Tiểu luận Khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam đã, đang và sẽ thể hiện vai trò không thể thiếu được trong sự phát triển kinh tế xã hội và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhưng sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân đến mức nào lại phụ thuộc vào chính sách của Đảng và Nhà nước và việc thực hiện các chính sách đó trong đời sống kinh tế của đất nước. Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề lao động, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tạo động lực cho sản xuất kinh doanh trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Để phát huy tác động tích cực đồng thời hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của việc phát triển kinh tế tư nhân đòi hỏi phải có hướng đi và những chính sách đúng đắn. Điều này yêu cầu phải có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các chính sách của Nhà nước và thực hiện giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm có hiệu quả những hành vi vi phạm các chính sách này.

doc18 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ §µo t¹o Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ------------------------ tiÓu luËn kinh tÕ chÝnh trÞ Đề tài: Khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Giáo viên hướng dẫn: TS. Đào Phương Liên Học viên: Hà Thị Phương Giang Lớp: Cao học K12 Hµ Néi 2003 Lêi më ®Çu Lần đầu tiên Đảng dành một Nghị quyết định hướng phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX đã đánh giá tổng quát: “Sự phát triển kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, tăng thêm số lượng công nhân, lao động và doanh nhân Việt Nam, thực hiện các chủ trương xã hội hoá y tế, văn hóa, giáo dục…”. Tuy nhiên, Nghị quyết cũng nhận thấy kinh tế tư nhân ở nước ta “phần lớn có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu, ít đầu tư và lĩnh vực sản xuất; còn nhiều khó khăn vướng mắc về vốn, về mặt bằng sản xuất kinh doanh, về môi trường pháp lý và môi trường tâm lý xã hội; nhiều đơn vị kinh tế tư nhân chưa thực hiện tốt những quy định của pháp luật đối với người lao động; không ít đơn vị vi phạm pháp luật, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép…”. Nhằm khắc phục những hạn chế yếu kém và tạo điều kiện để kinh tế tư nhân trở thành một trong những “bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” thì những chính sách, biện pháp của Nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bài viết của em góp phần khẳng định vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, đồng thời có một số ý kiến cụ thể nhằm khuyến khích khu vực này phát triển. I- Khu vùc kinh tÕ t­ nh©n trong nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng 1. Kh¸i qu¸t chung vÒ khu vùc Kinh tÕ t­ nh©n Nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bao gồm hai khu vực: Khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân. Khu vực kinh tế Nhà nước bao gồm toàn bộ các đơn vị, tổ chức trực tiếp sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ mà toàn bộ nguồn lực của các đơn vị thuộc sở hữu Nhà nước hoặc tại các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm cổ phần khống chế. Ngoài ra kinh tế Nhà nước còn bao gồm các tài sản thuộc sở hữu nhà nước như đất đai, tài nguyên, dự trữ quốc gia,… Khu vực kinh tế tư nhân là khu vực còn lại, bao gồm toàn bộ các cá nhân và các tổ chức sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động dịch vụ dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Như vậy, nội dung về kinh tế tư nhân rất rộng cả về hình thức sở hữu và ngành nghề mà các chủ thể đó tham gia vào sản xuất kinh doanh. Nhà nước muốn quản lý và điều tiết trên giác độ vĩ mô đòi hỏi Chính phủ phải nắm được những lĩnh vực chính của nền kinh tế như ngân hàng, truyền thông, công nghiệp quốc phòng… Đối với những nước phát triển theo cơ chế kế hoạch hoá, khu vực kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Nó được