Đối với nước ta, trong gần 20 năm qua, xét về giá trị tuyệt đối, đầu tư cho khoa học còn ở mức độ khiêm tốn, nhưng với sự nỗ lực không ngừng, nghành khoa học công nghệ đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của kinh tế xã hội. Nhiều kết qủa nghiên cứu đã co những đóng góp quan trọng trong việc họach định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: nhiều giống cây trồng, vật nuôi, nhiều công nghệ mới được tạo ra góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Mục tiêu làm cho khoa học công nghệ nước nhà phát triển mạnh mẽ hơn, hiệu qủa hơn thực sự trở thành động lực quyết định thành công của công cuộc công ngiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặt lên vai đội ngũ những người làm khoa học một trách nhiệm nặng nề. Với tính sáng tạo cao của đội ngũ cán bộ khoa học Việt Nam, khoa học sẽ thực sự chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong công cuộc công nghịêp hoá, hiện đại hoá đất nước trong một tương lai không xa.
19 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Khoa học – lực lượng sản xuất trực tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
Lời mở đầu
Sản xuất vật chất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội.Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người không ngừng thoả mãn những cá có trong tự nhiên, mà luôn luôn tiến hành sản xuất vật chất nhằm tạo ra các tư liệu sinh hoạt thoả mãn nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của mình.Sản xuất vật chất được tiến hành bằng phương thức sản xuất vật chất nhất định, đó là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.
Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học có vai trò ngày càng to lớn và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Sự phát triển của khoa học gắn liền với sản xuất và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngày nay, khoa học đã phát triển đến mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất, trong đời sống, và trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”.Những phát minh của khoa học trở thành điểm xuất phát ra đời những ngành sản xuất mới, những máy móc thiết bị mới, công nghệ mới, nguyên vật liệu mới, năng lượng mới.Sự xâm nhập ngày càng sâu của khoa học vào sản xuất, trở thành một yếu tố không thể thiêú được của sản xuất đã làm cho lực lượng sản xuất có bước nhảy vọt, tạo thành cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Có thể nói:khoa học công nghệ hiện đại là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại.
Nhiệm vụ và chức năng quan trọng nhất của khoa học là nhận thức và cải tạo thế giới. Với tư cách là sản phẩm do trí tuệ và lao động của con người tạo ra, khoa học đã thực hiện các nhiệm và chức năng đó trong tiến trình lịch sử.
Trước yêu cầu phát triển đất nước, chúng ta cần khắc phục những hạn chế, tập trung có hiệu quả những nhiệm vụ đề ra để đưa đất nước phát triển. Khoa học thực sự đã trở thành động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là kinh tế. Kinh tế chính là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước, mà tiêu biểu là hoàn thành những chỉ tiêu đề ra trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1. Khoa học trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”
Một trong những đặc điểm của thời đại chúng ta là sự phát triển kiểu dòng thác của khoa học công nghệ, chưa từng có trong lịch sử loài người. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại bắt đầu từ sau đại chiến thế giới thứ hai, đã tạo ra những lực lượng sản xuất to lớn và mới về chất, góp phần quyết định thúc đẩy những quá trình hiện đại của xã hội loài người.
Cách mạng khoa học công nghệ thực chất là nền tảng, nội dung cơ bản của lực lượng sản xuất. Những biến đổi và phát triển của khoa học là điều kiện, tiền đề dẫn đến sự bíên đổi, phát triển của lực lượng sản xuất.
1.1. Mối quan hệ giữa cách mạng khoa học công nghệ và cách mạng lực lượng sản xuất.
Trong quá trình lịch sử , các cuộc cách mạng thông tin- công nghệ về cơ bản phù hợp vơí các cuộc cách mạng lực lượng sản xuất , hay cũng có thể nói , cách mạng thông tin-công nghệ thực chất là nền tảng, là nội dung cơ bản của lượng sản xuất . Những biến đổi và phát triển của thông tin và công nghệ là tiền đề, là điều kiện dẫn đến sự biến đổi và phát triển của lượng sản xuất.
Với cuộc cách mạng thông tin –công nghệ lần thứ nhất dẫn đến cuộc cách mạng lực lượng sản xuất lần thứ nhất. Cùng với việc phát hiện ra lửa và bíêt sử dụng lửa để nấu chín thức ăn ,sưởi ấm ,xua đuổi thú dữ ... con người còn biết chế tạo ra các công cụ sản xuất từ những vật liệu có sẵn trong tự nhiên như gỗ , đất ,đá ,xương ... thành các cung tên, dây thừng, cành cây vót nhọn , hòn đá mài thành các công cụ để săn bắn thú rừng ... Bằng những công cụ sản xuất thô sơ đó và bằng sức lao động cơ bắp dưới sự điều khiển của tư duy-biểu hiện dưới dạng sơ khai nhất của thông tin là tiếng nói –những bầy người nguyên thủy đã làm được cái kỳ tích vĩ đại nhất là tách mình ra khỏi thế giới động vật .Đó là bước đi đầu tiên của loài ngươi trên con đường tạo dựng lịch sử .
Với cuộc cách mạng thông tin cộng nghệ lần thứ hai , lực lượng sản xuất của xã hội loài người đã có sự thay đổi về chất . Con người dã biết chế tạo ra các công cụ sản xuất bằng kim loại bằng thủ công như cày cuốc, dao .rựa ,cối xay nước ,cối say gió ...thay cho những công cụ có sẵn trong tự nhiên trước đây . Nhờ sự thay đổi của công cụ sản xuất mà con người tác động và khai thác hiệu quả tự nhiên có hiệu quả hơn , sản phẩm xã hội làm ra nhiều hơn và con người đã bắt đầu nuôi sống dược mình bằng các sản phẩm do mình làm ra qua quá trình sản xuất . Nền sản xuất nông nghiệp ra đời và phát triển tạo nên nền văn minh nông nghiệp .
