Tiểu luận Giải pháp khắc phục tồn tại và đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Tổng công ty chè Việt Nam

Nếu Indonesia chủ yếu xuất khẩu chè đen thì Thái Lan xuất khẩu chè xanh và chè Trung Quốc là chính. Trong năm 2000, Thái Lan xuất được 650 tấn chè xanh và chè Trung Quốc trị giá là 60 triệu Bath, tiếp theo là chè đen và chè uống liền với 289 tấn trị giá 25 triệu Bath. Tại Thái Lan, văn phòng nông nghiệp đã yêu cầu những người trồng chè sử dụng phương pháp trồng Oganic với sự thay đổi này, những người trồng chè có thể mở rộng tiềm năng trên thị trường của họ. Trung tâm nghiên cứu làm vườn đã trồng 800 vai chè (1 vai = 0,16ha) theo phương pháp trồng Oganic tại tỉnh Chiang Rai. Trung tâm hy vọng sẽ khuyến khích những người trồng chè khác áp dụng theo Chiang Rai là vùng trồng chè lớn nhất Thái Lan với diện tích ước tính khoảng 34.000 vai. Theo báo cáo của trung tâm, chè Assam được trồng với diện tích là 31.500 vai và chè Trung Quốc là 2.500 vai. Trong đó giá 1 kg chè khô Trung Quốc được xuất với giá 2000-2500 bath. Theo ông Ananta Dalodom - Tổng giám đốc văn phòng phát triển nông nghiệp cho biết, Thái Lan có thể xuất khẩu loại chè Trung Quốc được tròng tại Thái Lan tới Nam Hàn Quốc vì theo kết quả khảo sát cho thấy những người Hàn Quốc rất thích hương vị chè từ Thái Lan có nguồn gốc từ Trung Quốc.

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giải pháp khắc phục tồn tại và đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Tổng công ty chè Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. So sánh khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu chè của Việt Nam với Srilanca, ấn Độ, Trung Quốc. Năm Tên nước Ước tính năm 2000 Số lượng sơ bộ năm 1999 1998 1997 Sản lượng (tấn) % Sản lượng (tấn) % Sản lượng (tấn) % Sản lượng (tấn) % ấn Độ 835.000 44,9 805.612 44,5 870.405 4,8 816.613 46,6 Srilanca 302.000 16,2 284.190 15,7 280.056 15,4 277.428 15,8 Trung Quốc 676.115 36,3 675.871 37,4 620.000 34,1 613.366 3,5 Việt Nam 48.000 2,6 42.500 2,4 46.000 2,5 45.000 2,6 Tổng số 1.861.115 100 1.808.173 100 1.816.461 100 1.752.407 100 Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam Nhìn vào bảng ta thấy ấn Độ chiếm phần lớn (gần 50%) tiếp theo là Trung Quốc, Srilanca cuối cùng là Việt Nam (2,5%). Nhìn chung sản lượng qua các năm ở từng nước biến đổi không nhiều, tuy nhiên qua việc xét từng nước dưới đây ta sẽ thấy được những nét riêng biệt trong việc sản xuất và xuất khẩu chè ở những nước khác nhau là không giống nhau. 1. Srilanca Ngành chè Srilanca không chỉ thành công trong việc nâng cao mức sản lượng, thị trường xuất khẩu mà giá chè của Srilanca lại có giá cao trong trung tâm đấu giá Colombo. Sản lượng năm 2000 đạt 302.000 tấn tăng 17.810 tấn so với năm 1999 và 21.944 tấn so với năm 1998. Trong khi hầu hết các nước trồng chè có mức sản lượng dao động thì Srilanca lại có mức sản lượng tăng trong 8 năm liên tiếp (từ 1992-200). Nguyên nhân chính là do thời tiết thuận lợi cộng với những cải tiến