Giới thiệu chung về thị trường EU:
Là khu vực phát triển kinh tế cao, EU với 27 nước thành viên có tổng diện tích khoảng 4 triệu km2, dân số gần 500 triệu người, GDP khoảng 13.000 tỷ USD, bình quân đầu người 29.000 USD/năm (số liệu năm 2006).
Các lĩnh vực sản xuất có tính cạnh tranh nhất, chiếm 34% tổng giá trị sản xuất công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu của EU là: dược phẩm, máy móc và thiết bị, chế tạo máy bay và công nghệ vũ trụ, sản phẩm khoáng chất phi kim loại, in ấn và xuất bản, thiết bị khoa học .
Các lĩnh vực sản xuất có mức đóng góp thấp nhất là hàng điện tử, thiết bị văn phòng, giày dép, dệt may ., trong đó giày dép và dệt may đang ở tình trạng thiểu phát.EU thực hiện một chính sách thương mại chung trong toàn khối và áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch bằng hàng rào phi thuế quan (tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm soát chất lượng ), thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
Các thoả thuận thương mại của EU với các đối tác ngoài khối có thể được gắn với các yêu cầu phi thương mại như bảo vệ môi trường, điều kiện lao động, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thậm chí cả vấn đề nhân quyền. Ngay cả việc dành ưu đãi GSP cho các nước đang phát triển cũng được EU gắn với các vấn đề chính trị.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2288 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giới thiệu chung về thị trường EU, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
III. Giới thiệu chung về thị trường EU:
Là khu vực phát triển kinh tế cao, EU với 27 nước thành viên có tổng diện tích khoảng 4 triệu km2, dân số gần 500 triệu người, GDP khoảng 13.000 tỷ USD, bình quân đầu người 29.000 USD/năm (số liệu năm 2006).
Các lĩnh vực sản xuất có tính cạnh tranh nhất, chiếm 34% tổng giá trị sản xuất công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu của EU là: dược phẩm, máy móc và thiết bị, chế tạo máy bay và công nghệ vũ trụ, sản phẩm khoáng chất phi kim loại, in ấn và xuất bản, thiết bị khoa học... Các lĩnh vực sản xuất có mức đóng góp thấp nhất là hàng điện tử, thiết bị văn phòng, giày dép, dệt may..., trong đó giày dép và dệt may đang ở tình trạng thiểu phát.
EU thực hiện một chính sách thương mại chung trong toàn khối và áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch bằng hàng rào phi thuế quan (tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm soát chất lượng…), thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp… Các thoả thuận thương mại của EU với các đối tác ngoài khối có thể được gắn với các yêu cầu phi thương mại như bảo vệ môi trường, điều kiện lao động, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thậm chí cả vấn đề nhân quyền. Ngay cả việc dành ưu đãi GSP cho các nước đang phát triển cũng được EU gắn với các vấn đề chính trị.
Để hoàn thiện chính sách thương mại chung cho một thị trường thống nhất, EU sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp dựa trên các nguyên tắc “minh bạch hoá và cạnh tranh công bằng”. Một số chính sách sẽ được áp dụng nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng khả năng tiếp cận vốn, trợ giúp tài chính và nguồn lao động cho các doanh nghiệp, gắn mọi hoạt động với nghĩa vụ bảo vệ môi sinh. Đây cũng là mục tiêu trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của EU giai đoạn 2007 – 2013.
EU rất cứng rắn trong các tranh chấp thương mại và thắt chặt quản lý chất lượng hàng hoá nhập khẩu, kể cả với các đối tác lớn và quan trọng như Mỹ, Nga, Trung Quốc. Trong thương mại quốc tế, bên cạnh mục tiêu hướng tới tự do hoá thương mại toàn cầu, EU sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cân bằng thương mại được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép, như chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu…
Trước đây, EU chủ trương chỉ tập trung vào quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu trong khuôn khổ WTO. Nhưng gần đây, EU đã phải chấp nhận xu thế tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại song phương và khu vực qua việc tham gia đàm phán ký kết một số thỏa thuận, như: Hiệp định thương mại với 78 nước ACP (châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương); thoả thuận hợp tác kinh tế xuyên Đại Tây Dương và Hiệp định “Bầu trời mở” với Mỹ; khởi động đàm phán các khu vực mậu dịch tự do (FTA) với Hàn Quốc, Ấn Độ, ASEAN và Trung Mỹ; tăng cường hợp tác năng lượng với các nước Trung Á và Balkan; thiết lập quan hệ "đối tác chiến lược" toàn diện với Brasil...