Cuôc cách mạng thông tin công nghệ lần thứ ba và thứ tư lại làm đảo lộn lực lượng sản xuất xã hội .Công cụ sản xuất bằng kim loại thủ công được thay bằng công cụ sản xuất cơ khí máy móc ,đưa xã hội loài người bước vào thời đại công nghiệp hoá và nền văn minh công nghiệp . Bản thân công cụ sản xuất bằng cơ khí máy móc trong xã hội công nghiệp cũng trải qua ba trình độ phát triển ; cơ khí hoá ,điện khí hoá và tự động hoá .Với lực lượng sản xuất bằng cơ khí ,xã hội loài người đã có những bước tiến khổng lồ trên con đường chinh phục thiên nhiên và phát triển xã hội .
Cuộc cách mạng thông tin –công nghệ lần tứ năm với việc sử dụng công nghệ tự động hoá, công nghệ thông tin và việc chuyển từ công nghệ khai thác các nguồn năng lượng vốn sẵn có trong tự nhiên sang khai thác và sử dụng nguồn tiềm năng trí tuệ-trí năng, lực lượng sản xuất xã hội có một bước đột tiến qua trọng chưa từng có trong lịh sử .Lần đầu tiên trong lịch sử vài trăm nghìn năm của loài người ,trí năng vốn là nguồn năng lượng độc tôn của loài người đã được trao cho máy móc.Đây là thời kỳ mà lực lượng sản xuất bước sang một giai đoạn phát triển mới hoàn toàn về chất -giai đoạn trí thức hoá khoa học trở thành lực lưọng sản xuất trực tiếp .
--> Như vậy trong nền sản xuất hiện đại, khoa học đã trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp", đúng như C.mác và Ph.ănh ghen đã từng tiên đoán “đến một trình độ phát triển nào đó thì tri thức xã hội biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp”
1.2. Khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong nền sản xuất hiện đại .
Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trước đây và cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay, khoa học ngày càng thể hiện một cách rõ ràng đưới dạng một thực tiễn xã hội trực tiếp nhờ quá trình không ngừng biến đổi của nó, từ chỗ là lực lượng sản xuất tiềm năng thành lực lượng sản xuất trực tiếp .Bước chuyển này của khoa học chỉ có thể diễn ra trong những điều kiện nhất định :
1.2.1.Những điều kiện để khoa học trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp"
Điều kiện đầu tiên thuộc về sản xuất:nền sản xuất xã hội phải đạt đến một trình độ phát triển phát triển nhất định .Trong nền sản xuất xã hội còn ở trình độ thấp, khoa học không thể trực đi sâu vào sản xuất mà phải qua khâu trung gian:khâu thực nghiệm khoa học. Từ những thành tựu thu được qua thực tĩên, thực nghiệm khoa học ,con người tìm cách vận dụng chúng vào trong sản xuất. Quá trình này diễn ra rất chậm chạp .Trong điều kiện như vậy, khoa học chỉ có thể biểu thị như một lực lượng sản xuất tiềm năng chứ chưa thể trở thành lưc lượng sản xuất trực tiếp .Ngược lại, khi sản xuất xã hội đã đạt đến trình độ phát triển cao, chính sản xuất lại đặt ra hững vấn đề mới,phức tạp đòi hỏi khoa học phải có những phương thức giải quyết phù hợp, để thúc đẩy sản xuất phát triển và qua đó khoa học cũng phát triển theo .Như vậy, trong điều kiện này, sản xuất đã tạo ra những cơ sở quan trọng, những nhu cầu cấp thiết cho sự xuất hiện của những tri thức khoa học mới, những ngành khoa học mới.ở đây, khoa học không phục vụ sản xuất một cách thụ động theo kiểu khoa học cũng được, mà không có khoa học cũng không sao; khoa học đã tham gia một cách tích cực, chủ động và trở thành một yếu tố không thể thiếu được của qúa trình sản xuất xã hội .Và chỉ có đến lúc này,khoa học mới có điều kiện để trở thành lượng sản xuất trực tiếp.
Điều kiện thứ hai thuộc về sự phát triển của bản thân khoa học:khoa học phải phát triển đến một trình độ nhất định, mà ở đó, nó có thể đủ sức để giải quyết những vấn đề do thực tiễn xã hội, đặc biệt là thực tiễn sản xuất đặt ra. Trong nền sản xuất hiện đại, không có một vấn đề nào của sản xuất đặt ra mà tri thức của một ngành khoa học, thậm chí là của vài ngành khoa học cụ thể có thể giải quyết được hoàn toàn. Tổng hợp khoa học , tổng hợp tri thức là xu hướng phát triển của khoa học ngày nay và điều này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của thực tiễn sản xuất hiện đại. Ngày nay, trong khoa học đang diễn ra một quá trình tương tác mạnh mẽ giữa các khoa học, qúa trình liên kết khoa học theo hướng tổng hợp tri thức của khoa học hiện đại và đó chính là điều kiện quan trọng và tối cần thiết để biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp .
Điều kiện thứ ba để khoa học biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đó chính là sự quán triệt nguyên lý triết học duy vật biện chứng về sự thống nhất giưã lý luận và thực tiễn, mà nếu ứng dụng vào quá trình sản xuất vật chất, thì đó chính là sự thống nhất giữa hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động khoa học. Thực tiễn, trước tiên là thực tiễn sản xuất xã hội, là nguồn gốc, là động lực của nhận thức khoa học, đồng thời cũng là tiêu chuẩn của chân lý. Do vậy, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp sẽ là con đường ngắn nhất để xác định độ chính xác, đúng đắn, tính chân lý của tri thức khoa học. Sự thống nhất giữa hoạt động sản xuất và hoạt động khoa học là đặc trưng cơ bản của xã hội hiện đại được xây dựng trên cơ sở của nền sản xuất hiện đại và khoa học tiên tiến.
-->Như vậy, cùng với sự phát triển của xã hội, vai trò của khoa học ngày càng được tăng cường, nhất là trong thời đại ngày nay, khi khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tri thức khoa học vừa là sự biến đổi, vừa là quyền lực, vừa là sự giàu có, là một yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển, sự thịnh suy của công ty, một dân tộc, một đất nước, một khu vực trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thế giới hiện đại.
1.2.2. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp được biểu hiện dưới nhiều hình thức:
Trước hết, tri thức khoa học được vật thể hoá thành máy móc tinh vi, hiện đại như các loại máy vi tính, siêu vi tính các công cụ, các loại máy công nghệ tự động hoá, các thế hệ người máy (ro bot); tạo ra các loại công nghệ mới như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,công nghệ vật liệu mới... Điều này không chỉ mang lại hiệu quả năng suất lao động cao hơn, chất lượng tốt hơn mà còn góp phần quan trọng vào việc tiết kiệm nguyên liệu, tạo ra các loại vật liệu mới vốn có sẵn trong tự nhiên; giảm thời gian lao động phải chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Thực tế sản xuất ở các nước sản xuất công nghiệp phát triển đã cho thấy rằng: tri thức khoa học ngày càng chiếm một hàm lượng cao trong giá trị sản phẩm, nguồn lợi do khoa học mang lại cũng ngày càng cao hơn. Cụ thể là, vào những năm đầu của thé kỷ XX khi chỉ có một bộ phận nhỏ của thế giới bước vào công nghiệp hoá, khi mà sự phát triển của khoa học chưa được gắn chặt với kỹ thuật và sản xuất, thì lao động chân tay, tính trung bình, chiếm một tỷ lệ cao, tới 9/10 trong giá trị sản phẩm. Còn đến những năm 90, khi hầu hết các nước trên thế giới đã bước vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, và ở nhiều nước đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, thì tỷ lệ đó đã giảm xuống còn 1/5, trong khi đó, số lượng sản phẩm tăng 10 lần, Với đà phát triển như ngày nay của khoa học công nghệ, tỷ lệ đó còn tíêp tục giảm mạnh đến năm 2010 (thế kỷ XX) có thể chỉ còn 1/10.Trong thống trị của công nghệ thông tin, trí năng hoá sản xuất đang là xu hướng tất yếu, và cũng là động lực mạnh mẽ của sự phát triển xã hội . Nguồn lợi do công nghệ thông tin mang lại ngày càng tăng.Trong những năm 8o và những năm 90, ở Nhật Bản nguồn lợi do tin học mang lại chiếm tới 40% sản phẩm kinh tế quốc dân.
Biểu hiện quan trọng của vịêc khoa học trở thành lực lượng sản trực tiếp là ở chỗ, khoa học cùng với quá trình giáo dục và đào tạo đã ra những người lao động mới: những con người của trí tụê sáng tạo, vừa có tri thức chuyên sâu nghành nghề, vừa hiểu biết rộng tầm nhìn xa, bao quát, nhạy bén, vững vàng. Ngưòi lao động chính là lực lượng sản xuất mạnh mẽ nhất, to lớn nhất, là nguồn lực của mọi nguồn lực, là động lực của mọi sự phát triển xã hội.
Ngoài việc đào tạo ra con người lao động mới khoa học còn trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất. Đó cũng chính là một biểu hiện của việc khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Việc tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất ngày nay ở bất kỳ cấp độ nào trong dây chuyền sản xuất đều cần đến tri thức khoa học, nhất là tri thức khoa học quản lý. Cùng một thế hệ máy móc như nhau, cùng sản xuất ra một loại sản phẩm như nhau nếu biết tổ chức quản lý, điều hành công việc tốt thì sẽ đem đến hiêụ quả cao hơn.
Một tác nhân vô cùng quan trọng đối với sản xuất trong điều kiện của nền kinh tế thị trường mang tính quốc gia và quốc tế hiện nay là thông tin. Thông tin là sản phẩm của khoa học, là sự biểu hiện của khoa học. Trong xã hội thông tin, kẻ giàu, kẻ mạnh, kẻ chiến thắng, thường không phải là kẻ trường vốn, lắm lao động, mà là kẻ nắm bắt thông tin một cách nhanh nhạy, đặc biệt là thông tin khoa học công nghệ và thông tin thị trường. Bởi vì nhờ nắm bắt thông tin mới có thể thay đổi kịp thời công nghệ để sản xuất ra những sản phẩm phù hợp vưới nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, giúp cho việc lưu thông hàng hoá nhanh chóng. Nắm bắt thông tin kịp thời, nhanh chóng còn giúp cho sản xuất và kinh doanh mở rộng thị trường, dự ba ó và đón đầu nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội, nhờ đó có thể giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường.Trong thời đại thông tin chỉ cần chậm một bước trong việc nấm bắt thông tin cũng có thể phải trả giá đắt như thua lỗ, mất bạn hàng, thiệt hại, thậm chí dẫn đến phá sản.
