Chúng ta đang sống trong một thời đại Công nghệ thông tin. ở trong thời đại ấy hàng ngày chúng ta phải tiếp xúc với hàng ngàn thông tin. Khi đó đòi hỏi con người phải nắm bắt được những thông tin nao là thông tin cần thiết cho mình, nó có quan hệ nhiều với lợi ích của cá nhân hay nhóm xã hội ta tham gia hay không? Vậy việc nắm bắt dư luận là một vấn đề bức thiết đặt ra. Qua môn xã hội học ta đã hiểu được phần nào về Dư luận xã hội với những nhận thức được về tầm quan trọng của Dư luận xã hội với đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, và tất cả các mặt khác của cuộc sống. Hoạt động nhận biết được Dư luận xã hội là một hoạt động không thể thiếu được ở trong bất cứ một xã hội nào. Chúng ta cần phát huy vai trò của Dư luận xã hội để phục vụ cho chính cá nhân mình, cho nhóm mình hay quốc gia mình./.
25 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1911 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Dư luận xã hội với đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
T
rong vòng hai thập kỉ trở lại đây, tri thức xã hội học thâm nhập ngày càng nhiều vào các lĩnh vực hoạt động của đời sống như sản xuất kinh doanh, quản lí lãnh đạo, giáo dục đào tạo, văn học nghệ thuật,… Nhu cầu ứng dụng những hiểu biết và phương pháp của xã hội học xã hội đang tăng nhanh một cách rõ rệt. Viện nghiên cứu khoa học từ khoa học xã hội, khoa học quản lý, khoa học kỹ thuật… được tổ chức theo phương thức phối hợp liên ngành, trong đó đề có sự hiện diện của xã hội học.
Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đạI hoá đất nước ta đang đòi hỏi các khoa học giảI quyết nhiều bàI toán xã hội như mối quan hệ giữa thị trường và văn hoá, tăng trưởng và công bằng, dân chủ và kỉ cương, nhà nước pháp quyền và xã hội công dân… Xã hội học đã đóng góp một phần to lớn vào các nhiêm vụ trên.
Khoa Công nghệ thông tin Viện Đại học Mở Hà Nội đưa bộ môn Xã Hội Học vào giảng dạy là một điều hết sức bổ ích và lí thú. Qua đó tạo điều kiện cho sinh viên chúng em dần làm quen với những vấn đề trong xã hội mà với tuổi đời còn trẻ như chúng em chưa thể nhận thức hết được.
Do thới gian làm tiểu luận ngắn và mới tiếp xúc với môn học nên việc nghiên cứu tài liệu của em còn chưa được thấu đáo. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Đinh Thị Lan Phương
Mục lục
Phần I: Khái lược Xã Hội Học
PhầnII: Dư luận xã hội
Khái luận chung
Một số quan niệm về Dư luận xã hội
Khái niệm Dư luận xã hội
Tính chất của Dư luận xã hội
Sự hình thành dư luận xã hội
Các bước hình thành Dư luận xã hội
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành Dư luận xã hội
Vai trò của hệ thống thông tin đại chúng
Chức năng của dư luận xã hội
Điều hoà quan hệ xã hội
Điều chỉnh hành vi của cá nhân và của nhóm
Chức năng giám sát, tư vấn
Điều tra dư luận xã hội
Phần III: Kết luận
Phần I: Khái Lược Xã Hội Học
Con người ngay từ buổi sơ khai ban đầu của tiến trình lịch sử nhân loạI đã sớm biết qui tụ nhau lai thành từng bầy, nhóm cộng đồng và được tổ chức ngày càng chặt chẽ và tạo thành các xã hội và các dân tộc, cộng đồng với những mối quan hệ đa dạng, phong phú trên trái đất này.
Xã hội không phảI là một phép cộng cộng dơn giản các cá nhân với nhau mà là một hệ thống các hoạt động và các quan hệ của con người, có đời sống văn hoá chung và cùng cư trú trên một lãnh thổ ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.
Hệ thống ở đây được hiểu là sự thống nhất biện chứng của các mâu thuẫn giữa các yếu tố, các phương diện, các quan hệ tạo thành xã hội xét theo phương diện thời gian và không gian và phảI xem đIũu đó nhuư là một điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của cả hệ thống cũng như của từng phần, từng bộ phận tạo nên hệ thống.
Bên cạnh đó, các hoạt động của con người cũng rất đa dạng và phong phú.Nó bao gồm các hoạt động lao động và các hoạt động với môI trường, giữ gìn mầu xanh môI trường và có cả hoạt động đối ngoạI quan hệ với các cộng đồng quốc gia khác.
Các hoạt động lao đọng của con người lai bao gồm nhiều hoạt động chức năng khác nhau :
Hoạt động sản xuất ra của cải vật chất: lương thực, thực phẩm, quần áo, chỗ ở, công cụ lao động,các của cảI vật chất khác
Hoạt dộng sản xuất ra của cải phi vật chất (tri thức, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nghệ thuật đạo đức, các chuẩn mực xã hội, các giá trị xã hội… )
Các hoạt động táI sinh sản xuất xã hội (sinh đẻ, dân số, kế hoạch hoá gia đình, xã hội, cải tạo nòi giống,…)
Hoạt động quản lí xã hội và các nhóm dân cư, các hoạt động bảo vệ môI trường sinh thái.
Hoat động giao tiép giữa các cá nhân trong xã hội.
Hoạt động đảm bảo an ninh trong quá trình đối ngoạI bao gồm các hoạt động giao tiếp của xã hội này với xã hội khác (về kinh tế, trao đổi văn hoá, tư tưởng, về an ninh, về bảo vệ đồng minh chống trả kẻ thù chung…)
Nhóm nhỏ nhất của xã hội là gia đình, cồng đồng lớn hơn là họ hàng, làng xóm, quốc gia và lớn nhất là thế giới loài ngưòi loài người.
Các khoa học nghiên cứu về xã hội đều thuộc về khoa học xã hội. Song, xã hội loài người rất phong phú, đa dạng và được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Từ đó đã tao ra nhiều ngành khoa học xã hội đặc thù như sử học, triết học, kinh tế học, văn học, dân tộc học,chính trị học… và Xã Hội Học. Các khoa học đặc thù có đối tượng nghiên cứu khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Vậy ta có khái lược chung nhất về Xã Hội Học:
Xã Hội Học là một môn khoa học xã hội đặc thù, nghiên cứu các hiện tượng và qui luậtcủa sự nẩy sinh, vận động, phát triển về mối quan hệ giữa con người với xã hội.
