MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. TỔNG QUAN VỀ THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG 2
II. PHÂN TÍCH QUA TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN 11
III. GIẢ THUYẾT VỀ CÁC THỂ LOẠI 13
IV. KẾT LUẬN 14
LỜI MỞ ĐẦU
Văn học dân gian là tiếng nói của nhân dân, nó là một thứ văn chương bình dị, dễ hiểu. Do người xưa chưa có chữ viết nên văn học dân gian thường được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Khi đã có chữ viết nó được ghi chép lại nhưng việc truyền miệng văn học dân gian vẫn rất phổ biến. Bằng chứng là ngày nay vẫn còn những truyền thuyết lưu lại trong dân gian như truyền thuyêt về Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết Thánh Gióng, Sọ Dừa, v.v Điều đó cho thấy việc hình thành văn học dân gian đã có từ rất sớm cũng như đời sống văn học dân gian rất phong phú và đa dạng. Theo những tài liệu sử còn ghi chép lại, văn học dân gian hình thành rất sớm ở thời kì Hùng Vương cách đây mấy nghìn năm. Và trải qua hàng nghìn năm đô hộ, đồng hoá của phong kiến phương Bắc những giá trị truyền thống của thời kỳ Hùng Vương vẫn còn được giàn giữ cho đến ngày nay.
Về truyền thuyết, thời kỳ Hùng Vương được hình thành do câu chuyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ. Âu Cơ vốn là con gái Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần, còn Lạc Long Quân là con của Long Vương, khôi ngô tuấn tú. Hai người gặp nhau và kết nghĩa vợ chồng. Ngày tháng qua đi, Âu Cơ sinh được một bọc trứng nở ra trăm người con trai, con nào con nấy hồng hào, đẹp đẽ. Sống mãi trên bờ, Lạc Long Quân không nguôi nhớ quê hương dưới biển liền bàn với Âu Cơ chia các con ra sinh sống: 50 người con theo Âu Cơ lên núi, 50 người con theo Lạc Long Quân xuống biển. Ở trên bờ, người con cả được suy tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nhà nước Văn Lang. Theo sử xưa còn ghi thì “Lĩnh Nam Chích Quái”; Âu Cơ và 50 người con lên ở đất Phong Châu, suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước Văn Lang, đông giáp Nam Hải, Tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình Hồ, nam tới nước Hồ Tôn (hay là Chiêm Thành). Chia nước làm 15 bộ: ( ) chia các em ra cai trị ”.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3456 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giả thuyết về văn học dân gian thời kỳ hùng vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢ THUYẾT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN
THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG
LỜI MỞ ĐẦU
Văn học dân gian là tiếng nói của nhân dân, nó là một thứ văn chương bình dị, dễ hiểu. Do người xưa chưa có chữ viết nên văn học dân gian thường được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Khi đã có chữ viết nó được ghi chép lại nhưng việc truyền miệng văn học dân gian vẫn rất phổ biến. Bằng chứng là ngày nay vẫn còn những truyền thuyết lưu lại trong dân gian như truyền thuyêt về Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết Thánh Gióng, Sọ Dừa, v.v… Điều đó cho thấy việc hình thành văn học dân gian đã có từ rất sớm cũng như đời sống văn học dân gian rất phong phú và đa dạng. Theo những tài liệu sử còn ghi chép lại, văn học dân gian hình thành rất sớm ở thời kì Hùng Vương cách đây mấy nghìn năm. Và trải qua hàng nghìn năm đô hộ, đồng hoá của phong kiến phương Bắc những giá trị truyền thống của thời kỳ Hùng Vương vẫn còn được giàn giữ cho đến ngày nay.
Về truyền thuyết, thời kỳ Hùng Vương được hình thành do câu chuyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ. Âu Cơ vốn là con gái Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần, còn Lạc Long Quân là con của Long Vương, khôi ngô tuấn tú. Hai người gặp nhau và kết nghĩa vợ chồng. Ngày tháng qua đi, Âu Cơ sinh được một bọc trứng nở ra trăm người con trai, con nào con nấy hồng hào, đẹp đẽ. Sống mãi trên bờ, Lạc Long Quân không nguôi nhớ quê hương dưới biển liền bàn với Âu Cơ chia các con ra sinh sống: 50 người con theo Âu Cơ lên núi, 50 người con theo Lạc Long Quân xuống biển. Ở trên bờ, người con cả được suy tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nhà nước Văn Lang. Theo sử xưa còn ghi thì “Lĩnh Nam Chích Quái”; Âu Cơ và 50 người con lên ở đất Phong Châu, suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước Văn Lang, đông giáp Nam Hải, Tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình Hồ, nam tới nước Hồ Tôn (hay là Chiêm Thành). Chia nước làm 15 bộ: (…) chia các em ra cai trị…”.
Trong “Đại Việt sử lược” có viết: “Đến đời Trang Vương nhà Chu (698 - 682 Trước Công Nguyên) ở Bộ Gia Ninh có người lạ thường, dùng ảo thuật phục được các bộ lạc tự xưng là Hùng Vương, đóng ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang… Truyền được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương”.
