Tiểu luận Kỹ năng lập kế hoạch - Cách lập lộ trình đi đến Thành Công

Kỹ năng lập kế hoạch - Cách lập lộ trình đi đến Thành Công Khi được hỏi: “Bạn dự định sau này sẽ làm gì?”, các bạn trẻ thường trả lời: “Tôi sẽ làm chủ một doanh nghiệp, sẽ làm một diễn giả, muốn thành đạt, muốn cống hiến ”. Nhưng đa phần các bạn lại chưa hề có một kế hoạch rành mạch để hiện thực hóa dự định đó. Các bạn đang cần kỹ năng lập kế hoạch. Nguyên nhân của việc không chú ý hoặc không thể xác định được kế hoạch cho mình là do các bạn trẻ thiếu mục tiêu hoặc những mục tiêu ấy là mơ hồ. Khi bạn đã đặt mục tiêu dù ngắn hạn hay dài hạn cho mình như sẽ thành một chủ doanh nghiệp, sẽ là một lập trình viên phần mềm, là nhà nghiên cứu khoa học, nhà hoạt động xã hội để có thể cống hiến, đóng góp được nhiều cho xã hội thì bạn cần phải có một kế hoạch rành mạch từng bước để thực hiện. Một kế hoạch được chuẩn bị kĩ lưỡng và được cập nhật, chỉnh sửa thường xuyên sẽ giúp bạn có những bước đi cụ thể và đánh giá được chất lượng của các công việc mình làm trên đường thực hiện dự án của mình Kỹ năng lập kế hoạch - Cách lập lộ trình đi đến Thành Công

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8980 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Kỹ năng lập kế hoạch - Cách lập lộ trình đi đến Thành Công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp vừa & nhỏ. Giảng viên: Cô Phạm Thị Kim Thủy, chuyên gia Quản trị nguồn nhân lực, giảng viên bộ môn QTNNL và kỹ năng mềm, chủ nhiệm dự án phát triển “Kỹ năng mềm – Hành trang cuộc sống”. Học phí: học viên được miễn học phí Phí tài liệu & tea break: 149.000 đồng/học viên; Sinh viên: 99.000đồng/học viên. (xuất trình thẻ SV khi đăng ký, hoặc khi vào lớp nếu bạn đăng ký & nộp phí qua mạng). Thời gian học: từ 8h00 đến 17h00 ngày chủ nhật, 27/9/2009. Địa đểm học: Café Vườn Thơ. Số 7I, Cư xá Phan Đăng Lưu, F.3, Bình Thạnh. (Vào hẻm Khu phố 4, Phan Đăng Lưu, cạnh Điện lực Gia Định, ngã ba Phan Đăng Lưu – Đinh Tiên Hoàng. Đi theo bảng hướng dẫn đầu hẻm). Thông tin chi tiết & đăng ký tham gia: Hoặc: Ms. Kim Thủy: ptkthuyvn@kynangmem.org Tel: 08. 66714168 – 0903392888. Để có một kế hoạch làm việc hiệu quả Bạn có những mong muốn, những dự định và mục tiêu cho riêng mình, điều đó chỉ ra thiên hướng sử dụng qũy thời gian của mỗi cá nhân. Thời gian của đời người là hữu hạn và mỗi người lại có những đam mê khác nhau, nên cách sử dụng chúng cũng khác nhau. Và mỗi dự định cũng nên có thứ tự ưu tiên nhất định, đó là vì sao mà bạn nên có một lịch trình công việc cụ thể. Một kế hoạch làm việc chính là sự tương thích giữa niềm đam mê và nguyện vọng cá nhân với thời gian phù hợp mà bạn sở hữu. Lập một lịch trình làm việc là một quá trình bạn sắp xếp thời gian thích hợp cho từng công việc, là việc lên kế hoạch để đạt được mục tiêu trong khoảng thời gian hoạch định. Bằng thói quen phác thảo kế hoạch làm việc, bạn sẽ có rất nhiều thuận lợi trong việc quản lý thời gian của mình: - Hiểu rõ điều mình thật sự mong muốn đạt được, đương nhiên mơ ước là vô vàn nhưng bạn sẽ phải cân nhắc cái gì là thật sự đáng để hy sinh thời gian vì nó. - Tận dụng hết mọi nguồn thời gian sẵn có: bạn biết đấy, ai cũng có 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần và 3 năm để học cấp 3, nhưng có những người trong 18 năm học đã có thể nói được 2 ngoại ngữ, có người không xong nổi tú tài, ngoài sự chênh lệch về khả năng tiếp thu, sự khác biệt ấy còn phụ thuộc vào cách sử dụng thời gian của mỗi người. Do đó: Nếu bạn thấy mình đã từng bỏ phí thời gian thì hãy học cách sống có kế hoạch ngay từ bây giờ. - Dành đủ thời gian cho những điều quan trọng mà bạn chắn chắn rằng mình phải đạt được. Một người sống có kế hoạch có thể là một người bận rộn nhưng không bao giờ là một người quay mòng mòng với núi công việc và luôn chép miệng: "Ôi, tôi không có thời gian". - Luôn có những khoảng thời gian dự trù cho những việc bất ngờ cần giải quyết gấp. Bạn có một kế hoạch, và có thể nó đã được điền kín, nhưng thế không có nghĩa là bạn từ chối đi thăm ông ngoại bị bệnh -> Kế hoạch chỉ đem lại hiệu quả nếu đấy là một kế hoạch linh hoạt. - Giảm khả năng bị stress vì bạn có thể làm chủ cuộc sống của mình một cách hợp lý. Những công cụ để hỗ trợ việc bạn lập kế hoạch, đó là nhật ký, sổ tay, lịch làm việc, đương nhiên bạn không thể ghi thời khóa biểu của mình lên… não bộ rồi. Dù bạn có tự hào về trí nhớ của mình đến đâu thì cũng nên viết nó ra nếu không bạn lại phung phí khoản thời gian vừa tiết kiệm được để… nhớ ra lịch làm việc của mình. Sau đây là những bước đơn giản để lên một kế hoạch: + Đầu tiên bạn nên bắt đầu bằng việc tìm kiếm thời gian rảnh cho những dự định của mình. Đương nhiên bất kỳ ai cũng luôn phải dành thời gian cho những hoạt động thường nhật, ngoài chúng ra, hãy tận dụng thời gian còn lại để làm những gì bạn muốn. + Kế đến, lấp đầy những hoạt động bạn cần làm vào những khoảng thời gian đấy. Song song với quá trình này là bạn phải luôn luôn để tâm đến trình tự ưu tiên của chúng. Sự ưu tiên ấy có thể là do sở thích của bạn. Vâng hôm nay tôi muốn học nấu ăn trước khi làm bài tập hoặc tôi phải đi cắt tóc cái đã trước khi gặp cô bạn mới. Sự ưu tiên ấy phụ thuộc ở chính bạn. Đương nhiên bạn phải ưu tiên bài kiểm tra cuối khóa trong hai ngày tới hơn là một buổi đi dã ngoại cuối tuần. Trong một số trường hợp bạn phải bỏ qua những việc nhỏ để hướng đến những mục tiêu lớn. Và cũng có khi không phải chỉ là sự tương quan giữa những việc lớn và nhỏ, bạn phải hy sinh mơ ước này để đuổi theo một mục tiêu khác. Bạn biết đấy đó vừa là sự khó khăn vừa là nét thú vị của cuộc sống. Luôn có những người phải hy sinh gia đình vì công việc hoặc ngược lại. Và cho dù có một kế hoạch hoàn hảo đi chăng nữa, đôi khi bạn cũng mất mát một đìều gì đấy. Tuy nhiên tôi mong sự mất mát này chỉ là tạm thời vì bạn sẽ lại đặt ra kế hoạch để lấy lại những gì đã mất! + Dành ra những khoảng thời gian cần thiết giải quyết sự cố. Điều này lại phụ thuộc vào kinh nghiệm của bạn. Bạn đang thực hiện một công việc có tính rủi ro cao, hãy dành thời gian dự phòng nhiều lên. Công việc thực tế luôn khác hẳn với lý thuyết và cũng như những gì ta trù định. Đó là lý do tại sao người ta rất dễ lúng túng với những công việc mới. Bạn không thể nào biết được những việc bất ngờ phát sinh và sắp xếp kịp thời gian để giải quyết chúng. Những người chưa thạo việc đôi khi còn phải lấy quỹ thời gian cá nhân để giải quyết công việc. Nhưng khi bạn đã có kinh nghiệm , hãy luôn dành một khoảng thời gian hợp lý cho những sự cố