động để hành động” của Gide bởi vì bản thân sự hành động đã mang một mục đích tự tại, một ý nghĩa thoát ly ). Hành động của các chàng trai đó không mang tính định hướng chỉ để thoả chí anh hùng. Họ dấn thân hành động vượt ra ngoài sự bao phủ của nỗi buồn nản dày đặc bao quanh mình để trở thành người anh hùng chiến bại. Họ cũng vừa là khách si tình, đôi lúc nghĩ đến người yêu hơn lý tưởng của mình, lấy yêu đương làm niềm an ủi. Tiêu Sơn tráng sĩ dựa trên chất liệu lịch sử có thật được Khái Hưng sử dụng để đề cao hành động phiêu lưu không mục đích của những đảng viên Tiêu Sơn như hành vi cao thượng của những trang nghĩa hiệp. Đảng tan vỡ, Quang Ngọc nói với Nhị Nương: “ Hành động là phận sự của chúng ta, không hành động thì đời chúng ta không còn có ý nghĩa gì nữa, phải không hiền hữu?” Hoàng Phi thấy vận hạn nhà Lê đã hết, khuyên Phạm Thái - phó đảng Tiêu Sơn kiêm chức quân sư của đảng không nên hành động vô ích. Phạm Thái trả lời: “Tâu lệnh bà, đời kẻ sĩ chỉ là hành động, còn sự thành bại cùng sự sống chết không nên để…nghĩ quá…” Trong truyện có sử dụng nhiều chi tiết lịch sử như: Lê Chiêu Thống nhờ quân Thanh sang giúp đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị chúng đối xử tàn tệ. Từ đó nhà văn muốn vạch trần âm mưu của bọn phong kiến phương Bắc và ảo tưởng cầu viện ngoại bang của bọn phong kiến thối nát. Sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh được Hoàng Cân ca ngợi: “Không có lòng yêu nước thương dân mà chỉ nghĩ đến quyền lợi một mình mình, của một đảng mình, thời có lên làm vua chúa nữa cũng chẳng ra gì huống chi con phạm thêm cái tội rước voi về giày mồ.” Tuy vậy nhà văn cũng muốn phê phán tầng lớp thanh niên quá ham mê tình ái, rượu nồng mà quên trách nhiệm với dân tộc qua hình ảnh Phạm Thái. Bên cạnh những cách tân mới mẻ của tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn về phương diện nội dung với sự thay đổi trong cách nhìn nhận con người như một giá trị đích thực các nhà văn trong TLVĐ còn góp phần hiện đại hoá nghệ thuật tiểu thuyết. II. Những cách tân trong nghệ thuật của tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn. Tình Già của Phan Khôi tuy không phải là một bài thơ hay nhưng nó là một mốc son đánh dấu sự ra đời của phong trào thơ Mới. Tiểu thuyết Thầy Lazarô Phiền (1887) là thử nghiệm đầu tiên mang tính đột phá của lối viết hiện đại phương Tây. Truyện được kết cấu câu chuyện lồng trong câu chuyện, nghệ thuật miêu tả tâm lý được chú trọng chứ không phải chỉ kể sự kiện hay hành động. Truyện cũng kể không theo trật tự thời gian tuyến tính và không sử dụng lối văn biền ngẫu. Tố Tâm là một thành công đáng ghi nhận khi vận dụng lối viết mới vừa trở về dòng hồi tưởng vừa tái hiện trực tiếp câu chuyện qua những cảnh chuyển đổi và sự vận động. Từ đó tác phẩm mở ra “ hiện thực của tâm hồn con người”, góp phần thay đổi cảm hứng thẩm mỹ của cả một thế hệ người đọc cùng thời. Nhưng đây chỉ là một bước chuẩn bị cho sự xuất hiện của tiểu thuyết hiện đại. Nhưng đến khoảng từ những năm 1932 trở đi với việc xuất hiện của tiểu thuyết TLVĐ và những tư tuởng tiêu biểu của văn đoàn đó như Hồn Bướm mơ tiên, Đoạn tuyệt, Nửa chừng xuân, tiểu thuyết mới có những mẫu mực hoàn chỉnh. Thanh Lãng đã nhận xét: “Hồn bướm mơ tiên (1932) khép hẳn một thế hệ nghệ thuật và mở ra một thế hệ khác.” Sự cách tân của tiểu thuyết TLVĐ trong nghệ thuật thể hiện trên cách kết cấu truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí và hiện đại hoá ngôn ngữ truyện..vv.. 1. Những cách tân về kết cấu và cốt truyện. 