Do hạn chế về vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế của người viết nên tiểu luận này không tránh khỏi những sai sót và non nớt trong cách viết .Nhưng đây sẽ là một lần tập dượt và ôn lại nhưng kiến thức mà tôi đã được học ở trên lớp. Những đánh giá thực trạng cũng như những giải pháp đưa ra nhằm khắc phục công tác kế toán CPSXvà giá thành sản phẩm ở công ty gốm xây dựng Tam Đảo không tránh khỏi những non nớt và hời hợt trong suy nghĩ .Tuy nhiên , đây thực sự là kết quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc và hiệu quả của tôi. Từ những thiếu sót trong lần tập dượt lần này
tôi hy vọng sễ tự rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho những lần sau.
34 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty gốm xây dựng Tam Đảo- Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
lời mở đầu
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến sâu sắc từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần hoạ động theo cơ chế thị trường có sự quản lý cuả Nhà nước . Việc hạch toán kinh doanh của các đơn vị tiến hành hoạt động sản xuất không chỉ tạo ra nhiều sản phẩm có ích cho xã hội thoả mãn nhu cầu tiêu dùng mà phải bù đắp chi phí không ngừng tăng doanh lợi . Như vậy đòi hỏi mọi đơn vị khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất nào cũng phải quan tâm đến những chi phí bỏ ra sao cho với một lượng chi phí nhỏ nhất nhưng thu được hiệu quả kinh tế cao nhất .
Hoạt động trong cơ chế thị trường có cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải hạ thấp chi phí sản xuất gắn liền với hạ giá thành sản phẩm .
Tiểu luận “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty gốm xây dựng Tam Đảo- Vĩnh Phúc “ nhằm mục đích phản ánh tầm quan trọng của việc sử dụng có hiệu quả công cụ quản lý bằng kế toán để giảm CPSX và hạ giá thành sản phẩm , đồng thời phản ánh tình hình sử dụng công cụ quản lý này ở công ty gốm xây dựng Tam Đảo – Vĩnh Phúc.
Với những kiến thức được học từ các bài giảng trên lớp và sau một quá trình tự nghiên cứu cùng sự giúp đỡ quý báu của cô giáo phụ trách bộ môn nguyên lý kế toán cộng với những hiểu biết về công tác kế toán của Công ty gốm xây dựng Tam Đảo cũng như thu thập các thông tin từ các cán bộ kế toán của công ty , tôi đã hoàn thành tiểu luận này với mục đích duy nhất là hiểu sâu hơn những kiến thức cấn thiết cho một cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu trong tương lai.
Tiểu luận gồm 3 chương:
Chương I : Những vấn đề lý luận về kế toán CPSX và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp
Chương II : Tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Công ty gốm xây dựng Tam Đảo , Vĩnh Phúc
Chương III : Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sẩn phẩm ở Công ty
Chương 1
Những vấn đề lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp
I-Kế toán chi phí sản xuất:
1- Khái niệm và phân loại:
Khái niệm:
Chi phí sản xuất trong xí nghiệp công nghiệplà toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao dộng vật hoá mà doang nghiệp thực tế đã bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuẩt trong một thời kỳ nhất định được thể hiện bằng tiền.
1.2 Phân loại:
Phân loại chi phí là việc phân chia toàn bộ chi phí của doang nghiệp theo một tiêu chí nhất định nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Việc phân loại chi phí sản xuất có tác dụng kiểm tra và phân tích quá trình phát sinh chi phí, hình thành giá thành sản phẩm nhằm nhận biết và động viên mọi khả năng tiềm năng hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất của xí nghiệp.
a, Phân loại theo nội dung tính chất kinh tế
Chi phí nguyên vật liệu: là bao gồm toàn bộ ngyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế... doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ.
Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ số tiền lương phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương theo quy định của toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp loại này, có thể được chia thành hai yếu tố là chi phí tiền lương và chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và KPCĐ.
Chi phí khấu hao tài sản cố định: số trích khấu hao tong kỳ và toàn bộ tài sản cố định trong doanh nghiệp.
Chi phí dịch vụ mua ngoài là khoản chi trả các dịch vụ thuê ngoài, mua ngoài phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.
Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ chi phí bằng tiền ngoài các loại đã kể trên.
b, Phân loại chi phí sản xuất của doanh nghiệp theo mục đích công dụng của chi phí.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm cac chi phí về các loại nguyên vật liệu chính vật liệu phụ, nhiên liệu... sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện công việc lao vụ. Không tính vào khoản mục này những chi phí nguyên liệu, vật liệu dùng vào mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất chung hay cho những loại hoạt động ngoài lĩnh vực sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả, và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương theo quy định của công nhân( lao động) trực tiếp sản xuất, không tính vào khoẩn mục này khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo tiền lương của các nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp hay nhân viên khác.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung tại các bộ phận sản xuất ( phân xưỏng hội trại) bao gồm các điều khoản sau:
+ chi phí nhân viên phân xưởng ( đội trại )
+ chi phí vật liệu
+ chi phí dụng cụ sản xuất
+ chi phí khấu hao TSCĐ
+ chi phí dịch vụ mua ngoài
+ chi phí bằng tiền khác.
Phân loại chi phí sẩn xuất theo mục đích công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hoá giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau.
Ngoài hai cách phân loại chủ yếu trên trong xí nghiệp công nghiệp cón có thể phân loại theo các cách sau đây.
Căn cứ vào quan hệ giữa chi phí sản xuất và khôí lượng sản xuất có thể chia chi phí sản xuất thành: Chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Chi phí cố định ( chi phí bất biến ) là những chi phí không bị biến động trực tiếp theo sự biến đổi của khối lượng sản xuất sản phẩm.
Chi phí biến đổi (hay khả biến) là những chi phí biến động một cách trực tiếp theo sự thay đổi cuả khối lượng sản xuất sản phẩm.
Việc phân loại theo cách này có ý nghĩa rất lớn đối với công tác quản lý một xí nghiệp. Nó giúp cho các nhà quản lý tìm ra biện pháp quản lý thích hợp với từng loại chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm và điều quan trọng hơn là cho phép xí nghiệp xác định được khối lượng sản xuất để đạt được hiệu quả kinh tế cao.
c, Căn cứ vào phương pháp tập hợp chi phí sản xuất vào các đối tượng chịu chi phí có
Chi phí trực tiếp: là những chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định.