phát sinh. Một người có trình độ chuyên nghiệp là một người lường trước được càng nhiều càng tốt những khả năng có thể xảy ra, những đều có thể cản trở công việc của mình. Do đó bạn càng hoàn thiện mình bản kế hoạch của bạn càng hoàn hảo hơn. + Ngoài ra lời khuyên cho bạn là nên lập một kế hoạch linh hoạt, tùy từng trường hợp mà có thể bạn phải thay đổi kế hoạch vào giờ chót. Vâng vì bạn đâu phải là một cái máy. Nhưng lý do để thay đổi kế hoạch nên đươc kiểm tra về độ logic, đương nhiên tôi không khuyên bạn đổi kế hoạch đến trường hôm nay bởi vì mình mới nổi cái mụn to và xấu quá (!!!) Sắp đặt một lịch trình làm việc tức là bạn đang lên kế hoạch cho việc sử dụng thời gian của mình. Có một kế hoạch cụ thể bạn vừa tránh được những căng thẳng trong công việc vừa làm việc hiệu quả hơn. * Cách sắp xếp lịch trình được tóm gọn như sau: - Vạch ra khoảng thời gian trống của cá nhân. - Điền vào từng khoảng thời gian những công việc cụ thể: đầu tiên là những việc quan trọng nhất tiến hành trước, những việc còn lại theo sau. - Luôn dành thời gian cho những sự việc bất ngờ. - Kế hoạch có thể thay đổi khi cần thiết nhưng bình thường thì nên cố gắng làm đươc những gì đã đề ra. Biên dịch: Kiều Dung - Khánh Như Theo vn8x. Quản lý thời gian bằng "Kế hoạch cá nhân" Lena Presley Đối với những người bận rộn, thật khó để kiểm soát hết mọi việc cần làm. Nếu bạn thuộc dạng người có nhiều việc phải làm hoặc chỉ đơn giản là bạn hay quên, taỉ sao không lập một thời khóa biểu cho chính bạn và sử dụng chương trình "kế hoạch cá nhân"? Tin chắc công việc của bạn sẽ trôi chảy hơn rất nhiều. Có nhiều chương trình lập kế hoạch phù hợp cho từng người với những nhu cầu khác nhau. Nếu bạn cần quản lý‎ thời gian trong ngày theo từng giờ, (thường là dành cho doanh nhân) thì nên xây dựng kế hoạch chi li cho từng giờ. Còn nếu hoạt động của bạn có thể thay đổi và không theo khung thời gian nhất định nào thì một kế hoạch không phân chia mục và đánh số trang sẽ thích hợp hơn. Luôn luôn xác định thời điểm khởi đầu và hạn chót cho bất kì công việc nào. Điều này giúp bạn hạn chế khoảng thời gian lãng phí cho những hoạt động linh tinh khác. Hãy lập kế hoạch mọi thứ phải hoàn tất trong một khoảng thời gian nhất định! Bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn bởi bạn biết rõ bạn đang sử dụng thời gian như thế nào. Khi lập kế hoạch,bạn phải xem khoản thời gian mình cần cho mỗi hoạt động là bao nhiêu trên thực tế. Nhiều người có khuynh hướng coi nhẹ khoản thời gian cần thiết để hoàn tất mỗi công việc vì họ không hề tính đến thời gian trễ nãi khi xếp hàng, bị kẹt xe hay những thứ khác ngoài khả năng dự kiến. Hãy cộng thêm thời gian vào những kế hoạch có khả năng bị trễ nãi. Thời gian này bao gồm giờ cao điểm, xếp hàng dài trong cửa hàng, thiếu chỗ đậu xe hay thậm chí gặp người nhiều chuyện,v.v... Làm như thế sẽ khiến bạn bớt vội vã hơn và đưa bạn vào quỹ đạo. Nếu vào một ngày bạn không phải thức dậy vào một giờ nhất định, đặc biệt là thứ bảy, hãy đảm bảo bạn thức dậy kịp lúc để hoàn thành mọi việc đã lên lịch nhé! Phần đông người ta ngủ muộn nhưng nếu bạn có một ngày khá bận rộn đã lên lịch thì nhớ đừng dậy quá muộn… Bạn nên viết vài dòng lưu ý mỗi cuối ngày, nhắc nhở chính mình mấy giờ bạn sẽ thức dậy hôm sau. Cố gắng ghép nhiều việc vào một lúc. Chẳng hạn, bật máy giặt khi bạn đang dạy con, gọi điện cho khách hàng khi đang chuẩn bị bữa trưa, kiểm tra thư khi bạn đang viết kế hoạch ngày mai (bạn biết đấy, nhiều trang web thỉnh thoảng mất vài phút để tải xuống), gọi điện về nhà khi bị kẹt xe, làm bài tập nhà khi chờ bác sĩ khám. Như thế, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào làm những công việc quan trọng. Hãy cùng điểm lại một số mẹo để quản l‎y thời gian biểu: - Kiểm soát mọi thứ cần thực hiện. - Xác định mỗi công việc mất bao lâu để hoàn tất. - Tự nhủ vơí mình bạn đang gấp rút. - Nhắc mình làm những việc nhỏ khi đang kẹt trong những việc khác. Bây giờ thì bạn đã biết làm thế nào để sắp xếp một ngày làm việc cho hiệu quả và cả những ích lợi khi bạn làm được như thế. Hãy nhớ luôn lập cho mình một kế hoạch và không bao giờ lo lắng việc mình nên làm gì nữa nhé. Biên dịch: Ánh Thu - Lê Dung Theo vn8x. Phương Pháp Thiết lập Mục Tiêu Cá nhân Duong Do Loc - Hong Linh Thiết lập mục tiêu là một công cụ rất hữu ích cho việc lên kế hoạch phát triển cá nhân. Nắm bắt được quy trình thiết lập mục tiêu sẽ giúp bạn biết được mục tiêu thật sự và cuối cùng trong một kế hoạch cũng như trong cuộc sống, thông qua việc xác định một cách chính xác những gì bạn mong muốn đạt được và giai đoạn nào bạn phải tập trung hết nỗ lực của mình và cũng như việc bạn xác định được những rào cản và trở ngại mà mình có thể gặp phải. Nếu bạn thấm nhuần phương pháp này nó sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin và giải quyết vấn đề sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều. Thiết lập mục tiêu là một trong những kỹ thuật mà các vận động viên nhà nghề và các doanh nhân thành đạt sử dụng rất phổ biến. Phương pháp này giúp họ tìm thấy được động lực và phương hướng để hoàn thành mục tiêu mà họ đã đặt ra. Tổ chức thời gian, các bước thực hiện cũng như sử dụng các nguồn lực giới hạn để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất và nhanh chóng nhất. Một mục tiêu bao gồm những mức độ khác nhau. Đầu tiên bạn phải xác định được mục tiêu cốt lõi. Bạn phải tự vẽ ra bức tranh tổng quát để hoàn thành mục tiêu đó. Sau đó, Bạn chia nhỏ bức tranh này ra thành những bước cụ thể rồi lần lượt hoàn thành những bước này. Mục tiêu cốt lõi Bước đầu tiên để xác định mục tiêu cá nhân là bạn phải xem xét cái gì thật sự bạn muốn đạt được trong cuộc đời bạn. Khi bạn đã xác định mục tiêu cuối cùng bạn sẽ nhìn thấy được bức tranh tổng thể bạn phải làm gì và khi phải ra quyết định trước việc gì bạn hãy dựa trên bức tranh tổng thể đó. Trên mỗi lĩnh vực trong cuộc sống ví dụ như: Gia đình, sự nghiệp, quan hệ bạn bè, tài chính, sức khỏe… bạn phải liệt kê ra và phải xác định quan điểm và thái độ của mình đối với từng lĩnh vực. Khi đã liệt kê và xác lập quan điểm cụ thể đối với lĩnh vực được xem là cốt lõi đối với cuộc sống của bạn thì bạn phải ứng dụng chúng một cách nghiêm túc ngay trong cuộc sống. Bạn cũng phải luôn xem lại bản thân mình xem hành động của bạn có phản ánh được những gì bạn mong muốn không và phải luôn tự nhủ với mình rằng “ Mục tiêu này là do bạn tự đặt ra không ai ép buộc bạn, không phải do ba mẹ, không phải do bạn bè…”. Khi đã có được mục tiêu cốt lõi trong cuộc sống thì