Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ở một nước thuộc địa, giai cấp công nhân chỉ chiếm 1,2% dân số, đã có cương lĩnh cách mạng đúng đắn ngay từ đầu. Điều đó chứng minh rằng Đảng đã nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa yếu tố dân tộc và yếu tố giai cấp, sớm kết hợp yếu tố giai cấp vói yếu tố dân tộc một cách sáng tạo; gắn chủ nghĩa yêu nước chân chính vói chủ nghĩa quốc tế vô sản, phát huy được truyền thống yêu nước, đánh giá đúng vị trí của từng giai cấp cách mạng, đoàn kết được các lực lượng yêu nước, nhờ đó mà Đảng đã nắm được quyền lãnh đạo cách mạng.
Cương lĩnh đầu tiên là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin, đường lối của Quốc tế cộng sản và kinh nghiệm cách mạng thế giới vào hoàn cảnh cụ thể nước ta, là sự thể hiện tập trung tư tường cơ bản của đồng chí Nguyên ái Quốc về cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước thuộc địa nửa phong kiến.
Tuy nhiên, tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 10 năm 1930 đã phê phán những “sai lầm” của Hội nghị hợp nhất và quyết định “thủ tiêu Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ” của Đảng, thông qua Luận cương chính trị theo tinh thần chỉ thị của Quốc tế cộng sản, đổi tên đảng là Đảng cộng sản Đông Dương.
Sở dĩ có vấn đề chưa thống nhất giữa cương lĩnh đầu tiên do Hôi nghị thành lập Đảng vạch ra với Luận cương chính trị và các vãn kiên của Hội nghị trung ương Đảng tháng 10 năm 1930 là không chỉ do kết hợp hay tách ròi yếu tố giai cấp vói yếu tố dân tộc, mà còn do xác nhận đúng hay chưa
li
đúng vị trí của mỗi yếu tố đó trong điều kiện cụ thể nước ta. đồng chí Nguyên Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, đánh giá đúng hơn và đầy đủ hơn yếu tố dân tộc trong cách mạng Việt Nam.
Tuy bị phê phán nhưng thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh sự đúng đắn, sáng tạo của cương lĩnh đầu tiên.
Sau 30 năm đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Cương lĩnh ấy rất phù hợp vói nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta. Vì vây, Đảng ta đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân không ngừng được sự củng cố và tăng cường”.
Đường lối chiến lược và sách lược cách mạng của Đảng được thể hiện trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt là phù hợp với yêu cầu của toàn Đảng và toàn dân. Cương lĩnh đầu tiên ưở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết các lực lượng và lãnh đạo phong trào cách mạng từ khi Đảng được thành lập.
Thực tiễn cách mạng nước ta ngày càng khẳng định sự đúng đắn và sáng tạo của những tư tưởng chiến lược và sách lược trên đây của đồng chí Nguyễn Ái Quốc . Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: “lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động” của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong giai đoạn hiện nay.
13 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam - Cương lĩnh đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lèữ R0J Đầu.
Ngày 3-2-1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và xác lập vai trò lãnh đạo cách mạng; đồng thòi, vói sự thất bại của cuộc khỏi nghĩa Yên Bái ( 9- 2-1930), đánh dấu sự chấm dứt ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản, xác lập ảnh hưởng của hệ tư tưởng vô sản frong cách mạng Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời mở đầu thòi đại mới trong lịch sử nước ta, thời đại giai cấp công nhân và đảng tiên phong của nó đứng vị trí ttung tâm, kết họp với phong hào yêu nước và cách mạng, quyết địng nội dung, phương hướng phát triển của xã hội Việt Nam. Đây là thời đại nhân dân Việt Nam không chỉ làm nên lịch sử vẻ vang của mình, mà còn góp phần vào sự nghiệp chung của các dân tộc bị áp bức là xoá bỏ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập, dân chủ, hoà bình và tiến bộ xã hội.