Chi phí gián tiếp: là những chi phí liên quan đến việc sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hoặc nhiều công việc khác nhau.
d, Theo nội dung cấu thành chi phí thì chi phí sản xuất được chia thành:
Chi phí đơn nhất: là chi phí chỉ do một yếu tố duy nhất cấu thành, không thể phân chia được nữa theo nội dung kinh tế.
Chi phí tổng hợp: là những chi phí do nhiều yếu tố chi phí đơn nhất khác nhau được tập hợp lại theo một công dụng hoặc một địa điểm như chi phí quản lý xí nghiệp, chi phí quản lý phân xưởng.
2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Đối tượng tạp hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất cần được tập hợp theo phạm vi giới hạn đó.
Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cố định :
Nơi phát sinh chi phí : Như phạm vi phân xưởng bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ.
Nơi gánh chịu chi phí: sản phẩm, chi tiết sản phẩm đơn đặt hàng, công trình, hạng mục công trình...
Tuỳ theo đối tượngtập hợp chi phí sản xuất đã được xác định mà áp dụng các phương pháp thích ứng sau:
Tập hợp chi phí sản xuất theo toàn bộ công nghệ sản xuất sản phẩm ( toàn doang nghiệp)
Tập hợp chi phí sản xuất theo từng giai đoạn công nghệ riêng biệt (từng phân xưởng sản xuất).
Tập hợp chi phí sản xuất theo từng nhóm sản phẩm, cụm chi tiết sản phẩm.
Tập hợp chi phí sản xuất theo từng thứ sản xuất, từng bộ phận chi tiết.
3. Nội dung, phương pháp kế toán chi phí sản xuất:
3.1 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
a, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tác sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ dịch vụ của doanh nghiệp trong các nghành công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông thông vận tải, bưu chính viễn thông...
Chi phí thực tế nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ được tính vào giá thành sản phẩm phụ thuộc vào các yêú tố sau:
Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp đưa vào sản xuất trong kỳ. Yếu tố này được xác định căn cứ vào chứng từ xuất kho và sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng có liên quan.
Trị giá nguyên vật liệu còn lại đầu kỳ ở các phân xưởng, địa điểm sản xuất nhưng đến cuối kỳ trước chưa sử dụng được chuyển cho kỳ này.
Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ nhưng đến cuối kỳ sử dụng không hết nhập lại kho hoặc để lại cho các địa điểm sản xuất sử dụng cho kỳ sau yếu tố này được sử dụng dựa vào các phiếu nhập kho vật liệu và phiếu báo vật liệu còn lại cuối kỳ.
Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) được căn cứ vào các chứng từ nhập kho phế liệu doanh nghiệp đã sử dụng trong kỳ hạch toán.
Chi phí Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá
NVL trực NVL sử NVL còn NVL còn phế liệu
Tiếp trong = dụng trong + lại đầu kì - lại cuối kỳ - thu hồi
Kỳ kỳ ở địa điểm chưa sử
Sản xuất dụng
Để tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621_chi phí NVL trực tiếp
Chi phí NVL trực tiếp tập hợp và phân bổ cho từng đối tượng được phản ánh qua sơ đồ sau:
152 621 152,153
Giá thực tếNVL xuất dùng NVL SD không hết nhập trả kho
Giá thực tế NVL chưa SD
hết cuối kỳ trước tại nơi
sản xuất
Trị giá NVL chưa SD hết 152,153,111,112
tại nơi SX cuối kỳ
Phế liệu thu hồi nhập kho hoặc
bán thu tiền trực tiếp
331
NVL mua ngoài xuất dùng
trực tiếp để SxSp, chưa trả
tiền người bán
111, 112, 141
NVL mua bằng TM, TGNH kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
Tiền tạm ứng xuất dùng
trực tiếp để Sx sản phẩm
B. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT)
CPNCTT là những khoản tiền phải trả cho công nhân viên trực tiếp sản xuất sản phẩm, hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
Kế toán sử dụng TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp.
Trình tự kế toán:
334 622 154
Tiền lương phải trả cho kết chuyển hoặc
Công nhân trong kỳ sản xuất phân bổ CPNCTT
335
Trích trước tiền lương
nghỉ phép theo kế hoạch
338
Trích BHYT, BHXH, KPCĐ
theo chế độ của công nhân SX
C. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là chí phí quản lý phục vụ sản xuất và những chi phí khác ngoài khoản NVL và nhân công trực tiếp phát sinh ở các phân xưởng các tổ đội sản xuất.
Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo yếu tố chi phí trên các tài khoản cấp 2 của TK 627- chi phí sản xuất chung như sau:
TK 6271 – Chi phí nhân viên (phân xưởng, đội trại sản xuất)
TK 6272 – Chi phí vật liệu
TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274 – Khấu hao TSCĐ
TK 6275 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278 – Chi phí khác bằng tiền
Trình tự kế toán
TK 334 TK 627 TK 154
Chi phí nhân công
TK 338
Kết chuyển chi phí
TK 152 sản xuất chung
Chi phí vật liệu
TK 153
Chi phí công cụ, dụng cụ
TK 142
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 331
Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 111, 112, 141
Chi phí bằng tiền khác
Sơ đồ: kế toán chi phí và giá thành
( phương phá kê khai thường xuyên )
TK 621 TK 154 TK 138, 152, 821
Trị giá SP hỏng bắt bồi
Thường, phế liệu thu hồi
Chi phí NVL trực tiếp do sản phẩm hỏng
TK 627 TK 155
Giá thành thực tế sản
Chi phí nhân công trực tiếp phẩm gửi bán không qua
kho
TK 157
TK 627 Giá thành thực tế sản
gửi bán không qua kho
Chi phí sản xuất chung TK 632
Giá thành thực tế sản
phẩm hoàn thành bán ngay
3.2 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Cũng tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên CPSX trong kỳ được tập hợp trên các tài khoản:
TK 621 – chi phí NVL thực tế
TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp
TK 627 – chi phí sản xuất chung
Tuy nhiên do đặc điểm của kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, TK 154 – chí phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên TK 631 – giá thành sản xuất.