EU là một trong những khu vực đầu tư ra nước ngoài cũng như thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất trên thế giới. Trong năm 2006, EU đã đầu tư ra nước ngoài 183 tỉ Euro, tăng 35% so với năm 2005 và được nhận 135 tỉ Euro FDI, tăng 42% so với năm 2005.
Các nước thuộc EU đầu tư ra nước ngoài lớn là Pháp (39 tỉ Euro, chiếm 21%), Đức (31 tỉ Euro). Các nước được nhận FDI nhiều nhất là Anh (56 tỉ Euro, chiếm 42%), Luxembourg (20 tỉ Euro).
Một số chính sách thu hút và khuyến khích FDI của EU:
- Uỷ ban châu Âu (EC) quản lý vĩ mô chính sách đầu tư và cho phép áp dụng các biện pháp nhằm duy trì sự cạnh tranh giữa các thành viên EU. Các nước phải thông báo cho EC trước khi áp dụng tất cả các biện pháp ưu đãi, sau đó EC sẽ quyết định một chương trình khuyến khích đầu tư toàn khối.
- Các nước thành viên EU ngày càng chú trọng tăng cường thế mạnh của các vùng và tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư bằng cách tiếp tục cải thiện các điều kiện vật chất (cơ sở hạ tầng, giao thông, liên lạc...) và các điều kiện khác (dịch vụ y tế, giáo dục...).
- Tạo cơ chế cho phép các chính quyền địa phương (bang, vùng) thực hiện nhiều chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư. Chính quyền địa phương có quyền thương lượng trực tiếp với các nhà đầu tư và quyết định các biện pháp ưu đãi (đào tạo, lựa chọn nhân công hoặc chuyển nhượng, quy hoạch đất đai).
- Để khuyến khích đặc biệt đầu tư thúc đẩy phát triển các vùng, miền khó khăn và có tỷ lệ thất nghiệp cao, tuỳ theo khả năng, các nước thành viên EU đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi cho các dự án đầu tư lớn có vốn trong hoặc ngoài nước.
- Tăng cường thành lập các tổ chức xúc tiến đầu tư, có nhiệm vụ kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm và cung cấp đầy đủ thông tin để hoạt động đầu tư rõ ràng, minh bạch nhưng linh hoạt và dễ giám sát.
- Trợ cấp vốn hoặc có chính sách ưu đãi cho các dự án đầu tư ra nước ngoài do các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện.
EU dành khoảng 2/3 ngân sách để trợ cấp nông nghiệp và dựng lên nhiều hàng rào kỹ thuật với những yêu cầu khắt khe về chất lượng để bảo vệ nền nông nghiệp của mình.
Với gần 500 triệu người tiêu dùng có mức thu nhập cao, EU luôn là một thị trường lớn và khó tính. Người tiêu dùng EU có thị hiếu thay đổi nhanh, yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa, vệ sinh môi trường, nhãn mác, bao bì... Các doanh nghiệp nước ngoài muốn thâm nhập được thị trường EU phải có khả năng cạnh tranh cao và trình độ kinh doanh chuyên nghiệp.
Trong 6 tháng đầu năm 2008, sự bất ổn trên thị trường tài chính thế giới, giá năng lượng và nhiều mặt hàng thiết yếu leo thang và nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục tác động tiêu cực đến kinh tế EU, tuy mức độ ảnh hưởng đã có xu hướng giảm dần. Đến tháng 5/2008, lạm phát tại EU đã tới 3,9%, riêng khu vực Euro là 3,7%. Tỉ lệ này cùng kỳ năm ngoái là 2,1% và 1,9%. Riêng trong tháng 6/2008, lạm phát của 15 nước khu vực đồng Euro (bao gồm cả Cyprus và Malta) đã tăng 4% (theo Eurostat) gấp đôi mục tiêu mà Ngân hàng Trung ương châu Âu đã đề ra. Ngân hàng Trung ương châu Âu đã phải chấp nhận giải pháp tăng lãi suất để kiềm chế bớt lạm phát.
Các nước có mức lạm phát thấp nhất là Hà Lan (2,1%), Bồ Đào Nha (2,8%), Đức (3,1%) và các nước có mức lạm phát cao nhất là Latvi (17,7%), Bulgarie (14%), Litva (12,3%). Trong khi đó, tăng trưởng GDP của EU trong quý I/2008 chỉ đạt 0,7%, tương đương với mức tăng trưởng của khu vực Euro.
Giá hàng hóa tăng cao, đặc biệt là xăng dầu đã gây nhiều khó khăn do EU phụ thuộc tới 50% vào nhập khẩu nhiên liệu. Để đảm bảo an ninh năng lượng và từng bước độc lập về nhiên liệu, EU đang tăng dần việc chế tạo và sử dụng nhiên liệu sinh học. Hiện nay, EU đã quy định các trạm xăng phải bán nhiên liệu pha 5,75% nhiên liệu sinh học và sẽ tăng dần tỷ lệ này.
Đến hết tháng 4/2008, EU đã xuất khẩu 428,4 tỉ Euro ra các nước ngoài khối, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2007 (391,6 tỉ Euro) và nhập khẩu 510,7 tỉ Euro, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2007 (458,6 tỉ Euro). Thâm hụt thương mại của EU trong 4 tháng đầu năm 2008 là 82,4 tỉ Euro, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2007 (67 tỉ Euro).
Xu thế từ nhiều năm nay là EU nhập siêu đối với hầu hết các nước, trừ Mỹ vẫn đang tiếp tục. Trong đó, nhập siêu từ Trung Quốc luôn lớn nhất, chiếm gần 60% tổng nhập siêu của EU.
Do có trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, những mặt hàng mà các nước EU có thế mạnh và có tính cạnh tranh cao hầu hết thuộc các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, hoá chất, giao thông vận tải, hàng không, dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp, thực phẩm, đồ uống và dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng lớn… Nhu cầu nhập khẩu của EU phần lớn là nguyên, nhiên vật liệu, hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, may mặc, thuỷ sản, nông sản, lương thực…
Trao đổi thương mại của EU với một số đối tác lớn, theo Eurostat, đến hết tháng 4/2008 như sau:
Đơn vị: tỉ Euro
EU xuất khẩu
EU nhập khẩu
Cán cân
Mỹ
83,5
62,0
21,5
Nga
32,9
57,6
-24,6
Nhật
14,5
26,4
-11,9
Hàn Quốc
9,0
13,1
-4,1
Trung Quốc
25,7
74,6
-48,9
ASEAN
18,5
25,7
-7,2
Từ 1/6/2008, EU đã bắt đầu giai đoạn đăng ký hóa chất nhập khẩu theo Luật Hóa chất (REACH) được ban hành từ tháng 6/2007. Theo đó, các nhà xuất khẩu ngoài khối phải qua đại diện của mình tại EU để đăng ký các hóa chất trong sản phẩm xuất khẩu sang EU. Từ 1/12/2008 các hóa chất không được đăng ký hoặc đăng ký thất bại sẽ không được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất sang thị trường EU. Các sản phẩm có chứa hóa chất chưa được đăng ký trước 1/12/2008 sẽ phải trải qua một quá trình đăng ký chi tiết và kéo dài trước khi được phép nhập khẩu vào EU.
Việc thực hiện đăng ký hóa chất đang gây khó khăn và lúng túng cho nhiều doanh nghiệp ngoài khối, đặc biệt là trong việc tìm hiểu các quy định và thủ tục cụ thể. Một số nước ASEAN (Indonesia, Thái Lan...) đã phải mời các chuyên gia của EC sang trình bày các vấn đề liên quan đến đăng ký hóa chất. Một số vấn đề gây nhiều thắc mắc nhất, là: (i) việc phải đăng ký qua đại diện tại EU, thậm chí một số nước cho rằng đây là rào cản thương mại trái với WTO; (ii) việc nhập khẩu vào EU chỉ do đại diện đã đăng ký hóa chất thực hiện hay có thể do các doanh nghiệp khác của EU thực hiện; (iii) cách xác định hóa chất trong một sản phẩm...
Là thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của hầu hết các nước đang phát triển có sản phẩm tương tự Việt Nam nên thị trường EU là nơi cạnh tranh thực sự gay gắt.