1.1 Cách tân về cốt truyện. Cốt truyện trong tác phẩm tự sự là sự miêu tả một cách nghệ thuật các sự kiện, hành động trong đời sống nhân vật trong một không gian, thời gian. Ngoài mối liên hệ bên ngoài có tính chất thời gian và nhân quả, giữa các sự kiện còn có mối liên hệ bên trong mang ý nghĩa tạo thành phạm vi kết cấu của cốt truyện. Sức hấp dẫn của truyện là ở cốt truyện có nhiều tình tiết éo le, li kỳ, những sự kiện dẫn dắt con người phiêu lưu qua nhiều cảnh ngộ, gặp nhiều gian nan hay những cơ may thuận lợi. Nó chi phối tính cách và sự phát triển của nhân vật. Tiểu thuyết đầu thế kỉ xx của Nguyễn Trọng Thuật hay Hồ Biểu Chánh có chú trọng tâm lý nhưng còn đơn giản. Đến tiểu thuyết TLVĐ, các nhà văn xem nhân vật là trung tâm tác phẩm không lấy sự kiện, tình huống ly kì làm quan trọng. Ở đó, thế giới nhân vật rất sinh động, hấp dẫn với sự phát triển phức tạp của nội tâm. Sự kiện chỉ đóng vai trò khơi chảy dòng tâm lý. Trong Tiêu Sơn tráng sĩ, Khái Hưng đã dựa vào nhiều sự kiện lịch sử và các tác phẩm đi trước như: Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Tam quốc chí, Thuỷ hử..vv..Tú Mỡ đã nhận xét: “Khái Hưng đã khéo léo kết hợp nghệ thuật của hai luồng văn hoá Đông Tây để viết lên một thiên tiểu thuyết hoàn toàn việt Nam.” Tuy dựa vào cuộc đời thực của Phạm Thái nhưng nhà văn đã có những hư cấu, sáng tạo phóng túng. Nhân vật Phạm Thái trong tác phẩm vừa mang dáng vóc của một anh hùng, một nghệ sĩ, một khách chinh phu và một kẻ tình si. Không làm được người anh hùng trong cuộc đời nhân vật đành làm người anh hùng trong mộng. Đây là đại diện cho thanh niên tiểu tư sản, yêu nước nhưng muốn thoát ly, có lối sống cầu an, tẻ nhạt. Truyện bố cục rõ ràng, gọn gàng hợp lý không có những đoạn thừa vô ích, rời rạc mà rất sinh động, hấp dẫn. 1.1.2 Cốt truyện mang luận đề xã hội. Theo nhà văn Nhất Linh: “Viết tiểu thuyết luận đề là viết một tiểu thuyết để nêu lên một lý thuyết, để tán dương tuyên truyền một cái gì mà tác giả cho là đẹp, để đả đảo một cái gì mà tác giả cho là xấu xa.” Trong các tiểu thuyết của thế kỉ 19, nhà văn tự coi mình là người thư kí trung thành của thời đại phải miêu tả chân thực tất cả những bộn bề của cuộc sống. Đến thế kỉ 20 tiểu thuyết luận đề phát triển. TLVĐ đã góp phần đưa tiểu thuyết luận đề thành một thể loại quan trọng. Đi sâu vào miêu tả thế giới nhân vật với những vấn đề riêng, những băn khoăn đau khổ riêng, Nhất Linh đã kí thác tâm sự của mình vào nhân vật với một cái tôi chân thành cảm động. Nhờ sự gắn bó máu thịt giữa hình tượng và luần đề, sự kết hợp khá nhuần nhị những phán đoán của trí tuệ với những rung cảm của tâm hồn nên tiểu thuyết của Nhất Linh nêu cao được ý nghĩa xã hội và sức khái quát mà vẫn không rơi vào tình trạng minh họa một cách khô khan công thức. Cốt truyện luận đề có hai xu hướng. Hướng thứ nhất: Nhà văn xây dựng tính cách nhân vật với hoàn cảnh có mối quan hệ. Nhân vật mang lý tưởng xã hội chống cái cũ, khát vọng vươn lên cuộc sống mới. Trong Nửa chừng xuân, Nhất Linh đã xây dựng hai hệ thống nhân vật đối lập. Đó là Huy, Mai, Lộc đại diện cho cái mới đối lập với nó là bà Án, đại diện cho gia đình phong kiến hà khắc. Câu nói của Huy với bà Án là một tuyên ngôn rõ ràng cho tư tưởng tác giả. Đặc biệt trong Đoạn tuyệt, thông qua nhân vật Loan nhà văn đã nêu lên bản tuyên ngôn đầy đủ nhất về cái