Tiểu luận Lãi suất thị truờng Việt Nam từ đầu năm 2011 đến nay

Những tác động tiêu cực của lãi suất đến các DN trong năm vừa qua có thể khái quát lại như sau: - Do lãi suất cho vay tăng cao, hiệu quả SXKD của hầu hết các DN đã bị giảm sút, nhiều DN bị thua lỗ, khả năng trả nợ bị suy giảm. - Lãi suất vay cao, cùng với nguồn cung tín dụng bị hạn chế đã dẫn đến tình trạng hầu hết các DN buộc phải cơ cấu lại hoạt động SXKD, cắt giảm việc đầu tư, thu hẹp quy mô và phạm vi hoạt động. - Nhiều DN có quy mô nhỏ, vốn ít, không chịu đựng được mức lãi suất cao, không có khả năng huy động vốn để duy trì hoạt động SXKD đã phải ngừng hoạt động, giải thể và phá sản.

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2043 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Lãi suất thị truờng Việt Nam từ đầu năm 2011 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trả cho người sở hữu nó. Lãi suất phải được trả bởi lẽ đồng tiền ngày hôm nay có giá hơn đồng tiền nhận được ngày mai khi tính đến giá trị thời gian của tiền tệ. Khi người cho vay chuyển quyền sử dụng vốn cho người khác có nghĩa là anh ta hy sinh quyền sử dụng tiền tệ ngày hôm nay của mình với hy vọng có được lượng tiền tệ lớn hơn vào ngày mai. Sẽ không có sự chuyển nhượng vốn nếu không có phần lớn lên thêm đó hoặc là nó không đủ để bù đắp cho giá trị thời gian của tiền tệ. Phân loại :Căn cứ chủ thể trong quan hệ hợp đồng tín dụng Việc phân chia lãi suất tín dụng thành lãi suất tín dụng thương mại, lãi suất tín dụng ngân hàng, lãi suất tín dụng nhà nước và lãi suất tín dụng doanh nghiệp thuộc cách phân loại này. :Lãi suất tín dụng thương mại Lãi suất tín dụng thương mại được áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Tùy theo thời hạn mua bán chịu và mức độ tín nhiệm giữa các doanh nghiệp tham gia quan hệ mua bán chịu và mức độ tín nhiệm giữa các doanh nghiệp tham gia quan hệ mua bán chịu mà lãi suất tín dụng thương mại có các mức khác nhau. Song các mức lãi suất tín dụng thương mại đều có điểm chung là chúng không được ghi cụ thể bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chứng từ vay nợ (trên thương pphieeus) mà được bao hàm trong tổng giá trị hàng hóa bán chịu có nghĩa là doanh nghiệp mua chịu phải trả giá hàng hóa cao hơn giá mua trả tiền ngay. Chênh lệch giữa hai loại tổng giá cả hàng hóa này là tiền lãi mà doanh nghiệp mua chịu trả cho doanh nghiệp bán chịu. : Lãi suất tín dụng Ngân hàng Lãi suất TDNH áp dụng trong quan hệ giữa ngân hàng với công chúng và doanh nghiệp trong việc thu hút tiền gửi và cho vay, trong hoạt động tái cấp vốn của ngân hàng trung ương cho các ngân hàng, và trong quan hệ giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường liên ngân hàng. Việc phân biệt khái niệm lãi suất trong các quan hệ này là cần thiết để hiểu rõ mối quan hệ giữa chúng. Lãi suất tiền gửi: được áp dụng để tính tiền lãi phải trả cho người gửi tiền. Lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào thời hạn gửi, vào quy mô tiền gửi. Sự biến động lãi suất tiền gửi ở mức độ lớn không chỉ ảnh hưởng tới quy mô nguồn vốn của các ngân hàng mà còn ảnh hưởng mạnh tới khối tiền M1 và qua đó tới lạm phát. Chính vì vậy, việc áp dụng chính sách tăng mạnh lãi suất tiền gửi có hiệu quả cao trong kiềm chế, đẩy lùi lạm phát. Lãi suất tiền vay được áp dụng để tính lãi tiền vay mà khách hàng phải trả ngân hàng. Về mặt nguyên tắc mức lãi suất tiền vay bình quân phải cao hơn muwac lãi suất tiền gửi bình quân, và có sự phân biệt giữa các khoản vay với thời hạn khác nhau cũng như mức rủi ro khác nhau. Sự thay đổi