Tiểu luận Giải pháp marketing cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của bảo hiểm Bảo Việt

LỜI MỞ ĐẨU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra với sự cạnh tranh gay gắt. Trước ngưỡng cửa hội nhập, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có những hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh, chiến lược thị trường và chiến lược cạnh tranh một cách đúng đắn và sang tạo sao cho phù hợp với khả năng của doanh nghiệp, với thực tế của thị trường. Điều đó đã chứng minh rằng Marketing là công cụ quan trọng nhất của doanh nghiệp, là chìa khóa vàng giúp các doanh nghiệp giải quyết mọi vấn đề. Ngành bảo hiểm là một ngành kinh tế đã phát triển lâu đời trên thế giới và hoạt động của nó mang tính dịch vụ dựa trên quy luật số đông bù số ít. Do vậy việc ứng dụng các nguyên lý Marketing trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là vô cùng cần thiết nhưng không hoàn toàn đơn giản. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những bước tăng trưởng nhất định. Những thành tựu kinh tế này đã có tác động tích cực dến thị trường bảo hiểm Việt Nam. Sự ra đời của Nghị Định 100/NĐ-CP của Thủ Tướng Chính Phủ vào năm 1993 và đặc biệt là luật kinh doanh bảo hiểm 4/2001 được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực đã đánh dấu sự ra đời của một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng ngày càng sôi động và khởi sắc. Trước tình hình đó, mỗi công ty bảo hiểm tự nhận thức được tầm quan trọng của Marketing trong hoạt động kinh doanh của mình thông qua những chiến lược, sách lược cạnh tranh có ảnh hưởng để tồn tại và phát triển. MỤC LỤC A.Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ. 7 I.Tổng quan về bảo hiểm phi nhân thọ: 7 1.Khái niệm về kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. 7 2.Phân loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. 7 a.Phân loại theo đối tượng bảo hiểm 7 b.Phân loại theo tính chất bắt buộc. 7 II.Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. 7 1.Cạnh tranh. 7 2.Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. 8 a.Năng lực cạnh tranh. 8 b.Các hình thức cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. 8 3.Các nhân tố phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ a.Năng lực tài chính. 9 b.Hệ thống sản phẩm và chất lượng dịch vụ. 9 c.Thương hiệu của doanh nghiệp. 9 d.Nguồn lực con người 10 e.Hệ thống phân phối 10 f.Kinh nghiệm hoạt động. 10 4.Một số nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiêp bảo hiểm phi nhân thọ. 10 a.Môi trường vĩ mô: 10 b.Môi trường vi mô. 10 c.Môi trường nội bộ. 11 5. Hoạt động marketing trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. 11 a.Vai trò và vị trí của Marketing trong kinh doanh. 11 b.Nội dung cơ bản của hoạt động marketing trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 11 B.Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam 12 I.Khái quát về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam: 12 II.Bảo hiểm Bảo Việt : 19 1.Phân tích Swot: 19 a.Điểm mạnh - Strengths. 19 b.Điểm yếu -Weaknesses. 20 c.Cơ hội - Opportunities. 20 d.Thách thức – Threats. 21 2.Bảo hiểm Bảo Việt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. 22 a.Chiến lược sản phẩm: 22 b.Chiến lược phân phối sản phẩm 25 c.Chiến lược về phí bảo hiểm 26 d.Chiến lược về xúc tiến. 27 III.Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Bảo Việt: 28 1.Giải pháp về sản phẩm: 28 2.Giải pháp về kênh phân phối: 29 3.Giải pháp về xúc tiến thương mại 29 4.Tăng cường nghiên cứu thị trường: 28 5.Các giải pháp hỗ trợ khác: 29

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2025 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giải pháp marketing cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của bảo hiểm Bảo Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… LỜI MỞ ĐẨU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra với sự cạnh tranh gay gắt. Trước ngưỡng cửa hội nhập, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có những hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh, chiến lược thị trường và chiến lược cạnh tranh một cách đúng đắn và sang tạo sao cho phù hợp với khả năng của doanh nghiệp, với thực tế của thị trường. Điều đó đã chứng minh rằng Marketing là công cụ quan trọng nhất của doanh nghiệp, là chìa khóa vàng giúp các doanh nghiệp giải quyết mọi vấn đề. Ngành bảo hiểm là một ngành kinh tế đã phát triển lâu đời trên thế giới và hoạt động của nó mang tính dịch vụ dựa trên quy luật số đông bù số ít. Do vậy việc ứng dụng các nguyên lý Marketing trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là vô cùng cần thiết nhưng không hoàn toàn đơn giản. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những bước tăng trưởng nhất định. Những thành tựu kinh tế này đã có tác động tích cực dến thị trường bảo hiểm Việt Nam. Sự ra đời của Nghị Định 100/NĐ-CP của Thủ Tướng Chính Phủ vào năm 1993 và đặc biệt là luật kinh doanh bảo hiểm 4/2001 được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực đã đánh dấu sự ra đời của một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng ngày càng sôi động và khởi sắc. Trước tình hình đó, mỗi công ty bảo hiểm tự nhận thức được tầm quan trọng của Marketing trong hoạt động kinh doanh của mình thông qua những chiến lược, sách lược cạnh tranh có ảnh hưởng để tồn tại và phát triển. A.Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ Tổng quan về bảo hiểm phi nhân thọ: Khái niệm về kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ Theo luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam giải thích về thuật ngữ bảo hiểm phi nhân thọ như sau: “Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ ( bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm bệnh tật, ốm đau…). Phân loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ Phân loại theo đối tượng bảo hiểm - Bảo hiểm tài sản: Đây là loại hình bảo hiểm mà đối tượng được bảo hiểm là tài sản (cố định hay lưu động) của người được bảo hiểm. - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: có đối tượng được bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo luật dịnh. - Bảo hiểm con người phi nhân thọ: là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là sinh mạng, sức khoẻ, khả năng lao động của con người nhưng khác với BHCN nhân thọ, BHCN phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm chỉ liên quan đến rủi ro như: bệnh tật, tai nạn, mất khả năng lao động và cả tử vong. Đặc điểm của loại này là không liên quan đến tuổi thọ của con người Phân loại theo tính chất bắt buộc - BH phi nhân thọ bắt buộc: là những loại bảo hiểm mà pháp luật có qui định về nghĩa vụ tham gia bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân có mối quan hệ nhất định với loại đối tượng bắt buộc phải được bảo hiểm. Thông thường, đối với loại hình bảo hiểm bắt buộc, pháp luật sẽ qui định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền tối thiểu mà các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và DNBH có nghĩa vụ thực hiện - Bảo hiểm phi nhân thọ tự nguyện: là loại hình bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm có toàn quyền lựa chọn theo nhu cầu và ý muốn của bản thân, hợp đồng bảo hiểm được ký kết trên cơ sở tự nguyện giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Cạnh tranh Cạnh tranh là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các đối thủ trên thương trường trong việc thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường, thông qua đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hoá và thu được lợi nhuận cao Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Đó là thực lực và lợi thế mà doanh nghiệp có thể huy động để duy trì và cải thiện vị trí của nó so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường một cách lâu dài và có ý chí nhằm thu được lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp của mình. b. Các hình thức cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm bảo hiểm Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ là dịch vụ cung cấp sự đảm bảo an toàn về tài chính cho người được bảo hiểm, là những sản phẩm vô hình, dễ bắt chước, chất lượng và mẫu mã sản phẩm khách hàng chưa thể biết được khi lựa chọn, là loại sản phẩm không thể cảm nhận được hình dáng, kích thước, màu sắc, là sản phẩm không được bảo hộ bản quyền. Khác với nhiều loại dịch vụ khác là được mua và sử dụng để thoả mãn nhu cầu của khách hàng ngay tại thời điểm bán, sản phẩm bảo hiểm chỉ được sử dụng trong tương lai. Người mua không mong đợi sự kiện bảo hiểm xảy ra để được bồi thường hay trả tiển bảo hiểm. Tại thời điểm bán khách hàng chỉ nhận được những lời cam kết bồi thường bằng tiền hoặc hàng hoá theo giá trị tương đương với một tổn thất theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Cạnh tranh về giá Phí bảo hiểm là giá cả của sản phẩm bảo hiểm, đó là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm đóng cho DNBH theo thời hạn và phuơng thức do các bên thoả thuận trong HĐBH để đổi lại lấy sự bảo đảm trước các rủi ro chuyển sang cho DNBH. Cơ cấu phí bảo hiểm thường bao gồm hai phần: - Phí thuần là khoản phí phải thu cho phép DNBH đảm bảo chi trả, bồi thường cho các tổn thất được bảo hiểm có thể xảy ra. Khoản phí này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phí toàn bộ và đuợc tính dựa trên một số căn cứ như: xác suất xảy ra rủi ro; cường độ tổn thất; số tiền bảo hiểm; thời hạn bảo hiểm; lãi suất đầu tư. - Phụ phí là khoản phí cần thiết để DNBH đảm bảo cho các khoản chi trong hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm, gồm: chi hoa hồng, chi quản lý hành chính, chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi thuế Nhà nuớc Việc cạnh tranh bằng phí được DNBH phi nhân thọ thông qua hành động hạ phí mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Thông thường các doanh nghiệp thường tìm cách hạ giá phí thông qua giảm chi phí hành chính, chi phí quản lý, chi phí ký kết hợp đồng.., Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH cần tính toán kỹ lưỡng về việc giảm phí để đảm bảo khả năng thanh toán có lãi. Cạnh tranh thông qua hệ thống phân phối và quảng cáo Hình thức cạnh tranh này được biểu hiện rất phong phú và đa dạng bao gồm: đại lý môi giới, bán trực tuyến, các văn phòng bán, bán qua hệ thống ngân hàng, biển quảng cáo, quảng cáo qua các phương tiện thông tin Các nhân tố phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Năng lực tài chính Năng lực tài chính đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Có thể nói, điều kiện tài chính là yếu tố đầu tiên mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải xem xét đến khi xây dựng, lựa chọn và quyết định một chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực KDBH nói chung KDBH phi nhân thọ nói riêng thì năng lực tài chính là điều kiện tiền đề vô cùng quan trọng, cho phép các DNBH nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Năng lực tài chính của DNBH phi nhân thọ thì sẽ đề cập thông qua một số chỉ tiêu: khả năng về vốn, quỹ dự phòng nghiệp vụ và mức giữ lại của DNBH thể hiện qua hoạt động tái bảo hiểm. Hệ thống sản phẩm và chất lượng dịch vụ Sản phẩm bảo hiểm là một sản phẩm vô hình, do đó ngay khi trả tiền mua, khách hàng sẽ không cảm nhận được và thấy được sản phẩm của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua sự thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Nắm bắt được đặc điểm này, DNBH đã nâng cao chất lượng sản phẩm của mình thông qua các dịch vụ đi kèm, đặc biệt là dịch vụ chăm sóc khách hàng, đồng thời doanh nghiệp cũng đa dạng hoá sản phẩm và liên tục đổi mới sản phẩm bắt nhịp với nhu cầu thay đổi của khách hàng. Khâu giám định, bồi thường tổn thất cũng là khâu hết sức quan trọng, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. DNBH với công tác giám định và giải quyết bồi thường nhanh chóng, kịp thời sẽ tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng, để khách hàng trung thành hơn với doanh nghiệp. Thương hiệu của doanh nghiệp Thương hiệu đuợc định nghĩa là cái tên gắn liền với sản phẩm, với doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó, dùng để phân biệt sản phẩm này và sản phẩm cạnh tranh khác trên cùng một thị trường. Nó là một chỉ tiêu mang tính định tính dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình, người mua bảo hiểm chỉ nhận được tiền bảo hiểm khi có sự kịên bảo hiểm xảy ra, khi khách hàng đóng tiền mua sản phẩm bảo hiểm chỉ nhận được lời cam kết sẽ được bồi thường hay trả tiền bảo hiểm từ phía DNBH. Vì vậy, khi quyết định tham gia mua bảo hiểm, khách hàng thường coi trọng tên tuổi, uy tín của các DNBH. Ngoài ra, sản phẩm bảo hiểm rất dễ bắt chước do không có sự độc quyền về công nghệ hay kỹ thuật. Khi đó, với những sản phẩm như nhau, DNBH nào có thương hiệu mạnh hơn có thể định mức phí cao hơn, nhưng vẫn có nhiều khách hàng lựa chọn vì họ tin rằng, họ sẽ được đảm bảo an toàn và phục vụ tốt hơn Nguồn lực con người Nguồn lực con người là nhân tố cơ bản, lâu dài, có tính chất quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DNBH và cũng là nguồn lực vô tận, là lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Con người là khởi nguồn của mọi sự sáng tạo, đồng thời là người quản lý mọi nguồn tri thức, đóng vai trò quyết định tới sự phát triển kinh tế của một đất nước, cũng như các doanh nghiệp nói chung và DNBH nói riêng. Hệ thống phân phối Phát triển được mạng lưới chi nhánh, đại lý rộng khắp sẽ tạo cơ hội tốt cho DNBH khai thác được nhiều hợp đồng bảo hiểm, bởi tính linh hoạt và tiện lợi sẽ tạo tâm lý cho khách hàng là đựoc phục vụ chu đáo hơn. Khách hàng sẽ ưa thích và an tâm hơn khi tham gia bảo hiểm tại một doanh nghiệp có mạng lưới chi nhánh, đại lý lớn khắp các tỉnh thành, phục vụ khách hàng được tại nhiều khu vực khác nhau. Hơn thế nữa, hệ thống chi