Tiểu luận Học sinh phổ thông với môn học lịch sử

MỤC LỤC MỤC LỤC 2 PHẦN MỞ ĐẦU .3 I) LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 3 II) Ý NGHĨA CHỌN ĐỀ TÀI . 4 III) LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 6 IV) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 7 V) NGUỒN TƯ LIỆU 7 PHẦN NỘI DUNG . 8 I) TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔN HỌC LỊCH SỬ 8 II)TÌNH HÌNH HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CủA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 11 1) Một vài lí giải cho tình trạng học tập lịch sử của học sinh phổ thông 14 a) Những nguyên nhân làm cho học sinh thích học môn lịch sử ở trường phổ thông 14 b) Những nguyên nhân làm cho học sinh phổ thông không thích và học kém môn lịch sử 17 2) Một số biện pháp khắc phục tình trạng 20 a) Khơi dậy tình yêu lịch sư cho học sinh 20 b) Giúp học sinh học tốt môn lịch sử 22 III) PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ 23 1) Phương pháp học tập giúp cho học sinh học tốt môn Lịch sử 23 2). Một số biện pháp gây hứng thú cho học sinh học môn lịch sử 28 KẾT LUẬN 34 TÀI LỆU THAM KHẢO 35 PHẦN MỞ ĐẦU Đất nước ta, dân tộc Việt nam đã trãi qua hàng nghàn năm lịch sử, với nhiều thành tựu và chiến công huy hoàng, rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu của mình. Như chính Chủ tịch Hồ Chí minh đã dạy: Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam Đã là người việt nam thì dù ở đâu củng phải biết lịch sử nước mình vì đó là đạo lí muôn đời của dân tộc « uống nước nhớ nguồn ». Nhưng học và dạy lịch sử giờ đây không phải là chỉ ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hoặc chỉ ghi nhớ công ơn của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lí làm người Việt Nam ; vì đó chính là cái gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay. Lịch sử đóng một vai trò rất lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ và không thể thiếu được trong việc học tập của học sinh ngày nay là chủ nhân tương lai của đất nước . Chính vì thế môn học Lịch sử là một môn học đã được đưa vào giãng dạy ở các bậc học, nhưng đối với học sinh phổ thông hiện nay đặc biệt là giới trẻ, đều xem môn học lịch sử là một môn học nhàm chán và không thiết thực. Đa số học sinh hiện nay đặc biệt là học sinh phổ thông đều có một câu hỏi là “ Học lịch sử để làm gì ? và tại sao phải học môn học lịch sử .?” lịch sử là môn học rắc rối với quá nhiều sự kiện khó nhớ, dài dòng .Học lịch sử là không cần thiêt và học là chỉ lấy điểm cho qua thôi. Như vậy do đâu mà mà học sinh lại đưa ra ý kiến như vậy ? Có phải là do học sinh phổ thông hiện nay chưa nhận thức được ý nghĩa của môn học lich sử , lịch sử nghiên cứu cái gì? Do đó không xác định được mục đích học tập, không có phương pháp học tập đúng , từ đó nảy sinh quan niệm sai lầm về vai trò ý nghĩa môn học lịch sử. Hay là do tình trạng xem thường môn lịch sử như là môn phụ, ở phổ thông đã dẫn đến việc hạ thấp chất lượng dạy học môn lịch sử, làm ảnh hưởng đến việc giáo dục thế hệ trẻ,

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2475 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Học sinh phổ thông với môn học lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số phương thức sản xuất. Trong lịch sử chúng ta phân ra lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới có mối quan hệ qua lại với nhau Cần nghiên cứu lịch sử một cáh toàn diện, nghĩa là tìm hiểu những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, kinh tế , chính trị, van hóa, tư tưởng.. một cách cân đối có trọng tâm 2.Chức năng của khoa học lịch sử Hiện nay còn không ít người băn khoăn, thắc mắc «  học lịch sử để làm gí ? » và vì sao phải học lịch sử ? » sống, qua sách báo sẽ tìm ra những câu trả lời cho mình. Để gi. Trong sự phát triển mạnh mẻ của khoa học kỉ thuật như ngày nay vói quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước việc học lịch sử có lợi gì .. ? Mỗi người bằng thực tiễn cuộc úp trả lời cho câu hỏi chúng ta cần nghiên cứu hai vấn đề lớn . Chức năng và nhiệm vụ của môn lịch sử Vai trò, ý nghĩa của dạy học lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Bất cứ một khoa học môn học nào cũng đều hình thành, phát triển từ thực tế cuộc sống và khoa học chỉ thực sự chân chính khi chinh phục lợi ích của con người. a.Chức năng Là khôi phục, miêu tả , giải thích, hiện tượng lịch sử một cách chính xác, và đúng đắn để phục vụ xã hội, con người. Trên cơ sở thực hiện thức năng của mình, sử học góp phần giáo gục tình cảm, thẩm mỉ tư tưởng, đạo đức cho nhân dân, phục vụ lợi ích chính trị lâu dài Khôi phục và miêu tả hiện thực đúng như nó đã tồn tại trong quá khứ . Trên cơ sở xây dựng biểu tượng ấy , giải thích lịch sử .Đúng với sự phát triển hợp quy luật của xã hội đây là chức năng khoa học Phục vụ xã hội , phục vụ con người là chức năng xã hội, quy định nhiệm vụ của sử học b. Nhiệm vụ của sử học Nghiên cứu , học tập lịch sử để phục vụ con người trên các mặt nhận thức, giáo dục thực tiễn . Đó là nhiệm vụ thực tiễn chủ yếu của sử học xuất phát từ nội dung, đặc điểm chức năng của mình. Trong một tình hình nhất định , các khoa học và các hoạt động của xã hội đều phải phục vụ chung của đất nước, của dân tộc, của giai cấp và của nhân loại Thứ nhất nhiệm vụ giáo dưỡng , tức là cung cấp kiến thức lịch sử khoa học làm cho mỗi người hiểu biết chính xác, cơ bản, tương đối đầy đủ về sự kiện con người quá khứ . Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói  «  chúng ta nên nhìn lại những đoạn đường đã qua, rút ra những kinh nghiệm quý báu » Tri thức lịch sử còn tác dụng đến hiểu biết của con người về những vấn đề về van hóa, những vấn đề về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ có liên quan Thứ hai- nhiệm vụ giáo dục sử học. Sử học là một ngành của khoa học xã hội và nhân văn «  nó tham gia tích cực vào đời sống xã hội, bồi dưỡng sự phát triển về tình cảm, tư duy về biện chứng khoa học , lich sử còn giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc vói đất nước » Thứ ba- nhiệm vụ phục vụ cuộc đấu tranh xã hội, lao động sản xuất . Lich sử là quá trình thống nhất, đi lên xã hội loài người, từ quá khứ đến hiện tại và vươn tới tương lai Thứ tư- Sử học có tác dụng trong nhiều mặt của xã hội, trước hết là giáo dục tình cảm, đạo đức thẩm mỉ .. cho thế hệ trẻ Xác định chức năng nhiệm vụ của khoa học lịch sử giúp cho chúng ta hiểu rỏ vì sao phải học lịch sử. Đó không chỉ là sự hiểu biết đúng đắn quá khứ mà còn giúp chúng ta hành động tốt hơn hiện tại và tương lai Tình hình hỌc tẬp môn lỊch sỬ của hỌc sinh trung hỌc phỔ thông Qua điều tra thực tế, việc đánh giá thực trạng học tập môn lịch sử của học sinh trung học phổ thông như sau: Số phiếu phát ra 129 gồm những trường: THPT thực