cũ - mới, về quyền sống con người. Từng chi tiết trong truyện dường như đều phục vụ tư tưởng đó. Việc Loan cố tình đạp đổ cái hỏa lò trong ngày cưới hay chi tiết con trai Loan chết tuy vô lý nhưng nhằm biểu hiện chủ đề tác phẩm. Hơn hết là qua lời bào chữa của vị luật sư cho nỗi oan uổng của Loan: “Người có tội chính là bà mẹ chồng thị Loan và cái luân lí cổ hủ kia. Nhưng nếu vượt lên trên việc xảy ra không phải lỗi ở người nào cả mà lỗi ở sự xung đột hiện thời đang khốc liệt của hai cái cũ, mới.” Hướng thứ hai: tác phẩm mang nội dung cải cách xã hội, mang tính chất cải lương. Trong Gia Đình, Khái Hưng ca ngợi những địa chủ tân học như Hạc và Bảo đã thi hành cải cách đào giếng, mở trường, lập sân vận động, quán trọ, khu du lịch nghỉ mát cho nông dân mong họ có cuộc sống tốt đẹp, vui vẻ hơn. Tuy vậy, đây chỉ là lòng tốt của cá nhân và mang tính ảo tưởng, khiên cưỡng với nhãn quan tư sản. 1.1.3 Cốt truyện tâm lý. Đối tượng chính của những tiểu thuyết này là tâm lý, tiêu biểu là Đời mưa gió, Đôi bạn, Bướm trắng. Các tác phẩm này thu vào vòng tròn tâm lý hướng tâm. Hành động ngày càng bó hẹp vào thế giới phong bế của những cảm xúc và mối quan hệ cá nhân. Sự phát triển của cốt truyện có thể hình dung như một chuỗi dài những vòng tròn trôn ốc. Lùi lại trước một sự kiện nào đấy, người viết đưa ra một chuỗi các động tác tinh vi. Càng xoáy sâu vào nội tâm nhân vật, hành động dường như bị cắt đứt. Sự kiện trong kiểu cốt truyện này ít, mạch chảy chậm, hồi ức về rất tự nhiên. Trong Đời mưa gió Khái Hưng và Nhất Linh đã miêu tả tâm lý nhân vật Tuyết không hợp với quy luật của cuộc sống nhưng hợp với nhân vật lang mạn nổi loạn. Nhân vật có một triết lý sống khác người, bất chấp cảnh ngộ. Đôi bạn không có cốt truyện. Tình yêu giữa Loan và Dũng mở đầu bóng gió, kết thúc xa xôi. Cuộc thoát ly của Dũng còn mờ nhạt trong mục đích và con đường đi. Cốt truyện đơn giản, ít sự kiện nhưng nhiều khoảng lặng, khoảng trống ngập ngừng để nhân vật cảm xúc, suy nghĩ hơn là hành động. Bướm trắng là câu chuyện của một thanh niên trí thức hiện đại nhưng không mang một băn khoăn xã hội nào vì tâm trí bị đè nặng bởi bệnh hoạn và cái chết. Đúng vào lúc được yêu thì Trương nghi đến cái chết đang đe dọa mình. Ái tình đem lại cho chàng những thú thần tiên ngây ngất nhưng cũng mang đến những nghi ngờ, cô đơn tủi nhục khi bị thờ ơ. Cái chết đem đến cho chàng bao ý nghĩ cao thượng: xót mình đi, hy sinh cho người khác nhưng cũng thật thấp hèn: hương thụ bất chấp luân lí và tự huỷ hoại bản thân. Trong tiểu thuyết tâm lý các nhà văn TLVĐ đã có cách xắp xếp sự kiện hợp lí, khai thác tinh tế những lớp tâm lý éo le. Dòng cảm xúc ấy như những con suối nhỏ lúc dào dạt, khi róc rách chìm lẫn trong mớ sự kiện vụn vắt, lộn xộn. Từ đó mạch truyện phát triển hấp dẫn. 2. Cách tân về kết cấu tiểu thuyết. Kết cấu có nhiệm vụ tổ chức mối liên hệ giữa các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm (chủ đề tư tưởng và tính cách, tính cách và hoàn cảnh ) và các yếu tố khác thuộc hình thức ( bố cục, ngôn ngữ, nhịp điệu ). Trong truyện cổ, các sự kiện được tách ra khỏi chuỗi thời gian vô cùng vô tận của thế giới để đặt vào trong một thế giới riêng tồn tạo độc lập, khép kín. Từ đó nó tạo một khung thời gian có mở đầu và kết thúc, thời gian vận động một chiều, không có quá khứ xảy ra trước khi mở đầu và cũng không có tương lai sẽ xảy ra khi truyện kết thúc. Công thức chung của kết cấu truyện truyền