I. Khái quát:
Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.
Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17.
II. Kiến trúc:
Đường xuống hang chùa là một dốc gồm 120 bậc lát đá. Vách trước cửa động có năm chữ Hán“Nam thiên đệ nhất động” khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương - Trịnh Sâm (1767-1782).
Vào trong động vẻ đẹp lạ thường của những nhũ đá tưởng như những công trình điêu khắc tuyệt tác của thiên nhiên. Nhũ đá ở đây có khối to, có khối nhỏ, có cái đẹp ở toàn khối, có cái đẹp ở dáng dấp tinh vi, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái mọc từ dưới đất lên. Tất cả đều tùy theo hình dáng mà được đặt những cái tên rất trần thế, biểu hiện những mơ ước của con người. Trước hết là Đụn Gạo đồ sộ, bước vào cửa động đã trông thấy. Gạo là cái quan trọng hàng đầu nên Đụn Gạo trong động nhà Phật cũng ở vào vị trí hàng đầu. Dưới chân Đụn Gạo có một hõm đá nhỏ xíu gọi là Cối Giã. Gần Đụn Gạo là Núi Cô và Núi Cậu. Núi Cô nhỏ hơn Núi Cậu nhưng giống nhau ở chỗ có những hình em bé nằm nghiêng, nằm sấp hoặc đang bò lổm ngổm, đầu nhẵn thín. Núi Cậu ngang tầm với Sữa Mẹ quanh năm suốt tháng rỏ xuống không ngừng.
Cùng một hàng dọc với Núi Cô, Núi Cậu và lui vào phía trong là Cây Bạc, Cây Vàng ngồn ngộn chất chứa những hình tròn như những đồng tiền vàng bạc lấp lánh. Vào trong góc động gần tận cùng sẽ thấy Chuồng Lợn, Ao Bèo, Nong Tằm, Né Kén . Toàn là những hình ảnh bằng nhũ đá. Trên trần động thạch nhũ còn nhô ra thành hình chín đầu rồng sinh động gọi là tòa Cửu Long.
Giá trị nhất về mặt nghệ thuật điêu khắc, không những trong chùa Hương mà kể cả trong toàn bộ hệ thống chùa chiền ở Hương Sơn là pho tượng Phật Quan Âm bằng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn. Pho tượng bằng đá, có dáng người thon thon, mặt trái xoan, nét thanh tú, đầu đội mũ Tì Lư (tức là mũ Bồ Tát) nhưng lại có búi tóc và tóc mai, sau lưng có hai món tóc buông xuống. Tượng ngồi ở tư thế đặc biệt, tay phải cầm viên ngọc minh châu, chân trái duỗi, đặt trên một bông sen nở, chân phải co, dưới chân cũng có một bông sen. Theo bài ký khắc trên đá năm 1806 thì pho tượng này được tạc năm 1793.
Trong động Hương Tích còn có quả chuông đồng cao 1,24 m, đường kính đáy 0,63 m đúc năm Thịnh Đức thứ 3 (1655).
Chùa Hương là thắng cảnh có doanh thu lớn trong ngành du lịch.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2526 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kiến trúc tôn giáo tâm linh Chùa Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Bài thu hoạch
Đề tài: Kiến trúc tôn giáo tâm linh “Chùa Hương”.
Khái quát:
Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.
Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17.
Kiến trúc:
Đường xuống hang chùa là một dốc gồm 120 bậc lát đá. Vách trước cửa động có năm chữ Hán“Nam thiên đệ nhất động” khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương - Trịnh Sâm (1767-1782).