Các nghiệp vụ kế toán chủ yếu:
Đầu tháng căn cứ vào số dư sản phẩm dở dang đầu kỳ của TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh, kết chuyển sang TK 631 – giá thành sản xuất kế toán ghi:
Nợ TK 631
Có TK 154
Cuối tháng kết chuyển chi phí nhân công thực tế, CPNVLTT, CPSX chung để tính giá thành:
Nợ TK 631
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 627
Trường hợp phát sinh sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được, căn cứ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, kế toán ghi:
Nợ TK 611
Nợ TK 138(1388) số tiền bồi thường
Nợ TK 821(nếu tính vào chi phí bất thường)
Có TK 631
Căn cứ biên bản kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở cuối tháng, kế toán ghi:
Nợ TK 154
Có TK 631
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ (kể cả nhập kho thành phẩm, gửi bán không qua kho, bán ngay cho khách hàng)
Nợ TK 632
Có TK 631
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
(phương pháp kiểm kê định kỳ )
TK 154 TK 631
Kết chuyển CPSXKD đầu kỳ
TK 611 TK 621 TK 611, 138,821
CPNVL trực tiếp Phế liêụ SP hỏng
thu hồi, trị giá
SP hỏng bắt bồi
thường tính vào
CP bất thường
TK 622
CPNC trực tiếp
TK 627 TK 632
CPSX chung Giá thành T.tế
SP hoàn thnàh SX
trong kỳ
II. Kế toán giá thành sản phẩm
1 Khái niệm và phân loại:
1.1, Khái niệm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao đoọng vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, và sản phẩm lao vụ đã hoàn thành.
1.2, Phân loại giá thành
a, Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
Giá thành kế hoạch: thường do bộ phận kế hoạch xây dựng trên cơ sở sản lượng kế hoạch và chi phí sản xuất kế hoạch.
Giá thành định mức: được tính trên cơ sở các định mức kinh tế, kĩ thuật hiện hành tại các thời điểm trong kỳ kế hoạch.
Giá thành thực tế: được tính trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế và khối lượng sản phẩm hoàn thành giá thành thực tée được tính sau khi kết thúc quá trình sản xuất. Giá thành thực tế là cơ sở để xác định giá bán sản phẩm, là căn cứ xây dựng giá thành kế hoạch cho kỳ sau đảm bảo tính tiên tiến và hiện thực.
b, Căn cứ vào phạm vi và các chi phí cấu thành, gồm:
- Giá thành sản xuất: bao gồm các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm(chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính cho sản phẩm công việc hay lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ của các doanh nghiệp.
Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ chỉ xác định và tính toán khi sản phẩm công viẹc hoặc lao vụ đã được xác nhận là tiêu thụ và là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận của doanh nghiệp.
2. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành:
2.1 Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành lả các loại sản phẩm, công việc hoặc lao vụ do xí nghiệp sản xuất ra đòi hỏi phai tính giá thành và giá thành đơn vị của chúng.
Xác dịnh đúng đối tưọng tính giá thành là việc làmmcần thiết dựa trên cơ sơ khoa học sau:
Về mặt tổ chức sản xuất: nếu tỏ chức sản xuất đơn chiếcthì từng sản phẩm, từng công việc sản xuất là đối tượng tính giá thành.
Về quy trình công nghệ:
+ Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm hoàn thànhở cuối quy trình sản xuất.
+ Nếu quy trình công nghểan xuất phức tạp, kiểu liên tụthì đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩmở giai đoạn chế biến cuối cùng, cũng cóthể là các loại bán thành phẩm hoàn thnàh ở từng giai đoạn sản xuất.
Mỗi đối tượng tính giá thành phẩm căn cứ vào đặc diểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất của chúng để xác định cho phù hợp.
2.2 Kỳ tính giá
là thời kỳ mà kế toán giá thành cần phải tiến hành tính giá cho các đối tượng tính giá thành. Viiệc xác định kỳ tính giá thành phải căn cứ vào đặc ddieemr tổ chức sản xuất sản phẩm để quy định cho thích hợp, có thể kỳ tính giá thành là một tháng, một quý hoặc kết thúc một chu kỳ sản xuất.
3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đẫ tập hợp được của kế toán để tính ra tổng giá thành, giá thành đơn vị của những sản phẩm, lao vụ đẫ hoàn thành theo các khoản mục chi phí đẫ quy định và đúng với kỳtính giá thành.
3.1 phương pháp trực tiếp hay phương pháp tính giá thành giản đơn
áp dụng trong từng trưòng hợp quy trìng sản xuất giản đơn chỉ tạo ra một sản phẩm hay nói cách khác đối tượng tập hợp chi phí phù hợp vơi sđối tượng tính giá thành.
Tổng giá thành Chi phí sản phẩm chi phí sản chi phí sản
Sản phẩm = dở dang đầu kỳ + xuất trong kỳ - phẩm dở
dang cuối
kỳ
Giá thành đơn Tổng giá thành sản phẩm
vị sản phẩm = Sản lượng sản phẩm hoàn thành
Nếu không có sản phẩm làm dở hoặc sản phẩm làm dở ít và ổn định giữa các kỳ thì tổng chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ cũng là tổng giá thành sản phẩm.
3.2 Phương pháp hệ số
Phương pháp hệ số được áp dụng trong các doanmh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau mà chi phí không tập hợp riêng cho từng sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.
Sản phẩm gốc = Sản phẩm qui ước = Sản phẩm loại I
Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm
của sản phẩm quy ước = Số lượng sản phẩm quy ước(sản phẩm gốc)
Giá thành đơn vị của Giá thành đơn vị của Hệ số suy đổi sản
sản phẩm từng loại = sản phẩm quy ước *phẩm từng loại.
