+ Trái với quy định của Nghị định 45/2001/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động điện lực và sử dụng điện đã ban hành, không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
+ Thực tế Công ty xi măng Hoàng thạch từ trước đến nay chỉ quản lý về mặt hình thức. Để giải quyết các vấn đề về kỹ thuật an toàn, vận hành của đường dây cao áp đều phải thuê ngành Điện thực hiện.
+ Việc nâng cấp, cải tạo bị chậm trễ do Công ty xi măng Hoàng thạch phải trình duyệt luận chứng cải tạo nâng cấp qua nhiều cấp.
Như vậy ta thấy phương án này là không khả thi.
- Xét phương án 2 ta thấy rằng có nhiều thuận lợi:
+ Bàn giao đường dây cho Công ty điện lực Hải Dương quản lý đúng với các quy định hiện hành.
+ Mọi việc cải tạo, nâng cấp đường dây được tiến hành nhanh, gọn sẽ giảm được nhiều chi phí do ngành điện trực tiếp quản lý, đầu tư.
12 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1899 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Khiếu kiện kéo dài với mội đường dây cao áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Đất nước ta sau một thời gian dài sống trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp giờ đã mở cửa chuyển sang nền kinh tế thị trường, bắt nhịp với nền kinh tế chung của thế giới. Đứng trước thời cơ và thách thức mới, Đảng ta đã nhận định "Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ và thuận lợi nhưng cũng đầy những thách thức cam go". Để thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển chúng ta còn thiếu phương pháp và cả những thực tiễn, chính vì thế chúng ta cần đổi mới toàn diện và triệt để, đổi mới từ tư duy đến thực tiễn, từ khâu quản lý đến khâu sản xuất, trong đó nhân tố con người là chủ đạo.
Con người trong thời kỳ mới cần nhận thức được vị thế và trách nhiệm của mình trong xã hội. Nếu là người lãnh đạo cần phải biết tập hợp, định hướng, dẫn dắt mọi người đi theo mình một cách tự nguyện, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động để họ tự khẳng định mình. Nói tóm lại người lãnh đạo phải biết điều khiển tập trung mọi nguồn lực (vật chất và con người), kiểm tra, đánh giá nhằm đạt được mục tiêu chung.
Quy luật vận động của xã hội loài người là luôn luôn biến động, vận động theo chiều hướng đi lên của trình độ nhận thức và vật chất, của cải xã hội, qua đó cũng nảy sinh nhiều mối quan hệ đan xen, phức tạp cần giải quyết. Tất cả những vấn đề xảy ra xung quanh hoạt động, đời sống của con người đều có thể gọi là những tình huống cần có giải pháp xử lý. Trong đó tất cả những vấn đề xảy ra trong quá trình tổ chức, điều hành, lên kế hoạch, kiểm tra, giám sát các nguồn lực gọi là tình huống quản lý, người quản lý cần có giải pháp xử lý tình huống cho đúng với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta.
Giải quyết tình huống là cách vận dụng lý thuyết vào thực tiễn bằng hình thức và cách thức nhất định. Xử lý tình huống tốt, đúng quan điểm quản lý của Đảng và Nhà nước là thể hiện chính năng lực của người quản lý.
Từ thực tiễn công tác cùng với kiến thức học tập được ở lợp Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước do các thầy tại Học viện hành chính quốc gia giảng dạy, Em lựa chọn đề tài "Khiếu kiện kéo dài với mội đường dây cao áp" để viết tiểu luận.
Ngoài lời nói đầu, nội dung tiểu luận gồm 5 phần lớn:
Mô tả tình huống
Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
Phân tích tình huống
Giải pháp xử lý
Kết luận
Tình huống để viết tiểu luận là tình huống giả định nên sự việc xảy ra xung quanh tên Công ty, tên địa danh không phải là thực tế. Để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn, Em rất mong được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô giáo trong Học viện hành chính Quốc gia đối với những thiếu sót về nội dung, hình thức và phương pháp trình bày.
Xin trân trọng cảm ơn !
