Các Hiệp định Thương mại đa phương và song phương được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và các nước trên thế giới một mặt đã mở đường cho ngành Thuỷ sản Việt Nam nhanh chóng xâm nhập mạnh vào các thị trường khác nhau . Mặt khác , cũng đòi hỏi toàn ngành thuỷ sản phải nghiêm ngặt tuân thủ những quy định ngặt nghèo , những chuẩn mực chung trong sản xuất , chế biến , tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh , đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu , chủ động vượt qua các rào cản thương mại.
Từ năm 2001 đến nay , tình trạng tranh chấp thương mại thuỷ sản ngày càng trở nên gay gắt và rào cản thương mại đã tác động mạnh đến chế biến . Từ EU đến Canada , Mỹ và các nước nhập khẩu thuỷ sản tăng cường kiểm soát vệ sinh an toàn xuất khẩu thuỷ sản của nước ta . Nhìn thấy những khó khăn trước mắt , lường trước tương lai Ngành Thuỷ sản đã và đang hoạt động mạnh hướng vào việc nâng cấp cải thiện các tiêu chuẩn chất lượng và quản lý nhằm đạt các chứng chỉ HACCP và ISO , tiếp cận sâu hơn với thị trường Âu- Mỹ.
Trong tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam không nên quá lệ thuộc vào một thị trường nào đó. Ngay tại Châu Á , các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cũng cần chú trọng hơn tới thị trường như Hàn Quốc , Trung Quốc . để tăng thêm kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới.
Trên đây là một số hiểu biết của em về hoạt động xuất khẩu Thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua. Nhưng do chưa có thời gian và điều kiện tìm hiểu nhiều chắc chắn bài tiểu luận của em còn nhiều thiếu sót. Kính mong thầy giúp đỡ để bài được hoàn chỉnh hơn . Em xin chân thành cảm ơn thầy !
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Đối với một quốc gia thì bất cứ một hàng hoá nào được xuất khẩu đều mang lại một nguồn thu cho ngân sách nhà nước . Đặc biệt là đối với Việt Nam , là một quốc gia mới thống nhất đất nước được hơn 20 năm thì việc hội nhập với quốc tế là sự cần thiết và phù hợp . Với lợi thế về thiên nhiên ưu đãi thì Việt Nam đã xuất khẩu rất nhiều loại hàng nông sản và thuỷ sản như: cà phê, hạt điều, tôm, cua, cá...sang 49 quốc gia với các thị trường lớn như : Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên minh kinh tế Châu Âu ( EU ) , Hoa Kỳ...đem lại cho Việt Nam một lượng ngoại tệ rất lớn mà trong đó xuất khẩu thuỷ sản là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam.
Xuất khẩu tthuỷ sản là một trong năm mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao nhất và là một trong ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam , có tốc độ tăng trưởng trong 12 năm qua là 20%/ năm . Với các thị trường lớn mà Việt Nam đã và đang xuất khẩu sang ( từ năm 98 đến nay ) chủ yếu là Hồng Kông , Nhật Bản, Đài Loan , đặc biệt là hai thị trường lớn đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao là EU và Hoa Kỳ đã chấp nhận hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam và cho phép hàng thuỷ sản Việt Nam được nhập vào.
Việc xuất khẩu thuỷ sản đã thu về cho Nhà nước một lượng ngoại tệ rất lớn ( do vậy mà giúp cho Nhà nước giải quyết được vấn đề thiếu ngoại tệ trong việc nhập khẩu các loại máy móc thiết bị nước ngoài ) và cùng với việc thu về ngoại tệ cho Nhà nước thì việc xuất khẩu thuỷ sản cũng đã nâng cao uy tín và vị thế của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thương trường quốc tế và đưa Việt Nam lên đứng thứ 29 thế giới về xuất khẩu thuỷ sản.
Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế hiện nay của nước ta . Sau đây em xin trình bày một số hiểu biết của mình về vấn đề cập nhật này. Bài tiểu luận gồm :
1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong một vài năm qua
Mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu
Về thị thường xuất khẩu
Về hình thức xuất khẩu
2. Các hoạt động tìm kiếm thị trường , các chính sách về xuất khẩu , về sự phát triển của ngành thuỷ sản
3. Những thuận lợi và khó khăncủa hoạt động xuất khẩu thuỷ sản
Thuận lợi
Khó khăn
4. Giải pháp để nâng cao hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
. Kim ngạch xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam trong một vài năm qua :
Chỉ mất 12 năm, kể từ 1990 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã tăng gần 10 lần đạt 2.014 tỷ vào năm 2002. Xuất khẩu thuỷ sản luôn duy trì được tốc độ tăng hơn 200 triệu USD/ năm, bình quân là 20%/ năm . Hiện nay Việt Nam đang đứng thứ 29 trên thế giới và đứng thứ 4 hàng Đông Nam á về xuất khẩu thuỷ sản.
+ Năm 1990 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 200 triệu USD
+ Năm 1995 chúng ta đạt 550.6 triệu USD
+ Năm 1997 giá trị xuất khẩu đạt 472 triệu USD chiếm 54.97% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam.
+ Năm 1998 đạt trên 521 triệu USD tăng 10.59% so với năm 1997
+ Năm 1999 đạt trên 590 triệu USD tăng 13.08 so với năm 1998
+ Năm 2002 vừa qua đạt 2.014 triệu USD
Nguyên nhân sâu xa nhất của thành công này chính là do chúng ta liên tục tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, từ đó dẫn đến tăng sản lượng cho chế biến, xuất khẩu. Năm 1995, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 518.000 ha, đến năm 2000 là 652.000 ha, năm 2001: 887.000 ha, năm 2002: 950.000 ha và năm 2003 này dự tính lên tới trên 1triệu ha. Sản lượng thuỷ sản từ nuôi trồng trong thời gian này cũng tăng tương ứng từ 954.640 tấn ( năm 1995) lên 1.434.809 tấn (năm 2002)
Theo Bộ Thuỷ sản cho biết, trong kế hoạch xuất khẩu 2003 ngành đưa ra mục tiêu phấn đấu: đạt kim ngạch khoảng 2.25 tỷ USD, nếu thuận lợi toàn ngành sẽ đạt 2.3 tỷ USD. Nhưng do những rào cản thương mại, những nguyên nhân khách quan như cuộc chiến I-rắc, dịch bệnh SARS... hồi tháng 4 và tháng 5 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản chưa đạt mức bình quân 200 triệu USD/ tháng đã được đặt ra. Điều đó cho thấy năm 2003, ngành thuỷ sản của nước ta trên con đường hội nhập kinh tế thế giới vẫn đi trong thử thách và còn đầy khó khăn.
1.2. Mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu :
Như ta đã biết mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam rất phong phú, đa dạng trong đó chủ yếu là tôm, cua, cá đông lạnh, nhất là tôm cá đông lạnh được khách hàng ưa chuộng nhất ( tôm chiếm 50% giá trị xuất khẩu ), đạt 18% . Đây là mặt hàng chủ lực của ngành, năm 2002 mặt hàng này chiếm tới 46% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Nhưng như đã nói ở trên từ đầu năm đến nay xuất khẩu thuỷ sản đang tiếp tục phải chịu sức ép rất lớn vì thế giá thuỷ sản giao dịch trên thị trường thế giới giảm mạnh, trong 7 tháng đầu năm ước giảm 8%-12%, riêng mặt hàng tôm giảm 20%-30%. Giá tôm sú bình quân đạt 7.6 USD/ kg ( 7 tháng đầu năm 2001 bình quân 8.23USD/ kg ). Thực ra thị trường tôm và tôm sú thế giới bắt đầu giảm từ năm 2001 ( giá tôm sú bình quân năm 2000 là 10.1USD/ kg) do Hoa Kỳ, Nhật Bản ( 2 thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới ) giảm sức mua mặt hàng cao cấp này, đến nay sức mua vẫn tiếp tục giảm . Đồng thời ở thị trường Nhật Bản, giá tôm sú từ tất cả các nước xuất khẩu, trong đó có Việt Nam đều giản mạnh do tôm từ ấn Độ tràn vào với khối lượng khá lớn. Nguồn cung tăng, sức mua ở những thị trường lớn giảm là nguyên nhân làm cho giá tôm giảm. Đây là điều rất bất lợi với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vì tôm là mặt hàng số 1, đứng thứ 2 là cá đông lạnh chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành, thế nhưng chúng ta lại không có đủ nguyên liệu để xuất.
