Tiểu luận Kinh nghiệm giáo dục về quyền con người ở các nước châu âu

KINH NGHIỆM GIÁO DỤC VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở CÁC NƯỚC CHÂU ÂU Trong những năm trở lại đây, giáo dục về quyền con người đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc (LHQ) hay UNESCO với các chương trình đào tạo và hoạt động giáo dục được triển khai rộng khắp ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ở cấp quốc gia, chính phủ các nước cũng tiến hành nhiều chương trình đào tạo kết hợp với việc lồng ghép giảng dạy các vấn đề về nhân quyền vào chương trình học bắt buộc ở các cấp học và ở bậc đào tạo đại học, sau đại học. Với một hệ thống giáo dục được đánh giá là tiên tiến trên thế giới, các nước châu Âu cũng rất đề cao việc giáo dục về quyền con người và phần lớn các chương trình giáo dục nhân quyền ở những quốc gia này đều đảm bảo được chất lượng tốt. Như vậy, chương trình giáo dục về quyền con người ở các nước châu Âu được xây dựng dựa trên hệ thống giáo dục của bản thân các quốc gia, nhưng bên cạnh đó, cũng có sự đóng góp của các chương trình đào tạo của UNESCO, LHQ và Hội đồng châu Âu. Nội dung chính: `1. Tổng quan về chương trình giáo dục nhân quyền 2. Chương trình đào tạo về quyền con người ở Châu Âu 2.1. Các tổ chức quốc tế và vai trò đào tạo về nhân quyền ở châu Âu 2.2. Hệ thống giáo dục về nhân quyền ở châu Âu

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kinh nghiệm giáo dục về quyền con người ở các nước châu âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM GIÁO DỤC VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở CÁC NƯỚC CHÂU ÂU Nguyễn Thị Hồng Nga* Viện Kinh tế và Chính trị thế giới - Viện Khoa học xã hội Việt Nam Trong những năm trở lại đây, giáo dục về quyền con người đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc (LHQ) hay UNESCO với các chương trình đào tạo và hoạt động giáo dục được triển khai rộng khắp ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ở cấp quốc gia, chính phủ các nước cũng tiến hành nhiều chương trình đào tạo kết hợp với việc lồng ghép giảng dạy các vấn đề về nhân quyền vào chương trình học bắt buộc ở các cấp học và ở bậc đào tạo đại học, sau đại học. Với một hệ thống giáo dục được đánh giá là tiên tiến trên thế giới, các nước châu Âu cũng rất đề cao việc giáo dục về quyền con người và phần lớn các chương trình giáo dục nhân quyền ở những quốc gia này đều đảm bảo được chất lượng tốt. Như vậy, chương trình giáo dục về quyền con người ở các nước châu Âu được xây dựng dựa trên hệ thống giáo dục của bản thân các quốc gia, nhưng bên cạnh đó, cũng có sự đóng góp của các chương trình đào tạo của UNESCO, LHQ và Hội đồng châu Âu. ` 1. Tổng quan về chương trình giáo dục nhân quyền Theo Tuyên ngôn thế giới về quyền con người của LHQ (UDHR), mọi người, phụ nữ, nam giới, thanh niên và trẻ em cần biết và hiểu các quyền con người vì chúng liên quan tới các mối quan tâm và nguyện vọng của mình. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua giáo dục và học tập quyền con người cả dưới hình thức chính quy hoặc không chính quy. Tìm hiểu các nội dung về quyền con người, chẳng hạn như các nguyên tắc, giá trị về quyền con người sẽ khuyến khích mọi người lựa chọn các quyết định cho cuộc sống, công việc của mình, hướng tới giải quyết xung đột và gìn giữ hòa bình theo định hướng tôn trọng quyền con người. Đây là một chiến lược rõ ràng và cụ thể, trong đó, lấy phát triển con người, xã hội và kinh tế làm trung tâm. Giáo dục và tìm hiểu quyền con người cần phải được tất cả các chủ thể, các bên tham gia, được xã hội dân sự cũng như các chính phủ và các công ty xuyên quốc gia cùng thực hiện. Thông qua hiểu biết về quyền con người, chân lý văn hóa quyền con người sẽ được phát triển dựa trên sự tôn trọng, bảo vệ, thực hiện, tuân thủ và thực hành quyền con người. Chương trình giáo dục nhân quyền được xem như