II. Nội dung tình huống
Nghị định 45/2001/NĐ-CP ban hành ngày 02/08/2001 của Chính phủ về hoạt động điện lực và sử dụng điện đã thay đổi về chất so với Nghị định 80-HĐBT ban hành ngày 19/07/1983 của Hội đồng Bộ trưởng về điều lệ cung ứng và sử dụng điện. Đây là Nghị định đổi mới phù hợp với nên kinh tế thị trường có điều tiết Xã hội chủ nghĩa. Nghị định này bao trùm một phạm vi rộng về hoạt động điện lực trong đó có quan hệ mua bán điện, quyền và trách nhiệm của bên mua điện, bên bán điện và quản lý nhà nước về điện. Dưới Nghị định này còn có các văn bản hướng dẫn trong từng lĩnh vực vụ thể quy định rõ hơn trong việc triển khai Nghị định.
Mặc dù mới ban hành, nhưng thực sự đã có nhiều vướng mắc mà trong Nghị định chưa lường hết được. Đã có nhiều Doanh nghiệp đề nghị Bộ Công nghiệp giải quyết vướng mắc trong cung ứng và sử dụng điện (quản lý, vận hành đường dây cao thế, đo đếm điện năng, các tranh chấp hợp đồng mua bán điện...). Điện năng được coi là nguyên vật đầu vào chiếm tỷ trọng không nhỏ, có nhiều ảnh hưởng tới nhiều hoạt động sản xuất chiếm tỷ trọng không nhỏ, có nhiều ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp. Vì vậy việc đề cập, giải quyết tình huống "Khiếu kiện kéo dài trong việc vi phạm vi phạm an toàn lưới điện và trách nhiệm quản lý đường dây cao áp 35kV: DDK 378-E3" là hoàn toàn cần thiết để các đơn vị liện quan xem xét và rút ra bài học kinh nghiệm.
1. Mô tả tình huống
1.1 - Ngày 10/08/2005 cán bộ và nhân dân các khu 1, 2, 3 thị trấn Minh Tân gửi đơn kiến nghị tới Công ty điện lực Hải Dương, kiến nghị Công ty có biện pháp khắc phục đường dây cao áp 35kV, để đảm bảo an toàn cho các hộ dân nằm dưới đường điện cao áp. Đường dây cao áp này được thiết kế và xây dựng đã lâu, hoạt động đã trên 20 năm, cột điện thấp chỉ phù hợp với quy định về kỹ thuật an toàn trong thời kỳ đó. Đến nay, do sự phát triển của dân cư trong khu vực, tốc độ đô thị hoá nhanh, các hộ dân không ngừng xây dựng thêm các nhà cao tầng dẫn đến không đảm bảo khoảng cách an toàn, vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp được quy định tại nghị định 54/1999/NĐ-CP ngày 02/08/2001. Trong thời gian gần đây đã liên tục xảy ra nhiều vụ vi phạm như : Điện giật gây chấn thương người, phóng điện vào các vật thể kim loại, ... gây hoang mang lo sợ cho những người dân sống quanh khu vực có lưới điện đi qua, đặc biệt trong thời gian 2 tháng 6 - 7/2005 đã xảy ra 04 vụ tai nạn nghiêm trọng.
1.2 - Nhận được đơn kiến nghị của nhân dân, ngày 16/08/2005 Công ty điện lực Hải Dương đã cử cán bộ an toàn xuống kiểm tra thực tế, xác minh và gửi công văn trả lời các khu dân cư 1, 2, 3 thị trấn Minh Tân với nội dung như sau: "Đường dây điện cao áp 35kV trên được xây dựng đã lâu, cột điện thấp, dây võng nên có đi sát nóc nhà của một số hộ dân trong khu vực tổ dân cư trên. Công ty điện lực Hải Dương khẳng định đường dây cao áp 35kV là tài sản của Công ty xi măng Hoàng Thạch, do vậy việc khắc phục tình trạng mất an toàn của đường dây trên là do Công ty xi măng Hoàng Thạch hoàn toàn chịu trách nhiệm. Công ty điện lực Hải Dương sẽ gửi công văn tới Công ty xi măng Hoàng Thạch để thông báo tình trạng mất an toàn nêu trên và yêu cầu Công ty xi măng Hoàng Thạch có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn cho nhân dân sinh sống xung quanh khu vực đường dây điện đi qua và cũng là đảm bảo ổn định việc cấp điện phục vụ cho sản xuất của Công ty”.