Bởi vậy, việc khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là một đặc trưng cơ bản của nền sản xuất hiện đại, đồng thời điều đó cũng chứng tỏ rằng: khoa học ngày càng gắn bó và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.
2. ứng dụng của khoa học trong công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam
2.1. Vai trò nền tảng của khoa học công nghệ trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở Việt Nam
Nước ta vốn là nước nông nghiệp, có nền sản xuất nhỏ, lại bị nhiều năm chiến tranh nên trình độ khoa học công nghệ của chúng ta vẫn còn rất lạc hậu so với các nước khác trên thế giới đặc bịêt là những nước phát triển. Công cuộc đổi mới của chúng ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo được tiến hành từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986.Ngay từ khi bắt đầu quá trình đổi mới, Đảng và Nhà Nước ta đã quan tâm hoàn thiện và đổi mới, quan điểm các chủ trương, chính sách trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Nghị quyết 26 của Bộ chính trị đã nêu rõ: “Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới, coi khoa học là một động lực mạnh mẽ của sự nghiệp đổi mới, ổn dịnh tình hình và phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, coi những người làm khoa học là đội ngũ cán bộ tin cậy, quý báu của Đảng, Nhà Nước và nhân dân ta”.
Trong báo cáo chính trị tại Đại hội VIII vưà qua Đảng đã nhấn mạnh:khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của người Việt Nam, quyết tâm đưa nước ta ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu bằng khoa học công nghệ.
Quan điểm và chủ trương trên đây về khoa học và công nghệ trong quá trình chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị truờng có sự quản lí của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chính là căn cứ vào tình hình thực tiễn của đất nước, vừa ra khỏi chiến tranh ác liệt kéo dài và tiếp theo là giai đoạn trì trệ khủng hoảng, nhưng đã đạt được những thành tựu quan trọng bước đầu trong quá trình đổi mới, cần phải tranh thủ mọi thời cơ, trong đó có thời cơ về tiếp thụ khoa học và công nghệ tiên tiến để tăng nhanh lực lượng sản xuất, vươn nhanh lên phía trước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây còn là sự phù hợp với đặc diểm khách quan của thời đại.
Thực tiễn phát triển của qúa trình đổi mới, nhất là từ cuối những năm 80 đến nay, đã chứng tỏ việc đổi mới công nghệ tiên tiến là một yếu tố rất quan trọng để đạt được các thành tích đáng kể bước đầu. Trong tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước liên tục đạt khoảng 8% mấy năm qua, ngoài yếu tố chuyển đổi cơ chế, mở cửa hội nhập với thị trường khu vực và thế giới, thì yếu tố tăng lực lượng sản xuất qua vốn, lao động và công nghệ rất quan trọng. Chúng ta thưòng thấy nổi lên vấn đề lớn cũng là để đổi mới và tiếp thu công nghệ (mua thiết bị và quy trình công nghệ), và nâng cao trình độ tay nghề và kiến thức cho lao động (yếu tố công nghệ mới trong lao động).
Trong nông nghiệp, sau khi có cơ chế khoán hộ gia đình và khuyến khích nhiều thành phần kinh tế, vấn đề nổi lên rõ rệt là yêu cầu bức xúc về công nghệ mới, với các giống cây trồng, vật nuôi mới, có năng suất cao hơn. Trong công tác “xoá đói giảm nghèo”, nếu chỉ cho vay vốn mà không kèm theo kết hợp sử dụng vốn theo công nghệ, quy trình qua hình thức khuyến nông thì hiệu quả sẽ rất hạn chế.Trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ngày nay, khâu trung tâm chính là công nghệ “kết tinh trong vốn”. Trong lĩnh công nghiệp chế biến, công nghịêp nhẹ v.v...càng thấy rõ vai trò của tiếp thu công nghệ mới: các sản phẩm của ngành bia, nước giải khát, công nghiệp dệt may ... nhờ các dây chuyền công nghệ mới do liên doanh cùng với lao động được huấn luyện, đã cạnh tranh được với sản phẩm nước ngoài và bước đầu xâm nhập vào thị trường quốc tế. Rất đáng tiếc, chúng ta chưa có đủ hệ thống kế toán thống kê cần thiết để đánh giá đóng góp của khoa học công nghệ vào sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua, như ở nhiều quốc gia khác.
Hiện nay trong hàng ngũ các nhà doanh nghịêp và quản lý của chúng ta vẫn còn một bộ phận mang nặng “tư duy bao cấp” về công nghệ.Thực ra công nghệ là một loại tư bản đặc biệt có ý nghĩa quan trọng của lực lượng sản xuất mới. Trong nền kinh tế thị trường, dù có sự quản lý của Nhà nước thì cũng chỉ có công nghệ mới bằng hình thức trao đổi hàng hoá: trên thương trường quốc tế, thị trường công nghệ là một bộ phận quan trọng, có doanh số hàng năm tới trăm tỉ đô la Mỹ.