Trong đó: Số lượng sản phẩm = Tổng số lượng sản * Hệ số quy đổi
quy ước (sản phẩm gốc) phẩm loại I sản phẩm loại I.
tổng gía thành sản phẩm = chi phí sản + chi phí - chi phí sản
của các loại sản phẩm phẩm dở dang sản xuất phẩm dở
đầu kỳ trong kỳ dang cuối kỳ
3.3 Phương pháp tỷ lệ.
áp dụng với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm có quy cách sản phẩm rất khác nhau như may mặc, cơ khí chế tạo.
Giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch hoặc * tỷ lệ chi phí
sản phẩm từng loại định mức đơn vị thực tế
sản phẩm của từng loại
Tỷ lệ chi phí = Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm
Tổng giá thành định mức( hoặc kế hoạch)
của các loại sản phẩm
3.4 Phương pháp loại trừ chi phí sản phẩm phụ
áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuấtbên cạnh những sản phẩm chính thu được những sản phâm phụ( như các doanh nghiệp chế biến đường bia…)
tổng giá thành = giá trị SPPD + tổng chi phí – gtrị sản – gtrị sản phẩm
sản phẩm chính sản xuất phát phụ thu chính D D
chính đầu kỳ sinh trong kỳ hồi cuối kỳ.
Giá thành đơn vị sản = tổng giá thành sản phảm chính
phẩm chính số lượng đơn vị sản phẩm chính.
3.5 Phương pháp tổng cộng chi phí
Phưong pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuấtlà các bộ phận, các chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.
Tổng giá thành sản phẩm =C1+C2+…+Cn.
Trong đó: C1: là chi phí giai đoạn 1
C2: là chi phí giai đoạn 2
Cn: là chi phí giai đoạn n
Gía thành một đơn vị sản phẩm= tổng gí thành sản phẩm
Số lượng đơn vị sản phẩm thực tế hoàn thành
3.6 Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này áp dụng thích hợp đôí với những sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, quá trình sản xuất sản phẩm qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến liên tiếp theo một quá trình nhất định chu kỳ sản xuất ngán và xen kẽ liên tục, bán thành phẩm của giai đoạn trước cho đối tượng chế biến của giai đoạn sau.
Phương pháp tính giá thành có hai phương án:
3.6.1 . Phương pháp tính giá thành phân bước có giá bán thành phẩm
Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp xác định đối tưọng tính giá bán là bán thành phẩm và thành phẩm.
Công thức tính:
Z1=C1+Dđk1-Dck1.
Và Z1=
Trong đó: Z: tổng giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn I
Z1: giá thành đơn vị của bán thành phẩm ở gai đoạn I
C1: tổng chi phí sản xuất đã tập hợp ở giai đoạn I
Dđk1và Dck1: chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ ở
giai đoạn I
Tiếp theo căn cứ vào giá thành thực tế của bán thành phẩm tự chế ở giai đoạn I đã tính chuyển sang giai đoạn II và các chi phí sản xuất khác đã tập hợp được ở giai đoạn II để tình tiếp tổng giá thành và giá thành đơn vị do bán thành phẩm tự chếhoàn thành ở giai đoạn II theo công thức.
Z2=Z1+ C2+ Dđk2- Dck2.
Và z2=
Cứ tiến hành tiếp tục như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng( giai đoạn n). công thức tính tổnggiá thành và giá thành đơn vịcho bán thành phẩm tự chế hoàn thành ở giai đoạn là.
Zn=.
Và ztp=
3.6.2 Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm.
Phương pháp này áp dụng thích hợp cho từng truờng hợp xác định đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở gia đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng.
Chi phí sản xuất trong từng giai đoạn trong thành phẩm tính toán theo công thứ sau:
Czi=
Trong đó: Czi: Chi phí sản xuất giai đoạn i trong thành phẩm.
Ddki: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳcủa giai đoạn i.
Qdi: Số lượng sản phẩm dở dang của giai đoạn i
Ci: Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn i.
Qtp: Số lượng thành phẩm ở giai đoạn cuối.
Công thức tính giá thành:Ztp=
3.7 Tính giá theo phương pháp đơn đặt hàng
áp dụng phương pháp này dối với những doanh nghiệp tổ chức sản xuấtđơn chiếc, hàng loạt vừa và nhỏ theo đơn đặt hàng.
Để tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng ké toán tiến hành lập bảng tính giá thnàh cho từng đoưn hàng riêng biệt và chi tiết theo từng khoản mục của chi phí.
Bước 1:- Tính chi phí trực tiếp cho từng đơn hàng
- Tính chi phí sản xuất chung tập hợp riêng cho từng đơn hàng, sau đó phân bổ theo từng tiêu thức hợp lý.
Bước2: Cuối kỳ nếu chưa hoàn thành đơn đặt hàng thì chưa tính giá.
Bước 3: Cuối kỳ nếu đơn đặt hàng hoàn thành thì tính Z.
Zđơn đặt hàng= Dđk+ PS –Dck.
Zđơn vị trong sản phẩm đơn hàng= Tổng Z đơn hàng
Số lượng sản phẩm hoàn thành
chương II
tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty gốm xây dựng tam đảo Vĩnh phúc
I. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Gốm xây dựng Tam đảo được thành lập vào tháng 6/1964
Trụ sở chính đóng tại Quất lưu huyện Tam đảo tỉnh Vĩnh phúc. Trước đây có tên là xí nghiệp ngói Quất lưu thuộc ngành xây dựng có nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại gạch ngói phục vụ cho ngành xây dựng. Khi mới thành lập xí nghiệp chỉ có những lò nung gạch ngói thủ công và tổng số vốn ban đầu là: 200 triệu đồng.
Vốn cố định là: 150 triệu đồng
Vốn lưu động là: 50 triệu đồng
Với tổng số công nhân là 310 người có cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu. Sau nhiều năm xây dựng và trưởng thành qua nhiều giai đoạn nhất là từ khi chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xí nghiệp luôn sản xuất có hiệu quả, quy mô ngày càng phát triển. Đến tháng 10/1995 xí nghiệp được Nhà nước đầu tư cải tạo lò nung TUYNEL và đổi tên xí nghiệp thành Công ty Gốm xây dựng Tam đảo có nhiệm vụ chuyên sản xuất gạch và gốm xây dựng, có quy mô sản xuất trên 20 triệu sản phẩm năm, với đội ngũ công nhân được đào tạo lại cùng với ban giám đốc và lãnh đạo Công ty có trình độ quản lý và kỹ thuật.