I. TỔNG QUAN VỀ THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG
Có thể nói, căn cứ vào tài liệu trên, thời kì Hùng Vương là thời kỳ sớm nhất của văn học dân gian Việt Nam. Ở thời kì này, nhà nước Văn Lang đã đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế, văn hoá-xã hội. Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên của Việt Nam. Thực chất nhà nước Văn Lang được hình thành từ các bộ lạc (hay còn gọi là tộc người). Các bộ lạc này sống tương đối gần gũi nhau về mặt không gian. Do quan hệ gần gũi, các tộc người đó có nhiều điểm chung về ngôn ngữ và văn hoá. Sau khi đã thống nhất thành nước Văn Lang, các tộc người này có không gian sống rất gần nhau. Trong đó tộc người do Hùng Vương cai trị là tộc người đứng đầu. Theo sử sách các vùng đất thuộc phạm vi các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, một phần Hà Nội, Hà Bắc (cũ) và Tuyên Quang ngày nay chính là địa phận của nhà nước Văn Lang xưa. Các nhà sử học, khảo cổ học bây giờ tìm được rất nhiều di chỉ về thời kỳ Hùng Vương phản ánh cuộc sống nhân dân trong thời kỳ này.
Ngay từ thời Văn Lang, cư dân đã tập trung rất đông đúc ở các vùng Đồng Bằng, ngày nay vùng đó thuộc Đồng Bằng Bắc Bộ. Tuy rằng không có sử sách nào ghi chép về số dân này nhưng các nhà khảo cổ học đã tìm thấy rất nhiều hiện vật ở di chỉ Đồng Đậu (gần thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc). Các bộ lạc dưới sự lãnh đạo của Hùng Vương cùng đoàn kết chống ngoại xâm. Đồng thời, nhân dân cũng trao đổi kinh nghiệm, học hỏi nhau để phát triển kinh tế.
Nền kinh tế của nhà nước Văn Lang thời ấy rất phát triển và đạt được trình độ nhất định. Người dân Văn Lang đã biết dùng cày, biết luyện kim, biết làm đồ gốm và có quan hệ mậu dịch với nước ngoài. Trong hai thời kì của kinh tế Văn Lang là văn hoá Phùng Nguyên và văn hoá Đông Sơn thì ở thời văn hoá Đông Sơn kinh tế Văn Lang phát triển nhất. Có thể coi thời kì văn hoá Đông Sơn là cực thịnh của thời đại Hùng Vương .
Vùng Bắc Bộ và Bắc Trung bộ có địa hình tương đối bằng phẳng lại có nhiều sông ngòi: Sông Hồng, sông Mã. Dân cư tập trung đông đúc và sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Do có nhiều sông ngòi nên lượng phù sa bồi đắp hàng năm lớn. Đất đai phì nhiêu, màu mỡ rất thuận lợi cho việc cấy lúa. Nghề trồng lúa nước trở lên phổ biến và cư dân Văn Lang đã tìm thấy ở đây một nguồn lương thực dồi dào. Xen kẽ với các vụ lúa, cư dân Văn Lang còn biết trồng khoai lấy củ, trồng đậu, dưa hấu, họ còn biết trồng dâu nuôi tằm và trồng bông lấy sợi. Truyền thuyết xưa kể lại hoàng tử Lang Liêu đã biết dùng hạt gạo để nấu thành bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất dâng vua. Mai An Tiêm đã phát hiện ra dưa hấu và dùng dưa hấu để trao đổi hàng hoá. Không chỉ biết trồng trọt, cư dân Văn Lang còn biết chăn nuôi. Trâu, bò, chó, gà, vịt đã được thuần dưỡng và chăn nuôi theo hộ gia đình. Ngay từ thời văn hoá Phùng Nguyên đã xuất hiện nghề đánh cá và đến thời kì văn hoá Đông Sơn cư dân Văn Lang đã biết đóng thuyền lớn để phục vụ nghề đánh cá và giao thông. Cũng trong thời kì này các công cụ lao động đã được chế tác công phu hơn thời trước. Người ta tìm thấy rất nhiều công cụ lao động ở các di chỉ; các công cụ chặt thô sơ như rìu tay, nạo ở núi Đọ (Thanh Hoá) và rất nhiều rìu đồng, khuôn đúc dìu, mũi tên đồng ở giai đoạn Đồng Đậu. Các lưới câu đồng, lưỡi liềm đồng ở giai đoạn Gò Mun. ở thời đại Hùng Vương, cư dân còn chế tạo được công cụ bằng sắt: Lưỡi mai sắt, cuốc sắt. Họ còn biết chế ra nhiều đồ dùng, đồ đun bằng gốm và bằng đồng. Điều đó chứng tỏ ở thời kì Hùng Vương thương nghiệp đã phát triển. Họ tìm thấy nhiều đồ vật ở thời kì này như: Vò, bình, thấy ở Thiệu Dương, Đông Sơn; Bình, âu, lọ thấy ở Việt Khê, Đào Thịnh, Tháp đồng ở Đào Thịnh, Đông Sơn, Việt Khê; Thố đồn thấy ở Việt Khê, Thiệu Dương.