mới trong nông nghiệp. Doanh thu xuất khẩu trong 11 tháng năm 2000 đạt 47,88 tỷ RS tăng 18,57% so với cùng kỳ năm 1999 (40,38 tỷ RS). Theo số liệu từ những nhà môi giới Forbes & Walker: xuất khẩu từ tháng 1-11/2000 đạt 262.507 tấn tăng 5,59% so với cùng kỳ năm 1999. Nhìn vào bảng ta có thể thấy Srilanca chủ yếu sản xuất chè đen, tuy nhiên chủ yếu dùng cho xuất khẩu, lượng chè tiêu thụ trong nước là rất nhỏ (gần 8% năm 2001). Sản lượng và số lượng tiêu dùng chè của Srilanca (tấn) 2001 (dự tính) 2000 (ước tính) 1999 Sản lượng chè Chè xanh 1.000 900 430 Chè đen 309.000 299.100 283.760 Tổng số 310.000 300.000 284.190 Sản lượng tiêu dùng Chè xanh 25 25 20 Chè đen 24.600 24.600 24.500 Tổng số 24.625 24.625 245.020 Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam Về thị trường xuất khẩu: Các nước trong khối cộng đồng chung là những nước nhập khẩu chè chính của Srilanca, tiếp theo là các nước vương quốc ả Rập thống nhất với thị phần chiếm 15%, Srilanca cũng thành công trong việc xâm nhập vào thị trường Ai Cập (thị trường trước kia bị Kenya chiếm lĩnh với mức thuế suất hải quan ưu đãi. Xuất khẩu chè của Srilanca tới Nhật và Iran cũng phát triển trong những năm qua trong khi đó xuất khẩu tới Anh, Thổ Nhĩ Kỳ lại giảm xuống. Nga cùng các nước trong khối SNG và thị trường Trung Đông là những thị trường nhập khẩu ổn định của Srilanca. Những thuận lợi chính trong sản xuất và xuất khẩu chè của Srilanca: Thuận lợi lớn nhất phải kể đến là việc chuyển đổi các công ty chuyên sản xuất nông sản sang lĩnh vực tư nhân cộng với uy tín trên thị trường và việc loại bỏ những cơ cấu máy móc cồng kềnh kém linh hoạt đã tạo ra sức mạnh cho ngành chè Srilanca và là yếu tố tạo đà đi lên trong việc hoàn thiện về chất lượng và tìm thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó Srilanca có thuận lợi hơn so với nhiều nước xuất khẩu chè khác là do sự sụt giảm tiếp tục của đồng RS khiến chè của Srilanca có giá rẻ hơn so với những nước cạnh tranh khác đặc biệt là ấn Độ. Tuy nhiên Srilanca cũng phải đối mặt với những khó khăn nhất định như Chính phủ do phải tăng chi phí quân sự (880 triệu USD năm 2000) nên làm hạn chế đầu tư cho phát triển ngành chè. Một khó khăn nữa mà ngành chè srphải đối mặt là cung đang tăng nhanh hơn cầu dẫn tới nguy cơ giảm giá trong ngành chè. 2. ấn Độ Sản lượng và số lượng tiêu dùng chè của ấn Độ (tấn) 2001 (dự tính) 2000 (ước tính) 1999 Sản lượng chè Chè xanh 8.000 8.000 Chè đen 827.000 797.000 Tổng số 835.000 805.000 Sản lượng tiêu dùng Chè xanh 5.000 5.000 5.000 Chè đen 654.000 642.000 633.000 Tổng số 659.000 647.000 638.000 Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam ấn Độ được coi là thị trường chè lớn nhất thế giới cho đến nay, sản lượng chè ấn Độ năm 1999 đạt 805.000 tấn giảm 7,47% so với 1998 (870.405 tấn), năm 2000 là 835.000 tấn. Xuất khẩu chè năm 1998 đạt 207.000 tấn so với 189.000 tấn năm 1999 và 200.000 tấn năm 2000. Hiệp hội chè ấn Độ gần đây lưỡng lự trong việc bình luận dự đoán về sản lượng chè năm 