Vào trong động vẻ đẹp lạ thường của những nhũ đá tưởng như những công trình điêu khắc tuyệt tác của thiên nhiên. Nhũ đá ở đây có khối to, có khối nhỏ, có cái đẹp ở toàn khối, có cái đẹp ở dáng dấp tinh vi, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái mọc từ dưới đất lên. Tất cả đều tùy theo hình dáng mà được đặt những cái tên rất trần thế, biểu hiện những mơ ước của con người. Trước hết là Đụn Gạo đồ sộ, bước vào cửa động đã trông thấy. Gạo là cái quan trọng hàng đầu nên Đụn Gạo trong động nhà Phật cũng ở vào vị trí hàng đầu. Dưới chân Đụn Gạo có một hõm đá nhỏ xíu gọi là Cối Giã. Gần Đụn Gạo là Núi Cô và Núi Cậu. Núi Cô nhỏ hơn Núi Cậu nhưng giống nhau ở chỗ có những hình em bé nằm nghiêng, nằm sấp hoặc đang bò lổm ngổm, đầu nhẵn thín. Núi Cậu ngang tầm với Sữa Mẹ quanh năm suốt tháng rỏ xuống không ngừng.
Cùng một hàng dọc với Núi Cô, Núi Cậu và lui vào phía trong là Cây Bạc, Cây Vàng ngồn ngộn chất chứa những hình tròn như những đồng tiền vàng bạc lấp lánh. Vào trong góc động gần tận cùng sẽ thấy Chuồng Lợn, Ao Bèo, Nong Tằm, Né Kén... Toàn là những hình ảnh bằng nhũ đá. Trên trần động thạch nhũ còn nhô ra thành hình chín đầu rồng sinh động gọi là tòa Cửu Long.
Giá trị nhất về mặt nghệ thuật điêu khắc, không những trong chùa Hương mà kể cả trong toàn bộ hệ thống chùa chiền ở Hương Sơn là pho tượng Phật Quan Âm bằng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn. Pho tượng bằng đá, có dáng người thon thon, mặt trái xoan, nét thanh tú, đầu đội mũ Tì Lư (tức là mũ Bồ Tát) nhưng lại có búi tóc và tóc mai, sau lưng có hai món tóc buông xuống. Tượng ngồi ở tư thế đặc biệt, tay phải cầm viên ngọc minh châu, chân trái duỗi, đặt trên một bông sen nở, chân phải co, dưới chân cũng có một bông sen. Theo bài ký khắc trên đá năm 1806 thì pho tượng này được tạc năm 1793.
Trong động Hương Tích còn có quả chuông đồng cao 1,24 m, đường kính đáy 0,63 m đúc năm Thịnh Đức thứ 3 (1655).
Chùa Hương là thắng cảnh có doanh thu lớn trong ngành du lịch.
Danh lam thắng cảnh:
Danh thắng Hương Sơn bao gồm cả một quần thể: núi non, sông suối, làng mạc, chùa chiền, hang động... nằm quanh dãy núi Hương Tích, phía bắc rặng Trường Sơn, rộng hàng ngàn héc ta. Quần thể danh thắng Hương Sơn hình thành ba tuyến chính:
* Tuyến Hương Tích: Gồm có Suối Yến, đền Trình, cầu Hội, chùa Thanh Sơn, Hương Ðài, Thiên Trù, Hinh Bồng, chùa Tiên, Giải Oan, đền Cửa Võng, động Hương Tích.