Cũng giống như các ngành khoa học khác, Xã Hội Học dựa trên hai tiên đè cơ bản đó là: Mọi sự vât, hiện tượng khi phát sinh và phát triển đều tuân theo các qui luật khách quan và có nguyên nhân nhất định. Xã Hội Học cũng đã tiếp thu thành quả nghiên cứu của các ngành khoa học khácvà nó cũng đã đóng góp một phần nhất định làm phong phú thêm kho tàng tri thức của xã hội.
Xưa kia ngay từ thời cổ đại, các vấn đề về con người và xã hội, mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với xã hội… đã được rất quan tâm, được ghi lại khá nhiều trong van hoá lịch sử La Mã, Hy Lạp và văn hoá phương Đông (ấn Độ, Trung Hoa…)
Văn hoá Việt Nam cổ xưa cũng nói rất nhiều đến con người và xã hội. Nhưng các vấn đề đó thường được ẩn chứa trong triết học, sử học, văn học và các khoa học xã hội cụ thể khác.
Từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX , ở Châu Âu nhờ hai cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, xã hội đã phát triển nhanh chóng. Chế độ phong kiến lỗi thời bị loại bỏ dần. Chế độ tư bản chủ nghĩa lần lượt ra đời và phát triển ở nhiều nước. Các quan Hệ xã hội và thân phận con người trong xã hội ngay càng có những thay đổi lớn.
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, kinh tế, văn hoá và xã hội đã tạo ra những tiền đề khách quan cho nhiều ngành khoa học xã hội mới có điều kiện để hình thành và phát triển. Cũng từ đó, Xã Hội Học đã ra đời với tư cách là mộtt lĩnh vực khoa học độc lập.
Tóm lại, sự xuất hiện và phát triển của hệ thống tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ trật tự xã hội phong kiến gây ra những xáo trộn và biến đổi trong đời sống kinh tế – xã hội của caca tầng lớp, giai cấp và các nhóm xã hội. Từ đó nẩy sinh nhu cầu thực tiễn phảI lập lạI trật tự xã hội và nhu cầu nhận thức để giải quyết những vấn đề mới mẻ nảy sinh từ cuộc sống đang biến động đó. Trong bối cảnh kinh tế, xã hội như vậy xã hội học đã ra đời để đáp ứng nhu cầu nhận thức các biến đổi xã hội và lập lạI trật tự xã hội.
Có thể nói : Auguste Comte (1798-1857), ngưòi Pháp, đã được coi là người khai sáng ra Xã Hội Học.
A.Comte học y học và sinh lý học ở trường Bách Khoa và sau này là người sáng lập ra Hiệp hội thực chứng luận. Comte chịu ảnh hưởng của triết học ánh sáng( Phục hưng) và chứng kiến các biến động chính trị xã hội , các cuộc cách mạng công nghiệp và cuộc xung đột giữa khoa học và tôn giáo ở Pháp.
A.Comte có nhiều tác phẩm nổi tiếng về triết học và xã hội học với nội dung: “xã hội học là khoa học về các quy luật của tổ chức xã hội” . Và A.Comte cũng chính là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ Xã Hội học= sociology vào ngôn ngữ khoa học( đầu năm 1839) .
Tiềp theo Auguste Comte là các nhà xã hội học nổi tiếng như : Emile Durkheim(1858- 1917) , người Pháp ; Karl Marx(1818- 1883) , người Đức ; MaxWeber(1864- 1920) , người Đức ; Talcott Parsons(1902- 1979) , người Mỹ;…
Lựoc qua lịch sử phát triểncủa xã hội học trên thế giới thì ta thấy rằng do những khác biệt về quan đIểm , về phương pháp luận nghiên cứu và các đIều kiện lịch sử cụ thể đã hình thành và phát triển nên nhiều trường pháI xã hội học khác nhau nhưng có hai trường pháI cơ bản đó là trường pháI xã hội học Macxit và các trường pháI xã hội học phi Macxit .
Nhìn chung , các trường pháI phi Macxit xãhội học nói trên mang nhiều dấu ấn của chủ nghiã duy tâm, siêu hình, nặng về trực giác, cảm tính và chưa thoát ra khỏi được triết học, dân tộc học, tâm lý học…. Sau này Karl Marx đã cùng Ăng-ghen, sau nữa là Lê- Nin làm cho xã hội học có bước phát triển nhảy vọt, có cơ sở khoa học vững chắn và trở thành một khoa học thật sự, Hình thành nên xã hội học Mac-LêNin. Xã hội học Mac-Lênin lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhất là các quan đIểm toàn diện, quan đIểm lịch sử cụ thể và quan đIểm phát triển làm cơ sở phương pháp luận nđể xem xét sự vận đoọng và phát triển của xã hội. Xã hội học Mac-Lênin lấy chủ nghĩa duy vật lịch sử, với lí luận về hình tháI kinh tế- xã hội, với các qui luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, qui luật về vai trò quyết định của tồn tạI xã hội đối với ý thức xã hội, qui luật về vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng, qui luật đấu tranh giai cấp… làm cơ sở khoa học để nghiên cứu sự phát triển của xã hội như nghiên cứu một quá trình phát triển tự nhiên…
Xã hội họcLênin đã tiên đoán rằng xã hội không ngừng vận động và phát triển, chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản. Nhưng do những đIều kiện lịch sử cụ thể, sự phát triển không đi theo một đường thẳng tắp, giản đơn mà phát triển vừa liên tục, vừa gián đoạn, Có lúc đi nhanh, có lúc chậm lại, có khi quanh co, thậm chí có khi thụt lùi; có cao trào, có thoái trào; có thành công, có thất bại;…và cuối cùng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản sẽ hoàn toàn thắng lợi.
ở Việt Nam, Từ ngàn xưa đã rất chú ý tới vấn đề con người và xã hội. Trải qua bốn ngàn năm lịch sử, kể từ khi lập nước, các thế hệ người Việt Nam đã không ngừng phấn đấu để hoàn thiện mình, xây dựng các xã hội theo hệ thống bền vững. Hệ Thống xã hội đó được tồn tạI và phát triển trên cơ sở một nền văn hoá chung nên có đầy đủ sức mạnh để đương đầu với những thử thách gay gắt trong cuộc đấu tranh với thiên tai và ngoại xâm viết nên nhiều trang sử hào hùng với nhiều thành tựu vẻ vang trên hai mặt dựng nước và giữ nước. Trong quá trình lịch sử đó biết bao tài liệu đã nói về con người và xã hội Việt Nam; nói khá nhiều về đậo lý làm người, về các phong tục tập quán để đoàn kết gắn bó cộng đồng, tạo nên sức mạnh để tồn tại và phát triển.