hình thành trên cơ sở quốc hữu hoá, quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa và sự đầu tư của Nhà nước để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa nói chung, Việt Nam nói riêng, khu vực Kinh tế Nhà nước có vai trò cực kỳ quan trọng và được Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, do có tính năng động và hiệu quả, khu vực Kinh tế tư nhân lại là một bộ phận không thể thiếu. Khu vực kinh tế tư nhân được so sánh như một cái “van điều chỉnh”, làm giảm những rủi ro và tăng tính linh hoạt cho nền kinh tế. Vì vậy, nếu không có một khu vực kinh tế tư nhân đủ mạnh để làm tiền đề thì nền kinh tế thị trường không thể phát triển mạnh mẽ. Ngay từ trong chính sách Kinh tế mới (NEP) tháng 3/1921, V.I.Lênin đã rất coi trọng sự phát triển của khu vực KTTN trong sự phát triển của đất nước Xô viết. Người đã coi khu vực kinh tế này là các thành phần kinh tế cơ bản trong thòi kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện chính quyền Nhà nước thuộc về tay giai cấp vô sản, sự phát triển kinh tế tư nhân không dẫn đến sự phục hồi chủ nghĩa tư bản nếu nhà nước biết cách sử dụng và điều tiết nó hướng theo các mục tiêu của mình. Và người cho rằng những người muốn xoá bỏ KTTN trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là “dại dột” và “tự sát”. Dại dột, vì về phương diện kinh tế, chính sách ấy là không thể nào thực hiện được; tự sát, vì những người nào định thi hành chính sách như thế nhất định sẽ bị phá sản. Mối quan hệ giữa hai khu vực kinh tế tư nhân và Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại là quan hệ cạnh tranh giữa các lực lượng tham gia thị trường và bình đẳng trước pháp luật nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản của nền kinh tế: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Hai khu vực này có sự hợp tác hỗ trợ và thúc đẩy nhau cùng phát triển: khu vực kinh tế Nhà nước không thể hoạt động hiệu quả nếu biệt lập và đối lập với khu vực kinh tế tư nhân; và ngược lại, khu vực kinh tế tư nhân không thể phát huy hiệu quả nếu không dược khu vực kinh tế Nhà nước định hướng, giúp đỡ và tạo điều kiện để hoạt động. Sự phát triển cân đối giữa hai khu vực này là nhân tố quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Trong nền kinh tế, hoạt động kinh tế tư nhân được thực hiện dưới hai hình thức là các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân. Ở bài viết này, khu vực KTTN chỉ tập trung vào các doanh nghiệp của tư nhân hoạt đông theo luật doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh) và không bao gồm các doanh nghiêp có vốn đầu tư nuớc ngoài. 2. Vai trß cña khu vùc kinh tÕ t­ nh©n trong nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng ë n­íc ta. Khu vực tư nhân đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra việc làm cho người lao động Giải quyết việc làm luôn là vấn đề bức xúc với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân là phương tiện hiệu quả để giải quyết vần đề thất nghiệp, là nguồn chủ yếu tạo ra việc làm. Đó là do các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân thường được dễ dàng tạo lập, thậm chí với một lượng vốn không lớn. Các doanh nghiệp này có tính linh hoạt cao, thường xuyên đáp ứng được những thay đổi của thị trường. Mặt khác, sự phát triển của kinh tế tư nhân trong khu vực nông nghiệp nông thôn giúp duy trì được các ngành nghề truyền thống và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm truyền thống. Khu vực kinh tế tư nhân cung cấp một khối lượng lớn sản phẩm và dịch vụ, đa dạng và phong phú về chủng loại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Các doanh nghiệp tư nhân với một số lượng đông đảo trong nền kinh tế đã tạo ra sản lượng hàng hoá và thu nhập đáng kể cho xã hội. Mặt khác, do đặc tính linh hoạt và mềm dẻo, doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân có khả năng đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú, độc