Do xã hội Văn Lang thời ấy phát triển mạnh nghề trồng lúa nước, điều đó gắn liền với công việc trị thuỷ. Vùng này có nhiều con sông lớn như sông Hồng, sông Mã… nên muốn phát triển nông nghiệp ở đây phải biết chế ngự các con sông. Truyền thuyết về “Sơn Tinh” đánh thắng “Thuỷ Tinh” là một trong những truyền thuyết nói về công việc này. Hàng năm nhân dân Văn Lang đã biết đắp đê phòng lụt và đào các mương máng giúp việc tưới tiêu cho cây trồng.
Nông nghiệp phát triển mạnh mẽ kéo theo sự phát triển của thủ công nghiệp. Trước hết là nghề luyện đồng và chế tạo đồ đồng. Theo “Dư Địa Chí” của Nguyễn Trãi dẫn sách “Bản Quốc Sản Xứ Kí” cho biết nhiều vùng miền Bắc có các mỏ khoáng sản: Vàng, chì, bạc, sắt, đồng…”, lại chó nhiều mỏ lộ thiên dễ khai thác… Nhờ đó cư dân Văn Lang đã sáng tạo ra một nền văn hoá đồ đồng rực rỡ. Cư dân Văn Lang dùng đồng để sản xuất ra các công cụ sản xuất và các loại vũ khí,…
Ngày nay có thể tìm thấy nhiều các hiện vật đồng ở các di chỉ thuộc các tỉnh từ Lạng Sơn đến Hà Tĩnh, Quảng Bình, … Hàng loạt các nông cụ được tìm thấy (lưỡi cày, liềm, rìu), nhiều vũ khí lợi hại như: Dao găm, vòng tay, nhẫn…) , nhiều dụng cụ âm nhạc bằng đồng (như chuông, kèn, và đặc biệt là trống đồng được chế tạo rất công phu), các tác phẩm nghệ thuật (tượng người, chim, thú…). Tất cả những dẫn chứng trên khẳng định rằng ở thời Hùng Vương đồ đồng rất phát triển, với nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Tiếp đó là nghề luyện sắt. Cư dân ở đây đã rèn được những lưỡi giáo, kiếm sắt… Nghề rèn được phát triển mạnh mẽ.
Nghề gốm đặc biệt phát triển. Ngay từ thời văn hoá Phùng Nguyên, nghề gốm đã được hình thành và phát triển. Nhiều đồ dùng và đồ đun nấu ra đời, có những văn hoá khá đặc sắc. Đến thời văn hoá Đông Sơn, đồ gốm cực phát triển. Họ biết dùng bàn xoay để nặn đồ gốm và dùng men tráng, kèm theo đó là những hoa văn được các nghệ nhân thể hiện một cách tinh xảo. Các hình ảnh đó hầu hết là các hoa văn và các hình ảnh sinh sống cũng như phong cảnh quê hương.
Nghề đồ đá cũng phát triển đến trình độ hoàn mỹ ngay từ thời văn hoá Phùng Nguyên.
Ngoài ra, các nghề khác cũng phát triển. Đồ gỗ, nghề sơn có những bước phát triển dài. Nghề xe sợi, dệt vải đã có từ thời Phùng Nguyên với nhiều nguyên liệu phong phú có từ việc trồng bông, đay, gai. Trên vải dệt có rất nhiều hoa văn phong phú. Nghề đan lát cũng phát triển với nhiều đồ dùng hàng ngày.
Thương nghiệp đã phát triển từ trước thời đại Hùng Vương, trên miền đất sau này là nhà nước Văn Lang, giữa các khu vực đã có sự trao đổi kinh tế và giao lưu văn hoá. Ở các vùng miền gần nhau, cư dân có thuận lợi về giao thông nên họ trao đổi với nhau những sản phẩm của nông nghiệp, thủ công nghiệp. Ở nơi đây dân cư phát triển cả về kinh tế và văn hoá.
Ở xã hội Văn Lang, Nhà nước Văn Lang là nhà nước có giai cấp nhưng ở đây chưa có bóc lột. Cư dân sống hoà thuận, an vui. Các sử gia trước đây cho rằng gia đình thời Hùng Vương là gia đình phụ hệ. Các bộ sử đều ghi rằng: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, dưới Vua là các Lạc hầu, Lạc tướng, “Con trai Vua gọi là Quan Lang, con gái Vua gọi là Mệ nang (hay Mỵ Nương) cứ đời nọ đến đời kia cha truyền cho con gọi phụ đạo” (Ngô Sĩ Liên - Đại Việt sử kí toàn thư).
Sự phát triển về kinh tế - xã hội của cư dân Văn Lang ảnh hưởng rất sâu sắc tới văn hoá của họ. Văn hoá ở thời đại Hùng Vương phát triển rất phong phú và đa dạng. Nhiều nét văn hoá mang đậm màu sắc của cư sân sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Cho đến ngày nay, nhân dân ta vẫn giữ được nhiều nét văn hoá có từ thời kì Hùng Vương như : Tục thờ tổ tiên, cúng lễ,… Văn hoá ở thời kì Hùng Vương phát triển một cách toàn diện: Cả văn hoá vật chất, văn hoá xã hội và đặc biệt là văn hoá tinh thần.