1.3 – Ngày 17/08/2005, Công ty điện lực Hải Dương đã có công văn số 10/ĐLHD yêu cầu Công ty xi măng Hoàng Thạch khẩn trương có kế hoạch đại tu toàn bộ đường dây 35kV, thay thế các vị trí cột không đảm bảo khoảng cách an toàn, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành, nâng cao khoảng cách đường dây đảm bảo khoảng cách an toàn tối thiểu theo quy định đến các nhà dân. Trên nhánh dây DDK 357-E3 là tài sản của Công ty xi măng Hoàng Thạch trong thời gian qua thường xuyên xảy ra sự cố mất điện do đứt dây, vỡ sứ, nguyên nhân là do dây cũ, thiết bị trên đường dây vận hành quá lâu không đảm bảo an toàn, hơn nữa trên tuyến đường dây này hành lang lưới điện bị vi phạm nghiêm trọng do các nhà dân xây dung nhà ở vượt quá tiêu chuẩn khoảng cách cho phép được quy định tại Nghị định 54/1999/NĐ-CP.
1.4 – Ngày 30/08/2005, cán bộ và nhân dân các khu vực 1-2-3, thị trấn Minh Tân đã có đơn kiến nghị tới Công ty xi măng Hoàng Thạch với nội dung như trong đơn kiến nghị với Công ty điện lực Hải Dương, đề nghị Công ty xi măng Hoàng Thạch có các biện pháp khắc phục hiện tượng mất an toàn của đường dây cao áp nói trên, đảm bảo an toàn cho khu dân cư mà đường điện đi qua và đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho Công ty.
1.5 – Ngày20/08/2005, Công ty xi măng Hoàng Thạch gửi công văn khẳng định căn cứ vào điều 12 Nghị định 45/2001/NĐ-CP về hoạt động điện lực và sử dụng điện đã quy định: “Bên bán điện có trách nhiệm đầu tư và quản lý, vận hành công trình tải điện cao áp, trung áp đến hàng rào khu công nghiệp, công trình của bên mua điện trừ trường hợp có thoả thuận khác. Việc đầu tư quản lý, vận hành lưới điện hạ áp thực hiện theo Điều 27 và Điều 51 Nghị định này”. Căn cứ vào quy định trên, Công ty điện lực Hải Dương phải chịu trách nhiệm sửa chữa, quản lý, vận hành đường dây cao áp nói trên.
1.6 – Sau khi nhận được công văn của Công ty xi măng Hoàng Thạch, ngày 22/08/2005, Công ty điện lực Hải Dương đã có công văn trả lời đường dây 35kV cấp cho Công ty xi măng Hoàng Thạch đã lâu và vẫn chưa làm thủ tục bàn giao theo quy định nên vẫn là tài sản của Công ty xi măng Hoàng Thạch, do vậy Công ty điện lực Hải Dương chưa thể đầu tư sửa chữa, quản lý, vận hành đường dây cao áp nói trên. Nếu đường dây được Công ty xi măng Hoàng Thạch bàn giao lại toàn bộ tài sản của đường dây cho Công ty điện lực Hải Dương thì kể từ thời điểm bàn giao Công ty điện lực Hải Dương có trách nhiệm đầu tư sửa chữa, quản lý, vận hành đường dây này.
1.7 – Ngày 4/8/2005, Công ty xi măng Hoàng Thạch gửi công văn số 277/XMHT đề nghị Bộ Công nghiệp và Cục Hiểm tra giám sát kỹ thuật an toàn công nghiệp – Bộ Công nghiệp can thiệp vì toàn bộ những yêu cầu của Công ty điện lực Hải Dương đều nằm ngoài hàng rào của Công ty xi măng Hoàng Thạch, điều này trái với quy định của Nghị định 54NĐ - CP : “Bên bán điện có trách nhiệm đầu tư xây dung và quản lý, vận hành công trình tải điện cao áp, trung áp đến hàng rào khu công nghiệp, công trình của bên mua điện”. Mặt khác, đường dây cao thế này Công ty xi măng Hoàng Thạch đã đầu tư và xây dựng từ năm 1985, trước khi cấp đất cho các hộ dân tại khu dân cư 1-2-3, song hiện nay đường dây này đang có nhiều vi phạm về hành lang lưới điện theo quy định tại Điều 8, Nghị định 54/1999/NĐ-CP. Công ty xi măng Hoàng Thạch đề nghị chuyển giao đường dây cao áp trên là tài sản của Công ty về cho Công ty điện lực Hải Dương quản lý theo đúng tinh thần của Nghị định 45/2001/NĐ-CP về hoạt động điện lực và sử dụng điện ban hành ngày 02/08/2001.