2001 vì theo họ còn phải dựa vào điều kiện thời tiết và dự báo về mùa mưa từ văn phòng khí tượng thuỷ văn. Hiệp hội những nhà sản xuất nông sản và Uỷ ban cố vấn (CCPA) - Cơ quan đầu não của ngành sản xuất nông sản ấn Độ đã khuyên những nhà sản xuất chè Bắc ấn dừng sản xuất chè đặc biệt là vào cuối vụ chè có chất lượng thấp (từ 12/12/2000 tới tháng 3,4 năm 2001). Hiệp hội những nhà trồng chè Assam (ATBA) đã yêu cầu những thành viên của mình ngừng sản xuất vào tháng 12 vì chè mùa đông có chất lượng rất thấp. Tất cả đều nhất trí rằng cần phải chú ý tập trung vào chất lượng. Một vài văn phòng đã thông báo về tình trạng sụt giảm giá chè qua các bảng đấu giá tại các trung tâm đặc biệt là Nam ấn do chất lượng thấp. Với những tham vọng về mức sản lượng trước đây thì nay tất cả các quan chức trong ngành chè đều xoay quanh vấn đề chất lượng. ATPA đã nhấn mạnh về tình trạng khủng hoảng mà nhiều hộ sản xuất nhỏ đang phải đối mặt. ATPA cũng thông báo về 80% số lượng chè được làm ra đã bán dưới chi phí sản xuất. Tại nhiều trung tâm đấu giá, trên thị trường một số lượng chè lớn vẫn đang tồn kho, đặc biệt là các loại chè chất lượng thấp. Một quan chức trong ngành chè cho biết công việc cấp bách là phải có những biện pháp điều chỉnh phù hợp để tránh tình trạng này. Tuy nhiên, những công ty chè lớn có vị trí trong việc hoàn thiện với những biện pháp nâng cao chất lượng, nâng cấp các trang thiết bị sản xuất thì phần đông các nhà sản xuất nhỏ lại không có nguồn tài chính cũng như uy tín về mặt chính trị để đối mặt với khủng hoảng. Hiệp hội chè Nhà nước ấn Độ đã thông báo một kế hoạch trợ cấp cho những người trồng chè nhỏ tại Nam ấn, nhưng khác nào muối bỏ biển. Mặc dù kế hoạch trợ cấp và hạn chế sản xuất chè có thể xem là biện pháp trước mắt của ngành chè ấn Độ, biện pháp lâu dài là phải kích thích để tăng nhu cầu trong nước. Mặc dù ấn Độ có tỷ lệ tăng trưởng GDP cao hơn so với thập kỷ trước, điều này cũng không làm tăng thêm nhu cầu trong nước. Ngược lại, Hiệp hội chè ấn Độ phải có kế hoạch do nhu cầu trong nước giảm. Theo thống kê năm 2000, Hiệp hội thông báo những ước tính ban đầu về tỷ lệ tăng nhu cầu về chè trong nước là 2,5% là một con số hơi phóng đại và đi đến kết luận tỷ lệ tăng nhu cầu trong nước từ những năm 1990 dao động trong con số 1,8%. Theo số liệu của ITA, nhu cầu trong nước khoảng 657.000 tấn năm 1999 đã gây tranh cãi và cuối cùng sửa đổi giảm xuống còn 638.000 tấn. Theo dự đoán của Hiệp hội thì nhu cầu trong nước sẽ tăng lên 647.000 tấn năm 2000. Mặc dù Hiệp hội đã cố gắng bước đầu đưa ra những chiến dịch thúc đẩy về giống chè, bước đầu thất bại do thiếu sự ủng hộ của ngành. 