Khuyến khích, khen thưởng: Bên cạnh lương cơ bản, nhà trường có thể cung
cấp cho các giảng viên giảng dạy khởi nghiệp một số khen thưởng nhất định để thực
hiện đổi mới giáo trình. Nhà trường xem xét trả tiền bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe
cho tất cả giảng viên giảng dạy khởi nghiệp của mình. Áp dụng các hình thức ưu đãi,
đánh giá, khen thưởng và công nhận phù hợp để khuyến khích các trường, các giáo
viên có thành tích cao; khuyến khích họ nghiên cứu thử nghiệm các phương pháp đào
tạo tiên tiến mô hình hay của thế giới. Có thể thành lập Giải thưởng khởi nghiệp trong
trường đại học.
Nghiên cứu xây dựng mô hình “Chương trình Mạng Lưới GD&ĐTKN” như
mô hình NFTE đã hoạt động tại Boston từ năm 1991, liên kết 18 trường công lập ở đó.
Xây dựng tiêu chí đánh giá và xếp hạng: Hoạt động đào tạo khởi nghiệp cần
giải quyết các vấn đề như cấp độ hay hình thức đào tạo, các kết quả mong đợi, các
môn học nào cần được thiết kế để đạt kết quả mong đợi, và phương thức đánh giá
(Pittaway và các cộng sự 2012). Bất kỳ một cấp độ hay hình thức đào tạo nào cũng54
cần giải quyết các vấn đề như: đào tạo những gì, cho ai, và thông qua cách thức nào
(Gibb, 2002 và Pittaway, 2012). Đào tạo những gì được thúc đẩy bởi mong muốn
truyền đạt các kiến thức cần thiết theo các chủ đề cho nhà khởi nghiệp. Cách tiếp cận
“cho ai” đòi hỏi phải gắn kết người học với các nhiệm vụ, hoạt động, và dự án để họ
có thể nắm bắt những năng lực và kỹ năng cần thiết. Giải quyết câu hỏi “thông qua
cách thức nào” liên quan đến việc đưa người học hội nhập vào các ngữ cảnh thực
trong đời sống khởi nghiệp (Solomon và các cộng sự, 2002; Gibb, 2002). Cuối cùng
ba vấn đề trên được gắn kết với các kết quả mong đợi (Solomon và các cộng sự, 2002;
Handscombe và các cộng sự, 2007). Các kết quả mong đợi thường nhấn mạnh đến các
yêu cầu đối với học viên như sau : (1) thấu hiểu các quy trình kinh doanh; (2) có
những kiến thức tối thiểu về khởi sự kinh doanh; (3) hình thành các kỹ năng và hành
vi khởi nghiệp; (4) hình thành năng lực khởi nghiệp; (5) hội nhập vào đời sống thực
của nhà khởi nghiệp; (6) phát triển các giá trị cốt lõi gắn kết với nhà khởi nghiệp; (7)
có động lực trở thành nhà khởi nghiệp.
58 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giáo dục và đào tạo khởi nghiệp hiện nay trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n một cách linh hoạt, sáng tạo để tạo ra những sản phẩm yêu thích, có thể ứng dụng
vào thực tiễn. Phương pháp giáo dục STEM được ứng dụng nhằm đẩy mạnh đổi mới
hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục tăng cường năng lực tiếp cận của cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Thông qua việc vận dụng kiến thức của các môn
được tích hợp trong phương pháp này học sinh sẽ hình thành và phát triển năng lực
sáng tạo, trau dồi niềm đam mê và các kỹ năng thiết yếu. Không chỉ để học mà còn là
nơi để định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong tương lai.
TP. Hồ Chí Minh đã bố trí gói tín dụng 1.000 tỉ đồng từ ngân sách TP để hỗ trợ
các hoạt động khởi nghiệp, trong đó ưu tiên các doanh nhân trẻ (dưới 35 tuổi); tổ chức
các cuộc giao lưu giữa các thanh niên, sinh viên với các doanh nhân thành đạt; tổ chức
các câu lạc bộ doanh nghiệp khởi nghiệp và khuyến khích hình thành các quỹ hỗ trợ
khởi nghiệp những doanh nhân trẻ. thời gian tới, nhằm tạo ra một môi trường kinh
doanh năng động, đồng thời từng bước đề xuất kiến tạo thể chế, khuôn khổ luật pháp
và các hỗ trợ cần thiết cho khởi nghiệp. TP triển khai đồng độ, liên tục quyết liệt với
sáu giải pháp, trong đó đáng chú ý: TP hỗ trợ mạnh mẽ, hoạt động khởi nghiệp thường
xuyên, tổ chức tuyên truyền tư vấn, đào tạo, định hướng, học sinh, sinh viên, khơi dậy
ý định khởi nghiệp và kiến tạo các năng lực khởi nghiệp.
Một số mô hình thúc đẩy GD&ĐTKN của trường đại học
Từ năm 2017, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã mở chuyên ngành
mang tên Quản trị khởi nghiệp - thuộc khoa Quản trị. Đây được coi là quyết định kịp
thời đáp ứng xu hướng khởi nghiệp hiện nay của các bạn trẻ và sinh viên mới ra
trường. Sinh viên ngành Quản trị khởi nghiệp sẽ được xây dựng năng lực, kiến thức,
kĩ năng trong vấn đề phát triển các dự án kinh doanh, phát triển tư duy và tinh thần
khởi nghiệp, nhận dạng và phát triển các cơ hội kinh doanh đáp ứng nhu cầu của kinh
42
tế xã hội. Kiến thức của Quản trị khởi nghiệp có nhiều khác biệt với các kiến thức của
chuyên ngành Quản trị, ví dụ như học phần tài chính khởi nghiệp, quản trị sáng tạo và
đổi mới khởi nghiệp trong kinh doanh. Khi đi vào chuyên ngành, khối lượng kiến thức
chuyên ngành phục vụ tư duy kinh doanh được truyền tải qua các môn học: Nhượng
quyền thương hiệu, Lập kế hoạch trong kinh doanh, Marketing khởi nghiệp, Thương
mại điện tử, Quản trị doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp gia đình.
Ngoài ra, sinh viên học Quản trị khởi nghiệp có thể phát triển năng lực để làm
công tác điều phối các dự án về khởi nghiệp của các tổ chức công lập hay doanh
nghiệp Nhà nước, cố vấn cho các trung tâm bên ngoài, nhà đầu tư cho các dự án cho
kinh doanh hay một nhà kinh doanh nội bộ khởi xướng kinh doanh trong chính tổ
chức mà mình làm nhân viên. Hiện nay với nhu cầu kích thích vòng quay khởi nghiệp
ở các tỉnh và địa phương, sinh viên cũng có thể hỗ trợ mô hình phát triển khởi nghiệp
ở địa phương, vuờn ươm khởi nghiệp, làm trong các quỹ tài trợ và đầu tư khởi nghiệp.