lãi suất tiền vay có tác động tới quy mô cho vay và khả năng cung ứng tiền của hệ thống ngân hàng trung gian. Vì thế cơ chế này mà Ngân hàng trung ương có thể thực hiện mục tiêu nới lỏng hoặc thắt chặt cung ứng tiền bằng cách ảnh hưởng tới lãi suất tiền vay của các ngân hàng áp dụng đối với nền kinh tế. Lãi suất chiết khấu là một loại lãi suất cho vay áp dụng khi ngân hàng trung gian cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán và thỏa mãn các điều kiện chiết khấu theo quy định. Nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng. Lãi suất cấp vốn áp dụng khi ngân hàng Trung ương tái cấp vốn cho các ngân hàng dưới hình thức chiết khấu lại các giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng hoặc cho vay cầm cố giấy tờ có giá. Lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Trung ương ấn định căn cứ vào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kì và chiều hướng biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ. NHTWW các nước thường hình thành một cặp lãi suất tái cấp vốn tạo nên một khung lãi suất chỉ đạo nhằm kiểm soát và điều tiết sự biến động lãi suất trên thị trường, đặc biệt là các mức lãi suất ngắn hạn. Lãi suất ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng thường được ấn định hàng ngày vào mỗi buổi sáng (còn gọi là lãi suất hàng ngày). Nó được hình thành bởi quan hệ cung-cầu tiền trung ương của các tổ chức tín dụng và chịu sự chi phối bởi lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Trung ương. Mức độ chi phối này ohuj thuộc vào sự phát triển của nghiệp vụ thị trường mở và tỉ trọng sử dụng vốn vay Ngân hàng Trung ương của các tổ chức tín dụng. Giữa lãi suất chiết khấu, lãi suất liên ngân hàng và lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung gian có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Với một thị trường tài chính phát triển, sự thay đổi lãi suất tái chiết khấu sẽ tạo nên những phản ứng dây chuyền giữa các muwacs lãi suất. Kết quả cuối cùng sẽ là sự thay đổi của mặt bằng lãi suất phù hợp mục tiêu của NHTW Lãi suất cơ bản là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình. : Lãi suất tín dụng Nhà nước Lãi suất tín dụng nhà nước áp dụng khi nhà nước đi vay của các chủ thể khác nhau trong xã hội dưới hình thức phát hành tín phiếu hoặc trái phiếu. Loại lãi suất này có thể do nmhaf nước ấn định căn cứ vào lãi suất tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng, vào các yếu tố khác như: sự biến động của lạm phát, nhu cầu cấp thiết về vốn của Nhà nước…hoặc được hình thành thông qua hoạt động đấu thầu tín phiếu, trái phiếu Nhà nước. Ở Việt Nam hiện nay, NHNN được giao nhiệm vụ tổ chức đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước. : Lãi suất tín dụng doanh nghiệp Lãi suất tín dụng doanh nghiệp áp dụng khi doanh nghiệp đi vay của các chủ thể khác trong xã hội dưới hình thức phát hành trái phiếu. Lãi suất này có thể do các doanh nghiệp ấn định hoặc được hình thành thông qua hoạt động đấu thầu trái phiếu trên thị trường chứng khoán. Khi doanh nghiệp bán chịu hàng, hàng hóa tiêu dùng được bán với giá bán chịu cao hơn giá thanh toán ngay trên cơ sở lãi suất tín dụng tiêu dùng. :Căn cứ giá trị thực của lãi suất Theo giá trị thực, lãi suất được phân chia thành hai loại: lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế. Lãi suất danh nghĩa là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh nghĩa thường được thông báo chính thức trong các quan hệ tín dụng. Lãi suất thực tế là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát. Hay nói cách khác là lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát. Nếu i biểu thị lãi suất danh nghĩa, ir là lãi suất thực tế và n là tỷ lệ lạm phát, thì mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực và làm phát có thể viết như sau: ir = i – n * Hiệu ứng Fisher: Biến đổi phương trình về lãi suất thực tế, chúng ta có thể thấy rằng lãi suất danh nghĩa là tổng của lãi suất thực tế và tỷ lệ lạm phát: i = ir + ∏ Phương trình viết theo cách này gọi là phương trình Fisher, lấy tên của nhà kinh tế học nổi tiếng Irving Fisher (1867-1947) - người đã phát hiện ra mối quan hệ giữa 3 biến số trên. Theo phương trình Fisher, tỷ lệ lạm phát tăng 1% sẽ tiếp tục làm lãi suất danh nghĩa tăng 1%. Tỷ lệ một - một giữa tỷ lệ lạm phát và lãi suất danh nghĩa được gọi là hiệu ứng Fisher. Mặc dù người cho vay và người vay không thể dự đoán một cách chắc chắn lạm phát trong tương lai, nhưng họ có một kỳ vọng nào đó về tỷ lệ lạm phát. Dùng n để biểu thị tỷ lệ lạm phát được thực hiện trong tương lai và ∏e biểu thị kỳ vọng về lạm phát trong tương lai. Mức lãi suất thực dự kiến là i – ∏e, còn mức lãi suất thực được thực hiện là i – ∏. Sự phân biệt giữa lạm phát thực tế và dự kiến cho thấy lãi suất danh nghĩa không thể điều chỉnh để thích ứng với lạm phát thực tế mà chỉ có thể điều chỉnh để thích ứng với lạm phát dự kiến. Hiệu ứng Fisher vì vậy có thể được biểu diễn chính xác hơn dưới dạng: i = ir + ∏e Lãi suất thực dự kiến ir bị quy định bởi trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hoá và dịch vụ. Lãi suất danh nghĩa thay đổi theo tỷ lệ một - một với những thay đổi trong tỷ lệ lạm phát dự kiến ne. Vì được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về mức giá nên lãi suất thực phản ánh chính xác hơn thu nhập từ việc cho vay cũng như chi phí thật của việc vay tiền và do vậy sự phân biệt hai loại lãi suất này có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể tham gia trên thị trường tín dụng. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất Nhìn từ góc độ cung cầu quỹ cho vay Khi các doanh nghiệp, chính phủ phát hành chứng khoán nợ chẳng hạn phát hành trái phiếu để huy động vốn , cung trái phiếu cho thị trường và ,do đó , cầu quỹ cho vay được tạo nên.Còn khi các chủ thể có vốn tiết kiệm mua trái phiếu sẽ hình thành cầu trái phiếu va qua đó họ cung ứng vốn cho thị trường. Điểm cân bằng lãi suất thị trường thay đổi khi cung trái phiếu ( cầu quỹ cho vay ) hoặc cầu trái phiếu (cung quỹ cho vay ) thay đổi. Cung – cầu quỹ cho vay Cầu quỹ cho vay Cầu quỹ cho vay là nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế.cầu quỹ cho vay được cấu thành từ nhu cầu vay của các doanh nghiệp và hộ gia đình; nhu cầu vay vốn của khu vực chính phủ và nhu cầu vay vốn của chủ thể nước ngoài.Doanh nghiệp doanh nghiệp và hộ gia đình vay vốn nhằm mục đích đầu tư và trang trải các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu dùng.Trong điều kiện các yếu tố ngoại sinh ( lạm phát dự tính , khả năng sinh lợi dự tính của các cơ hội đầu tư ) không đổi, nhu cầu vốn doanh nghiệp và gia đình rất nhạy cảm với sự biến động của lãi suất.Chính phủ và khu vực chính phủ phát sinh nhu cầu vốn nhằm bù đắp thiếu hụt Ngân sách nhà Nước.Nhu cầu này độc lập với sự biến động của lãi suất.Các chủ thể nước ngoài bao gồm doanh nghiệp, Chính phủ nước ngoài, các tổ chức trung gian tài chính nước ngoài.Nhu cầu vốn của loại chủ thể này phản ứng với sự chênh lêch lãi suất giữa hai quốc gia và phụ thuộc rất nhiều vào mức độ mở của và khả năng di chuyển vốn giữa hai nước. Tổng hợp lại, cả ba bộ trên tạo thành cầu quỹ cho vay của xã hội, biến động ngược chiều với lãi suất .Vì lẽ đó, đường cầu biểu diễn mối quan hệ giữa lãi suất và cầu quỹ cho vay là đường dốc xuống.