thống là: gặp gỡ - li biệt - đoàn tụ. Cốt truyện phát triển theo chủ quan nhà văn. Tiểu thuyết truyền thống chủ yếu theo kết cấu chương hồi, thời gian tuyến tính. Mỗi chương, mỗi hồi là một khúc, một đoạn trong toàn bộ truyện có tính trọn vẹn tương đối, thời gian khép kín trong từng sự kiện. Đến tiểu thuyết TLVĐ, kết cấu đã mang tính chất đa tuyến nhiều bình diện. Truyện đã có sự luân phiên các sự kiện, các cảnh khác nhau, sự đan chéo giữa những tuyến nhân vật và lịch sử. 2.1. Kết cấu tiểu thuyết bắt đầu có màu sắc đa tuyến. Trong Đôi bạn có kết cấu tâm lý tình yêu e ấp, trong sáng. Đồng thời, tác phẩm cũng phơi bày cuộc sống giả dối của gia đình ông Tuần, đại diện tầng lớp quan lại. Bên cạnh đó, nhà văn con hé lộ cuộc đời sóng gió của một nhóm thanh niên dấn thân vào hoạt động bí mật. Cũng trong chủ đề đó, Đoạn tuyệt vừa phản ánh cuộc xung đột cũ - mới của nàng dâu tân học với bà mẹ chồng ác nghiệt. Đồng thời, đó còn là mối tình lý tưởng của đôi bạn trẻ và những hành tung bí mật của Dũng cho một tổ chức chính trị không rõ cương lĩnh, mục tiêu. Có thể nói trong Tiêu Sơn tráng sĩ kết cấu chằng chéo phức tạp. Truyện vừa là hình ảnh người khách chinh phu và mối tình thơ mộng, lãng mạn giữa Phạm Thái và Quỳnh Như, Quang Ngọc và Nhị Nương với triết lý “hành động để hành động”. Đồng thời, tiểu thuyết còn phản ánh nỗi cô đơn trống vắng của con người đang bế tắc,lúng túng trước những ngả rẽ cuộc đời. 2.2 Kết cấu theo quy luật tâm lý . Kiểu kết cấu này đảo lộn thi pháp văn học trước ,chi phối tất cả các khâu trong quá trình sáng tạo. Mở đầu các tiểu thuyết là những dòng cảm xúc của nhân vật không theo trật tự thông thường của câu chuyện. Mở đầu nhân vật xuất hiện trong một cảnh huống nào đó rồi mới giải thích lai lịch quá khứ nhân vật đan xen trong hiện thực. Kiểu kết cấu này phá vỡ lối kết hậu đoàn viên, nhân vật hạnh phúc viên mãn. tiểu thuyết TLVĐ kết cấu rất tự nhiên, có khi ở chỗ hành động chấm dứt, nhưng cũng có khi đột ngột dở dang. Truyện khởi đầu và kết thúc bằng tâm lý nhân vật. Lối kết thúc mở tạo ra nhiều ám ảnh cho người đọc. Hành động này chưa kết thúc đã dẫn đến hành động khác tạo bi kịch. Đôi bạn kết thúc “trong tiếng nhạc ngựa ở đâu vọng tới giòn và vui trong sự yên tĩnh của buổi chiều. Trước mắt hai người, phía bên kia cánh đồng, đèn nhà ai mới thắp yếu ớt trong sương như một nỗi nhớ xa xôi mờ dần.” Trái lại Đoạn tuyệt lại hé mở một tương lai tươi sáng. Do kết cấu tâm lý nên mạch truyện không tuân theo trật tự thời gian mà theo tâm lý nhân vật. Hành động nhớ lại, hồi tưởng lại, nghĩ lại lặp lại với tần số cao có tác dụng mở rộng không gian câu chuyện, chiếu ánh sáng mới vào quá khứ xa xôi của nhân vật. Quá khứ, hiện tại, tương lai cùng đồng hiện trong tác phẩm tạo nên thời gian bi kịch cao và sâu hơn. Cuộc gặp gỡ giữa Trương và Mùi trong Bướm trắng đã làm hai người sống lại cuộc đời trong sách ngày xưa, một cậu sinh viên và một cô hàng xén. Nhân vật nhớ tiếc quá khứ để rồi cùng khóc cho hiện tại và thấy tương lai mờ mị phía trước. “ Trương như thấy trên nét mặt mếu máo và gầy gò của Mùi tất cả cái đau khổ của đời chàng.” Ảnh hưởng của dòng chảy tâm lý nhân vật nên thời gian cũng mang màu sắc tâm lý được co giãn. Với Nhung trong Lạnh Lùng, tết là những ngày không mong đợi nhưng từ khi có Nghĩa “ nàng muốn thì giờ ngừng hẳn để nàng mãi tận hưởng những phút êm ái…”. Chiều mồng ba tết ở nhà Thu về Trương như đang sống trong tình yêu mà mỗi