Tiểu luận môn học của em trình bày về vấn đề Cương lĩnh đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng được thông qua trong Hội nghị hợp nhất đã định hướng cho các hoạt động của Đảng trong thời kỳ mới thành lập. Do thòi gian và kiến thức có hạn cho nên bài viết không tránh khỏi nhũng thiết sót .Em xin chân thành cảm ơn cô đã cho em nhiều kiến thức quí báu qua môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
MỤC LỤC
Trang
Chương I: Hoàn cảnh lịch sử và sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 2
CHƯƠNG I
Hoàn cảnh lịch sử và sự thành iập Đảng cộng sản Việt Nam
l.Hoàn cảnh ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
Vào đầu năm 1929, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt Nam, Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội không còn đủ sức lãnh đạo. Trong khi đó, số lượng cộng sản đoàn ưong Thanh niên cách mạng đồng chí hội ngày thêm nhiều. Cần phải thành lập một đảng cộng sản để lãnh đạo phong trào, đó là một yêu cầu khách quan và đã có những tiền đề nhất định.
Tháng 3 năm 1929, những cộng sản đoàn trong Kỳ bộ thanh niên cách mạng đồng chí hội Bắc Kỳ gồm các đồng chí : Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Phong sắc, Nguyễn Văn Tuân, Dương Hạc Đính đã họp tại số nhà 5Đ Hàm Long, Hà Nội, quyết định thành lập chi bộ cộng sản và chủ trương tiến tới thành lập Đảng cộng sản thay thế Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội để lãnh đạo cách mạng.
Ngày 1 tháng 5 năm 1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, kiến nghị của đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ về việc giải tán Hội nghị để thành lập Đảng cộng sản không được chấp nhận. Đoàn đại biểu Bắc Kỳ rút khỏi Đại hội về nước, ra lời kêu gọi công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân ủng hộ chủ trương thành lập Đảng cộng sản.
Ngày 17 tháng 6 năm 1929, những đảng viên trong chi bộ 5Đ Hàm Long đẵ họp tại số nhà 316 phố Khâm Thiên, Hà Nội, tuyên bố thành lập Đông Dương cộng sản đảng, cử ra ban chấp hành trung ương lâm thời, thông qua Tuyên ngôn và quyết định xuất bản báo Búa Liềm, xúc tiến việc xây dựng tổ chức đảng và các đoàn thể quần chúng.
Sau khi Đại hội toàn quốc của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội bế mạc, 6 uỷ viên mới được bầu vào Tổng bộ là Hồ Tùng Mậu, Nguyên Thiệu, Châu Vãn Liêm, Nguyên Sĩ Sách, Lê Hồng Son, Phạm Vãn Đồng đã họp bàn việc thành lập Đảng cộng sản, cử ra ban trù bị gồm các đồng chí lãnh đạo Tổng bộ nói trên. Thực hiên chủ trương này, nhũng cộng sản đoàn còn lại trong Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đã hình thành các chi bộ cộng sản. Ngoài hai chi bộ cộng sản ở Trung Kỳ và Nam Kỳ còn có chi bộ cộng sản người Việt Nam ở Thái Lan và một chi bộ ở Hồng Kông (Trung Quốc).
Thượng tuần tháng 8 năm 1929, An Nam cộng sản đảng được thành lập tại căn phòng số 1, lầu 2 “Phong cảnh khách lâu” ở đường Bônác Philippin Sài Gòn. Hội nghị này đã cử ra Ban lâm thời chỉ đạo của Đảng, gồm các đồng chí Châu Văn Liêm (tức Việt), Nguyễn Thiệu, Trần Não, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Sĩ Sách do đồng chí Châu Văn Liêm làm bí thư.
Sau Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng, các đảng viên Tân Việt cách mạng đảng chịu ảnh hưởng của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đã tiến hành Đại hội thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn vào ngày 1 tháng 1 năm 1930, gồm các đồng chí Trần Hữu Chương, Nguyên Khoa Văn (tức Hải Triều), Nguyễn Xuân Thanh, Trần Đại Quả, Ngô Đức Đề, Ngô Đình Mãn, Lê Tiềm, Lê Tốn. Đại hội chưa kết thúc thì các đại biểu đã bị chính quyền Pháp bắt. Do vậy, Đông Dương cộng sản liên đoàn ra đời nhũng chưa có Ban chấp hành trung ương.
Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng sau khi ra đời đã có sự tranh giành ảnh hưởng, tranh giành quần chúng và công kích lẫn nhau. Đây là những mâu thuẫn trong quá trình phát triển và đi lên của phong trào công sản Việt Nam. lình hình ấy phản ánh sự ấu tri va khuynh hướng biệt phái, tiểu tư sản trong phong hào công nhân và phong hào yêu nước.