hành sư phạm TP Hồ Chí Minh, trường THPT Lý Thương Kiệt huyện Củ Chi Tp Hồ Chí Minh, trường THPT YÊN ĐỊNH II, huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa. Số học sinh trả lời thích môn lịch sử là: 90 em chiếm 67,77 % Số học sinh trả lời là không thích môn lịch sử là: 39 em, chiếm 30,23 % Với câu hỏi: bạn học môn lịch sử với thái độ như thế nào thì kết quả như sau Thích thú học: 74 em, chiếm 57,4 % Học chỉ để đối phó : 35 em, chiếm 27,1% Không chú tâm:20 em, chiếm 15,5% Qua hai kì thi đại học năm 2005 và 2007, kết quả như sau: Kì thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng năm 2005, môn lịch sử đã làm bàng hoàng không chỉ đối với thầy cô giáo, các em học sinh mà đối với toàn xã hội. sau đây là số liệu thống kê kết quả thi môn lịch sử ở một số trường đại học trong đơt xét tuyển năm 2005 Khoa lịch sử trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, những công trình khoa học tiêu biểu (1976-2006), nhà xuất bản giáo dục 2007 Trường đại học sư phạm Hà Nội;5399 thí sinh dự thi tì có đến 4038 thí sinh đạt điểm 3 trở xuống Trường đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh: trong số 9008 thí sinh dự thi, có 7296 thí sin đạt điểm 2 trở xuống, trong đó có khoảng 29% thí sinh đạt điểm 0 Trường đại học sư phạm Đà Lạt; 7807 thí sinh dự thi, có đến 4650 thí sinh đạt điểm 1 trở xuống Trường đại học sư phạm Đồng Tháp: 1374 thí sinh dự thi, có đến 1052 thí sinh đạt từ điểm 3 trở xuống Không riêng gì ở các trường sư phạm , các trường đại học, cao đẳng khác có thí sinh khối C dự thi cũng có kết quả tương tự Năm 2007, kết quả thi môn lịch sử kì thi đại học cao đẳng như sau Thí sinh đạt điểm từ 0,5 điểm đén 4,5 điểm chiếm 85,19% Thí sinh đạt điểm từ 5 đến 8 điểm chiếm 9,12% Thí sinh đạt điểm: 0 điểm chiếm 5,6% Thí sinh đạt điểm: 8,5 chiếm 0,07% Thí sinh đạt điểm: 9 điểm chiếm 0,02% Thực trạng học tập môn lịch sử của học sinh phổ thông dưới nhận xét của giáo viên dạy lịch sử như sau; _ Cô Trần Thị Viết Ngà, giáo viên dạy giỏi lịc sử trường thpt lê quý đôn tp hồ chí minh nhận xét: cô thấy học sinh rất chăm chú học môn lịch sử mà cô đang dạy, các em rất hứng thú học tập và tích cực tìm tài liệu liên quân đến môn học. Thế nhưng, học sinh lớp 12 thì có phần kém hơn học sinh lóp 10 và 11 _ Cô Lưu Thị Thủy, giáo viên lịch sử ở trường THPT Nguyễn Trãi, tỉnh Quảng Trị lại cho biết: “ đa số các em không chú trọng học lịch sử, điểm tổng kết chỉ từ 30-40% là khá tốt, còn lại là trung bình và yếu kém” _ Thầy Lê Ngọc Kí (57 tuổi), giáo viên lịch sử trường THPT Yên Định II, Yên Định Thanh Hóa nhận xét: “các em học sinh không hứng thú học tập môn lịch sử lắm vì coi đó là môn phụ” Qua phỏng vấn thực tế các em học sinh, chúng tôi cũng thu được những kết quả tương tự. đa số các em đều trả lời là không thích và không chú tâm học lịch sử, nhưng bên cạnh đó vẫn có các em trả lời la rất thích thú học tập và tìm hiểu những kiến thức lịch sử, ví nhu các em: Vũ Mai Cẩm Quỳnh, Lê Quang Thái, Võ Thị Ánh Nguyệt…ở trường THPT thực hành sư phạm Tp Hồ Chí Minh Qua những số liệu và những dẫn chứng cụ thể trên đây, chúng tôi đưa ra những kết luận về tình hình học tập môn lịch sử của học sinh THPT nhu sau: Số học sinh yêu thích môn lịch sử chiếm số nhiều hơn so với những học sinh không thích môn lịch sử. Song con số này lại không đúng lắm khi được phỏng vấn trực tiếp. Học sinh ở khu vực nông thôn thì thích môn học này hơn những học sinh ở thành phố. Dù là thích hay không thì số lượng các em chưa nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa thực sự của lịch sử là rất lớn (khoảng 90%). Các em chỉ “nói mồm” theo kiểu học vẹt vì vậy mà khi chúng tôi hỏi vào thực tế thì hầu như các em “bí đường”. các em đều không nhận thức được “ học lịch sử để làm gì”. Thực trạng về nhận thức là như vậy, còn về vấn đề các em học tốt hay không cũng rất nghiêm trọng. Điểm tổng kết chỉ đạt 40% khá trở lên, còn lai là trung bình và yếu, cả xã hội đang nhức nhối trước những kiến thức lịch sử của các em. Trong số những học sinh không thích học thì kết quả học tập lại vẫn tốt (theo sự đánh giá qua các kì kiểm tra ở trường), có rất nhiều học sinh yêu thích học sử nhưng thái độ học tập thì lại không tốt, các em không chú tâm học hoặc là chỉ học để qua được môn học này “ học chỉ để đối phó”. Với hy vọng và quyết tâm không để tình trạng đáng buồn như trên thì việc tìm hiểu tường tận những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó cùng vói việc đề ra những biện pháp khắc phục là điều vô cùng cần thiết Một vài lí giải cho tình trạng học tập lịch sử của học sinh phổ thông Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu tâm lí và những điều ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh phổ thông Hoạt dộng học tập của học sinh phổ thông đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở một mức độ cao hơn nhiều so với học sinh cấp II; đồng thời cũng đòi hỏi, muốn nắm được chương trình một cách sâu sắc thì cần phát triển tư duy lí luận Thái độ học tập của học sinh trong thời kì này đối với các môn học trở nên có sự lựa chọn hơn. Ở các em đã hình thành những hứng thú học tập gắn kiền với khuynh hướng nghề nghiệp. Thái độ học tập của các em được thúc đẩy bởi động cơ học tập, lúc này có ý nghĩa lớn nhất là động cơ thực tiễn (ý nghĩa thực tiễn của môn học đối với cá nhân, khả năng tiếp thu môn học của các em), động cơ nhận thức, sau đó là ý thức xã hội của môn học rồi mới đến động cơ cụ thể khác. Thái độ học tập của không ít em có nhược điểm là các em rất tích cực học tập một số môn mà các em cho là quan trọng đối với nghề mình đã chọn, mặt khác các em lại sao nhãng các môn học khác hoặc chỉ học để đạt điểm trung bình Từ những đặc điểm tâm lí trên kết hợp với các yếu tố ngoại cảnh sẽ tạo ra hoạt động học của các em. Muốn phát triển hoạt động học của các em theo hướng tốt hay không tốt thì người thầy cô phải hiểu rõ tâm lí của học sinh mình. Những nguyên nhân làm cho học sinh thích học môn lịch sử ở trường phổ thông Nguyên nhân chủ quan Theo con số thống kê cụ thể thòi số học sinh thích môn lịch sử chiếm 67,77%, trong số đó, câu trả lời thích môn học lịch sử vì (% so với tổng số học sinh yêu thích, có những họ sinh chọn 2 câu trả lời) Vì: tình yêu lịch sử sẵn có, chiếm 14,4% Vì: môn lịch sử gắn liền với cội nguồn của dân tộc, chiếm 64,4% Vì: môn lịch sử có ý nghĩa rất lớn và thiết thực trong cuộc sống , chiếm 22,2% Vì: các lý do khác, chiếm 14,4% Như vậy, ý thích chủ quan nghĩa là thích tìm tòi, khám phá các kiến thức lịch sử đã khiến học sinh thích học môn này. Lý do này chiếm 14,4% Thích lịch sử vì môn này gắn liền với cội nguồn của dân tộc, vì môn này có ý nghĩa rất lớn và thiết thực trong cuộc sống, chiếm 64,4% và 22,2%. Lý do này giải thích cho đặc điểm tâm lý học sinh ở lứa