Chúng ta xuất phát từ một nông nghịêp, nền công nghiệp còn lạc hậu, thuộc vào nước đang phát triển ở mức thấp. Bởi vậy bắt buộc chúng ta phải “truy lĩnh” nhiều ngành công nghệ truyền thống như công nghiệp chế biến nông sản, công nghịêp nhẹ, các ngành công nghiệp về tư liệu sản xuất như sắt, thép, xi măng... Những ngành này thực ra đã phát triển từ thế kỷ trước sang đầu thế kỷ này ở nhiều nước công nghệ phát triển, và người ta thường xếp chúng vào loại đang “xuống dốc”. Nhưng chính trong các lĩnh vực này còn đang rất quan trọng đối với chúng ta, chúng ta phải “tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định” để đi tắt, đón đầu để thay đổi tình thế “xuống dốc” của chúng ta trong quá trình công ghiệp hoá, hiện đại hoá. Ví dụ với công nghiệp xi măng, chúng ta phải tiếp thụ ngay công nghệ hiện đại với quy trình khô, nhiều công đoạn được xử lý và nước thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị sản phẩm thấp nhất và lượng bã thải rắn ít nhất v.v...Như vậy, không những sẽ có đủ vài chục triệu tấn xi măng hàng năm để xây dựng đất nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài với giá cạnh tranh được, dựa vào ưu thế tài nguyên và nguyên liệu mới. Rõ ràng ở đây chỉ có “truy lĩnh cái mới” mới đảm bảo cho thành công.
Hiển nhiên với các ngành công nghệ đang đi lên như công nghịêp điện tử - tin học-vĩên thông, công nghệ sinh học, công nghiệp năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới, công nghiệp đại dương, công nghiệp hàng không- vũ trụ v.v... chúng ta phải hết sức tranh thủ thời cơ, lựa chọn được lĩnh vực có nhiều khả năng thuận lợi để nhập cuộc.
Quan điểm và cách tiếp cận đối với các ngành công nghiệp truyền thống và công nghiệp với công nghệ cao nói trên đã được chứng tỏ có hiệu quả không những bước đầu ở nước ta trong quá trình đổi mới, mà còn ở những nền kinh tế phát triển mới (NIC) như Hàn Quốc, Đài Loan...
Trong nền kinh tế thị trường, sự hội nhập với thị trường thế giới trở nên tất yếu. Nhưng đồng thời cũng là một thách thức sống còn của sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường quốc tế và khu vực. Nếu chỉ giới hạn trong phạm vi cạnh tranh lành mạnh thì trước hết đó là cạnh tranh về chất lượng, giá cả của sản phẩm.Tuy nhiên còn nhiều yếu tố mới có vai trò ngày càng lớn trong cạnh tranh như: nghệ thuật và năng lực tiếp thị, sự đáp ứng và dự báo kịp thời thị hiếu, mạng lưới phân phối đúng thời hạn, mạng lưới dịch vụ sau giao hàng thuận tiện, danh tiếng và triết lý kinh doanh của hãng...Ngày nay cạnh tranh hàng hoá ngày càng trở lên khắt khe và phức tạp.
Bởi vậy, nếu không được hỗ trợ bằng một lực lượng khoa học công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới thì không thể nào vị trí của sản phẩm trên trường quốc tế.
2.2. Những đóng góp của khoa học trong thời kỳ đổi mới.
Trong gần 20 năm qua, khoa học công nghệ thực sự đã có những đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Thông qua các chương trình khoa học công nghệ, hoạt động nghiên cứu khoa học đã gắn kết chặt chẽ hơn với sản xuất, đời sống và mang lại những hiệu quả kinh tế thiết thực. Kết quả nghiên cứu của nhiều đề tài đã được áp dụng vào sản xuất, tạo ra sản phẩm mới có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, thay thế hàng nhập ngoại, góp phần nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta.
Có thể điểm qua một số thành tựu nổi bật trong 10 năm gần đây:
2.2.1 Trong nông, lâm, ngư nghiệp.
Về nông nghiệp trong 5 năm 1996-2000 đã có 171 giống cây trồng, vật nuôi được công nhận. Cho đến nay đã có trên 80% diện tích lúa, 60% diện tích ngô lại được gieo trồng bằng các giống mới, năng suất cao. Trong năm 2002 tổng diện tích lúa đạt 7.463 nghìn ha: năng suất lúa bình quân cả năm đạt 45,1 tạ/ha; tăng xấp xỉ 4 tạ so với năm 1999; sản lượng lương thực cả nước đạt 33.62 triệu tấn, tăng 2,23 triệu tấn so với năm 1999. Nguyên nhân chủ yếu là do áp dụng các giống cao sản mới, các kỹ thuật canh tác tiên tiến làm cho năng suất tăng lên trong khi diện tích tăng không đáng kể.
Đặc biệt chúng ta đã tạo ra được nhiều giống ngô lai chất lượng tương đương ngô lai nhập khẩu với giá chỉ bằng 1/3-2/3, góp phần giành lại 60% thị phần giống ngô lai trong nước từ tay các công ty đa quốc gia (trong khi Thái Lan chỉ giành được 25-30% thị phần).
Nhờ kết quả này, nước ta đã tiết kiệm được 10 triệu USD/năm và làm lợi cho nông dân 300-400 tỷ đồng/năm khi tham gia sản xuất giống và ngô thương phẩm.
Nhờ những công trình nghiên cứu đồng bộ về giống, về quy trình nuôi trồng và phương thức tổ chức sản xuất nên nghề trồng nấm ăn trong 5 năm lại đây đã đi vào thế ổn định và phát triển ở quy mô xí nghiệp, trang trại, hộ gia đình. Tổng sản lượng nấm ăn hàng năm hiện nay của cả nước là 100.000 tấn, đạt giá trị là 1500 tỷ đồng( xuất khẩu 40%, tương đương 40 triệu USD) và giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 100 000 lao động với thu nhập khá cao(15-20 nghìn một ngày công). Riêng phía Bắc, trong vòng 5-7 năm qua đã có bước tiến vượt bậc với sản lượng tăng 20 lần so với 1996. Hiện nay các tổ chức khoa học đang nghiên cứu cơ sở khoa học để hình thành các làng nghề trồng nấm ăn phục phụ cho chương trình xuất khẩu 1triệu tấn sản phẩm /năm(trị giá 1tỷ USD) vào 2010.