nhánh, đại lý nhiều sẽ góp phần quảng bá tên tuổi và thương hiệu cho doanh nghiệp, giúp hình ảnh của doanh nghiệp đến gần với khách hàng hơn nữa. Kinh nghiệm hoạt động Kinh nghiệm hoạt động của DNBH chỉ có được khi có bề dày hoạt động trong thực tiễn, thông qua quá trình cọ xát với môi trường, đối phó với nhiều tình huống kinh doanh để tồn tại và phát triển. Kinh nghiệm là tài sản vô hình được biểu hiện dưới nhiều khía cạnh như: kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm khai thác sản phẩm, kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư, kinh nghiệm đối phó với các tình thế cạnh tranh… Một số nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiêp bảo hiểm phi nhân thọ. Môi trường vĩ mô: Là các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như kinh tế, xã hội, chính trị, tự nhiên. Môi trường vĩ mô tốt sẽ tạo điều kiện cho các DNBH phát triển, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời, môi trường vĩ mô quốc tế cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến các DNBH nói chung và DNBH phi nhân thọ nói riêng. Môi trường vi mô Bao gồm các yếu tố bên trong ngành KDBH như: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế… Việc nghiên cứu môi trường vi mô cho thấy rất nhiều áp lực cạnh tranh nằm trong mối quan hệ phức tạp của nền kinh tế Môi trường nội bộ Bao gồm các yếu tố như: tài chính, nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức bộ máy...Việc nghiên cứu tiềm năng nội bộ có ý nghĩa quyết định đến năng lực cạnh tranh, bởi nó đề cập đến nhiều vấn đề của doanh nghiệp Hoạt động marketing trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Vai trò và vị trí của Marketing trong kinh doanh Marketing ngày nay đóng một vai trò trung tâm trong việc dịch chuyển thông tin khách hàng thành các sản phẩm, dịch vụ mới và sau đó định vị những sản phẩm này trên thị trường. Vì vậy Marketing có vai trò là: - Xác định nhu cầu của khách hàng, thiết lập và lãnh đạo tiến trình đổi mới. - Phối hợp với các hoạt động nghiên cứu và phát triển khác để thúc đẩy tiến trình thực hiện các sản phẩm mới, và nó là nhân tố quan trọng nhất tác động đến thành công của một sản phẩm. -Giúp doanh nghiệp chỉ ra được những xu hướng mới, nhanh chóng trở thành đòn bẩy, biến chúng thành cơ hội, giúp cho sự phát triển chiến lược và sự lớn mạnh lâu bền của công ty. Nội dung cơ bản của hoạt động marketing trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Nghiên cứu thị trường: Nhiệm vụ của việc nghiên cứu là thu thập và phân tích mọi thông tin liên quan đến vấn đề và tổng hợp chúng để mang lại câu trả lời “marketing” tương đối chính xác và có căn cứ. Chiến lược sản phẩm: Quản lý sản phẩm cơ sở thông tin: Trong lĩnh vực bảo hiểm cơ sở thông tin sản phẩm trở nên rất quan trọng. Nó đem lại rất nhiều lợi ích cho những người sử dụng và cho phép họ tặng dịch vụ chất lượng cho khách hàng trong lúc ký hợp đồng, cũng như trong lúc khai bảo tổn thất. Nó cũng cho phép những người có trách nhiệm về kỹ thuật sản phẩm nắm được một cách dễ dàng các kết quả. Tên: Tên được sử dụng phải đáp ứng các điều kiện sau: Những người tiêu thụ có thể đọc được tên này 1 cách dễ dàng. Đặc biệt chú ý đối với các sản phẩm nước ngoài. Chiến lược giá: Giá thành Các yếu tố tạo nên giá thành:Chi phí phân phối và thương mại, chi phí trao đổi thông tin, chi phí khấu hao cho phát triển sản phẩm, chi phí vận hành liên quan đến phát triển sản phẩm, giới hạn chi phí của công ty, chi phí cho thuê,.. Giá tâm lý có thể hiểu là một biên độ cực đại của các giá có thể áp dụng Giá cạnh tranh Chiến lược phân phối: Có 6 loại phân phối bảo hiểm chính: Bán trực tiếp, các đại lý, các môi giới, bán trực tuyến, các mạng lưới phân phối “kết hợp” ( ngân hàng, siêu thị…) Chiến lược truyền thông: Truyền thông là để cung và cầu gặp nhau, để người bán thõa mãn tốt hơn nhu cầu của người mua và giảm được chi phí, giảm được rủi ro trong kinh doanh. Với các biện pháp truyền thông, các nhà kinh doanh không chỉ bán được nhiều hàng hơn và qua đó để tác động vào thay đổi cơ cấu tiêu dùng, để tiêu dùng tiếp cận phù hợp với sự thay đổi của khoa học kỹ thuật và để gợi mở nhu cầu. B.Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam Khái quát về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam: Trong bước đầu của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất to lớn như việc gia nhập ASEAN, tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), trở thành thành viên của quỹ tiền tệ quốc tế IMF, của Tổ chức kinh tế thế giới WTO … Có thể nói việc mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập khu vực và thế giới trong những năm gần đây ở Việt Nam là một thành công to lớn của Đảng, nhà nước và nhân dân ta đã mở ra cho chúng ta một thời kỳ mới, thời kỳ toàn cầu hóa nền kinh tế. Bảo hiểm Việt Nam chỉ bắt đầu từ năm 1965 với sự ra đời của Bảo Việt. Tuy nhiên thị trường bảo hiểm Việt Nam chuyển mình dần kể từ khi Nghị định 100/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam ra đời, và đặc biệt là Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09/12/2000 đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. Nếu như trước năm 1993 thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ có một mình công ty Bảo Việt thì đến nay xuất hiện 42 công ty bảo hiểm trong đó 12 công ty bảo hiểm nhân thọ, 30 công ty bảo hiểm phi nhân thọ với nhiều hình thức sở hữu khác nhau: sở hữu nhà nước, công ty liên doanh, công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài đã tạo ra một thị trường bảo hiểm sôi động. Thị trường bảo hiểm đang là “miếng bánh ngon” mà các doanh nghiệp đang hướng tới. Ngày càng có nhiêu doanh nghiệp tham gia vào thị trường này Danh sách các doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam tính đến tháng 8 năm 2011 Tên doanh nghiệp Địa chỉ Website Tổng Công ty CP Bảo hiểm Bảo Việt 35 Hai Bà Trưng, Hà Nội Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh 26 Tôn Thất Đạm, Quận 1,TP Hồ Chí Minh Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội Công ty Cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng 185 Điện Biên Phủ, Quận 1,TP Hồ Chí Minh Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí 154 Nguyễn Thái Học, Hà Nội Công ty Bảo hiểm BảoViệtTokioMarine Tầng 6, Tòa nhà Sun Red Rive,23 P.Chu Trinh, HN Công ty Liên doanh Bảo hiểm Liên hiệp Tầng11, Tung ShingSquare, 2 Ngô Quyền,HN Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện Tầng 8, số 4A Láng Hạ, Ba Đình,HN Công ty bảo hiểm tổng hợp Groupama 364 Đường Cộng Hòa, Quận Tân Bình, HCM Công ty TNHH một thành viên Bảo hiểm NHTMCP Công thương Việt Nam Tầng 3, Số 141 Lê Duẩn, Hà Nội Công ty liên doanh TNHH bảo hiểm Samsung Vina Tầng 9 Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn,Quận1, HCM Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông 99 Trần Hưng Đạo, Quận 1,HCM Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA 2 Bis Trần Cao Vân, Quận 1,HCM Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tầng 10, Tháp A-Tòa nhà Vincom,191 Bà Triệu,HN Công ty TNHH Bảo hiểm QBE Việt Nam Level1603,MetropolitanTower, 235 Đồng Khởi, Q1,HCM Công ty TNHH Bảo hiểm Chartis VN Phòng 5-01, Tầng 5, Hà Nội Tower,49 Hai Bà Trưng, HN Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu 106-108 Cống Quỳnh, P.Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. HCM Công ty TNHH Bảo hiểm ACE 9 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, HCM Công ty TNHH Bảo hiểmLiberty Tầng 6, ETown, 364 Đường CộngHòa,QuậnTân Bình,HCM Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Số 343 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Công ty Cổ phần Bảo hiểm Phú Hưng Tầng 4, 801, Nguyễn Văn Linh, Quận 7,HCM Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân Đội Tầng 5, Tòa nhà Viglacera, Số 1 Láng Hòa Lạc, Từ Liêm, HN Công ty cổ phần bảo hiểm Hùng Vương Số 4, Nguyễn Đình Chiểu, TP.Hồ Chí Minh Công ty Cổ phần BH Hàng không Tầng 16, Tòa nhàViet Tower, 198 Tây Sơn - 1A Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia ViệtNam Tầng 7, Nhà 141 Lê Duẩn, Hà Nội Công ty CP Bảo hiểm SHB – Vinacomin Số 1 C - Tuổi trẻ, Hoàng Quốc Việt, Hà Nội Công ty Bảo hiểm Fubon Việt Nam Tầng 2, toà nhàQbiz Center, Số 6 Lê Thánh Tông,HN Công ty TNHH Bảo hiểm Phi nhân thọ MSIG ViệtNam Tầng 11, Toà nhàSun City, 13 Hai Bà Trưng,HN Công ty Cổ phẩn Bảo hiểm Thái Sơn Tầng 18, toà nhà CEO, đường Phạm Hùng, Hà Nội Cty TNHH BH Phi nhân thọ Cathay VN 46-48-50,Phạm Hồng Thái,Quận 1,HCM Danh sách các doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam tính đến tháng 8 năm 2011 Tên doanh nghiệp Địa chỉ Website CtyTNHH BHnhân thọ Prudential Tầng25 Saigon TradeCenter 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1,TP HCM CtyTNHH BHManulife 75 Hoàng Văn Thái, Quận 7, TP HCM Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA Tầng 1, Tòa nhà E-Tower, 364 Đường Cộng Hòa, P13, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ Tầng 6, Tòa nhà OCEANPark, Số 1, Đào Duy Anh, Hà Nội Công ty THHH Bảo Hiểm Nhân Thọ ACE Tầng 21, Sun WahTower 115 Nguyễn Huệ, Quận 1 TP.HCM, ViệtNam Cty TNHH BHNhân thọ Prevoir VN Tầng 9, tòa nhà Mặt trời Sông Hồng, 23 PhanChu Trinh, Hà Nội Ctybảohiểm nhân thọ Daiichi VN Lầu3,SaigonRiversiderOffice Center 2A-4A Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Cty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay VN Tầng 9,New World Center, 46-48-50 Phạm Hồng Thái, Q1 TPHCM Công ty Bảo hiểm nhân thọ Great Eastern VN Phòng 1, tầng 4, toà nhà Trung tâm Quốc tế, 17 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Hàn Quốc Tầng 14, Tòa nhà Fideco, số 81-85 Hàm Nghi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Cty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank-Cardif Phòng 903,tháp VincomB-191 Bà Triệu, Hà Nội Cty TNHH Bảo hiểm  Nhân thọ Fubon VN Tầng 22, tòa nhà Charmvit, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội www.fubon.com/life_vn  Tuy ngành bảo hiểm chỉ mới thực sự phát triển trong những năm gần đây nhưng đã đóng góp vào nền kinh tế rất lớn. Kể từ 2003 đến 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường bảo hiểm đạt hơn 20%, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng từ 10.100 tỷ đồng (năm 2003) lên 30.844 tỷ đồng (năm 2010), tăng gấp 3,054 lần. Vốn và tích lũy các dự phòng nghiệp vụ được tăng cường, góp phần phát triển thị trường tiền tệ, thị trường vốn Trong giai đoạn này, ngành bảo hiểm phi nhân thọ đạt dược tốc độ tăng trưởng đáng kể trung bình khoảng 23.7%, cao nhất là năm 2007. Năm 2007 là năm doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt tốc độ tăng trưởng với tốc độ tăng 31.4%. Năm 2007 tăng trưởng GDP đạt 8,5%, đầu tư trực tiếp nước ngoài tương đương 20,3 tỉ USD, đầu tư toàn xã hội đạt 40% GDP, vốn ODA đạt 5,4 tỉ USD, xuất khẩu đạt 48 tỉ USD. Các ngành công nghiệp vận tải biển và đóng tàu, hàng không dân dụng, dệt may, giày da có những bước phát triển đột phá. Thị trường tài chính tiền tệ tiếp tục phát triển theo xu thế ổn định sau một thời gian phát triển nóng như: tín dụng ngân hàng, chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm. Đây là những tiền đề cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển Tính đến năm 2010, các DNBH đã hoàn thành lộ trình có đủ vốn pháp định 300 tỉ đồng đối với phi nhân thọ, 600 tỉ đồng đối với nhân thọ, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần. Năm 2010,  ngành bảo hiểm hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2003 – 2010 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và kế hoạch 5 năm phát triển thị trường bảo hiểm 2006 – 2010 của Bộ Tài chính Bên cạnh mức tăng trưởng về doanh thu thì chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng đựơc cải thiện rõ rệt thể hiện qua việc đa dạng hoá các sản phẩm bảo hiểm. Trước năm 1993, thị trường chỉ có 22 sản phẩm chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Đến nay, thị trường bảo hiểm đã có tới trên 700 sản phẩm khác nhau, trong đó có khoảng 550 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ trải rộng trên cả 3 lĩnh vực là con người, tài sản và trách nhiệm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Một trong những chiến lược kinh doanh của các DNBH hiện nay đó là việc đa dạng hoá các sản phẩm bảo hiểm, các doanh nghiệp luôn tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để đưa ra những sản phẩm mới phù hợp và đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của khách hàng, cũng có thể sản phẩm mới đơn giản chỉ là sự kết hợp giữa các sản phẩm hiện có, hay là sự thay đổi, kết hợp giữa các điều khoản trong hợp đồng. Các sản phẩm bảo hiểm có sự kết hợp nhiều quyền lợi khác nhau của khách hàng, do đó khách hàng có thể lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp để tận dụng được nhiều lợi ích nhất. Nhiều DNBH phi nhân thọ đã cung cấp nhiều sản phâm bảo hiểm mới khá độc đáo như sản phẩm bảo hiểm cá nhân cho người sử dụng thẻ ATM, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm chăn nuôi... Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động, chấp nhận cạnh tranh lành mạnh trong xu thế mở cửa hội nhập ngày càng sôi động. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã chú ý tới đào tạo cán bộ bảo hiểm, đào tạo và sử dụng đội ngũ đại lý bảo hiểm ngày càng có chất lượng. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều đầu tư lớn vào phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý và khai thác bảo hiểm. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng vốn với quy mô lớn cao hơn cả vốn pháp định, tăng khả năng tài chính, tăng năng lực giữ lại và giảm bớt phần tái bảo hiểm. Ngành bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển với tốc độ tăng trưởng hàng năm có thể lên tới 25% trong giai đoạn từ 2009-2013 (Theo Báo cáo của Công ty cung cấp dịch vụ tư vấn và nghiên cứu thị trường toàn cầu (RNCOS)) Bảo hiểm Bảo Việt : Phân tích Swot: Điểm mạnh - Strengths Lịch sử lâu đời, thị phần lớn, khách hàng truyền thống: Bảo hiểm Bảo Việt là doanh nghiệp hạch toán độc lập - thành viên của Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt. Là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam, thành lập vào ngày 15/01/1965 với lĩnh vực kinh doanh là bảo hiểm phi nhân thọ. Trải qua chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, BAOVIET đã trở thành thương hiệu quen thuộc với người dân Việt Nam. Bảo Việt với khẩu hiệu “Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển”. Và đây là điểm mạnh hàng đầu của Bảo hiểm Bảo Việt giúp nó tồn tại, phát triển và luôn duy trì đươc lượng khách hàng truyền thống, đến nay nó vẫn giữ vị trí thống lĩnh với thị phần qua các năm như sau: Bảng thị phần bảo hiểm phi nhân thọ giai đoạn 2005-2010 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Q1/2011 Bảo Việt 38,6% 34,9% 31,1% 30,5% 26,9% 24,6% 22,7% PVI 13% 18,3% 19,7% 18,6% 20,3% 20,6% 23,9% Bảo Minh 21,5% 21,8% 19,3% 17,3% 13,4 11,4% 14,2% PJICO 13% 10,5% 10,5% 9,8% 9,5% 9,3% 8,1% PTI 4,8% 3,6% 3,6% 4,1% 3,4% 4% 4% Khác 9,1% 10,9% 15,8% 19,7 26,5% 30,1% 27,1% Là doanh nghiệp Nhà nước và được sự hậu thuẫn của Nhà nước đằng sau nên các dự án sử dụng ngân sách Nhà nước đều dùng sản phẩm bảo hiểm của Bảo hiểm Bảo Việt. Hệ thống phân phối đại lý: mạng lưới 66 công ty thành viên tại tất cả 64 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Nó tạo ra sự tiện lợi, sự tiếp cận của khách hàng đối với sản phẩm của Bảo hiểm Bảo Việt Tiềm lực tài chính vững mạnh: Nguồn vốn chủ sở hữu lớn giúp tập đoàn có thể mở rộng mạng lưới, thu hút nhân lực và phát triển các sản phẩm mới Với những ưu điểm như trên Bảo hiểm Bảo Việt là một trong những doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của nước nhà Điểm yếu -Weaknesses Ngày 28/11/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 310/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Cổ phần hoá Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam và thí điểm thành lập Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt và Ngày 31/05/2007, Bảo Việt chính thức phát hành cổ phiếu đầu tiên ra công chúng. Do mới chuyển đổi sang mô hình cổ phần hóa nên tập đoàn Bảo Việt cũng như Bảo hiểm Bảo Việt cần thời gian dài để hoàn thiện công tác quản trị doanh nghiệp, cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ nhân lực …. Cơ hội - Opportunities Theo thỏa thuận khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam sẽ hoàn toàn mở cửa lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một trong những yếu tố khiến thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam nói chung và Bảo hiểm Bảo Việt nói riêng hứa hẹn tiềm năng phát triển trong thời gian tới. . Cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm sẽ sôi động hơn và sẽ có tác dụng thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển thể hiện qua các điểm như: - Việc tham gia thị trường của những công ty bảo hiểm mới, đặc biệt là các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ đa dạng hoá và khiến thị trường sôi động hơn. Sự tham gia của công ty có vốn đầu tư nước ngoài góp phần thức tỉnh các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước; đồng thời, phá vỡ thế độc quyền bằng việc gia tăng nhanh chóng số lượng nhà cung cấp dịch vụ, đẩy thị trường bảo hiểm tiến gần hơn đến một thị trường cạnh tranh lành mạnh; kích thích việc mở rộng danh mục sản phẩm, giúp ngành bảo hiểm thực hiện tốt hơn chức năng huy động vốn và bảo vệ các đối tượng trong nền kinh tế trước rủi ro. - Mở cửa thị trường tạo điều kiện tăng cường trao đổi kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong nước. Các công ty bảo hiểm trong nước có điều kiện tiếp thu ở một mức độ nhất định những kiến thức và kỹ năng chuyên ngành của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh lớn hơn buộc các công ty bảo hiểm trong nước phải chủ động điều chỉnh mô hình và chính sách quản lý, đào tạo nhân viên, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo được lợi thế với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Thách thức – Threats Cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm từ các công ty lớn của nước ngoài Dịch vụ bảo hiểm, cho phép thành lập công ty bảo hiểm 100% vốn ĐTNN kể từ khi gia nhập và không bị hạn chế về số lượng chi nhánh trong nước, phạm vi cung cấp dịch vụ và bỏ quy định tái bảo hiểm 20% cho Công ty Tái bảo hiêm Việt nam (Vinare); cho phép công ty bảo hiểm có vốn ĐTNN được cung cấp dịch vụ bảo hiểm bắt buộc từ 1/1/2008; cho phép thành lập chi nhánh của các công ty bảo hiểm nước ngoài sau 5 năm đối với dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ. , việc tham gia của các công ty nước ngoài vào thị trường bảo hiểm cũng có những tác động bất lợi đối với Bảo hiểm Bảo Việt thể hiện rõ nét ở những điểm sau: - Các công ty trong nước bị chia sẻ thị trường là tác động rõ ràng nhất ở mọi nước bắt đầu - Biến động về nhân sự giữa các công ty bảo hiểm. Một thực tế đã diễn ra khi sự gia tăng của số lượng doanh nghiệp bảo hiểm nhanh hơn gia tăng nguồn nhân lực trong ngành đã dẫn đến sự di chuyển nhân sự giữa các công ty bảo hiểm. Do đó, nếu các công ty bảo hiểm trong nước không có những điều chỉnh liên quan đến chính sách nhân sự trong thời gian tới sẽ bị mất lợi thế quan trọng trước các công ty 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh. - Thị trường phát triển nhanh về qui mô, đa dạng về sản phẩm là sức ép đối với các nhà quản lý trong lĩnh vực này, bao gồm yêu cầu phải đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng ; khả năng giải quyết tranh chấp ; thị trường bị chia cắt manh mún và vấn đề rất quan trọng là ngăn ngừa rủi ro mang tính hệ thống Bảo hiểm Bảo Việt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Sự phát triển của Bảo Việt dựa trên tinh thần 5 giá trị cốt lõi Chất lượng: Đạt tiêu chuẩn chất lượng cao trong các hoạt động và dịch vụ cung cấp. Dễ tiếp cận: Gần gũi, thân thiện và chuyên nghiệp; quan tâm tới đồng nghiệp và khách hàng. Tinh thần hợp tác:  Hợp tác, gắn bó với đồng nghiệp trong toàn tập đoàn; xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng và đối tác dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau. Năng động:  Luôn hướng về phía trước, phát triển không ngừng; nắm bắt cơ hội và tạo ra những tiêu chuẩn mới; sẵn sàng tiếp nhận ý tưởng và sáng kiến mới. Tinh thần trách nhiệm:  Minh bạch và trung thực; thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng; xây dựng chuẩn mực trong quản trị doanh nghiệp. Đại hội cổ đông của tập đoàn tài chính bảo hiểm Bảo Việt: mục tiêu của Bảo Việt phi nhân thọ là giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ về thị phần doanh thu phí bảo hiểm giữ lại. Cuối năm 2015, doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 8.800 tỷ đồng, LNST đạt 480 tỷ đồng. Chiến lược sản phẩm: Với 46 năm thành lập và phát triển, hiện nay Bảo Việt có số lượng sản phẩm phong phú và đa dạng nhất thị trường với hơn 80 loại sản phẩm. Lĩnh vực hoạt động Kinh doanh bảo hiểm gốc Bảo hiểm Bảo Việt được phép kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Các loại hình bảo hiểm gốc bao gồm:  Bảo hiểm Xe cơ giới Bảo hiểm Con người  Bảo hiểm Tài sản  Bảo hiểm Trách nhiệm  Bảo hiểm cho các rủi ro hỗn hợp nhỏ  Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Bảo hiểm toàn diện doanh nghiệp Bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro kỹ thuật Bảo hiểm Hàng hoá Bảo hiểm Tàu thuỷ  Bảo hiểm Dầu khí và Hàng không Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ khác  - Kinh doanh Tái bảo hiểm: Nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ.  - Giám định tổn thất: Giám định, điều tra, tính toán, phân bổ tổn thất, đại lý giám định tổn thất, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn. - Tiến hành họat động đầu tư Năm 2010, hoạt động kinh doanh của Bảo Việt đạt kết quả khả quan. Thị phần của Bảo Việt chiếm gần 25%, tiếp tục vị trí dẫn đầu thị trường phi nhân thọ, đặc biệt ở mảng bảo hiểm xe cơ giới(1272 tỷ đồng), bảo hiểm y tế & sức khỏe(1083 tỷ đồng). Trong 6 tháng đầu năm thì Bảo Việt có doanh thu 2252 tỷ đồng, tiếp tục đứng đầu về bảo hiểm xe cơ giới chiếm doanh số lớn nhất thị trường với 769 tỷ đồng, kế đó là nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn và chăm sóc y tế đạt doanh thu 475 tỉ đồng Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam sau khi gia nhập WTO cạnh tranh về sản phẩm, chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực, phát triển kênh phân phối và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện nay, Bảo Việt vấp phải sự cạnh tranh từ những công ty bảo hiểm thành lập sau từ các tập đoàn lớn được sự giúp đỡ nhiều từ công ty mẹ. Bản thân các công ty này cũng hiểu lợi thế của mình nên tận dụng triệt để nhằm gia tăng thị phần tại ngành kinh doanh chính. Đơn cử PVI là đơn vị bảo hiểm của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia chiếm 100% thị phần bảo hiểm năng lượng, 30% thị phần bảo hiểm hàng hải và 40% bảo hiểm kỹ thuật. Hầu hết đều là những công trình của tập đoàn. PVI dẫn đầu thị trường nhờ vào việc tái tục các đơn bảo hiểm trong lĩnh vực lắp đặt, thăm dò và khai thác dầu khí trong 2 tháng đầu năm nay và lần đầu tiên cấp đơn bảo hiểm trọn gói cho Dự án Phát triển mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh lô 052-053 bể Nam Côn Sơn do Công ty Điều hành dầu khí Biển Đông thực hiện với tổng doanh thu phí bảo hiểm 27 triệu USD. Doanh thu phát sinh trong 2 tháng đầu năm của PVI là 121 tỷ đồng. PVI đã vượt Bảo Việt về nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và thiệt hại là PVI với doanh số đạt 1.525 tỷ đồng và có thị phần bảo hiểm lớn nhất trong 6 tháng đầu năm 2011 Phân khúc cạnh tranh mạnh mẽ nhất là thị trường bán lẻ như bảo hiểm cơ giới, cháy nổ, hàng hóa. Đây là thị trường tiềm năng khi mà việc mua bảo hiểm cho tài sản, hàng hóa đang dần trở nên phổ biến. Ngay như đối với 1 số khách hàng của ngân hàng thì việc mua bảo hiểm cho dự án cũng là điều khoản để được giải ngân. Bên cạnh đó là những quy định của pháp luật về phải mua bảo hiểm cho phương tiện vận tải, cơ giới mới được cấp phép lưu hành hoạt động. Do đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang có hàng loạt công ty bảo hiểm hướng vào thị trường. Ví dụ với bảo hiểm xe cơ giới, phương tiện vận tải thì PJICO đang có nhiều lợi thế khi mà cây xăng của Tổng công ty xăng dầu Petrolimex phủ khắp cả nước. Bảo Việt cũng không ngoại lệ, phấn đấu năm 2011 đứng đẩu thị trường về mảng bảo hiểm xe cơ giới. Nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch phát triển mạng lưới bán lẻ để mở rộng thị phần như BMI, PVI, Bảo hiểm Hàng không... để tham gia thị trường hấp dẫn này. Hay có các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước đang tập trung vào một phân khúc thị trường hay một đối tượng khách hàng để khai thác mạnh các thị trường tiềm năng giành thị phần lớn. Ví dụ Liberty cũng mở rộng “sân chơi” hơn với sản phẩm bảo hiểm sức khỏe mới, mang tên Liberty MediCare, dành cho các doanh nghiệp, tổ chức và gia đình tại Việt Nam. Trước đó, Liberty đã cung cấp sản phẩm này tại Việt Nam, nhưng chủ yếu dành cho người nước ngoài… Trong khung cảnh cạnh tranh gay gắt, Bảo Việt vẫn đề ra đạt mục tiêu 2011-2015 dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, cung cấp các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm tốt nhất cho khách hàng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, Bảo Việt còn cung cấp dịch vụ bổ trợ bảo hiểm như dich vụ bảo lãnh viện phí tại các bệnh viện lớn nhất Việt Nam ở các thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng và Cần Thơ, nơi hội tụ những chuyên gia y tế đầu ngành cùng trang thiết bị hiện đại, dịch vụ cứu hộ giao thông miễn phí dành cho khách hàng tham gia bảo hiểm xe ôtô tại bảo hiểm Bảo Việt Chiến lược phân phối sản phẩm Với mục tiêu của Bảo Việt phi nhân thọ: Giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ về thị phần doanh thu phí bảo hiểm giữ lại. Cuối năm 2015, doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 8.800 tỷ đồng, LNST đạt 480 tỷ đồng. Bảo Việt khai thác thế mạnh vốn có nhằm mở rộng tối đa mạng lưới phân phối sản phẩm, Bảo hiểm Bảo Việt và Bảo Việt Nhân thọ đã xúc tiến ký thỏa thuận hợp tác kinh doanh nhằm sử dụng có hiệu quả hai hệ thống đại lý phi nhân thọ và nhân thọ, xây dựng kênh phân phối chéo phát huy tối đa hệ thống đại lý của công ty. Ngoài ra, Bảo Việt còn phát triển các sản phẩm bancassurance phân phối qua hệ thống ngân hàng Bảo Việt, Ngân hàng HSBC và mở ra kênh phân phối mới như E-commerce kết hợp với HSBC. Bên cạnh đó, Bảo hiểm Bảo Việt đã thực hiện được những nội dung cơ bản của dự án đầu tư công nghệ thông tin-Dự án InsureJ; hoàn thành giai đoạn 1 va 2 hệ thống Email, Lotus Notes trong toàn tổng công ty, phát triển các trung tâm dịch vụ khách hàng-call centre để phục vụ khách hàng tốt nhất. Năm 1989 đánh dấu một bước phát triển quan trọng của Bảo Việt khi Công ty bảo hiểm Việt Nam được Chính phủ chuyển đổi thành Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam. Thành tích trên có được là nhờ vào việc thực hiện thành công chủ trương mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, tạo ra sự phát triển vượt bậc về qui mô kinh doanh. Hiện nay, Bảo Việt đang có hệ thống mạng lưới rộng khắp cả nước với mạng lưới 66 công ty thành viên tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, hơn 300 phòng phục vụ khách hàng, với hơn 3000 nhân viên, hơn 10000 đại lý chuyên và bán chuyên nghiệp tại tất cả các tỉnh, thành phố trên toàn quốc nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng và thuận tiện nhất. Ngay từ năm 1992, thương hiệu Bảo Việt lần đầu tiên xuất hiện với hình thức một pháp nhân kinh doanh trên thị trường