Bên cạnh đó, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với Trung
tâm Tư vấn Đấu thầu và Hỗ trợ đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh để
tổ chức chiêu sinh các khóa học thuộc Chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh
nhân Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017. Đối tượng tham gia là cán bộ quản lý các
công ty, nhân sự quản lý cao cấp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành
phần kinh tế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Chương trình đào tạo đã tập trung vào
“Khởi nghiệp kinh doanh”, “Quản trị doanh nghiệp” Năm 2017, Trung tâm Phát
triển khởi nghiệp của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức
chương trình đào tạo “Hành trình khởi nghiệp – mở lối thành công” dành cho sinh
viên của trường. Thông qua khóa học “Khởi nghiệp kinh doanh” của chương trình,
sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về: Tư duy sáng tạo và đổi mới trong khởi
nghiệp kinh doanh, Bảo vệ tài sản tri thức khi khởi nghiệp kinh doanh, Nhận dạng cơ
hội kinh doanh và thương mại hóa ý tưởng kinh doanh, Mô hình kinh doanh, Các
phương thức khởi nghiệp kinh doanh, Lập kế hoạch kinh doanh. Trung tâm Phát triển
khởi nghiệp (CED) thực hiện các hoạt động chức năng về lĩnh vực đào tạo, tư vấn và
nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực có liên quan đến khởi nghiệp kinh doanh,
hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, phát triển và tái cấu trúc doanh nghiệp. Hoạt dộng
của CED rất năng động, CED đã ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Cổ phần TS24
(TS24 Corp). Đây là doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp và dịch vụ công
nghệ thông tin cho tổ chức/doanh nghiệp trong lĩnh vực Thuế, Hải quan, Bảo hiểm xã
hội, Thương mại điện tử. Sự hợp tác giữa đơn vị phụ trách đào tạo nghiệp vụ hỗ trợ
khởi nghiệp và đơn vị cung cấp giải pháp nghiệp vụ bằng Công nghệ thông tin là một
hành động cụ thể hoá chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp, mở ra một dịch
vụ chiến lược phát triển của hai bên để phục vụ tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp
nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng. Mô hình CED là mô hình hay của
trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh góp phần đẩy mạnh GD&ĐTKN.
Là một trong những trường đại học trong cả nước tiên phong trong công tác
khởi nghiệp, tạo lập hệ sinh thái phát triển ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên, từ năm
2015, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã thành lập nên Trung tâm Sáng tạo và
Ươm tạo doanh nghiệp (NIIC) nhằm thúc đẩy và hỗ trợ tối đa các dự án Sáng tạo và
khởi nghiệp của sinh viên trong trường. Theo đó, bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2017 –
2018 môn học khởi nghiệp sẽ được đưa vào giảng dạy tại tất cả các khoa ngành; trong
43
đó bộ môn Tư duy sáng tạo đã được 10/28 tổng số chuyên ngành được lựa chọn là
môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo. NIIC nhằm hỗ trợ cá nhân, nhóm cá
nhân, các doanh nghiệp mới khởi nghiệp phát triển những thành quả nghiên cứu khoa
học thành những sản phẩm, dịch vụ có khả năng thương mại và cạnh tranh trên thị
trường bằng cách cung cấp những hướng dẫn chuyên môn, những dịch vụ hỗ trợ kinh
doanh thiết yếu, hỗ trợ tài chính và kết nối doanh nghiệp vào mạng lưới kinh doanh và
hệ sinh thái khởi nghiệp phù hợp, tổ chức hội thảo và tập huấn đào tạo khởi nghiệp.
BK- Holdings (Đại học Bách khoa Ha ̀ Nội) cũng có những sáng kiến thúc đẩy
hoạt động khởi nghiệp và GD&ĐTKN. Chẳng hạn, BK- Holdings phối hợp với Trung
tâm hỗ trợ và phát triển thanh niên Hà Nội (Hanoi ADC) – Thành đoàn Hà Nội và
Junior Startup Vietnam (Tổ chức Tuổi trẻ khởi nghiệp) tổ chức hoạt động “Phát triển
mô hình đào tạo khởi nghiệp từ giáo dục phổ thông”, nhằm thảo luận về đề án “Hỗ trợ
học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của Chính phủ. Hoạt động này nêu bật
sự cần thiết của việc đưa mô hình khởi nghiệp vào trường phổ thông; học hỏi mô hình
đào tạo tại Israel; đồng thời đưa ra phương hướng, giải pháp để phát triển mô hình
khởi nghiệp cho học sinh ngay từ cấp phổ thông... Sáng kiến này thu hút sự tham gia
của đại diện Bộ Giáo dục và đào tạo, đại diện Thành đoàn Hà Nội, đại diện Đại sứ
quán Israel, đại diện BK Holdings – Đại học Bách khoa Hà Nội, đại diện chương trình
Hỗ trợ khởi nghiệp Thụy Sĩ ( Swiss Entrepreneurship Program), đại diện tổ chức Phi
chính phủ quốc tế về đào tạo tư duy tài chính, hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh
phổ thông: Junior Achievement Vietnam (JA Vietnam), đại diện các trường Phổ thông
khu vực Hà Nội và nhiều đơn vị khác. Kết quả là, các đơn vị nói trên cũng đã ký kết
hợp tác nhằm hỗ trợ các Trường Phổ thông trong việc xây dựng hệ sinh thái khởi
ngiệp đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, JA Vietnam là đơn vị hỗ trợ phát triển, đào tạo các
chương trình về tư duy tài chính, hướng nghiệp, khởi nghiệp cho các trường thông qua
việc tổ chức các cuộc thi hướng nghiệp, khởi nghiệp hàng năm cho học sinh, sinh
viên.
Trung tâm Chuyển giao tri thức va ̀ Hỗ trơ ̣ khởi nghiệp (Đại học Quốc gia
Hà Nội) (VNU - CSK) phối hợp với Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, Sở Kế hoạch
và Đầu tư thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động và giải pháp thực hiện hỗ trợ
khởi nghiệp cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong
đó tiêu biểu là các sáng kiến thành lập Câu lạc bộ Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp kiến
quốc, tổ chức Ngày hội sinh viên khởi nghiệp thành phố Hà Nội, chương trình trao
đổi sinh viên khởi nghiệp quốc tế, xây dựng Quỹ Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp Đại
học Quốc gia Hà Nội, với vai trò là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học
công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đồng thời giữ vị trí tiên phong trong
sự nghiệp đổi mới giáo dục, dạy học và phát triển khoa học công nghệ của đất
nước, đã triển khai các khóa học đào tạo, bồi dưỡng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi
nghiệp cho sinh viên thông qua VNU - CSK.
VNU - CSK đã tiến hành ký kết hợp tác cùng các đối tác: Đoàn Khối các cơ
quan Trung ương, Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà
Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam. Theo đó, các bên sẽ bắt tay phối hợp nhằm thúc
đẩy tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên, mở ra cơ hội tổ chức các hoạt động thiết thực
cho cộng đồng khởi nghiệp trong thời gian tới.
44
Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP): Chương
trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan Giai đoạn 2 (IPP) là một chương
trình hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được đồng tài trợ bởi Chính phủ Việt Nam và
Chính phủ Phần Lan. Cơ quan chủ quản của IPP là Bộ Khoa học và Công nghệ
(MOST) – đại diện phía Chính phủ Việt Nam và Bộ Ngoại giao Phần Lan – đại diện
phía Chính phủ Phần Lan. Chương trình đang triển khai giai đoạn 2 từ năm 2014 đến
năm 2018 với ngân sách 11 triệu euro. IPP hướng tới mục tiêu chính là củng cố hệ
sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Việt Nam. IPP hỗ trợ thực hiện các sáng
kiến, các hoạt động hợp tác và kết nối không chỉ tại địa phương mà còn mở rộng ra
phạm vi toàn quốc và với các quốc gia trên thế giới.
IPP đã thực hiện nhiều hoạt động xây dựng năng lực theo tiêu chuẩn quốc tế
cho các cá nhân, tổ chức và trường đại học tại Việt Nam; cấp chứng chỉ cho hơn 150
giảng viên nguồn về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đến từ hơn 50 trường đại học và
cao đẳng trên toàn quốc. Các khóa đào tạo của IPP được thực hiện trên cơ sở chương
trình đào tạo khung về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp do IPP phát triển cũng như
một số chương trình liên quan với trọng tâm là các kiến thức, kỹ năng và công cụ về
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phương pháp giảng dạy về đổi mới sáng tạo và khởi
nghiệp. Hầu hết các khóa đào tạo đã được tổ chức tại Việt Nam bởi các chuyên gia
Việt Nam, Phần Lan và các chuyên gia quốc tế khác. Từ năm ngoái, các khóa đào tạo
cấp cao về quản lý đổi mới sáng tạo và vai trò của các trường đại học trong hệ sinh
thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã được tổ chức tại Phần Lan và một phần của khóa
đào tạo về thành lập quỹ đổi mới sáng tạo được tổ chức tại Singapore.
