Tiểu luận Khái quát chung về viện khoa học thống kê
ã Trách nhiệm:
Chịu trách nhiệm trước Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê và Bộ Trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường về mọi hoạt động của Viện Khoa học Thống kê.
Viện trưởng do Tổng cục Trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm.
ã Quyền hạn:
Đề cử các Viện phó, các Trưởng và phó phòng, Giám đốc và phó Giám đốc Trung tâm Thông tin, để Tổng cục Trưởng xem xét và quyết định bổ nhiệm.
Là chủ tài khoản của Viện.
Chỉ đạo toàn bộ việc hợp tác quốc tế của Viện trong lĩnh vực khoa học thống kê.
ã Chế độ làm việc:
Viện trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng.
2. Phó Viện trưởng:
Viện có một số Phó Viện Trưởng (số lượng do Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê quy định ) để giúp Viện Trưởng chỉ đạo điều hành các mặt công tác của Viện.
3. Trưởng phòng nghiên cứu Khoa học Thống kê và tin học:
Giúp Viện Trưởng triển khai các mặt công tác chuyên môn của Viện giao cho phòng ghi ở mục 1 điều 7 . Giúp việc Trưởng phòng có 1 hoặc 2 phó phòng.
4. Giám đốc Trung tâm Thông tin Khoa học Thống kê:
Giúp Viện Trưởng triển khai các mặt hoạt động thông tin và quản lý Thư viện Khoa học Thống kê của Viện giao cho Trung tâm ghi ở mục 2 điều 7. Được Viện Trưởng uỷ quyền ký các hợp đồng dịch vụ thông tin với các cơ quan bên ngoài. Giúp việc cho Giám đốc có 1 hoặc 2 Phó Giám đốc.
5.Trưởng phòng quản lý khoa học và đào tạo:
Giúp Viện Trưởng triển khai các mặt công tác của Viện giao cho ghi ở mục 3 điều 7. Được Viện Trưởng uỷ quyền thực hiện các mối quan hệ đối nội và đối ngoại. Giúp việc cho Trưởng phòng có 1 hoặc 2 phó phòng.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Khái quát chung về viện khoa học thống kê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: khái quát chung về Viện Khoa học thống kê
I. Quá trình hình thành và phát triển của Viện khoa học Thống kê:
Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, cả nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới, nên có nhiều vấn đề hết sức bức xúc đã đặt ra đối với ngành Thống kê. Song song với yêu cầu mở rộng phạm vi công tác thống kê ra cả hai miền, vấn đề mấu chốt là phải nâng cao chất lượng công tác Thống kê lên một bước nhằm cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho yêu cầu của Đảng và Nhà nước trong điều kiện mới.
Trước yêu cầu đòi hỏi như vậy, một trong những vấn đề đặt ra cho ngành Thống kê là phải làm tốt công tác nghiên cứu và thông tin khoa học thống kê, phải có một tổ chức đảm nhận nhiệm vụ này, vì vậy Viện KHTK đã được thành lập theo quyết định số 02 TCTK/QĐ ngày 03 tháng 1 năm 1976 của Tổng cục Trưởng TCTK trên cơ sở sáp nhập tổ tổng kết 20 năm công tác thống kê, tổ toán kinh tế và phòng thống kê nước ngoài. Sự kiện này đánh dấu một bước chuyển biến mới trong công tác nghiên cứu khoa học Thống kê.
Trong quá trình xây dựng và phát triển Viện KHTK có nhiều thay đổi. Năm 1979 tách phòng Thống kê nước ngoài, sau đó một thời gian lại sáp nhập Trung tâm thông tin tư liệu dân số và một bộ phận của Vụ kỹ thuật tính toán vào Viện. Sau nhiều biến động đến nay tổ chức của Viện KHTK được ổn định, từng bước hoàn thiện và phát triển. Năm 1983 Viện KHTK trở thành một đơn vị sự nghiệp khoa học nằm trong mạng lưới các Viện khoa học của Nhà nước do Uỷ Ban khoa học kỹ thuật (nay là Bộ KHCN-MT ) cấp kinh phí hoạt động theo ngân sách dành cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Năm 1996, thực hiện chủ trương đổi mới tổ chức mạng lưới nghiên cứu khoa học, Thủ Tướng Chính phủ ra QĐ số 782/TTG ngày 24-10-1996 công nhận danh sách gồm 62 Viện được xếp vào hệ thống các Viện nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, trong đó có Viện KHTK.