1.8 – Sau khi nhận được công văn khiếu kiện của Công ty xi măng Hoàng Thạch, Ông Thứ trưởng Bộ Công nghiệp yêu cầu Cục Kiểm tra giám sát kỹ thuật an toàn công nghiệp – Bộ Công nghiệp xem xét và đề xuất phương án giải quyết. Qua báo cáo của Công ty điện lực Hải Dương và qua kiểm tra của Cục Kiểm tra giám sát kỹ thuận an toàn công nghiệp – Bộ Công nghiệp thì đường dây trên là do Công ty xi măng Hoàng Thạch xây dung trước khi cấp đất xây dung nhà ở cho dân. Song hiện nay đường dây này đang có nhiều vi phạm các quy định về tiêu chuẩn an toàn, có thể gây ra sự cố, ảnh hưởng tới vận hành cung cấp điện an toàn và đặc biệt là đe doạ đến tính mạng co người, ngày 07/01/2006, Cục Kiểm tra giám sát kỹ thuật an toàn công nghiệp đã tổ choc cuộc họp giải quyết vụ việc đường dây 35kV : DDK 378-E3 của Công ty xi măng Hoàng Thạch và thống nhất như sau:
- Sở Công nghiệp tỉnh Hải Dương chủ trì phối hợp cùng Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty điện lực Hải Dương và chính quyền địa phương tiến hành ngay việc củng cố và hoàn thiện các hồ sơ vi phạm của các hộ dân, giải toả các vi phạm hành lang an toàn lưới điện của đường dây DDK 378-E3 và có biện pháp xử lý các vi phạm này.
- Lập phương án và dự án cấp điện an toàn, ổn định cho Công ty xi măng Hoàng Thạch. Căn cứ vào tình hình khảo sát thực tế hiện trạng đường dây, căn cứ vào sự phát triển của Công ty xi măng Hoàng Thạch 05 năm tới, hai Công ty xi măng Hoàng thạch và Công ty điện lực Hải Dương cử cán bộ có kinh nghiệm thành lập tổ nghiên cứu, tính toán đề xuất các phương án khả thi trong thời gian tới. Sauk hi có đề án, Ban lãnh đạo 2 Công ty sẽ bàn bạc cụ thể cách thức bàn giao đường dây cho Công ty điện lực Hải Dương quản lý theo đúng tinh thần của Nghị định 45/2001/NĐ-CP.
1.9- Thực hiện kết luận cuộc họp ngày 07/01/2006 do Cục Kiểm tra giám sát kỹ thuật an toàn công nghiệp – Bộ Công nghiệp chủ trì, Sở Công nghiệp tỉnh Hải Dương đã triển khai kiểm tra, lập biên bản đối với 25 hộ dân vi phạm hành lang lưới điện, có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn chết người, gây sự cố lưới điện và thống kê mức độ vi phạm, đề xuất biện pháp xử lý đối với 25 hộ dân trên. Sở Công nghiệp tỉnh đã gửi công văn đến UBND huyện Kinh Môn, UBND thị trấn Minh Tân đề nghị xử lý tuỳ theo mức độ vi phạm để đảm bảo an toàn trong cung ứng và sử dụng điện. Mặt khác, Sở Công nghiệp tỉnh Hải Dương đề nghị Công ty điện lực Hải Dương và Công ty xi măng Hoàng Thạch cần khẩn trương phối hợp kiểm tra phát hiện những điểm có nguy cơ xảy ra tai nạn điện, lập phương án cải tạo, nâng cấp theo tinh thần kết luận của cuộc họp do Cục Kiểm tra giám sát kỹ thuật an toàn công nghiệp – Bộ Công nghiệp chủ trì.
Sự việc vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp của đường dây 35kV: DDK378-E3 vẫn dừng ở đó chưa được giải quyết triệt để.
2.1- Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
2.1- Việc 25 hộ dân vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp của đường dây cao áp 35kV DDK 378-E3 fvà việc Sở Công nghiệp tỉnh Hải Dương đề nghị UBND huyện Kinh Môn, UBND thị trấn Minh Tân thực hiện việc cưỡng chế, dỡ bỏ các công trình xayy dung vi phạm trên có đúng với luật hiện hành hay không?
2.2- Tại sao 2 Công ty xi măng Hoàng thạch và Công ty điện lực Hải Dương đùn đẩy trách nhiệm quản lý đường dây 35kV DDK 378-E3?