- Suối Yến: Trong thắng cảnh Hương Sơn, các dòng suối và núi non ở đây đã tạo nên cảnh "sơn thuỷ hữu tình" như mộng, như mơ, đặc biệt là suối Yến. Suối Yến mang một vẻ đẹp hiền hoà, buông thả giữa hai triền núi. Ðường suối dài khoảng 3km với khúc thẳng, khúc quanh, cho ta cảm giác như dòng suối này dài vô tận. Vào mùa lễ hội, dòng suối hiền hoà bỗng sôi động hẳn lên, bởi những con thuyền thoi thong thả chở khách vào vãn cảnh đẹp và lễ phật. Lên thuyền từ Bến Ðục, theo dòng suối Yến, du khách có thể thư thái thả hồn mình hoà quyện cùng thiên nhiên. Phía bên trái là núi Ðụn, trông tựa như một đụn thóc; gần núi Ðụn là núi Soi trông giống như một con kỳ lân nên còn gọi là núi Lân; cạnh núi Soi là núi Ái và núi Phượng đang dang rộng cánh (cánh là hai chỏm núi) mà đầu và mỏ Phượng là chùa và động Thanh Sơn; đi quá lên một chút là núi Ðổi Chèo giống hình một con trăn lớn đang bò trên mặt nước; gần đó là núi Bưng và núi Voi với những truyền thuyết thật thú vị vì Hương Sơn có tới chín chín ngọn núi quay đầu về động Hương Tích, riêng có một ngọn núi có hình dáng con voi quay đầu ra, quay mông vào. Giận quá, Hộ Pháp lấy gươm phạt vào một mảng mông của tên voi nên bây giờ núi Voi vẫn bị sạt mất một mảng; qua núi Voi, đến núi Mâm Xôi. Phía bên phải, từ ngoài vào là núi Ngũ Nhạc có Ðền Trình. Du khách dừng chân vài phút để ghé vào thắp hương, trình lễ với sơn thần. Ði tiếp là núi Dẹo, núi Phòng Sư, hang Sơn Thuỷ Hữu Tình, hang Trâu, Cầu Hội, Thung Dâu... Và chỗ cuối cùng của dòng suối Yến là rừng Vài và núi Nhà Lang Lão Tác. Từ điểm này du khách xuống thuyền và bắt đầu lựa chọn tuyến du lịch của mình.
- Chùa Thiên Trù: Chùa còn có tên gọi là chùa Trò, trước đây chỉ là một thảo am nhỏ do Hoà thượng Vân Thuỷ Thiền Thiên Trần Ðạo Viên Quang chân sáng lập. Trong kháng chiến chống Pháp chùa đã bị phá huỷ. Sau năm 1954 chùa được xây dựng lại. Năm 1991, Tam bảo Thiên Trù được xây dựng lại to đẹp như ngày nay. Bên phải chùa là vườn tháp, nơi cất giữ xá lị của các vị Tổ sư quy tịch tại đây. Sau chùa, bên sườn núi còn có toà " Thiên thuỷ tháp", bên trái có chiếc hồ hình bán nguyệt. Sau khi vào chùa lễ Phật, du khách nghỉ ngơi lấy sức để tiếp tục cuộc hành trình mới.
- Chùa Tiên Sơn: Từ Thiên Trù (chùa Ngoài) rẽ phải, theo một con đường nhỏ men sườn núi lối đi vào chùa Trong, khoảng hơn 1km là tới chùa Tiên Sơn. Chùa được dựng trên một ngọn núi cao. Chùa nhỏ, xinh, cổng tam quan vút cao như sắp bay lên. Chùa ở trong động gọi là động Núi Tiên, thờ Phật Bà Quan Thế Âm. Trong động có những nhũ đá rủ xuống với nhiều dáng vẻ khác nhau. Có những nhũ đá khi gõ vào thì nổi lên tiếng tiêu thiền nhã nhạc du dương.
- Chùa Giải Oan: Vẫn trên đường vào chùa Trong, rẽ tay trái là chùa Giải Oan. Chùa do Sư Tổ Thông Dụng huý Thám pháp danh Cương Trực đời thứ 2 khai sáng. Chùa được dựng ở lưng chừng núi Long Tuyền, lúc đầu chỉ là một thảo am nhỏ bằng tre gỗ đơn sơ. Chùa đã qua trùng tu vào các năm 1928, 1937. Năm 1995, chùa được tu bổ thêm am Từ Vân, kè lại sân chùa. Chùa là nơi thờ phụng đức Bồ Tát Quan Thế Âm. Hiện nay am Từ Vân còn lưu giữ được pho tượng Tứ Tý Quan Âm được đúc vào thế kỷ 18. Trong chùa có giếng Thanh Trì trong suốt không bao giờ cạn. Tương truyền đây chính là nơi đức Chúa Ba (Bồ Tát Quan Âm Diệu Thiện) đã dùng để tắm, tẩy sạch bụi trần ai, trước khi đi vào cõi phật. Từ đó giếng này được gọi là giếng Giải Oan, khách đi lễ thường múc nước nước uống để cầu mong giải thoát khỏi mọi nỗi oan ức trên đời. Chùa Giải Oan có kiến trúc hài hoà, nằm giữa cảnh thiên nhiên thanh tao u tịch, càng làm tăng thêm vẻ tôn nghiêm, huyền bí. Du khách đến đây được uống dòng nước mát lạnh của giếng Thanh Trì, như quên đi những ưu tư của đời thường khi hành hương về cõi Phật.