Những khó khăn chính khi đưa GD&ĐTKN vào trường học ở Việt Nam
Hiện nay, môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam còn non trẻ so với thế giới
nhưng có nhiều tiềm năng để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp một cách mạnh mẽ.
Trong đó, có hàng trăm trường đại học, viện nghiên cứu – nơi được coi là trung tâm
của hệ sinh thái khởi nghiệp, đang hoạt động khắp cả nước. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là
chúng ta đang thiếu những giải pháp căn cơ về đổi mới nền giáo dục, hướng tới việc
khơi dậy tinh thần khởi nghiệp và cung cấp những kiến thức cơ bản về khởi nghiệp
cho giới trẻ.
GD&ĐTKN vẫn là một lĩnh vực mới nổi, rất ít các trường của Việt Nam chưa
có chuyên ngành đào tạo riêng. Thiết kế chương trình giảng dạy không hợp lý. Phần
lớn các trường vẫn trong mô hình dạy học truyền thống, vẫn coi “lớp học” là mô hình
cốt lõi, ít được bổ sung bởi các hoạt động khác, nên không thể tạo cơ hội cho sinh viên
tham gia vào hoạt động khởi nghiệp tích cực. Thiếu một mô hình giáo dục có hệ
thống: GD&ĐTKN chưa được tích hợp đầy đủ vào hệ thống xây dựng ngành học quốc
gia. Thiếu kế hoạch trong mô hình giáo dục: Việc thúc đẩy GD&ĐTKN nên được lên
kế hoạch và thiết kế theo các cấp độ và chuyên ngành khác nhau của sinh viên. Các cơ
chế hỗ trợ GD&ĐTKN không mạnh: Các cơ chế hỗ trợ như cơ chế tài trợ, cơ chế ươm
mầm, cơ chế bảo vệ chưa có hiệu quả trong GD&ĐTKN cho sinh viên đại học.
Thiếu kinh phí để hỗ trợ thực hành thời nghiệp: Quỹ là vấn đề chính cần được giải
quyết cho GD&ĐTKN tại các trường đại học hiện nay của Việt Nam.
Về tổng thể, có 5 vấn đề mà các trường đại học muốn đổi mới sáng tạo và phát
triển GD&ĐTKN phải đối mặt: (1) Văn hóa của trường đại học, (2) Vai trò của lãnh
45
đạo, (3) Tinh thần khởi nghiệp, (4) Thiết lập mối quan hệ đối tác với doanh nghiệp và
cộng đồng, (5) Chuyển giao công nghệ. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, khó khăn
lớn nhất để phát triển GD&ĐTKN là thiếu cán bộ, giảng viên kiêm nhiệm công tác hỗ
trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp. Sự thiếu hụt các giáo viên có trình độ về
GD&ĐTKN đã trở thành nút cổ chai hạn chế sự phát triển nhanh của GD&ĐTKN ở
nước ta hiện nay. Bên cạnh đó là: Thiếu các kênh thông tin cung cấp các tài liệu về
đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, các nguồn học liệu của nhà trường cho sinh viên,
truyền thông về các hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; Yếu trong việc phối hợp
với các doanh nghiệp, mời các chuyên gia tổ chức các khóa đào tạo, các buổi nói
chuyện chuyên đề, các diễn đàn nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng khởi
nghiệp cho sinh viên; Thiếu nguồn vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp của
học sinh, sinh viên
3.2. Một số khuyến nghị chính sách
3.2.1. Khuyến nghị chính sách của Chính phủ hỗ trợ GD&ĐTKN
Một lý do chính để chính phủ đóng một vai trò trong GD&ĐTKN là những lợi
ích trong việc hình thành tư duy, các kỹ năng dựa trên tri thức và các ràng buộc văn
hóa đối với khởi nghiệp. Báo cáo World Development Report (World Bank 2012) cho
thấy vai trò của chính phủ trong GD&ĐTKN được định hình bởi những tác động lan
tỏa của tri thức và kỹ năng liên quan đến khởi nghiệp cũng như những thất bại của thị
trường khi các cá nhân nhận ra giá trị của chuyên môn quản lý đối với kết quả kinh
doanh của họ.
Chính phủ có thể hỗ trợ GD&ĐTKN. Ví dụ, ở cấp độ chiến lược, chính phủ có
thể trở thành “nhà vô địch” cho GD&ĐTKN thông qua việc thiết lập các kế hoạch và
chương trình quốc gia (Peña, Transue và Riggieri 2010). Chính phủ có thể thiết lập
các khuôn khổ chính sách định hình bối cảnh đưa GD&ĐTKN vào trong các hệ thống
giáo dục và các tổ chức (Pittaway và Cope 2007).
Chính phủ có thể trực tiếp tài trợ cho các chương trình GD&ĐTKN (Martin,
McNally, và Kay 2013), xây dựng chương trình GD&ĐTKN và đào tạo giáo viên
hướng dẫn thực hiện chương trình giảng dạy trong các hệ thống giáo dục (Nelson và
Johnson 1997; Farstad 2002). Tuy nhiên, Cho và Honorati (2013) chứng minh rằng
khu vực tư nhân cung cấp GD&ĐTKN được liên kết chặt chẽ hơn với các hiệu ứng tốt
hơn cho những người tham gia. Điều này cho thấy vai trò của chính phủ cũng nên bao
gồm các quan hệ đối tác công-tư để cung cấp GD&ĐTKN hiệu quả hơn. Ngoài ra,
chính phủ có thể hỗ trợ giám sát và đánh giá các chương trình, hợp tác và liên kết các
nhà cung cấp dịch vụ GD&ĐTKN (Volkmann 2009).
Chính phủ xem khuyến khích khởi nghiệp là một phản ứng chính sách để giải
quyết một số vấn đề bức thiết về kinh tế và xã hội. Như với bất kỳ khoản đầu tư công
nào, một số cân nhắc chính sách công cần phải được cân nhắc khi xây dựng các biện
pháp can thiệp. Các câu hỏi dưới đây, mặc dù không đầy đủ, có thể minh họa một số
vấn đề chính mà các nhà hoạch định chính sách có thể xem xét khi đánh giá đầu tư
vào các chương trình GD&ĐTKN:
• Nhắm mục tiêu - Ai sẽ được hưởng lợi từ các can thiệp nhằm khuyến khích
hoặc tài trợ cho GD&ĐTKN?
46
• Các loại can thiệp - Liệu biện pháp can thiệp có làm thất bại thị trường như
kỹ năng không phù hợp hoặc tiếp cận với thị trường tín dụng hay không; hoặc có tạo
ra rào cản pháp lý hay làm hại đến môi trường khởi nghiệp hay không? Liệu biện pháp
can thiệp có tạo ra các hiệu ứng lan tỏa như lan tỏa tri thức hay không?
• Các nhà cung cấp dịch vụ và phân phối — Thiết kế hiệu quả nhất để cung cấp
GD&ĐTKN thành công là gì? Nó có nên được cung cấp chỉ thông qua các tổ chức
công, hệ thống giáo dục, hoặc quan hệ đối tác công-tư?
• Giám sát và đánh giá — Có đủ các đánh giá nghiêm ngặt về GD&ĐTKN với
hiệu quả bên trong và bên ngoài không? Những phát hiện mới là gì?
• Gánh nặng tài chính và chi tiêu công - Ai phải trả tiền cho các can thiệp này?