Trong lâm nghiệp, nhờ áp dụng khoa học công nghệ, nhiều địa phương, lâm trường, hộ nông dân đã trồng rừng kinh tế có lãi. Bằng việc áp dụng công nghệ, hom nhân nhanh các giống cây làm nguyên liệu cho sản xuất giấy có năng suất cao, đã nâng năng suất lên gấp 3 lần trong 1 chu kỳ sản xuất, góp phần quan trọng vào việc ổn định vùng nguyên liệu cho công nghiệp giấy và gỗ nhân tạo, đóng góp tích cực vào mục tiêu trồng 5 triệu ha rừng ở nước ta. Nổi bật là việc đầu tư gần 3 tỷ đồng cho trung tâm cây nguyên liệu giấy Phù Ninh thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ mô, hom để nhân nhanh giống bạch đàn và keo lai phục vụ trồng rừng nguyên liệu. Nhờ đó, Trung tâm này đã xây dựng được 1 cơ sở sản xuất giống công suất 3-4 triệu cây/năm và làm lợi 45-60 tỷ đồng trong một chu kỳ sản xuất so với phưong thức trồng rừng trước đây. Kinh nghiệm nuôi cấy mô, hom đã được chuyển giao cho các cơ sở sản xuất khác, mang lại lợi ích cho hàng chục cơ sở sản xuất cây giống. Điều quan trọng hơn là việc ứng dụng công nghệ này đã khẳng định trồng rừng kinh tế có lãi-một điều mà trước đây không ai dám khẳng định. Hiện nay, cây bạch đàn và keo lai đã được thừa nhận như là loại cây không thể thiếu trong chương trình 2 triệu ha rừng kinh tế và có mặt trên nhiều khu vực đất xấu, đất hoang hóa ở các vùng trung du phía Bắc, góp phần không nhỏ vào việc phủ xanh đất trống,đồi trọc và trồng mới 5 triệu ha rừng.
Trong lĩnh vực thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu là một trong những thế mạnh của Vịêt Nam. Trong hơn 2tỷ USD giá trị thuỷ sản xuất khẩu hàng năm có sự đóng góp đáng kể của khoa học công nghệ. Sự đóng góp này thường ở khâu đột phá quan trọng, có tính quyết định trong nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển. Cụ thể là:
Việc chuyển giao các công nghệ sản xuất giống và công nghệ nuôi trồng sú năng suất cao(5,5 tấn/ha) đã tạo cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh ven phía Bắc, giúp tìm ra được mặt hàng xuất khẩu quan trọng cho vùng đồng bằng sông Hồng.
Việc ứng dụng công nghệ nuôi tôm trên cát đã khởi đầu cho phong trào nuôi tôm ở các tỉnh ven biển miền Trung, tạo điều kịên cho các tỉnh này sử dụng vùng đất cát hoang hoá và chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang nuôi trồng thuỷ sản với hiệu quả kinh tế cao. Đã xuất hiện nhiều mô hình đạt năng súât 10 tần/ha, mang lại lợi nhuận đạt 100 triệu đồng/ha.
Bằng việc áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ sinh học trong điều khiển giới tính, chúng ta đã hoàn thiện công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính và siêu đực.Công trình nghiên cứu này được đầu tư gần 2 tỷ đồng và đã tạo ra được công nghệ sản xuất giống và quy trình nuôi làm cơ sở cho vịêc phát triển chương trình xuất khẩu300 000 tấn cá rô phi với doanh số 600 trăm triệu USD vào năm 2010.
Việc nghiên cứu thành công và ứng dụng rộng rãi công nghệ sản xuất giống cá ba sa, thay thế hoàn toàn vịêc phải nhập cá giống từ Campuchia, hạ thành cá giống chủ động trong sản xuất, góp phần quan trọng trong việc khôi phục và phát triển nghề nuôi cá bè.
Mới đây trong khuôn khổ chương trình khoa học công nghệ, chúng ta đã thành công trong vịêc sản xuất các giống cua biển, ốc hương và cá song, mở ra triển vọng mới cho việc phát triển các mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Đây sẽ là những đột phá tiếp theo của khoa học công nghệ phục vụ cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta.
2.2.2. Trong công nghiệp, giao thông, xây dựng.
Lãnh vực công nghệ điện tử-truyền thông và công nghệ thông tin: Đã ứng dụng các công nghệ mới trong việc phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông như: phát triển và nâng cấp 5 mạng thông tin cáp quang liên tỉnh, quốc gia , quốc tế, nâng cao độ đường truyền.Đã tích cực nghiên cứu xây dựng đề án phóng vệ tinh viễn thông VINASAT.
Đã triển khai đề án thông tin quản lý hành chính của chính phủ ở tất cả các bộ, ngành, địa phương. Đồng thời các mạng tin học ở các cơ quan Đảng Quốc hội cũng đang được nâng cấp phát triển. Chúng ta cũng đang nghiên cứu xây dựng đề án tham gia ASEAN điện tử trong nhiều lĩnh vực như: tài chính, ngân hàng, hải quan....Đã nghiên cứu thành công bộ mã chuẩn tiếng Vịêt UNICODE đang đưa vào ứng dụng trong phạm vi cả nước.