Những ngưòi cộng sản và những người yêu nước chân chính đều nhận thấy cần phải sớm khắc phục tình trạng frên, thành lập một đảng cộng sản thống nhất để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
2. Hội nghị hợp nhất tháng 2/1930
Được sự uỷ nhiệm của quốc tế cộng sản, mùa thu năm 1929, đồng chí Nguyễn ái Quốc từ Thái Lan trở lại Hương Cảng chuẩn bị thực hiên nhiệm vụ “hợp nhất các phần tử cộng sản chân chính lại” để thành lập một đảng duy nhất. Từ ngày 3 đến 7/2/1930 , hội nghị hợp nhất được tiến hành tại nhà một công nhân ở xóm thợ đường Cửu Long gần Hương Cảng (Trung Quốc). Tham dự hội nghị có các đồng chí Trịnh Đình Cửu và Nguyên Đức Cảnh, đại biểu của Đông Dương cộng sản đảng; Nguyên Thiệu và Châu Văn Liêm, đậi biểu của An nam cộng sản đảng. Hội nghị tiến hành dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đại biểu của Quốc tế cộng sản.
Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, các đại biểu đã hoàn toàn nhất trí tán thành ý kiến của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng cộng sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Hội nghị còn thông qua Lời kêu gọi của đổng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế cộng sản và Đảng cộng sản Việt Nam gửi đến quần chúng công, nông, binh, đồng bào và đồng chí trong cả nước nhân dịp thành lập Đảng.
Ngày 24 tháng 2 năm 1930, hai đồng chí Châu Văn Liêm, Nguyên Thiệu thay mặt quốc tế, các đồng chí Phan Hữu Lầu, Hoàng Quốc Việt thay mặt Ban chấp hành trung ương lâm thời cung với đồng chí Ngô Gia Tự, Bí thư lâm thời chấp uỷ của Đảng bô Nam Kỳ đã họp và quyết định chấp nhận Đông Dương cộng sản Hên đoàn gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam.
Như vậy, chỉ nửa tháng sau, kể từ ngày Hội nghị hợp nhất bê' mạc, ba tổ chức cộng sản ở Đông Dương đã hoàn toàn thống nhất trong một đảng duy nhất - Đảng cộng sản Việt Nam.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam tháng 2 năm 1930 có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng. Hội nghị đã vạch ra một đường lối cách mạng và đường lối xây dựng Đảng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến. Đường lối đúng đắn đó là điều kiên quan trọng nhất để ba tổ chức cộng sản nhanh chóng thống nhất ý chí và hành động, gánh vác sứ mệnh lịch sử giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đồi với đường lối chiến lược đúng đắn là sự cổ vũ to lớn cho phong hào cách mạng đang ở thời kỳ sôi sục. Đường lối của Đảng được công bố trở thành tiếng kèn tập hợp lực lượng quần chúng, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Lời kêu gọi được Hội nghị hợp nhất thông qua là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng.
CHƯƠNG II
Cương lĩnh đầu tỉên của Đảng
l.Cương lĩnh đầu tiên thể hiện qua Chính cuơng vắn tắt của Đảng
Chính cương vắn tắt của Đảng nhận định rằng Việt Nam là một xứ thuộc địa, nửa phong kiến, công nghiệp không phát triển “vì tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản, lại làm cho công nghệ bản xứ không thể nào mở mang được”.
Kinh tế nông nghiệp chiếm ưu thế, “nông nghệ ngày một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều”. lình hình đó đưa đến mâu thuẫn ngày càng kịch liệt giữa một bên là dân tộc ta trong đó có công nhân, nông dân và toàn thể dân tộc vói một bên là đế quốc Pháp và tay sai của chúng. Đánh giá hai giai cấp tư sản và địa chủ là những đối tượng cần xoá bỏ, Đảng ta đã có sự phân biệt: “Tư bản bản xứ không có thế lực gì, ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc đuợc, chỉ có bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa”. Muốn giải quyết mâu thuẫn đó, nhân dân Việt Nam phải làm “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đây là một thể loại cách mạng vô sản ở các nước thuộc địa mà sinh thời Mác, Lênin và ngay cả Quốc tế cộng sản cũng chưa nói đến. Sau này, Đảng ta hoàn chỉnh tên gọi của thể loại cách mạng này là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Mục tiêu chủ yếu lúc này là đánh đổ ách thống trị của đế quốc xâm lược và tay sai của chúng, giành độc lập dân tộc và dân chủ cho nhân dân. Mục đích cuối cùng là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam.