bạn hãy lập kế hoạch và chia ra thành những bước nhỏ để có thể thực hiện trong 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng hay 1 năm… và thực hiện từng bước một sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu đã đặt ra. Sau đó, bạn hãy liệt kê ra những việc cần làm trong 1 ngày và phải bảo đảm rằng những việc này phải dựa trên mục tiêu cốt lõi của bạn. Theo đuổi mục tiêu đã đặt ra Một khi đã xác định được bước đầu tiên trong kế hoạch thì bạn phải thực hiện chúng theo quỹ đạo mà bạn đã định sẵn bằng cách luôn xem lại và cập nhật chúng mỗi ngày. Nhìn nhận mục tiêu cuối cùng của bạn giống như một hiến pháp của một quốc gia. Khi muốn thay đổi chúng bạn phải xem xét thật cẩn trọng. Phương pháp thiết lập mục tiêu hiệu quả Những chỉ dẫn sau đây sẽ giúp bạn thiết lập được mục tiêu hiệu quả: - Xác định mục tiêu của bạn một cách thật rõ ràng: Điều này giúp bạn tránh được sự nhầm lẫn trong khi lập ra kế hoạch; - Chính xác: Để xác định mục tiêu một cách chính xác bạn phải liệt kê thật cụ thể: thời gian, cũng như những gì cần đạt được trong một kế hoạch. Điều này sẽ giúp cho bạn có thể kiểm tra lại xem bạn có thể đat được mục tiêu ở mức độ nào; - Xác định mức độ ưu tiên: Khi bạn có nhiều mục tiêu, bạn phải xác định được thứ tự ưu tiên cho từng mục tiêu. Điều này giúp bạn tránh được sự quá tải khi thực hiện nhiều mục tiêu cùng một lúc và dành thời gian và sức lực cho mục tiêu cao nhất nhiều hơn; - Viết từng mục tiêu cụ thể ra: Việc này rất quan trọng, vì theo thói quen bạn thường giữ chúng trong đầu nhưng nếu bạn viết chúng ra nó sẽ giúp bạn có thêm động lực và luôn nhắc nhở bạn phải hoàn thành các mục tiêu đó; - Chia thành những bước nhỏ: Nếu một kế họach quá lớn, bạn sẽ khó thực hiện và không thể thấy được thành quả cũng như đạt được kế hoạch đó ở mức độ nào; - Thiết lập mục tiêu phải thực tế: Luôn quan tâm đến những mục tiêu bạn đã lập ra phải bảo đảm rằng bạn luôn kiểm soát được chúng. Bạn có thể không đạt được mục tiêu bằng nhiều lý do như: thiếu may mắn, những yếu tố không kiểm sóat như: thời tiết, môi trường, sự thiếu công bằng, tai nạn....Nhưng bạn không thể thất bại với lý do không không tuân thủ theo kế hoạch đã đạt ra, điều này làm bạn chán nản và dễ dàng buông xuôi. - Thiết lập mục tiêu một cách thiết thực: Khi thiết lập mục tiêu bạn phải bảo đảm kế hoạch này nằm trong khả năng của bạn. Ban đầu phải đi từ dễ đến khó, không đặt ra những mục tiêu thật khó vì nó sẽ dễ làm bạn chán nản. - Đừng thiết lập những mục tiêu quá dễ dàng: Mục tiêu quá dễ là một con dao hai lưỡi, nó giúp bạn dễ dàng đạt được nhưng cũng dễ làm bạn mất đi động lực. - Đạt được mục tiêu Khi bạn đạt được mục tiêu dành thời gian để tận hưởng những kết quả bạn đã đạt được quan sát những bước tiếp theo trong kế hoạch. Khi đạt được mục tiêu bạn cần rút ra kinh nghiệm và xem lại toàn bộ kế hoạch của mình: Nếu bạn đạt được các mục tiêu quá dễ dàng, bạn phải đặt mục tiêu tiếp theo khó hơn; Nếu bạn đạt được mục tiêu quá khó khăn, bạn phải đặt mục tiêu tiếp theo dễ dàng hơn; Nếu sau khi đạt được mục tiêu ban đầu và bạn nhận ra phải thay đổi kế hoạch tiếp theo thì đừng ngại ngần thay đổi nhưng phải cân nhắc cẩn thận; Nếu trong khi thực hiện kế họach bạn nhận thấy rằng: Nỗ lực của bạn thì rất nhiều so với thành quả bạn đạt được. Bạn phải xem lại có nên đặt ra kế hoạch để khắc phục việc đó hay không. Nếu bạn thất bại điều đó không quan trọng. Quan trọng là bạn đã có được kinh nghiệm từ thất bại đó. Hãy chiêm nghiệm thật kỹ bài học đó và bắt đầu lại. Hãy nhớ rằng mục tiêu của bạn sẽ thay đổi song song với sự phát triển của cá nhân bạn. Nếu mục tiêu không còn kích thích bạn thí hãy bỏ chúng đi! Và luôn nghĩ rằng bạn điều khiển chúng chứ bạn không bị chúng điều khiển. Mục đích mang lại cho bạn sự kích thích thật sự, sự thỏa mãn và cảm giác thành công. Các điểm lưu ý khi thiết lập mục tiêu cá nhân Phương pháp thiết lập mục tiêu là: Xác định rõ mục tiêu mà bạn muốn đạt được; Phân biệt điều nào là quan trọng trong mớ hỗn độn; Tạo động lực giúp bạn đạt được mục tiêu; Xây dựng lòng tin cho bạn dựa trên những kết quả đạt được. Đừng quên tận hưởng kết quả mà bạn đạt được. Rút ra bài học cần thiết và ứng dụng bài học đó vào những bước tiếp theo. Nếu các bạn muốn chia sẽ kinh nghiệm trong việc thiết lập mục tiêu cá nhân trong cuộc sống cũng như trong công việc thì bạn vui lòng tham gia thảo luận trong diễn đàn. Nguồn:  Quản trị 5 bước lập kế hoạch nghề nghiệp Bản kế hoạch nghề nghiệp chính là “vũ khí” giúp bạn trở thành chủ nhân của tương lai chính mình. Thông qua việc đánh giá lối sống, sở thích, sự đam mê, kỹ năng, tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, bản kế hoạch này sẽ chỉ cho bạn thấy con đường tối ưu nhất để đạt được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai. Việc lập kế hoạch nghề nghiệp không khó! Bạn chỉ cần nắm vững năm bước sau: Bước 1: Đánh giá bản thân Ở bước này, các câu hỏi tự đánh giá (self-assessment) sẽ giúp bạn hiểu rõ mình hơn. Hình thức những câu hỏi này rất đa dạng, nhưng tựu trung có các dạng tiêu biểu sau: + Lương bổng có quan trọng với bạn không? + Bạn thích làm việc gì? + Điều gì làm cho công việc của bạn có ý nghĩa? + Bạn mô tả về bản thân mình như thế nào? + Kỹ năng nào bạn đã có? + Những khóa đào tạo nào bạn đã tham dự (hoặc muốn được tham dự?) Nếu muốn chuyên nghiệp hơn, bạn có thể dùng các bài trắc nghiệm hướng nghiệp như Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) để biết dạng công việc phù hợp với mình. Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp Bạn cần xác định mục tiêu nghề nghiệp (ngắn hạn và dài hạn) trong công việc bạn mong muốn, nhưng lưu ý là những mục tiêu này cần phù hợp với cả sở thích, niềm đam mê và năng lực của bạn. Đừng quên là bạn chỉ có thể đạt được thành công thật sự trong công việc nếu được làm đúng công việc mình yêu thích và có khả năng làm tốt. Bước 3: Nghiên cứu công việc Sau khi đã xác định được mục tiêu, bạn hãy tìm hiểu loại công việc phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân nhất. Truy cập vào các trang web tuyển dụng có thể giúp bạn tìm hiểu về các công việc đang có trên thị trường cũng như nhu cầu tuyển dụng hiện tại. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tích cực mở rộng quan hệ xã hội (networking) ở các mạng cộng đồng như Caravat.com. Hãy hỏi những người trong nghề bạn quen xem công việc mà họ đang làm hằng ngày là gì? Kỹ năng nào cần thiết cho công việc? Triển vọng thăng tiến như thế nào? Muốn việc này tiến hành thuận lợi, bạn đừng quên thường xuyên cập nhật PRO-file (thông tin giới thiệu về trình độ học vấn, kinh nghiệm chuyên môn và thành tựu kinh doanh). Bước 4: Tính toán và ra quyết định Thời điểm quan trọng đã đến! Đây là lúc bạn lập danh sách hai hay ba công việc ưng ý nhất rồi cho điểm chúng theo những tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp như giá trị, sở thích, tính cách, kỹ năng … Công việc nào có số điểm cao nhất sẽ là ưu tiên hàng đầu của bạn. Nếu công việc lý tưởng đó chính là những gì bạn đang làm thì từ nay bạn chỉ cần tập trung mọi nỗ lực của mình vào kế hoạch thăng tiến sự nghiệp! Ngược lại, bạn nên cân nhắc đến khả năng chuyển việc (có thể là chuyển sang một phòng ban khác). Bước 5: Lập kế hoạch hành động Hãy xác định những kiến thức và kỹ năng cần bổ sung để đạt được mục tiêu thăng tiến, trong đó xác định rõ mức độ ưu tiên và thời hạn chót để hoàn thành. Ngoài ra, bạn cũng nên mạnh dạn bày tỏ với sếp rằng mình đã sẵn sàng đón nhận những trách nhiệm mới. Còn nếu bạn vẫn đang tìm kiếm công việc lý tưởng thì việc đầu tiên bạn nên làm là chỉnh sửa hoặc đăng mới hồ sơ trực tuyến. Sau đó, bạn nên theo dõi thường xuyên thông tin việc làm và tham khảo mục tư vấn hướng nghiệp trên báo đài hay trang web tuyển dụng để luôn nắm bắt những cơ hội việc làm mới và tự trang bị cho mình những kỹ năng tìm việc cần thiết. Bạn đã từng nghe câu: “If you fail to plan, you plan to fail” (Nếu không hoạch định công việc trước, bạn sẽ chuốc lấy thất bại) chưa? Rõ ràng, khi có một bản kế hoạch nghề nghiệp trong tay, bạn sẽ nhìn thấy rõ các mục tiêu và hành động cần thực hiện để tự quyết tương lai sự nghiệp của mình. Vì vậy, bạn hãy đầu tư thời gian và công sức tương xứng cho bản kế hoạch này! Đó chắc chắn sẽ là một trong khoản đầu tư khôn ngoan nhất của bạn trong năm mới! Lập kế hoạch cá nhân tốt ? From lydangquoc EM đang mong muốn lập cho mình 1 bản kế hoạch phù hợp cho từng chặng đường của cuộc đời để mong muốn đạt được ước mơ , em hy vọng các anh chị góp ý để em có được kỹ năng tốt trong việc lập kế hoạch cá nhân ! Mong anh chị góp ý nhiều nhiều , thank From Minh 1. Bạn phải biết được mình cần gì, muốn gì và khả năng của bạn hiện có là gì. Hãy lấy một tờ giấy to ra ( để không hạn chế gì cả), và viết vào đó những ưu nhược điểm mà bạn nghĩ là bạn mắc phải. Hãy ghi cả những thừa nhận của bạn mà bạn không biết là đúng hay sai. Ví dụ như: "Tôi đẹp trai", "Tôi có trí nhớ tệ", "Tôi học thuộc lòng rất giỏi"... Hãy liệt kê tất cả những điều bạn nghĩ về con người "bí ẩn" của bạn ra giấy. 2. Đánh giá và đánh giá. Bạn hiểu rõ bản thân mình nhất. Bạn hãy xem những nhận xét, những ưu nhược điểm của bạn có đúng hay sai, sai thì sai chỗ nào, có cách nào giải quyết lỗi sai đó không? Nếu đúng thì đúng chỗ nào, có thể phát huy và tận dụng được gì từ nó không? 3.Viết ra giấy những mục tiêu ngắn, trung và dài hạn cho cuộc đời bạn. Bạn đừng hạn chế bởi suy nghĩ không làm được, vì ai cũng có quyền được thành công hết. Hãy ghi tất cả những ước mơ, mong mỏi của bạn ra giấy để từng bước hiện thực nó nhé ^^ 4.Có mục tiêu trong tay rồi, việc tiếp theo bạn cần làm là lên kế hoạch để từng bước chinh phục mục tiêu đó. Bạn còn nhớ câu nói này trong sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế :" Điều quan trọng không phải là bạn có thể trở thành học sinh xuất sắc hay không, quan trọng là bạn có dám làm TẤT CẢ những gì bạn cần để thành học sinh xuất sắc hay không mà thôi.". Bạn thấy đó, mục tiêu thôi chưa đủ, phải hiện thực nó bằng những bước đi cụ thể,chính xác và thực tế. 5.Trên con đường đi của bạn, sẽ gặp ít nhiều khó khăn đến từ sự nản chí, chán nản. Những lúc như thế, hãy vận dụng bộ não kì diệu của bạn, tưởng tượng về thành công mà bạn đạt được khi chạm tay tới mục tiêu. Hãy hình dung thật rõ ràng, thêm vào bức tranh mơ ước đó cả màu săc, mùi vị cho sinh động. Cần thì bạn hãy dán một bức tranh hoặc một câu khẩu hiệu thật to ở nơi bạn hay lui vào nhất. Hãy xác định trong tâm trí bạn " Tôi phải đạt được thành công !!!" 6. Hãy xem lại 5 bước trên một lần nữa, hít một hơi thật dài, rồi bắt đầu "chiến đấu" thôi. Tớ tin bạn sẽ làm được ^^ Tất cả vì cộng đồng ^^ From bui hai an Bài trả lời của Minh là quá đầy đủ, mình chỉ muốn bổ sung thêm vài ý nữa thôi - Thứ nhất khi lên kế hoạch cho bản thân, để đề ra những dự dịnh cho tương lai, cần cân bằng giữa những gì mình thích và những gì mình làm tốt nhất. Tất nhiên nếu bạn đã làm tốt những gì bạn thích thì quá tuyệt vời rồi , còn nếu mà bạn thích những thứ mà bạn chưa có khả năng làm được, thì đừng đặt nhưng kế hoạch xa quá. Như Minh nói, nên có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn .. thì những cái ngắn hạn cần hướng tới những thứ bạn có thể làm tốt trước. Ví dụ như bạn muốn thành nhà diễn thuyết tài ba, nhưng giờ bạn rất rụt rẻ, rất ít giao lưu với mọi người . Nhưng được cái bạn làm rất tốt chuyện học những cái hay từ sách vở, thầy cô . Vậy giờ bạn đặt kế hoạch ngắn han cho thời gian sắp tới là đọc thêm nhiều tài liệu về làm sao tự tin nói chuyện trước công chúng, làm sẽ diễn đạt những thứ mình thích, v.v.. Bởi vì bạn học rất nhanh nên bạn cũng sẽ dễ dàng tiếp thu những kỹ thuật đó, rồi kế hoạch tiếp theo là tập luyện từ những thứ bạn đã học được .. thì trong tương lai hơi xa xa bạn sẽ đạt được mơ ước của mình mà thôi. - Thứ hai là kế hoạch bản thân nên cần được xem xét lại sau 1 thời gian (3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 3 năm, v.v.. ) để có những điều chỉnh phù hợp. Thường những dự định của mình đặt ra sẽ bị ảnh hưởng những yếu tố bên ngoài dẫn tới đi lệch so với hướng đi dự định . Vì vậy kiểm tra định kỳ sẽ giúp bạn có những điều chỉnh phù hợp, và như vậy sẽ tránh được bị nản sau khi hướng tới mục tiêu hoài mà cuối cùng nó thành 1 cái không giống như minh mơ tưởng ban đầu. Hon nữa, những yếu tố bên ngoài cũng là những phản hồi từ cuộc sống cho kế hoạch của bạn. Ví dụ bạn muốn mình chơi thể thao cực giỏi, nhưng dù luyện tập này kia, khi thi đâu với không đạt được giải. Nếu không xem xét lại để có những thay đổi phù hợp, như là không chỉ tập thể lực, mà còn phải nghiên cứu thêm chiến thuật thi đấu, luyện tinh thần này kia, thì cho dù cố gắng hoài nhiều khi vẫn không đạt được mục đích. Vì thế, cần phải lắng nghe phản hồi (từ bạn bè, từ người thân, từ cuộc sống và từ chính bản thân mình) để làm cho kế hoạch của mình lúc nào cũng updated, cũng đi kịp thời đại Hi vọng sắp tới bạn có thể lên được kế hoạch cho bản thân để thực hiện những mơ ước của mình Mỗi một phút lập kế hoạch sẽ tiết kiếm được mười phút thực hiện. Mục đích của việc hoạch định chiến lược trong một công ty là nhằm tái tổ chức và tái cơ cấu các hoạt động cũng như nguồn lực của công ty để tăng “doanh thu trên vốn đầu tư”, tức doanh số thu về trên số tiền đã đầu tư vào hoạt động của công ty. Còn mục đích của việc “lập kế hoạch cá nhân” là giúp bạn tăng “kết quả thu về trên sức lực” của bản thân, tức là kết quả thu được từ vốn tinh thần, thể chất, cảm xúc và trí tuệ mà bạn đã đầu tư cho cuộc đời và sự nghiệp của mình. Mỗi một phút bạn dành ra để lập kế hoạch trước cho các mục tiêu, hoạt đông của mình sẽ tiết kiệm cho bạn mười phút làm việc khi bạn tiến hành những kế hoạch đó. Vì thế, việc lập kế hoạch trước cẩn thận sẽ đem lại cho bạn mức hiệu quả cao gấp mười lần từ sự đầu tư cảm xúc, thể chất và tinh thần.     