Tiểu luận Giải thích câu nói của Lê nin:Tờ báo không chỉ là người tuyên truyền tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể
Trả lời
Chức năng được hiểu là tổng hợp những vai trò và tác dụng của một hoạt động nào đó trong tự nhiên và xã hội, vì vậy, chức năng của báo chí có tính mục đích - kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn của báo chí nhằm đạt mục đích, mục tiêu đã định.
Cũng chính vì chức năng và tầm quan trọng to lớn của báo chí trong xã hội như vậy nên Lênin đã nói “Tờ báo khôg chỉ là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể.
Tuyên truyền tập thể là một hoạt động nhằm truyền bá những tư tưởng, quan điểm cơ bản của hệ tư tưởng chính thống của chế độ xã hội tới quần chúng để hình thành bức tranh về thế giớivà lịch sử vận động xã hội.
Ở nghĩa rộng, tuyên truyền là toàn bộ những hình thức hoạt động của công tác tư tưởng, vận động quần chúng, ở nghĩa hẹp, tuyên truyền là tất cả các hoạt động nhằm truyền bá mọi tri thức, mọi ý niệm cụ thể nào đó cho quần chúng.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1948 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giải thích câu nói của Lê nin:Tờ báo không chỉ là người tuyên truyền tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khi nói về chức năng của báo chí cách mạng Lênin nói: ‘’Tờ báo không chỉ là người tuyên truyền tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể”. Giải thích câu nói trên
Chức năng được hiểu là tổng hợp những vai trò và tác dụng của một hoạt động nào đó trong tự nhiên và xã hội, vì vậy, chức năng của báo chí có tính mục đích - kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn của báo chí nhằm đạt mục đích, mục tiêu đã định.
Cũng chính vì chức năng và tầm quan trọng to lớn của báo chí trong xã hội như vậy nên Lênin đã nói “Tờ báo khôg chỉ là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể.
Tuyên truyền tập thể là một hoạt động nhằm truyền bá những tư tưởng, quan điểm cơ bản của hệ tư tưởng chính thống của chế độ xã hội tới quần chúng để hình thành bức tranh về thế giớivà lịch sử vận động xã hội.
Ở nghĩa rộng, tuyên truyền là toàn bộ những hình thức hoạt động của công tác tư tưởng, vận động quần chúng, ở nghĩa hẹp, tuyên truyền là tất cả các hoạt động nhằm truyền bá mọi tri thức, mọi ý niệm cụ thể nào đó cho quần chúng.
Nội dung tuyên truyền của báo chí bao gồm:
- Truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thế giới quan khoa học của chủ nghĩa xã hội cho quần chúng, làm cho hệ tư tưởng này trở thành hệ tư tưởng toàn dân. Đó là cơ sở để động viên xã hội tham gia giải quyết các nhiệm vụ chung của đất nước và địa phương mình.
- Tuyên truyền, giải thích cho quần chúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Về bản chất, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam. Vì vậy tuyên truyền Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước hoà quyện, đan sen và hỗ trợ lẫn nhau. Hoạt động tuyên truyền cần phân tích, lý giảk các cơ sở khoa học, khả năng thực hiện làm cho quần chúng hiểu biết, tin tưởng và tự giác chấp hành, biến các đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào thực tế xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Một trong những hướng quan trọng của công tác tuyên truyền là phân tích, đánh giá, nhận định tính chất, xu hướng vận động, các mâu thuẫn cơ bản của từng nước, từng khu vực và cả thếgiới, các mối quan hệ và tác động giữa các quan trọng, các giai cấp, các lực lượng xã hội trong thời đại ngày nay. Từ đó, báo chí xây dựng trong công chúng những quan niệm cơ bản về thời đại và thế giới hiện tại. Đó là tiền đề quan trọng cho việc củng cố lý tưởng và định hướng xây dựng xã hội mới, đồng thời giúp quần chúng khả năng tự nhận xét, đánh giá đúng các hiện tượng, bản chất sự kiện đang diễn ra xung quanh và định hướng hoạt động một cách hợp lý.