phút, môi giây đều cần tận hưởng hạnh phúc. Chàng tự nhủ “ sống lúc nào cũng như phút này thì cảnh nào cũng đẹp”. Nhờ vào dòng hồi ức của nhân vật không gian truyện cũng được mở rộng. Đó là không gian đồng áng, phố phưòng, bệnh viện..vv..Không gian vươn tới những vùng đất xa lạ: “ Dũng nhìn lên mặt trăng cao và tròn khuất sau lá cây. Ở thành phố nên Dũng thấy mặt trăng có vẻ buồn bã như cát bay lên trắng mờ mờ như làn sương, nhớ những con đom đóm bay qua ao bèo, lúc tắt lúc sáng như những ngôi sao lạc biết thổn thức.” Không gian trong tiểu thuyết TLVĐ có sự đối lập giữa không gian đời thực chật chội với không gian mộng tưởng đẹp đẽ, khoáng đạt. Kiểu kết cấu tâm lý đã miêu tả chân thực những trạng thái giằng co giữa lòng ham sống và bệnh hoạn, khát vọng yêu đương và lễ giáo khắt khe, tình yêu đôi lứa và ước nguyện dấn thân vào hành động. 3. Cách tân trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Quan niệm của văn học truyền thống luôn cho rằng con người phải được đặt trong quan hệ với cộng đồng nên các tác giả chỉ chú ý đến hành động, sự kiện. Nhân vật chưa thực sự có đời sống riêng. Truyện Kiều có lúc vượt qua thi pháp của văn học Trung đại nhưng vẫn còn nhiều ước lệ công thức. Theo Vũ Bằng, Tố Tâm như “ một trái bom nổ giữa khung trời tình cảm” với những e lệ, rụt rè nhưng say sưa của tình yêu ban đầu. So với những tiểu thuyết trước năm 1930, tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn đã đi sâu hơn vào thế giơi nội tâm phong phú của con người. Các nhà tiểu thuyết đã có ý thức vận dụng khoa tâm lý học để phân tích tâm lý của các lớp người ở những lứa tuổi khác nhau. Các nhà văn thực sự thành công khi miêu tả tâm lý phụ nữ, nhất là lớp thanh niên tiểu tư sản đang tuổi yêu đương mơ mộng. 3.1. Miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết luận đề. 3.1.1 Miêu tả tâm lý qua ngôn ngữ. Qua ngôn ngữ trong đối thoại các nhân vật được soi sáng tính cách, tâm lý và sự đối kháng giữa các nhân vật cũng thể hiện rõ. Tiêu biểu là đoạn đối thoại đầy kịch tính giữa Loan với chồng và mẹ chồng trong Đoạn tuyệt : “Tiếng bà Phán: Làm cái gì mà huỳnh huỵch trong ấy thế? Có dạy vợ thì lúc khác hãy dạy, để cho ngưòi ta ngủ. Loan nói: hội thoại trên được nhà văn sử dụng với thứ ngôn ngữ xác thực, đầy kịch tính. Qua đó, hiện lên hình ảnh cô con dâu bướng bỉnh, mạnh mẽ không sợ uy quyền dám lên tiêng đòi công bằng. Đồng thời là hình ảnh cay nghiệt, tàn ác của mẹ chồng Loan, đại diện cho cái cũ vô lý của gia đình phong kiến. 3.1.2 Miêu tả tâm lý qua hành động. Các nhân vật trong tiểu thuyết hầu như đều hành động nhất quán. Chuỗi hành động đều thể hiện một nét tâm lý nhất định. Mai trong Nửa chừng xuân kiên quyết đấu tranh một vợ một chồng và tuyên bố: “ Nhà tôi không có mả lấy lẽ.” Hành động đó thể hiện sự ý thức cá nhân, kiên quyết bảo vệ nhân phẩm của Mai. Nhung trong Lạnh Lùng không có được sự quyết đoán như vậy. Có lúc cô tự đấu tranh với bản thân mình rồi lại tự khinh bỉ mình. “Mình muốn tốt thành ra xấu, chỉ giữ cái tiếng tốt hão ấy mà mình bắt buộc thành ra khốn nạn, đâm ra xảo quyệt gian trá.” Qua hành động lúc quyết liệt khi lại vụng trộm, giằng xé của Nhung cũng là khi tâm lý nhân vật bộc lộ rõ. Ngoài ra, miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết luận đề còn thể hiện qua sự kết hợp độc thoại nội tâm và lời tường thuật, qua mối quan hệ hài hoà giữa nhân vật với thiên nhiên mang đầy tâm trạng..vv… 