3. Trung Quốc Sản lượng, mức tiêu dùng và số lượng xuất khẩu của Trung Quốc (tấn) 2000 (ước tính) 1999 Sản lượng chè Chè xanh 498.035 496.986 Chè đen 45.900 48.899 Ôlong 65.500 63.303 Các loại khác 66.680 66.683 Tổng số 676.115 675.871 Sản lượng tiêu dùng Chè xanh 248.600 236.000 Chè đen 14.800 15.000 Chè nhài 105.000 100.000 Ôlong 25.000 23.000 Các loại khác 60.000 60.000 Tổng số 453.400 434.000 Sản lượng chè xuất khẩu Chè tinh chế 4.073 1.242 Chè xanh 175.000 140.297 Chè đen 53.927 59.329 Tổng số 233.000 200.888 Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam Với mức sản lượng xấp xỉ 700.000 tấn - Trung Quốc là nước có mức sản lượng lớn thứ 2 trên thế giới. Sản lượng chè tiếp tục tăng nhanh trong thập kỷ qua, vượt qua mức 300.000 tấn năm 1980 trước khi có mức sản lượng tăng vọt năm 1985 đạt 432.000 tấn và năm 1987 là 508.000 tấn. Nhưng phải sang thập kỷ sau Trung Quốc mới đạt được sản lượng chè ở mức 600.000 tấn năm 1997 và thật thú vị khi mà sản lượng chè tăng như vậy mà diện tích đất trồng thì hầu như không có gì mở rộng cho lắm. Theo thống kê cho biết diện tích đất trồng chè năm 1997 là 1048 triệu ha, năm 1998 là 1057 triệu ha. Năm 1998, các nước trồng và sản xuất chè chính đã tăng sản lượng, như sản lượng chè của Trung Quốc tăng 8,48% trong khi đó sản lượng năm 1999 và năm 2000 hầu như không tăng nhiều. Theo những thông báo gần đây của Hiệp hội nghiên cứu thị trường chè Trung Quốc, sản lượng chè của Trung Quốc năm 2000 ước tính đạt 676.115 tấn, chỉ tăng 0,04% so với sản lượng năm 1999 (675.871 tấn). Tuy nhiên, có thể huy vọng một ngày gần đây sản lượng chè của Trung Quốc sẽ tăng vọt. Nhưng trước hết ngành chè Trung Quốc phải xem xét lại vấn đề cơ cấu. Chè Trung Quốc phần lớn do các hộ gia đình nhỏ sản xuất với những trang thiết bị lạc hậu, lỗi thời, quản lý kém hiệu quả vì vậy hơn 50% sản lượng chè toàn quốc có chất lượng trung bình và giá trị xuất khẩu thấp hơn so với các nước khác. Theo sau giá chè thấp thì phần lớn các công ty xuất khẩu chè rơi vào khủng hoảng và đây cũng là một tiềm năng lớn để hoàn thiện về năng suất chè và hoàn thiện chất lượng. Một điều quan trọng nữa về mức sản lượng tăng trong tương lai là diện tích đất trồng chè năm 1999 đã tăng 7% với 1.130 triệu ha. Mặc dù nhu cầu trong nước phát triển ổn định trong những năm qua, trên thị trường cung vẫn vượt quá cầu, do đó một số lượng chè lớn vẫn tồn trong các kho hàng. Khi nhu cầu chè xanh trên thế giới tăng, xuất khẩu chè của Trung Quốc cũng tiếp tục tăng. Xuất khẩu chè trong 10 tháng năm 2000 ước tính đạt 196.832 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái (165.530 tấn). Nếu tính số lượng chè xuất khẩu cả năm 2000 có thể vượt quá 230.000 tấn - đây là con số cao nhất trong những năm 1990 - tạo cho Trung Quốc nắm vị trí xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới vượt qua Kenya. 4. Việt Nam Sản lượng, số lượng tiêu dùng của Việt Nam (tấn) 2001 2000 1999 Sản lượng chè Chè xanh 20.000 18.000 18.000 Chè đen 33.300 30.000 24.500 Tổng số 53.000 48.000 42.500 Sản lượng tiêu dùng Chè xanh 3.000 3.000 3.000 Tổng số 3.000 3.000 3.000 Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam Theo thống kế, sản lượng chè năm 2000 của Việt Nam đạt 66.000 tấn tăng 12% so với năm 1999 (59.000 tấn). Con số này là con số cao hơn rất nhiều so với ước tính thương mại với sản lượng năm 2000 là 