tuổi này đó là các em muốn nắm được chương trình một cách sâu sắc, đang phát triển tư duy lí luận. Bên cạnh đó cũng có những học sinh chọn khối C để thi vào đại học, vậy nên các em thích học và chăm chú học môn này là điều bình thường. Nhận thức được tầm quan trọng của môn này đối với xã hội và những ý nghĩa thực tiễn của môn lịch sử chứng tỏ tư duy của học sinh đã được phát triển . các em luôn tự ý thức được việc cần hiểu biết kiến thức lịch sử để giúp cho mình và xã hội trong tương lai. Có em cho rằng học lịch sử là học những “chiến lược và chiến thuật” kể cả về ngoại giao và quân sự của cha ông thời xưa để áp dụng một cách linh hoạt trong thực tế. các em cũng ý thức được rằng phải nhìn nhận đúng bản chất các ự kiện lịch sử mơi đánh giá được những gì đang xảy ra trong hiện tại, đó là điều vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ ngày nay Nguyên nhân khách quan So với những nguyên nhân chủ quan thì nhừng nguyên nhân khách quan thì những yếu tố khách quan lại tác động rất nhiều đến việc học lịch sử của học sinh. Trong quá trình học tập các em chịu rất nhiều tác động trực tiếp và gián tiếp từ bên ngoài vào việc học của mình. Cụ thể với môn học lịch sử các em chịu tác dộng của : phương pháp giảng dạy của giáo viên (rất nhiều), quan niệm về môn học (môn phụ, môn chính), quan niệm xã hội về môn học, tính thực dụng của môn học đó…trong đó nổi bật lên là yếu tố phương pháp giản dạy của giáo viên Rõ ràng hoạt động học của học sinh bị chi phối bởi hoạt động dạy của người giáo viên. Trong lứa tuổi này, dù sao tính thích chơi của học sinh cũng đang chiếm ưu thế, tuy đã có sự lựa chọn nghề nghiệp nhưng cũng chịu tác động từ bên ngoài (gia đình, xã hội). chính vì tính ham chơi đó mà việc giảng dạy môn lịch sử cũng phải thật sự mềm mỏng, tránh sự khô khan hay quá đao to búa lớn. Tại trường THPT Trưng Vương, Quận Hoàn Kiếm, Hà nội, có năm học khi được hỏi : lớn lên em sẽ làm nghề gì ? thì quá nửa học sinh trả lời là thích làm nhà khảo cổ học ! có được điều đó là do cô giáo nguyễn thu hà đã truyền cho các em sự đam mê môn sử. Cô Bích Tuyền, trường THPT Bùi Thị Xuân, Tp Hồ Chí Minh cho biết: “các em học sinh cô thấy cũng rất thích tìm tòi các kiến thức lịch sử đấy chứ. Cô chỉ cần ra những câu hỏi mới lạ không có trong sách giáo khoa thì lập tức thu hút được sự chú ý của học sinh” Cô Ngà trường THPT Lê Quý Đôn thì luôn nhấn mạnh rằng: Học sinh thích học và có học tốt môn lịch sử hay không phần nhiều do cách truyền đạt của giáo viên. ở trường, cô áp dụng giáo án điện tử cũng việc trình chiếu những thước phim hoạt hình có chứa đựng nội dung lịch sử đã làm cho học sinh rất thích thú và học tốt môn cô dạy Điều thứ hai tác động đến việc học tốt môn lịch sử của học sinh phổ thông đó là yếu tố xã hội. một thực tế cho thấy đó là rất nhiều thanh niên việt nam khi hỏi đến lịch sử trung quốc thì họ biết rất nhiều nhưng khi hỏi đế lịch sử việt nam thì họ lại tỏ ra lúng túng. Chúng ta hãy cùng nhìn vào thực tế mà xem, phim Trung Quốc tràn ngập thị trường việt nam, tiểu thuyết sử của Trung Quốc rất nhiều trên kêh sách ở Việt Nam, game online cũng chứa đựng nội dung lịch sử Trung Quốc…và đều được thanh niên Việt Nam đón nhận một cách hào hứng. Như vậy dù muốn dù không thì những kiến thức lịch sử đã vô tình ngấm vào người họ. Từ những yếu tố trong xã hội như vậy tạo nên một tâm lý thích lịch sử trong lòng mọi người và dó là cái nền để họ học tập tốt hơn môn lịch sử ở trường phổ thông Những nguyên nhân làm cho học sinh phổ thông không thích và học kém môn lịch sử Nguyên nhân chủ quan Từ những yếu tố xã hội như sự định hướng nghề nghiệp, trong xã hội hiện đại con người ta càng sống thực dụng hơn trước dẫn đến việc làm của họ luôn được tính toán cho hợp lí. Những việc làm mà ngay cả việc học của học sinh cũng vậy, học sinh chỉ học những môn nào mà các em cho là có tác dụng (như các môn tự nhiên) để khi thi vào các trường đại học các em dẽ tìm ngành hơn, việc làm và cơ hội để phát triển tài chính cũng dễ dàng hơn nếu học các môn khoa học xã hội, trong đó cóa môn lịch sử. những môn học mà các em ít thấy hoặc thậm chí không thể nhìn ra tác dụng của nó trong cuộc sống và tương lai của mình thì các em sẽ không chăm chú học tập Em Lương Vĩ Hào, lớp 12 trường thpt thực hành sư phạm khi được hỏi: Tại sao bạn không thích học môn lịch sử? Em trả lời: việc học lịch sử không giúp ích được gì cho em trên con đường nghề nghiệp sau này vì em đã chọn khối A để thi đại học Vậy tai sao bạn không chọn khối C để thi, mình thấy các kiến thức của khối C cũng khá lí thú đấy chứ ? Dạ không vì khối C cơ hội tìm kiếm việc làm rất ít và cũng sẽ không thể kiếm nhiều tiền bằng các ngành kối A ạ Theo bạn, kiến thức lịch sử có giúp ích gì cho bạn trong cuộc sống và ngay cả trong công việc ban sẽ làm sau này không ? Dạ không. Khi được chúng tôi giải thích và trao đổi một số vấn đề mà em vừa trình bày thì em mới nhận ra rằng mình đã hiểu sai về lịch sử và đã không phản đối ý kiến : môn lịch sử có ý nghĩa rất thiết thực trong đòi sống hiện tại và tương lai Bên cạnh lí do trên thì yếu tố tâm lý ở chính lứa tuổi các em cũng ảnh hưởng đến hoạt động học tập, cụ thể là môn lịch sử. như đã nói ở trên, các em rất tích cực học tập một số môn mà các em cho là quan trọng với nghề mà mình đã chọn, mặt khác sao nhãng việc học các môn học khác hoặc chỉ học để đạt điểm trung bình. Vì vậy mà đa số các em khi đã chọn những môn tự nhiên để học thì học rất chăm chỉ còn những môn khoa học xã hội thì hầu như các em chỉ học cho qua, trong đó có sự hiện diện của môn lịch sử. Trong khi thời gian học cho các môn học khác đã quá nhiều, kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa thì quá nhiều những con số, sự kiện gây tâm lí chán học cho các em. Đã có cả những câu hỏi châm biếm : “ sách giáo khoa lịch sử hay sổ ghi nợ” Một ý kiến của Mỹ Hương tại tp hồ chí minh, với email kukucamen@yahoo.com cho rằng : “Tôi thuộc thế hệ 8x, mới ra trường cách đây vài năm, nhưng cho đến bây giờ các sự kiện lịch sử trong suốt những năm học phổ thông tôi còn nhớ rất rõ mặc dù ngày dó tôi rất vất vả, ngoài giờ học phải đi làm thêm kiếm tiền phụ giúp cha mẹ nuôi các em. Có lẽ các em học sinh phải coi lại mình đi, cũng là chương trình học lịch sử ấy, cũng bằng ấy sự kiện sao các em lại không nhớ được, đừng đổ lỗi cho sách vở thầy cô nữa” Rõ ràng việc yêu thích và học tốt môn lịch sử hay không phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố chủ quan của mỗi con người. từ việc thích sẽ dẫn đến chăm chú học và học tốt là điều đễ hiểu Nguyên nhân khách quan Số liệu thống kê: lý do phải học thuộc nhiều chiếm 74,3%; còn lại là các lý do khác Phải thừa nhận rằng việc giảng dạy môn lịch sử là việc rất khố và những kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa là rất khô khan, học sinh rất khó tiếp thu. Trong những năm vừa qua, các thầy cô giáo dạy lịch sử ở các trường THPT có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và có những chuyển biến nhất định. Tuy nhiên, điều này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, chỉ có một số bộ phận giáo viên đổi mới được phương pháp giảng dạy mà thôi. Bộ phận đa số còn lain vẫn giữ cách dạy cũ đó là đọc và chép” còn nếu không lại là nhìn và chép ( sử dụng powerpoint không đúng cách ). Khi lên lớp thầy cô chỉ cho học sinh gạch chân những phần cần học thuộc trong sách giáo khoa. Những cách dạy nhàm chán như vậy lại lại áp dụng cho lớp học sinh đã bước sang thế kỉ XXI với những thay đổi về tâm sinh lí khác nhiều so với thời gian trước đó thì làm sao các em chấp nhận được. Các em mong muốn có nhiều sự năng động linh hoạt trong cách đánh giá nhìn nhận của mình chứ không phải là “thầy cô luôn luôn đúng” như ngày trước nữa. từ trước đến nay môn lịch sử luôn bị coi là môn phụ, học sinh không coi trọng môn lịch sử, giáo viên các môn khác không coi trọng giáo viên lịch sử và ngay cả ban giám hiệu cũng coi thường môn lịch sử dẫn đến việc giáo viên môn lịch sử cảm thấy mặc cảm và cũng không dốc hết sức mình vào việc giảng dạy thật tốt vì có tốt đến mấy thì cũng không được coi trọng ( cô phạm thị phượng trường thpt trưng vương, tp hồ chí minh) Nội dung chương trình và phân phối thời gian. Mỗi tuần học của học sinh phổ thông chỉ có một tiết lịch sử, với học sinh lớp 12 là 1,5 tiết. để đảm bảo dạy đúng chương trình và truyền đạt những kiến thức cơ bản nhất trong sách giáo khoa theo chương trình phân phối, giáo viên buộc phải “chạy bài”, nên chỉ có thể dừng lại ở việc giới thiệu cho học sinh những kiến thức thông sử cơ bản , vậy nên khô khan trong cách dạy của thầy cô cũng dễ hiểu. đã thế, trong vài năm trở lại, bộ giáo dục ra đề thi tốt nghiệp và đạo học lai ra theo hướng phải hiểu lịch sử, nhưng đáp án lại vẫn nghiêng về việc trình bày các sự kiện. sự không thống nhất và bất cập trong dây chuuyền: nội dung học-đề thi- đáp án đã ảnh hưởng đến rất nhiều kết quả học tập của học sinh Nội dung sách giáo khoa, nhất là phần lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay quá bất cập hình như nội dung chỉ mang tính một chiều, phô bày quá nhiều chiến thắng của ta mà ít nói đến sự mất mát, đó đâu phải là lịch sử. lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra chứ ? Tóm lại, lịch sử quân sự Việt Nam mà học sinh được nhìn thấy là “ chiến đấu và chiến thắng, điều đó có quá lố bịch bịch không khi mà trình độ nhận thức của học sinh bây giờ đã khác xa, hay người biên soạn cho rằng phải như vậy mới gây được lòng tự hào cho học sinh, như vậy có sai lầm hay không. Lịch sử là phải có đau thương, mất mát thì việc giành thắng mới có ý nghĩa thực sự Quan niệm xã hội về ngành nghề. Trong xã hội hiện nay người ta có xu hướng cho con em mình học và làm những ngành nghề về kinh tế, có thu nhập cao. Chính vì vậy mà lịch sử hay một số môn học khác dường như đã bị xã hội quên lãng. Các em học sinh lại là những người chịu ảnh hưởng ngành nghề nhiều nhất từ gia đình của mình. Những gia đình ở nông thôn muốn con mình học các ngành kinh tế để cải thiện tình hình gia đình, các gia đình ở thành phố cũng muốn con mình học về kinh doanh để dễ dàng hơn khi ra làm việc. hơn nữa trong xã hội hiện nay, rất ít người có cái nhìn đúng vê vai trò và vị trí của môn lịch sử…một xã hội đã không có những điều kiện thuận lợi nếu không muốn nói là hạn chế thì khó có thể làm cho lớp học sinh yêu thích và học tốt môn khoa học mà C. Mac đã cho rằng “là môn khoa học chân chính và duy nhất” Một số biện pháp khắc phục tình trạng Khơi dậy tình yêu lịch sư cho học sinh Một điều mà chúng ta phải thừa nhận rằng nếu có tình yêu thích, đam mê một thứ gì đó thi đó sẽ là động lực tốt nhất giúp chúng ta hoàn thành tốt công việc. Đối với lịch sử cũng vậy, để cho học sinh yêu thích môn lịch sử, trước hết thầy cô giáo phải cho học sinh thấy được các em sẽ nhận được những gì qua môn học này : niềm tự hào, tính thiết thực hay thoả mãn trí tò mò mà cao hơn nữa la phát triển tư duy...Một khi các em thấy được lợi ích thì mới mong các em nhìn đến sách vở một cách tự giác và dần trở nên yêu thích nhữn kiến thức đó. Muốn có được những điều trên, trước hết người giáo viên phải trau dồi kiến thức sâu rộng trong ngành nghề mình kết hợp với một chất giọng lôi cuốn và cách kể chuyện hấp dẫn. Giáo viên nên khéo léo lồng ghép những gì ngoài đời sống thực tại vào bài học. Ngoài đời sống có rất nhiều, mà hầu như mọi sự vật hiện tựơng đều chứa đựng nội dung lịch sử : một ngôi trường, một con đừơng, một bài hát...đều chứa đựng nội dung lịch sử riêng của nó, căn bản là người giáo viên phải biết tìm ra điều mình muốn nói qua sự vật hiên tượng đó. Ví dụ : cách mạng tháng Tám chỉ thấy nói chung chung trong toàn quốc, tại sao người giáo viên không tìm hiểu lịch sử địa phương đang dạy để kể cho học sinh biết về những ngày tháng rực lửa đó trên ngay quê hương học sinh... Sử dụng khoa học kĩ thuật vào bài giảng nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và sử dụng đựoc mặt ưu điểm của khoc học kĩ thuật. Không chỉ để cho học bằng tai, bằng tay mà còn bằng cả mắt ( biểu đồ, phim ảnh, tranh ảnh...). Như vậy thiết nghĩ việc dạy và học sẽ có ý nghĩa hơn Các chuyến đi thăm viện bảo tàng, nhan chứng sống để nghe chính họ kể về cuộc đời mình sẽ mang tính thực tế, thuyết phục hơn đối với học sinh, bên cạnh đó thay đổi được môi trường, tránh sự nhàm chán và mệt mỏi của những giờ học trên lớp. Cải tiến nội dung sách giáo khoa. Đưa những mẩu chuyện lịch sử vào bài học, giảm đến mức có thể những con số trong bài học : ví dụ kể về tên các địa danh ; tại sao lại có tên là bệnh viện Từ Dũ ? tại sao họ Vũ ở miên bắc lại phải đổi thành họ Võ ở miền nam ? Tại sao người miền nam gọi cây cảnh là cây kiểng... Nâng cao tầm nhận thức về môn lịch sử cho học sinh. Chúng ta luôn nói là môn lịch sử có ý nghĩa thiết thực trong đời sống nhưng hầu như giáo viên cấp III lại kông hề giải thích cho học sinh hiểu. Khi đựơc phỏng vấn và hỏi về ý nghĩa môn lịch sử thì đa số các em chỉ trả lời được là khơi dậy niềm tự hào dân tộc nhờ học sử mà không biết rằng cần dùng kiến thức lịch sử để nhìn nhận hiện tại và tương lai. Đôi khi những kiến thức cơ bản nhất về lịch sử dân tộc cũng chính là hành trang cần có để đi ra nứơc ngoài du học cho bất kì học sinh nào. Ngay cả thầy cô giáo khi được hỏi về ý nghĩa môn lịch sử trong đời sống cũng nhận được những câu trả lời rất sock , chưa đúng thì học sinh làm sao mà biết hết đựơc ý nghĩa môn học này. Xin được không nêu tên người thầy này, thầy trả lời rằng môn lịch sử chỉ có tác dụng khơi dậy niềm tự hào dân tộc cho học sinh chứ khong hề có tác dụng trong đời sống hiện tại. Tôi hỏ về vấn đề biển đảo hiện nay thì cũng cần cho thanh niên Việt Nam hiểu rõ mới mong có được niềm tự hào dân tộc thì thầy trả lời rằng : đó là việc của các nhà nghiên cứu chú đâu phải của chúng ta. một vấn đề liên quan đến độc lập chủ quyền của nước nhà mà thầy nghĩ rằng đó chỉ là việc của các nhà nghiên cứu ? Từ những biện pháp trên đây chúng tôi nghĩ rằng nếu làm được thì sẽ thay đổi được suy nghĩ của rất nhiều học sinh về « môn lịch sử khô khan này » Giúp học sinh học tốt môn lịch sử Đây là vấn đề của một dây truyền chứ không của riêng ai và thực hiện sẽ khó hơn cách làm cho học sinh yêu thích. Song đây lại là điều vô cùng cần thiết và sẽ phải thực hiện dù sớm dù muộn. Việc cải cách sách giáo khoa và chương trình học thật phù hợp là việc của bộ giáodục đào tạo và các nhà sử học. Các sự kiện phải đựoc thống nhất chứ không được để tình trạng như hiện nay giữa các sách lịch sử ( đặc biệt là lịch sử Việt Nam vì dẽ chỉnh sửa hơn lịch sử thế giới ) Khi môn lịch sử trở thành môn bắt buộc đối với học sinh thi vào các trường đại học hoặc khi xét tuyển việc làm như nhiều nước trên thế giới thì vị thế của môn lịch sử sẽ được đánh giá cao hơn và kiến thức lịch sử sẽ phải đến được với nhiều người hơn. Đây à việc của chính sách phát triển của nhà nước Ngành điện ảnh, các nhà xuất bản cũng là những ngành phục vụ đắc lực và có hiệu quả cho công cuộc « cải cách tình hình » học tập môn lịch sử của học sinh. rất nhiều sân khấu kịch ở thành phố hồ chí minh đã dàn dựng đựoc những tác phẩm lịch sử thu hút rất nhiều khán giả đến xem là một thực tế chứng minh cho sự hấp đãn của các kiến thức lịch sử khi được biểu hiện ở một góc độ khác. Việc xuất bản báo chí, truyện tranh ( ví như truyện tranh thần đồng đất Việt ) sẽ làm cho mọi lứa tuổi tiếp cận với nhũng kiến thức lịch sử, đặc biệt là trẻ em mà không hề cảm thấy khô khan bởi những con số, sự kiện. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ 1) Phương pháp học tập giúp cho học sinh học tốt môn Lịch sử Lịch sử là một môn học khó , gắn liền với những sự kiện và con số ngày tháng năm rất dài dòng và phức tạp và đặc biệt học lịch sử phải ghi nhớ và học thuộc nhiều. Nếu như chúng ta không có đam mê học và có phương pháp học hiệu quả, thì để học tốt môn Lịch sử là rất khó . Đối với học sinh phổ thông hiện nay tổng số tỉ lệ học sinh học tôt môn Lịch sử là rất thấp , khi hỏi học sinh về vấn đề học lịch sử thì học sinh đều nói rằng học Lịch sử rất là khó nhớ đặc biệt làd những con số, sự kiện, ngày tháng, địa danh hay những anh hùng dân tộc… gắn liền với sự kiện lịch sử, lịch sử là một môn học rộng.Như vậy làm sao hay có những biện pháp gì có thể giúp cho học sinh có thể học tốt hơn môn lịch sử , có thể nắm bắt ghi nhớ được sự kiện. như vậy để giải quyết vấn đề này học sinh phổ thông cần phải làm gì có biện pháp gì để khắc ghi nhớ tốt môn học lịch sử .Thứ nhất “những biện pháp giúp học sinh ghi nhớ sự kiên, rèn luyện trí nhớ” Như chúng ta đã biết, học Lịch sử đòi hỏi mỗi học sinh hay mỗi người học phải có một trí nhớ tốt, để nhớ được lâu thì trước hết học sinh phải xác định trước học lịch sử là để hiểu Lịch sử chứ không phải là học cho qua hay là học chỉ để đối phó mà học sinh phải có đam mê và có hứng thú học tập, thì mới đạt kết quả cao. Để có thể ghi nhớ được các sự kiện, những mốc thời gian hay tên những địa danh gắn liền với mốc sự kiện lịch sử, trước hết học sinh phải biết chọn lọc nhũng sự kiện chính và quan trọng để ghi nhớ chứ không phải là phải học thuộc hết tất cả những sự kiện có liên quan đến vấn đề lịch sử, học phải biết chọn lọc và ghi nhớ một cách có chủ định thì học lịch sử mới ghi nhớ được , bản thân mỗi học sinh phải xác định trước mục đích học của mình học để làm gì, từ đó có nổ lực ý chí nhất định để học cũng như những thủ thuật và các biện pháp để ghi nhớ .Để nhớ tốt học sinh nên gắn cá sự kiện ngày tháng quan trọng liên quan hoắc liên hệ với những ngày sinh nhật của những người thân của mình hay gắn với nó vào những con số mà mình thích .. phải nắm bắt sự kiện hiểu được sự kiện diễn ra như thế nào, từ đó nhập tâm học và ghi nhớ thì mới có hiệu quả . Một điều học sinh nên tránh nhưng đa số hiện nay đều học thuộc theo cách này là học vẹt hay học thuộc một cách máy móc, khi học như thế này học sinh sẽ không nắm bắt được các dữ kiện số liệu , sự kiện, như vậy học sinh sẽ không chịu tìm hiểu ý nghĩa của tài liệu hoặc lười tìm tài liệu,. Ghi nhớ máy móc thường thường dẫn đến sự lĩnh hội tri thức một cách hình thức và tốn thời gian. Đẻ khắc phục tình trạng này học sinh nên bám theo sách giáo khoa, học để hiểu vấn đề lịch sử chứ không phải học để nhớ mà phải ghi nhớ một cách có ý nghĩa dựa trên sự thông hiểu nội dung của tài liệu trên sự nhận thức vấn đề hiểu được vấn đề , biết lĩnh hội kiến thức cơ bản . học theo cách này sẽ giúp cho học sinh ít tốn thời gian và lĩnh hội một cách sâu sắc, bền vững và nếu quên thì cũng dể ghi nhớ lại. học sinh nên ghi nhớ theo thủ thuật như liên kết cá sự kiện theo vần điệu , hay tâp hợp những sự kiện quan trọng theo từng thời kì, tóm tắt và nêu lên những vấn đề lớn gắn sự kiện đó theo một mắt sích thời gian…Học lịch sử học sinh nên tránh học thuộc theo kiểu học vẹt, hay còn gọi là học để đối phó, học theo kiểu này rất nhanh quên, chỉ trong một thời gian ngắn thì tất cả số liệu, dử kiện sẻ trôi đi và ít đọng lại trong đầu các em . điều này thể hiện rõ qua các kì thi học kì, kì thi tuyển sinh.. học sinh thường để thời gian cận kề mấy ngày để tập trung đọc thuộc, nhiều học sinh nói rằng “ không hiểu tại sao em học thuộc hết rồi mà sao vào phòng thi lại quên mất chẳng nhớ gì cả” đây là một thực trạng phổ biến . Làm sao lại như vậy là do học sinh học theo kiểu học vẹt hay ghi nhớ máy móc .. khi cá em bị chi phối bởi cá yêí tố tâm lí như, hồi hộp lo lắng, căng thẳng , thiếu tự tin thì cá em sẻ quên hết bởi vì các em chỉ thuộc chứ không hiểu, một khi quên thì sẽ không ghi nhớ lại được . Không phải ai củng có trí nhớ tốt học một lần là nhớ mãi, mà để ghi nhớ được học sinh phải ghi nhớ lại hay học lại, xem lại nhiều lần để nhớ lại . khi đọc lại nhiều lần học sinh sẻ nhập tâm và nhớ lại nhiều hơn, ghi nhớ những gì mình đã quên , khắc phục được nhũng khó khăn nhất định. Khi nhớ lại các hình ảnh củ được khu trú trong đầu sẻ làm sống lại nhưng sự vật hiện tượng đã ghi nhớ trước đây mà không cần dựa vào sự tri giác lại những hình ảnh đối tượng đã gây nên hình ảnh đó. Những biện pháp chóng quên là: Phải tiến hành ôn tập ngay sau khi nhớ tài liệu, biết chọn lọc tài liệu ôn tập Phải ôn xen kẻ, không chỉ ôn liên tục một loại tài liệu, một môn học mà các em nên ghi nhớ ôn tập phân bổ thời gian hợp lí, ôn tập xen kẻ môn lịch sử với môn khác để tránh sự nhàm chán