- Động Hương Tích: Từ chùa Giải Oan, du khách lại tiếp tục cuộc hành trình khoảng 2,5km lên động vào chùa Hương Tích (còn gọi là chùa Trong). Ðường lên động có nhiều chỗ quanh co, lúc lên dốc, lúc xuống dốc. Càng gần tới động thì dốc càng cao. Lên tới bậc đá cao nhất đứng nhìn xuống, du khách sẽ nhìn thấy một vòm hang rộng, sâu, hun hút trông giống như hàm của một con rồng, đó là động Hương Tích. Qua cổng, đi xuống 120 bậc đá là vào tới lòng động. Ngay ở khoảng giữa, gần cửa ra, vào, có một nhũ đá gọi là "đụn gạo". Ði sâu vào một chút có một lối lên Trời và một lối xuống âm phủ. Trong động, những măng đá, nhũ đá rủ xuống tạo thành muôn hình vạn dạng, người xưa thoả sức để đặt tên: nong tằm, né kén, chuồng lợn, ao bèo, cây vàng, cây bạc, đầu cô, đầu cậu... Bên cạnh những công trình điêu khắc thiên nhiên còn có những công trình điêu khắc nhân tạo, giá trị nhất là pho tượng Phật Bà Quan Thế Âm bằng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn. Hương Tích là một động đẹp nổi tiếng và đã được chúa Trịnh Sâm (thế kỷ 17) tự tay đề năm chữ Hán lên cửa động: "Nam Thiên đệ nhất động" (Ðộng đẹp nhất trời Nam).
* Tuyến Long Vân: Gồm có động và chùa Long Vân, động Tiên, động Người Xưa, chùa Cây Khế, Hinh Bồng Tự.
Chùa Long Vân: Sau khi vào đặt lễ ở đền Trình, xuống đò đi tiếp, du khách sẽ thấy dòng suối rẽ đôi, phía phải là đường vào Hương Tích, phía trái là đi vào động và chùa Long Vân. Chùa nằm ở trên sườn núi, một nửa lấp sau núi Ân Sơn, một nửa lộ ra giữa rừng cây xanh biếc, mây trắng quấn quýt quanh năm. Chùa được xây dựng vào năm 1920. Ðộng Long Vân cũng được khai tạo vào thời gian này. Ðộng tuy nhỏ nhưng lam khói quanh năm nên lúc nào cũng tạo cho du khách cảm giác thần tiên thoát tục.
* Tuyến chùa Tuyết: Gồm có đền trình Phú Yên, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả, Bảo Ðài, đền Mẫu, đền Thượng, động Ngọc Long...
Chùa Tuyết Sơn: Sau khi vào chùa Thiên Trù, theo con đường nhỏ men sườn núi, rẽ trái, đi phía nam khoảng 4km là tới khu Tuyết Sơn. Ðây là một quần thể đẹp thứ hai sau động Hương Tích. Suối Tuyết tuy nhỏ nhưng nước trong xanh, uốn lượn quanh co như một con rồng đang bò sâu vào trong dãy núi cao chất ngất. Ðiểm dừng đầu tiên trong tour du lịch này là vào thắp hương, trình lễ ở đền Trình Phú Yên. Sau đó vào Bảo Ðài cổ sái để lễ phật, nghe kinh. Chùa Bảo Ðài có phong cảnh phong quang u tịch. Trong chùa có toà Cửu Long có giá trị mỹ thuật khá cao.Ði tiếp là đến động Ngọc Long. Ðộng Ngọc Long không rộng lắm nhưng có những nét đẹp độc đáo. Trong động, ánh sáng mờ ảo, nhũ đá, măng đá rủ xuống trông như những ổ rồng quấn quýt. Ðẹp nhất vẫn là pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm tạc liền vào vách đá với vẻ mặt rất từ bi, nhân hậu.