Các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm được EU nâng cao và áp dụng các biện pháp thực thi mạnh hơn (điển hình là do EU hạn chế nên Malaisia đã tự nguyện tạm dừng xuất khẩu thủy sản sang EU để có các biện pháp nâng cao chất lượng). Đối với Việt Nam, chỉ một bài báo của Hong Kong về bùng phát dịch tả liên quan đến điều kiện vệ sinh kém của hàng thủy sản nhập từ Việt Nam, đặc biệt là mắm tôm, đã khiến các quan chức EC lo ngại và gửi thư yêu cầu Việt Nam cung cấp thông tin và khẳng định không có các lô hàng có nguy cơ đã được giao sang EU.
Do chưa được EU công nhận có nền kinh tế thị trường nên hàng hoá của Việt Nam chưa được hưởng hoàn toàn lợi ích của việc là thành viên WTO và phần nào bị đối xử kém thuận lợi so với một số nước khác, đặc biệt là trong các vụ kiện bán phá giá.
EU đã bắt đầu sử dụng vấn đề bảo vệ môi trường để hạn chế nhập khẩu một số loại hàng hóa nguồn gốc thiên nhiên. Điển hình là việc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không cho cá kiếm của Việt Nam nhập khẩu từ tháng 12/2007 với lý do Việt Nam chưa phải là thành viên của Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC).
IV. Quan hệ Việt Nam – EU
Từ năm 1995 đến nay, trao đổi thương mại của Việt Nam với các nước thành viên EU tăng hàng năm khoảng 15 - 20% và EU đã trở thành một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Theo số liệu của Eurostat (xin lưu ý: vì nhiều lý do, số liệu của EU khác rất nhiều so với số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam), trong 5 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt 3,4 tỷ Euro, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2007, nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt 1,4 tỷ Euro, giảm 6,9%. Như vậy, Việt Nam xuất siêu 2,0 tỷ Euro.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU 4 tháng đầu năm 2008 đứng thứ 5 trong khối ASEAN, sau Thái Lan (5,531 tỉ Euro), Malaysia (5,497 tỉ Euro), Singapore (5,329 tỉ Euro), Indonesia (4,348 tỉ Euro).
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang EU gồm: giày dép, dệt may, cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ, thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ...
Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU trong 5 tháng đầu năm 2008, theo Eurostat:
Đơn vị: triệu Euro
Mặt hàng
Mã số
5 tháng 2007
5 tháng 2008
So sánh %
Giày dép
64011010 – 64SSS999
836,1
814,3
-2,6
Dệt may
61011010 – 63SSS999
445,8
470,6
+5,6
Cà phê các loại
09011100 – 0901S071
347,7
368,4
+6
Gỗ và sản phẩm nội thất từ gỗ
44011000 – 44SSS999 và 94016900 - 94039030
278,6
314,7
+13
Thuỷ sản
3011010 – 30SSS999
205,2
227,2
+10,7
Ba mặt hàng có kim ngạch lớn nhất có mức tăng trưởng thấp (dệt may, cà phê) hoặc giảm (giày dép) đã có ảnh hưởng lớn đến mức tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam vào EU trong 5 tháng đầu năm 2008. Thuỷ sản có mức tăng trưởng khá, nhưng chỉ đứng thứ 5 về kim ngạch.
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ EU là máy móc thiết bị, sản phẩm điện tử, sắt thép, dược phẩm hóa chất…
Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam từ EU trong 5 tháng đầu năm 2008, theo Eurostat:
Đơn vị: triệu Euro
Mặt hàng
Mã số
5 tháng 2007
5 tháng 2008
So sánh %
Máy móc, thiết bị công nghiệp
(84484900 – 84SSS999)
357,2
332,4
- 6,9
Sản phẩm điện tử, linh kiện
(85011010 – 85SSS999)
187,1
164,8
- 12
Sắt thép, các kim loại khác
(72011011 – 83SSS999)
79,8
104,2
+ 30,6
Dược phẩm, thiết bị y tế
(30011010 - 30SSS999)
74,7
78,4
+ 4,9
Các sản phẩm hoá chất
(33011000 - 38SSS999)
49,1
55,6
+ 13,2
Hiện nay, 5 mặt hàng của Việt Nam đang bị EU áp thuế chống bán phá giá, là:
Giày mũ da, từ 7/10/06 đến 7/10/08, mức thuế 10%;
Đèn huỳnh quang, từ 18/10/05 đến 18/10/08, mức thuế 66,1%;
Vòng khuyên kim loại, từ 5/12/04 đến 5/12/08, mức thuế 51,2% – 78,8%;
Xe đạp, từ 15/7/05 đến 15/7/2010, mức thuế 15,8 – 34,5%;
Vít thép không gỉ, từ 20/11/05 đến 20/11/2010, mức thuế 7,7%.