Như vậy có thể thấy, Kinh tế thế giới đặc đặc biệt là tại các thị trường lớn và tiềm năng tiếp tục bị suy thoái do ảnh hưởng của chiến tranh I-rắc và dịch SARS...là những tác động rất xấu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên do đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, uy tín của hàng thuỷ sản Việt Nam ngày càng được khẳng định trên thị trường thế giới với giá xuất khẩu giữ ở mức cao, tương đối ổn định và ngày càng nhận được nhiều hợp đồng xuất khẩu với giá cao.
1.3. Về thị trường xuất khẩu:
Để cải thiện tốt đầu ra cho những sản phẩm thuỷ sản chế biến phía Việt Nam đã tạo điều kiện rất tốt cho các doanh nghiệp tiếp cận bằng cách ký các hiệp định đa phuơng và song phương với các quốc gia có quan hệ. Nhưng đặc biệt với hai thị trường lớn mà phía Việt Nam quan tâm nhất là EU và Hoa Kỳ. Bởi vì đối với hai thị trường này thì bất cứ một quốc gia nào cũng muốn xuất khẩu hàng hoá của nước mình sang.
a. Đối với thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ ( năm 2002 chiếm 31.96%) những hậu quả của cuộc chiến tranh I-rắc đã tác động tới nền kinh tế và tâm lý người tiêu dùng, khiến mức tiêu dùng thuỷ sản giảm đáng kể ( xấp xỉ 16%). Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam . Thực tế cho thấy trong phần kim ngạch xuất khẩu tới Mỹ tăng thêm được so với cùng kỳ năm trước đã có tới 70% là mặt hàng tôm, 12% do xuất khẩu các loại cá biển đông lạnh và 2.5% do xuất khẩu cá ngừ tăng. Vì vậy bất cứ một sự biến động nào về nhu cầu tiêu thụ tôm của Mỹ cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
Thêm vào đó, những rào cản thương mại vẫn luôn là mối đe doạ tiềm ẩn ngăn chặn hàng thuỷ sản của ta tới thị trường Mỹ chẳng hạn như vụ kiện cá tra, cá basa. Bộ thương mại Mỹ vừa qua đã ra đề nghị hạn ngạch quá thấp và ấn định giá xuất khẩu cá tra, cá ba sa quá cao, không thực tế, khiến cho vụ kiện của Hiệp hội các chủ trại nuôi cá theo Mỹ (CFA) không có được thoả thuận đình chỉ. Mới đây Mỹ tiếp tục đưa ra nhiều luật lệ kiểm soát gắt gao hơn đối với nhập khẩu thực phẩm: luật chống khủng bố sinh học ; đăng ký trước cơ sở chế biến với FDA, báo trước lô hàng giao trước 24 tiếng đồng hồ trước khi hàng đến cảng nhập . Điều này làm phiền hà, mất thời gian của các doanh nghiệp xuất khẩu rất nhiều. Do vậy, việc xuất khẩu vào Mỹ tới đây được Bộ Thuỷ sản đánh giá là sẽ rất khó khăn, tuy nhiên do đây là thị trường lớn nên Bộ vẫn xác định là phải bằng mọi cách để giữ vững và phát triển.
Thị trường Hoa Kỳ rất rộng lớn người dân lại có thu nhập cao nên số lượng hàng hoá mang đi xuất khẩu phải dồi dào. Tuy nhiên các doanh nghiệp nước ngoài phải lưu ý đó là dù thức ăn uống nào đi chăng nữa thì cũng đều phải thoả mãn các quy định ngặt nghèo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm.