Trải qua thực tiễn sản xuất kinh doanh cơ chế thị trường có những quyết định đúng đắn đổi mới công nghệ. Định hướng lại phương hướng sản xuất đúng đắn phù hợp với cơ chế thị trường, hiện nay Công ty có chức năng sản xuất và hoạt động kinh doanh tổng hợp. Địa bàn hoạt động của Công ty là tỉnh Vĩnh phúc và các địa phương trên Miền bắc. Đến thời điểm hiện nay tháng 3/2000 với tổng số vốn: 12.612.372.444,đ
Vốn cố định: 11.425.812.324,đ
Vốn lưu động: 1.186.560.120,đ
Với tổng số cán bộ công nhân viên là 352 người
Trình độ cán bộ Công ty:
Trình độ Đại học 35%
Trình độ Trung cấp 15%
Công nhân kỹ thuật (bậc cao): 20%
Công nhân thường: 30%
II.Tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty gốm xây dựng Tam Đảo _Vĩnh Phúc :
1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
- Chi phí sản xuất ở Công được phân loại theo công dụng kinh tế của chi phí bao gồm các khoản mục:
- Chi phí NVL trực tiếp gồm: Đất, than, dầu công nghiệp
Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lương công nhân sản xuất, tiền BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn và các khoản phụ cấp như: Phụ cấp trách nhiệm, độc hại... của công nhân sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: Khấu hao TSCĐ, sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, tiền điện , tiền lương, BHXH của nhân viên quản lý phân xưởng, các khoản chi khác bằng tiền... để phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng.
Trên cơ sở phân loại chi phí sản xuất thành các khoản mục như trên kế toán Công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất như sau:
Đối với những chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp với các loại sản phẩm ở từng phân xưởng thì tiến hành tập hợp trực tiếp cho loại sản phẩm đó theo từng phân xưởng, đối với những chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều loại sản phẩm thì tiến hành phân bổ gián tiếp cho các loại sản phẩm đó.
1.1 . Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp
- Chi phí sản xuất trực tiếp là những chi phí có quan hệ trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất mỗi loại sản phẩm.
- Chi phí sản xuất trực tiếp của Công ty Gốm xây dựng Tam đảo Vĩnh phúc gồm 2 khoản mục chi phí là:
+ Chi phí NVL trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
Đối với loại chi phí này kế toán Công ty sử dụng phương pháp kế toán tập hợp chi phí trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định.
Căn cứ vào tài liệu hạch toán ban đầu khi tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng.
a. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp
Trong sản phẩm của Công ty Gốm xây dựng Tam đảo chi phí NVL trực tiếp thường chiêm một tỷ lệ lớn khoảng 70% giá thành.
Chi phí NVL trực tiếp của Công ty bao gồm các loại sau:
- Vật liệu chính dùng cho sản xuất: Đất, than ....
- Vật liệu phụ: Than cám , dầu công nghiệp
- Nhiên liệu: Than, điện, dầu DIEZEN, mỡ...
Nguyên vật liệu tham gia vào sản xuất sản phẩm được hạch toán trên tài khoản 152: Nguyên liệu, VL
Chi tiết:
TK 1521 - NVL chính
TK 1522 - Vật liệu phụ
TK 1523 - Nhiên liệu
Công cụ dụng cụ được hạch toán trên TK 153
Trong tháng 3 năm 2000 do nhu cầu tiêu thụ nên công ty chỉ sản xuất sản phẩm là gạch rỗng 2 lỗ để cung cấp cho thị trường nên trong chuyên đề này chỉ đề cập đến việc tập hợp chi phí và tính giá thành của sản phẩm gạch rỗng 2 lỗ .
Trong tháng 3 năm 2000 kế toán căn cứ vào nhu cầu của bộ phận sản xuất. Kế toán lập phiếu xuất nguyên liệu chính dùng cho sản xuất thể hiện qua bảng sau:
Bảng kê xuất nguyên liệu chính dùng cho sản xuất tháng 3 năm 2000
Biểu số 1
Số chứng từ
Tên NVL chính
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
( đồng )
Thành tiền
(đồng)
01
02
Xuất đất
Xuất than
m3
tấn
6.839
397,59
10.400
214.540
71.125.600
85.298.900
Cộng
156.424.500
Bảng kê xuất nguyên vật liệu phụ dùng cho sản xuất tháng 3/2000
Biểu số 2
Số chứng từ
Ngày tháng
Tên vật liệu phụ
ĐVT
Số lượng
( đ/ lít )
Đơn giá
Thành tiền
(đồng)
03
04
05
8/3/99
16/3/99
25/3/99
Xuất dầu bôi trơn
Xuất dầu bôi trơn
Xuất dầu bôi trơn
lít
-
-
125
198
251
9.500
9.500
9.500
1.187.500
1.881.000
2.384.500
Cộng
5.453.000
Bảng kê xuất nhiên liệu tháng 3/2000
Biểu số 3
STT
Tên vật liệu
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
1
2
Than ( tấn )
Dầu DIEZEN ( lít)
214.540
3.800
111
500
23.813.940
1.900.000
Cộng
25.713.940
Khi xuất kho NVL dùng cho sản xuất kế toán theo dõi số phát sinh thông qua sổ chi tiết nhập - xuất - tồn vật liệu. Cuối tháng tiến hành lập ²bảng kê xuất kho để tính khối lượng thực tế đã xuất ở phân xưởng theo đơn giá hạch toán của từng thứ vật liệu thực tế tính từ bảng kê xuất kho.