Điều đó được chứng minh trong thực tế của xã hội - trong đời sống của nhân dân hàng ngày, thì những phân tích, đánh giá, nhận định tính chất, xu hướng vận động của thế giới. Đặc biệt ở trong đợt cúm gà tuýp A H5N1 bùng nổ trong thời gian vừa qua là việc minh chứng cho tính chất nêu trên. Những phân tích, đánh giá và nhận định của các báo, đài đã làm và góp phần to lớn vào hạn chế những thiệt hại về người và sự lây lan cúm gà trong nhân dân.
Chính sự tuyên truyền sâu rộng và kịp thời như vậy mà làm cho đại dịch như cúm gà được hạn chế một cách hiệu quả và tối đa, nhằm góp phần làm cho Việt Nam là một trong những nước đi đầu và thành công nhất trong công tác phòng, chống và dập tắt bệnh dịch cúm gà H5N1 đầu tiên trên thế giới.
- Mặt khác còn truyền bá những tri thức lịch sử, văn hoá, khoa học tiên tiến nằhm xây dựng và phát triển lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc; xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực và tiến bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của con người.
- Đấu tranh với những quan điểm phản động để bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chống lại việc truyền bá lối sống hưởng thụ, ích kỷ, lỗi thời, vô đạo đức, chống lại âm mưu “diễn biến hào bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động trong và ngoài nước nhằm bảo vệ chế độ nhân dân.
Chống lại các âm mưu “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động được thể hiện rõ nhất trong và biểu tình đòi độc lạp ở Tây Nguyên năm 2004. Báo chí đã đấu tranh và tuyên truyền những đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước một cách sâu sắc và dễ hiểu đến từng buôn làng và người dân Tây Nguyên. Và điều đó đã giác ngộ được những người lầm lỗi thi theo bọn xấu, phản động và góp phần vào thức tỉnh những con người đang ngu muội có ý tưởng theo những thế lực phản động. Điều đó chứng tỏ Báo chí là người tuyên truyền tập thể có hiệu quả nhất.
Cổđộng là hoạt động của báo chí nhằm đưa đến cho quần chúng những thông tin có khả năng tác động tích cực vào lập trường và thái độ của họ.
Trong hoạt động báo chí, tuyên truyền và cổ động đan xen, hoà quyện vào nhau, tuyên truyền hình thành trên cơ sở vấn đề cấp bách, quan trọng của xã hội. Còn cổ động phát huy tác dụng với sự phân tích tình hình sự kiện một cách sâu sắc, đúng đắn và kịp thời.
Trở lại với sự kiện ở Tây Nguêyn thì ta có thể nhìn thấy vai trò của chức năng cổ động quan trọng và hiệu quả đến mức nào; nắm được tính phức tạp của sự kiện, của vấn đề, và nhận định đây là một sự kiện hết sức nhạy cảm và mang tính đặc trưng của những con người ít hiểu biết và dễ bị kích động bởi bọn phản động. Và qua phân tích tình hình thì Báo chí đã định hướng được cách tuyên truyền nhất là cổ động, nhằm đưa những thông tin cổ động đem lợi ích đến cho nhân dân, quyền lợi cho nhân dân Tây Nguyên làm cho họ hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước. Qua đó ta thấy rằng nhận thức của nhân dân ở Tây Nguyên đã thay đổi một cách tích cực, có định hướng theo định hướng của báo chí và Nhà nước.
Cũng chính vì chức năng cổ động của báo chí trong sự kiện ở Tây Nguyên vừa qua mà những con người đã lầm đường lỡ bước theo bọn phản động đã quay trở về Việt Nam, trở về Tây Nguyên, khônglàm theo và có ý tưởng mù quáng nữa. Điều đó chứng tỏ rằng kết quả của công tác tuyên truyền cổ động của báo chí được thể hiện trong sự hình thành nhận thức và tự nhận thức của quần chúng, trong các hoạt động tích cực của đời sống xã hội. Đây chình là điều kiện quan trọng để báo chí làm tố vai trò tổ chức và tập hợp quần chúng.
Thông tin cổ động bao giờ cũng có mục đích rõ ràng nhằm đem lại quyền lợi cho ai, cho giai cấp nào, và cho lực lượng nào trong xã hội.