Việc áp thuế chống bán phá giá đã gây ảnh hưởng rất tiêu cực tới xuất khẩu sang EU các mặt hàng này của Việt Nam. Trong thực tế, xe đạp Việt Nam đã hầu như vắng bóng trên thị trường EU và một số doanh nghiệp nhập khẩu giày mũ da của Việt Nam đã và đang chuyển nhập khẩu và gia công các mã giày bị áp thuế chống bán phá giá từ Việt Nam sang các nước khác, như Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Thái Lan, Campuchia...
Trong năm 2008, thuế chống bán phá giá đối với 3 mặt hàng đầu sẽ hết hiệu lực nhưng không loại trừ khả năng EC sẽ tiến hành rà soát cuối kỳ (trong thực tế EC đã rà soát khoảng 50% các biện pháp chống bán phá giá hết hạn).
Đối với đèn huỳnh quang và vòng khuyên kim loại, EU đã áp thuế chống bán phá giá hàng xuất xứ từ Trung Quốc từ trước nhưng sau đó do nhập khẩu hàng tương tự từ Việt Nam tăng nhiều, EU đã cho rằng hàng được chuyển tải hoặc chuyển sản xuất sang Việt Nam nên áp luôn thuế chống bán phá giá đối với hàng từ Việt Nam dù có kê khai là xuất xứ Việt Nam hay không. Việc EU có điều tra cuối kỳ 2 mặt hàng này hay không sẽ phụ thuộc vào quyết định của EC đối với hàng xuất xứ từ Trung Quốc. Trong trường hợp đèn huỳnh quang và vòng khuyên kim loại thực sự được sản xuất ở Việt Nam với những đặc tính khác hàng Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam có thể đề nghị EU xem xét cho phép nhập khẩu vào EU không bị áp thuế chống bán phá giá như trên.
Đối với vít thép, theo yêu cầu của Công ty Header Plan Co. Ltd. là công ty 100% vốn Đài Loan đầu tư tại tỉnh Đồng Nai, EC đã quyết định rà soát giữa kỳ việc áp thuế chống bán phá giá vít thép không gỉ xuất xứ Việt Nam. Trong quá trình EU điều tra trước đây, công ty Header Plan Co. Ltd. là công ty pháp nhân Việt Nam duy nhất đã hợp tác nhưng không được EU chấp nhận quy chế kinh tế thị trường cho doanh nghiệp.
Ngoài các mặt hàng đang bị áp thuế chống bán phá giá, nguy cơ bị kiện thương mại mới đối với hàng Việt Nam thời gian tới không cao, nhưng một số mặt hàng có thể sẽ phải đối đầu với một vài biện pháp được EU đề ra với lý do bảo vệ môi trường (cá di cư, đồ gỗ) hay vệ sinh an toàn thực phẩm...
Có thể đánh giá nguy cơ bị kiện thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu sang EU thời gian qua có kim ngạch và thị phần lớn như sau:
Hàng thuỷ, hải sản: tuy ít có nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá do EU thắt chặt nguồn cung nội địa, trong khi nhu cầu ngày càng cao, nhưng mặt hàng này luôn phải đối mặt với các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do EU vẫn có những dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực nghề cá cho một số nước Nam Âu, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và đang thảo luận về khả năng bỏ hạn ngạch và các hạn chế đánh bắt cá nên vẫn không thể loại trừ nguy cơ bị kiện thương mại.
Hàng giầy dép: Tuy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giầy mũ da (Mã 6403) chậm lại hoặc giảm sút do bị áp thuế chống bán phá giá nhưng vẫn có thị phần khá lớn nên vẫn là bị một vài hiệp hội sản xuất giầy châu Âu đòi tiếp tục áp thuế chống bán phá giá. Các mặt hàng giầy dép khác (Mã 6402 và 6404) tuy vẫn có thị phần lớn nhưng tỷ trọng trong tổng nhập khẩu của EU từ Việt Nam đã giảm là nguyên nhân để EU quyết định không cho Mục XII (chủ yếu là giầy dép) của Việt Nam được hưởng ưu đãi GSP từ 1/1/2009.