3.2. Miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết tâm lý. 3.2.1 Miêu tả tâm lý qua đối thoại ngầm. Đối thoại ngầm thực chất là độc thoại. Đó là những đối thoại có hai lớp nghĩa: một lớp nghĩa tường minh trên câu chữ và một lớp nghĩa ẩn chứa mà người khác nghe không hiểu nổi chỉ có hai nhân vật chính tự hiểu nhau. Loan và Dũng trong Đôi bạn có nhiều đoạn đối thoại ngầm như vậy. “ Nàng nói với ông Hai: a hẹn, nhớ nhung, và niềm trân trọng khi được ở gần nhau. Những tình cảm yêu thương kín đáo của các nhân vật trong truyện thể hiện tinh tế qua từng ánh mắt nụ cười. Trong Hồn bướm mơ tiên, Ngọc và Lan cùng “ nhìn nhau, bóng trăng khuyết rọi đầu cành, lá thông thưa nhặt, cỏ xơ xác, mặt đồi lấp lánh giọt sương.” Ánh mắt của Loan và Dũng nhìn nhau trong Đôi bạn lại càng tình tứ hơn. “Chàng thấp thoáng thấy hai con mắt đen láy của Loan. Thấy Dũng bắt gặp mình đương nhìn trộm, Loan vội nhắm hai con mắt lại làm như ngủ, song biết là Dũng đã trông thấy rồi, nàng vội mở mắt ra rồi qua những ngọn lá cỏ rung động trước gió. Hai người yên lặng nhìn nhau…” Đó là giây phút thời gian như ngừng lại. Một ánh mắt mà chứa đựng bao trạng thái và tâm sự. Lần đầu tiên đôi bạn trẻ lặng lẽ tỏ ra cho nhau biết tình cảm của nhau. Một ánh mắt mà như lời tỏ tình tinh tế. 3.2.2 Miêu tả tâm lý qua đối thoại thực chất là độc thoại. Hai nhân vật nói chuyện với nhau nhưng lời nói không ăn nhập về suy nghĩ. Điều đó thể hiện sự cô đơn của cá nhân. Tuy họ sống với mọi người xung quanh nhưng mỗi người là một thế giới riêng khép kín. Nhân vật tự đi sâu phân tích tâm tư của chính mình. Cuộc trò chuyện giữa Trúc và Dũng trong Đôi bạn thể hiện nghệ thuật miêu tả tâm lý này. “Chàng mỉm cười nhìn mấy cái quán hàng trên ven đê và những khóm lá chuối xơ xác đang trải gió bấc. Bến đò không buồn lắm, buồn nhất là cái quán hàng xơ xác của các bến đò. Mình là những cái quán ấy, đứng trong gió lạnh nhìn cuộc đời trôi qua trước mắt. Chàng nói to hỏi Trúc: Có phải thế không anh? Trúc ngơ ngác không hiểu gì, cắn một miếng bánh thật to rồi gật đầu: Chính đó, tôi tưởng không có thứ bánh gì ngon hơn bánh gai. Anh có thế Chính đó. Trúc vui vẻ nói: Thế mới biết chúng mình bao giờ cũng đồng ý với nhau.” Thực chất Dũng đang suy tưởng đến cuộc đời u buồn, mờ mịt của mình nhưng Trúc không hiểu được. Những lời đối thoại tưởng như rất khớp nhau nhưng về mặt tư tưởng lai không hề ăn nhập. Từ đó mới thấy nghệ thuật miêu tả tâm lý tinh tế, sâu sắc của Nhất Linh. Nhân vật tự đánh giá mình. Điểm trần thuật thay đổi. Nhân vật không chỉ là đối tượng phản ánh mà còn là chủ thể của nhận thức. Tác giả không còn soi sáng cái hiện thực của nhân vật nữa mà soi sáng cái tự ý thức của nhân vật như một hiện thực cấp hai. 3.2.3 Miêu tả tâm lý qua độc thoại nội tâm. Đây là những đối thoại bên trong. Giọng nhân vật bị chia đôi thành hai giọng. Qua đó nhà văn thể hiện những giằng xé trong nội tâm nhân vật. Hai lời đối đáp trong một đoạn hội thoại cực kì căng thẳng. Ở đó có một lời nói và một lời phản bác đáng nhẽ chúng nối tiếp nhau và phát ra ở hai cửa miệng thì đây lại chồng chéo lên nhau, hòa hợp thành một phát ngôn từ một cửa miệng. Cách đối đáp này theo hai xu hướng khác nhau, xung đột với nhau đem lại tính kịch cho tác phẩm. Trương trong Bướm trắng luôn giằng xé giữa sống và chết, yêu và không yêu. Nhân vật luôn nghĩ ngợi, suy ngẫm. Dũng trong Đôi bạn luôn có sự băn khoăn về con đường sống của mình. Con đường đi tìm lý tưởng, lối thoát