Tiểu luận Khái niệm, mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của từng bộ phận trong cơ cấu pháp luật
I.Đặt vấn đề.
C.Mac từng nói: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó.” Vì vậy, quản lý xã hội là yếu tố cần thiết tất yếu của đời sống cộng đồng xã hội. Khi xã hội phát triển tính chất xã hội hóa của các hoạt động xã hội ngày càng cao càng cần phải đề cao vai trò của quản lý, đề cao tính tổ chức và ý thức tự giác, tinh thần làm chủ của mỗi người. Một trong những phương tiện giúp con người (giai cấp thống trị) quản lý xã hội tốt và dễ dàng hơn đó chính là các quy phạm pháp luật.
Trong bài luận này, chúng ta sẽ cùng xem xét các khái niệm, mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của từng bộ phận trong cơ cấu pháp luật.
II.Giải quyết vấn đề.
1.Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật.
1.1Khái niệm.
1.2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật.
2. Cơ cấu quy phạm pháp luật.
2.1.Giả định
a. Khái niệm.
b. Mục đích, ý nghĩa.
c Yêu cầu.
2.2. Quy định.
a. Khái niệm.
b. Mục đích, ý nghĩa.
c Yêu cầu.
2.3. Chế tài.
a. Khái niệm.
b. Mục đích, ý nghĩa.
c. Yêu cầu với từng loại chế tài.
III. Kết thúc vấn đề.
DANH MỤC TÀI LIỆU
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Khái niệm, mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của từng bộ phận trong cơ cấu pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề.
II. Giải quyết vấn đề
1. Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật.
2. Cơ cấu quy phạm pháp luật.
III. Kết thúc vấn đề
Danh mục tài liệu
I.Đặt vấn đề.
C.Mac từng nói: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó.” Vì vậy, quản lý xã hội là yếu tố cần thiết tất yếu của đời sống cộng đồng xã hội. Khi xã hội phát triển tính chất xã hội hóa của các hoạt động xã hội ngày càng cao càng cần phải đề cao vai trò của quản lý, đề cao tính tổ chức và ý thức tự giác, tinh thần làm chủ của mỗi người. Một trong những phương tiện giúp con người (giai cấp thống trị) quản lý xã hội tốt và dễ dàng hơn đó chính là các quy phạm pháp luật.
Trong bài luận này, chúng ta sẽ cùng xem xét các khái niệm, mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của từng bộ phận trong cơ cấu pháp luật.
II.Giải quyết vấn đề.
1.Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật.
1.1Khái niệm.
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những định hướng nhất định.
1.2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật.
Qui phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, vì vậy nó mang đầy đủ những đặc tính chung vốn có của một qui phạm xã hội như : là qui tắc xử sự chung, là khuôn mẫu để mọi người làm theo, là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Thông qua qui phạm pháp luật ta biết được hoạt động nào có ý nghĩa pháp lý, hoạt động nào không có ý nghĩa pháp lí, hoạt động nào phù hợp với pháp luật, hoạt động nào tráI với pháp luật.v.v. Ví dụ : Để biết được đâu là hoạt động tình cảm, đâu là hoạt động pháp luật chúng ta phải căn cứ vào các qui phạm pháp luật. Để đánh giá hành vi nào là trộm, hành vi nào là cướp… phải căn cứ vào các qui phạm của luật hình sự.
Ngoài những đặc tính chung của qui phạm xã hội thì quy phạm pháp luật còn có những đặc tính riêng là :
Quy phạm pháp luật luôn gắn liền với nhà nước. Chúng do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hoặc phê chuẩn, Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp.
Quy phạm pháp luật thể hiện ý chí Nhà nước.
Quy phạm pháp luật được đặt ra không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Vì vậy, quy phạm pháp luật được đặt ra không phải chỉ để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung.
Nội dung mỗi qui phạm pháp luật thường thể hiện hai mặt : cho phép hoặc bắt buộc.
Quy phạm pháp luật vừa mang tính xã hội, vừa mang tính giai cấp. Giữa các qui phạm pháp luật luôn có sự liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau tạo nên một hệ thống pháp luật thống nhất cùng điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
2. Cơ cấu quy phạm pháp luật.
2.1.Giả định
a. Khái niệm.