Ngành xã hội học mấy năn gần đây đã có nhiều cố gắng vươn lên để đáp ứng nhu cầu của đất nước. Một số nhà nghiên cứu đã tự vượt gian khổ, khó khăn để xuất bản các công trình đầy tâm huyết của mình, gốp phần xây dựng tri thức xã hội cho đất nước.
phần ii: dư luận xã hội
I. Khái luận chung
Một số quan điểm về dư luận xã hội
Dư luận xã hội là một hiện tượng đặc biệt trong đời sống xã hội. Trên bình diện chung nó biểu thị những mối quan tâm, tâm tư, nguyện vọng của con người dược thể hiện dưới dạng những ý kiến phán xét theo chủ kiến của một nhóm xã hội, được sự đánh giá của đông đảo của người dân về một hiện tượng, một quá trình, một sự việc hay một sự kiện nào đó xảy ra trong xã hội. Dù con người sống ở trong một xã hội nào thì dư luận xã hội có ảnh hưởng nhất định, có thể nó tác động rất to lớn đến hệ thống quản lí xã hội của đất nước, đén các quá trình chính trị xã hội. Trong nhiều thế kỉ qua các nhà hoạt động xã hội, các nhà khoa học, các nhà chính trị học đã thừa nhận sự tồn tạI và tác động mạnh mẽ của dư luận xã hội nên họ có mối quan tâm đặc biệt dối với dư luận xã hội như tìm hiểu bản chất của dư luạn xã hội, quá trình hình thành và phát triển, nghiên cứu đưa ra cách thức đIều chỉnh và định hướng cho dư luận xã hội.
Dư luận xã hội có gốc chữ dịch theo tiếng Anh là Public Opinion
+ Public: công chúng, công khai
+ Opinion: ý kiến, quan điểm
Hiện nay, thuật nhữ trên đã được sử dụng rộng rãI trong công tác nghiên cứu kho học cũng như trong đời sống hàng ngày. tuy nhiên, mỗi một lĩnh vực lạI có những cách hiểu tương đối khác nhau. Đó là do bản chât phức tạp của dư luận xã hội như một hiện tượng xã hội đặc biệt, năng động và hàm chứa mâu thuẫn biện chứng giữa cáI riêng và cáI chung.
Một mặt, trong dư luận xã hội còn có sự hiện diện của các ý kiến cá nhân. Những cá nhân này tham gia tích cực vào quá trình bàn bạc thảo luận, tranh luận ý kiến của mình về một sự kiện, sự việc nào đó đang diễn ra trong xã hội. Nừu không có sự trao đổi, bàn bạc, thảo luận, tranh luận thì không thể có dư luận xã hội.
Nhưng dư luận xã hội không phảI là tổng hợp một cách máy móc những ý kiến cá nhân này mà nó được coi như sự tích hợp, đạI diện, đặc trưng của các ý kiến đó. Dư luận xã hội trong trạng thái toàn vẹn của nó không phải là ý kiến cá nhân mà đã được nhân dân chia sẻ, ủng hộ
Bên cạnh đó, các nhà xã hội học lại luôn nhấn mạnh đến sự tồn tại của các nhóm lợi ích và ý kiến của nhóm trong quá trình trao đổi, thảo luận. Hay nói một cách khác, cá nhân tham gia vào quá trình trao đổi ý kiến với tư cách đại diện của một nhóm lợi ích xã hội nhất định, nơI mà người đó tìm thấy quyền lợi của mình, có những hành vi suy nghĩ phù hợp với những giá trị, chuẩn mực của nhóm. Cơ cấu của nhóm lợi ích có thể trùng hợp với nhóm xã hội thông thường như nhóm xã hội sinh viên, nhóm xã hội lao động tự do nhưng nó cũng có thể nẩy sinh thêm một số cái mới do tác động của một hiện tượng xã hội nào đó. Thí dụ như nhóm người tiêu dùng trước những thông tin về nhiễm độc hoa quả, hay nhóm cá nhân trong doanh nghiệp nước ngoài trước thông tin về chủ nước ngoài ngược đãi người lao động…
Từ giác độ nhận thức luận, nhiều nhà nghiên cứu thường nhà nghiên cứu thường nhấn mạnh tính chất chủ quan của dư luận xã hôị và đối lập với nó là tri thức khách quan. Theo họ dư luận xã hội biểu hiện thái độ chủ quan với các sự kiện khách quan. Tuy nhiên các phân tích này mới chỉ giúp chúng ta hiểu được một phần, một khía cạnh của dư luận xã hội. Xã hội học đã tìm thấy trong dư luận xã hội không chỉ là sự nhận thức và lý trí mà còn cả yếu tố tình cảm, tháI độ của cộng đồng người đối với các vấn đề đang diễn ra trong xã hội. Sống trong bất cứ một xã hội nào một cộng đồng người nào, thì cá nhân không chỉ tìm hiểu về môi trường sống của mình mà còn phải tìm hiểu để xác định mối quan hệ của mình đối với các sự kiện diễn ra, qua đó tạo ra được cho mình cách ứng xử sao cho phù hợp với điều kiện thực tế. Điều này rất quan trọng vì qua đây ta có thể đánh giá được sự nhận thức của con người đến đâu để ứng dụng một cách linh hoạt vào cuộc sống hay không. Về phần mình, lợi ích của cá nhân trong xã hội luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với lợi ích nhóm, nơI cá nhân tiến hành hoạt động sống, làmm việc của mình và lợi ích cả cộng đồng, xã hội. Phân tích dư luận xã hội từ giác độ xã hội học cho phép chúng ta bóc tách được các tầng lớp lợi ích và các mối quan hệ giữa chúng, những chi phối và định hướng cho sự tham gia của cá nhân vào quá trình thảo luận và bàn bạc công khai với công việc chung.