b. Đối với thị trường EU: Hiện nay EU dân số khoảng 350 triệu người, năm 2004 sắp tới các nước thuộc Liên minh Châu Âu sẽ kết nạp thêm nhiều thành viên nữa, nâng tổng số thành viên của EU là 23 với dân số khoảng 500 triệu người. Đây có thể là một thị trường đầy tiềm năng với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
+ Cung ... cầu đã gặp nhau : Đối với thị trường EU mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam là “người” đến sau. Khi hàng thuỷ sản của Việt Nam có mặt trên thị trường này thì nhiều cường quốc xuất khẩu thuỷ sản như : Thái Lan, Trung Quốc... đã có mặt và khẳng định vị trí của mình trên thị trường này, bản thân trong EU thì Pháp và Tây Ban Nha là những nước có nghề cá rất phát triển, do vậy mà thực tế đòi hỏi sự cạnh tranh rất cao đối với hàng thuỷ sản của Việt Nam. Vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn hàng thuỷ sản của Việt Nam đã thuyết phục và chiếm lĩnh được thị trường đầy khó tính này bởi giá và chất lượng. Người Châu Âu rất thích ăn loại tôm bóc vỏ của Việt Nam trong khi đó tôm là mặt hàng khá dồi dào của ta. Sản lượng xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường EU năm 2002 đạt 480 triệu USD. Đứng trước thực tế bị mất thị trường ngay tại “sân nhà” Hiệp hội thuỷ sản EU cho rằng hàng thuỷ sản của Việt Nam có mức dư lượng kháng sinh quá mức cho phép của EU. Điều này đã gây khó khăn lớn cho hàng thuỷ sản của Việt Nam xâm nhập vào thị trường EU , nhiều lô hàng thuỷ sản bị chặn lại ngay khi vừa cập bến. EU tự đặt cho mọi loại hàng thực phẩm nhập khẩu vào thị trường này phải có mức dư lượng kháng sinh bằng 0.1 . Đây là một tỷ lệ mà không một quốc gia xuất khẩu hàng thuỷ sản nào có thể đạt được.
+ “Rào cản” dư lượng kháng sinh : chỉ trong vòng một năm từ 2001đén 2002 các nước thuộc EU đã tăng cường việc kiểm tra dư lượng kháng sinh đối với tất cả các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường này. Điều này làm cho các doanh nghiệp chế biến tôm của Việt Nam bị thiệt hại nặng nề vì trong thời gian này phần lớn tôm và các mặt hàng khác như thịt ngêu, mực, bạch tuộc đông lạnh , cá đông lạnh ...của Việt Nam chỉ xuất khẩu vào thị trường EU cụ thể là tới Italia, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp và Đức...
Với lí do là tôm của một số nước Châu á trong đó có Việt Nam có dư lượng kháng sinh cao gây nguy hiểm cho sức khoẻ của người tiêu dùng , EU đã đột ngột tự đặt tiêu chuẩn cho dư lượng kháng sinh bằng 0.3 trong tôm nhập khẩu, thậm chí có lúc EU đặt ra dư lượng bằng 0 bỏ qua thoả thuận trước đây cuả cả hai phía là 1.5 . Mức dư lượng bằng 0 có nghĩa là EU sẽ huỷ ngay hàng nếu phát hiện các lô hàng có dư lượng lớn hơn.
Đây quả thực là một bài toán khó cần lời giải đáp càng sớm càng tốt của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam.
1.4. Về hình thức xuất khẩu :
Trước năm 1945 thì xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang các nước tư bản chủ yếu là xuất khẩu qua trung gian mà cụ thể là sang Hồng Kông , Nhật Bản ... và từ đó họ xuất khẩu hàng hoá này sang các thị trường tư bản . Chính việc xuất khẩu phải qua trung gian nên đã kìm hãm sự phát triển của ngành thuỷ sản. Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp Việt Nam đã không cập nhật được thông tin về thị trường và do vậy không mở rộng được thị trường ; nhưng chỉ đến năm 1995 sau khi Tổng thống Mỹ đã xoá bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam và Việt Nam đã kí kết Hiệp định khung hợp tác khoa học công nghệ và quan hệ thương mại với EU thì thị trường xuất khẩu của Việt Nam nói chung và thị trường xuất khẩu hàng thuỷ sản nói riêng đã tạo một tiền đề vững chắc và sáng lạn . Nhờ đó mà hàng xuất khẩu của ta đã thâm nhập được thị trường. Chỉ trong một thời gian ngắn hàng thuỷ sản của Việt Nam đã được hai thị trường lớn Mỹ và EU chấp nhận và tin dùng. Do vậy mà hàng thuỷ sản được xuất khẩu trực tiếp sang hai thị trường này mà không cần phải qua trung gian như trước kia nữa. Tính đến năm 2003 này thì tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU chiếm khoảng 20%, Hoa Kỳ là hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản.