Cùng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước thì năm 1994 Tổng cục Trưởng TCTK ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện KHTK với các chức năng chủ yếu nghiên cứu, thông tin, quản lý khoa học và tham gia đào tạo. Đây là cơ sở pháp lý có ý nghĩa quan trọng và thực tiễn thúc đẩy sự nghiệp nghiên cứu khoa học Thống kê.
Cơ cấu tổ chức:
Viện KHTK hiện nay có hai phòng và một trung tâm:
Phòng nghiên cứu Thống kê và tin học.
Phòng quản lý khoa học và đào tạo.
Trung tâm thông tin khoa học Thống kê.
Lực lượng cán bộ:
Viện KHTK có 27 người; trong đó có 4 Tiến sĩ và 18 cử nhân. Trong số cán bộ khoa học có 9 người được đào tạo ở nước ngoài và 13 người được đào tạo trong nước thuộc các ngành, kinh tế ( 11 người ), toán và tin học ( 9 người ) và ngành khác ( 2 người ). Hầu hết số cán bộ có trình độ đại học trở lên đều biết từ 1 đến 2 ngoại ngữ và nhiều người đã được cử đi học tập, nghiên cứu, khảo sát ở nước ngoài để tiếp cận với phương pháp thống kê hiện đại quốc tế. Nhìn chung đội ngũ cán bộ của Viện KHTK có tuổi đời khá cao. Mặc dù trong những năm gần đây đã bổ sung một số cán bộ trẻ xong tuổi đời bình quân của cán bộ nghiên cứu vẫn còn là (46,3). Riêng nhóm Tiến sĩ bình quân là 57,5 tuổi.
Kết quả hoạt động chủ yếu:
Qua 25 năm xây dựng và phát triển mặc dù có nhiều biến động song hoạt động của Viện KHTK đã từng bước được củng cố, hoàn thiện và phát triển. Viện đã tổ chức triển khai nghiên cứu gần 200 đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có 4 đề tài cấp nhà nước, còn lại là đề tài cấp Tổng cục và cơ sở.
Những năm đầu mới thành lập, Viện KHTK đã bám sát phương hướng, nhiệm vụ công tác của ngành, tổ chức triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học có nội dung phù hợp với các yêu cầu của công tác thống kê theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được thể chế hoá để đưa vào áp dụng.
Bước vào thời kỳ đổi mới, công tác nghiên cứu khoa học đã kịp thời chuyển hướng cho phù hợp với yêu cầu quản lý, gắn nghiên cứu khoa học với phương pháp chế độ, các đề tài tập trung trước hết vào việc nghiên cứu chuyển đổi hệ thống chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu chất lượng phản ánh chiều sâu của quá trình sản xuất xã hội. Bên cạnh đó đã nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hàng loạt các bảng danh mục nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng trong nước và so sánh quốc tế. Nhờ kết quả nghiên cứu khoa học đã được TCTK ghi nhận và từng bước đưa vào ứng dụng: Đề tài: “Phương pháp tính các chỉ tiêu năng suất”; Đề tài: “ứng dụng phương pháp mẫu trong điều tra kinh tế xã hội”; Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng phương án điều tra tiềm lực khoa học công nghệ”; Các đề tài: “Nghiên cứu xây dựng danh mục đào tạo; danh mục nghề nghiệp thành phần kinh tế và phân ngành kinh tế quốc dân...”. Các đề tài nghiên cứu về hệ thống tài khoản quốc gia về lĩnh vực thống kê thương mại, du lịch, thống kê công nghiệp, nông nghiệp, thống kê xã hội và môi trường, thông kê... so sánh quốc tế. Cùng với việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu, hoạt động thông tin khoa học đã được mở rộng có sự tham gia tích cực của cộng tác viên không chỉ ở TCTK mà còn ở các cục Thống kê Tỉnh, Thành phố, các Trường đại học và một số Bộ ngành liên quan. Tờ thông tin khoa học thống kê xuất bản định kỳ 2 tháng 1 số đã giới thiệu những vấn đề về phương pháp thống kê trong nước và trên thế giới phục vụ các đối tượng dùng tin với số lượng phát hành ngày càng tăng, hình thức in ấn đẹp hơn, nội dung phong phú và ngày càng gắn với yêu cầu đổi mới công tác Thống kê của ngành. Ngoài ra hàng năm, Viện còn xuất bản từ 2 đến 4 số chuyên san, tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học.