là một biện pháp cốt yếu và một chiến lược hiệu quả để ngăn chặn những vi phạm về nhân quyền cũng như để xây dựng các xã hội bình đẳng, tự do và hòa bình. Việc thúc đẩy hoạt động giáo dục nhân quyền đã được đề cập từ lâu trong nhiều văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, cụ thể là trong Điều 26 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, Điều 13 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; Điều 28 Công ước về quyền trẻ em; và đặc biệt là trong các đoạn 78-82 Tuyên bố Viên và Chương trình hành động được thông qua tại Hội nghị toàn thế giới về quyền con người lần thứ hai năm 1993. Từ nội dung các quy định này, có thể hiểu giáo dục nhân quyền là những hoạt động giảng dạy, tập huấn và phổ biến thông tin về quyền con người, nhằm xây dựng một nền văn hóa nhân quyền trong đó hướng tới: (i) Tăng cường sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người; (ii) Phát triển đầy đủ nhân phẩm và ý thức về nhân phẩm của con người; (iii) Thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung, bình đẳng giới và tình hữu nghị giữa các quốc gia, các nhóm dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ; (iv) Tạo điều kiện cho tất cả mọi người tham gia một cách hiệu quả vào các hoạt động của xã hội, và (v) Hỗ trợ các hoạt động của Liên hợp quốc về duy trì hòa bình và an ninh quốc tế . 2. Chương trình đào tạo về quyền con người ở Châu Âu Ở châu Âu, đào tạo về quyền con người là một chương trình giáo dục với mục tiêu thúc đẩy sự bình đẳng giữa người với người, một trong những giá trị rất quan trọng đối với các công dân những quốc gia này. Kể cả những người không được đào tạo chính quy thì các vấn đề về quyền con người cũng được phổ cập rộng rãi. 2.1. Các tổ chức quốc tế và vai trò đào tạo về nhân quyền ở châu Âu Để phổ biến và vận động cho hoạt động giáo dục nhân quyền trên toàn thế giới, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một Nghị quyết số 48/127 ngày 20/12/1993 (A/RES/48/127) quy định lấy giai đoạn 1995-2004 là Thập kỷ giáo dục nhân quyền của Liên hợp quốc (the United Nations Decade for Human Rights Education). Tiếp theo đó, từ 1994 đến 2003, Đại hội đồng Liên hợp quốc còn thông qua một loạt nghị quyết khác đề cập đến những vấn đề cụ thể trong việc triển khai thực hiện Thập kỷ Giáo dục nhân quyền, bao gồm các Nghị quyết A/RES/49/184, A/RES/50/173, A/RES/50/177, A/RES/51/104, A/RES/52/127, A/RES/53/153, A/RES/54/161, A/RES/55/94, A/RES/56/167, A/RES/57/212. Năm 1993, UNESCO phối hợp cùng với Trung tâm nhân quyền của LHQ đã triệu tập một hội nghị quốc tế gồm các chuyên gia và những nhà hoạt động về nhân quyền. Mục đích của hội nghị này là tạo động lực cho việc đào tạo và nâng cao sự hiểu biết của toàn nhân loại về nhân quyền. Hội nghị này là bước đệm để ngay năm sau, LHQ đã tuyên bố về Thập kỷ giáo dục về quyền con người. Tại châu Âu, một tổ chức là Tổng cục thanh niên và thể thao (Directorate of Youth and Sport) của Hội đồng châu Âu có trách nhiệm nghiên cứu và nâng cao công tác giáo dục về quyền con người bằng việc phát triển các kỹ thuật và phương pháp tiếp cận giáo dục phù hợp với cả hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy cũng như đối với các môi trường văn hóa khác nhau để đảm bảo quyền về con người được phổ biến rộng rãi đến với từng người dân. Hội đồng châu Âu có truyền thống rất lâu đời trong việc hỗ trợ và thúc đẩy giáo dục về quyền công dân và quyền con người. Một dự án với tên gọi “Dân chủ và Giáo dục nhân quyền” đã được triển khai từ năm 1997 và tới nay đang trong giai đoạn thứ ba. Năm 2005, dự án đã được tiếp thêm sức mạnh nhờ những động lực chính trị trong một hội nghị ở Warsaw, trong đó, những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ đã kêu gọi những nỗ lực của Hội đồng châu Âu trong việc tăng cường giáo dục để bảo đảm tất cả những người trẻ ở châu Âu đều được tiếp cận với