Bạn chỉ mất khoảng 10 đến 12 phút để lập kế hoạch cho một ngày làm việc. Khoảng thời gian này sẽ tiết kiệm cho bạn 100 đến 120 phút thực hiện, tương đương hai giờ đồng hồ, hoặc 25% năng suất làm việc trong một ngày.     Điều quan trọng với việc tăng năng suất cá nhân là bạn phải sử dụng một công cụ hỗ trợ việc hoạch định thời gian hiệu quả. Hầu như bất kỳ phương tiện hoạch định nào cũng có tác dụng nếu bạn đặt ra kỷ luật cho bản thân mình là luôn xem đó như cốt lõi của hệ thống quản lý thời gian. Ngày nay, các thiết bị Palm Pilot (một dạng thiết bị cầm tay) và PDA (thiết bị hỗ trợ cá nhân kỹ thuật số), kết hớp với máy tính cá nhân, có thể giúp bạn lập kế hoạch thời gian của mình hiệu quả hơn.     Bắt đầu bằng một danh sách chính làm nền tảng cho hệ thống hoạch định thời gian. Hãy viết ra mọi thứ bạn cho là mình cần phải làm trong tương lai không xác định. Khi các ý tưởng, mục tiêu, nhiệm vụ và trách nhiệm phát sinh, hãy bổ sung ngay vào danh sách chính. Đừng chủ quan tin vào trí nhớ.     Lập kế hoạch trước cho mỗi tháng bằng cách chuyển các hạng mục phù hợp từ danh sách chính của bạn vào danh sách tháng. Tốt nhất là nên làm việc này vào tuần cuối cùng của mỗi tháng.     Lập kế hoạch trước cho mỗi tuần bằng cách chuyển các hạng mục từ danh sách tháng vào danh sách tuần. Thời điểm tốt nhất là cuối tuần trước đó.     Lập kế hoạch trước cho mỗi ngày bằng cách chuyển các hạng mục từ danh sách tuần vào danh sách ngày và sau đó thêm bất kỳ việc gì khác cần phải làm cho ngày hôm đó. Nên thực hiện việc này vào đêm hôm trước.     Lập kế hoạch cho mọi dự án, cuộc họp và mục tiêu một cách chi tiết trước khi bạn bắt đầu. Chính hành động lập kế hoạch sẽ giúp bạn suy nghĩ tốt hơn và chính xác hơn về mọi việc cần làm. Bạn càng có thói quen suy nghĩ và lập kế hoạch trên giấy, bạn càng thực hiện việc đó nhanh chóng và có hiệu quả hơn khi bắt đầu.      Brain Tracy Lập kế hoạch cho cuộc đời “Kế hoạch cuộc đời”. Nói nghe thật to lớn nhưng thật ra ai cũng có ước mơ cho tương lai hay một mục đích để vươn tới. Kế hoạch chính là công cụ để đạt tới ước mơ đó. Thường người ta bắt đầu ước mơ từ lúc nào? Ngay từ nhỏ ta ước mơ theo đuổi một công việc nào đó như muốn trở thành bác sĩ, kỹ sư, và ngày nay ta còn muốn trở thành nhà khoa học hay nhà phi hành vũ trụ… Có người muốn trở thành một chính trị gia, một nhà hoạt động xã hội phục vụ người nghèo… Người ta nghĩ đến những nghề nghiệp cụ thể hay có những ước mơ bay bổng. Dù còn “mơ mơ màng màng”, ước mơ là sức hút làm cho cá nhân vươn tới, là lực đẩy để ta tiến xa. Không ít bạn trẻ có những ước mơ cao đẹp như cải tạo xã hội, phục vụ nhân loại, sống lý tưởng… Ước mơ hay lý tưởng ấy nếu được gia đình và xã hội góp phần hun đúc sẽ như chiếc la bàn để định hướng cá nhân trong cơn sóng gió của cuộc đời. Chiếc thuyền có thể trôi giạt trên sóng biển nhưng chiếc la bàn sẽ luôn giúp ta hướng về lý tưởng ban đầu. Để hướng tới ước mơ, cá nhân phải định cho mình một mục đích cụ thể. Ví dụ: muốn giúp người, ta phải trở thành một bác sĩ, một nhà tham vấn tâm lý, một chính trị gia… Nhưng mục đích này phải được chia ra thành những mục tiêu nhỏ hơn nữa và được thực hiện theo từng giai đoạn trong thời gian. Kế hoạch chính là tấm bản đồ vẽ ra những đoạn đường đi cụ thể để đạt tới đích. Có người đi tới đích bằng xa lộ thẳng tắp. Ví dụ như được cha mẹ có đủ điều kiện cho ta ăn học đến nơi đến chốn. Nhưng đa số chúng ta phải chọn những con đường ngoằn ngoèo, ví dụ như phải vừa học vừa làm, phải nghỉ vài năm giữa hai thời kỳ học để tích lũy tiền đóng học phí. Những đoạn đường nhỏ này cũng phải được vẽ trên bản đồ để ta có thể dự trù, tính toán hầu không bị động trong kế hoạch. Và các nhà khoa học nói có kế hoạch là đã đi được 2/3 đoạn đường. Nếu không có sẵn bản đồ ta sẽ mất nhiều công sức và thời gian để mò mẫm. Nhưng không có cuộc đời nào mà không gặp những khúc quanh bất ngờ. Có bạn trong cuộc họp hỏi có chăng một số phận cho mỗi người và khó mà làm theo kế hoạch đề ra. Sau nhiều tranh cãi, các bạn cho rằng gì thì gì chính yếu tố chủ quan là quyết định. Những con người gặp trên đường đời, những biến cố bất ngờ xảy ra là những cơ hội dù xấu hay tốt. Chính ta biến đổi nó thành một cơ hội, một vận may mới. Trên đường đi tới, ta có thể gặp cơ hội tốt như xin được một học bổng du học, gặp những người thầy giỏi giúp chúng ta tiến bộ. Nhưng ta cũng không tránh được các biến cố rủi ro. Như anh Trần Bá Thiện trở nên mù lòa do một tai nạn đã trở thành “hiệp sĩ tin học” vì đã khắc phục trở ngại tưởng như không thắng nổi để học vi tính rồi tìm cách làm các phần mềm đặc biệt cho người mù. Các biến cố trong cuộc đời có thể làm cho ta đi theo một khúc quanh, thay đổi đoạn đường, nhưng nếu xuất phát từ ước mơ, ta sẽ về tới đích. Làm kế hoạch cụ thể như thế nào? Trước tiên là chia con đường tới đích thành những giai đoạn ngắn khả thi. Ví dụ tôi muốn trở thành một nhà ngoại giao để giúp bạn bè năm châu hiểu về đất nước và con người VN. Ít lắm tôi phải có thạc sĩ trong một ngành bang giao quốc tế, biết tối thiểu hai ngoại ngữ, có kiến thức về các nước trên thế giới và giỏi giao tiếp. Nhưng tôi mới học lớp 11. Giai đoạn ngắn trước mắt là tôi phải tốt nghiệp lớp 12. Giai đoạn kế tiếp là đậu vào đại học và bốn năm học cử nhân. Rồi hai năm thạc sĩ. Và chưa chắc gì mọi sự sẽ diễn ra suôn sẻ. Gia đình tôi chỉ trung bình về kinh tế, tôi sẽ đi làm việc vào các kỳ hè để lo một phần chi phí. Tôi sẽ cố gắng tìm những công việc tạo cho tôi điều kiện thực hành tiếng Anh, giao tiếp với người nước ngoài… Tôi phải dự trù hai khả năng, một là đậu vào một ngành bang giao quốc tế, hai là rớt. Nếu rớt tôi sẽ đi làm và tập trung học ngoại ngữ hay học một ngành khác, và tại sao? Ở từng giai đoạn tôi sẽ phải điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế. Kế hoạch của tôi phải khả thi. Tôi sẽ không với quá cao để rồi nếu không đạt được sẽ thất vọng và chán nản bỏ cuộc. Tôi phải tự biết mình, năng khiếu và mặt mạnh mặt yếu của mình. Tôi nên bàn bạc với cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Như trong các lĩnh vực hoạt động khác tôi phải trả lời cho mình các câu hỏi (4 W và l H) sau đây: WHAT: Cái gì? Tôi định làm gì, trở thành ai, theo đuổi mục đích nào? WHY: Vì sao? Vì sao tôi theo đuổi ngành này? Vì cha mẹ thúc ép, vì bạn bè rủ rê? Vì nó đang là thời thượng? Hay vì tôi yêu thích, vì nó thật sự có ý nghĩa cho cuộc đời tôi? WHO: Ai? Ai có liên quan? Trước tiên là tôi? Liệu tôi có đủ năng lực và kiên nhẫn để đeo đuổi mục đích cho đến cùng? Tôi có dễ chán nản và hay bỏ cuộc không? Sức khỏe của tôi có tốt đủ để theo đuổi ngành học không?