đáo của người tiêu dùng. Khu vực kinh tế tư nhân có khả năng thu hút vốn đầu tư trong dân cư và sử dụng tối ưu các nguồn lực tại địa phương Việc tạo lập 0một doanh nghiệp không cần quá nhiều vốn, điều đó đã tạo cơ hội cho đông đảo dân cư có cơ hội tham gia đầu tư. Mặt khác trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp có thể vay thêm vốn trong dân cư dựa trên quan hệ quen biết, họ hàng. Đây được coi là phương tiện hiệu quả trong việc huy động, sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư và biến nó thành các khoản vốn đầu tư. Với quy mô vừa và nhỏ, lại trải đều trên hầu hết các địa phương, các vùng lãnh thổ nên các doanh nghiệp này có khả năng tận dụng được những nguồn nguyên vật liệu với trữ lượng hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất quy mô lớn nhưng lại sẵn có tại địa phương; sử dụng các sản phẩm phụ hoặc phế liệu, phế phẩm của các doanh nghiệp lớn. Khu vực kinh tế tư nhân góp phần chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thông thường, các doanh nghiệp nhà nước tập trung ở những khu trung tâm, vùng đô thị, nơi có cơ sở hạ tầng phát triển. Do đó mà có sự mất cân đối về trình độ phát triển văn hoá giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng trong một quốc gia. Chính sự phát triển của kinh tế tư nhân góp phần quan trọng tạo lập sự phát triển cân đối giữa các vùng. Nó giúp cho vùng sâu, vùng xa, các vùng nông thôn có thể khai thác được tiềm năng của vùng, của địa phương để phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu theo vùng, lãnh thổ. Đây cũng là vấn đề rất có ý nghĩa để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. II- Sù ph¸t triÓn cña khu vùc kinh tÕ t­ nh©n ë n­íc ta trong thêi gian qua 1. Kh¸i qu¸t t×nh h×nh ph¸t triÓn cña khu vùc kinh tÕ t­ nh©n Nhận thức được vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương phát triển KTTN, đặc biệt từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI. Cùng với thời gian và sự phát triển của đất nước, nhiều biện pháp đã được thực hiện và ngày càng hoàn thiện. Trong số đó phải kể đến: sửa đổi và ban hành mới luật Doanh nghiệp, luật thuế, luật ngân hàng, luật Đầu tư; quy định danh mục các ngành nghề, địa bàn được hưởng ưu dãi đầu tư; thay đổi các quy định có lợi hơn cho các nhà đầu tư (lãi suất thoả thuận); các quy định về miễn giảm thuế, tiền thuê đất, lãi suất ưu đãi khi vay vốn…; tổ chức các cuộc đối thoại, thiết lập các đường dây nóng, cho phép thành lập các câu lạc bộ doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề; hợp tác với các tổ chức nước ngoài. Các biện pháp nói trên của Nhà nước đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển của khu vực KTTN thời gian qua. Thực trạng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian qua có thể được khái quát ở một số khía cạnh sau: Số lượng doanh nghiệp Nếu như vào năm 1991, cả nước mới có 414 danh nghiệp của tư nhân thì đến hết năm 1995 đã có 15.276 doanh nghiệp, năm 1999 có 30.500 doanh nghiệp, tăng gấp 74 lần so với năm 1991. tính bình quân giai đoạn 1991-1999 mỗi năm tăng 3.388 doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2002, tổng cộng cả nước có khoảng 73.500 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Riêng thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm qua đã có thêm 12.000 doanh nghiệp mới ra đời với số vốn 14.000 tỷ đồng. bình quân mỗi ngày có thêm 19 doanh nghiệp. Cơ cấu của các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp: hình thức được ưa chuộng nhất là doanh nghiệp tư nhân (72%), tiếp đó là công ty trách nhiệm hữu hạn (27%) và cuối cùng là công ty cổ phần (1%). Cơ cấu ngành nghề: theo số liệu điều tra thì có tới 51,9% doanh nghiệp tập trung trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ sửa chữa và nhà hàng, khách sạn, du lịch; 20,8% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp; số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhỏ lẻ, chiếm 12% Cơ cấu theo lãnh thổ: Các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu tập trung ở miền Nam (73%), trong dó riêng thành phố Hồ Chí Minh là 25%, miền Bắc và miền Trung là 18% và 9%. Đa số các doanh nghiệp phân bổ ở đồng bằng và đô thị, nơi có cơ sở hạ tầng phát triển và thị trường tiêu thụ rộng lớn, hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho hoạt động sản xuất và giao dịch kinh doanh. Số lượng lao động Khu vực KTTN là nhân tố quan trọng thu hút lao động trong xã hội. Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện là nơi giải quyết việc làm cho người lao động một cách có hiệu quả nhất, hạn chế tệ nạn xã hội và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của mọi tầng lớp tầng lớp dân cư. Với lượng vốn trung bình cho một chỗ làm trong doanh nghiệp tư nhân là 35 triệu, công ty TNHH là 45 triệu trong khi lượng vốn trung bình cho một chỗ làm trong doanh nghiệp nhà nước là 87.5 triệu đồng, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đang là nơi có nhiều thuận lợi để tiếp nhận số lao động đang gia tăng hiện nay. Hiện nay theo thống kê, DNNN chỉ sử dụng 10% tổng số lao động xã hội, số còn lại của khu vực tư nhân, bình quân hàng năm thu hút thêm 250.000 lao động. Người ta tính rằng cứ xuất khẩu được 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ thì khu vực doanh nghiệp dân doanh đã tạo việc làm cho từ 3.000 đến 4.000 lao động. Đóng góp cho nền kinh tế Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đã khắc phục được tình trạng khan hiếm hàng hoá, lưu thông hàng hoá được thông suốt trên phạm vi cả nước, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của nhân dân đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP; huy động ngày càng nhiều nguồn lực của bản thân và xã hội vào sản xuất kinh doanh; đóng góp ngày càng tăng vào ngân sách nhà nước; thúc đẩy cạnh tranh, phát triển kinh tế thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng kinh ngạch xuất khẩu, tăng thêm số lượng doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam. GDP theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế (giá năm 1995) Đơn vị: Tỷ đồng Năm 1995 1998 1999 2000 2001 Kinh tế Nhà nước 91.977 144.017 154.927 170.141 186.958 Kinh tế tư nhân 122.487 180.396 196.057 212.879 279.535 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 11.428 36.214 48.958 58.626 63.524 Tổng số 228.892 361.017 399.924 441.646 484.993 Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2001- Nhà xuất bản Thống kê năm 2002 2. Nh÷ng tån t¹i trong ph¸t triÓn khu vùc kinh tÕ t­ nh©n Trước hết, phải thừa nhận rằng mặc dù có nhiều đổi mới nhưng các chính sách kinh tế của Nhà nước ta vẫn còn nhiều bất cập. Phần lớn các chính sách mới chỉ dừng lại ở việc tháo gỡ, cởi trói và nhiều quy định thậm chí đưa kinh tế tư nhân vào thế bất lợi hơn. Về chính sách đất đai: Chúng ta khuyến khích đầu tư nhưng lại không tạo điều kiện cho tư nhân có được mặt bằng để đẩu tư. Rất ít địa phương thực hiện được đầy đủ các quy định về quy hoạch đất đai, công bố công khai quy hoạch, công bố quỹ đất chưa sử dụng, quỹ đất đang có nhu cầu cho thuê. Ngay cả khi có được hợp đồng thuê đất rồi thì việc triển khai để doanh nghiệp tư nhân nhận được đất cùng còn nhiều vướng mắc. Trong khi đó khi được cấp đất, các doanh nghiệp nhà nước được hỗ trợ nhiều hơn trong việc di dân, giải phóng mặt bằng… Hiện nay, phần lớn diện tích đất (thường là ở vị trí rất thuận lợi) giao cho các doanh nghiệp nhà nước hiện đang bị sử dụng sai mục đích hoặc để lãng phí. Trong khi rất nhiều các doanh nghiệp của tư nhân cần đất để bắt đầu hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh lại phải đi thuê lại đất của các doanh nghiệp nhà nước ở mức giá cao hơn rất nhiều so với các mức giá được các cơ quan có thẩm quyền quy định (tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ thuê lại đất khoảng 50%). Bên cạnh việc phải trả chi phí cao (tiền thuê đất, đền bù…), các doanh nghiệp tư nhân thuê lại đất không được áp dụng biện pháp ưu đãi, miễn giảm tiền thuê đất vì Luật Khuyến khích đầu tư trong nước không có quy định ưu đãi với trường hợp thuê lại đất. Ngoài ra, đánh giá giá trị quyền sử dụng đất cũng là vấn đề còn nhiều khó khăn. Trên thực tế, giá trị quyền sử dụng đất không nhất quán ở các địa phương. Ở một số tỉnh, giá trị quyền sử dụng đất được đánh giá dựa trên khung giá đất do Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định. Ở nơi khác, giá trị quyền sử dụng đất lại được đánh giá dựa trên giá thị trường. Những mâu thuẫn này gây khó khăn cho các nhà đầu tư vì có tới 60% số doanh nghiệp phải dùng đất đai nhà xưởng để thế chấp vay vốn ngân hàng. Doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân đang gặp khó khăn rất lớn về vốn. Các doanh nghiệp Nhà nước thường có lợi thế rất lớn về vốn, hầu như ít gặp khó khăn về vốn khi bước vào sản xuất kinh doanh: được giao sử dụng một khối lượng lớn tài sản cố định của nền kinh tế (hiện vào khoảng 116 ngàn tỷ đồng- số liệu Dự án VIE/97/016), được cấp bổ sung vốn lưu động. Bên cạnh đó, hàng năm vẫn có chỉ thị của Chính phủ, cả trực tiếp và gián tiếp buộc Ngân hàng thương mại quốc doanh phải cung ứng hoặc tạo điều kiện cho các dự án của các doanh nghiệp Nhà nước vay. Hạn chế về vốn tự có nhưng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ít có khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm tỷ trọng cung tín dụng lớn nhưng độc quyền trong phân bổ. Vốn cho vay của các ngân hàng thương mại quốc doanh chủ yếu là vốn ngắn hạn và hầu hết dành cho doanh nghiệp nhà nước. Khó khăn trong tiếp cận vốn trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng trong điều kiện thị trường chứng khoán phát triển còn yếu ớt là một trở lực kìm hãm sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt cho nhu cầu đầu tư chiều sâu mở rộng sản xuất. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, khi có sự tăng lên về giá của nguyên liệu thô, trang thiết bị, hàng hoá bằng ngoại tệ hoặc khi tỷ giá hối đoái thay đổi thì chi phí để mua các mặt hàng trên và chi phí để mua các mặt hàng còn trong kho sẽ được xác định lại để bảo toàn vốn. Do không được áp dụng quy định này nên các doanh nghiệp tư nhân dù có hay không có lợi nhuận vẫn phải bỏ vốn ra để nộp thuế. Thuế nhập vật liệu thô, phụ liệu và các bộ phận máy móc ngang bằng hoặc cao hơn thuế đối với thành phẩm. Như vậy không khuyến khích tư nhân tham gia vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp mà khuyến khích tư nhân tham gia vào lĩnh vực thương mại. Thị trường trong nước đang bị ảnh hưởng rất lớn của luồng hàng hoá nhập lậu qua biên giới. Hàng lậu thuế, gian lận thương mại bóp chẹt hàng hoá sản xuất trong nước. Thị trường trong nước dành cho các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp tư nhân chưa được xác định. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước mới được thành lập và hoạt động trong những lĩnh vực nên để khu vực tư nhân đảm nhiệm. Trong lĩnh vực xuất khẩu, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân bị hạn chế bởi các quy định ưu đãi về quy mô, trình độ. Các doanh nghiệp nhà nước có lợi hơn trong việc được giao hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp nhà nước được tham gia, chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu, ứng dụng và triển khai tiến bộ khoa học công nghệ, được sử dụng kinh phí hỗ trợ nghiên cứu và đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ cho bản thân doanh nghiệp và cho ngành. Các doanh nghiệp tư nhân khó có cơ hội tham gia và sử dụng các nguồn kinh phí này và do đó các kết quả nghiên cứu cũng được triển khai, áp dụng cho các doanh nghiệp tư nhân chậm hơn. Tương tự như vậy, hỗ trợ cho các doanh nghiệp ứng dụng các chương trình ISO do một số bộ chủ quản và các địa phương chủ trì cũng không đến được với doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp của tư nhân đa số vẫn còn trong tình trạng lạc hậu về công nghệ, trang thiết bị máy móc. Nhìn chung, điều kiện vốn và trình độ không cho phép các doanh nghiệp tư nhân tự tài trợ để đổi mới mạnh mẽ và áp dụng những trang thiết bị tiên tiến trong khi các doanh nghiệp Nhà nước lại nhận được những khoản đầu tư lớn từ ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, sự phân biệt đối xử, kỳ thị của xã hội cũng làm cho các doanh nghiệp của tư nhân gặp phải nhiều trở ngại trong quá trình vươn lên để tự khẳng định mình. III- Mét sè gi¶i ph¸p cô thÓ ®Ó khuyÕn khÝch khu vùc kinh tÕ t­ nh©n ph¸t triÓn. Vai trò của đầu tư tư nhân đối với phát triển kinh tế xã hội và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được chứng minh ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước trong khu vực. Tăng trưởng nhanh chóng của kinh tế tư nhân sẽ góp phần để Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch đã đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010 và phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005. Mặt khác, các chương trình cải cách hành chính, cải cách doanh nghiệp nhà nước tất yếu dẫn đến việc khu vực sẽ giảm bớt số lao động, bổ sung thêm vào con số hơn 1 triệu người gia nhập vào lực lượng lao động hàng năm. Phát triển kinh tế tư nhân giải quyết được vấn đề lao động dư thừa nên phát triển kinh tế tư nhân vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa chính trị xã hội và góp phần tăng nhanh tiềm lực kinh tế quốc gia. Như vậy, có thể kết luận việc khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân thực sự là vấn đề có tầm chiến lược trên các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội. Do đó đòi hỏi quan điểm, chính sách và các giải pháp của Nhà nước cũng phải nhất quán, rõ ràng và đủ mạnh trong thực tế. 1. §Þnh h­íng chung ph¸t triÓn khu vùc kinh tÕ t­ nh©n. Một là, phát triển các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân phải trên quan điểm đánh giá đúng vị trí vai trò của khu vực này trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hai là, Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân, khuyến khích hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và định hướng, quản lý sự phát triển kinh tế tư nhân theo pháp luật, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Ba là, phát triển khu vực kinh tế tư nhân theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá địa bàn hoạt động và loại hình doanh nghiệp. Bốn là, phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên cơ sở đa dạng hoá về trình độ công nghệ, trong đó khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư để đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến. Năm là, phát triển quan hệ liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. 2. Nh÷ng gi¶i ph¸p cô thÓ Trước tiên, cần kiểm tra lại quỹ đất của các doanh nghiệp nhà nước. Nếu có tình trạng sử dụng lãng phí hoặc sử dụng sai mục đích thì kiên quyết thu hồi để giao lại cho các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Về lâu dài, khuyến khích các các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất. Áp dụng linh hoạt các biện pháp trả tiền thuê đất cho các doanh nghiệp. Ví dụ: miễn, giảm tiền thuê đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ xuất khẩu cao, có tỷ lệ lao động nữ cao… Về vấn đề vốn, thứ nhất, cần hình thành quỹ bảo lãnh tín dụng hay quỹ tín dụng cho vay theo từng giai đoạn thực hiện dự án đối với khu vực tư nhân. Nguồn vốn của quỹ có thể hình thành từ đóng góp của các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp và hiệp hội. Các quỹ này không chỉ tạo điều kiện cho khu vực tư nhân mà còn giúp các tổ chức tín dụng giảm được rủi ro khi mở rộng phạm vi hoạt động tài chính của họ. Thứ hai, linh hoạt các điều kiện cho vay và loại tín dụng đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân: coi hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và