Khi nghiên cứu dư luận xã hội cần đặc biệt chú ý đến các hình thức biểu hiện của nó trong dời sống hàng ngày. Những nhà nghiên cứu dư luận xã hội cho rằng dư luận xã hội không chỉ dừng lạI ở việc phát biểu ý kiến, nhận định đánh giá mang tính chất chủ quan mà nó còn thể hiện ở những hành động cụ thể nhằm củng cố, hỗ trợ, bảo vệ cho các ý kiến phán xét phán đoán của riêng mình. Chúng ta có thể lấy ví dụ cụ thể từ những đề xuất, kiến nghị cụ thể đến các hoạt động của các tổ chức như hội họp, mít-tinh và thậm chí các hành động tập thể nhằm ủng hộ hay phản kháng. Chính những đặc điểm này là cơ sở cho nhận định về dư luận xã hội như là trạng tháI tinh thần thực tiễn, là chiếc cầu nối giữa ý thức xã hội và hành động xã hội.
Khái niệm về dư luận xã hội
Dư luận xã hội về mặt lý luận thì không có một định nghĩa nào toàn diện được tất cả các nhà nghiên cứu đồng ý. Mỗi một nhóm xã hội, một tổ chức chính trị xã hội với những chuyên nghành khác nhau thì có những quan niệm về dư luận xã hội cũng khác nhau. Sau đây là một số định nghĩa, kháI niệm khác nhau về dư luận xã hội:
Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu thị sự phán xét, đánh giá của quần chúng đối với những vấn đề mà xã hội quan tâm.
Dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội lớn và bền vững đối với các vấn đề có ý nghĩa xã hội trong cuộc sống xã hội có động chạm đến các lợi ích xã hội. Sự phán xét như vậy biểu thị tháI độ đối với các sự kiện, các thực tế, các hiện tượng của đời sống xã hội.
Tập hợp các ý kiến của người dân về các chủ đề của mối quan tâm công cộng, và sự phân tích những ý kiến này bằng các phương pháp thống kê trong đIều tra chọn mẫu được coi là dư luận xã hội.
Các định nghĩa, quan niệm trên được đưa ra trong các hoàn cảnh và thời kì lịch sử khác nhau và chúng luôn phản ánh những khác biệt trong cách tiếp cận, quan điểm và định hướng sử dụng dư luận xã hội. Xuất phát từ nhận thức về đối tượng và phương pháp nghiên cứu của xã hội học, ta có kháI niệm chung nhất về dư luận xã hội như sau:
Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệtbiểu thị sự phán xét, đánh giá và tháI độ của các nhóm xã hộiđối với những vấn đề liên quan đến lợi ích của các nhóm trong xã hội; dư luận xã hội dược hình thành qua các cuộc trao đổi và thảo luận công khai.
Dư luận xã hội có chủ thể là các nhóm trong xã hội, lợi ích của các nhóm nàycó quan hệ nhất định với các hiện tượng đang được diễn ra trong xã hội và dược đưa ra bàn bạc thảo luận. Cũng có thểchủ thể của dư luận là toàn bộ nhân dân, toàn bộ cộng đòng người hoặc đạI đa số trong đó. Chủ thể của dư luận xã hội đa dạng và khác nhau nhưng đều có mối quan tâm đậc biệt đến các vấn đang diễn ra đáp ứng cho những nhu cầu và mục đích của mình .Mặc dù dư luận xã hoọi được nhiều người dân thừa nhận và chia xẻ nhưng chúng ta có rất ít cơ hội để khẩng dịnh một cách định lượng chính xác tính chất phổ biến của nó. Kết quả của các cuộc đIều tra, thăm dò, chưng cầu dân ý cho ta nhaanj biết bề nổi cảu tương quan các ý kiến của dư luận xã hội trong giơí hạn thời gian xác định. Chính vì vậy việc nhận định tìm hiểu phân tích dư luận xã hội ở trạng tháI toàn vẹn của nó là râts cần thiết kết hợp với ý kiến của các lợi ích khác nhau cùng tồn tạI trong dư luận xã hội hoặc trước khi nó được hình thành.Các nhóm lợi ích xã hội luôn được nhìn nhận như một chủ thể của tiềm năng cảu dư luận xã hội.
Đối tượng của dư luận xã họi là các sự kiện, các hiện tượng, vụ việc đang diễn ra trong trong xã hội làm cho mọi người chú ý quan tâm đến bởi chúng có liên quan đến lợi ích của các nhóm xã hội đó. Ta cần phảI phân biệt rằng không phải một sự kiện nào đang diễn ra trong xã hội cũng tạo được sự chú ý của mọi người để đem ra bàn bạc, thảo luận vàphát triển thành dư luận xã hội. Do đó chúng ta cần phải xác định đối tượng của dư luận xã hội là gì, đó là nhũng sự kiện, hiện tượng đang diễn ra mang tính chất quần chúng, công khai, được thông tin rộng rãi đến mọi người dân.
Việc thảo luận trao đổi ý kiến công khai chính là cơ sở hình thành nên dư luận xã hội. Sẽ có những ý kiến rất khác nhau và chúng đều được đưa ra xem xét, đánh giá, tranh luận, so sánh với nhau dần loại bỏ những điểm không tốt, không phù hợp, giữ lại những điểm phù hợp, hợp tình, hợp lí, được đa số mọi người chấp nhận hay thừa nhận. Có thảo luận công khai mới có được sự đồng tình của nhiều người dân hơn. Blumer, nhà xã hội học người Mỹ đã cho rằng dư luận xã hội nhờ có tính chất công khai sẽ có nhiều sắc thái hợp lý hơn là có sự thông thái.
Tính chất của dư luận xã hội
Dư luận xã hội đói với những sự kiện đang dễn ra trong xã hội có các tính chất cơ bản : Tính công chúng công khai qua truyền miệng, qua các văn bản hay các phương tiện thông tin đại chúng; Tính lợi ích, trong đó bao gồm cả các lợi ích vật chất và lợi ích về tinh thần, là tác nhân kích thích sự quan tâm của mội người; Tính lan truyền phụ thuộc vào dân trí, vào phương tiện thông tin đại chúng, du luận xã hội được lan truyền từ nhỏ đến lớn, từ hẹp đến rộng và càng ngày càng được mở rộng ra; Tính biến đổi theo thời gian và theo không gian, nó phụ thuộc vào cac đIều kiện lịch sử cụ thể.