… Những người có liên quan nghĩ sao? Ai là người hỗ trợ đắc lực trong những người thân (cha mẹ, thầy cô, bạn bè…)? Đâu là trở lực? Nếu bố không đồng ý, làm sao thuyết phục? Nhờ mẹ hay anh chị lớn, hoặc cô chú nói giúp? WHEN: Lúc nào? Vào thời điểm nào tôi sẽ khởi đầu và kết thúc giai đoạn nào của kế hoạch? HOW: Bằng cách nào? Tôi sẽ cố gắng tích lũy học phí như thế nào? Tìm học bổng ra sao? Chọn trường nào để học ngoại ngữ tốt nhất? Trình bày ước muốn của mình với cha mẹ ra sao để thành công? Tôi không chỉ làm một kế hoạch lớn, tổng quát mà chia nó ra thành nhiều kế hoạch nhỏ theo từng năm, từng sáu tháng, từng tháng và thậm chí từng tuần với công việc và giờ giấc cụ thể. Muốn thực hiện tốt kế hoạch lớn phải hoàn thành kế hoạch nhỏ. Muốn làm chủ cuộc đời mình (như các bạn nói) phải làm chủ bản thân trong việc nhỏ. Sống kỷ luật, làm ra làm, chơi ra chơi, giải phóng chúng ta. Chúng ta không bị stress, bị lương tâm cắn rứt vì đã phí phạm thời gian… Người viết rất biết ơn giai đoạn học và thực tập ở nước ngoài vì đã học được những thói quen tốt và khám phá rằng người ta dạy trẻ xác lập mục đích cuộc đời, tập làm chủ bản thân từ lúc còn nhỏ, không chờ tới tuổi sinh viên. Thiết nghĩ trẻ em VN cũng cần học điều này trong phần giáo dục về kỹ năng sống mới theo kịp giới trẻ ở các nước khác. Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh Kế hoạch cho cuộc đời Bạn cần phải lên kế hoạch cho bản thân. Kế hoạch cũng như là tập bản đồ, lời chỉ dẫn, mục tiêu, đường đi, biển chỉ đường, phương hướng, lộ trình hay một chiến lược. Nó nói lên rằng lúc này bạn đang đi đến đâu, đang làm cái gì và ở đâu. Nó tạo nên cấu trúc và hình dạng cuộc sống của bạn, sự cuốn hút và quyền lực. Nếu bạn chấp nhận để cho cuộc sống chỉ mang lại cho bạn những thứ không có gì là mới mẻ thì bạn sẽ chỉ cứ thế băng băng dạt theo dòng chảy của cuộc sống. Vâng, đúng là không phải tất cả các kế hoạch đều thành công. Không phải tất cả các tập bản đồ đều dẫn đến kho báu. Nhưng ít nhất bạn sẽ chộp được cơ hội tốt hơn nếu bạn có bản đồ kho báu và một chiếc xẻng thay cho việc bạn bạn chỉ đào bới một cách hú họa hoặc như hầu hết những người khác, bạn chẳng hề chạm vào chiếc xẻng. Một kế hoạch sẽ chứng tỏ rằng bạn đã để tâm một chút đến việc suy nghĩ về cuộc sống của bạn chứ không phải chỉ ngồi chờ chuyện gì đó sẽ đến. Hoặc lại như hầu hết mọi người, thậm chí không hề suy nghĩ về nó một chút nào, cứ thế mà tiếp tục cuộc sống của mình và luôn bị bất ngờ với những gì xảy ra. Hãy xác định những gì bạn muốn làm, lên kế hoạch cho nó và đưa ra những bước đi để bạn có thể đạt được mục tiêu của mình và tiến lên cùng với nó. Nếu bạn không lên kế hoạch cho dự định của mình thì dự định đó sẽ vẫn chỉ là một giấc mơ. Nếu bạn không lên kế hoạch cho dự định của mình thì dự định đó sẽ vẫn chỉ là môt giấc mơ Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không có kế hoạch? Vâng, bản thân bạn sẽ thấy ngày càng nhiều cái cảm giác "ngoài tầm kiểm soát". Nhưng nếu bạn có kế hoạch cho mọi việc thì chúng sẽ nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Một khi đã có kế hoạch, bạn hoàn toàn có thể có được hay tiếp cận được những bước đi hợp lý để hoàn thành kế hoạch đó. Một kế hoạch không phải là một giấc mơ. Nó là việc mà bạn có ý định làm chứ không phải là việc bạn muốn làm. Và lập kế hoạch có nghĩa là bạn đã suy nghĩ một cách thấu đáo để tìm ra phương pháp thực hiện điều đó. Dĩ nhiên, như thế không có nghĩa là khi bạn đã lên kế hoạch thì bạn phải tuân thủ nó một cách triệt để. Kế hoạch đặt ra vẫn có thể được xem xét lại để hoàn thiện hơn hoặc thay đổi khi cần thiết. Kế hoạch không nên cứng nhắc. Hoàn cảnh thay đổi, bản thân bạn đã thay đổi, thì kế hoạch của bạn cũng phải thay đổi. Nội dung của kế hoạch không quan trọng, bạn hãy có kế hoạch trước đã. Có kế hoạch sẽ giúp bạn có đường để thoái lui. Khi cuộc sống trở nên quá náo nhiệt chúng ta sẽ rất dễ quên đi việc chúng ta ở đây để làm gì. Có kế hoạch nghĩa là công việc đã được giải quyết ổn thỏa và bạn vẫn có thể nhớ được rằng: "Bây giờ mình đang định làm gì nhỉ? À, nhớ ra rồi, kế hoạch của mình là...". Và bạn lại tiếp tục công việc theo hướng bạn đã vạch ra. Nguồn: Tuổi Trẻ Lên kế hoạch để thành công Thành công trong việc học tập và xa hơn là trong công việc là cuộc sống là mục đích cuối cùng của mỗi chúng ta.  Nhưng chẳng có gì là tự nhiên đến , nếu chúng ta không biết nỗ lực và có chiến lược rõ ràng. Viết ước mơ ra giấy Cho dù bạn đang ấp ủ một ước mơ như thế nào đi chăng nữa thì đừng giữ nó...trong đầu mà hãy viết nó ra. Lí do à? Vì có như thế bạn mới bắt đầu vạch kết hoạch rõ ràng chi tiết cho công cuộc hiện thực hóa ước mơ. Còn nếu cứ mãi giữ nó là một ý nghĩ thì tin chắc rằng nó cũng sẽ nằm mãi trong đầu mà thôi, không bước ra cuộc sống được. Đừng ngại người khác đọc được ước mơ của bạn cho dù to lớn như giám đốc, tỉ phú hay…thủ tướng vì mỗi ước mơ đều có giá trị riêng của nó và ai dám cam đoan nó sẽ chỉ là viễn vông. Hoa (17t, quận 1) đã tíu tít khoe: Tớ muốn sau này sẽ làm một nhà tư vấn tâm lý. Và tớ đã có một bản kế hoạch để chinh phục ước mơ hẳn hoi đó nha. Tớ viết bản kế hoạch dưới dạng một sơ đồ, nên mỗi bước thực hiện đều rất chi tiết cụ thể. Việc quan trọng trước mắt cần phải làm là tớ phải học thật tốt các môn xã hội. Kì thi đại học tới tớ sẽ thi vào khoa xã hội học của trường ĐH KHXN-NV. Thiếu chỗ nào đắp chỗ ấy Lấy thêm một mảnh giấy nữa và viết ra tất tần tật những điều bạn còn thiếu và cần phải làm gì để bổ sung. Phải biết rõ điểm yếu của mình để có kế hoạch khắc phục thì bạn mới mong đánh bại được nó. Đừng bao giờ nghĩ mình còn thiếu sót nhiều điều mà e ngại