Chúng có nên được tài trợ bởi người nộp thuế hoặc nợ công?
• Vai trò của các cấp chính quyền — Các cấp địa phương, khu vực, quốc gia và
siêu quốc gia nên phối hợp như thế nào để hình thành các can thiệp GD&ĐTKN?
Để giải quyết tất cả những câu hỏi này một cách sâu sắc vượt ra ngoài phạm vi
của tổng luận này. Đối với các hàm ý chính sách bao gồm gánh nặng tài chính, chi
tiêu công và vai trò của các cấp chính quyền, thì các phản ứng chính sách tối ưu trong
các bối cảnh cụ thể phải đến từ nghiên cứu và phân tích nhiều hơn nữa.
Sự can thiệp của Chính phủ trong hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động GD&ĐTKN trong
trường đại học là rất quan trọng, đặc biệt là trong các tổ chức công, mặc dù giáo dục
đại học có xu hướng hoạt động tự chủ hơn giáo dục trung học. Chính phủ hỗ trợ
GD&ĐTKN ở đại học để thúc đẩy lực lượng lao động hiệu quả và có thể tuyển dụng
hoặc tăng cường đổi mới và phát triển nền kinh tế định hướng đổi mới sáng tạo. Trong
một số trường hợp, Chính phủ là một đối tác trong việc cho phép sử dụng không gian
vật lý trong các cơ sở đào tạo công lập. Tuy nhiên, về tổng thể, sự tham gia của chính
phủ thường phổ biến hơn bao gồm tài trợ trực tiếp — hoặc cho phép các thực thể khác
tài trợ — các chương trình GD&ĐTKN. Báo cáo Phát triển Thế giới của Ngân hàng
Thế giới (Ngân hàng Thế giới 2012) cho thấy vai trò lớn của chính phủ trong giáo dục
và GD&ĐTKN khi mà không có tổ chức nào muốn đầu tư vào lĩnh vực này do “thất
bài thị trường”, những lợi ích đầu ra mà nó đem lại không tương ứng với đầu tư của tổ
chức và cá nhân. Trong trường hợp này, Chính phủ cần hỗ trợ giáo dục và
GD&ĐTKN. Ví dụ, ở cấp độ chiến lược, Chính phủ có thể thiết lập các kế hoạch và
chương trình quốc gia. Chính phủ cũng có thể thiết lập các khuôn khổ chính sách định
hình giáo dục và GD&ĐTKN trong các hệ thống giáo dục và các tổ chức. Bên cạnh
đó, việc xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động GD&ĐTKN trong
trường đại học cần chú ý những vấn đề sau đây:
• Về các cách tiếp cận chính sách cho GD&ĐTKN trong trường đại học, chúng
ta cần có chiến lược quốc gia, xác định mối liên kết giữa đào tạo khởi nghiệp
với các mục tiêu chính sách khác (kinh tế - xã hội). Cần xác định rõ đặt
GD&ĐTKN ở vị trí nào trong chiến lược quốc gia về GD&ĐTKN hoặc trong
các chiến lược khác (các chiến lược về giáo dục, khởi nghiệp, phát triển công
nghiệp quốc gia).
• Trong Luật Giáo dục đại học cần có quy định rõ và khuyến khích GD&ĐTKN.
47
• GD&ĐTKN trong trường đại học phải trở thành một thành tố then chốt trong
khung chính khởi nghiệp (Hình 1).
Hình 1. GD&ĐTKN là một thành tố then chốt trong khung chính sách khởi nghiệp
• Các chính sách quốc gia cần đảm bảo sự cam kết của chính phủ cho
GD&ĐTKN và điều phối hoạt động này cấp Bộ, đảm bảo sự điều phối liên Bộ
(nhóm làm việc gồm đại diện các bên liên quan chính), chú ý xây dựng chính
sách GD&ĐTKN cho các nhóm yếu thế hơn (nữ giới, sinh viên có hoàn cảnh
khó khăn, thanh niên dân tộc thiểu số). Nên có các chương trình GD&ĐTKN
dành cho nữ như ở các nước Ấn Độ (Women’s Enterprise Management
Training Outreach Program) và Mỹ (Training Women for Success).
• Chính sách cấp vùng/địa phương, cần thúc đẩy chính quyền địa phương/cấp
vùng làm việc với các bên liên quan trong hệ sinh thái khởi nghiệp, để
GD&ĐTKN gắn kết và đáp ứng với yêu cầu phát triển của địa phương/khu
vực.
• Cần thúc đẩy các chính sách xuyên quốc gia khuyến khích hợp tác về khởi
nghiệp và GD&ĐTKN, chia sẻ các nguồn lực và kinh nghiệp.
• Xây dựng và triển khai các chính sách: thiết lập khuôn khổ chiến lược để các
trường có thể thực hiện các chương trình và hoạt động của họ trong trường,
đồng thời thiết lập các cơ chế (các tổ chức, các quỹ công và tư) thực hiện các
chiến lược và chính sách thông qua các chương trình phối hợp.
• Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể nghiên cứu áp dụng một số chương trình, mô
hình GD&ĐTKN mang tính thử nghiệp, thí điểm tại một số trường đại học, từ
đó rút kinh nghiệm và phân tích mô hình thành công để nhân rộng. Đây cũng là
GD&ĐTKN (tích hợp
vào mọi cấp giáo dục,
đào tạo giáo viên, liên
kết với khu vực tư nhân,
và hỗ trợ chương trình
đào tạo )
Tiếp cận tài chính (tài
trợ hạt giống, đảm đảm
vốn vay, miến giảm thuế
và các nhóm mục tiêu
)
R&D và chuyển giao công
nghệ (các vườn ươm, cụm,
mạng lưới, đối tác đại học-
công nghiệp, bảo vệ sở hữu
trí tuệ)
Các thành tố then
chốt trong khung
chính sách khởi
nghiệp
Nâng cao nhận thức và
thiết lập mạng lưới
(chiến dịch, giải thưởng,
sự kiện, liên kết mạng
lưới)
trường, sức môi ninh,
khỏe)
Môi trường chính sách
(khởi nghiệp, đăng ký kinh
doanh, luật phá sản và tái
cấu trúc, chính sách cạnh
tranh, các tiêu chuẩn về an
Chính sách chung về
khởi nghiệp (điều phối
các chính sách uốc gia,
thực hiện các mục tiêu,
nhóm mục tiêu và giám
sát và đánh giá)
48
sáng kiến mà Trung Quốc đã làm, khi họ thí điểm đào tạo khởi nghiệp tại 9
trường đại học của nước này và đã đạt được những thành công đáng kể, góp
phần nhân rộng các mô hình hay về đào tạo khởi nghiệp trong các trường đại
học khác, tiến tới tăng số lượng trường cung cấp các khóa học, chương trình và
hoạt động khởi nghiệp.
• Có cơ chế và chính sách khuyến khích các trường hoặc một số trường cùng
thành lập “Trung tâm khởi nghiệp” và đó chính là những nơi tập trung
GD&ĐTKN. Các hoạt động khởi nghiệp được hỗ trợ về mặt cơ chế chính sách
thông qua các trung tâm ươm tạo và tư vấn khởi nghiệp. Đến hết năm 2017, cả
nước đã có hơn 40 trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp hoạt động thường xuyên, liên
tục. Trong thời gian tới cần khuyến khích mạnh mẽ các trung tâm này tham gia
vào hoạt động GD&ĐTKN.