+ Tổ chức: là hình thức hoạt động có tính chất của báo chí. Đó là kết quả tổng hợp của tuyên truyền, cổ động và là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả của những hoạt động đó. Khi bàn về vai trò của báo chí. V.I. Lênin rất con trọng hoạt động tổ chức. Người coi đó là hiệu quả thực tế của công tác tuyên truyền và cổ động. Về ý nghĩa này V.I.Lênin đã viết một cách rất hình ảnh rằng “Vai trò của tờ báo chính trí và thu hút những đồngminh chính trị. Tờ báo không chỉ là người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể.
Hình thức thể hiện hiệu quả nhất hoạt động tổ chức của báo chí có thể là một phong trào, một cuộc vận động hoặc một tiến trình xã hội có định hướng để giải quyết những nhiệm vụ nhất định.
Vì tính chất quan trọng của tính tổ chức của báo chí mà từ lâu trong đời sống văn hoá thể thao của xã hội đã có không ít những phong trào, cuộc thi mà người đứng ra tổ chức là báo chí.
Như ở báo Tiền Phong hơn 10 năm liền tổ chức cuộc thi Hoa Hậu mang tên “Hoa hậu báo Tiền Phong” mang tính chất là một cuộc thi chuyên nghiệp và đã trở thành một cuộc thi mang tính thường niên diễn ra hàng năm. Và thành công của các cuộc thi đã nói lên được tính tổ chức của nó. Cuộc thi “Hoa hậu báo Tiền Phong” có ý nghĩa hết sức to lớn đối với xã hội, nhằm tìm ra những con người đẹp nhất củae Việt Nam cả về tâm hôn lẫn ngoại hình. Nhằm tôn vinh vẻ đẹp con người Việt Nam.
Hay cuộc thi giải xe đạp mang tính “Sài Gòn giải phóng” đã thể hiện rõ nét hơn về tính tổ chức của báo chí… giải đua xe đạp toàn quốc do Báo Sài Gòn giải phóng tổ chức đã tập hợp được những tay đua xuất sắc trong toàn quốc tham gia và được tổ chức theo chiều dài của đất nưcớ. Từ Sài Gòn ra Hà Nội và kéo dài trong mấy tuần như vậy, chứng minh rằng tính tổ chức của báo là rất tốt và thành công, nó mang tính chuyên nghiệp cao được thể hiện qua sự thành công của giải đua xe đạp mang tên “Báo Sài Gòn giải phóng”. Giải đã tồn tại và cũng mang tính thườgn niên qua nhiều năm và tiếp tục trong tương lai.
Để chứng tỏ thấy rằng hình thức thể hiện hiệu quả nhất cuả hoạt động tổ chức báo chí qua các hoạt động thể thao đã và sắp diễn ra như cúp bóng chuyền VTV của đài Truyền hình Việt Nam. Hay đặc biệt hơn trong thời gian tới đây “cúp Mùa xuân” của Đài truyền hình Việt Nam tổ chức sẽ thấy rõ hơn điều đó. “Cúp mùa xuân” đã mời được những quốc gia khác tham dự như: Australia - Iran, Uzbêkittan… qua đó nhìn thấy răng vai trò tổ chức của Báo chí là rất quan trọng. Nó góp phần không nhỏ vào thành công của giải mà nó còn góp phần vào để khẳng định với khu vực và thế giới rằng Việt Nam có thể tổ chức được những giải đấu lớn mang tầm khu vực và tâm châu lục.
Qua những ví dụ điển hình trên thì có thể thấy rằng công tác tổ chức của báo chí là hết sức quan trọng và nó là một chức năng không thể thiếu của báo chí.
Nói tóm lại, các hoạt động tuyên truyền cổ động và tổ chức của báo chí có mối liên hệ mật thiết với nhau và chúng không tách rời nhau được, cả ba chức năng này đan xen, hoà quyện và bổ sung cho nhau nhằm đạt hiệu quả tốt nhất, cao nhất của Báo chí./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn hoá ứng xử trong xã hội
Nxb Thanh niên.
Mỹ học khoa học về các quan hệ thẩm mỹ
GSTS. Đỗ Huy.
Bộ sách giới thiệu những kiến thức thời đại - Mỹ học Denis Huisman.
Mỹ học đại cương - GSTS Đỗ Văn Khang.
Tập bài giảng của TS. Mỹ học Thế Hùng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BCA 8.doc