Từ trước khi có nhà nước Văn Lang, cư dân ở đây đã đến sinh sống ở các đỉnh, gò, sườn đồi, chân núi và doi đất cạnh nơi canh tác, săn bắn và cạnh nguồn nước: Sông ngòi, suối,… Để tránh thú dữ cư dân ở đây đã biết dựng những ván gỗ vao bao bọc, những hàng rào tre. Khi phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, như vậy họ bắt đầu biết làm nhà sàn. Đây là một thành tựu sáng tạo độc đáo của cư dân Văn Lang. Ngôi nhà được dựng trên những cột chống đỡ, có cầu thang bước lên nhằm tránh thú dữ. Ở phía dưới dùng để chăn nuôi lợn, gà, vịt. Xung quanh khu vực này có rào chắn bảo vệ. Họ không ở rải rác mà quần tụ sát liền nhau thành các chòm xóm, các khu dân cư. Sự gắn bó đó phản ánh sự liên kết chặt chẽ của dân cư, phản ánh tính tập thể và phương thức sống định canh, định cư. Ở đây thấy rõ tính đoàn kết trong cuộc sống, trong lao động của dân cư.
Ở thời kì Hùng Vương, cư dân Văn Lang có tư duy thẩm mỹ khá cao về trang phục. Đầu tóc của cư dân Văn Lang chủ yếu là tóc ngắn hoặc tóc búi, không tết buộc. Quần áo là một thứ trang phục đặc sắc: Phụ nữ ở tầng lớp trên mới mặc đủ bộ xống áo có nhiều lớp bao gồm: Yếm, thắt lưng, áo xẻ ngực và váy; Người nam chủ yếu là đóng khố. Ở thời kỳ này, cư dân Văn Lang rất ưa sử dụng các đồ trang sức. Phụ nữ thường dùng vòng tay, vành khăn, hạt chuỗi, khuyên tai…, nam giới thường dùng vòng cổ, vòng chân,… Những đồ trang sức này chủ yếu được làm bằng đá, đồng, nó làm bằng ngọc nhưng rất ít. Kỹ thuật làm đồ trang sức rất tinh xảo với nhiều hình dáng, kiểu dáng phong phú thể hiện khiếu thẩm mĩ tinh tế của người dân.
Ẩm thực ở thời kì Hùng Vương cũng có những phát triển. Cư dân Hùng Vương dùng thực phẩm chủ yếu là thóc gạo. Và từ thóc gạo họ đã biết chế biến thành các loại bánh: Bánh chưng, bánh giầy và một số món ăn khác. Họ đã có được một số loại hoa quả: Chuối, dưa hấu,… Đời sống ẩm thực phong phú và ngày càng có nhiều những món ăn cổ truyền.
Cùng với sự phát triển của các nghề thủ công, đồ dùng của cư dân Văn Lang cũng rất phong phú: Nồi đất, giỏ tre, nứa, nồi đồng,…
Văn hoá - Xã hội ở thời kỳ Văn Lang cũng khá tiến bộ. Hôn nhân ở thời kỳ này là một chồng - một vợ. Điều này đánh dấu sự hình thành của gia đình, cá hể, con gái phải về nhà chồng ở. Đây chính là mô hình tổ chức gia đình và xã hội phụ quyền. Trong lễ tiết, nghi thức hôn nhân có nhiều phong tục cs ý nghĩa đặc sắc như: Tục thách cưới lễ dạm, lễ cưới,… Trong tang ma, phúng điếu cũng có nhiều tục lệ đặc sắc.
Đời sống Kinh tế - Xã hội và đời sống lao động sản xuất phát triển đòi hỏi phải có một đời sống tinh thần phát triển như vậy. Ở thời kỳ Hùng Vương đời sống văn hoá tinh thần của cư dân phát triển khá phong phú. Các hình thức nghệ thuật ra đời.
Mỹ thuật ở thời kì này đã đạt trình độ nhất định. Các tác phẩm nghệ thuật rất phong phú về nội dung và hình thức. Đề tài trong hội hoạ thường là hình kỷ hà, động vật, con người và phản ánh cuộc sống hiện thực. Màu sắc đã được sử dụng như: Vàng, đen, đỏ (gạch) xám, nâu (cánh gián)… tạo nên những hình vẽ màu mè.
Nghệ thuật tạo tượng cũng đạt nhiều thành tựu. Cư dân Văn Lang đã đưa con người hoạt động vào tác phẩm nghệ thuật của mình. Thời đó người dân còn biết tạc chân dung. Loài vật cũng được xếp vào danh sách đề tài, đó là những vật nuôi trong nhà: Gà, chó, chim. Tuy nhiên họ cũng tạo ra các hình ảnh động như: Chó đón hượu, hổ vồ mồi,… Tất cả các tác phẩm đó thể hiện một kỹ thuật tinh xảo, đúng đắn, chính xác, có tư duy nghệ thuật cao.