Sau khi tính hệ số giá vật liệu xuất dùng kế toán Công ty tiến hành lập bảng phân bổ số 2 ²Bảng phân bổ NVL và công cụ dụng cụ² (xem biểu số 04) với số liệu thực tế chi phí nguyên vật liệu xuất dùng và chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng tháng 3/2000 kế toán Công ty định khoản như sau:
Nợ TK 621 : 187.591.440
Có TK 152 : 187.591.440
TK 1521 : 156.424.500
TK 1522 : 5.453.000
TK 1523 : 25.713.940
Cơ sở để lập bảng phân bổ số 2 là căn cứ vào các chứng từ gốc và các tài liệu liên quan để tập hợp từng yếu tố chi phí sản xuất phân loại theo các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Công ty tính giá thực tế VL, và công cụ, dụng cụ xuất kho theo giá thực tế bình quân gia quyền. Theo phương pháp này giá thực tế VL, công cụ, dụng cụ xuất kho được căn cứ vào số liệu xuất kho trong kỳ và đơn giá thực tế bình quân thực tế bình quân được tính:
Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho ´ đơn giá thực tế bình quân
Đơn giá Giá trị NVL tồn đầu kỳ + Gíá trị NVL nhập trong kỳ
thực tế =
bình quân Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Chi phí NVL trực tiếp được phản ánh vào bảng kế số 4 phần TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp với số liệu thực tế tháng 3/2000. Hạch toán chi tiết chi phí này khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán ghi:
Nợ TK 621
Có TK 152, 153 (chi tiết cho từng loại NVL)
b. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp:
ở Công ty chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ gồm: Tiền lương chính, tiền lượng phụ, các khoản phụ cấp, tiền BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan.
Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622.
Qua thực tế nghiên cứu tại Công ty cho thấy: Đối với chi phí tiền lương của công nhân sản xuất kế toán căn cứ vào định mức lao động, tính ra lương để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm và lập bảng phân bổ tiền lương vào cuối tháng.
Đối với các chi phí còn lại là chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ Công ty thực hiện trích theo tỷ lệ quy định hiện hành của Nhà nước cụ thể KPCĐ trích ra 2% trên tổng quỹ lương, BHXH 15% và BHYT 2% vào giá thành trên lương cơ bản của cán bộ công nhân viên.
Để hạch toán chi tiết các chi phí này tại Công ty khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán Công ty ghi:
Nợ TK 622 : 16.773.580
Có TK 338 : 16.773.580
3382 : 1.765.640
3383 : 13.242.300
3384 : 1.765.640
Cùng với việc xác đinh phương pháp tính lương công nhân sản xuất như vậy và tỷ lệ trích các loại bảo hiểm như trên, Công ty tiến hành tập hợp chi phí nhân công trực tiếp như sau:
- Tại phân xưởng: Nhân viên kế toán Công ty trực tiếp theo dõi và hướng dẫn quản đốc phân xưởng các biểu mẫu chứng từ ghi chép ban đầu như: Bảng chấm công, phiếu ghi hưởng BHXH, BHYT... sau đó lập 1 báo cáo sử dụng thời gian lao động thực tế của công nhân sản xuất. Sau đó nhân viên kế toán tiền lương Công ty tập hợp số liệu ghi chép và số ngày công làm việc thực tế, số ngày công nghỉ hưởng BHXH cũng như các loại ngày công khác để tính chi phí tiền lương và các khoản phải trả khác cho công nhân sản xuất ở phân xưởng. Đồng thời căn cứ vào chi phí tiền lương đã xác định được kế toán Công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân viên sản xuất ở phân xưởng.
Việc phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ thực tế được thực hiện trên bảng phân bổ số 01 - Trích bảng phân bổ tiền lương và BHXH của Công ty tháng 3/2000 (xem biểu số 05)
Số liệu từ bảng phân bổ số 01 phản ánh chi phí nhân công trực tiếp sẽ được phản ánh trên bảng kê số 04
Biểu số 06 - Tập hợp chi phí theo phân xưởng
Theo định khoản:
Nợ TK 622
Có TK 334
Có TK 338
1.2 . Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
ở công ty chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK 627 - Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý phục vụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, công cụ, dụng cụ, chi phí dịch cụ mua ngoài và các khoản chi phí bằng tiền khác phục vụ cho sản xuất quản lý phân xưởng.
- Từ bảng phân bổ tiền lương và BHXH của nhân viên phục vụ và quản lý sản xuất ở các phân xưởng kế toán tập hợp để lên bảng kê số 04 căn cứ vào định khoản:
Nợ TK 627 (1) : 3.795.250
Có TK 334 : 2.964.000
Có TK 338 : 831.250
Từ bảng phân bổ NVL và CCDC, kế toán tập hợp được chi phí NVL, CCDC dùng cho phân xưởng để lên bảng kê 04 căn cứ vào định khoản:
Nợ TK 627 (2) : 11.295.000
Có TK 152 : 2.875.000
Có TK 153 : 8.420.000
Chi phí khấu hao được tập hợp vào chi phí sản xuất chung TK 6274 công việc này do kế toán TSCĐ thực hiện.
Những TSCĐ đưa vào sử dụng tháng này, tháng sau Công ty trích khấu hao. Những TSCĐ giảm tháng này thì lại không trích giảm khấu hao.
Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao
phải trích = phải trích + tăng - giảm
tháng này tháng trước tháng này tháng này
Số liệu tính toán được phản ánh trên bảng phân bổ số 03
(Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ)
Biểu số 06 - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tháng 3/2000
STT
Chỉ tiêu
Nơi sử dụng
Toàn XN
TK 627
CPSX chung
TK 642
chi phí QLDN
NG
Số KH
I
II
III
IV
Khấu hao TSCĐ đã trích tháng trước
Khấu hao TSCĐ tăng tháng này
Khấu hao TSCĐ giảm tháng này
Khấu hao phải trích tháng này
13.544.549.000
0
0
13.544.549.000
57.500.000
0
0
57.500.000
45.255.000
0
0
45.255.000
12.245.000
0
0
12.245.000
Từ bảng phân tích và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán tập hợp và ghi vào bảng kê số 04 căn cứ vào định khoản:
Nợ TK 627 (4) : 45.255.000
Có TK 214 : 45.255.000
- Từ nhật ký chứng từ số 1, 2 (ghi có TK 111, 112) kế toán sẽ tập hợp được khoản chi tiền mặt , tiền gửi ngân hàng dùng cho sản xuất chung như các khoản phải trả lãi tiền vay vốn ngân hàng dùng cho sản xuất kinh doanh , các khoản chi phí bằng tiền khác như tiền điện dùng trong sản xuất kinh doanh ghi sang bảng kê số 04 căn cứ vào định khoản:
Nợ TK 627 (8) : 83.367.000
Có TK 111, 112 : 83.367.000
Kết cấu của bảng kê số 04 của Công ty Gốm xây dựng Tam đảo như sau:
Các TK ghi có gồm: TK 142 ,152, 153, 214, 331, 334, 338, 621, 622, 627, NKCT số 1, 2.