Lễ hội Chùa Hương:
Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam ở Mỹ Đức, Hà Nội, trong khu thắng cảnh Hương Sơn. Du khách được xem hành trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đây là một lễ hội lớn, cùng với lễ hội chùa Yên Tử và lễ hội chùa Bái Đính là những lễ hội gây được tiếng vang lớn ở miền Bắc, thể hiện ở sự quá tải số lượng các phật tử tham gia hành hương.
Thời gian: Trong 3 tháng, bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch.
Khai hội Chùa Hương: Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Mở đầu đội múa Lân sẽ múa một màn chào mừng du khách và các Phật tử từ khắp nơi.
Phần lễ Chùa Hương: Lễ thực hiện rất đơn giản, có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngàn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần. Chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt.
Phần hội Chùa Hương: Nét thanh tịnh của miền đất Phật đã tạo cho con người, cảnh vật hòa lẫn vào không gian khi vào hội, Đường vào chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền, cộng thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động. Cuộc leo núi tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này hơn. Ðường núi từ chùa Ngoài vào chùa Trong lúc nào cũng tấp nập.
Một số vấn đề khi đi lễ hội:
- Rác thải: Du khách vào hội vứt rác bừa bãi, trên bờ lẫn dưới sông Yến. Ban quản lý đã có rất nhiều biển, băng rôn cấm xả rác, đặt các thùng rác. Các thùng rác được đặt ít, thùng nhỏ nên lượng rác đưa vào quá tải trước lượng rác khổng lồ. Nhưng chủ yếu các động tác có trách nhiệm của du khách vẫn thờ ơ.
- Đò chở khách: Các chuyến đò vì lượng người quá đông thường chở người quá quy định, tắc đò diễn ra thường xuyên. Một số tình trạng chủ đò lừa lấy tiền trước, khách ngồi chờ nhưng lại không thấy chủ đò lại.
- Nhà vệ sinh: Chủ yếu không được quy hoạch, nên các hộ gia đình tự làm phục vụ khách có thu phí. Các dạng này cũ kỹ và bẩn thỉu, nhiều khách ngại vì bẩn nên vẫn tiểu tiện bậy bạ.
- Người làm đường: Do lượng người vào đi lễ đông, có những người làm tự tiện phát cỏ làm đường tắt đãn vào các lối. Tự tiện đứng thu tiền do mình tạo ra, mà không có ai ngăn cấm.
Kết bài:
Chùa Hương là một kiến trúc tôn giáo quan trọng cần được bảo tồn chu đáo. Chùa Hương được xây dựng với lối kiến trúc khá là tinh vi. Mang theo những dấu ấn mấy trăm năm lâu đời, Chùa Hương đóng vai trò rất linh thiêng trong tâm tưởng mỗi con người Việt Nam theo Phật giáo. Bên cạnh vai trò tâm linh tôn giáo của mình, Chùa Hương còn có những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp khiến khách tứ phương đến đây chiêm ngưỡng đều phải ngỡ ngàng. Hằng năm du khách đều tấp nập đến với lễ hội chùa Hương. Đây như một hoạt động tâm linh không thể thiếu của người Việt. Xuyên suốt thời gian diễn ra lễ hội cũng xảy ra rất nhiều những bất cập về dịch vụ nơi đây, các hoạt động lợi dụng lòng tin tâm linh của du khách để lừa đảo, các hàng quán mọc lên nhan nhản một cách trái phép với các cách chế biến món ăn không đảm bảo vệ sinh v.v… Và đặc biệt đáng lo ngại nhất trong mùa lễ hội Chùa Hương là ý thức của du khách về giữ gìn vệ sinh, môi trường và bảo vệ di tích. Vì vây, mỗi người dân Việt Nam cần có ý thức hơn về việc bảo vệ tài sản di tích chung, đồng thời cũng nên có tầm nhận thức và hiểu biết sâu sắc hơn về tín ngưỡng tôn giáo để tránh việc nhẹ dạ cả tin mà bị lừa đảo khiến đôi khi tiền mất tật mang.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BS783.DOC