Giả định là một phần của quy phạm pháp luật trong đó nêu ra những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ tác động đối với những chủ thể (tổ chức, cá nhân) nhất định, nói cách khác giả định nêu lên phạm vi tác động của quy phạm pháp luật đối với cá nhân hay tổ chức nào? Trong những hoàn cảnh, điều kiện nào?
Chẳng hạn, Điều 95 Luật khiếu nại, tố cáo 1998 quy định: “ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật”. Phần giả định của quy phạm này là: “ Cơ quan, tổ chức , cá nhân có thành tích trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân”.
b. Mục đích, ý nghĩa.
Phần giả định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Tổ chức, cá nhân nào? Trong những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) nào? Thông qua phần giả định của quy phạm pháp luật chúng ta biết được tổ chức, cá nhân nào? khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện nào? thì chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó. Việc xác định tổ chức, cá nhân nào và những hoàn cảnh, điều kiện nào để tác động là phụ thuộc vào ý chí của nhà nước.
c.. Yêu cầu.
Những chủ thể, hoàn cảnh, điều kiện nêu trong phần giả định của quy phạm pháp luật phải rõ ràng, chính xác, sát với tình hình thực tế, tránh tình trạng nêu mập mờ, khó hiểu dẫn đến khả năng không thể hiểu được hoặc hiểu sai lệch nội dung của quy phạm pháp luật.
Trong phần giả định nêu phạm vi tác động của quy phạm pháp luật. Do vậy, khi xây dựng pháp luật cần phải dự kiến được mức tối đa những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) có thể xảy ra trong đời sống thực tế mà trong đó quan hệ xã hội cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật.
Các tổ chức, cá nhân khi thực hiện pháp luật cần phải nhận thức thật chính xác xem chủ thể nào chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó. Chẳng hạn, Khoản 1 Điều 102 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 quy định: “ Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Hoàn cảnh ở đây là: “người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”, nhưng chủ thể chịu sự tác động của quy phạm này không phải là tất cả những người trong hoàn cảnh đó mà chỉ gồm những người: “tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết”. Như vậy, trong cùng một hoàn cảnh nhưng không phải mọi tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh ấy cũng chịu sự tác động của quy phạm đó mà chỉ là những chủ thể có liên quan đến phần chỉ dẫn (mệnh lệnh) của quy phạm mới chịu sự tác động của quy phạm (chủ thể được, buộc phải thực hiện quy phạm đó hoặc bị áp dụng quy phạm đó).
Giả định của quy phạm pháp luật có thể giản đơn (chỉ nêu một hoàn cảnh, điều kiện). Ví dụ: “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật” (Điều 80 Hiến pháp 1992) hoặc có thể phức tạp (nêu lê nhiều hoàn cảnh, điều kiện). Ví dụ: “Người nào thấy người khác đang ở tring tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (Khoản 1 Điều 102 Bộ Luật hình sự 1999).
Những hoàn cảnh, điều kiện và chủ thể được nêu trong phần giả định các quy phạm pháp luật có thể được nêu theo cách liệt kê (kể tên tất cả các tình huống có thể xảy ra. Chẳng hạn, Điều 29 Điều lệ trật tự an toàn giao thông đô thị 1995 quy định: “Nghiêm cấm người điều khiển các loại xe trong các trường hợp sau đây: a. Do tình trạng sức khỏe không tự chủ điều khiển được tốc độ xe; b. Người lái xe đang điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn, rượu, bia vượt quá 80mmg/100mml máu hoặc 40mmg/1 lít khí thở và các chất kích thích khác; c. Không có đủ giấy tờ đã quy định…”), nhưng cũng có thể được nêu theo cách loại trừ (loại trừ những chủ thể hoặc những trường hợp không chịu sự tác động của quy phạm. Chẳng hạn, Điều 7 Luật tổ chức tòa án nhân dân 1992 quy định: “Tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ gìn bí mật nhà nước hoặc thuần phong mỹ tục của dân tộc”).
Giả định của quy phạm pháp luật có thể thay đổi do sự thay đổi của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội…của đất nước hoặc sự thay đổi của các quan điểm chính trị - pháp lý của nhà nước và sự nhận thức của những người có liên quan tới quá trình xây dựng pháp luật của nhà nước.
2.2. Quy định.
a. Khái niệm.
Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện.
b. Mục đích, ý nghĩa.
Bộ phận quy định trả lời cho câu hỏi: “Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?”