Mỹ thuật thực dụng thời Hùng Vương là mỹ thuật miêu tả các vật dụng hàng ngày trong đời sống con người: Nồi, bình, mâm, đồng, gốm.
Đồ gia công mỹ nghệ có sản phẩm phong phú: Đó là đồ trang sức của phụ nữ. Ngoài ra các hình thức, thêu, nạm… để làm dẹp cho đồ dùng bằng gỗ, bằng da,… cũng rất phong phú.
Các hình thưc nghệ thuật rên đều bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống của con người, trở nên gần gũi với cuộc sống. Những con người bình dị, gắn bó với cộng đồng, những sinh hoạt đời thường của họ được phản ánh một cách hài hoà nó thể hiện tình cảm, tư tưởng của con người.
Ở thời kỳ Hùng Vương không chỉ phát triển mỹ thuật mà còn phát triển nhiều loại hình nghệ thuật khác trong đó có âm nhạc và múa. Cho đến ngày nay loại hình nghệ thuật này còn để lại nhiều dấu ấn. Rất nhiều nhạc cụ thời Hùng Vương được khắc họ trên những di vật.
Phải nói rằng, trong các loại nhạc cụ thời kì Hùng Vương, trống Đồng là loại nhạc cụ độc đáo nhất. Đó là thứ nhạc khí tiêu biểu và điển hình nhiều mặt của thời Hùng Vương. Sử dụng trống đồng bằng gỗ, khai thác tiếng vang của kim loại. Ở trống đồng có những bộ phận cộng hưởng có thể truyền âm độc đáo trên qui mô lớn. Người thời Hùng Vương sử dụng trống đồng trong các dịp lễ hội hay trong mục đích tập hợp bộc lộ.
Trống da cũng là nhạc cụ thời kỳ Hùng Vương. Hình ảnh của nó được khắc hoạ trên trống đồng, trống da có vật nâng đỡ. Cồng chiêng cũng là nhạc cụ được thể hiện trên trống đồng. Cồng chiêng không sử dụng riêng lẻ mà sử dụng cả bộ được treo thành giàn gồm 6 à 8 chiếc. Chuông nhạc là nhạc khí tìm được nhiều trong các di chỉ và mộ táng thời Hùng Vương, có quả lắc, thường đi thành chùm từ 2 à 5 chiếc, âm thanh trầm bổng. Loại chuông này được thể hiện trên trống đồng, trong các bộ quần áo ngày hội. Người xưa vừa múa vừa gõ loại chuông này. Ngoài ra, các nhà sử học cũng khẳng định, khèn chắc chắn đã có ở thời kỳ Hùng Vương. Khèn không chỉ được khắc trên trống đồng mà còn có ở trên các khối tượng tròn, tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau.
Những hiện vật và hình ảnh của các nhạc khí thời kì Hùng Vương khẳng định, ở thời kì này âm nhạc đã phát triển và là món ăn tinh thần không thể thiếu. Ngoài những nhạc cụ xưa: Đàn đá, kèn lá, sáo… đã có nhiều nhạc cụ mới.
Ở thời Hùng Vương, cư dân Văn Lang đặc biệt ưa thích những diệu hát. Có những lúc hát vẫn còn tồn tại đến ngày nay như hát đối đáp, hát ru… Trên trống đồng, hình ảnh hát đối đáp của đôi nam nữ đã được khắc hoạt rất sinh động. Hát đối đáp nam nữ vốn là một hình thức sinh hoạt âm nhạc xuất hiện từ lâu. Ngoài hình thức hát đối đáp, ở thời Hùng Vương còn có hát hò trong lao động, hò chèo thuyền, hò hát khi đi rừng, săn bắn, đánh cá, làm ruộng, hát ru, hát cho múa, hát cho các nghi thức tín ngưỡng và diễn xướgn các chuyện kể dân gian có vần vè… Các hình thức phong phú kể trên đã góp phần không nhỏ trong các dịp lễ hội. Ca hát đã trở thành nhu cầu và đã trở nên gần gũi với đời sống.
Cũng ở thời kì Hùng Vương, múa là một hình thức sinh hoạt phổ biến. Tuy thời Hùng Vương cách đây mấy nghìn năm nhưng các diễn viên múa thời ấy cũng đã sử dụng hình thức hoá trang khi múa: Hoá trang về trang phục, quần áo cho đúng với nội dung, ngoài ra còn trang điểm lên mặt, lên da. Còn có hình thức múa vũ trang nghĩa là vừa múa vừa cầm vũ khí, thể hiện tinh thần thượng võ, sẵn sàng chiến đấu. Múa có nhạc cụ và múa chân tay không là hình thức múa có tính chất văn nghệ hơn cả. Những hình ảnh múa được thể hiện rất rõ nét trên trống đồng Đông Sơn. Hoà vào tiếng trống trầm hùng và tiếng khèn tình tứ là những cặp người cùng nhau nhảy múa, thổi khèn.