Độ dốc càng thoải phản ánh mức độ nhạy cảm càng cao của lượng cầu quỹ cho vay đối với mỗi phần trăm lãi suất thay đổi Cung quỹ cho vay Cung quỹ cho vay là khối lượng vốn dùng để cho vay kiếm lời của các chủ thể khác nhau trong xã hội. Nó được tạo bởi các nguyên nhân sau: - Tiền gửi tiết kiệm của các hộ gia đình. Đây là bộ phận chủ yếu nhất của quỹ cho vay.Trong điều kiện bình thường, tiền gửi tiết kiệm phụ thuộc nhiều vào lãi suất: nếu lãi suất sẽ làm tăng nhu cầu tiết kiệm và ngược lại.tuy nhiên mức độ nhạy cảm này còn phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế, thu nhập cũng như thói quen tiết kiệm của công chúng. - Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp dưới hình thức: quỹ khấu hao cơ bản, lợi nhuận chưa chia, các quỹ khác chưa sử dụng … - Các khoản thu chưa sư dụng đến của Ngân sách Nhà nước. - Nguồn vốn của các chủ thể nước ngoài có thể là Chính phủ, có thể là doanh nghiệp, có thể là cư dân nước ngoài. Như vậy, cung quỹ cho vay được tạo bởi cung quỹ cho vay dư thừa chưa sử dụng đến của các hộ gia đình, của các doah nghiệp, của Chính phủ và của nước ngoài.Mặc dù có sự biến động không phụ thuộc vào lãi suất, nhưng tổng hợp lại quỹ cho vay phản ứng đồng biến với sự biến động của lãi suất trong điều kiện các yếu tố ngoại sinh ( lạm phát dự tính, của cải,…) không thay đổi.Đường biểu diễn mối quan hệ giữa cung vốn vay và lãi suất có hướng dốc lên, hàm ý rằng lãi suất càng cao thì càng có nhiều người muốn cho vay.Điểm cân bằng lãi suất được tạo nên tại điểm phản ánh sự phù hợp giữa cung và cầu quỹ cho vay. Quỹ cho vay Lãi suất Q1 Q2 i2 i1 S D 2 D1 Hình 4.1: Cung – Cầu quỹ cho vay quyết định lãi suất thị trường : Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường cũng là những nhân tố làm dich chuyển đường cung và cầu quỹ cho vay. : Những nhân tố làm dịch chuyển đường cầu quỹ cho vay : Lợi tức dự tính của các cơ hội đầu tư Quỹ cho vay Lãi suất D’L DL Hình 4.2: Dịch chuyển đường cầu quỹ cho vay Trong giai đoạn đang tăng trưởng của nền kinh tế, có rất nhiều cơ hội đầu tư được trông đợi là sinh lợi, làm tăng nhu cầu vay vốn để thực hiện các dư án đầu tư của các doanh nghiệp.Lượng cầu quỹ cho vay tăng lên ở mọi lãi suất và đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang phải , lãi suất tăng. Ngược lại, trong giai đoạn đang suy thoái của nền kinh tế, sự giảm sút của các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lợi làm giảm lượng cầu quỹ cho vay, đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang trái, lãi suất giảm. Khi lượng cầu quỹ cho vay tăng lên ở mọi lãi suất, đường cầu quỹ cho vay dich chuyển từ DL sang DL’ : Lạm phát dự tính Sự tăng lên của lạm phát dự tính làm cho chi phí dự tính của việc vay tiền ở mọi lãi suất cho trước giảm xuống. Người vay vốn được lợi. Điều này làm tăng nhu cầu vốn của các chủ thể kinh tế, lượng cầu quỹ cho vay tăng ở mọi lãi suất và đường cầu quỹ cho vay dich chuyển sang phải. Sự giảm xuống của lạm phát dự tính có tác động ngược lại cầu quỹ cho vay ở mọi lãi suất khi nó giảm đi, đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang trái. : Tình trạng thâm hụt Ngân sách Nhà nước Khi mức bội chi Ngân sách Nhà nước tăng, nhu cầu vay vốn tài trọ Ngân sách Nhà nước tăng ở mọi lãi suất làm tăng lượng cầu quỹ cho vay, đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang phải. Ngoài ra, hành vi phát hành công cụ nợ để để huy động nhu cầu