48.000 tấn. Chính phủ đã ấn định đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2000 là 42.000 tấn tăng so với năm 1999 (37.000 tấn). Theo ước tính thương mại, năm 2000 Việt Nam đã xuất khẩu 44.700 tấn với giá trị đạt 53,4 triệu USD tăng từ 37.000 tấn với giá trị 46 triệu USD năm 1999. Theo những tin tức liên quan, Bộ trưởng Thương mại cho biết xuất khẩu chè từ tháng 1-10/2000 tổng cộng là 41.000 tấn với trị giá 47 triệu USD, Bộ ước tính xuất khẩu chè trong toàn năm 2000 đạt tần 43.000 tấn trị giá 50 triệu USD. Bộ trưởng cho biết thêm thị trường Trung Đông là thị trường nhập khẩu chè của Việt Nam nhiều nhất, sau đó là Đài Loan, Anh, Nhật, Nga. II. Các giải pháp khắc phục tồn tại và đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Tổng công ty chè Việt Nam Có 2 nhóm biện pháp là về phía công ty và về phía Nhà nước. A. Về phía công ty: 1. Nhóm các biện pháp duy trì và mở rộng thị trường Mở rộng thị trường đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng, tăng doanh thu và tạo được vị thế của mình trên thị trường thế giới. Để duy trì và mở rộng thị trường, Tổng công ty cần làm tốt 3 việc sau: 1.1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường. Mục tiêu của việc nghiên cứu thị trường là nhằm xác định các bạn hàng ổn định lâu dài cho từng mặt hàng xuất khẩu, xác định dung lượng thị trường tính cho mỗi loại mặt hàng, mỗi thị trường khác nhau là bao nhiêu. Muốn thực hiện tốt các mục tiêu trên thì Tổng công ty cần phải: - Thành lập các bộ phận chuyên thu thập xử lý các thông tin về thị trường chè. Cần tổ chức tuyển chọn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác Marketing. - Tích cực tìm hiểu nắm bắt thông tin về bạn hàng, đối thủ cạnh tranh thông qua các cuộc hội trợ, hội thảo, triển lãm trong nước cũng như quốc tế. - Tạo dựng tốt mối quan hệ với khách hàng nước ngoài thông qua các chi nhánh đại diện ở đó. 1.2. Hoàn thiện công nghệ quảng cáo, chào hàng, hoạt động Marketing. Mục tiêu là mang đến cho người tiêu dùng hình ảnh sản phẩm của công ty, giúp cho sản phẩm chè có cơ hội xâm nhập sâu hơn vào các thị trường. Muốn vậy Tổng công ty cần phải: - Tăng cường giới thiệu sản phẩm ở các cửa hàng, quầy hàng, hội chợ triển lãm. - Đầu tư để liên tục đổi mới bao bì, mẫu mã sản phẩm. Kết hợp với đa dạng hoá sản phẩm với nhiều hình thức bán hàng linh hoạt. - Xuất khẩu trực tiếp tới tay người tiêu dùng, tránh qua nhiều trung gian như ở thị trường Nga hiện nay. - Do giá của ta phụ thuộc giá chè thế giới nên cần xem xét kỹ lưỡng trước khi xuất hàng. - Cần có chính sách về giá cả và một số điều kiện ưu đãi với các bạn hàng truyền thống. - Tăng cường quảng cáo. 1.3. Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh trong xuất khẩu chè. Mục tiêu là xây dựng kế hoạch và chiến lược trong xuất khẩu chè một cách có hiệu quả làm khung cho sự ổn định và phát triển của công ty. Muốn vậy cần phải: - Đa dạng hoá mặt hàng, mẫu mã, kiểu dáng, hương vị để đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng. - Cần phân tích rõ các mặt mạnh, mặt yếu và cơ hội có thể có của Tổng công ty trong thời gian tới. - Xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở phối hợp các yếu tố của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh và định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp. 2. Nhóm các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh. 2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm - Quản lý tốt chất lượng chè thu mua vào. - Kiểm tra chặt chẽ chất lượng hàng xuất khẩu qua những thông số về chỉ tiêu kỹ thuật. - Làm tốt công tác lưu kho, bảo quản chè. - Về lâu dài muốn nâng cao chất lượng, Tổng công ty cần sử dụng những giống tốt cho năng suất và chất lượng cao. - Từng bước cải tiến, sử dụng công nghệ chế biến thích hợp để nâng cao chất lượng. 2.2. ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chế biến và thiết lập hệ thống bảo quản. - Hiện nay chè đen đang được chế biến theo hai phương pháp công nghệ là Orthodox và CTC, nhưng công nghệ chế biến này đã cũ cần sửa đổi, bổ sung hoàn thiện. - Bổ xung dàn héo tự nhiên, trang bị hệ thống lên men liên tục, làm mát chè kiểu Nhật. - Hiện đại hoá khâu hút bụi để đảm bảo vệ sinh, thay lò nhiệt đốt than bằng đốt dây để nâng cao chất lượng chè. - Bố trí các nhà máy và các hệ thống chế biến chè gắn với vùng nguyên liệu. - Đầu tư hệ thống kho tàng cho việc cất trữ hàng hoá. - Chè là hàng nông sản theo mùa vụ nên Tổng công ty cần lập kế hoạch dự trữ và bảo quản chè ngay từ đầu vụ. 2.3. Tăng cường liên doanh với các đơn vị chân hàng để tăng cường tính ổn định cho công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu. - Mở rộng hơn nữa quan hệ với các chân hàng ở các tỉnh để mở rộng nguồn hàng. Lập kế hoạch thu mua cụ thể từ đầu vụ và liên hệ kí kết hợp đồng mua trực tiếp với các chân hàng này. - Phải đảm bảo lợi ích cho các chân hàng như mua thường xuyên, đầu tư cơ sở vật chất,... 3. Nhóm biện pháp nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ công nhân viên. Cán bộ của Tổng công ty là nhân tố không thể thiếu được trong việc thúc đẩy xuất khẩu của Tổng công ty. Muốn nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ, công ty cần phải: - Xây dựng một chiến lược đào tạo cả cán bộ quản lý và nhân viên thường xuyên, có hệ thống về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ. Quy mô và loại hình đào tạo cần được mở rộng để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của hoạt động xuất khẩu. - Có những khuyến khích về lợi ích thoả đáng cho người theo học để họ dốc lòng, dốc sức vào công việc. 4. Giải pháp về hợp tác quốc tế. Mục tiêu là để nâng cao nguồn vốn, sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý, kinh doanh tiên tiến. - Cần có kế hoạch gia nhập vào các hiệp hội chè thế giới. - Tham gia các hoạt động quốc tế về hội thảo triển lãm, của ngành chè để mở rộng uy tín của mình. - Liên doanh, liên kết một cách có chọn lọc. B. Về phía Nhà nước 1. Quy hoạch và phát triển vùng chè. Căn cứ vào đặc điểm sinh thái và địa hình