Có thể nói, nghệ thuật âm nhạc vũ đạo như vậy có một vị trí quan trọng trong sinh hoạt văn hoá tinh thần của thời đại Hùng Vương. Điều đó chứng tỏ người thời Hùng Vương vốn ham chuộng văn nghệ thể hiện tư duy thẩm mĩ và tình cảm phong phú của con người. Tất cả những hình thức nghệ thuật trên mang đặc trưng dân tộc độc đáo sẽ được bảo lưu lâu dài như một truyền thống văn nghệ đặc sắc. Những đặc trưng âm nhạc và vũ đạo khác nhau mang đặc trưng của những dân tộc khác nhau cùng hoà hợp ở thời Hùng Vương chẳng những trong việc xây dựng truyền thống nghệ thuật mà cả trong lịch sử nói chung.
Và một nét văn hoá tinh thần không thể thiếu của thời kỳ Hùng Vương đó là các hình thức lễ hội. Ở thời kỳ Hùng Vương, các hình thức lễ hội phát triển rất phong phú: Có nhiều hình thức và nhiều lần hội lễ khác nhau. Lễ hội cầu mùa, lễ hội cầu mưa v.v… Do tầm quan trọng của từng lễ hội, các lễ hội được người đương thời mượn nghệ thuật tạo hình để ghi lại. Ở ngày hội có tục đánh trống đồng, tục đánh cồng (chiêng). Những dụng cụ này được sử dụng trong ngày hội có ý nghĩa tượng trưng cho sự sinh sản, thịnh vượng. Trong ngày hội còn có múa hát có hoá trang, trong trang phục hình chim… có ý nghĩa tín ngưỡng cổ truyền. Trong lễ hội nếu múa hát chân tay không kết hợp với nhạc cụ thể hiện sự thiên về biểu diễn và thưởng thức. Nếu múa hát có kết hợp với vũ khí, đó là sự biểu dương tinh thần. Ngoài ra, còn có hình thức giã cối, vừa là hình thức biểu diễn và thưởng thức, vừa là trò chơi, vừa là hình thức giao duyên nam nữ, mong sinh sản, thịnh vượng. Trong lễ hội còn có hát đối đáp nam nữ, có thi bơi thuyền, rước kiệu, có kể chuyện v.v…
Tín ngưỡng ở thời kì Hùng Vương có những biểu hiện chằng chéo, phức tạp. Có rất nhiều tô tem phổ biến ở thời kỳ này trong đó có tô tem chim có một ví trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của người thời Hùng Vương. Có rất nhiều nghi thức tín ngưỡng liên quan đến giống chim này. Trên trống đồng Đông Sơn hình ảnh chim được khắc hoạ là một trong những hình ảnh trung tâm của trống. Ngoài các tô tem chim người thời Hùng Vương còn thờ tự nhiên: Mặt trời, thờ thần mưa,… Trên trống đồng Đông Sơn khắc hoạ hình mặt trời, ở động vật thì tín ngưỡng phổ biến là nai, cóc, gà… Ví dụ như trên trống đồng Đông Sơn có tượng cóc ở 4 góc. Tín ngưỡng trong nông nghiệp đó là thờ thuỷ thần, thờ thần lúa, thần cây,… Ngoài ra, ở thời Hùng Vương, cư dân Văn Lang đã biết thờ nhân thần, thờ tổ tiên, thờ anh hùng văn hoá.
Qua đời sống kinh tế - xã hội, văn hoá của cư dân Văn Lang thời kỳ Hùng Vương, thấy rõ được bức tranh sinh động về cuộc sống của cư dân thời bấy giờ. Ở mỗi một lĩnh vực đều có những thành tựu độc đáo. Qua nhiều thế kỷ những ghi chép cũng như những dữ liệu về thời kỳ Hùng Vương đã có những dấu vết mờ nhạt. Nhưng hơn hết qua việc nghiên cứu về thời kỳ Hùng Vương cho thấy dân tộc ta có lịch sử phát triển lâu đời, là một cộng đồng người ổn định, có văn hoá và ngôn ngữ riêng. Dân tộc ta ngay từ thời Hùng Vương đã có truyền thống lao động sản xuất và đặc biệt là truyền thống chống giắc ngoại xâm. Ở thời kỳ Hùng Vương đó là thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ và là thời kỳ hình thành xã hội có giai cấp đầu tiên trên đất nước ta. Và cũng chình ở thời kỳ này văn hoá dân gian được hình thành và phát triển với nhiều thể loại phong phú.
II. PHÂN TÍCH QUA TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
Ở thời kỳ Hùng Vương trống đồng là nét văn hoá khá đặc trưng. Cư dân Văn Lang không chỉ sử dụng trống đồng do âm thanh tạo ra của nó mà họ còn dùng mặt trống để khắc hoạ những hình ảnh về đời sống người dân một cách toàn diện. Những hình khắc trên trống đồng Đông Sơn là cơ sở thuyết minh về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá thời bấy giờ. Những hình khắc đó trong văn học dân gian lại có ý nghĩa như những phản ánh chân thực về các thể loại văn học dân gian.