Bên cạnh đó, hoạt động quản lý khoa học cũng được Viện KHTK hết sức quan tâm. Viện thường xuyên cải tiến quy trình xây dựng kế hoạch và bảo vệ đề cương nghiên cứu hàng năm và 5 năm của ngành Thống kê. Việc tổ chức triển khai nghiên cứu, nghiệm thu đánh giá kết quả của các đề tài khoa học được thực hiện nghiêm túc theo đúng thể thức qui định của Nhà nước.
Về công tác đào tạo, Viện KHTK thường xuyên phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo (TCTK), tổ chức và tham gia giảng dạy nhiều lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thống kê của ngành, tham gia đào tạo cán bộ trên đại học, giảng dạy cho sinh viên khoa thống kê trường Đại học Kinh tế Quốc dân...
Trong quá trình phát triển, đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Viện đã có những bước trưởng thành quan trọng về công tác chuyên môn. Đến nay Viện đã có một số chuyên gia đi sâu nghiên cứu và có khả năng vận dụng tốt những phương pháp thống kê vào công tác thực tế ở một số lĩnh vực như : thiết kế mẫu điều tra thống kê, tính toán các chỉ tiêu thống kê năng suất, tính toán một số chỉ tiêu tổng hợp, xây dựng và tính toán các chỉ tiêu thống kê về giới, áp dụng phương pháp chỉ số trong nghiên cứu thống kê ... Về tin học, Viện KHTK đã có khả năng xử lý các cuộc điều tra thống kê có quy định tính toán phức tạp, kể cả tính sai số chọn mẫu.
Về những kết quả về hoạt động khoa học công nghệ, Viện KHTK đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, một số cán bộ của Viện đã được Thủ tướng Chính phủ và Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tặng bằng khen, 23 cán bộ của ngành Thống kê, trong đó có 14 cán bộ của Viện đã được Bộ KHCNMT tặng Huy chương “Vì sự nghiệp khoa học và công nghệ”.
Nguyên tắc hoạt động:
Viện Khoa Học Thống Kê chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê, mặt khác Viện phải tuân theo các quy chế hoạt động của một số Viện nghiên cứu khoa học do Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường ban hành.
Viện Khoa học Thống kê thực hiện chế độ chính trị báo cáo thường xuyên với Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê và chế độ báo cáo định kỳ với Bộ Trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường.
Hàng năm Viện xây dựng kế hoạch công tác báo cáo lãnh đạo Tổng cục Thống kê xem xét và bảo vệ kế hoạch nghiên cứu khoa học với Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường. Sau khi được phê duyệt kế hoạch công tác của Viện sẽ trở thành một bộ phận trong chương trình công tác hàng năm của Tổng cục Thống kê.
Tài chính của Viện khoa học thống kê thực hiện theo chế độ dự toán ngân sách sự nghiệp nghiên cứu khoa học do Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường cấp. Tài khoản của Viện mở tại chi nhánh Kho bạc Ba Đình - Hà nội.
Kế toán trưởng có nhiệm vụ giúp Viện Trưởng quản lý và theo dõi các khoản thu, chi theo đúng chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước.
Phần II: Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện khoa học - Thống kê.