• Thành lập Quỹ Khởi nghiệp Quốc gia, theo mô hình Quỹ Khởi nghiệp Hàn
Quốc (Korea Entrepreneurship Foundation) với các hoạt động chính là truyền
bá tinh thần doanh nhân trẻ và thiết lập một nền văn hóa khởi nghiệp thân
thiện. Quỹ giúp những người trẻ bắt đầu và phát triển doanh nghiệp và tạo việc
làm. Quỹ cung cấp cho các nhà khởi nghiệp trẻ các khóa đào tạo, tiếp cận tài
chính và cố vấn, tổ chức cuộc thi khởi nghiệp, cùng với các dịch vụ khác; hợp
tác với các trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của các trường đại học để
phát triển các tài liệu giảng dạy khởi nghiệp và xây dựng mạng lưới. Quỹ này
cũng có thể hợp tác với các chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức NGO để
tiếp tục phát triển các cơ hội hỗ trợ thanh thiếu niên khởi nghiệp.
• Thúc đẩy thành lập các quỹ ổn định và tài trợ cho các chương trình
GD&ĐTKN trong trường đại học. Ngay tại Trung Quốc, GD&ĐTKN chủ yếu
được tài trợ bởi Chính phủ, và thiếu kinh phí đã được xác định là trở ngại chính
cho sự phát triển, tăng trưởng và duy trì GD&ĐTKN trong các cơ sở thí điểm.
Tại nước ta, có thể trước mắt các quỹ này được Chính phủ tài trợ, sau đó sẽ
khuyến khích sự tham gia của các quỹ đầu tư và rủi ro được thành lập bởi các
doanh nhân tư nhân và quỹ khởi nghiệp được thành lập bởi các trường đại học.
Cung cấp các ưu đãi thuế để khuyến khích các tổ chức, cá nhân quyên góp cho
các trường đại học nhằm hỗ trợ các chương trình khởi nghiệp. Bên cạnh đó cần
khuyến khích quan hệ đối tác giữa các chương trình hiện có để tăng cường
thêm nguồn lực và mở rộng ảnh hưởng.
• Chính phủ trực tiếp tài trợ cho giáo dục và GD&ĐTKN, xây dựng chương trình
giáo dục và GD&ĐTKN và đào tạo giáo viên hướng dẫn thực hiện chương trình
giảng dạy trong các hệ thống giáo. Đồng thời thúc đẩy đối tác công – tư trong việc
cung cấp giáo dục và đào tạo khởi nghiệp. Ngoài ra, chính phủ có thể hỗ trợ giám
sát và đánh giá các chương trình, hợp tác và hội nhập giữa các nhà cung cấp dịch vụ
giáo dục và GD&ĐTKN.
• Cần có sự phối hợp giữa các bộ, Bộ GD&ĐT, Bộ Khoa học và Công nghệ trong
GD&ĐTKN. Để khởi nghiệp thành công, các nhà sáng lập, lãnh đạo startup cần
phải có kiến thức về khởi nghiệp. Trong trường đại học, các kiến thức về quản trị
doanh nghiệp, kinh doanh, các hoạt động quản lý về thị trường...nhiều khi không
được dạy một cách đầy đủ. Bộ Khoa học và Công nghệ có thể trao đổi với Bộ Giáo
dục và Đào tạo cũng như một số trường để có thể đưa nội dung đào tạo về khởi
nghiệp cho sinh viên, giúp trang bị những kiến thức cần thiết, ban đầu cho hoạt
49
động khởi nghiệp. Tập trung vào giáo dục và phổ cập kiến thức, thông tin khoa học
và công nghệ, kĩ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên các cấp là một trong
những điều mà các hệ sinh thái khởi nghiệp tiên tiến trên thế giới ứng dụng và làm
tốt như Israel, Phần Lan
Vì giáo dục khởi nghiệp mang tính nền móng để tạo ra các ý tưởng đột phá và
cả những mô hình kinh doanh thành công trong tương lai nên trước mắt Bộ GD&ĐT
cần đẩy nhanh việc xây dựng bộ tài liệu khởi nghiệp cho đội ngũ lãnh đạo nhà trường.
Song song với đó là hỗ trợ trực tiếp cho giáo viên dạy hướng nghiệp trong các trường
phổ thông cũng như tại các trung tâm hướng nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội. Bước tiếp theo là tập huấn cho đội ngũ giáo viên này và đội ngũ quản lý
các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học của các trường.
Đã đến lúc cần đưa nội dung khởi nghiệp vào giảng dạy ngay từ bậc phổ thông,
kiến thức kinh doanh, tư duy tài chính, khả năng thích ứng và ứng dụng công nghệ
thông tin, các kỹ năng mềm cần được trang bị từ gốc và hình thành ngay từ khi còn
ở cấp phổ thông. Bởi Kiến thức có thể chuyển hóa thành kỹ năng khi học sinh có cơ
hội thực hành liên tục và lặp đi lặp lại trong nhiều năm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với các nhà khoa học khởi động ngay từ
lúc này việc xây dựng kiến thức, nội dung giảng dạy cho phù hợp, liên tục bổ sung
kiến thức khởi nghiệp sâu hơn, nhiều hơn vào chương trình đào tạo. Ngoài ra, cần có
chính sách khuyến khích doanh nhân từng khởi nghiệp thành công đồng hành cùng
nhà trường tham gia giảng dạy khởi nghiệp, đó chính là bài học thực tiễn sống động
tạo đam mê sáng tạo, tăng niềm tin khởi nghiệp sẽ thành công, đại diện nhiều trường
đại học cùng đề xuất.
Khuyến nghị vê ̀ thực hiện chương trình GD&ĐTKN phù hợp với các nhóm
đối tượng
Khi phản ánh về những tác động chính sách, một câu hỏi đầu tiên cần xem xét
là liệu chính phủ có nên tham gia vào việc cung cấp, tài trợ hoặc quảng bá các chương
trình GD&ĐTKN hay không. Đối với đối tượng là Học sinh trung học va ̀ sinh viên:
Trong một số bối cảnh đòi hỏi vai trò của chính phủ, ít nhất là trong các tổ chức công
hoặc các tổ chức sử dụng chương trình giáo dục quốc gia. Mối quan hệ giữa hiệu suất
thị trường lao động và kỹ năng cảm xúc-xã hội được cho là có mối liên hệ, do đó cho
vay tín dụng để khẳng định rằng một số chương trình có thể cung cấp một lợi ích công
cộng, đây là sự can thiệp và hỗ trợ của chính phủ. Sự can thiệp của chính phủ vào giáo
dục cấp đại học có thể trở nên quan trọng trong một số bối cảnh, đặc biệt là trong các
tổ chức công, và GD&ĐTKN có thể được chỉ ra như một lợi ích công cộng - cho dù
trang bị cho sinh viên các kỹ năng liên quan và/hoặc cung cấp cho sinh viên khả năng
đổi mới sáng tạo hoặc đưa sản phẩm hoặc quy trình sáng tạo ra thị trường.
Đối với đối tượng là Nhà khởi nghiệp/Doanh nhân tiềm năng: Sự tham gia của
chính phủ thường thấy là tài trợ trực tiếp hoặc cho phép các thực thể khác tài trợ (các
chương trình GD&ĐTKN). Vì các loại chương trình này thường nhắm đến các đối
tượng cụ thể (thường dễ bị tổn thương) mà chính phủ có thể đã quan tâm đến việc hỗ
trợ, lợi ích công cộng gắn liền với các mục tiêu của chương trình như tăng cường công
bằng và giảm nghèo. Theo ý nghĩa này, các tác động chính sách cần được căn cứ vào
50
tính hiệu quả của các lựa chọn chính sách theo các bối cảnh này (ví dụ, hỗ trợ tài
chính có điều kiện, trả lương) để thúc đẩy các mục tiêu của chính phủ.