Ví dụ: Điều 1, Pháp lệnh thuế nông nghiệp có viết: “Mọi tổ chức và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp và các loại đất khác vào sản xuất nông nghiệp thì phải nộp thuế nông nghiệp.” Trong quy phạm này bộ phận quy định (phải làm gì?) là: “phải nộp thuế nông nghiệp”.
Thông qua bộ phận quy định của quy phạm pháp luật các chủ thể pháp luật mới biết được là nếu như họ ở trong hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong phần giả định của quy phạm thì họ phải làm gì? Được làm gì? Hoặc không được làm gì?
Như vậy, bộ phận quy định của quy phạm pháp luật đã thiết lập cho các chủ thể tham gia quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật điều chỉnh có các quyền và nghĩa vụ nhất định.
c.. Yêu cầu.
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật thường được nêu ở dạng: Cấm, không được, phải, thì, được, có… Mức độ chính xác, chặt chẽ, rõ rang của bộ phận quy định là một trong những điều kiện đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong hoạt động của các chủ thể pháp luật.
Mệnh lệnh được nêu ở bộ phận quy định có thể dứt khoát (chỉ có một sự lựa chọn cho chủ thể tham gia) hoặc không dứt khoát (nêu ra hai hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân chủ thể lựa chọn). Trong một số trường hợp khác còn tồn tại trường hợp tùy nghi nó cho phép các chủ thể có thể tự lựa chọn và xác định quyền và nghĩa vụ của bản thân.
2.3. Chế tài.
a. Khái niệm.
Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài sẽ được áp dụng đối với tổ chứ hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 100 Bộ luật hình sự 1999 đã nêu: “Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị tù từ hai năm đến bảy năm.” Bộ phận chế tài của quy phạm này là “thì bị tù từ hai đến bảy năm”.
b. Mục đích, ý nghĩa.
Bộ phận chế tài trả lời cho câu hỏi: Hậu quả sẽ như thế nào nếu vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng những mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.
Chế tài là điều kiện đảm bảo cần thiết cho những quy định của nhà nước được thực hiện. Trong đó, các biện pháp mà nhà nước đưa ra rất đa dạng. Như là:
- Những biện pháp cưỡng chế nhà nuước mang tính trừng phạt có liên quan đến trách nhiệm pháp lý. Loại chế tài này gồm có: Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật và chế tài dân sự.
- Có thể chỉ là những biện pháp chỉ gây cho chủ thể những hậu quả bất lợi như đình chỉ, bãi bỏ các văn bản sai trái của cơ quan cấp dưới.
c. Yêu cầu với từng loại chế tài.
Chế tài cố định: Chế tài này quy định chính xác, cụ thể biện pháp tác động cần phải áp dụng đối với chủ thể vi phạm quy phạm pháp luật đó.
Chế tài không cố định: Loại này không quy định các biện pháp tác động dứt khoát mà chỉ đua ra quy định về mức thấp nhất và cao nhất.
Cần phải nói thêm rằng, ngoài việc sử dụng các biện pháp bất lợi cho chủ thể (chế tài) thì nhà nước còn dự kiến cả các biện pháp tác động khác mang tính khuyến khích để cho các chủ thể tự giác thực hiện pháp luật.
III. Kết thúc vấn đề.
Hi vọng rằng, với các yếu tố tạo thành quy phạm đầy đủ, chặt chẽ và có tính logic; đặc biệt là phù hợp với xã hội thì quy phạm pháp luật sẽ ngày càng trở thành một phương tiện giúp chúng ta điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật.
Bằng vốn kiến thức hạn hẹp nhóm B2 đã hoàn thành đề tài này. Chúng em rất mong nhận được sự đánh giá chân thành và xác thực từ phía thầy cô và các bạn.
Nhóm B2 xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU
Tài liệu bắt buộc.
1.Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật HN. Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2003.
2.Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Trường Đại học QGHN.
B. Tài liệu tham khảo.
1. Bùi Thị Đào, “Về bãi bỏ và huỷ bỏ văn bản quy phạm pháp luật”, Tạp chí luật học, số 5/1998.
2.Nguyễn Minh Đoan, “Một cách tiếp cận đối với quy phạm pháp luật”, Tạp chí luật học, số 4/2004.
3. Nguyễn Quốc Hoàn, “Vấn đề tiếp cận về cơ cấu của quy phạm pháp luật”, Tạp chí luật học, số 2/2004.
4. Một số trang web.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai tap luat 237.doc