quốc tế. Bảo Việt đã thành lập Công ty đại lý bảo hiểm BAVINA tại Vương Quốc Anh, nơi có thị trường kinh doanh bảo hiểm phát triển nhất trên thế giới. BAVINA là viết tắt của cụm từ “Bảo Hiểm Việt Nam” góp phần thương hiệu của Bảo Việt ra thị trường quốc tế và hiện nay đã có văn phòng tại Singapo. Mặc dù, Bảo Việt có bề dày lịch sử, là doanh nghiệp Bảo hiểm đầu tiên và lâu đời nhất và có thị phần và khách hàng lớn nhất Việt Nam nhưng không phải là không có sự cạnh tranh. Đối thủ của Bảo Việt ra đời sau nhưng họ đã biết tận dụng thế mạnh của mình để giành thị phần mở rộng mạng lưới để tiếp cận quảng bá thương hiệu của mình. Do đó, Bảo Việt đang có sự cạnh tranh gay gắt từ những công ty bảo hiểm sau này, cần có hướng đi mới chuyên nghiệp hơn để không đánh mất thị trường hiện có và mở rộng thị trường vươn ra nước ngoài. Chiến lược về phí bảo hiểm Việc hạ phí bảo hiểm nhằm có được thị phần hay giành được dịch vụ không phải là hình thức cạnh tranh mới song lại đang trở thành công cụ cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay. Trên thực tế, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã xuất hiện tình trạng có những sản phẩm bảo hiểm mức phí đã giảm từ 40-50. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh nói trên bắt đầu lan trên diện rộng từ khi các công ty sử dụng những cán bộ nhân viên không có nghiệp vụ bảo hiểm hay thực hiện chế độ khoán doanh thu phí bảo hiểm cho các chi nhánh, phòng bảo hiểm khu vực hay đại lý. Để đạt chỉ tiêu được giao khoán, các bộ phận này buộc phải chạy theo doanh số, không đánh giá, khảo sát rủi ro, bán sản phẩm bảo hiểm bằng mọi giá. Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2008 có đến 16 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong tổng số 25 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được cấp phép hoạt động bị thua lỗ về nghiệp vụ bảo hiểm, tổng số lỗ nghiệp vụ bảo hiểm toàn thị trường là 163 tỷ đồng. Năm 2009 chỉ có 10 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có lãi, với số lãi của từng doanh nghiệp bảo hiểm từ 1 tỷ đến 52 tỷ đồng, nhưng tổng thị trường bảo hiểm lỗ nghiệp vụ bảo hiểm tới trên 200 tỷ đồng. Từ năm 2010 thị trường bảo hiểm Việt Nam đã hạ nhiệt hiện tượng cạnh tranh bằng cách hạ phí bảo hiểm, mở rộng điều khoản đã hạ nhiệt. Nhiều doanh nghiệp Bảo hiểm trong đó có Bảo Việt đã chú ý đến hiệu quả hướng tới mục tiêu không lỗ về nghiệp vụ bảo hiểm bằng cách quản lý khai thác bồi thường, đặt chỉ tiêu giảm chi phí quản lý hành chính và bồi thường. Quản lý chặt chẽ từ khâu khai thác, quản lý rủi ro, định phí tới bồi thường. Chiến lược về xúc tiến Bảo hiểm Bảo Việt đã xây dựng quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài và chặt chẽ với các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm lớn trên thế giới như AIG, AXA, Aviva, Munich Re, Swiss Re, thị trường Lloyd's; và ở Việt Nam như Công ty tái bảo hiểm quốc gia - Vinare. Đảm bảo khả năng bồi thường cho các hợp đồng có giá trị bảo hiểm lớn và tăng doanh thu từ nhận tái bảo hiểm, giúp Bảo Việt tăng cường hợp tác về nghiệp vụ và đào tạo chuyên môn với các chuyên gia bảo hiểm trong nước và quốc tế. Bảo hiểm Bảo Việt sẵn sàng nhượng tái bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm do khách hàng chỉ định sau khi đã cấp đơn bảo hiểm gốc. Bảo hiểm Bảo Việt còn cùng các cơ quan chức năng tiến hành công tác đề phòng, hạn chế tổn thất, tai nạn cho người và tài sản được bảo hiểm. Mỗi năm Bảo hiểm Bảo Việt chi hàng tỷ đồng để làm các công trình phòng hộ và cứu nạn. Hằng năm, Bảo Việt hợp tác với các công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề như: Hội thảo Quản lý rủi ro. Trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật (TSCTA) giữa HSBC và Bảo Việt, hội thảo về Bảo hiểm Nông nghiệp, phối hợp với công ty môi giới bảo hiểm Marsh tổ chức Hội thảo Thị trường bảo hiểm thủy điện, hoặc các buổi nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ để phục vụ khách hàng tốt hơn.. Trong năm 2005, Bảo hiểm Bảo Việt đã tham gia góp ý xây dựng các văn bản hướng dẫn của Nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm, tích cực tham gia hỗ trợ cho Hiệp hội Bảo hiểm tổ chức các cuộc khảo sát và thăm dò ý kiến trong các vấn đề liên quan. Bảo hiểm Bảo Việt đã kết hợp với các công ty tái bảo hiểm Munich Re tổ chức các cuộc hội thảo về bảo hiểm xe cơ giới, quản lý rủi ro đối với các công trình nhà máy điện và xi măng, bảo hiểm đóng tàu để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và nâng cao trình độ bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm trong nước. Ngoài ra hợp tác liên doanh với công ty bảo hiểm lớn như PVI để thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng không với Tổng công ty Trực Thăng Việt Nam với mức trách nhiệm cao nhất đối với hành khách tăng lên 1 triệu đô/người. Bảo hiểm Bảo Việt đã và đang chú trọng đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động. Bảo Việt đang triển khai chương trình quản lý nghiệp vụ phi nhân thọ BVPRO và quản lý kế toán BVACCOUNT. Bên cạnh đó Bảo Viêt cũng liên tục tổ chức các lớp tập huấn về công nghệ thông tin cho toàn thể cán bộ, giúp cho cán bộ nhanh chóng áp dụng và đạt kết quả cao trong việc sử dụng sự hỗ trợ của hệ thống công nghê thông tin nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất. Hiện tại Bảo hiểm Bảo Việt tập trung vào việc phát triển nhân sự, xây dựng mô hình tổ chức và quản trị nhân sự theo định hướng chung của Tập đoàn. Bên cạnh việc chú trọng hoạt động kinh doanh, tự xác định rằng kinh doanh để mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, Bảo hiểm Bảo Việt đã có nhiều hoạt động phong phú tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện với số chi cho các hoạt động này lên tới hàng tỷ đồng, mà ý nghĩa của những hoạt động này là hết sức to lớn. Mỗi năm, Bảo hiểm Bảo Việt chi hàng trăm triệu đồng ủng hộ các quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây nhà tình nghĩa, nuôi dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Tính đến nay, Bảo hiểm Bảo Việt đã xây dựng được trên 30 ngôi nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách, nhận nuôi dưỡng suốt đời cho hơn 30 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bên cạnh đó Bảo hiểm Bảo Việt cũng chi hàng trăm triệu đồng quyên góp và ủng hộ đồng bào nghèo, tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào đối tượng chính sách ăn Tết, ủng hộ các quỹ khuyến học, hỗ trợ, tài trợ các tổ chức xã hội thực hiện các hoạt động xã hội. Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Bảo Việt: Tăng cường nghiên cứu thị trường: Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, đa dạng hóa các dịnh vụ khách hàng. Cần chăm sóc tìm hiểu khách hàng trước , trong và sau khi khách hàng mua sản phẩm. Thông qua các tư vấn viên là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng công ty sẽ tìm hiểu được nhu cầu cụ thể của khách hàng và tư vấn sản phẩm phù hợp nhất cho họ, quan tâm tới mức thu nhập để giúp họ lựa chọn mức phí phù hợp nhất và khoảng thời gian đóng phí sao cho kinh tế và có lợi nhất. Thiết lập mối quan hệ thân thiện trên cơ sở hai bên cùng có lợi giữa công ty bảo hiểm và khách hàng thông qua tư vấn bảo hiểm. Vào ngày sinh nhật kỷ niệm hợp đồng của khách hàng công ty nên gửi thiệp chúc mừng hoặc những món quà nhỏ có thương hiệu Bảo Việt, đây là một cách lấy lòng khách hàng mà lại có thể tăng thêm chiến lược quảng cáo của công ty, thường xuyên thăm hỏi khách hàng vào các dịp lễ tết hay lúc đau ốm, gia đình gặp khó khăn. Điều đó tạo điều kiện cho công ty có một ấn tượng tốt trong lòng khách hang Giải pháp về sản phẩm: Trước hết Bảo Việt cần chú trọng vào sản phẩm bảo hiểm thế mạnh của mình là bảo hiểm xe cơ giới để khai thác một cách triệt để nhất. Sau đó chú trọng đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở đòi hỏi của thị trường, thiết kế các sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp với thời gian dài hạn: bảo hiểm hỗn hợp nhóm, bảo hiểm có số tiền bảo hiểm tăng dần (hạn chế tâm lý lo sợ lạm phát). Tiêu chuẩn hóa sản phẩm phù hợp với tập quán quốc tế: nội dung, hình thức các tài liệu , đơn bảo hiểm và ấn chỉ sẽ được chú trọng sửa đổi với phương châm tôn trọng khách hàng. Ngoài ra, ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng internet để thực hiện các giao dịch tài chính cũng như để khảo sát thông tin và mua sắm sản phẩm và dịch vụ. Vì vậy đòi hỏi tất yếu đặt ra đối với Bảo Việt là phải cung cấp dịch vụ tiện ích để khách hàng có thể mua bảo hiểm bất cứ khi nào, theo cách thức họ muốn và với số tiền phù hợp với họ. Giải pháp về kênh phân phối: Tăng cường giao dịch qua mạng, thực hiện phương thức bán hàng qua máy tính để giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mặc khác cần tăng cường đội ngũ cộng tác viên môi giới, có thể cộng tác với các tổ chức cơ quan để có thể triển khai được các hợp đồng bảo hiểm với số lượng lớn, số tiền bảo hiểm cao. Ngoài ra công ty cần thường xuyên triển khai các hội nghị bàn về vấn đề tìm kiếm mở rộng thị trường và tạo thêm nhiều kênh phân phối mới Giải pháp về xúc tiến thương mại Tăng cường quảng cáo qua báo đài, phát tờ rơi để sản phẩm của mình trở nên thân quen hơn với mọi tầng lớp nhân dân. Công ty nên tài trợ các hoạt động xã hội nhiều và tích cực hơn nữa. Công ty nên duy trì tốt mối quan hệ với công chúng: chế độ ưu đãi khách hàng, các trò chơi giải trí, các hình thức khuyến mãi nên phong phú, tổ chức các hội nghị khách hàng, duy trì mối quan hệ tốt với giới truyền thông, giới công quyền. Phát triển các dịch vụ sau bán hàng: dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ hướng dẫn khách hàng tham gia các sản phẩm bảo hiểm mới. Các giải pháp hỗ trợ khác: Đổi mới, đa dạng hóa phương thức thanh toán: hiện nay công ty chỉ áp dụng hình thức thu tiền trực tiếp tại nhà bởi đội ngũ tư vấn viên và thu ngân viên. Vì thế sẽ hạn chế cho khách hàng lẫn đại lý vì không thể thống nhất được thời gian hẹn gặp. Vì vậy công ty có thể triển khai hình thức thanh toán qua ngân hàng, khách hàng sẽ nộp tiền vào tài khoản công ty hoặc ủy nhiệm chi (đối với khách hàng) hoặc các khoản chi qua hệ thống ngân hàng Doanh nghiệp cần có chương trình quản lý nguồn vốn: Nguồn vốn của Bảo Việt được hình thành chủ yếu bởi phí khai thác được từ các hợp đồng bảo hiểm, lượng tiền này thường là rất lớn và có tính ổn định, tuy nhiên doanh nghiệp không thể sử dụng hết nó mà phải giành phần lớn để chi trả và bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Do đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng chương trình để quản lý việc sử dụng ngân quỹ này một cách hợp lý và hiệu quả Doanh nghiệp cần xây dựng các danh mục đầu tư hợp lý : Nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động đầu tư là rất lớn do đó cần phải nghiên cứu thật kỹ các hình thức đầu tư để sao cho vừa đảm bảo độ an toàn lại có tỷ suất lợi nhuân cao. Nguồn tiền này còn được dùng để chi trả, bồi thường cho khách hàng do đó cần phải đảm bảo độ an toàn, như hình thức đầu tư trái phiếu, gửi ngân hàng…Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần lựa chọn thêm một số hình thức đầu tư khác để sinh lợi nhuận cao, tăng thu nhập cho công ty như tham ra vào thị trường chứng khoán để mua cổ phiếu của các công ty khác, góp vốn liên doanh, liên kết, cho vay…Doanh nghiệp cũng cần cân nhắc lựa chọn các hình thức đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác nhau để đảm bảo khả năng thanh toán khi cần thiết. Xây dựng chương trình đánh giá rủi ro của các dự án đầu tư: Trước khi thực hiện đầu tư công ty nên có chương trình đánh giá mức độ rủi ro dự án một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng, từ đó có những quyết định nghiêm túc là có đầu tư hay không, hoặc nếu đầu tư thì với lượng vốn là bao nhiêu, có như vậy mới tránh được những thất bại trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Nâng cao khoa học công nghệ: công ty cần nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào quá trình khai thác và quản lý hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí quản lý, hạ phí bảo hiểm một cách hợp lý. Hoạt động đầu tư cũng cần được đẩy mạnh một cách có hiệu quả, bằng cách tận dụng tối đa các công cụ đầu tư tài chính, tham gia tích cực vào thị trường chứng khoán. Khi tham gia đầu tư vào các công trình, các dự án có vốn lớn, các công ty cần chú trọng công tác thẩm định để đảm bảo mức độ an toàn, tính thanh khoản cũng như khả năng sinh lời cho đồng vốn. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế đầy biến động như hiện nay, việc xây dựng chiến lược Marketing không còn là công việc xa lạ, mà nó ngày càng có vai trò rất quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào có chiến lược Marketing thì càng thành công trong tương lai, một chiến lược được lựa chọn là phải được xây dựng trên cơ sở kết hợp các điều kiện môi trường bên ngoài với tình hình nội bộ bên trong phù hợp với xu hướng dự báo trong tương lai. Xây dựng chiến lược chỉ là một trong những yếu tố thành công hoặc thất bại của doanh nghiệp. Mà yếu tố chính quyết định sự thành công của một chiến lược là phụ thuộc vào nghệ thuật, tài năng của nhà lãnh đạo, sự vận dụng hợp lý các nguồn lực và linh động xử lý với hoàn cảnh môi trường biến đổi trong tương lai. Một doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp đó có chiến lược kinh doanh khả thi và có một lực lượng quản trị gia lãnh đạo linh hoạt uyển chuyển trong mọi tình huống biến đổi của thị trường. Tài liệu tham khảo: Báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán Tân Việt Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam: những tác động của việc thực hiện cam kết về thuế nhập khẩu và các dịch vụ tài chính phi ngân hàng Một số thông tin từ các trang báo điện tử

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoan chinh.doc
Tài liệu liên quan