Đối với đối tượng là Nhà khởi nghiệp/Doanh nhân thực sự: Chính sách của
chính phủ cần lưu ý tới các chương trình nhắm mục tiêu vào nhà khởi nghiệp/doanh
nhân thực sự hoặc các nhà khởi nghiệp/doanh nhân có tiềm năng thuộc các đối tượng
dễ bị tổn thương. Đối với các chương trình nhắm đến các nhà khởi nghiệp/doanh nhân
có tiềm năng tăng trưởng cao, bên cạnh lợi ích là các tác động lan tỏa như việc làm và
đổi mới, thì vai trò của chính phủ nên tập trung vào tạo các điều kiện tài chính thuận
lợi, khuyến khích các thực thể tư nhân đào tạo và thúc đẩy môi trường kinh doanh
thuận lợi cho khởi nghiệp. Với những hạn chế của chính phủ, việc chọn người chiến
thắng, lựa chọn và đào tạo đối tượng tham gia nên để thị trường và các thực thể tư
nhân thực hiện.
Ngoài ra, cần tiến hành các cuộc điều tra thống kê lấy ý kiến của các nhóm đối
tượng đang được GD&ĐTKN và những người đã được đào tạo, như các nước đã từng
làm. Qua điều tra thống kê cũng có thể xác định được tỷ lệ thành công trong khởi
nghiệp của những sinh viên đã được đào tạo về khởi nghiệp, sau đó có thể so sánh với
nhóm chưa được đào tạo khởi nghiệp, và thậm chí từ đó so sánh với thế giới để biết
chúng ta đang ở đâu và biết được hiệu quả của chương trình GD&ĐTKN, cũng như
những giải pháp cần làm tiếp theo.
3.2.2. Khuyến nghị đối với các trường phổ thông và đại học
Bài học từ các quốc gia cho thấy, ý chí tự làm chủ của con người phải được tôi
luyện trong hệ thống giáo dục và xã hội ngay từ khi còn nhỏ. Vì vậy cải cách hệ thống
giáo dục từ phổ thông đến đại học theo hướng gắn với giáo dục – đào tạo với hoạt
động thực tiễn, đề cao tinh thần làm chủ, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp là điều kiện
tiên quyết để bản thân mỗi người hình thành ý chí tự thân lập nghiệp.
Hiện nay, GD&ĐTKN ở nước ta chủ yếu được nêu ra ở bậc sau phổ thông.
Nhưng hệ thống giáo dục cũng vẫn chưa xây dựng được chương trình khung hoặc một
chương trình chuẩn nào về đào tạo khởi nghiệp. Trong khi đó ở các quốc gia khởi
nghiệp như Israel, tinh thần khởi nghiệp đã được giáo dục ngay từ khi còn nhỏ, họ đã
xây dựng và phát huy tối đa tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng. Vì vậy, cùng với
các chính sách hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ tài chính phù hợp, cần có giải pháp cụ thể cho
việc xây dựng chương trình khung giáo dục khởi nghiệp ở các cấp, phải xây dựng và
hình thành cho người dân thấy được ý nghĩa và lợi ích của khởi nghiệp; từ đó, hình
thành ý thức và văn hóa khởi nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh cũng bắt đầu xu hướng này,
khi đưa GD&ĐTKN vào các trường học từ bậc phổ thông đến đại học; qua đó, tạo sức
lan tỏa rộng khắp, khơi gợi tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ.
Vì giáo dục khởi nghiệp mang tính nền móng để tạo ra các ý tưởng đột phá và
cả những mô hình kinh doanh thành công trong tương lai nên trước mắt Bộ GD&ĐT
cần xây dựng bộ tài liệu khởi nghiệp cho đội ngũ lãnh đạo nhà trường. Song song với
đó là hỗ trợ trực tiếp cho giáo viên dạy hướng nghiệp trong các trường phổ thông cũng
như tại các trung tâm hướng nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bước
tiếp theo là tập huấn cho đội ngũ giáo viên này và đội ngũ quản lý các câu lạc bộ
nghiên cứu khoa học của các trường. Đã đến lúc cần đưa nội dung khởi nghiệp vào
giảng dạy ngay từ bậc phổ thông. kiến thức kinh doanh, tư duy tài chính, khả năng
51
thích ứng và ứng dụng công nghệ thông tin, các kỹ năng mềm cần được trang bị từ
gốc và hình thành ngay từ khi còn ở cấp phổ thông. Bởi Kiến thức có thể chuyển hóa
thành kỹ năng khi học sinh có cơ hội thực hành liên tục và lặp đi lặp lại trong nhiều
năm. Muốn thế, Bộ GD&ĐT cần phối hợp với các nhà khoa học khởi động ngay từ
lúc này việc xây dựng kiến thức, nội dung giảng dạy cho phù hợp, liên tục bổ sung
kiến thức khởi nghiệp sâu hơn, nhiều hơn vào chương trình đào tạo.
Đối với các trường đại học
Một trong những thước đo thành công của trường đại học là bao nhiêu sinh
viên khởi nghiệp và thành danh. Do vậy các trường cần tạo ra môi trường, điều kiện
thuận lợi để sinh viên có kiến thức để khởi nghiệp. Sứ mệnh của trường đại học bên
cạnh đào tạo, cần hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và chuẩn bị kỹ năng nghề
nghiệp, tư duy khởi nghiệp, sáng tạo cho sinh viên. Để khởi nghiệp thành công, ngoài
vấn đề về vốn, trước hết sinh viên cần được trang bị đầy đủ tri thức, đặc biệt là tri thức
tiên tiến. Khởi nghiệp sáng tạo phải gắn liền với khả năng nghiên cứu khoa học, với
những sinh viên chọn con đường khởi nghiệp sáng tạo cần rèn luyện, trau dồi khả
năng nghiên cứu ngay từ khi học trong nhà trường.
Các trường cần tập trung cải thiện khả năng giảng dạy, cải thiện cơ hội giảng
dạy, và cải thiện động lực để giáo viên giảng dạy; Xây dựng quy chế hỗ trợ để giúp
nhân viên làm việc thỏa đáng. Các trường cần có đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm,
nhiệt huyết, được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về khởi nghiệp để giảng dạy, định
hướng, truyền cảm hứng khởi nghiệp cho sinh viên. Triết lý giáo dục cũng cần thay
đổi, thay vì chỉ đào tạo sinh viên trở thành người có khả năng chuyên môn cao để xin
việc thì còn phải dạy họ cách để khởi nghiệp.
Thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng cao cho chương trình giảng dạy và nghiên
cứu khởi nghiệp:
o Đảm bảo các khóa học khởi nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế;
Khuyến khích phát triển các trung tâm khởi nghiệp theo định hướng nghiên cứu
tại các trường đại học trên khắp cả nước;
o Thuê thêm giáo sư và giáo viên nước ngoài có kinh nghiệm giảng dạy khởi
nghiệp;
o Tạo cơ hội cho các giáo sư và nhà nghiên cứu từ nhiều quốc gia cùng nhau làm
việc trên các dự án;
o Hỗ trợ tổ chức hội thảo và chương trình đào tạo cho giáo viên giảng dạy khởi
nghiệp;
o Xem xét các quy định về sự tham gia của các doanh nhân trong hoạt động
giảng dạy;
o Khuyến khích đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành giáo dục khởi
nghiệp;
o Tạo điều kiện cho việc chia sẻ kinh nghiệm tốt thực hành tốt với các tổ chức
GD&ĐTKN quốc tế;
o Sử dụng các nghiên cứu điển hình cho việc học tập dựa trên thảo luận.