tính khả thi của các dự án là các điều kiện chủ yếu để quyết định cho vay. Xem xét tăng thêm các ưu đãi về thuế (tăng thời hạn miễn giảm …) đối với những ngành khuyến khích khu vực tư nhân tham gia như xây dựng cơ sở hạ tầng…; áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi cho các doanh nghiệp tư nhân sử dụng nhiều lao động. Thống nhất các khoản được khấu trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, xem xét áp dụng một tỷ lệ chênh lệch hợp lý trong trường hợp có sự biến động về giá hàng hoá đầu vào hay biến động về tỷ giá hối đoái… sao cho doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đều bình đẳng và có cơ hội như nhau. Nhà nước cần có những biện pháp bảo đảm thị trường cho các doanh nghiệp tư nhân như tăng cường hơn nữa công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thay thế nhập khẩu và hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao; các ngành nghề truyền thống hoặc các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích các mối quan hệ giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân thông qua việc ký kết hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu, gia công bán thành phẩm, gia công các chi tiết, bộ phận, chế biến sâu, phân phối sản phẩm… tức là doanh nghiệp tư nhân sẽ đảm nhận từng công đoạn của quá trình sản xuất. Ưu tiên cho nghiên cứu và triển khai áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới, sản phẩm mới (miễn giảm thuế, hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách…) không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân. Ứng dụng, phát triển mô hình tín dụng thương mại có nội dung: Nhà nước tổ chức hoạt động thu, đổi thiết bị công nghệ cũ, bán trả góp thiết bị công nghệ mới cho doanh nghiệp. Làm được điều này sẽ: (i) tạo điều kiện thực hiện phương án vay vốn, thay đổi thiết bị công nghệ ở mức độ hợp lý, hiệu quả cao; (ii) mở rộng hoạt động thuê mua (cho thuê vận hành và cho thuê tài chính)- là giải pháp mang tính thực tế phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp khi không đủ tài sản thế chấp và năng lực lập dự án; (iii) tạo khả năng nhà nước kiểm soát, điều tiết hoạt động thay đổi công nghệ và các luồng tài chính liên quan đến các hoạt động này. Cuối cùng, cần tăng cường hơn nữa các cuộc đối thoại giữa Chính phủ và khu vực tư nhân; phát triển và hoàn thiện các cơ quan chuyên trách về kinh tế tư nhân đồng thời thay đổi quan niệm xã hội đối với kinh tế tư nhân tương xứng với quan điểm được xác định trong Nghị quyết của Đảng. KÕt luËn Khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam đã, đang và sẽ thể hiện vai trò không thể thiếu được trong sự phát triển kinh tế xã hội và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhưng sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân đến mức nào lại phụ thuộc vào chính sách của Đảng và Nhà nước và việc thực hiện các chính sách đó trong đời sống kinh tế của đất nước. Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề lao động, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tạo động lực cho sản xuất kinh doanh trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Để phát huy tác động tích cực đồng thời hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của việc phát triển kinh tế tư nhân đòi hỏi phải có hướng đi và những chính sách đúng đắn. Điều này yêu cầu phải có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các chính sách của Nhà nước và thực hiện giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm có hiệu quả những hành vi vi phạm các chính sách này. Tµi liÖu tham kh¶o Tài liệu Hội thảo “ Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Niên giám thống kê 2001- Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Báo Diễn đàn doanh nghiệp số ra ngày 26/3/2003 Tạp chí Tài chính. Tài liệu dự án VIE/97/016 Môc lôc Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35486.doc
Tài liệu liên quan