có thể quy hoạch thành 3 vùng chính sau: - Vùng có độ cao dưới 100m so với mặt biển, bao gồm: một số huyện thuộc tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hoà Bình, Bắc Thái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Sản phẩm chủ yếu dùng làm chè đen xuất khẩu sang Trung Đông, Nga và các nước thuộc khối SNG. - Vùng có độ cao từ 100-1000m so với mặt biển, bao gồm: Mộc Châu, Sơn La và Cao nguyên Lâm Đồng. Đây là vùng nguyên liệu tập trung, có điều kiện sinh thái để tròng các loại chè có chất lượng cao, sản phẩm chủ yếu là chè xanh và chè đen có giá trị cao dùng để xuất sang thị trường Tây Âu, có khả năng mở rộng từ 8.000-10.000ha. - Vùng có độ cao trên 1.000m gồm: Một số huyệt vùng cao của các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu. Vùng này đặc biệt thích hợp với các loại chè Tuyết. Vùng có khả năng mở rộng diện tích từ 6.000-8.000ha. 2. Chính sách về tổ chức quản lý xuất khẩu chè. - Cần đa dạng hoá các hình thức thu mua, thu gom nhưng tập trung xuất khẩu trực tiếp vào những đầu mối lớn. - Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phân công tổ chức lại ngành chè như sau: Các tỉnh, các địa phương chịu trách nhiệm về sản xuất nông nghiệp và chế biến nhỏ phục vụ nội tiêu là chủ yếu, tổ chức khuyến nông, kiểm tra và hướng dẫn quy trình canh tác. Các doanh nghiệp trung ương lo thị trường xuất khẩu, chế biến các loại chè xuất khẩu có quy mô lớn với các nhà máy lớn và hiện đại để sản phẩm xuất khẩu luôn giữ vững và nâng cao chất lượng, số lượng. Nhà nước cần có chính sách để các đơn vị chè địa phương, các công ty xuất nhập khẩu tổng hợp và một số công ty trách nhiệm hữu hạn làm nhiệm vụ xuất khẩu chè tự nguyện tham gia Hiệp hội xuất khẩu chè Việt Nam nhằm đảm bảo thống nhất về thị trường và giá cả. Cần phối hợp giữa cơ quan quản lý ngành (như Tổng công ty chè Việt Nam) với các cơ quan chuyên môn (công ty giám định hàng xuất khẩu - Bộ Thương mại) để ngăn chặn tình trạng chè không đủ tiêu chuẩn vẫn lọt ra ngoài. Cần thống nhất quản lý ngành về chất lượng sản phẩm chè xuất khẩu bao gồm: Ban hành và thống nhất tiêu chuẩn một nhà máy chế biến chè xuất khẩu để làm cơ sở cho các ngành, các cấp trong việc cấp giấy phép thành lập xí nghiệp. Ban hành tiêu chuẩn hoá về giống, mỗi loại giống phù hợp với một vùng nhất định. 3. Một số vấn đề về chế độ chính sách. - Đề nghị miễn thuế sử dụng đất đối với người trồng chè, vì chè là cây lâu năm, lại được trồng ở vùng Trung Du và miền Núi nơi tập chug dân tộc ít người, trồng chè cũng phủ xanh đất trống đồi trọc như các loại cây rừng khác. - Đề nghị miễn thuế nhập khẩu vật tư thiết bị dùng cho sản xuất chế biến chè trong một số năm để ngành chè có thêm vốn đầu tư phát triển chè, tạo điều kiện hiện đại hoá ngành chè. - Về chính sách với người lao động. Bảo hiểm xã hội đề nghị được thực hiện là 8% và 2% đối với bảo hiểm y tế. Kinh phí của các doanh nghiệp chè đầu tư cho y tế, giáo dục, xã hội, phụ cấp khu vực đề nghị được ngân sách cấp hoặc trừ vào các khoản