Nhưng đặc điểm quan trọng nhất của dư luận xã hội chính là tính công chúng, công khai, nhờ đó mà càng đúc rút được nhiều thông tin có giá trị, đúng đắn và được sự ủng hộ của đông đảo nhiều người dân. Xét trên phương diện thực tiễn, tính công khai của dư luận xã hội còn đòi hỏi các nhóm xã hội phải có sự tiếp cận thực tế và có khả năng sử dụng cac phương tiện truyền tin phổ biến và trao đổi thông tin nhất định. Trong xã hội hiện nay có rất nhiều những hệ thống thông tin đại chúng như là qua sách báo, đài truyền hình, đài phát thanh…Đặc biệt phổ biến ở các thành phố lớn là qua mạng máy tính được nối trên toàn cầu. Nhờ vào khả năng sử dung được nhiều phương tiện thông tin đại chúng sẽ đảm bảo cho thông tin sự tham gia rộng rãI của những thành viên trong xã hội vào việc tạo lập những luồng dư luận xã hội.
Khi tham gia vào dư luận xã hội thì một điều cần quantâm đó là khả năng và sự tham gia trên thực tế củacác thành viên trong nhóm xã hội đó như thế nào. Chúng ta không có gì để đảm bảo rằng tất cả các cá nhân đều tham gia vào cùng mmột thời điểm. Trong mỗi nhóm xã hội bao giờ cũng có ít nhất là một thành viên tiêu biểu luôn có nhiều đóng góp tích cực cho dư luận xã hội. Họ sẽ đóng vai trò như một người chủ hướng ra những hướng bàn bạc chính, dẫn dắt những thành viên khác hay từ những hướng đó gợi ý cho họ có những ý kiến theo chủ kiển của riêng mình. Bên cạnh đó họ còn đóng vai trò là người đạI diện cho nhóm tham gia vào các cuộc tranh luận, thảo luận với các nhóm khác, họ sẽ đưa được tiếng nói của nhóm tới các nhóm khác và rộng hơn nữa là đưa ra ngoài xã hội. Các người chủ thủ lĩnh thông tin này sẽ đóng vai trò như những đầu mối thông tin quan trọngcho các cuộc thảo luận đưa ra dư luận xã hội.
Khi trở thành dư luận xã hội thì các thông tin về các vụ việc phảI đi bằng con đường chính thức công khai, đó chính là các thông tin từ kênh phát của nhà nước và các khối trực thuộc khác. Con đường thứ hai để người dân biết được đó là qua phương tiện thông tin đại chúng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu về thông tincủa người dân. Thông tin khi đó được nhiều người thu nhận trở thành những đề tài chính cho các cuộc tranh luận. Vì thế nơI đô thị tập trung nhiều các phương tiện thông tin đại chúng sẽ có nhiều điều kiện hình thành và phát triển dư luận xã hội.
Tính công chúng công khai còn là một đặc điểm hết sức quan trọng để chung ta phân biệt được dư luận xã hội với tin đồn, tin. Chúng cũng qua đánh giá và thể hiện thái độ của chủ thể nhưng các loại thông tin đó không được đảm bảo, chưa qua kiểm chứng. Do đó chủ thể của tin và tin đồn không rõ là ai. Nhưng chúng lạ vẫn có thể trở thành dư luận nếu được đem ra kiểm chứng, trao đổi công khai.
Bên cạnh tính công chúng công khai đối với đối tượng của dư luận xã hội thì tính lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau cũng là một khía cạnh rất quan trọng. Lợi ích vât chất được thể hiện rất rõ ngay trong các hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của người dân. Lợi ích tinh thần được đè cập đến khi các vấn đề đụng chạm đến hệ thống giá trị, chuẩn mực, tập quán, khuôn mẫu hành vi, ứng xử văn hoá của cộng đồng và csả dân tộc.
Tự bản thân thì lợi ích mới chỉ là điều kiện cần để tạo ra dư luận xã hội. Điều kiện đủ chính lànhận thức của các nhóm về lợi ích của mình và có quan hệ gì với các sự kiện diễn ra hay không? Quá trình nhận thức là một quá trình diễn biến phức tạp, nó phát triển và biến đổi giữa tính cá nhân và xã hội, tính lợi ích và tinh thần, tính trực tiếp và lâu dài. Chúng ta phải giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến lợi ích đó.
Bằng các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin về hình ảnh và âm thanh sống động có tính thời sự, các nhóm công chúng sẽ bị lôi cuốn vào các hoạt động trao đổi, tìm kiếm thông tin với những người xung quanh. Đặc biệt là các sự kiện lớn của đất nước như chiến tranh, bầu cử và các hoạt động vượt ra ngoàI hoạt động sống bình thường như tội phạm nguy hiểm, thiên tai, lũ lụt…gây ảnh hưởng đến dân chúng làm xôn xao dư luận.
Đối với cùng một vấn đề diễn ra, các nhóm xã hội, cộng đồng người khác nhau lại có những phán xet khác nhau. Việc quan hệ tình dục trước hôn nhân ở các nước phương Tây diễn ra rất nhiều, không có tiếng nói nào thì ở ta lai phản đối gay gắt. Đấy là một ví dụ đIún hình cho ta thây rõ sự khác biệt giữa các quan niệm, quan điểm giưã các cộng đồng khác nhau.
Theo thời gian cùng với sự phát triển của xã hội, nhiêu chuẩn mực cũng đã bị thay đổi dẫn theo sự nhìn nhận đánh giá ở mỗi thời cũng khác nhau. CáI nhìn của mọi người dân bớt phong kiến hơn nhưng những cáI gig thuộc về cốt lõi của con người thì ít biến đổi.
Trong những bối cánh lịch sử cụ thể thì sự đánh giá đối với một hiện tượng cũng thay đổi khi tìm ra nhiều mối liên quan với hiện tượng. Có thể đI kèm với nó là nhiều hành động mang tính tự phát hay có tổ chức để thể hiện tháI đọ đồng tình hay phản đối của mình. Một mặt dư luận xã hội đòi xử phạt nghiêm khắc những tên tội phạm nguy hiễm đã làm ảnh hưởng đến tính mạng của các chiến sĩ công an, mặt khác dư luận xã hội cũng động viên an ủi những gia đình có chiến sĩ công an dũng cảm hy sinh thân mình cho sự nghiệp bảo vệ sự an bình cho nhân dân.