Sơ đồ tổ chức bộ máy ngành Thống kê Việt nam hiện nay:
Sơ đồ bộ máy tổ chức ngành thống kê việt nam hiện nay
Phó Tổng cục trưởng
Nguyễn Văn Tiến
Tổng cục trưởng
Lê Văn Toàn
Phó Tổng cục trưởng
Lê Mạnh Hùng
Vụ Thương mại và giá cả
Vụ Công nghiệp
VụTổng hợp và Thông tin
Vụ Hệ thống TKQG
Vụ Xã hội và Môi trường
Vụ Dân số và Lao động
Viện Nghiên cứu Khoa học Thống kê
Vụ PPCĐ Thống kê
Vụ Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản
Thanh tra
Trường Trung học Thống kê II
VụTổ chức Cán bộ và Đào tạo
Trường Cán bộ Thống kê TW 1
Văn phòng
Tạp chí Con số và Sự kiện
Công ty Phát hành Biểu mẫu Thống kê
Vụ XD, GT và Bưu điện
Trung tâm Tính toán Thống kê
Nhà Xuất bản Thống kê
Vụ kế hoạch Tài chính
61 Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng cục
603 Phòng Thống kê các quận huyện và thị xã trực thuộc các Cục Thống kê
Chính phủ
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Viện thống kê:
Chức năng:
Nghiên cứu ứng dụng khoa học thống kê, các phương pháp toán, kỹ thuật tin học và các khoa học khác có liên quan vào quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ và phân tích số liệu thống kê; thực hiện công tác quản lý khoa học, thông tin khoa học trong toàn ngành và công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thống kê.
Nhiệm vụ:
(1) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành nghiên cứu các vấn đề thuộc về phương pháp thống kê phục vụ cho việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê, hệ thống các bảng danh mục, bảng phân ngành trong nền KTQD; cải tiến phương pháp tính toán, phương pháp thu thập tổng hợp xử lý và phân tích số liệu thống kê.
(2) Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tin học và các phương pháp toán học vào thực tiễn công tác thống kê nhằm từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin thống kê.
- Quá trình nghiên cứu đã thu hút được đông đảo lực lượng cán bộ trong ngành và ngoài ngành.
- Trong 25 năm kể từ khi thành lập đến nay Viện KHTK cùng với sự phối hợp của các đơn vị trong Tổng cục đã triển khai nghiên cứu được gần 200 đề tài, trong đó có bốn đề tài cấp Nhà nước, còn lại là đề tài cấp Tổng cục và cấp cơ sở.
- Các đề tài đã tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Cải tiến và hoàn thành hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế xã hội như sửa đổi hệ thống chỉ tiêu thống kê tổng hợp và thống kê chuyên ngành, bổ sung các phân hệ thống kê xã hội môi trường, các chỉ tiêu về CNH, HĐH, NAHQ, các chỉ tiêu thống kê thế giới.
- Đổi mới phương pháp thu thập thông tin thống kê, tăng cường điều tra chuyên môn, đặc biệt là phương pháp điều tra mẫu.
- Nghiên cứu chuẩn hoá nội dung thông tin thống kê, chuẩn hoá các khái niệm định nghĩa về ngành kinh tế, thành phần kinh tế và các danh mục khác như danh mục đào tạo, danh mục sản phẩm và nghề nghiệp.
- Nghiên cứu ứng dụng tin học trong các khâu thu thập, xử lý tổng hợp và phân tích, truyền đưa va lưu giữ số liệu thống kê.
- Những năm gần đây Viện còn thực hiện nhiều hợp đồng khoa học với các cơ quan ngoài như điều tra tiềm lực KHCN, điều tra tiến sĩ, điều tra học sinh bỏ học, điều tra thái độ hành vi về KHHGĐ...
(3) Tham mưu với lãnh đạo Tổng cục về các chương trình nghiên cứu khoa học thống kê trong nước và hợp tác với nước ngoài.