Cần phải giải quyết tình huống này như thế nào cho đúng với tinh thần của nghị định 45/2001/NĐ-Cp ban hành ngày 01/08/2001 của Chính phủ?
2.3- Đề xuất phương án xử lý?
3. Phân tích tình huống.
Qua tình huống được nêu như trên ,thông qua một số tài liệu, Nghị định, văn bản… được tham khảo, tôi đi đến một số phân tích và nhận định như sau:
3.1- Việc cưỡng chế 25 hộ dân vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
Như đã nói ở trên, đường dây cao áp 35kV: DDK378-E3 được thiết kế và xây dựng đã lâu, vận hành trên 20 năm, cột điện thấp chỉ phù hợp với các quy định về kỹ thuật an toàn trong thời kỳ đó. Đến nay do sự phát triển của dân cư trong khu vực, tốc độ đô thị hoá nhanh, các hộ dân không ngừng nâng cấp nhà ở cao tầng không được sự cho phép của chính quyền địa phương, các hộ dân này đã vi phạm hành lang bảo vệ lưới điện cao áp, được quy định tại Nghị định 54/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ. Cơ quan chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, Điện lực Hải Dương, đã nhiều lần kiến nghị trực tiếp với Chính quyền địa phương không kiên quyết xử lý nên đã xảy ra một số vụ tai nạn đáng tiếc, thiệt hai jtính mạng của người dân. Sau khiếu kiện, Sở Công nghiệp tỉnh Hải Dương đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản, thống kê mức độ vi phạm và đề xuất biện pháp xử lý các hộ vi phạm để Chính quyền địa phương xử lý. Đề xuất của Sở Công nghiệp là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật. Nhưng việc cưỡng chế các hộ dân đến bây giờ vẫn chưa được thực hiện là do chính quyền thị trấn Minh Tân chưa có biện pháp kiên quyết để giảI quyết triệt để.
3.2- Giải quyết tranh chấp giữa Công ty xi măng Hoàng thạch và Công ty điện lực Hải Dương
- Về phía Công ty xi măng Hoàng thạch sau khi đầu tư khai thác đường dây này 20 năm, hàng năm vẫn được trách tỉ lệ khấu hao trên giá trị tài sản của đường dây để bảo dưỡng sửa chữa. Mặt khác trong quá trình khai thác, sử dụng Công ty còn thu hồi được một phần vốn do các doanh nghiệp, dân cư trên địa bàn phải đóng góp. Đến thời điểm này, xét về mặt hiệu quả đầu tư thì Công ty xi măng Hoàng thạch có lợi nhưng xét ở một khía cạnh khác, việc tiếp tục đầu tư nâng cấp, cảI tạo đường dây trong thời điểm hiện tại là gánh nặng của Công ty. Chưa kể trong quá trình sử dụng điện vì không trực tiếp quản lý kỹ thuật nên mặc dù là chủ đầu tư nhưng Công ty vẫn phảI phụ thuộc nhiều vào Công ty điện lực Hải Dương, việc tuỳ tiện, cửa quyền của một số cán bộ, công nhân ngành Điện lực khi đóng – cắt, sửa chữa nhiều lúc làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy Nghị định 45/2001/NĐ-CP của Chính phủ ra đời là một căn cứ thuận lợi để Công ty xi măng Hoàng thạch rũ bỏ trách nhiệm đối với đường dây này.
- Về phía Công ty điện lực Hải Dương, cơ chế bao cấp đã được xoá bỏ từ lâu nhưng Công ty vẫn bán điện thu lợi nhuận mà không phải bỏ vốn để đầu tư và duy trì đường dây, đồng thời Công ty cũng tránh được việc phải chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý đường dây vốn rất phức tạp này. Do vậy, trong khi chưa có hướng dẫn cụ thể về cơ chế tài chính để chuyển giao chủ thể quản lý đường dây, Công ty điện lực Hải Dương vẫn muốn duy trì hình thức quản lý như cũ.
- Về phía quản lý nhà nước trong lĩnh vực cung ứng và sử dụng điện: Nghị định 45/2001/NĐ-CP của Chính phủ ra đời về cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu trong hoạt động mua bán và sử dụng điện. Tuy nhiên còn một số điểm còn tồn tại như sau:
+ Chưa tính đến những tồn tại thực tế mà Nghị định 80/HĐBT chưa đề cập trong quá trình thực hiện. Vì vậy không có điều khoản quy định việc chuyển giao các chủ thể quản lý và trách nhiệm quản lý đường dây cao áp về cho ngành Điện.