Ii. Sự hình thành dư luận xã hội
Dư luận xã hội là ý kiến phán xét, qua bình luận của nhiều người trong xã hội nhưng khởi nguồn của nó xuất phát từ một ý kiến của một cá nhân nào đó hoặc một nhóm xã hội nhỏ quan tâm đến một vấn đề xã hội nhất định nào đó. Như vậy khi một vấn đề được đưa ra thì một số người đầu tiên đưa ra ý kiến của mình và trên cơ sở đó hình thành nên cơ sỏ cho sự bàn luận giữa các cá nhân hay giữa cácc nhóm với nhau. Dư luận xã hội dần được định dạng dưới những phán xét, đánh giá thể hiện thái độ của công chúng.
Các bước hình thành dư luận xã hội
Sự hình thành Dư luận xã hội gồm có 4 bước:
Bước một: Các cá nhân tiếp xúc làm quen với các thông tin về sự kiện qua trình đang diễn ra trong xã hội. Từ đó, các cá nhân hay nhóm xã hội sẽ tìm kiếm thông tin và trao đổi thảo luận với nhau dần dần hình thành những quan niệm đầu tiên về sự việc.
Bước thứ hai: Các ý kiến được đưa ra thảo luận trong nhóm dựa theo lợi ích chung của nhóm và những giá trị chuẩn mực khuôn mẫu tư duy và hành vi cảu các thành viên trong nhóm. Lúc này ý thức cá nhân được chuyển sang trạng tháI ý thức xã hội.
Bước thứ ba: Các nhóm trao đổi thảo luận với nhau tìm đến những đIểm chung trong quan đIểm và ý kiến. Cơ sở của quá trình này là lợi ích chung và hệ thống giá trị, chuẩn mực chung cùng được các nhóm chia sẻ và thừa nhận
Bước thứ tư : Tất cả các ý kiến đều được đưa ra và cả nhóm thảo luận với nhau giữ lạI những đIểm mấu chốt hợp lý và loạI bỏ những đIểm bất hợp lý. Dư luận xã hội thể hiện tháI độ của cộng đồng người nó sẽ thúc đẩy những hành động thực tiễn của họ trước thực
Dư luận xã hội do quá trình giao tiếp xã hội hình thành nên. Nừu không có sự bàn bạc trao đổi tranh luận thậm chí va đập ý kiến cho phép tách ra những đIểm chung trong các ý kiến cá nhân và tăng tỉ trọng hợp lý các ý kiến cuối cùng thì không thể có dư luânj xã hội được người dân ủng hộ.
Trong toàn bộ quá trình hình thành dư luận xã hội đặc biệt chú ý hai đặc đIểm xuyên suốt. Thứ nhất là thông thường việc tuân thủ cả bốn bước như trên chỉ diễn ra khi đối tượng của dư luận là các sự kiện mới và phức tạp. Người dân chưa chuẩn bị tinh thần để có hành vi ứng xử cho phù hợp. Như vậy dư luận xã hội chỉ được hình thành sau một thời gian dài. Bên cạnh đó có những nguồn dư luận được hình thành rất nhanh chóng trước những biến cố đặc biệt trong đời sống xã hội như cướp của giết người phá hoạI an ninh quốc gia. Trong trường hợp này người dân sẽ có phản ứng tức thời là phản đối hay đồng tình với các vấn đề nhất định. Trong một loạt các hiện tượng cùng bản chất nhưng khác nhau về quy mô mức đọ thì sự nhìn nhận và đánh giá của các người dân cũng khác nhau. Thứ hai là: Sự duy trì mối quan tâm của mọi người với các vấn đề đang diễn ra là một trong những đIều dầu tiên cho việc hình thành dư luận xã hội. Trên thực tế không phảI sự kiện hiện tượng nào diễn ra cũng đều phát triển được thành dư luận xã hội mặc dù chúng diễn ra có tác động mạnh mẽ đến lợi ích của họ. Đó là do tình trạng thiếu vắng thông tin về sự việc cụ thể. Nếu các cá nhân hay các nhóm xã hội không có đIều kiện tiếp xúc thông tin thì sẽ không thể đưa ra một ý kiến chủ động nào. Ngược lạI ngay trong quá trình thảo luận các cá nhân có thể rút lui ngay khi họ nhận ra rằng lợi ích mật thiết của họ không có quan hệ nhiều với các ván đề đang diễn ra. Vì vậy việc nhìn nhận đúng đắn sự việc, phân tích chúng một cách tỉ mỉ, tổng quát để có hoạt động thực tiễn đúng đắn là hết sức quan trọng, bởi nó còn ảnh hưởng thông tin tới nhiều tầng lớp nhân dân.. bên cạnh đó, để tạo được nguồn dư luận tích cực , ủng hộ các phong trào vận động xã hội thì phải đảm bảo điều kiện: chuyển hoá mối quan tâm của nhóm, bộ phận thành mối quan tâm của cộng đồng người lớn hơn. Chúng ta phải tích cực tuyên truyền, vận động đến nhiều người dân.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành Dư luận xã hội
Trong suốt quá trình hình thành, Dư luận xã hội chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Đầu tiên là quy mô, cường độ, tính chất của sự kiện đang diễn ra có mối quan hệ đến lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau. Khuynh hưóng đánh giá chung của người dân là đồng tình với những vấn đề mang lại lợi ích cho họ và phẩn đối những vấn đề gây thiệt hạI cho bản thân hoặc cho nhóm mình. Những sự kiện diễn ra đầu tiên sẽ chỉ có mối quan hệ lợi ích với một nhốm nhất định. Dần dần, nó phát triển và có liên quan đến các nhóm khác. Và các nhóm xã hội sẽ tham gia thảo luận. Bên cạnh đó mức độ dân chủ hoá đời sống xã hội, khả năng và sự tham gia thực tế của người dân vào các sinh hoạt chính trị- xã hội của đất nước cũng ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành Dư luận xã hội. Do cơ sở của Dư luận xã hội là các cuộc trao đổi nên những nhóm xã hội chỉ trở thành chủ thể của dư luận khi họ có đầy đủ những thông tin, cung cấp thông tin, công khai bày tỏ ý kiến của mình. Trong bối cảnh xã hội đảm bảo quyền tự do ngôn luận và khả năng tiếp cận thông tin của người dân công khai, Dư luận xã hội sẽ hình thành một cách tích cực và có thể đưa ra những phán đoán đúng đắn, hợp lí. Ngược lại, nếu trong một xã hội hạn chế quyền tự do dân chủ thì sẽ tạo điều kiện cho những tin đồn không đúng đắn có hại cho đời sống con người, ảnh hưởng xấu đến xã hội. Nhưng chúng ta phải nhận thức được rằng trong một xã hội quyền tự do ngôn luận và quyền thông tin về các vấn đề chung luôn có giới hạn. Bởi vì ta còn phải tính đến những bí mật cần phải được giữ kín bởi nếu công khai ra thì sẽ gây nên những bất lợi nhất định. Như là các bí mật quốc gia, những vấn đề xâm hạI đến hình ảnh dân tộc, quốc gia, hoặc làm ảnh hưởng đén nền tảng đạo đức nhất định. Bên cạnh mức độ dân chủ hoá đời sống xã hội thì còn có các yếu tố thuộc về tâm trạng xã