1.5. Các hoạt động tìm kiếm thị trường, các chính sách về xuất khẩu, về sự phát triển của ngành thuỷ sản:
- Các hoạt động tìm kiếm thị trường của phía Việt Nam là rất rộng lớn mà cụ thể là Việt Nam có quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là những thị trường lớn như : EU, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc ... và rất nhiều hiệp định thương mại được ký kết như :
+ Hiệp định thương mại : Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết ngày 13/7/2000 , với sự kiện Tổng thống Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam ( từ ngày 16 đến ngày 19/11/2000). Nhân đó cả hai bên đã cùng nhau nhanh chóng phê chuẩn hiệp ước thương mại được ký kết vào ngày 13/7/2000. Bên cạnh đó thì Hoa Kỳ cũng rất ủng hộ về việc Việt Nam sẽ gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO , đây là cơ sở để mở rộng quan hệ hợp tác đặc biệt về kinh tế và thương mại .
+ Hiệp định khung hợp tác khoa học , công nghệ giữa Việt Nam với Liên minh Châu Âu (EU) năm 1995
+ Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN , APEC ...
+ Bên cạnh đó thì Việt Nam cũng đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại , Hiệp định hợp tác và thoả thuận lẫn nhau về hệ thống quản lý chất lượng thuỷ sản với nhiều quốc gia trên thế giới như : Pháp , Italia , Hàn Quốc ...
- Về các chính sách để thúc đẩy xuất khẩu thì Việt Nam đã đưa ra danh mục những hàng hoá được miễn , giảm thuế xuất khẩu . Bên cạnh đó thì phía ngân hàng cũng đã giải quyết tốt hơn về thủ tục và phương thức thanh toán .
Đối với các chính sách để thúc đẩy phát triển ngành thuỷ sản để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu và các vùng nuôi trồng đánh bắt thì Nhà nước cũng đưa ra luật về thuỷ sản . Ngoài ra Nhà nước cũng có những chương trình giúp đỡ ngư dân đóng mới , mua sắm tàu thuyền có công suất lớn để đánh bắt xa bờ dài ngày , những chương trình cải tạo hỗ trợ người nuôi trồng thuỷ sản thông qua : các chương trình phổ biến kỹ thuật nuôi trồng , những quy định để doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu bao tiêu đầu ra cho người nuôi trồng , hỗ trợ về vốn cho người nuôi trồng ...
Có thể nói thị trưòng xuất khẩu thuỷ sản của ta đã có sự mở rộng , các đơn vị xuất khẩu đã có quan hệ trên 24 nước trên thế giới . Trong những năm gần đây , Việt Nam đã rất cố gắng để mở rộng thị trường sang Châu Âu và Mỹ.
2. Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản.
2.1.Thuận lợi
Có một điều hiển nhiên , trong những năm gần đây , Việt Nam có mức tăng trưởng cao trong xuất khẩu thuỷ sản ; từ năm 2001 , chúng ta đã vươn lên đứng trong nhóm 10 nước dẫn đầu trên thế giới .
Theo Bộ Thuỷ sản cho biết , khai thác hải sản tháng 6/ 2003 ước đạt 140.000 tấn, nâng khai thác 6 tháng năm 2003 ước đạt 744 nghìn tấn , so với kế hoạch năm 2003 đạt trên 50%. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tháng 6 ước đạt 100 nghìn tấn , đưa sản lượng nuôi trồng trong 6 tháng năm 2003 lên 490. 654 tấn , chưa được 50% kế hoạch nhưng đã tăng 11.6% so với cùng kỳ . Kim ngạch xuất khẩu tháng 6 đạt 220 triệu USD và 6 tháng là 998.5 triệu USD tuy mới đạt 42.9% kế hoạch năm 2003 nhưng tăng 17% so với cùng kỳ .
Đáng chú ý là 2 thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc , do ảnh hưởng của Sars hồi tháng 4/2003 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ngành hàng này vào đây đã giảm đến 40% so với cùng kỳ năm trước . Tuy nhiên , do các thị trường khác vẫn được duy trì nên kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong 5 tháng đầu năm vẫn đạt khoảng 747.335 triệu USD , tăng 18.48% so với 5 tháng đầu năm 2002.
Thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng 23.76% đạt 234 triệu USD . Tiếp theo là các thị trường Trung Quốc , Hồng Kông , Hàn Quốc . Về cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu , tôm đông lạnh chiếm tỷ trọng 41.30% và giá trị 408 triệu USD tăng 19% ; cá đông lạnh 228 triệu USD tăng 33% ... Đây là những tin vui cho phép chúng ta tin khả năng hiện thực đạt kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2003.