(4) Theo dõi, hướng dẫn, tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học trong toàn ngành thống kê, từ khâu xây dựng kế hoạch đến triển khai nghiên cứu, tổ chức nghiệm thu đánh giá và kiến nghị đưa các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tế. Đề nghị lãnh đạo Tổng cục Thống kê xem xét khen thưởng những đề tài nghiên cứu đạt kết quả tốt, có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
(5) Quản lý tập trung kinh phí nghiên cứu khoa học của Tổng cục Thống kê, xây dựng kế hoạch dự toán kinh phí hàng năm và phân bổ kinh phí cho các đề tài khoa học và các nhiệm vụ nghiên cứu sau khi có thông báo kinh phí của Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường.
(6) Tổ chức biên tập, xuất bản các ấn phẩm thông tin, qua đó giới thiệu những vấn đề mới nhất về thống kê thế giới cũng như thông báo các kết quả nghiên cứu khoa học thống kê, ứng dụng toán, tin học... trong nước (kể cả số ra định kỳ và các chuyên san ra theo yêu cầu đột xuất về nghiệp vụ ).
(7) Quản lý thư viện Viện khoa học thống kê, thường xuyên bổ sung tư liệu thống kê và các loại tư liệu khác có liên quan, kịp thời giới thiệu những tư liệu đó cho các đối tượng sử dụng trong và ngoài ngành.
(8) Tham gia biên soạn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, thực hiện đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thống kê.
(9) Tổ chức công tác thông tin về khoa học thống kê phục vụ cho việc triển khai nghiên cứu hoặc thực hiện các nhiệm vụ thông tin khác như : tổng thuật, tra cứu tài liệu, dịch thuật hoặc tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo khoa học.
(10) Thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, thông tin khoa học và đào tạo cán bộ thống kê, máy tính với các cơ quan trong và ngoài ngành thống kê.
(11) Tiến hành hợp tác đa phương và song phương với các nước và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực khoa học thống kê ( theo qui chế của tổng cục).
Nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh lãnh đạo viên và các bộ phận trực thuộc.
Viện trưởng:
Trách nhiệm:
Chịu trách nhiệm trước Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê và Bộ Trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường về mọi hoạt động của Viện Khoa học Thống kê.
Viện trưởng do Tổng cục Trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Quyền hạn:
Đề cử các Viện phó, các Trưởng và phó phòng, Giám đốc và phó Giám đốc Trung tâm Thông tin, để Tổng cục Trưởng xem xét và quyết định bổ nhiệm.
Là chủ tài khoản của Viện.
Chỉ đạo toàn bộ việc hợp tác quốc tế của Viện trong lĩnh vực khoa học thống kê.
Chế độ làm việc:
Viện trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng.
Phó Viện trưởng:
Viện có một số Phó Viện Trưởng (số lượng do Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê quy định ) để giúp Viện Trưởng chỉ đạo điều hành các mặt công tác của Viện.
Trưởng phòng nghiên cứu Khoa học Thống kê và tin học:
Giúp Viện Trưởng triển khai các mặt công tác chuyên môn của Viện giao cho phòng ghi ở mục 1 điều 7 . Giúp việc Trưởng phòng có 1 hoặc 2 phó phòng.
4. Giám đốc Trung tâm Thông tin Khoa học Thống kê:
Giúp Viện Trưởng triển khai các mặt hoạt động thông tin và quản lý Thư viện Khoa học Thống kê của Viện giao cho Trung tâm ghi ở mục 2 điều 7. Được Viện Trưởng uỷ quyền ký các hợp đồng dịch vụ thông tin với các cơ quan bên ngoài. Giúp việc cho Giám đốc có 1 hoặc 2 Phó Giám đốc.
5.Trưởng phòng quản lý khoa học và đào tạo:
Giúp Viện Trưởng triển khai các mặt công tác của Viện giao cho ghi ở mục 3 điều 7. Được Viện Trưởng uỷ quyền thực hiện các mối quan hệ đối nội và đối ngoại. Giúp việc cho Trưởng phòng có 1 hoặc 2 phó phòng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC255.doc