Lĩnh vực giao thông vận tải: Sự đầu tư của khoa học công nghệ đã giải quyết được nhiều vấn đề về công nghiệp đóng tàu Việt Nam. Nhờ sự đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp sản xuất, các nhà doanh nghiệp đã cùng các nhà khoa học chế tạo ra các loại tàu siêu tốc, tàu vận tải có sức trở lớn. Đặc bịêt cuối năm 2002 đã hạ thuỷ an toàn tàu chở hàng trọng tải 11.500 tấn.
Nhờ có nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, ngày nay các chuyên gia Việt Nam đã có thể làm chủ công nghệ, thiết kế và chỉ đạo thi các công trình cầu theo phương pháp đúc hẫng, cầu dây văng, nhà ga, bến cảng có quy mô và trình độ công nghệ ngang tầm với các công trình cùng loại với các nước trong khu vực.
Lĩnh vực xây dựng:Nhờ nghiên cứu khoa học, chúng ta đã làm chủ được công nghệ thiết kế, thi công các toàn nhà cao tầng, điều mà 10-15 năm về trướcgiới khoa học xây dựng không dám nghĩ tới.Mới đây các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu thành công và tổ chức trình diễn kỹ thuật dây chuyền sản xuất tấm lợp không sử dụng Amiăng bằng nguyên vật liệu trong nước, giúp cho hàng chục cơ sở sản xuất tấm lợp Amiăng không bị đóng cửa và hàng vạn công nhân tiếp tục có việc làm.
2.3. Những quan điểm chủ trương của nhà nước để đưa khoa học thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới.
Để đưa khoa học thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế, hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu mà kết luận hội nghị Trung ương khoá 6 đề ra, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các nhà khoa học, các nhà quản lý cũng như các nhà doanh nghiệp. Một số vấn đề sau cần được triển khai có hiệu quả trong thời gian tới:
2.3.1.Đối với phía sử dụng sản phẩm khoa học công nghệ.
Để nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong tíên trình hội nhập kinh tế, cần nhanh chóng tạo ra môi trường vừa đòi hỏi, vừa khuyến khích và hỗ trợ danh nghiệp đổi mới công nghệ. Đây chính là bài học thành công lớn của các nước công nghiệp hoá muộn.
Điều này thể hiện ở các cải cách về kinh tế theo hướng giảm dần chế độ bảo hộ, độc quyền..., tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng nhằm thúc đẩy các doanh nghịêp quan tâm hiệu quả tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh, từ đó thôi thúc các doanh nghịêp thuộc mọi thành phần kinh tế tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, tinh toán hiệu quả khi lựa chonh công nghệ và tích cực ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Giải phát quan trọng nhất là phải đẩy nhanh tỗc độ đổi mới doanh nghiệp nhà nước thông qua: cổ phần hoá, sáp nhập, giải thể, phá sản giao bán, khoán kinh doanh... Đối với nền kinh tế nói chung, các chính sách này là điều kịên sống còn, đối với khoa học công nghệ, đây chính là sự kích cầu và tăng cường năng lực tiếp nhận khoa học công nghệ của nền kinh tế, đồng thời là điều kiện tiên quyết để phát triển thị trường công nghệ.
Về phần mình, bộ khoa học công nghệ đang chủ động làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ nghành, địa phương tập trung nghiên cứu và áp dụng các chính sách hỗ trợ doanh gnhiệp đẩy mạnh việc xây dựng và nâng cao năng lực đổi mới công nghệ, tạo sức cạnh tranh sản phẩm của mình và chủ động tham gia hội nhập kinh tế quỗc tế.
2.3.2.Đối với phía cung cấp sản phẩm khoa học công nghệ.
Bộ khoa học công nghệ sớm thực hiện các chính sách và biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm khoa học công nghệ, kể cả giám định độ tin cậy, chất lượng và giá cả trước khi chuyển giao hoặc bán cho doanh nghiệp.Khuyến khích cán bộ và tổ chức khoa học công nghệ chấp nhận khó khăn thử thách, bám sát thực tiễn, đối mặt với mạo hiểm của thị trường để xây dựng các mô hình chuyển giao và ứng dụng nhanh kết quả khoa học vào sản xuất và đời sống. Dành tỷ lệ thích đáng kinh phí từ ngân sách nhà nước cho việc hỗ trợ hoàn thiện kết quả khoa học công nghệ có khả năng thương mại hoá và tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Hình thành và phát triển các dịch vụ tư vấn, môi giới, mua bán trao đổi công nghệ, cung cấp thông tin... và xây dựng hệ thống các tổ chức dịch vụ chuyển giao và truyền bá công nghệ, làm cầu nối giữa khoa học và sản xuất, phục vụ cho việc học tập, phát triển thị trường công nghệ.Đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ và hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong đó chú trọng thể chế hoá việc góp vốn bằng bản quyền hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm nghiên cứu để đảm bảo cho các nhà khoa học và các tổ chức khoa học có cống hiến thực sự có thể theo đuổi, sống và phát triển bằng kết quả lao động sáng tạo của chính mình.
2.3.3.Về chính sách tài chính cho khoa học.
Đây được coi là khâu đột phá quan trọng nhất trong đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ. Điều mấu chốt là phải tạo được cơ chế tăng nhanh tổng đầu tư của xã hội cho khoa học. Trong đó, doanh nghiệp sẽ là người đóng góp chính và Nhà nước là người cổ vũ, điều tiết và tạo sân chơi công bằng cho mọi đối tượng trong xã hội.