Theo tư tưởng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thì cuộc cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản bao gồm hai cuộc vận động là cuộc vận động giải phóng dân tộc và cuộc vận động xây dụng đất nước độc lập tự do hạnh phúc, phần lớn coi giai đoạn cách mạng là giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội. Hai cuộc vận động này liên quan mật thiết vói nhau, ảnh hưởng và thúc đảy lẫn nhau, cuộc vận động trước thành công tạo điều kiện cho cuộc vận động sau giành thắng lọi. Vì vây, giữa hai giai đoạn cách mạng này: giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội không có bức tường nào ngăn cách, không phải tiến hành một cuộc cách mạng chính tĩị lần thứ hai để giải quyết vấn đề chính quyền như cách mạng Nga và cách mạng Trung Quốc.
Điều đó chứng tỏ rằng, ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã nắm vũng nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng sáng tạo kinh nghiêm cách mạng thế giới, thấu suốt con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam, nhận rõ mối quan hệ biện chúng giữa cách mạng dân tộc dân chủ vói cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng là giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hôi.
Nhiệm vụ cách mạng mà Cương lĩnh vạch ra là “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập”, “Tổ chức ra quân đội công nông”, “Thu hết sản nghiệp lớn của tư bản đế quốc”, “Thu hết ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công cách mạng đem chia cho dân cày nghèo”, “miễn thuế cho dân nghèo”, “đem mọi quyền tự do cho dân chúng”, “thực hiện ngày làm 8 giờ”, “mở mang công nghiệp và nông nghiệp”, “thực hành giáo dục toàn dân”, “thực hiện nam nữ bình quyền” V.V..
Các nhiệm vụ đó bao hàm cả nội dung dân tộc dân chủ và nội dung xã hội chủ nghĩa. Song nổi bật nhất là nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai của chứng (đại địa chủ, đại tư sản phản cách mạng và vua quan phong kiến) giành độc lập, tự do, dân chủ chon toàn dân tộc.
Về lực lượng cách mạng, Cương lĩnh của Đảng chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp cách mạng, các lực lượng tiến bộ và cá nhân yêu nước, tập trung lực lượng đánh đổ kẻ thù chủ yếu của dân tộc là chủ nghĩa đế quốc Pháp và tay sai, mở đường cho cách mạng phát triển đến thắng lợi hoàn toàn.
Về vấn đề ruộng đất, “xương sống của cách mạng thuộc địa”, Đảng chủ trương tiến hành từng bước với nhũng nội dung thích hợp với từng thời kỳ cách mạng, ở giai đoạn giải phóng dân tộc thì quốc hữu hoá toàn bộ đồn điền và đất đai của đế quốc và địa chủ phản cách mạng Việt Nam để chia cho nông dân nghèo, “hết sức lãnh đạo cho dân cày nghèo làm thổ đại cách mạng, đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến”. Đối vói chủ nghĩa tư bản thì “thu hết sản nghiệp lớn ( như công nghiệp, vận tải, ngân hàng v.v.) của tư bản đế quốc Pháp để giao cho chính phủ công nông binh. Đối với các tầng lớp “phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản Việt Nam chưa rõ mặt phản cách mạng, thì sử dụng, ít nhữnữa là làm cho họ trung lập”. Sau khi cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi, chính quyền đã về tay công nông, Đảng sẽ lãnh đạo tiến hành những cải cách nhằm “sửa đổi lại nhũng bất công và phân phối lọi nhuận giữa nhũng nhà tư sản và nhũng người vô sản một cách công bằng hơn”.
2.Cương lĩnh đầu tiên thể hiện qua Sách luợc vắn tắt của Đảng
Trong khi khẳng định “công nông là gốc cách mạng”, Sách lược vắn tắt của Đảng vạch rõ “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, hí thức, trung nông ( Thanh niên, Tân Việt, phái Nguyên An Ninh v.v.) để lôi kéo họ về phe vô sản giai cấp”.
Về nguyên tắc liên minh, Sách lược vắn tắt đã viết: “Trong khi liên lạc tạm thời với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bô một chút lọi ích gì cửa công nông đi vào đường lối thoả hiệp”.
Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam phải tiến hành bằng “bạo lực cách mạng cửa quần chúng, để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”, rồi “dựng ra chính phủ công nông binh” chứ không phải bằng con đường cải lương.
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đứng trong mặt trận cách mạng của các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới mà đội quân tiên phong của mặt trận này là Liên Xô. Sách lược vắn tắt ghi rõ: “ Trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước Việt Nam độc lập, lại phải đồng thòi tuyên truyền vừa thực hành Hên lạc với giai cấp bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp”.
Cương lĩnh đầu tiên cũng khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng “ thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”, “phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vững vào hạng dân cày nghèo, phải hết sức lãnh đạo cho dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh trúc bọn đại đại chủ, phong kiến” , đồng thời phải liên minh với các giai cấp cách mạng và tầng lớp yêu nước khác, đoàn kết họ, tổ chức họ đấu tranh cho giải phóng dân tộc và “để đi tói” chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
CHƯƠNG III
Đánh giá, kết luận và bài học kinh nghiệm
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ở một nước thuộc địa, giai cấp công nhân chỉ chiếm 1,2% dân số, đã có cương lĩnh cách mạng đúng đắn ngay từ đầu. Điều đó chứng minh rằng Đảng đã nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa yếu tố dân tộc và yếu tố giai cấp, sớm kết hợp yếu tố giai cấp vói yếu tố dân tộc một cách sáng tạo; gắn chủ nghĩa yêu nước chân chính vói chủ nghĩa quốc tế vô sản, phát huy được truyền thống yêu nước, đánh giá đúng vị trí của từng giai cấp cách mạng, đoàn kết được các lực lượng yêu nước, nhờ đó mà Đảng đã nắm được quyền lãnh đạo cách mạng.
Cương lĩnh đầu tiên là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin, đường lối của Quốc tế cộng sản và kinh nghiệm cách mạng thế giới vào hoàn cảnh cụ thể nước ta, là sự thể hiện tập trung tư tường cơ bản của đồng chí Nguyên ái Quốc về cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước thuộc địa nửa phong kiến.
Tuy nhiên, tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 10 năm 1930 đã phê phán những “sai lầm” của Hội nghị hợp nhất và quyết định “thủ tiêu Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ” của Đảng, thông qua Luận cương chính trị theo tinh thần chỉ thị của Quốc tế cộng sản, đổi tên đảng là Đảng cộng sản Đông Dương.
Sở dĩ có vấn đề chưa thống nhất giữa cương lĩnh đầu tiên do Hôi nghị thành lập Đảng vạch ra với Luận cương chính trị và các vãn kiên của Hội nghị trung ương Đảng tháng 10 năm 1930 là không chỉ do kết hợp hay tách ròi yếu tố giai cấp vói yếu tố dân tộc, mà còn do xác nhận đúng hay chưa
li
đúng vị trí của mỗi yếu tố đó trong điều kiện cụ thể nước ta. đồng chí Nguyên Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, đánh giá đúng hơn và đầy đủ hơn yếu tố dân tộc trong cách mạng Việt Nam.
Tuy bị phê phán nhưng thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh sự đúng đắn, sáng tạo của cương lĩnh đầu tiên.
Sau 30 năm đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Cương lĩnh ấy rất phù hợp vói nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta... Vì vây, Đảng ta đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân không ngừng được sự củng cố và tăng cường”.
Đường lối chiến lược và sách lược cách mạng của Đảng được thể hiện trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt là phù hợp với yêu cầu của toàn Đảng và toàn dân. Cương lĩnh đầu tiên ưở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết các lực lượng và lãnh đạo phong trào cách mạng từ khi Đảng được thành lập.
Thực tiễn cách mạng nước ta ngày càng khẳng định sự đúng đắn và sáng tạo của những tư tưởng chiến lược và sách lược trên đây của đồng chí Nguyễn Ái Quốc . Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: “lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động” của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong giai đoạn hiện nay.
Tài iiệu tham khảo
Bộ GD-ĐT(1992), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo Dục- Hà Nội
Học viện chính tri quốc gia Hồ Chí Minh-Khoa Lịch sử Đảng(1995), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính tri quốc gia -Hà Nội
Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương(1977), Văn kiện Đảng 1930-1935, Hà Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam_cuo.docx
- cuong-linh-ct-dau-tien-2-1930.pdf