Đồ gỗ: Mặt hàng ghế khung gỗ (64016900) tuy xuất khẩu giảm đôi chút nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nhập khẩu của EU (37%). Các mặt hàng đồ gỗ nội thất khác có tốc độ tăng trưởng cao là Mã 94036010 (tăng trưởng 15%, chiếm 8%) và Mã 94036090 (tăng trưởng 26%, chiếm 21%). Như vậy, các mặt hàng đồ gỗ hiện có nguy cơ bị kiện thương mại cao nhất.
Thời gian qua hàng thực phẩm của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ và số lần các lô hàng bị đưa vào Hệ thống Cảnh báo nhanh đối với hàng thực phẩm và thức ăn gia súc của EU (RASFF) ngày càng giảm dần từ năm 2005. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2008 đã có 23 lần hàng Việt Nam bị cảnh báo (trong đó: 16 lần đối với hàng thủy sản và 7 lần đối với nông sản, thực phẩm) là mức cao hơn so với cùng kỳ năm 2007.
Lĩnh vực mà Việt Nam có khả năng thu hút FDI từ các nước EU tập trung nhiều vào các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp khai khoáng, xây dựng và các ngành dịch vụ. Tính đến hết năm 2007, EU có 1084 dự án với tổng vốn đăng ký 16,74 tỷ USD, thực hiện 5,8 tỷ USD. Trong đó, Hà Lan dẫn đầu với 86 dự án tổng vốn đầu tư 2,6 tỷ USD, tiếp theo là Pháp 196 dự án với tổng vốn đăng ký 2,38 tỷ USD, Anh 99 dự án, tổng vốn đăng ký là 1,44 tỷ USD, Đức 99 dự án với tổng vốn đăng ký là 546 triệu USD.
Cho đến nay, nhiều tập đoàn lớn của EU đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam, như: BP (Anh), Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp - Bỉ), Daimler Chrysler (Đức), Siemen, Alcatel, Comvik... Các tập đoàn ngân hàng, dịch vụ và bảo hiểm (như Prudential) cũng đang có thị phần lớn tại Việt Nam. Với ưu thế về công nghệ và vốn, các nhà đầu tư EU đã góp phần tích cực trong việc tạo ra một số ngành nghề và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao.
Hiện nay, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU qua trung gian vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Ðể tăng cường khả năng tiếp cận thị trường EU, các doanh nghiệp cần tìm cách tiếp cận hệ thống các nhà phân phối lớn đã được hình thành trên thị trường này hoặc từng bước xây dựng hệ thống phân phối trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam tại EU.
Các doanh nghiệp Việt Nam nên lựa chọn hướng đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới từ chính các nước EU và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm các nước EU công nhận. Ðối với các mặt hàng thời trang như giày dép, dệt may… cần chú trọng nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm để đáp ứng xu hướng biến đổi nhanh về thị hiếu của người tiêu dùng EU hơn là chú trọng việc giảm giá.
Trong xu hướng thị trường EU đang gia tăng nhập khẩu các sản phẩm có hàm lượng chế biến cao, hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng cần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa về cơ cấu cho phù hợp. Các doanh nghiệp cần đổi mới tư duy theo hướng đáp ứng nhu cầu về hàng hóa của thị trường, tránh tình trạng chỉ bán những hàng hóa theo chủng loại và số lượng mà doanh nghiệp đang sản xuất mà không tranh thủ thời cơ đầu tư chiếm lĩnh thị trường khi có cơ hội hoặc khi khách hàng có nhu cầu.
Để thu hút khách du lịch từ EU, cần đẩy mạnh quảng bá qua Internet, băng đĩa, ấn phẩm, catalogue…; tăng cường hợp tác, trao đổi tour với các công ty du lịch chuyên nghiệp của EU; thường xuyên nghiên cứu và cung cấp kịp thời cho các công ty du lịch Việt Nam thông tin về thị hiếu, nhu cầu, sở thích của khách du lịch EU; đa dạng hoá các loại hình du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của du khách EU, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học hiện đại trong phục vụ (đặt vé, thanh toán điện tử…), liên kết chặt chẽ với các hãng vận chuyển (đường không, đường bộ) và các nhà cung cấp dịch vụ khác (khách sạn, nhà hàng, khu du lịch…) để giảm giá thành mà vẫn bảo đảm chất lượng dịch vụ…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GioithieuchungEU.doc