Cần phải tiến hành ôn tập thường xuyên, ôn rải rác, phân tán ra nhiều đợt không nên ôn tập liên tục trong một thời gian dài. Phải ôn tập một cách tích cực, cụ thể là tích cực nhớ lại và tư duy ôn tập, vận dụng nhiều giác quan vào việc ôn tập kết hợp xem hình ảnh chiến tranh , hay đọc những câu chuyện lịch sử, ghi lại sự kiện, xem phim tư liệu lịch sử. tích cực vận dụng, thực hành khi ôn tập Ôn tập nghỉ ngơi một cách hợp lí, có thể tham gia học nhóm trao đổi bài vói bạn bè, thầy cô, trao đổi kiến thức cho nhau. Tạo sự thoải mái, phát huy tư duy vừa học vừa giảm bớt căng thẳng khi nói chuyện với bạn bè Nên thay đổi phương pháp ôn tập hay các hình thức ôn tập , để có thể đạt kết quả cao. Có thể đọc , ghi mỗi ngày ghi nhớ một vài sự kiện Thứ hai “phát triển tư duy cho học sinh trong học tập lịch sử” Bên cạnh việc học lịch sử đòi hỏi học sinh phải có một trí nhớ tốt, là học tốt môn lịch sử , mà để học tốt môn Lịch sử thì còn có nhiều yếu tố khác chi phối đến việc học lịch sử. Một yếu tố không thể thiếu đối với học sinh học môn Lịch sử là yêu cầu phát triển tư duy Trong những vấn đề học lịch sử, là những chuỗi sự kiện dài dòng, học lịch sử gắn liền với lịch sử loài người từ khi con người xuất hiện với những mốc thời gian rất là dài,kiến thức cực kì rộng. Chỉ riêng nói về một vấn đề, trong phạm vi một giai đoạn nhỏ là nó đã liên kêt với nhũng kiến thức từ những giai đoạn trước, kiến thức phải nắm lsà rất nhiều. Cho nên đòi hỏi mổi học sinh phải có tư duy khái quát vấn đề , chọn lọc sự kiện, biết phân tích, tổng hợp khái quát vấn đề.. từ đó đưa ra những nhận định đánh giá, nhận xét đúng với giá trị lịch sử. thời kì lịch sử, nhân vật lịch sử. Để làm được điều này học sinh phải biết khái quát hóa vấn đề, từ những sự kiện , những con số, dữ kiện, nhân vật lịch sử hay những địa danh lịch sử, nó gắn liền với những giai đoạn nào và giai đoạn đó có nội dung gì? Có đặc điểm ý nghĩa như thế nào.học sinh phải tự soạn cho mình theo từng vấn đề một, chỉ cần nêu đặc điểm quan trọng, ý nghĩa quan trọng của từng thời kì đó..Khi nói đến vấn đề này đòi hỏi học sinh phải hiểu lịch sử, phải biết nắm vấn đề, đưa ra suy luận lôgic, liên tưởng ..Hiện nay học sinh phổ thông học lịch sử đang còn nhiều hạn chế về phát triể tư duy, các em chưa biết khái quát vấn đề mà chỉ biết trình bày hết những sự kiện theo sách giáo khoa đưa ra , chứ không biết tóm gọn. nhiều học sinh khi làm một vấn đề lịch sử hay trình bày một sự kiện lịch sử thường trình bày rất dài dòng, triển khai hết những gì có trong tài liệu, sự lôgic giửa từng vấn đề là không có , mà yêu cầu của môn Lịch sử là phải biết chọn lọc, liên kết giữa sự kiện này với sự kiện khác, rút ra những kết luận tóm gọn vấn đề một cách ngắngọn, khái quát yêu cầu học sinh phải hiểu vấn đề hiểu lịch sử. học sinh phải biết huy động vốn kiến thức, và sự hiểu biết nhì nhận đánh giá khách quan các vấn đề đã dược học phải biết sàng lọc những liên tưởng từ những sự kiện nêu lên nét nổi bật của từng vấn đề, từng thời kì lịch sử, phân tích tổng hợp, mổ sẻ, từ đó hợp nhất khái quát vấn đề tách biệt lại với nhau đưa ra kết luận chung nhất . Bên cạnh đó phải biết so sánh những sự kiện hay cuộc cách mạng này, nhân vật lịch sử này.. với những cuộc cách mạng hay cuộc khởi nghĩa, nhân vật lịch sử khác, để rút ra sự giống nhau và khác nhau và có liên quan với nhau như thế nào , rút ra đánh giá, nhận xét gì .. Thứ ba “Rèn luyện ngôn ngử cho học sinh” Thực tế cho thấy trong ngôn ngử của học sinh phổ thông, còn tồn tại khá nhiều nhược điểm không nhỏ về ngôn ngử, điều này ảnh hưởng đến phát triển năng lực tư duy của học sinh, khi diển đạt một vấn đề lịch sử nó thể hiện ở một số khía cạnh như: Học sinh không nắm chắc nghĩa của từ trong học tập lịch sử, học sinh thường phải tiếp xúc với những thuật ngử, những khái niệm, có nguồn gốc từ tiếng Hán , Tiếng Anh, tiếng Pháp.. nhiều học sinh khi hỏi về định nghĩa khái niệm , giải thích thuật ngử đều không trả lời được. Điều này dẫn đến hiểu sai và diễn đạt sai, ngoài ra học sinh còn có nhược điểm đó là câu viết sai ngử phá, thiếu từ và khả năng diễn đạt yếu, khi đưa ra yêu cầu đánh giá một sự kiện hay một nhân vật lịch sử các em thường đánh giá không đúng, việc khen hoặc chê tỏ ra khuôn sáo, cứng nhắc một chiều, chưa biết dựa vào việc phân tích đánh giá vấn đề một cáh khách quan khoa học Để khắc phục điều này thì học sinh cần dựa vào sách giáo khoa để chỉnh lí lại bài trên lớp, học sinh phải chỉnh lí nội dung lịch sử chính xác dùng từ ngữ chính xác, dùng đúng từ, câu viết có chọn lọc, không sai ngữ pháp. Ngoài ra học sinh phải biết dùng từ điển, để tra từ tìm nghiã của các từ nhất là thuật ngử, khái niệm lịch sử có trong sách giáo khoa. Sau mỗi chương hay mỗi phần chương trình thì cá em phải tự làm đề cương cho mình, làm bảng tổng kết, chuẩn bị đề cương trả lời câu hỏi có tính tổng hợp cao, tự giải thích thuật ngử, khái niệm quan trọng, giải thích đúng nghĩa của câu, diễn đạt đúng với ngữ pháp Thứ tư hướng dẫn “Tìm tài liệu” Để học tốt môn học lịch sử không chỉ nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa là đủ, mà học sinh phải bổ sung kiến thức cho mình bằng việc tìm tài liệu. kiến thức lịch sử là rất rộng có nhiều tài liệu tham khảo qua sách giáo khoa, sách tham khảo, tư liệu lịch sử qua tranh ảnh, phim tư liệu hết sức phong phú và đa dạng từ nhiều nguồn thông tin của nhiều tác giả. Mỗi tài liệu có những đánh giá khác nhau cho nên học sinh phải biết chọn lọc sưu tầm, trên cơ sở tài liệu học sinh phải biết phân tích tham khảo tìm tòi những sự kiện hay những nhận định đánh giá khách quan, công bằng, nhìn nhận đúng lịch sử, ngoài ra việc học hỏi tìm tòi những câu chuyện lịch sử hay những chiến công những trận đánh của những nhân chứng sống từ những vị lão thành cách mạng , học sinh sẽ hiểu hơn những giá trị lịch sử và những chiến công vang dội của cha ông, gọi dậy tình yêu quê hương yêu tổ quốc, và tự hào hơn những tấm gương anh dũng dã hi sinh bảo vệ đất nước bảo vệ tổ quốc. học sinh sẻ hình dung ra được những năm tháng chiến đấu gian khổ của cha ông phần nào tái hiện lên lịch sử. Có sự đam mê và học tập hơn, hiểu biết về kinh nghiệm, có cái nhìn khách quan hơn, sinh động hơn, thấy được giá trị lịch sử Thứ năm “Phương pháp học nhóm” Trong quá trình học tập môn học lịch sử, học nhóm củng là một trong những biện pháp giúp cho học sinh có thể trao đổi bài cho nhau, trau dồi bổ trợ kiến thức cho nhau, qua các buổi học nhóm nếu các em học nghiêm túc , trao đổi thoải mái với nhau những hiểu biết của mình khi đưa ra một vấn đề nào đó. Các em có thể tập trung một nhóm với nhau để học cùng trao đổi tài liệu , ý kiến đánh giá, thì một lần trao đỏi là một lần học sinh nhớ hơn, và được bạn bè đóng góp ý kiến những vhổ sai hoặc chổ còn