52
Nâng cao khả năng giảng dạy: Để trở thành một nơi tốt để làm việc, tổ chức
phải tuyển dụng và chọn ứng cử viên phù hợp, cả giảng viên và nhân viên hành chính,
những người có khả năng hỗ trợ sinh viên học tập. Các yêu cầu cho quá trình tuyển
dụng này bao gồm một số bài kiểm tra, đó là bài kiểm tra tiềm năng học thuật, Kiểm
tra tiếng Anh như một ngoại ngữ (TOEFL), và phỏng vấn. Ngoài ra, có một bài kiểm
tra giảng dạy vi mô, đặc biệt là cho các ứng cử viên phải thể hiện khả năng giảng dạy
của mình. Ngoài ra cần khuyến khích việc sử dụng cựu sinh viên, doanh nhân tham
gia vào các khóa đào tạo khởi nghiệp.
Bên cạnh đó, trường đại học cần phối hợp với các tổ chức bên ngoài để tổ chức
các khóa ToT (Training of Trainer – Đào tạo giảng viên nguồn), các khóa huấn luyện
về “ĐTKN dành cho giảng viên”. Trường có thể tham gia Đề án 844 (Hỗ trợ phát triển
hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025) và hợp tác với
Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển công nghệ Bách khoa Hà Nội
(BKHoldings) – đây là đơn vị nhận nhiệm vụ phát triển cộng đồng cố vấn khởi nghiệp
và thúc đẩy hoạt động đào tạo khởi nghiệp. Đào tạo giáo viên nguồn cũng cần được
nhân rộng ra các tỉnh hoặc vùng và được tích hợp trong các đề án phát triển hệ sinh
thái khởi nghiệp địa phương.
Trường phải nâng cao khả năng giảng dạy của giảng viên. Có một số chương
trình đã được tiến hành ở một số nước, trong số đó chương trình “Kỹ năng giảng dạy
kỹ thuật cơ bản” (Basic Technical Instructional Skill) . Chương trình này hướng dẫn
các giảng viên thực hiện một giáo trình cho tài liệu giảng dạy của họ để các tài liệu
giảng dạy không chỉ có thể được cung cấp một cách có hệ thống và hiệu quả mà còn
phù hợp với bối cảnh thể chế. Các chương trình khác bao gồm đào tạo về viết bài cho
các tạp chí quốc tế, trong các vấn đề liên quan đến dịch vụ cộng đồng, hiểu và áp dụng
các số liệu thống kê, các vấn đề liên quan đến web và hiểu và áp dụng các phương
pháp nghiên cứu. Để quản lý hoạt động của giảng viên, trường đại học cũng có áp
dụng một chương trình gọi là "Hệ thống thẩm định hiệu suất cá nhân (Individual
Performance Appraisal System). Đây là một mẫu đánh giá phải được điền bởi cả
giảng viên và các nhân viên khác mỗi tháng. Giám sát trực tiếp của họ, người đứng
đầu chương trình nghiên cứu, sẽ theo dõi hiệu suất của họ và đưa ra một số phản hồi
về hiệu suất của họ để cải thiện.
Cải thiện cơ hội để dạy: Để nâng cao cơ hội giảng dạy, nhà trường cũng cần để
giảng viên sự tự do trong giảng dạy. Nói cách khác, các giảng viên được tự do ứng
biến trong việc cung cấp các tài liệu miễn là nó không vượt quá phạm vi của giáo
trình. Nhà trường có thể cung cấp một số kinh phí cho các giảng viên làm nghiên cứu
và dịch vụ cộng đồng để các giảng viên có cơ hội phát triển kiến thức của họ.
Khuyến khích sử dụng các phương pháp dạy học tương tác và hỗ trợ tài liệu
học tập: Thúc đẩy ứng dụng “vừa học vừa làm” thông qua học tập dựa trên dự án,
thực tập và tư vấn; Thúc đẩy việc sử dụng các nghiên cứu điển hình cho việc học tập
dựa trên thảo luận; Hỗ trợ phát triển các tài liệu khóa học (sách, báo, tạp chí, chơi
trực tuyến, video, v.v.); Cung cấp hỗ trợ và phương tiện cho phép sinh viên phát triển
các sáng kiến của riêng họ, thông qua các câu lạc bộ, phòng thí nghiệm
Thành lập khoa khởi nghiệp hoặc tích hợp khởi nghiệp vào các khóa học khác:
Tại Việt Nam chưa có khoa khởi nghiệp và rất ít trường có môn học định hướng khởi
53
nghiệp. Các giáo viên thường dạy từ các môn truyền thống như kinh tế hay quản trị
kinh doanh. Do vậy cần có lộ trình đưa khởi nghiệp trở thành môn học chính thức và
độc lập và tiến tới thành lập “Khoa khởi nghiệp” (academic entrepreneurship
department). Kinh nghiệm tại Mỹ cho thấy, nhiều trường đại học đã có khoa khởi
nghiệp và họ khai thác rất tốt các mối quan hệ hợp tác với bên ngoài. Bên cạnh đó, các
trường cần đẩy mạnh việc thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh
viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Các trường phải tích cực hơn nữa trong xây dựng
các chuyên đề khởi nghiệp đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự
chọn phù hợp với thực tiễn của nhà trường. Nếu chưa thể thành lập được khoa riêng
thì các trường có thể tích hợp khởi nghiệp vào các khóa học khác, khuyến khích đăng
ký chéo giữa các ngành.
Cần tích hợp các
chương trình GD&ĐTKN
lên Cổng thông tin khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo
quốc gia, nơi cung cấp đầy
đủ, chính xác và kịp thời
các hoạt động khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo được Bộ
KH&CN chính thức ra mắt
tháng 11/2017, tại địa chỉ
startup.gov.vn. Thông qua
cổng này, người học có thể
đăng ký và học trực tuyến.
Tìm kiếm nguồn tài trợ cho đào tạo khởi nghiệp: Bên cạnh nguồn tài trợ từ
Chính phủ, thường là rất hạn chế, các trường cần tìm kiếm các nguồn lực khác từ khu
vực tư nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài, các dự án hỗ trợ khởi nghiệp và đổi
mới sáng tạo, các quỹ đầu tư mạo hiểm và thiên thần địa phương để giúp tài trợ và
cung cấp kiến thức chuyên môn cho việc giảng dạy và nghiên cứu khởi nghiệp. Đảm
bảo rằng các nguồn tài trợ là bền vững và cung cấp kinh phí cần thiết.
Khuyến khích, khen thưởng: Bên cạnh lương cơ bản, nhà trường có thể cung
cấp cho các giảng viên giảng dạy khởi nghiệp một số khen thưởng nhất định để thực
hiện đổi mới giáo trình. Nhà trường xem xét trả tiền bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe
cho tất cả giảng viên giảng dạy khởi nghiệp của mình. Áp dụng các hình thức ưu đãi,
đánh giá, khen thưởng và công nhận phù hợp để khuyến khích các trường, các giáo
viên có thành tích cao; khuyến khích họ nghiên cứu thử nghiệm các phương pháp đào
tạo tiên tiến mô hình hay của thế giới. Có thể thành lập Giải thưởng khởi nghiệp trong
trường đại học.
Nghiên cứu xây dựng mô hình “Chương trình Mạng Lưới GD&ĐTKN” như
mô hình NFTE đã hoạt động tại Boston từ năm 1991, liên kết 18 trường công lập ở đó.