TK ghi nợ gồm: TK 154, 621, 622, 627
Sau khi khóa sổ vào cuối tháng hoặc cuối quý được dùng để ghi nhật ký chứng từ số 7 (biểu số 08)
2. Tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm
Cuối tháng căn cứ vào tổng cộng bên nợ các TK 621 , 622 ,627 trên bảng kê 4 kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất vào TK 154 cũng trên bảng kê 4 theo định khoản :
Nợ TK 154 : Chi phí SX KD dở dang : 187.591.440
Có TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 187.591.440
Nợ TK 154 : 105.056.175
Có TK 622 : 105.056.175
Nợ TK 154 : 229.031.000
Có TK 627 : 229.031.000
3. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang .
Tại công ty Gốm xây dựng Tam Đảo giá trị sản phẩm làm dở dang được thực hiện theo phương pháp NVL trực tiếp và phản ánh chi phí đó vào TK 154 (Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang)
Tháng 3 năm 2000 tại công ty có số liệu về sản xuất sản phẩm gạch rỗng 2 lỗ như sau :
- Sản phẩm hoàn thành là : 2.950.000 viên
- Sản phẩm làm dở : 2.100.000 viên
- Chi phí NVL trực tiếp : 187.591.440 đồng
- Chi phí dở dang đầu kỳ : 650.000.000 đồng
Vậy chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ sẽ là:
650.000.000 + 187.591.440
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = x 2.100.000
2.950.000 + 2.100.000
= 348.305.351 đồng
4. Kế toán tính giá thành sản phẩm ở công ty Gốm Xây dựng Tam Đảo :
4.1 Đối tượng tính giá thành .
Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ là giản đơn khép kín, xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất theo từng sản phẩm do đó đối tượng tính giá thành của Công ty là những loại sản phẩm do bộ phận sản xuất gạch sản xuất ra .
4.2 Kỳ tính giá thành .
ở công ty kỳ tính giá thành được xác định hàng tháng ( Cuối tháng ) .
4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty
Hiện nay ở Công ty Gốm xây dựng Tam đảo chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm chủ yếu là gạch xây các loại, còn sản phẩm ngói là mặt hàng sản xuất phụ với số lượng ít và từ đầu năm 2000 đến nay không có khách hàng đặt nên hầu như không sản xuất vì vậy việc tính giá thành sản phẩm ở Công ty chỉ tính cho một loại sản phẩm là gạch xây.
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn theo công thức sau:
Tổng Giá trị Chi phí Giá trị
giá thành = SP dở dang + sản xuất - SP dở dang
sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Giá thành Tổng giá thành
đơn vị =
sản phẩm Sản lượng sản phẩm hoàn thành
Vậy giá thành sản phẩm gạch ở bộ phận sản xuất gạch tháng 3/2000 như sau:
- Để tập hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang:
Nợ TK 154 : 521.678.615
Có TK 621 : 187.591.440
Có TK 622 : 105.056.175
Có TK 627 : 229.031.000
- Trong tháng 3/2000 số lượng gạch sản xuất được là: 2.950.000 viên
Khi đó:
Tổng giá thành sản phẩm = 650.000.000 + 521.678.615 - 348.305.351
= 823.373.264
Giá thành
đơn vị 823.373.264
sản phẩm = = 279 đ/ viên
gạch rống 2.950.000
2 lỗ
Vậy giá thành đơn vị sản phẩm trong tháng nhập kho là 279đ/1đơn vị sản phẩm gạch rỗng 2 lỗ .
* Tính giá thành sản phẩm phụ: Sản phẩm phụ của Công ty là những viên gạch sau khi sản xuất không đủ tiêu chuẩn nhập kho như: Không đảm bảo chất lượng, bị vỡ, bị mẻ... được loại ra bãi nhưng vẫn còn giá trị, loại sản phẩm này được tính theo từng quý tuỳ vào điều kiện hư hỏng của sản phẩm. Đối với Công ty khi tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm trừ vào chi phí như: Chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung.
- Từ kết quả tính toán trên kế toán lập bảng tính giá thành tháng 9/năm 1999 như sau: (Biểu số 10)
Biểu số 10: Bảng tính giá thành sản phẩm gạch rỗng 2 lỗ tháng 3/2000
Đơn vị: Đồng
Khoản mục
Chi phí SX trong kỳ
Già thành tồn kho DD đầu kỳ
Già thành tồn kho DD cuối kỳ
Thành phẩm nhập kho (viên)
Tổng giá thành sản phẩm
Giá thành SP đơn vị
Tổng chi phí
Trong đó: 621
622
627
521.678.615
187.591.440
105.056.175
229.031.000
650.000.000
348.305.351
2.950.000
823.373.264
279
Chương III :
tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty gốm xây dựng tam đảo- vĩnh phúc
I. Đánh giá thực trạng
1. Nhận xét chung
Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển Công ty gốm xây dựng Tam Đảo từ chỗ chỉ là một là một xí nghiệp nhỏ có cơ sở kỹ thật, vật chất nghèo nàn. Hiện nay Công ty không ngừng lớn mạnh, cùng với 352 cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm quản lý kinh tế giỏi, công ty đã đạt được những thành công lớn trong hoạt động xản suất kinh doanh. Công ty đã cung cấp cho thị trưòng những sản phẩm có giá trị kinh tế đặc biệt góp phần không nhỏ vào việc khẳng định vị trí của mình trong nghành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Được như vậy là do công ty không ngừng cải tiến về mọi mặt sản xuất, quản lý kinh tế...qua thời gian thực tập tại công tygốm xây dựng Tam Đảo tôi đã học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Được công ty quan tâm, củng cố hoàn thiện, nó thực sự trở thành công cụ quản lí và hạch toán của doanh nghiệp. Sau đây là nhận xét của tôi về công tác tổ chức hạch toán kế toán của công ty.