vốn tài trợ thâm hụt ngân sách địa phương của chính quyền địa phương hoặc huy động vốn của các cở quan Chính Phủ khác cũng có thể tác động đến lượng cầu quỹ cho vay theo chiều tăng lên và sự dịch chuyển sang phải của đường cầu quỹ cho vay. : Những nhân tố làm dịch chuyển đường cung quỹ cho vay : Tài sản và thu nhập Khi nền kinh tế đang tăng trưởng, thì tài sản và thu nhập của các chủ thể tăng lên làm tăng khả năng cung ứng vốn ở mọi mức lãi suất . Cũng quy cho vay, vì vậy, tăng lên và đường cung quỹ cho vay dich chuyển sang phải, lãi suất giảm. Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái kinh tể, lượng cung quỹ cho vay giảm ở mọi mức lãi suất, đường cũng quỹ cho vay dịch chuyển sang trái, lãi suất tăng. Quỹ cho vay Lãi suất S’L SL Hình 4.3:Dịch chuyển đường cung quỹ cho vay Khi lượng cung quỹ cho vay tăng lên ở mọi mức lãi suất, đường cung quỹ cho vay dịch chuyển từ SL sang SL’ : Tỷ suất lợi tức dự tính của các công cụ nợ Tỷ suất lợi tức của các công cụ nợ không chỉ phụ thuộc vào lãi suất của công cụ nợ mà còn phụ thuộc vào sự biến động giá thị trường của công đó, đặc biết đối với các công cụ nợ dài hạn.Tỷ suất lợi tức có thể khác xa so với lãi suất do có sự biến động giá thị trường của các công cụ nợ. Trong trường hợp lãi suất thị trường có xu hướng tăng lên trong tương lai, giá thị trường của công cụ nợ dài hạn sẽ bị giảm đi, tỷ suất lợi tức dự tính của nó theo đó giảm.Công cụ nợ hiện tại trở nên kém hấp dẫn, làm giảm nhu cầu mua của các chủ thể kinh tế, cung quỹ cho vay giảm và đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang trái .Trong trường hợp ngược lại, cung quỹ cho vay tăng, đường cung quỹ dịch chuyển sang phải. Sự thay đổi về lạm phát dự tính cũng sẽ làm thay đổi mối tương quan giữa tỷ suất lợi tức dự tính của tài sản thực ( nhà cửa, ô tô,…) và tỷ suất lợi tức của công cụ nợ và do vậy có ảnh hưởng đến sự dich chuyển của đường cong cung quỹ cho vay. Chẳng hạn, nếu lạm phát dự tính tăng sẽ làm tăng tỷ suất lợi tức dự tính của công cụ nợ so với tài sản thực.lượng cầu công cụ nợ giảm và làm cho đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang trái. : Rủi ro: Khi mức độ rủi ro của các công nợ tăng lên ( do giá cả các công cụ nợ bất ổn định, do rủi ro vỡ nợ,…) so với công cụ đầu tư khác sẽ làm cho nhu cầu mua công cụ nợ giảm đi, làm cung quỹ cho vay giảm đi, dường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang trái. Trường hợp ngược lại làm cho cung quỹ cho vay tăng, đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang phải. : Tính lỏng của các công cụ đầu tư. Tính “lỏng” của các công cụ nợ đầu tư là nói tới khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của công cụ đó một cách nhanh chóng và ít tốn kém. Nếu tính “lỏng” của công cụ nợ cao hơn so với tính “lỏng” của các công cụ đầu tư khác làm tăng tính hấp dẫn của công cụ nợ, làm cầu cung cụ nợ tăng lên ở mọi mức lãi suất. Lượng cung quỹ cho vay vì vậy tăng lên, đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang phải. Trường hợp ngược lại làm cung quỹ cho vay giảm, đường cung quỹ cho vay dich chuyển sang trái. Việc các nhân tố ảnh hưởng riêng biệt đến đường cung và cầu quỹ cho vay chỉ mang ý nghĩa lý thuyết nhắm nghiên cứu 1 cách đầy đủ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lãi suất. Trong thực tế, các nhân tố này có thể đồng thời tác động đến cả hai mặt cung và cầu quỹ cho vay. Tổng hợp tác động của các nhân tố quyết định đến chiều hướng biến động của lãi suất thị trường. Vì thế để dự đoán sự biến động của lãi suất cần nghiên cứu đầy đủ những tác động