và sự yên ổn cho tâm hồn. 3.2.4 Miêu tả tâm lý bằng dòng nội tâm trữ tình. GS Phan Cự Đệ đã nhận xét: “Dòng tâm lý của các nhân vật phát triển là nhờ sự vận động của những kỉ niệm, hồi ức liên tưởng. Những hồi ức, liên tưởng này sẽ gây thành một phản ứng dây chuyền tạo nên chiều sâu tâm lý nhân vật. Sự chồng chất về lượng của những hồi ức những kỉ niệm cũng có thể tạo nên một sự chuyển biến về chất đưa đến những tình cảm mới, hành động mới.” Chỉ một chút gợi nhưng khiến Dũng nhớ lại bao kỉ niệm với Loan trong quá khứ và ao ước cho tương lai của mình: “Ánh trăng đương mờ bỗng sáng hẳn lên. Gió đưa tà áo Loan bỗng chạm vào tay khiến Dũng sực nghĩ mình đi sát gần bên Loan quá. Chàng nhớ đến hôm lễ thọ và cái mơ ước được đi chơi với Loan trong vườn cỏ thơm, gió đưa tà áo nàng phơ phất chạm vào tay như một cánh bướm…Dũng không dám quay mặt nhìn Loan; chàng chỉ thấy bên chàng có một bóng trắng hoạt động nhẹ và thơm; lúc sáng hẳn lên dưới bóng trăng, lúc mờ đi trong bóng cây lưa thưa. Dũng nghe rõ tiếng bước chân của Loan nhịp nhàng xen với tiếng chân chàng bước. Quả tim chàng đập mạnh…Chàng nhìn thấy trước mặt bàn tay run run của Loan hôm nào cời những quả đậu non trong rá, chàng nhớ đến cái cảm tưởng ngây ngất được thấy đôi môi mềm mại và thơm như hai cánh hoa hồng, bao nhiêu thèm muốn bấy lâu trong một phút rạo rực nổi dậy.”Dòng cảm xúc của Dũng trong Đôi bạn xáo trộn nhiều rung động phức tạp. Hiện tại chỉ là cái nền để nhân vật nhớ về quá khứ. Những kỉ niệm, ước vọng, thèm muốn hòa lẫn trong tâm hồn Dũng miên man không dứt. Đôi khi thiên nhiên chỉ là nền gợi cảm hứng rồi cảm xúc được đẩy lên bình diện thứ nhất. Nghệ thuật miêu tả tâm lý còn thể hiện qua sự không đồng nhất giữa hành động và tâm lý. Từ đó đời sống tinh thần của nhân vật hiện lên căng tràn và sinh động. Đó cũng là cách thể hiện tư tưởng nhà văn ngợi ca con người tự nhiên, luôn có ý thức bản thân. 4. Cách tân trong ngôn ngữ và giọng điệu tiểu thuyết TLVĐ. Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính chất đặc trưng của văn học. Gorki đã khẳng định: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó là cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống - là chất liệu văn học.” Ngôn ngữ trong văn học truyền thống nặng về ước lệ, sáo mòn, vụng về và mang tính chất chép sử. Đến tiểu thuyết TLVĐ, ngôn ngữ trở nên sáng sủa. Không phải lối văn dài dòng, khúc mắc khó hiểu, câu văn của các nhà văn TLVĐ gọn gàng, trong sáng, uyển chuyển và chính xác. 4.1 Đóng góp của tiểu thuyết TLVĐ trong việc hiện đại hoá câu văn xuôi. Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Quả Dưa Đỏ của Nguyễn Trọng Thuật..vv.. còn nặng lối văn biền ngẫu, cổ kính và sáo mòn trong ngôn ngữ. Chính tôn chỉ của TLVĐ đã khẳng định: “Dùng một lối văn giản dị và dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách An Nam.” Tiếp thu truyền thống văn học trước đó cùng với ảnh huởng của lối văn hiện đại phương Tây, câu văn của các nhà văn TLVĐ uyển chuyển, linh hoạt và mang âm điệu. Âm điệu ấy toát ra từ hình ảnh và trong tâm tưởng. “Mùa đông đã qua, một mùa đông rét sớm và ẩm và dai dẳng mãi như không bao giờ hết. Rồi mùa xuân đột ngột tới như một người tình đi xa bỗng một hôm về mà không báo tin trước. Một mùa xuân say sưa, đem tuơi trẻ ham muốn lại cho lòng người.” Không có những chữ Hán nặng nề, vô ích, câu văn nghe nhẹ nhàng mà dạt dào cảm xúc. Hình ảnh so sánh rất chân thực mà gợi cảm gắn với