thiếu của mình từ đó bản thân tiếp thu sửa đổi , thu thập những kiến thức giúp bản thân hiểu rỏ hơn thích thú học lịc sử. mặt khác qua việc họp nhóm không khí vui vẻ trong luc trao đổi bài sẻ giúp cho học sinh có tâm trạng thoải mái khi học bài tốt hơn Từ những phương pháp học tập nêu trên nếu mỗi học sinh tiếp thu thì các em có thể khẳng định rắng: “học lịch sử là không khó” khi bản thân học sinh có đam mê và chú tâm học và đặc biệt khi có phương pháp học khoa học, đúng đắn, phù hợp, thì sẻ nâng cao trình độ kiến thức và đạt kết quả cao trong học tâp 2). Một số biện pháp gây hứng thú cho học sinh học môn lịch sử Lịch sử là một môn học tồn tại ở trường phổ thông với tư cách một môn khoa học, bộ môn lịch sử ở trường phổ thông không phải là toàn bộ khoa học lịch sử mà chỉ bao gồm nững kiến thức cơ sở của khoa lịch sử. Bằng những nội dung được chọn lọc và cấu tạo theo yêu cầu của một cấp học, bộ môn lịch sử khôi phục lại cho học sinh những kiến thức lịch sử, bức tranh lịch sử gần đây nhưng nó tồn tại trong quá khứ. Tính khoa học của bộ môn lịch sử đòi hỏi kiến thức lịch sử không chỉ cung cấp cho việc miêu tả bề ngoài của sự kiện mà còn phải giải thích chúng, chỉ ra bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trên cơ sở những sự kiện cụ thể, bộ môn lịch sử khái quát sự thật lịch sử để hình thành cho học sinh các khái niệm lịch sử, từ đó giúp các em ngày càng đi sâu vào bản chất. Do đối tượng học tập của bộ môn lịch sử thuộc về khái quát cho nên thời gian càng lùi xa thì việc nhận thức bản chất của sự kiện và hiểu sâu vào sự kiện lịch sử càng khó. Thêm vào đó, học sinh không thể trực tiếp quan sát “trực quan sinh động” đối tượng nghiên cứu như các môn khoa học tự nhiên. Giáo viên cũng không thể tiến hành các thí nghiệm làm sống lại, xây dựng lại nhân vật lịch sử như đã tồn tại trong quá khứ. Vì vậy giáo viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp học sinh khôi phục lại “bức tranh quá khứ” lĩnh hội tri thức lịch sử và hiểu chúng, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiển. Để làm được điều này cũng như có thể giúp học sinh hiểu sâu và rõ hơn và học tốt hơn môn lịch sử, nhìn nhận đánh giá một cách đúng đắn thì giáo viên đứng lớp qua những giờ giảng trên lớp phải có những biện pháp gây hứng thú cho học sinh học tốt hơn môn lịch sử, giúp học sinh có thể nghe và tiếp thu một cách có hiểu quả, có thái độ học tập nghiêm túc, trở nên đam mê học môn lịch sử hơn. Trước hết để cho học sinh có thể tiếp thu và có hứng thú học môn lịch sử, thì người giáo viên phải có giọng nói, truyền cảm cho học sinh, lôi cuốn học sinh bằng ngôn ngữ giọng nói của mình; dẫn dắt đưa học sinh lôi cuốn vào bài học một cách chăm chú, giọng nói và ngôn ngữ nói tức là cách truyền đạt cho học sinh một cách truyền cảm cho học sinh, người giáo viên có thể thu hút được học sinh chăm chú vào bài giảng hơn. Đó chính là ngôn ngữ trao đổi trực tiếp với học sinh, và truyền đạt cho học sinh những kiến thức cơ bản của nội dung bài giảng, khi người giáo viên có thể truyền cảm cũng như giọng nói gây cho học sinh cảm thấy dễ nghe, dễ tiếp thu bằng ngôn ngữ nhẹ nhàng ấn tượng sâu sắc, xúc tích làm cho các em sẽ chăm chú vào cô giáo giảng bài hơn. Hai là một giáo viên đứng lớp thì việc truyền đạt kiến thức cho học sinh là một yếu tố cực kì quan trọng, những kiến thức đó không chỉ đáp ứng trong phạm vi bài giảng ở sách giáo khoa mà người giáo viên phải có kiến thức bên ngoài đưa vào bài giảng để cho học sinh có thể mở rộng vốn kiến thức hơn, những kiến thức bên ngoài là yếu tố thu hút nhiều học sinh chăm chú học bài hơn vì đây là những kiến thức bên ngoài mở rộng, nâng cao học sinh thường ít biết, khi giáo viên đưa vào bài giảng thì sẽ tạo sự bất ngờ, tò mò và hứng thú, nhiều vấn đề đòi hỏi các em phải suy nghĩ vận dụng tư duy của mình. Phải cập nhật thông tin hoặc nhiều kiến thức từ nguồn tài liệu bên ngoài, thì sẽ tạo cho học sinh có hứng thú học tập và trao đổi những vấn đề mình chưa biết khi giáo viên đưa ra, sẽ sôi nổi và lớp học trở nên chăm chú học bài hơn. Ba là trong việc truyền đạt kiến thức lich sử của giáo viên đứng lớp với cách truyền đạt theo sách giáo khoa thì sẽ rất khô khan và học sinh rất khó hiểu đối với một số vấn đề, để giúp cho học sinh tập trung thoải mái tiếp thu bài tốt hơn, thì giáo viên cần phải biết kết hợp với học lịch sử với các bộ môn khoa học khác như môn văn học, đưa ra những vấn đề lịch sử qua tác phẩm văn học trình bày, hay những bài hát về những chiến công, hay ca ngợi những vị anh hùng thì sẽ tạo được sự đa dạng trong bài giảng, giúp các em có thể kiến tạo và có thể hiểu rỏ được nhiều kiến thức hơn. Bốn là để góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động thì những mẫu chuyện gắn với bài học lịch sử đó là mẫu chuyện về các vị anh hùng, những tấm gương anh dũng hay những chiến công… khi đưa vào bài giảng thì sẽ thu hút sự tò mò tìm hiểu của học sinh về nhân vật này, hay nhân vật kia, gắn liền những miền quê hay các tỉnh nào, sẽ làm cho các em học sinh có thể hiểu biết hơn về sự kiện và nhân vật lịch sử, mà sẽ muốn khám phá tò mò tìm hiểu. Năm là trong những giờ lên lớp, với sự phát triển của công nghệ thông tin như ngày nay thì việc vân dụng công nghệ vào giờ dạy như trình chiếu phim ảnh, hình ảnh, soạn powerpoint, sẻ tạo được sự sinh động hơn cho bài giảng, giúp cho học sinh có những cái nhìn thực trong tái hiện lại được lịch sử qua những hình ảnh minh họa hay hình ảnh thật. Đặc biệt đưa những đoạn phim lịch sử hay những hình ảnh sẽ giúp cho học sinh có thể giải tỏa được tâm lý đó là chỉ ghi chép, thu hút các em vào học bài hơn, bởi vì tâm lý của các em luôn là mong muốn sự tò mò khác lạ đặc biệt là những hình ảnh hay phim ảnh, làm cho học sinh chăm chú nghe giảng và tiếp thu hiệu quả hơn. Khi đưa những đoạn phim hay hình ảnh thì người giáo viên phải lựa chọn những hình ảnh phù hợp có chọn lọc, sen kẻ nhau. Bên cạnh đó sử dụng hình ảnh hay đoạn phim vừa trình chiếu để đặt câu hỏi cho học sinh đặt câu trả lời, hoặc có thể cho các em nêu nhận xét và cảm tưởng sau khi xem đoạn phim hay hình ảnh vừa trình chiếu. Sáu là qua những bài giảng thì giáo viên đặt ra những câu hỏi, và gợi ý trả lời từ hình ảnh trực quan, giáo viên có thể đưa ra một nhân vật hay sự kiện nào đó với gợi ý là đưa lên những hình ảnh hay đoạn phim về nhân vật hay sự kiện đó. Với biện pháp này sẽ giúp cho học sinh phải suy nghĩ liên tưởng những sự kiện hay nguồn gốc liên quan để trả lời, thì lớp học sẽ sôi nổi hơn. Bảy là tùy những giờ giảng giáo viên cần tạo sự thoải mái học tập cho học sinh, tránh sự áp đặt về kiến thức, đưa ra câu hỏi động viên khích lệ học sinh tham gia phát biểu trao đổi bằng hình thức tuyên dương hay cộng điểm cho học sinh. Từ biện pháp này giúp cho học