thử thách bản thân, điều này sẽ làm cho bạn thất bại thật sự mà thôi. Thảo Nguyên (sinh viên năm 2 trường Văn Hóa) chia sẻ: “Điều mà teen nhà mình thiếu nhất đó là kỹ năng mềm. Cách tư duy tích cực, cách thiết lập các mối quan hệ….nhiều teen vẫn còn chưa biết cách thực hiện. Các câu lạc bộ, trung tâm luyện kỹ năng mềm không thiếu nhưng teen không chỉ đến đó ngồi nghe mà còn phải tập cách vận dụng vào thực tế nữa. Bây giờ, cứ đến thứ 7, chủ nhật là mình lại dành thời gian đi nghe các buổi hội thảo và sinh hoạt ở câu lạc bộ kỹ năng mềm. Cần phải biết khác phục điểm yếu của mình rồi mới có những hướng đi đúng đắn hơn. Bạn đang cần hai chữ “quyết tâm” Một công việc được thực hiện bởi một người hay bị nản chí tất nhiên sẽ không thể hiệu quả bằng một người có quyết tâm cao độ. Teen thì lại hay bỏ ngang công việc khi vì nó...khó quá, hay nó chẳng mang lại lợi ích trước mắt nào cả. Hương (19 tuổi, quận 3) ngán ngẩm nói: “Tuần nào mình cũng đặt ra hàng đống kế hoạch, thậm chí là viết ra rồi dán lên tường. Nhưng với một danh sách dài các công việc thì tớ chưa bao giờ hoàn thành quá một nữa, có lúc viết ra đấy rồi chẳng làm được cái nào. Tớ cứ hay bị mất tập trung vào những thứ xung quanh như: tivi, máy tính…Chậc (Hương nhún vai), cần phải thêm chút gia vị mang tên quyết tâm mới được. Nếu không tớ sẽ chẳng làm gì ra hồn. Tự tin vào chính mình “Ôi việc đó khó quá, mình không làm được đâu” hay “Mình không đủ năng lực để làm việc A, B,C nó chỉ dành cho những người giỏi thôi”…Đây là những câu nói quá quen thuộc với nhiều teen, đơn giản vì họ không tin tưởng vào khả năng của bản thân mình. Mặc dù thậm chí còn chưa bắt tay vào làm, nhưng vừa nghe qua bản chất công việc mà nhiều teen đã lắc đầu le lưỡi. Mỗi chúng ta đều có năng lực riêng, nếu bạn tự tin hơn để khai thác bản thân mình thì không sớm thì muộn bạn sẽ chạm được vào thành công. Cứ tin như thế nhé! Và bắt tay thực hiện nào! Bạn đã biết ước mơ của mình là gì, đã lập kế hoạch chi tiết và thêm chút gia vị của lòng quyết tâm và sự tự tin. Bây giờ còn chờ gì nữa mà chưa thực hiện nó. Lý thuyết cần có thực hành thì mới đem lại kết quả. Đừng bỏ công ra lên kế hoạch rồi lại để nó bám bụi nha teen. Bạn đã được đưa đến trước cửa hàng bán dụng cụ đi câu đấy. Bây giờ là phần của bạn, trang bị cho mình những thứ cần thiết và thực hiện chuyến đi câu. Con cá lớn đang chờ bạn đó. 10 bước để lập kế hoạch cho nghề ngiệp tương lai của bạn 1. Chuẩn bị một cuốn sổ và một cây bút để ghi lại những khám phá của bạn về bản thân và nghề nghiệp. 2. Điều đầu tiên đáng quan tâm là sở thích của bạn. Trong cuộc sống hàng ngày, những công việc thế nào khiến bạn vui vẻ? Trên lớp bạn thích học những môn học nào? Nếu bây giờ cho bạn làm một việc tuỳ thích, cái đầu tiên bạn nghĩ đến là gì? Vì sao nó thu hút bạn? Liệt kê ra những hoạt động khiến bạn thích thú trong hai năm vừa rồi. Bạn sẽ tự khám phá được những điều thú vị về bản thân mình. 3. Sở trường của bạn là gì? Gìơ đây bạn đã biết bạn thích làm gì và nó liên quan thế nào đến những nhóm ngành nghề khác nhau. Bạn cần phải làm rõ khả năng của mình. Hãy lập một danh sách những ưu thế nổi trội của bạn. Bạn học khá những môn học nào? Để rõ hơn về năng lực của mình, bạn có thể tham khao thêm địa chỉ: http:// www.d.umn.edu/student/loon/car/self/career_transfer_survey.htm 4. Quan niệm, nguyên tắc về cuộc sống của bạn là gì? Quan niệm và nguyên tắc sống có ảnh hưởng sâu sắc tới sự thoả mãn của bạn với nghề nghiệp đã chọn. Bạn có quan trọng việc phải sống ở một nơi cố định? Bạn có luôn hướng tới sự mạo hiểm? Bạn có thường quan tâm tới những người xung quanh không?... Hãy lập ra một bảng kê cho chính mình nhé! 5. Nghiên cứu kỹ lưỡng về các nghề nghiệp. Tìm hiểu những yếu tố mà từng nghề nghiệp hấp dẫn bạn, như trình độ học vấn cần thiết, mức lương bổng, điều kiện làm việc, triển vọng và nhiều thứ khác nữa... Ghi ra những nghề nghiệp bạn thấy thích thú và phù hợp. 6. So sánh khả năng và sở thích của bạn với những nghề nghiệp bạn vừa lựa chọn. Nghề nào thích hợp nhất với khả năng, sở thích, cá tính của bạn? Có thể đó chính là nghề nghiệp dành cho ban. Bạn cũng có thể thử làm một bài trắc nghiệm trên Internet tại một số địa chỉ sau: http:// www.choicedegree.com http:// www.schoolfinder.com/careers/3step1.asp http:// www.jobfutures.ca/ 7. Xác định mục tiêu nghề nghiệp. Bạn đã lựa chọn nghề nghiệp nào phù hợp nhất với bạn. Gìơ có thể xác định mục tiêu lớn bạn muốn đạt tới trong nghề nghiệp đó và bắt đầu một kế hoạch để thực hiện. Ví du trong mười năm nữa bạn muốn trở thành một lập trình viên hàng đầu tại Việt Nam. 8. Chọn trường, nghành học phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và học lực. 9. Tham khảo ý kiến của gia đình bạn bè, nhờ họ đánh giá tính thực tế trong kế hoạch của bạn. 10. Khi không còn điểm gì vướng mắc bạn nữa , dán kế hoạch của bạn lên tường và bắt đầu nỗ lực thực hiện nó từ ngày hôm nay. Kinh nghiệm: Hãy nhớ rằng, quyết định những mục tiêu cho sự nghiệp của bạn không phải là một công việc nhanh chóng chỉ cần mất một vài giờ. Đó là một quá trình lâu dài. Bạn có thể quyết định lĩnh vực mà mình muốn theo đuổi và sau đó, trong một vài tháng tới, có những quyết định cụ thể hơn. Lên kế hoạch để thành đạt Lê Bá An Bình thường lên kế hoạch bằng sơ đồ 4 ô phần tư: Gấp - Không gấp/Quan trọng - Không quan trọng Lê Bá An Bình (ảnh) - chàng trai xứ Huế đang phụ trách marketing của công ty Dutch Lady hồi xưa từng bị phê trong tổng kết cuối năm là "làm việc tốt nhưng... thiếu kế hoạch". Chính vì thế, anh chàng 25 tuổi này là đối tượng có nhiều "kinh nghiệm đau thương" nhất để trao đổi câu chuyện trước thềm năm mới: Làm sao để sống có kế hoạch cho một năm mới thành đạt hơn. * "Cuối cùng thì trong năm qua, mình đã đi được bao nhiêu bước trong hành trình vươn tới khát vọng của bản thân?" - Một câu hỏi mà cứ vào dịp cuối năm, bản thân của mỗi người dù ít dù nhiều cũng mang máng hiện ra trong đầu. Nhưng làm sao để "kết sổ" một cách hợp lý nhất nhằm tìm ra một kế hoạch tốt hơn cho năm mới thì cần phải có "nghề". Anh có "nghề" này không? - Mỗi người có một cách cân đo đong đếm những gì mình đã làm được và những gì chưa hoàn thành. Tôi thì có một danh sách đầy gạch xóa, sửa chữa cho những bước đi trong năm qua của mình. À không, hai danh sách. Một cho những kế hoạch công việc và một cho những kế hoạch bản thân. "Viết xong bản nháp kế hoạch kinh doanh trong 3 tháng 10-11-12" là một ví dụ cho kế hoạch công việc. "Mỗi tuần gặp gỡ một người thú vị" là một kế hoạch cá nhân. Những kế