phải nộp. Cho lập quỹ bình ổn giá trong giá thành sản phẩm để có thể trợ cấp cho người trồng chè khi giá xuống quá thấp. - Về vốn đầu tư và lãi suất ngân hàng. Vốn vay thâm canh tăng năng suất chè đề nghị lãi suất 0,7%/tháng, sau 12 tháng mới phải trả, định suất vay 3 triệu đồng/ha/năm. Vốn vay để phát triển trồng chè và cải tạo vườn chè xấu đề nghị lãi suất 0,5%/tháng, vay trong 15 năm, 5 năm gia hạn, định suất vay 20 triệu/ha. Vốn vay xây dựng nhà xưởng và thiết bị hiện đại đề nghị được vay với chế độ ưu tiên, lãi suất 0,7%/tháng và được trả trong vòng 10 năm kể từ khi đi vào hoạt động. III. Một số hoạt động tại các nước sản xuất và xuất khẩu chè Đông Nam á. 1. Indonesia Ngành chè Indonesia một mặt nằm dưới sự quản lý của Nhà nước với sản lượng hàng nghìn tấn chè/năm, mặt khác lại dưới sự kiểm soát của các điền chủ nhỏ với mức sản lượng khoảng 30-35.000 tấn/năm. Sản lượng chè dưới sự quản lý của Nhà nước trong 11 tháng năm 2000 đạt 79.321 tấn tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 1999, và trong cả nước đạt 160.000 tấn. Xuất khẩu chè của Indonesia có những dao động mạnh trong thập kỷ qua và tăng đáng kể trong 2 năm gần đây. Trong những năm đầu 1990, xuất khẩu đạt tới đỉnh cao nhất: 120.000 tấn. Trong năm 1998 giảm xuống 63.949 tấn và năm 1999 tăng vọt 53% đạt 97.913 tấn. Trong năm 2000 xuất khẩu chè của Indonesia là 162.000 tấn. Giá chè của Indonesia năm 2001 tăng lên 2 USD/kg, tăng so với giá trung bình của năm ngoái (1,17 USD). Xét về việc phân phối theo khu vực địa lý thì nhu cầu về chè của Indonesia đã tăng tại Châu Âu, úc, Trung Đông và Malaysia trong khi xuất khẩu tới Irắc, Iran, Afghanistan vẫn giữ vững như năm 1999. 2. Thái Lan Nếu Indonesia chủ yếu xuất khẩu chè đen thì Thái Lan xuất khẩu chè xanh và chè Trung Quốc là chính. Trong năm 2000, Thái Lan xuất được 650 tấn chè xanh và chè Trung Quốc trị giá là 60 triệu Bath, tiếp theo là chè đen và chè uống liền với 289 tấn trị giá 25 triệu Bath. Tại Thái Lan, văn phòng nông nghiệp đã yêu cầu những người trồng chè sử dụng phương pháp trồng Oganic với sự thay đổi này, những người trồng chè có thể mở rộng tiềm năng trên thị trường của họ. Trung tâm nghiên cứu làm vườn đã trồng 800 vai chè (1 vai = 0,16ha) theo phương pháp trồng Oganic tại tỉnh Chiang Rai. Trung tâm hy vọng sẽ khuyến khích những người trồng chè khác áp dụng theo Chiang Rai là vùng trồng chè lớn nhất Thái Lan với diện tích ước tính khoảng 34.000 vai. Theo báo cáo của trung tâm, chè Assam được trồng với diện tích là 31.500 vai và chè Trung Quốc là 2.500 vai. Trong đó giá 1 kg chè khô Trung Quốc được xuất với giá 2000-2500 bath. Theo ông Ananta Dalodom - Tổng giám đốc văn phòng phát triển nông nghiệp cho biết, Thái Lan có thể xuất khẩu loại chè Trung Quốc được tròng tại Thái Lan tới Nam Hàn Quốc vì theo kết quả khảo sát cho thấy những người Hàn Quốc rất thích hương vị chè từ Thái Lan có nguồn gốc từ Trung Quốc. MUC LUC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0634.doc
Tài liệu liên quan