sinh có thêm quyết tâm học hơn, tham gia phát biểu nhiều hơn, giờ học sẻ trở nên sôi nổi hơn. Tám là giáo viên đưa ra những vấn đề về sự kiện, nhân vật hay một vấn đề nào đó về lịch sử… để cho học sinh thảo luận Xê Mi Na trên lớp, đóng góp ý kiến riêng của mình, tạo sự phản biển, đóng góp trao đổi quan điểm của mình các em có thể tự do tranh luận vói nhau, cùng đi sâu vào tìm hiểu vấn đề đó trước lớp, và các bạn sẽ bổ sung thêm. Sau đó giáo viên sẽ đưa ra đánh giá, kết luận và giải thích thêm cho các em một số vấn đề học sinh chưa thật hiểu. Hoặc giáo viên giao cho từng nhóm hay từng tổ chuẩn bị một số vấn đề khác nhau, để học sinh có thể bổ trợ thêm kiến thức với nhau. Khi tranh luận học sinh sẽ hăng hái tham gia phát biểu và đóng góp ý kiến nhiều hơn, tạo cho các em trao đổi như một diễn đàn trên lớp thì thu hút học sinh học bài hơn. Chín là do chương trình, kiến thức ở sách giáo khoa là rất nhiều giáo viên cần phải đề ra những phương pháp, phân tiết, phân bổ thời gian dạy trên lớp đảm bảo cho học sinh đầy đủ kiến thức, phải có những phương pháp tạo sự hứng thú phù hợp. Qua những tiết học giáo viên thường kiểm tra bài cũ, cho học sinh trả bài điều này sẻ tạo sự áp lực cho các em, phải học thuộc để trả lời như vậy sẽ không đạt kết quả cao, cho nên hạn chế kiểm tra 15’ đầu giờ cho học sinh trả lời mà giáo viên cộng điểm thêm cho những người tham gia nhiệt tình phát biểu ý kiến, trao đổi cộng điểm thuyết trình… cuối kì tổng kết lấy điểm 15’ nhằm tạo tính chủ động của học sinh. Mười là, kiểm tra ra đề tạo sự hứng thú cho học sinh làm bài như đưa ra hình ảnh, câu từ ngắn gọn, phù hợp, để cho học sinh trình bày vấn đề đó. Đề phải kết hợp với nội dung sách giáo khoa. Ví dụ như giáo viên cho một mốc thời gian, hay một sự kiện, nhân vật… ngắn gọn để cho học sinh suy nghĩ làm bài. Hay cho một số câu từ để cho học sinh có thể hoàn thành đoạn văn, tạo sự hiểu biết về môn học, phát huy tính sáng tạo cho học sinh. Mượi một là giáo viên cần tránh hiện tượng đọc chép, nên cho một số câu hỏi để cho học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà, khi đến lơp sẽ lấy tinh thần xung phong của học sinh, đóng góp ý kiến để xây dựng bài. Mười hai là tổ chức cho học sinh tham gia những buổi dã ngoại, hoạt động ngoại khóa, như tổ chức cho học sinh thi những trò chơi về lịch sử, gắn liền với sự kiện và nhân vật lịch sử. Tạo được sự vui chơi giải trí cho các em, lứa tuổi học sinh phổ thông rất ham chơi và hiếu động. Khi tổ chức trò chơi mang tính lịch sử sẽ giúp các em có hứng thú tham gia và cho các em nhập vai những nhân vật lịch sử thì các em có thể hiểu sâu hơn, và thoải mái hơn những giờ giảng dạy trên lớp. Bên cạnh đó tổ chức cho các em, đi tham quan các bảo tàng lịch sử hoặc cho các em gặp gỡ với những người lão thành cách mạng thì học sinh sẽ thấy được những giá trị lịch sử dân tộc. Phần nào các em được chứng kiến những di vật thật, do các cuộc chiến tranh để lại, sẽ kích thích sự tìm tòi, tinh thần yêu tổ quốc, quý trọng hơn giá trị lịch sử. Những trang sử không bao giờ phai. Qua những hoạt động này giáo viên cũng là người hướng dẫn viên cho các em tham quan và tìm hiểu lịch sử, tạo sự thân mật gần gủi hơn với học sinh, có thể giải đáp những thắc mắc của các em về những vấn đề lịch sử mà từ trước các em chưa được thấy mà chỉ nghe kể… Tạo được đam mê, giúp cho các em có ý thức học hơn. Việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền thụ những kiến thức cơ bản cho học sinh, người giáo viên giữ vai trò chủ đạo. Học sinh hiểu lịch sử như thế nào, và có đam mê học hay không, có chú tâm học lịch sử hay không, thì giáo viên là những người đưa đường chỉ lối, truyền thụ những kiến thức. Giúp các em nhìn nhận và đánh giá được hiện thực lịch sử, khơi dậy tình yêu lịch sử dân tộc và đất nước hơn. Để làm được điều này thì giáo viên cần có những biên pháp gây hứng thú cho học sinh qua những giờ giảng bài trên lớp, để cho học sinh nhìn nhận và ý thức được tầm quan trọng của bộ môn lịch sử . Những biện pháp gây hứng thú cho học sinh học môn Lịch sử ở trên lớp là hết sức quan trọng đối với một giáo viên giảng dạy ở trường phổ thông KẾT LUẬN “Học sinh phổ thông với môn học lịch sử” – một vấn đề hoàn toàn không mới nhưng vẫn luôn là đề tái nóng bỏng cần nhiều sự đánh giá, nhìn nhận và quan tâm của tất cả mọi người. Trong đời sống hiện nay những tưởng những người quan tâm đến lịch sử rất hiếm hoi, vậy mà không, bên cạnh những người không nhìn thấy, chưa nhìn thấy tầm quan trọng của lịch sử thì vẫn còn rất rất nhiều người quan tâm đến lĩnh vực này. Học sinh là lứa tuổi đang tiếp thu văn hoá một cách mãnh liệt nhất và đó cũng là những lớp người sau này sẽ tiếp nối cha ông viết tiếp những trang sử vẻ vang của dân tộc. Đã có rất nhiều người cho rằng học sinh thời nay không thích môn lịch sử và học kém môn này. Nhưng không, đó chỉ là cái nhìn một chiều của vấn đề. Thực sự có rất nhiều em học sinh cả ở nông thôn và thành thị quan tâm đến những kiến thức lịch sử chẳng qua sự quan tâm đó bị mọi người đánh giá qua những con số của các kì thi và cũng do chính yếu tố ngoại cảnh đã làm cho các em từ yêu thích trở thành không yêu thích thậm chí chán ghét mà thôi. Qua bài tiểu luận mà chúng tôi đã đi khảo sát thực tế này chúng tôi khẳng định rằng: tình yêu lịch sử của các em học sinh vẫn có và nó sẽ được bùng cháy mạnh mẽ khi có sự tác động tích cực. Một đất nước Việt Nam với bốn nghìn năm lịch sử và thực sự đã phải làm cho cả thế giới phải choáng ngợp bởi những kì tích mà dân tộc ta đã làm được từ ngàn năm trứơc. Thế nhưng, chính những thế hệ trẻ ngày nay do đã “chạy đua” với cuộc sống quá nhiều mà có lúc quên đi những giá trị đích thực của lịch sử. Thiết nghĩ rằng cuộc sống càng hiện đại bao nhiêu thì những giá trị của lịch sử càng quan trọng bấy nhiêu “Lịch sử là trí nhớ của một dân tộc. Nếu một dân tộc không có sự hiểu biết, giữ gìn đúng đắn lịch sử của mình thì cũng giống như một người mất trí nhớ hoặc thiểu năng trí tuệ”. Đây là thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến các em học sinh cũng như tất cả mọi người, hãy để cho quá khứ soi đường cho tương lai để dân tộc ta luôn hiên ngang sánh bước cùng các cường quốc năm châu trên thế giới TÀI LiỆU THAM KHẢO TƯ LIỆU SÁCH LÊ VĂN HỒNG (chủ biên)Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, nhà NXB giáo dục, Hà Nội năm 1995 Nguyễn Xuân Thức (chủ biên), giáo trình tâm lí học đại cương, nhà xuất bản đại học sư phạm, Khoa lịch sử trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, những công trình khoa học tiêu biểu (1976-2006), nhà xuất bản giáo dục 2007 Phan ngọc Liên, Nhập môn sử học, nhà xuất bản đại học sư phạm 2005 CÁC WEBSITE

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieuluan_1494.doc
Tài liệu liên quan