hoạch nào đã hoàn thành hoặc không còn hợp lý thì gạch đi, những kế hoạch nào... phá sản thì cũng được... gạch đi, kèm theo những lý do lý trấu giải thích cho sự phá sản để dành cho năm sau. Những kế hoạch dài hơi hoặc lặp đi lặp lại mới được sống sót và bưng nguyên xi vào kế hoạch năm sau kèm theo những cập nhật về tiến độ. * Anh nghĩ rằng sự tổng kết này có ảnh hưởng gì đến kế hoạch năm sau của mình - Tôi rất thích câu nói của một người quản lý cấp trên: "Never stop evaluating your position, where are you standing now and where do you want to be, or you are going nowhere". Tôi thích câu nói này vì bài học được chuyển tải trong đó: Bạn phải biết mình đang ở đâu và bạn phải biết điểm đến mình mong muốn, thì bạn mới có thể biết mình phải làm gì tiếp theo. Or you"re going no where! (Nếu không thì bạn sẽ chẳng đi đến đâu cả!) - Câu nói này được nhắc đi nhắc lại hoài trong công việc để lưu ý mọi người trong việc săn sóc và định hướng phát triển cho những đứa con - nhãn hiệu (brand) mình phụ trách và trong những lúc "trà dư tửu hậu" khi anh khuyên bảo về việc làm người. Tổng kết những gì đã qua, đối với tôi, là đã hoàn thành một phần trong việc xác định: Mình đang ở đâu? Bạn định hỏi việc đó có quan trọng hay không à? Tôi sẽ hỏi ngược lại: "Going nowhere" có đáng sợ không? Tôi thì sợ! * Việc xây dựng kế hoạch cá nhân cho một năm của anh chiếm nhiều thời gian không nhỉ? Anh bắt đầu từ đâu và kết thúc thế nào? - Tôi thường dùng sơ đồ 4 ô phần tư: Gấp - Không gấp/ Quan trọng - không quan trọng cho việc hoạch định những kế hoạch của tôi. Tôi thường phân bổ những dự định của mình vào các ô phần tư bắt đầu bằng những dự định dài hơi, tiếp tục phân nhỏ vào các ô các nhiệm vụ nhỏ hơn cần đạt được để hoàn thành dự định và cứ thế cho đến khi thành các đơn vị có thể làm được riêng lẻ (do-able). Những kế hoạch nằm trong ô phần tư này trong thời điểm này, dĩ nhiên, sẽ chuyển sang ô phần tư khác theo sự thay đổi của thời gian và được xóa đi mỗi khi hoàn thành. Nhưng điều quan trọng tôi luôn ghi nhớ là mọi thứ luôn thay đổi: có những dự định mới cần thêm vào mỗi ngày và những dự định cũ đã không còn hợp lý/quan trọng như trước nữa. Và như thế, bạn cũng có thể đoán là tôi dùng khá nhiều thời gian trong ngày để lập kế hoạch và nhiều như thế nào ư? Cái đó còn phụ thuộc vào bao nhiêu sự kiện ảnh hưởng đến kế hoạch của tôi diễn ra. * Anh tính toán rằng vào thời điểm này năm sau, anh sẽ đạt bao nhiêu phần trăm của cái kế hoạch này? Liệu rằng An Bình có xài "kế hoạch B" không nhỉ? - Nếu đã tính toán rồi, thì dĩ nhiên tôi "tính toán" là ngày này năm sau sẽ đạt được 100% kế hoạch. Còn thực tế ra sao, khó nói lắm. Tôi chẳng có kế hoạch B nào cả, khi có chuyện gì không như dự định xảy ra, kế hoạch lại được điều chỉnh và chỉ có một bản kế hoạch tại một thời điểm thôi. Không có kế hoạch B. Trần Bung Sáng ngày 14/9/2008, tại 35 – 37 Hồ Hảo Hớn – Q1 đã diễn ra buổi sinh hoạt chuyên đề của phụ nữ khuyết tật Tp.HCM với chủ đề “Lập kế hoạch” và sinh hoạt nhân dịp Tết Trung Thu. Với sự có mặt của khoảng 25 chị em phụ nữ khuyết tật. Buổi sinh hoạt nằm trong dự án “Nâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ khuyết tật” của Chương Trình Khuyết Tật Và Phát Triển. Khởi động buổi sinh hoạt là trò chơi về cách quản lý thời gian. Trong trò chơi này, các anh chị sẽ được đặt vào trong một tình huống: Một trong số các anh chị sẽ may mắn được nhận một khoảng tiền thừa kế là 1.440USD từ một người bà con với các điều kiện sau: Không được cho bất kỳ ai cũng không được gửi ngân hàng và phải tiêu dùng hết trong vòng 24giờ. Thật là khó khăn khi đưa ra quyết định mua những gì cho phù hợp với hoàn cảnh của mình. Cả lớp đã rất náo nhiệt khi đưa ra ý kiến giúp người may mắn tiêu hết số tiền. Và người may mắn cũng khá lúng túng, không biết phải tiêu hết tiền vào những khoản nào. Từ trò chơi này cho thấy rằng: Việc quản lý thời gian của mình không dễ chút nào. Một ngày, chúng ta có 1.440 phút nhưng chúng ta đã sử dụng hết khoảng thời gian này hay chưa? Và bản thân mỗi người đã có ai tự lập cho mình một kế hoạch về việc quản lý thời gian? Đó là lý do mà chúng ta có buổi sinh hoạt ngày hôm nay. Muốn quản lý tốt và hiệu quả thời gian của mình, mỗi chúng ta cần phải có một kế hoạch cho riêng mình. Muốn có được một kế hoạch khoa học, chúng ta cần trả lời các câu hỏi sau: Mục tiêu của kế hoạch là gì? Các hoạt động nào cần phải được thực hiện để đạt mục tiêu ấy? Vẽ sơ đồ thời gian cụ thể cho từng hoạt động. Thông qua một ví dụ cụ thể là lập kế hoạch để học tốt Tiếng Anh, các anh chị nắm được khá vững phần lý thuyết. Bài tập về nhà cho các anh chị là lập một kế hoạch cá nhân và sẽ được trình bày trong chủ đề tháng tiếp theo. Cuối giờ, các anh chị được ngồi quây quần với nhau, ca hát, sinh hoạt và ăn bánh Trung Thu. Các anh chị thực sự rất vui khi có được một hoạt náo viên cực kỳ vui tính. Và chợt, buổi sinh hoạt như lắng trầm một chút khi có một thành viên mới bày tỏ tâm sự, cảm nhận của chính mình về buổi sinh hoạt. Những cảm xúc của anh được anh chia sẻ rất thật, rất cảm động khiến người nghe như có thêm sức mạnh, thêm động lực trong cuộc sống. Buổi sinh hoạt kết thúc lúc 11g00 với lời hẹn gặp lại vào 12/10/08 với chủ đề “Cách quản lý căng thẳng”. TỪ AN Nếu lập kế hoạch cá nhân ,bạn sẽ làm như thế nào và có bí kíp gì không chỉ mình với nha^^ Bạn đã nghe câu chuyện về những viên sỏi và nhưng hạt cát chưa? "Trong 1 buổi diễn thuyết, người ta làm một thí nghiệm, họ lấy những viên sỏi rất to và bỏ đầy 1 cái bình, theo bạn, cái bình đã đầy chưa?Chưa đâu. Tiếp theo người ta lấy tiếp những hạt cát đỗ vào lọ, những hạt cát bé nhỏ theo những kẽ nhỏ đi xuống và lấp đầy các khe hở, đến lúc này cái bình đã đầy rồi phải không bạn?Vẫn chưa đâu, bạn thử lấy nước đổ tiếp vào mà xem, vẫn có thể đổ vào rất nhiều nước đấy, đến lúc này cái bình mới thực sự đầy" Vậy vấn đề ở đây là gì, tại vì bạn đang hỏi lập kế hoạch cá nhân mà tôi lại nói lung tung, không đâu, chúng liên quan với nhau đấy, theo bạn nếu làm theo chu trình ngườc lại là đổ nước vào trước thì ta có thể bỏ cát hay sỏi vào lọ được không?Vì vậy bạn phải xác định được trong cuộc đời bạn những việc nào là "những hòn sỏi" việc nào là cát và việc nào là nước, bạn phải xác định được chúng và ưu tiên chó những hòn sỏi trước, bạn phải lên kế hoạch ngày, tuần, tháng, 1 năm,5 năm,... và quan trong là phảibiết sắp sếp ưu tiên cho những viên sỏi của bạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docky_nang_lap_ke_hoach_ca_nhan_614.doc
Tài liệu liên quan