hội, tổng hợp của tình cảm của các nhóm trong xã hội thể hiện ý chí của các nhóm đó. Tâm trạng xã hội cũng như con người, được khắc hoạ bởi các trạng thái: có lúc hưng phấn, có lúc bị ức chế,có lúc tích cực, có lúc tiêu cực, khi lạc quan yêu đời, khi chán nản bi quan…Trong những hoàn cảnh xã hội khác nhau thì thái độ của các nhóm được thể hiện khác nhau. Nếu điều kiện kinh tế phát triển thì Dư luận xã hội mang tính tích cực nhiều hơn, còn điều kiện kinh tế khó khăn, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp tăng thì Dư luận xã hội thường mang tính thất vọng, tiêu cực nhiều hơn. Sau cùng các yếu tố ảnh hưởng đến Dư luận xã hội là phong tục tập quán, hệ thống giá trị chuẩn mực đang hiện hành trong xã hội và công tác tuyên truyền, vận động. Hệ thống giá trị chuẩn mực tạo ra khuôn mẫu tư duy hướng tới những suy nghĩ đúng đắn để phán xét vấn đề một cách chuẩn xác hơn. Nhưng trong một xã hội bao giờ cũng tồn tại nhiều ý kiến khác nhau. Với Công tác tuyên truyền phải tìm cách thức phù hợp có tính phổ biến để thuyết phục được sự ủng hộ của nhiều người về quan điểm của nhóm hoặc hành động của chủ thể.
Ngày nay với nhiều phương tiện thông tin đại chúng, nhân dân có quyền tự do ngôn luận cùng với nhiều thông tin qua các kênh phát sóng, thông tin càng đa dạng và phong phú. Việc tuyên truyền càng trở nên có ý nghĩa giúp mọi người nhận thức được thông tin để thông tin là thông điệp trong việc tự ý thức được bản thân mình, kích thích tính chủ độngdưa ra ý kiến. Một yếu tố mang tính quyết định cho việc thành công của việc tuyên truyền là tính phù hợp với cuộc sống và phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của mọi người. Đồng thời như Bác Hồ đã từng nói lý thuyết mà không có thực hành là lí thuyết suông. Nên để thuyết phục được lòng người thì lời nói phải đi kèm với hành động cụ thể, đó là những dẫn chứng chân thực, có tính thuyết phục nhất mà không cần thêm một lời nào cả.
3. Vai trò của hệ thống thông tin đại chúng
Thực tế cuộc sống cho thấy, hệ thống thông tin đại chúng đóng vai trò quan trọng trong đời sống mỗi người. Qua phương tiện thông tin đại chúng, trước một sự việc đang được diễn ra sẽ hướng dân chúng thảo luận một số đIểm mấu chốt, đi đúng hướng.. Mặt khác thông tin đại chúng có thể ngưng việc truyền tải thông tin hoặc giảm nhẹ tầm quan trọng của vụ việc và cung cấp thông tin về những sự kiện khác có tầm quan trọng hơn để chuyển hướng mối quan tâm của công chúng. Nừu sự chú ý của đan chúng với sự kiện được suy giảm hoặc nếu không được thoả mãn về mặt thông tin sẽ chuyển sang trạng thái tin đồn. Trên cơ sở trên, vai trò của phương tiện thông tin đại chúng trong việc hình thành nên dư luận được thể hiện trên ba phương diện. Thứ nhất là cung cấp thông tin, truyền tải kịp những thông tin về mọi mặt trong đời sống xã hội. Thứ hai là diễn đàn ngôn luận công khai, người dân tham gia vào quá trình bàn bạc thảo luận với trình độ dân trí ngày càng cao. Cong chúng tham gia ngày càng tích cực hơn. Dẫn đến những chính sách của Đảng và Nhà Nước gần với dân hơn, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Thứ ba là phương tiện thông tin đại chúng sẽ định hướng cho việc xây dựng dư luận, bởi khi thông tin được phát đi đều được qua kiểm chứng. Đặc biệt là các vấn đề về lợi ích của đất nước, cộng đồng dân tộc thì thông tin được địng hướng thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà Nước và các cơ quan chức năng chính của Nhà Nước.
iii. Chức năng của Dư luận xã hội
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng Dư luận xã hội luôn luôn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội, nhất là công việc quản lí xã hội và người dân. Dư luận xã hội là phương tiện vô cùng hữu hiệu để biết được người dân suy nghĩ, đánh giá, mong muốn những gì và như thế nào đối với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn ra. Trong cách nhìn nhận chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở nhận định cho rằng Dư luận xã hội tiềm ẩn sức mạnh to lớn, không thể xem thường. Sức mạnh này được thể hiện qua các chức năng của Dư luận xã hội ối với đời sống xã hội và con người.
Vai trò chức năng của Dư luận xã hội thể hiện trên các mặt cơ bản sau đây:
Điều hoà quan hệ xã hội
Về mặt ý nghĩa của sự điều hoà quan hệ xã hội, bản thân nó đã mang ý nghĩa rất to lớn. Và như vậy chức năng này đóng vai trò hết sức quan trọng. Dư luận xã hội được coi như một cơ chế thảo luận và trao đổi liên tục nhằm tìm đến những quan đIểm chung trong lợi ích trong quan điểm nhìn nhận, đánh giá về thực tế xã hội. Sau quá trình bàn bạc này tìm ra những quan điểm chung nhất trong tất cả những ý kiến bàn luận đưa ra. Như vậy sẽ thoả mãn hầu hết lợi ích của các nhóm. Trong bất cứ một xã hội nào, vẫn luôn có một nhóm có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến toàn bộ xã hội. Họ sử dụng tốt các phương tiện tuyên truyền, thuyết phục được dân chúng ủng hộ theo họ. Chính như vậy họ đã hướng cho người dân đi theo những quan điểm mà họ cho là đúng đắn nhất. Thế nghĩa là ta đã thấy mọi người thống nhất theo một hướng, đây là cơ sở cho việc đIều các mối quan hệ trong xã hội và ổn định đời sống. Qua đây ta có thể thấy, quá trình dân chủ hoá ở nước ta luôn có đIều kiện tiên quyết, và đI kèm là vai trò lãnh đạo của Đảng được tăng cường để định hướnh, dẫn dắt nhân dân đi. Sự sáng suốt, ý chí kiên cường thể hiện bản chất của Đảng Cộng Sản Việt nam chính là Đảng không coi vịc xây dựng và chỉnh đốn Đảng là công việc của riêng nội bộ Đảng mà là công việc công khai, công việc của toàn dân. Tư duy nay sẽ cho những định hướng bổ ích, kịp thời cho các luồng dư luận xã hội tích cực được đông đảo người dân ủng hộ. Đảng Cộng Sản Việt nam tiếp tục khẳng định được vai trò lãnh đạo và đại diện chính trị duy nhất của quốc gia.