Xây dựng tiêu chí đánh giá và xếp hạng: Hoạt động đào tạo khởi nghiệp cần
giải quyết các vấn đề như cấp độ hay hình thức đào tạo, các kết quả mong đợi, các
môn học nào cần được thiết kế để đạt kết quả mong đợi, và phương thức đánh giá
(Pittaway và các cộng sự 2012). Bất kỳ một cấp độ hay hình thức đào tạo nào cũng
54
cần giải quyết các vấn đề như: đào tạo những gì, cho ai, và thông qua cách thức nào
(Gibb, 2002 và Pittaway, 2012). Đào tạo những gì được thúc đẩy bởi mong muốn
truyền đạt các kiến thức cần thiết theo các chủ đề cho nhà khởi nghiệp. Cách tiếp cận
“cho ai” đòi hỏi phải gắn kết người học với các nhiệm vụ, hoạt động, và dự án để họ
có thể nắm bắt những năng lực và kỹ năng cần thiết. Giải quyết câu hỏi “thông qua
cách thức nào” liên quan đến việc đưa người học hội nhập vào các ngữ cảnh thực
trong đời sống khởi nghiệp (Solomon và các cộng sự, 2002; Gibb, 2002). Cuối cùng
ba vấn đề trên được gắn kết với các kết quả mong đợi (Solomon và các cộng sự, 2002;
Handscombe và các cộng sự, 2007). Các kết quả mong đợi thường nhấn mạnh đến các
yêu cầu đối với học viên như sau : (1) thấu hiểu các quy trình kinh doanh; (2) có
những kiến thức tối thiểu về khởi sự kinh doanh; (3) hình thành các kỹ năng và hành
vi khởi nghiệp; (4) hình thành năng lực khởi nghiệp; (5) hội nhập vào đời sống thực
của nhà khởi nghiệp; (6) phát triển các giá trị cốt lõi gắn kết với nhà khởi nghiệp; (7)
có động lực trở thành nhà khởi nghiệp.
Dựa trên các kết quả mong đợi, các lĩnh vực đào tạo chuyên ngành cho nhà
khởi nghiệp được thiết kế nhằm đáp ứng tất cả những kết quả mong đợi nêu trên.
Việc xác định hình thức đánh giá sẽ được quyết định tương thích với các kết quả
mong đợi. Tất cả mối quan hệ liên kết nêu trên được thể hiện theo quy trình ở sơ đồ
dưới đây.
Quy trình triển khai chương trình đào tạo khởi nghiệp
Một yếu tố không thể thiếu để tăng cường tính cạnh tranh và động viên, thúc
đẩy giáo dục và GD&ĐTKN là đánh giá và xếp hạng. Xếp hạng các trường về khởi
nghiệp, trong đó có chỉ số GD&ĐTKN và các chỉ số đầu ra. Đây là mô hình Mỹ áp
dụng và xếp hạng được công bố trên tạp chí Success Magazine, dựa trên các đánh giá
về tiêu chí bao gồm trình độ của giảng viên, sự đa dạng và chiều sâu của chương trình
giảng dạy khởi nghiệp, tiêu chuẩn học thuật và điểm số của sinh viên, và chất lược các
nguồn lực.
55
Tóm lại, chúng ta cần cần xây dựng các chương trình giảng dạy khởi nghiệp
nagy từ ở bậc phổ thông theo hướng đào tạo kỹ năng sáng tạo, độc lập, và khả năng
làm việc nhóm. Đồng thời có thể đưa dần một số kiến thức về kinh doanh giúp học
sinh có thể sớm định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Bên cạnh đó cần hoàn thiện
các chương trình đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng. Nhà nước và Chính phủ cần
xây dựng cơ cấu đào tạo tập trung gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong
đó, tập trung phát triển các ngành tự động hóa; đầu tư cho các nhóm nghiên cứu sâu
về các lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ thông tin, năng lượng và vật liệu mới, công
nghệ sinh học vì đó là những ngành có tiềm năng khởi nghiệp lớn. Cần có hướng dẫn
cho các sinh viên các trường kỹ thuật, trường nghề về kỹ năng khởi sự doanh nghiệp
để các sinh viên có thể tự tạo việc làm bằng các kết hợp sử dụng chuyên môn kỹ thuật
của mình khởi sự trong ngành, lĩnh vực mà mình có chuyên sâu. Cần phổ biến rộng rãi
kiến thức về kinh doanh, để các cá nhân có thể tự đánh giá năng lực và điều kiện kinh
doanh của mình. Phát triển các khóa đào tạo các kỹ năng khởi sự doanh nghiệp cho
người dân, nhất là người trẻ.
Nhìn chung, GD&ĐTKN ở Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn đầu, chưa khai thác
được tiềm năng khởi nghiệp trong nước. Để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa GD&ĐTKN
tại các trường đại học và cao đẳng Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình
mới, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các bên có liên quan, đặc biệt là vai trò
của Chính phủ và của chính các trường, đặc biệt là các trường đại học. Thông qua
tổng luận trên đây, chúng tôi hy vọng các nhà hoạch định chính sách về GD&ĐTKN
của Việt Nam đã có được thông tin hữu ích phục vụ cho hoạch định chính sách có liên
quan để góp phần đưa Việt Nam trở thành “Quốc gia khởi nghiệp”, ở đó ai cũng am
hiểu kinh doanh, người nào cũng là nhà kinh tế, ai cũng là chủ các doanh nghiệp của
riêng mình.
Cử nhân Phạm Thị Thảo (Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công
nghệ)
Tài liệu tham khảo chính
1. A Landscape of Arts Entrepreneurship in US Higher Education,
Linda Essig and Joanna Guevara, Arizona State University, 12/2016.
2. A Review of Entrepreneurship Education for College Students in China,
Mansheng Zhou and Haixia Xu National Center for Education Development
Research, Ministry of Education, 2012.
3. Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.
4. Entrepreneurship Education and Training Programs around the World
Dimensions for Success Alexandria Valerio, Brent Parton, and Alicia Robb,
The World Bank, 2014.
5. Entrepreneurship Education: A Global Consideration From Practice to Policy.
56
6. Around the World, By Patricia G. Greene, Candida G. Brush, Elaine J.
Eisenman, Heidi Neck, Sam Perkins, Babson College, 12/1/2015.
7. Entrepreneurship Education: Experiences in Selected Countries, Rosni Bakar,
Md Aminul Islam & Jocelyne Lee, School of Business Innovation and
Technopreneurship, Universiti Malaysia Perlis, Malaysia, 9/2014.
8. Entrepreneurship Education at University: Innovative Models and Trends,
Aistė Čapienė, Aistė Ragauskaitė, Aleksandras Stulginskis University, 2017.
9. Entrepreneurship in American Higher Education, Kauffman, 11/2008.
10. Entrepreneurship Education in China, Weiming Li and Chunyan Li, 2015.
11. Entrepreneurship Education and Training, Jose C. Sanchez, 3/2015.
12. Entrepreneurship Education in Business Schools: Best practices and
recommendations, Garazi Azanza. University of Deusto., 9/2017.
13. Entrepreneurship Education in Europe: Fostering Entrepreneurial Mindsets
through Education and Learning, European Commission, 10/2006.
14.
15.
khoi-nghiep-tai-truong-dai-hoc-cua-my.html
16.
doanh.scoms
17.
nghiep-tai-cac-truong-dai-hoc-cua-thai-lan.html
18.
khoi-nghiep-tai-truong-dai-hoc-cua-my.html
19.
khoi-nghiep-tai-cac-truong-dai-hoc-o-singapore.html
20. Năng lực khởi nghiệp: Bẩm sinh hay được đào tạo?, Nguyễn Hùng Phong –
Nguyễn Thiện Duy – Lê Việt Hưng, 06/09/2017.
21. The Korean Schooling and Entrepreneurship, Kyoil Suh, Soonchunhyang
University;
22. Fostering entrepreneurship through university education and training: Lessons
from Massachusetts Institute of Technology, Christian Lüthje, 5/2002.
23. Promoting Entrepreneurship and Innovation in China: Enhancing Research and
Transforming University Curriculum, Ka Ho MOK, KAN Yue, 2013.
24. Review on Innovation and Entrepreneurship Education in Chinese Universities
during 2010-2015, Hai-Bo Zhu, Kun Zhang, EURASIA Journal of
Mathematics Science and Technology Education, 1/2017.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_giao_duc_va_dao_tao_khoi_nghiep_hien_nay_tren_the.pdf