Theo sơ đồ thống kê của các nhà sử học, có khoảng 50 loại trống đồng Đông Sơn: Trống Ngọc Lũ, trống Hoàng Hà, trống Sông Đà, trống Khai Hoá, trống Làng Vạc, trống Đông Sơn, v.v… Ở thời kỳ Hùng Vương, cư dân Văn Lang sử dụng trống đồng như một thành tố văn hoá cố hữu của họ. Do đó họ đã thể hiện trên mặt trống những hình ảnh phản ánh đời sống của mình. Trống đồng vốn là một dụng cụ nhạc có tính cộng đồng rộng lớn. Với trống đồng lớn và tốt, âm thanh có bán kính 10 - 15km. Đây là loại nhạc khí biểu tượng cho quyền lực, quyền trượng. Trống đồng cũng mang tính lễ hội vì nó được đánh trong các dịp lễ lớn. Qua trống đồng Đông Sơn, người ta thấy khả năng phản ánh của nó về kinh tế, văn hoá vật chất, tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật và các trí thức khoa học.
Những hình ảnh khắc trên trống Đông Sơn chứng tỏ ở thời kỳ Hùng Vương nền kinh tế đã phát triển. Các hình ảnh của bò, trâu, những lưỡi cày đồng chứng tỏ nông nghiệp phát triển. Nhiều hình thuyền, hình người bắn cung, hình chó, bò, gà… cho thấy đánh cá, săn bắn và chăn nuôi gia súc đã phát triển. Đặc biệt là thủ công nghiệp phát triển mạnh. Việc phát hiện ra trống Đông Sơn ở ven các con sông lớn : Sông Hồng, sông Mã cho thấy thương nghiệp đã hình thành.
Ở trống đồng Đông Sơn có nhiều bức tranh giải thích cho vấn đề tín ngưỡng và tôn giáo ở thời Hùng Vương. Hình ảnh ngôi sao 5 cánh trên mặt trống đồng được coi là mặt trời với tục thờ Mặt trời. Hình ảnh lễ hội “Cầu mưa” cũng là một tín ngưỡng tôn giáo. Đặc biệt, trên trống đồng Đông Sơn khắc nhiều hình chim, trong đó có loài chim bay, có mào, cổ và chân cài, có mặt trên khắp các trống đồng Đông Sơn từ cái sớm cho đến cái muộn nhất. Đấy là giống chim nước gần với loài cò, sếu, hạc, là loại chim vật tổ của người Việt cổ đại. Ngoài ra còn một số giống vật khác liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp.
Ngoài ra trên trống đồng còn tìm thấy nhiều hình ảnh phản ánh quan niệm thẩm mĩ thời Lạc Việt. Những hình ảnh này phản ánh cuộc sống sinh đông, chân thực của con người, phản ánh mối quan hệ giữa con người - con người, giữa con người với thế giới xung quanh. Trước hết, bản thân trống đồng cũng là một đặc sắc nghệ thuật. Những đặc điểm: Hình dáng, kích thước, cấu trúc, hình khắc trên trống đã nói lên trống đồng Đông Sơn là một nghệ thuật độc đáo, có một không hai, được chế tác công phu, tỉ mỉ, thể hiện tư duy thảm mĩ cao. Trên trống đồng Đông Sơn còn thấy khắc các loại nhà sàn. Nhà sàn mái cong và nhà sàn mái tròn. Đây là loại hình kiến trúc phổ biến của người Lạc Việt thời đó. Nhiều bức tượng trang trí hay hình ảnh thể hiện con người chiếm địa vị chủ đạo trong tư duy nghệ thuật của người Lạc Việt. Những nhạc khí được khắc trên trống đồng Đông Sơn thể hiện cư dân Văn Lang có một đời sống âm nhạc phong phú.
Nghệ thuật đúc trống đồng Đông Sơn ở thời kỳ Hùng Vương đã đạt đến mức tinh xảo, ở thời kì này đã xuất hiện những người thợ lành nghề. Trên trống đồng Đông Sơn, số lượng của các hình ảnh: Cánh sao, những động vật (chim bay), những hình thuyền chủ yếu là số chẵn. Điều này có thể liên quan đến một tín ngưỡng tôn giáo nào đó. Nhưng trước hết nó chứng tỏ ở thời kỳ Hùng Vương, cư dân Văn Lang đã chú ý đến số đếm, đây là cơ sở để phát triển những khái niệm số học. Có thể nói rằng, ở thời kì Hùng Vương khoa học quân sự đã có bước phát triển: Có nhiều hình ảnh vẽ các võ sĩ bắn cung nhưng hình ảnh về loại vũ khí cầm tay, thuyền chiến.
Tóm lại: Trên trống đồng Đông Sơn những hình, ảnh khắc hoạ đã phản ánh chân thực cuộc sống của cư dân Văn Lang về mọi mặt nói chung. Những hình khắc này không chỉ nói lên ở thời kỳ Hùng Vương đời sống vật chất của nhân dân rất đảm bảo mà còn cho chúng ta biết họ có một đời sống tinh thần hết sức phong phú, đa dạng.