2.2. Khó khăn
Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam những năm qua đã gặt hái được những kết quả rất đáng khích lệ . Chúng ta đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường Kinh tế quốc tế . Đó là đà vững chắc giúp chúng ta tin vào nhiều thành công mới của hoạt động này trong thời gian tới . Nhưng để có được điều đó là hoàn toàn không đơn giản bởi lẽ trước mắt là biết bao khó khăn vẫn còn tồn tại đó là :
+Thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam chưa phải là thị trường nhập khẩu trọng điểm và lớn cuả thế giới . Trái lại , chủ yếu là thị trường Nhật Bản và các nước láng giềng Châu á .
+ Chủng loại thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là tôm, mực đông lạnh sơ chế ( chiếm hơn 80% khối lượng ) , tỷ lệ sản phẩm có giá trị tăng cao thấp, chất lượng sản phẩm chưa phù hợp với yêu cầu chất lượng thuỷ sản của các nước nhập khẩu lớn. Vấn đề đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh hàng thực phẩm theo các tiêu chuẩn HACCP rất quan trọng, vì đây là điều kiện để nâng sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam.
+ Giá cả thuỷ sản xuất khẩu nhìn chung là thấp, chỉ bằng khoảng 70% mức giá sản phẩm cùng loại của Thái Lan và Indonesia, nhưng vẫn không cạnh tranh nổi với hàng của các nước xuất khẩu khác . Mặt khác do trình độ khoa học công nghệ thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém và thiếu kinh nghiệm trong quản lý . Điều đó làm cho lợi thế so sánh trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam bị giảm sút nhiều và xuất khẩu không đạt được hiệu quả mong muốn vì giá thấp.
+ Mạng lưới các kênh phân phối để thực hiện xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường tiêu thụ chính chưa tốt , chủ yếu xuất qua trung gian môi giới và trung tâm tái xuất như Singapore, Hồng Kông. Xuất khẩu chủ yếu theo điều kiện CIF và các điều kiện có hàm lượng dịch vụ bán hàng cao hơn . Hoàn toàn chưa sử dụng được hình thức đại lý bán hàng thuỷ sản ở các nước tiêu thụ lớn như : Nhật Bản , EU , và Mỹ ... nên không tận dụng được các cơ hội thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu.
+ Chưa có được một kế hoạch và chương trình tổng thể xúc tiến hàng thuỷ sản Việt Nam ở nước ngoài , mặc dù có tiến hành một số hoạt động xúc tiến như việc tham gia các hội chợ thương mại và việc cử các đoàn cán bộ đi khảo sát ở nước ngoài nhưng nhìn chung hoạt động này còn mang tính tự phát và chưa thể coi là hoạt động xúc tiến thực sự .
+ Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho hoạt động chế biến xuất khẩu còn thiếu , không đồng bộ , đồng đều và kịp thời.
+ Vấn đề chất lượng an toàn- vệ sinh thuỷ sản của ta chưa thực sự đảm bảo. Đến nay mới có 78/264 cơ sở chế biến được Bộ Thuỷ sản công nhận đạt tiêu chuẩn ngành về đảm bảo an toàn- vệ sinh , bao gồm các loại hình chế biến đông lạnh, chế biến khô, chế biến đồ hộp , nước mắm. Còn 20% lượng sản phẩm đang được sản xuất trong điều kiện không đạt tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh. Việc EU cảnh báo ta về dư lượng kháng sinh là lý do khiến thuỷ sản xuất khẩu vào EU giảm 30% so với cùng kỳ năm trước. Đối với thị trường Hoa Kỳ , sau khi bang A-la-ba-ma phát hiện chất Clo-ram-phê-ni-côn đã cấm bán 6 mặt hàng tôm của Trung Quốc thì tôm Việt Nam cũng bị ảnh hưởng lây , bị kiểm tra chặt chẽ hơn. Ngoài ra từ 15/7 , Hàn Quốc bắt đầu kiểm tra dư lượng kháng sinh trong các lô hàng tôm sú và cua ghẹ nhập khẩu vào nước này. Canada thì công bố áp dụng chế độ lấy mẫu phân tích Clo- ram-phê-ni-côn đối với 100% lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Trước những khó khăn trên Bộ Thuỷ sản cần có giải pháp gì để đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản trong những năm tới ? Sau đây là một số kiến nghị đối với Nhà nước để nâng cao hoạt động xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam.