Trong lĩnh vực này, Bộ Khoa học và công nghệ cùng với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư...đang soạn thảo trình Chính phủ ban hành các chính sách nhằm đa dạng hoá nguồn vốnn đầu tư trong và ngoài nước, mở rộng các hình thức đầu tư cho khoa học, tạo cơ chế tài chính thuế, tín dụng đủ khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư và vay vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ.
Đối với nguồn kinh phí từ ngân sách, Bộ Khoa học và công nghệ đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để thực hiện chủ trương tậop trung đầu tư cho nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, nghiên cứu phục vụ xây dựng chính sách, chiến lược phục vụ công ích và các hướng khoa học công nghệ ưu tiên.Tăng cường đầu tư cho hoạt động công nghệ trong các trường đại học và có cơ chế tạo sự liên kết vững chắc giữa đào tạo và nghiên cứu ở các trường đại học và vịên nghiên cứu.áp dụng cơ chế tài chính để khuyến khích liên kết giữa trường đaị học và viện nghiên cứu với doanh nghiệp.
2.3.4.Về đổi mới cơ câú và phương thức hoạt động của các tổ chức khoa học.
Các tổ chức khoa học được đổi mới theo hướng giao quyền tự chủ , tự chịu trách nhiệm trong xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý tài chính, tài sản , quản lý nhân lực và hợp tác quốc tế về khoa học.
Sắp tới, Bộ khoa học công nghệ cùng Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính sẽ tổng kết các mô hình tổ chức và hoạt động khoa học để xác định rõ các hình thức tổ chức khoa học công nghệ. Đối với các tổ chức khoa học công nghệ chủ yếu thực hiện nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu luận cứ phục vụ xây dựng chính sách, chiến lược và nghiên cứu trong những lĩnh vực công ích, ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí nghiên cứu thường xuyên theo định biên. Sớm ban hành cácchính sáh ưu đãi về thuế , tín dụng , bảo hiểm xã hội để khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức khoa học thực hiện chuyển đổi và đảm bảo cuộc sống cho lực lượng cán bộ đầu tư.
2.3.5.Chính sách đối với cán bộ khoa học công nghệ .
Bộ khoa học công nghệ cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhanh chóng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học. Trong đó chú trọng đào tạo cán bộ có trình độ cao, các tổng trình công sư, các nhà khoa học đầu đàn có trình độ khu vực và quốc tế.
Huy động người nước ngoài và người Việt Nam tham gia giải quyết các nhiệm vụ khoa học của nước nhà. Chú trọng đến chính sách đãi ngộ, sử dụng, và gắn trách nhiệm của khoa học với kết quả nghiên cứu của mình.Sẽ có chính sách "khoán hợp lý" để các nhà khoa học đóng góp xứng đáng cho đất nước được hưởng các đãi ngộ thích đáng, tương ứng với đóng góp , đồng thời gắn trách nhiệm khoa học với sản phẩm khoa học đươch tạo ra thông qua cơ chế phân ly lợi ích giữa các bên chế tạo và các bên ứng dụng.
Phần kết luận
Trong lịch sử mỗi bước phát triển của khoa học đều tạo ra những bước phát triển mới của lực lượng sản xuất. Với tư cách là lực lượng sản xuất trực tiếp, nó biểu hiện quan hệ giữa người với giới tự nhiên. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ khống chế tự nhiên của con người. Đó là kết quả của năng lực thực tiễn, của con người tác động vào tự nhiên, tạo ra của cải vật chất bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của loài người.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, cơ cấu lực lượng lao động sẽ thay đổi theo xu hướng có tính quy luật là tỷ trọng của lao động trí tuệ- lao động phức tạp ngày càng tăng, chiếm ưu thế và trở thành đặc trưng so với tỷ trọng cuả lao động giản đơn trong tổng lao động xã hội.
Đối với nước ta, trong gần 20 năm qua, xét về giá trị tuyệt đối, đầu tư cho khoa học còn ở mức độ khiêm tốn, nhưng với sự nỗ lực không ngừng, nghành khoa học công nghệ đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của kinh tế xã hội. Nhiều kết qủa nghiên cứu đã co những đóng góp quan trọng trong việc họach định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: nhiều giống cây trồng, vật nuôi, nhiều công nghệ mới được tạo ra góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Mục tiêu làm cho khoa học công nghệ nước nhà phát triển mạnh mẽ hơn, hiệu qủa hơn thực sự trở thành động lực quyết định thành công của công cuộc công ngiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặt lên vai đội ngũ những người làm khoa học một trách nhiệm nặng nề. Với tính sáng tạo cao của đội ngũ cán bộ khoa học Việt Nam, khoa học sẽ thực sự chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong công cuộc công nghịêp hoá, hiện đại hoá đất nước trong một tương lai không xa.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình triết học mac-lênin-nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2003.
2. khoa học –công nghệ với nhận thức biến đổi thế giới và con người-phạm thị ngọc trâm-nhà xuất bản giáo dục, 1996.
3. khoa họcvà CÔNG NGHệ THế GIớI-NHà XUấT BảN Hà NộI, 2004.
4. nHữNG VấN Đề CƠ BảN Về ĐổI MớI KINH Tế ở VIệT NAM-PHAN THANH PHố-NHà XUấT BảN GIáO DụC, 1996.
5. TạP CHí HOạT ĐộNG KHOA HọC CÔNG NGHệ THáNG 1/ 2005.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35720.doc