giáo dục nhân quyền và nâng cao chất lượng của các chương trình đào tạo. Năm 2007, Hội đồng của Ban chỉ đạo châu Âu cũng đã quyết định cho ra đời một Hiến chương châu Âu về giáo dục dân chủ và nhân quyền. Hội đồng cũng hỗ trợ xúc tiến và giám sát Kế hoạch hành động trong giai đoạn một của Chương trình giáo dục quyền con người ở châu Âu. 2.2. Hệ thống giáo dục về nhân quyền ở châu Âu Giáo dục chính quy Đối với các hệ giáo dục chính quy, chương trình giáo dục về quyền con người trong những năm gần đây đã được đưa vào giảng dạy từ rất sớm, từ cấp tiểu học và trung học. Một ví dụ điển hình ở châu Âu là Đan Mạch. Quốc gia này có một truyền thống lâu đời là chủ yếu giảng dạy về dân chủ cho công dân, do đó, các vấn đề về quyền con người không có vai trò quan trọng trong chương trình giảng dạy của Đan Mạch. Tuy nhiên, kể từ năm 1992, do kết quả của việc hợp nhất Công ước nhân quyền của châu Âu vào luật pháp Đan Mạch thì việc giảng dạy quyền con người đã được mở rộng hơn, không chỉ trong các trường đại học luật của Đan Mạch, mà dần dần còn được áp dụng trong các chương trình giảng dạy ở cấp trung học, và sau này là cấp tiểu học. Giáo dục đại học và sau đại học về quyền con người ở châu Âu Hiện tại, có khoảng 103 chương trình giáo dục đại học và sau đại học về quyền con người trên thế giới. Ở châu Âu, hiện cũng có nhiều khóa học cao học đào tạo về quyền con người, chẳng hạn như khóa học 6 tháng (chứng chỉ), khóa học 3-4 năm (bằng cử nhân), và 1-2 năm đối với bằng thạc sĩ. Bên cạnh đó, có 24 chương trình đào tạo từ xa, 170 khóa học ngắn hạn và các khóa học cấp chứng chỉ khác bao gồm cả các khóa học hè. Các khóa học này được cung cấp cho các trường đại học trên toàn cầu bởi có nhiều chương trình học không đòi hỏi phải giảng dạy mà chỉ yêu cầu nghiên cứu, do đó, hoạt động nghiên cứu có thể được diễn ra ở những quốc gia khác và học viên vẫn được cấp bằng. Các khóa học này được giảng dạy bằng nhiều ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức và một số ngôn ngữ khác. Trong 103 chương trình đào tạo về quyền con người được công bố trên toàn cầu hiện nay, có thể thấy: 50 chương trình ở châu Âu, trong đó, 48 chương trình của Tây Âu và hai chương trình ở Đông và Trung Âu. 05 chương trình ở châu Phi bao gồm cả các nước Ả rập 13 chương trình ở Mỹ Latinh 13 chương trình ở Bắc Mỹ (chỉ gồm Mỹ và Canada) 02 chương trình ở Australia và Thái Bình Dương 20 chương trình ở châu Á, nhưng chủ yếu từ Ấn Độ Như vậy, có thể thấy, châu Âu đặc biệt chú trọng tới đào tạo về quyền con người, với số lượng chương trình và cơ sở đào tạo chiếm phân nửa tổng số chương trình đào tạo trên thế giới. Chương trình giảng dạy Về cơ bản, có hai chương trình đào tạo về nhân quyền ở châu Âu là chương trình về luật con người và chương trình đào tạo liên ngành. Chương trình về luật chủ yếu xem xét dưới góc độ triết học và chính trị quốc tế, trong khi đó, chương trình liên ngành xem xét dưới góc độ luật pháp về quyền con người. Đáng chú ý là hai chương trình giảng dạy và nghiên cứu về quyền con người ở hai trường đại học rất có uy tín ở châu Âu là Đại học Essex của Vương quốc Anh và Đại học Oslo ở Nauy. Hai cơ sở đào tạo này đều thành lập những trung tâm chuyên sâu nghiên cứu về quyền con người với sứ mệnh nghiên cứu và đào tạo đa dạng từ trình độ cử nhân tới trình độ cao học lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ, đặc biệt cả hai cơ sở này cũng cung cấp những chương trình đào tạo cho các học viên quốc tế. Giáo dục nhân quyền tại Đại học Essex, Vương Quốc Anh Tại Đại học Essex (Anh), Trung tâm quyền con người đã được thành lập từ những năm 1982-1983, đây được coi là một trong những cơ sở đào tạo và nghiên cứu về quyền con người lâu đời nhất, có kinh nghiệm lâu năm và được đánh giá cao nhất trên thế giới. Đại học Essex của Anh đã cung cấp một chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân luật