3. Giải pháp
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tích cực tham gia tiếp cận xâm nhập thị trường thì Nhà nước cần có các biện pháp giúp các doanh nghiệp mà cụ thể là :
+ Nhà nước cần phải mở rộng quan hệ với nhiều nước để các doanh nghiệp xuất khẩu có thể mở rộng được thị trường để tránh qua khâu trung gian
+ Tạo môi trường thông thoáng để mở rộng liên doanh liên kết nhằm học hỏi những kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật tiên tiến và chế biến thuỷ sản
+ Nhà nước cần có các biện pháp giúp đỡ hộ dân về vốn và kỹ thuật
+ Nhà nước cần phải xây dựng các cơ quan kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm ở cấp tỉnh
+ Cần phải nghiêm khắc với những hành vi gian lận thương mại ...
+ Các tỉnh cần phải giúp đỡ các ngư dân bảo quản hải sản sau khi đánh bắt về
+ Cần có những khuyến khích để đẩy mạnh mở rộng nuôi trồng ở những nơi thích hợp
+ Nhà nước cần có sự trợ giá để ổn định giá cho các hộ dân và để tránh tình trạng tư thương ép giá với các hộ dân
+ Nhà nước cần xây dựng thêm nhiều trung tâm cung cấp con giống để nuôi trồng
+ Nhà nước cần nhanh chóng đẩy mạnh tiến độ giải ngân cho ngành, bên cạnh đó thì Nhà nước cần có các chính sách trợ giúp các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm làm cho ngư dân yên tâm sản xuất
+ Cần phải tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn để đóng mới tàu thuyền có công suất lớn
+ Đồng thời , Nhà nước cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và các tổ chức liên kết để giải quyết các tranh chấp thương mại và đàm phán để khắc phục các hàng rào phi thuế quan cản trở các hoạt động thương mại nhằm bảo hộ sản xuất trong nước nhưng vẫn không vi phạm những thoả thuận song phương hoặc đa phương .
Kết luận
Các Hiệp định Thương mại đa phương và song phương được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và các nước trên thế giới một mặt đã mở đường cho ngành Thuỷ sản Việt Nam nhanh chóng xâm nhập mạnh vào các thị trường khác nhau . Mặt khác , cũng đòi hỏi toàn ngành thuỷ sản phải nghiêm ngặt tuân thủ những quy định ngặt nghèo , những chuẩn mực chung trong sản xuất , chế biến , tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh , đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu , chủ động vượt qua các rào cản thương mại.
Từ năm 2001 đến nay , tình trạng tranh chấp thương mại thuỷ sản ngày càng trở nên gay gắt và rào cản thương mại đã tác động mạnh đến chế biến . Từ EU đến Canada , Mỹ và các nước nhập khẩu thuỷ sản tăng cường kiểm soát vệ sinh an toàn xuất khẩu thuỷ sản của nước ta . Nhìn thấy những khó khăn trước mắt , lường trước tương lai Ngành Thuỷ sản đã và đang hoạt động mạnh hướng vào việc nâng cấp cải thiện các tiêu chuẩn chất lượng và quản lý nhằm đạt các chứng chỉ HACCP và ISO , tiếp cận sâu hơn với thị trường Âu- Mỹ.
Trong tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam không nên quá lệ thuộc vào một thị trường nào đó. Ngay tại Châu á , các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cũng cần chú trọng hơn tới thị trường như Hàn Quốc , Trung Quốc ... để tăng thêm kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới.
Trên đây là một số hiểu biết của em về hoạt động xuất khẩu Thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua. Nhưng do chưa có thời gian và điều kiện tìm hiểu nhiều chắc chắn bài tiểu luận của em còn nhiều thiếu sót. Kính mong thầy giúp đỡ để bài được hoàn chỉnh hơn . Em xin chân thành cảm ơn thầy !
Tài liệu tham khảo
1. Thời báo Tài Chính số 115 ngày 24/9/2003
2. Thời báo Kinh tế Việt Nam số 60 ngày14/4/2003
3. Thời báo Kinh tế Việt Nam số 93 ngày 11/6/2003
4. Báo Thương Mại số 27 ngày 13/2/2003
5. Báo Thương Mại số 72 ngày 5/11/2002
6. Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 62 ngày 1/8/2002
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0739.doc