Điều chỉnh hành vi cá nhân và nhóm xã hội
Dư luận xã hội có ảnh hưởng rất nhiều đến những hành vi của các cá nhân..Dư luận xã hội tác dụng cả hai măt của nó đến các cá nhân trong xã hội, đó là tác dụng trực tiếp và gián tiếp. Nó sẵn sàng biểu dương những yếu tố tích cực hoặc lên án những yếu tố trái ngược, vi phạm, sai trái. Một cách gián tiếp thì Dư luận xã hội cũng dần hình thành nên tính cách của con người, uốn nắn con người theo những chuẩn mực đạo đức. Dần dần mọi người sẽ có ý thức được việc làm của mình có phù hợp hay không hoặc là tự đIều chỉnh, đúc rút ra những bài học quí báu cho bản thân. Đó mới chính là cái cốt lõi nhất, mang ý nghĩa quan trọng nhất đối với mỗi người.
Bên cạnh những yếu tố tích cực còn có những yếu tố tiêu cực của Dư luận xã hội đối với đời sống con người hoặc nhóm người. Có khi những cá nhân với những tính cách sáng tạo lại có những hành động, suy nghĩ sai lệch khiến họ trở thành nạn nhân của Dư luận xã hội. Một bài học nữa được rút ra là cần phải xem xét mọi vấn đề một cách toàn diện. Trước khi hành động phải nhìn nhận lại một cách đúng đắn.
Chức năng giám sát, tư vấn
Dư luận xã hội có tác dụng rất lớn trong việc tư vấn cho người ta nên làm hoặc không nên làm cái gì và nên làm như thế nào? Giám sát công việc và các nhân vật đang giữ vai trò trong xã hội qua những đánh giá khen hay chê, yêu cầu. Tư tưởng của Đảng “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã thể hiện sâu sắc chức năng tư vấn và gián sát của Dư luận xã hội. Tuy nhiên, khi sử dụng tư vấn của Dư luận xã hội cần cân nhắc kĩ lưỡng vì không phảI bao giờ Dư luận xã hội cũng đúng, có đôI khi nó sai lệch hoặc được phản ánh không đầy đủ, chưa đúng thực chất với các sự kiện. Không nên quay lạI với Dư luận xã hội, nên chủ quan quyết địng các vấn đề. Cũng không nên theo hoàn toàn Dư luận xã hội như là để trốn tránh trách nhiệm cá nhân gây tổn thất lớn đến lợi ích của người dân.
Iv. ĐIều tra Dư luận xã hội
Tìm hiểu để có thể nắm bắt được Dư luận xã hội nhằm xử lí các vấn đề xã hội là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ta có những cách để nắm bắt hay đIều tra Dư luận xã hội sau;
Thông qua các nguồng thông tin nội bộ được thu thập từ nguồn cung cấp của Đảng, Chính quyền, các đoàn thể, thu thập qua các báo cao nội bộ,các hội thảo, và tiếp xúc với quần chúng… Các thông tin này thường có tính kịp thời thoả mãn được mong muốn của dân nhưng nó lạI mang tính đạI diện và dễ bị thiên lệch.
Sử dụng các phương pháp xã hội học để tiến hành các cuộc thăm dò, điều tra dư luận xã hội như:
- Phân tích tài liệu, sách báo…
Quan sát trực tiếp các hoạt động xã hội học
ĐIều tra, chọn mẫu
Chúng ta không nên tuyệt đối hoá bất kì một phương pháp nào cả mà nên sử dụng tổng hợp tất cả các phương pháp. CáI ta thây được chỉ là phần nổi. Cần phảI đi sâu vào để tìm hiểu rõ bản chất của vấn đề.
Dư luận xã hội luôn luôn biến đổi không ngừng nên chúng ta phải thường xuyên nắm bắt dư luận để có những thông tin kịp thời, tránh những cái nhìn sai lệch. Và kết quả của đIều tra Dư luận xã hội phảI được sử dụng một cách có khoa học.
Phần iii: kết luận
Chúng ta đang sống trong một thời đại Công nghệ thông tin. ở trong thời đại ấy hàng ngày chúng ta phải tiếp xúc với hàng ngàn thông tin. Khi đó đòi hỏi con người phải nắm bắt được những thông tin nao là thông tin cần thiết cho mình, nó có quan hệ nhiều với lợi ích của cá nhân hay nhóm xã hội ta tham gia hay không? Vậy việc nắm bắt dư luận là một vấn đề bức thiết đặt ra. Qua môn xã hội học ta đã hiểu được phần nào về Dư luận xã hội với những nhận thức được về tầm quan trọng của Dư luận xã hội với đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, và tất cả các mặt khác của cuộc sống. Hoạt động nhận biết được Dư luận xã hội là một hoạt động không thể thiếu được ở trong bất cứ một xã hội nào. Chúng ta cần phát huy vai trò của Dư luận xã hội để phục vụ cho chính cá nhân mình, cho nhóm mình hay quốc gia mình./.
Tài liệu tham khảo
Một số vấn đề cơ bản trong xã hội học
Thầy Đoàn Văn Đức Bộ môn khoa học xã hội và nhân văn
2. Xã hội học
GS. Phạm Tất Giong- TS. Lê Ngọc Hùng
Trường đạI học Khoa học xã hội và Nhân văn
Xã Hội Học
Bộ môn Xã hội học Trường ĐạI học Kinh Tế Quốc Dân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35300.doc