về “ Nhân quyền và Luật pháp công”. Chương trình này tập trung vào hệ thống luật pháp ở Anh với mục đích giúp sinh viên hiểu biết một cách sâu sắc về những vấn đề liên quan tới việc bảo vệ quyền con người ở Anh, việc thiết lập một hệ thống luật pháp công tính đến các yếu tố về lịch sử, chính trị và triết học. Chương trình còn giúp học viên hiểu được về luật pháp công ở Anh, áp dụng những điều luật này trong những trường hợp liên quan tới những hành vi xâm phạm về quyền con người không chỉ ở Anh mà ở cả châu Âu. Từ đó, học viên có cơ sở để phát triển kỹ năng phân tích và nghiên cứu, kỹ năng giải quyết vấn đề… Chương trình này muốn hướng học viên có một sự hiểu biết toàn diện về quyền con người, không chỉ ở góc độ luật pháp mà còn ở bối cảnh lịch sử, chính trị và triết học của nó. Bên cạnh đó, Trung tâm Quyền con người tại đại học Essex cũng cung cấp các chương trình đào tạo sau đại học về quyền con người như đào tạo thạc sĩ chuyên ngành “Quyền con người và Đa dạng văn hóa”, “Quyền con người và Các phương pháp nghiên cứu”, “Quyền con người – Lý luận và Thực tiễn”. Chương trình học cung cấp cho học viên những kiến thức chung nhất về quyền con người cả trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Học viên được cổ vũ để tham gia vào các hoạt động thúc đẩy quyền con người trên thế giới. Vì thế, ngoài giờ học chuyên ngành, các buổi giảng và semina, học viên còn được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa như các buổi thuyết trình, các chuyến đi thực tế tới các trung tâm về quyền con người và các hội thảo định hướng nghề nghiệp… Hiện nay, các cựu học viên của Trung tâm đã lên tới gần 2.000, làm việc trong các lĩnh vực về quyền con người ở các cơ quan nhà nước, các tổ chức về quyền con người và các tổ chức phi chính phủ trên khắp thế giới. Chương trình học về quyền con người tại Đại học Essex cung cấp một số module như: Cơ sở về quyền con người, Các vấn đề và phương pháp nghiên cứu về quyền con người, Các vấn đề hiện nay về quyền con người và đa dạng văn hóa, Quyền con người ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Bảo vệ quốc tế về quyền của những người thiểu số… Giáo dục nhân quyền tại Đại học Oslo, Na Uy Đại học Olso ở Na Uy cấp bằng cử nhân bốn năm, thạc sĩ hai năm và cấp tiến sĩ về triết học “ Quyền con người – Lý luận và Thực tiễn”. Hai đặc điểm điển hình của chương trình này đó là: i) Chương trình đào tạo thường hướng tới những vấn đề mang tính định hướng cụ thể, cung cấp cho học viên khả năng xác định vấn đề liên quan tới quyền con người, thúc đẩy sức mạnh giải quyết vấn đề. Khóa học cũng giúp học viên phát triển các kỹ năng điều tra và phân tích, chẳng hạn như chương trình có các khóa học như “Thách thức đạo đức đối với nhà nước quốc gia. Nghiên cứu phản ứng của chính phủ đối với quan niệm nhân quyền”. Khóa học đòi hỏi học viên phải đối mặt và giải quyết rất nhiều vấn đề phức tạp; ii) Đặc trưng thứ hai là khóa học sử dụng phương pháp tiếp cận so sánh. Trước tiên, xuất phát từ đặc trưng của vấn đề quyền con người là có thể tiếp cận dưới nhiều góc độ: luật pháp học, lịch sử học, triết học, chính trị học và khoa học xã hội. Do đó, chương trình đào tạo sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề quyền con người cả trên phương diện lý luận và thực tiễn ở tất cả các góc độ trên. Học viên sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên sâu về luật pháp quyền con người, bên cạnh đó, cũng nghiên cứu quyền con người trong mối quan hệ giữa luật pháp và các môn khoa học khác. Phương pháp tiếp cận so sánh còn được thể hiện ở chỗ: Khóa học xem xét vấn đề quyền con người như một yếu tố của luật pháp công quốc tế, cả ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Chính vì thế các yếu tố ảnh hưởng hay liên quan tới quyền con người trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế đều được đưa vào xem xét như chủ nghĩa khủng bố, tôn giáo, dân tộc, vấn đề giới và phát triển… Phương pháp phân tích và so sánh sẽ trang bị cho học viên những kỹ năng cần thiết để có thể làm việc độc lập với vấn đề nhân quyền. Chương trình đào tạo thạc sĩ về quyền con người của Đại học Oslo, Nauy Học kỳ 4 Luận văn tốt nghiệp Học kỳ 3 Các môn học lựa chọn Học kỳ 2 Phương pháp: Nghiên cứu, Phân tích, Luận văn Thực tiễn Quyền con người Các môn học lựa chọn Học kỳ 1 Giới thiệu về quyền con người: Góc độ Pháp luật Giới thiệu về quyền con người: Góc độ Lịch sử, Triết học, Chính trị học 10 tín chỉ 10 tín chỉ 10 tín chỉ Ở học kỳ thứ nhất, học viên phải tham gia các lớp học bắt buộc Giới thiệu về Quyền con người dưới góc độ pháp luật, lịch sử học, triết học và chính trị học. Ở kỳ thứ thứ hai, học viên yêu cầu phải tham gia hai môn học bắt buộc là Phương pháp nghiên cứu Quyền con người và 1 khóa học tự chọn là “Quyền con người và Phát triển: Tiếp cận liên ngành – Lý luận và Thực tiễn” Ở học kỳ thứ ba, học viên phải tham gia hai khóa học tự chọn là “ Những thách thức của dân tộc với Nhà nước: Nghiên cứu phản ứng chính phủ dưới góc độ quyền con người” và “ Quyền con người và Chống chủ nghĩa khủng bố: Phá vỡ sự cân bằng”. Bên cạnh đó còn có rất nhiều các khóa học tự chọn khác chuyên ngành luật như: Luật môi trường quốc tế, Luật đầu tư và thương mại quốc tế, Luật nhân đạo quốc tế, Luật phụ nữ và Quyền con người, Luật năng lượng và Biến đổi khí hậu… Ở học kỳ thứ tư, học viên sẽ tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp. Đây là công việc của từng các nhận và đề tài mà các học viên lựa chọn sẽ nhận được sự tư vấn của các giáo sư. Tóm lại, các chương trình đào tạo về nhân quyền ở châu Âu đều đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng kỹ năng cho học viên, có nghĩa là, học viên không chỉ được trang bị những lý thuyết về quyền con người mà còn có cơ hội đưa những lý thuyết này áp dụng cho những trường hợp cụ thể, thông qua nghiên cứu chính sách của chính phủ đối với vấn đề nhân quyền. Học viên được đào tạo một cách bài bản thông qua việc tiếp nhận những thông tin và kiến thức về quyền con người, sau đó, lại được đào tạo để sử dụng những kỹ thuật quan trọng để phân tích và đánh giá những trường hợp cụ thể hoặc những vấn đề thời sự. Kết luận Như vậy, ngày nay, quyền con người trở thành một nội dung lớn, do đó, nhiều hình thức phổ cập về quyền con người trong những năm qua không ngừng được đẩy mạnh. Bên cạnh việc giảng dạy môn học quyền con người trong trường học, nhiều cơ quan, nhiều tổ chức thuộc hệ thống chính trị và cơ quan khoa học đã phối hợp với các tổ chức quốc tế và quốc gia mở khóa tập huấn về quyền con người cho các đối tượng khác nhau, do vậy, nhận thức về quyền con người ngày càng được nâng cao. Do đó, để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giáo dục nhân quyền ở Việt Nam, trước hết, các nhà hoạch định chính sách của quốc gia cần nhận thức rõ hơn về vai trò của giáo dục nhân quyền, các yêu cầu và ý nghĩa của hoạt động này với sự phát triển của đất nước trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Sau đó, có thể học hỏi kinh nghiệm về giáo dục quyền con người ở các nước châu Âu để hoàn thiện hơn nữa chương trình đào tạo về nhân quyền ở Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. Vũ Công Giao và Lã Khánh Tùng. 2008. “Giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay, Bài viết Hội thảo "Kết nối Nghiên cứu về Quyền con người", tháng 08/2008. 2. United Nations. 2009. Human Rights Education in the school systems of Europe, Central Asia and North America: A compendium of good practice. 3. Wolfgang Benedek (sách dịch). 2008. Tìm hiểu về quyền con người, Tài liệu hướng dẫn về giáo dục quyền con người, Hà Nội: Nhà xuất bản tư pháp. 4. 5.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKINH NGHI7878M GIO D7908C V7872 QUY7872N CON NG4317900I 7902 CC.doc