III. GIẢ THUYẾT VỀ CÁC THỂ LOẠI
Có thể nói rằng, qua phân tích về thời kỳ Hùng Vương và những phản ánh trên trống đồng Đông Sơn cho thấy một nền kinh tế phát triển tất yếu kéo theo sự phát triển của đời sống tinh thần. Đời sống vật chất và tinh thần càng phát triển càng thúc đẩy sự phát triển của nền văn học dân gian.
Loại hình văn học dân gian ra đời sớm nhất ở nước ta tà thần thoại. Những câu chuyện dân gian này nhằm phản ánh nhận thức của con người về thế giới tự nhiên, về khát khao chinh phục tự nhiên. Ở thời Hùng Vương, khi con người chưa giải thích được những bí ẩn của các hiện tượng tự nhiên, họ thường sùng bái tự nhiên và thần bí hoá nó. Họ cho rằng vạn vật hữu linh (vạn vật đều có linh hồn). Trên trống đồng Đông Sơn, người ta tìm thấy ở 4 góc có 4 con cóc đang há mồm gọi mưa. Đó là cách cư dân giải thích hiện tượng tự nhiên. Do thiên nhiên kì bí, họ thờ cúng, nên mới có chuyện thờ thần Mặt trời, thần Mưa, thần Sấm, thần Cây cối,… Họ giải thích sự ra đời của loài người là do mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân sinh ra (Truyện Trăm Trứng). Truyện Sơn Tinh đánh thắng Thuỷ Tinh thể hiện khát khao chinh phục thiên nhiên của con người.
Trong cuộc sống của con người thời Hùng Vương, chiến tranh là một ấn tượng tác động sâu đậm đến đời sống con người. Chính vì thế sử thi anh hùng ra đời. Trên trống đồng Đông Sơn người ta tìm thấy những người nhảy múa khi đang mang vũ khí thể hiện tinh thần thượng võ, sẵn sàng chiến đấu. Ngoài ra trên trống đồng Đông Sơn còn có rất nhiều các hình ảnh của vũ khí: Giáo, mác, cung tên,… Truyền thuyết anh hùng cũng bắt đầu phát triển. Những tác phẩm sử thi lớn của dân tộc ta là: Sử thi Đam San (của dân tộc Êđê).
Truyền thuyết là thể loại đã phát triển ngay từ thời Hùng Vương. Truyền thuyết phản ánh những sự kiện, những nhân vật lịch sử hay những cảnh vật địa phương đã được hư cấu nghệ thuật. Kho tàng truyền thuyết của Việt Nam khá phong phú: Truyền thuyết về các Vua Hùng, về Lang Liêu, người anh hùng làng Dóng (Thánh Dóng), truyền thuyết về An Dương Vương xây thành…
Ở thời kì Hùng Vương, nhân dân lao động thường dùng những lời ca tiếng hát làm phong phú thêm cuộc sống tinh thần của mình. Ca dao, dân ca giao duyên ra đời. Cũng với lao động là những kinh nghiệm sản xuất được tích luỹ, dần dần đúc kết thành tục ngữ nói về lao động sản xuất hay về một nét ứng xử trong cuộc sống. Trên trống đồng Đông Sơn có nhiều hình ảnh của nhạc cụ trữ tình, trong diễn xướng tập thể và đối ngẫu.
Trên trống đồng Đông Sơn có nhiều hình ảnh của động vật. Động vật trên trống đồng Đông Sơn được miêu tả theo bút pháp hiện thực và được miêu tả trong các mối quan hệ với người, với các động vật khác. Người ta thấy hình ảnh động vật như tín ngưỡng, một loại tô tem. Ví dụ: tô tem chim trên trống đồng có rất nhiều hinh khắc về loại chim này. Động vật trong mối quan hệ với con người, có hình ảnh chó theo người đi săn, … Động vật trong mối quan hệ với đồng loại, đối tượng: Bồ nông cắp cá, chó cắn hươu,… loại tư duy này cho thấy ở thời kỳ Hùng Vương truyện cổ tích đã xuất hiện, có truyện cổ tích lịch sử và truyện cổ tích thế sự.
IV. KẾT LUẬN
Thời kì Hùng Vương tuy rằng cách đây mấy nghìn năm (khoảng 2500 năm) nhưng chính là thời kì phôi thai của các thể loại văn học dân gian từ thần thoại, đến truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, v.v… Những giá trị văn hoá này đã phát triển qua các xã hội co giai cấp, tồn tại tcho đến ngày nay và mãi mái tồn tại. Từ đây văn học dân gian Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, phong phú và đa dạng về nội dung và thể loại. Cho đến nay văn học dân gian bên cạnh văn hoá thành văn là những tài sản vô giá của nhân dân, của dân tộc. Những giá trị tinh thần quý báu ấy vẫn hàng ngày là món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân. Và xã hội càng phát triển những giá trị này không những không bị phai mờ mà còn tăng thêm giá trị.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VHOA (42).doc