nhưng rung động trong lòng người. Hiện đại hóa câu văn còn thể hiện ngay trong cách sử dụng từ ngữ. Các nhà văn đã sử dụng các từ chỉ sở hữu như “của”, chỉ mục đích như “để”, chỉ vị trí như “trên, dưới, trong, ngoài ra…” Đồng thời họ còn học tập ngôn ngữ trừu tượng châu Âu và sáng tạo nên nhiều từ mới bằng cách thêm các tiền tố: cái, sự như: “ cái quyền làm người của em”, “cái hoàn cảnh xưa cũ đang bao bọc lấy tim nàng”..vv.. 4.2 Đóng góp của tiểu thuyết TLVĐ trong việc làm tăng vốn từ hiện đại. Do ảnh hưởng mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, các ngành nghề mới, tình hình kinh tế mới nên đã góp phần tạo nên vốn ngôn ngữ mới mang tính hiện đại. 4.2.1 Ngôn ngữ miêu tả. Tránh lối văn biền ngẫu nặng nề, câu văn miêu tả trong tiểu thuyết TLVĐ rất gọn, chính xác: “Hai con mắt to và đen sáng long lanh như còn ướt nước mắt và đôi gò má không phấn sáp, ửng hồng trong khung vải trắng…Nét mặt thiếu nữ Trương thấy kiêu hãnh như chất chua của một quả mơ một cách ngây thơ và vẻ ngây thơ lại làm cho sắc đẹp của thiếu nữ có ý vị hơn lên.” Câu văn miêu tả rất sinh động khi phản ánh đầy đủ cung bậc và màu sắc khác nhau của hành động, tình cảm. Đây là đoạn nhà văn miêu tả nhân vật Lan trong Hồn bướm mơ tiên: “Bỗng Lan ngồi phịch xuống giường, lấy tay bưng mặt khóc nức nở không ra tiếng… Lan thấy đỡ thổn thức, tim bớt đập mạnh, rồi Lan sực tỉnh: Than, ta điên mất rồi!” Ngôn ngữ miêu tả chân thực bộc lộ cảm xúc khi thiết tha nồng nàn, khi xao xuyến bâng khuâng, hồi hộp mong mỏi rồi chua chát, chán chường. 4.2.2 Ngôn ngữ người kể chuyện. Trong các tiểu thuyết của mình các nhà văn TLVĐ sử dụng ngôi kể thư ba hàm ẩn. Người kể chuyện đứng không cao hơn nhân vật. Có lúc người kể chuyện thâm nhập vào trong tâm hồn, quan sát những cảm xúc khi mãnh liệt khi nhẹ nhàng của nhân vật. 4.3 Sự cách tân trong giọng điệu tiểu thuyết TLVĐ. Trong tiểu thuyết của Nhất Linh, giọng tự sự mang một nỗi băn khoăn trăn trở về lối thoát cho con người. Nhưng trong tiểu thuyết của Khái Hưng, giọng điệu truyện có phần lạc quan, tươi trẻ tuy không sắc sảo, gãy gọn như truyện của Nhất Linh. Giọng điệu tiểu thuyết càng trở nên hấp dẫn hơn. Tiểu kết: Trên đây là những cách tân của tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn trên nhiều phương diện. Lịch sử văn học đã sang trang mới nhưng giá trị đích thực của các tác phẩm văn học vẫn không thể phủ nhận. Đánh giá về tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn, GS Hoàng Xuân Hãn đã nhấn mạnh: “Tuy Tự Lực Văn Đoàn không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách của nền văn học Việt Nam hiện đại.” Tiếp thu những tư tưởng mới cùng với nguồn mạch truyền thống âm thầm chảy trong tâm hồn, các cây bút TLVĐ đã góp phần chứng tỏ vẻ đẹp và bản lĩnh tự đổi mới của nền văn học nước nhà Danh mục tài liệu tham khảo Phan Cự Đệ ,Tự Lực Văn Đoàn : con người và văn chương, Nxb Văn học, 1990. Nguyễn Thị Hiền Trang - Những cách tân về nghệ thuật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn trên con đường hiện đại hóa. Miêu tả nội tâm trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn, Lê Thị Dục Tú, Tạp chí văn học, số 8/1994. Quan niệm con người cá nhân trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn, Lê Thị Dục Tú, tạp chí văn học 1993 – 1994. Tuyển tập Tự lực văn đoàn Tập 1, 2, 3, Nxb Hội Nhà văn, 1999. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVHDOCS 47.doc
Tài liệu liên quan