+ Còn chậm trễ trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Nghị định 45/2001/NĐ-CP.
III. GiảI pháp xử lý
Qua một số nhận định và phân tích tình huống, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm và khiếu kiện kéo dài như sau:
1. Đối với việc khiếu kiện của dân
Việc khiếu kiện của dân là không có căn cứ, do thiếu hiểu biết những người vi phạm đã đi kiện là không đúng với các quy định của pháp luật. Để chấm dứt tình trạng vi phạm dẫn đến nguy hại tính mạng người dân thì UBND huyện Kinh Môn cần phải ra ngay quyết định giao cho Chính quyền thị trấn Minh Tân tổ chức cưỡng chế dỡ bỏ toàn bộ các công trình xẩy dựng trái phép vi phạm hành lang an toàn lưới điện mà đường dây DDK 378-E3 đI qua các khu dân cư 1, 2, 3.
2. Đối với việc tranh chấp giữa 2 Công ty xi măng Hoàng thạch và Công ty điện lực Hải Dương
2.1- Phương án 1: Công ty xi măng Hoàng thạch vẫn là chủ đầu tư, trước mắt chịu trách nhiệm bỏ vốn nâng cấp, cải tạo đường dây, bảo đảm an toàn và ổn định sản xuất. Sau khi có hướng dẫn cụ thể về tài chính của cấp có thẩm quyền thì Công ty xi măng Hoàng thạch sẽ tiến hành bàn giao đường dây cho Công ty điện lực Hải Dương quản lý và khai thác đường dây.
2.2- Phương án 2: Tạm thời giao toàn bộ hiện trạng đường dây cho Công ty điện lực Hải Dương (chưa bàn giao vốn). Công ty điện lực Hải Dương lập kế hoạch cải tạo nâng cấp đường dây, đảm bảo an toàn, ổn định sản xuất và sinh hoạt cho các hộ dân trong khu vực. Riêng phần vốn còn lại của đường dây sau khi có hướng dẫn cụ thể về cơ chế tài chính của cấp có thẩm quyền thì sẽ nhận bàn giao.
2.3- Xét ưu nhược điểm của 2 phương án
- Xét phương án 1 ta thấy rằng:
+ Trái với quy định của Nghị định 45/2001/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động điện lực và sử dụng điện đã ban hành, không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
+ Thực tế Công ty xi măng Hoàng thạch từ trước đến nay chỉ quản lý về mặt hình thức. Để giải quyết các vấn đề về kỹ thuật an toàn, vận hành của đường dây cao áp đều phải thuê ngành Điện thực hiện.
+ Việc nâng cấp, cải tạo bị chậm trễ do Công ty xi măng Hoàng thạch phải trình duyệt luận chứng cải tạo nâng cấp qua nhiều cấp.
Như vậy ta thấy phương án này là không khả thi.
- Xét phương án 2 ta thấy rằng có nhiều thuận lợi:
+ Bàn giao đường dây cho Công ty điện lực Hải Dương quản lý đúng với các quy định hiện hành.
+ Mọi việc cải tạo, nâng cấp đường dây được tiến hành nhanh, gọn sẽ giảm được nhiều chi phí do ngành điện trực tiếp quản lý, đầu tư.
IV. Kết luận
Qua sự việc khiếu kiện ở tình huống trên, ta cần phải rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý như sau:
1. Tăng cường phổ biến, tuyên truyền, giáo dục các quy định của pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
2. Nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của Chính quyền địa phương trong công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của người dân trong địa bàn mình quản lý.
3. Trong quản lý Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật cần phải được ban hành kịp thời, cụ thể và đồng bộ để việc thực hiện được thuận lợi và kịp thời, tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình quản lý, sản xuất và kinh doanh của các Doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo
Bộ luật dân sự ngày 28/10/1995.
Nghị định 80/HĐBT ngày 19/7/1983 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc ban hành Điều lệ cung ứng và sử dụng điện.
Nghị định 45/2001/NĐ-CP ngày 02/8/2001 của Chính phủ về hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Quyết định 402/QĐ-TCCB ngày 14/3/1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của hệ thống giám sát điện năng.
Nghị định 54/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính Nhà nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26540.doc