2.Ưu điểm :
Bộ máy kế toán của công ty được bố trí sắp xếp gọn nhẹ, phân công công việc hợp lí phù hợp với đặc điểm quản lí sản xuất và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hạch toán cũng như trình độ của mỗi cán bộ kế toán.
Kế toán công ty đã sử dụng các chứng từ ban đầu, sổ chi tiết, bảng kê theo đúng quy định của hình thức kế toán nhật ký chứng từ.
Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty được thực hiện nghiêm túc và khẩn trương, sự luân chuyển, sổ sách, số liệu và công việc, kiểm tra đối chiếu diễn ra thường xuyên ăn khớp và nhịp nhàng.
Các thông tin đem lại từ bộ phận kế toán thường kịp thời với yêu cầu quản lý và kiểm tra của nội bộ công ty cũng như các cơ quan tổ chức bên ngoài. Song bên cạnh những ưu điểm đó kế toán của công ty nói chung và kế toán chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm nói riêng vẫn còn một số vấn đề cần phải xem xét và hoàn thiện hơn nữa
3. Nhược điểm:
Thứ nhất: Việc hoạch toán kế toán chi phí sản xuất của công ty chưa theo đủ, đúng trình tự, làm tắt và bỏ qua một số bảng biểu như nhật ký chứng từ số 1, số 2 vì vậy công tác kiểm tra đối chiếu khi có sai sót sẽ gặp khó khăn.
Thứ hai: trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế công ty có phát sinh cáckhoản thiệt hại trong sản xuất ( chủ yếu là sản phẩm hỏng) hiện nay các khoản chi phí này chưa được hạch toán và phân bổ cho những đối tượng thích hợp việc ngừng sản xuất bất thường tại công ty chưa được theo dõi để có biện pháp xử lý, công ty cần chú ý quan tâm đến vấn đề này để tăng thêm độ chính xác cho gía thành sản phẩm.
Thứ ba: việc hạch toán công cụ lao động nhỏ TK 6272 trong “ bảng phân bổ nguyên vật liệu và CCDC” là chưa đúng tính chất, nội dung của đối tượng chịu chi phí.
Thứ tư: Hình thức trình bày cột ghi có TK334 trong bảng phân bổ tiền lương chưa rõ ràng và cụ thể ( chi tiết) các khoản cần phải bổ sung.
II. Một số kiến nghị đề xuất :
Qua nhận xét trên ta nhận thấy sơ bộ thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty. Bên cạnh những mặt tích cực trong quá trình hạch toán sẽ không tránh khỏi những mặt chưa hoàn toàn hợp lý và chưa thật tối ưu. thời gian thực tập tìm hiểu ở công ty vơí lý thuyết đã được học ở trường tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhỏ sau đây:
ý kiến 1: Việc hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất (bao gồm những thiệt hại ngừng sản xuất và thiệt hại nsanư phẩm hỏng)
Trong quá trình SXKD của công ty có phát sinh những khoản thiệt hại trong sản xuất mà chủ yếu là sản phẩm hỏng không đủ tiêu chuẩn chất lượng, còn thiệt hại ngừng sản xuất tại công ty ít khi có tuy nhiên vẫn có thể xảy ra. Nếu công ty theo dõi và hạch toán chi tiết được các khoản này sẽ đảm bảo mặt hiệu quả cho chi phí phát sinh vì đánh giá thiệt hại sản phẩm hỏng sau một quá trình sản xuất, công ty có thể rút ra kinh nghiệm và đưa ra biện pháp khắc phục để giảm bớt thiệt hại sản phẩm hỏng, có thể là bảo dưỡng máy móc thiết bị, giám sát chặt chẽ khâu kĩ thuật trong quá trình sản xuất. Mặt khác nếu công ty hạch toán thiệt hại trong sản xuất sẽ đảm bảo tính chính xác trong việc tính giá thành sản phẩm sản xuất ra. Theo ý kiến của bản thân, đối với thiệt hại về sản phẩn hỏng, cuối kì thống kê phân xưởng phải kết hợp với các bộ phận kĩ thuật để xác định số lượng sản phẩm hỏng trong kì, từ đó căn cứ vào định mức và giá thực tế của từng yếu tố để tính chi phí thiệt hại phát sinh trong kì-phần này hạch toán như sau :
Nợ TK152-NL,vật liệu( phế liệu thu hồi)
Nợ TK138(8)-phải thu khác
Nợ TK111-tiền mặt
Nợ TK821-chi phí bất thường(nếu tính vào C/chi phí bất thường)
Có TK154-chi phí SXKDDD
ýkiến 2: Trước đây trong” bảng phân bổ NVL và CCDC” hạch toán CCDC(TK153) vào TK6272 chi phí vật liệu như sau:
Nợ TK6272: 8.420.000
Có TK153: 8.420.000
ở phần nhận xét ta đã nói hạch toán như vậy là chưa đúng tính chất, nội dung của đối tượng chịu chi phí mà phải hạch toán vào TK6273 chi phí dụng cụ sản xuất như sau:
Nợ TK6273: 8.420.000
Có TK153: 8.420.000
ýkiến 3 : Về hình thức trình bày cột ghi có TK334 trong ” bảng phân bổ tiền lương” theo tôi nên làm rõ ràng và cụ thể như sau:(biểu số 11).
kết luận
Do hạn chế về vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế của người viết nên tiểu luận này không tránh khỏi những sai sót và non nớt trong cách viết .Nhưng đây sẽ là một lần tập dượt và ôn lại nhưng kiến thức mà tôi đã được học ở trên lớp. Những đánh giá thực trạng cũng như những giải pháp đưa ra nhằm khắc phục công tác kế toán CPSXvà giá thành sản phẩm ở công ty gốm xây dựng Tam Đảo không tránh khỏi những non nớt và hời hợt trong suy nghĩ .Tuy nhiên , đây thực sự là kết quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc và hiệu quả của tôi. Từ những thiếu sót trong lần tập dượt lần này
tôi hy vọng sễ tự rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho những lần sau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1082.doc