qua lại này. Nhìn từ góc độ cung cầu tiền : Các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu tiền Thu nhập thực tế Nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập thực tế tăng lên, các chủ thể kinh tế muốn chi tiền cho tiêu dung nhiều hơn làm cho cầu tiền tăng. Ngược lại, suy thoái kinh tế khiến thu nhập, tài sản của mọi chủ thể kinh tế giảm xuống, lúc này cầu tiền giảm. Mức giá cả Sức mạnh của tiền chính là khả năng mua hay trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy, khi mức giá cả tăng lên, sức mua của tiền tệ giảm xuống, người ta muốn nắm giữ lượng tiền nhiều hơn để đảm bảo cho khả năng vẫn có được lượng hàng hóa và dịch vụ như trước kia, dẫn tới cầu tiền tăng lên. Ngược lại, sự giảm xuống của mức giá cả kéo theo nhu cầu nắm giữ tiền cũng giảm, đường cầu tiền dịch chuyển sang trái. : Các nhân tố làm dịch chuyển đường cung tiền Sự thay đổi mức cung tiền chủ yếu do NHTW quyết định. Khi NHTW tăng cung ứng tiền, đường cung sẽ dịch chuyển sang phải và ngược lại. Tác động của mức cung tiền tới lãi suất là rất đáng kể. Về ngắn hạn, khi lượng cung tiền tăng lãi suất thị trường tiền tệ sẽ giảm xuống( còn gọi là “tác dụng tính lỏng”). Về dài hạn, một sự tăng lên lượng cung ứng có thể dẫn tới lãi suất thị trường tăng tùy theo tác dụng của các nhân tố thu nhập, mức giá và lạm phát dự tính tới lãi suất so với “tác dụng tính lỏng” của sự tăng tiền cung ứng tới lãi suất Tóm lại, có 3 nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất thị trường: thu nhập thực tế, mức giá cả và lượng tiền cung ứng của NHTW. Tổng hợp sự tác động của 3 nhân tố này sẽ quyết định mức lãi suất của thị trường Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế Là công cụ kích thích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiền tiết kiệm của các chủ thể kinh tế Tiết kiệm là phần thu nhập còn lại sau khi tiêu dung ở hiện tại của các chủ thể kinh tế .Với việc tạo thu nhập cho ngừơi tiết kiệm, lãi suất trở thành một nhân tố cơ bản điều tiết tiêu dùng và tiết kiệm .Lãi suất cao khiến người ta hy sinh tiêu dùng hiện tại,tiết kiệm nhiều hơn để có khoản tiêu dùng cao hơn trong tương lai ngược lại .Trong một nền kinh tế có thị trường tài chính phát triển,các khoản tiết kiệm được thu hút một cách triệt để qua các kênh tài chính trực tiếp và kênh tài chính gián tiếp để tạo nên quỹ tài chính cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô Với tư cách là cái giá phải trả cho những số tiền vay để đầu tư hay mua các sản vật tiêu dùng ,lãi suất tạo nên khoản chi phí của người đi vay .Việc so sánh giữa lãi suất phải trả với hiệu quả biên của đồng vốn là căn cứ quan trọng để người kinh doanh đưa ra quyết định về đầu tư .Một sự gia tăng trong lãi suất sẽ làm giảm khả năng có được những thu nhập khá lớn để bù đắp được số lãi phải trả và do đó số đầu tư chắc chắn phải giảm .Cũng có thể lập luận như vậy về việc đi vay để tiêu dùng . Những người tiêu dùng so sánh số lãi phải trả cho một khoản vay mượn có ý muốn có càng sớm càng hay một sản vật như một căn nhà hay một chiếc ô tô chẳng hạn.Những lãi suất cao hơn sẽ làm cho một số tiêu dùng chờ đợi chứ không mua ngay và số tiền tiêu dùng tự định giảm xuống.Tổng cầu bao gồm cả các thành phần như cầu đầu tư của doanh nghiệpvà cầu tiêu dùng của cá nhân ,của hộ gia đình sẽ thay đổi theo .Vì sự biến động lãi suất có tác động đến đầu tư .đến tiêu dùng nên nó có tác động gián tiếp đến các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô,biểu hiênj tỏng các trương hợp: + Lãi suất thấp → khuyến khích đầu tư ,khuyến khích tiêu dùng →Tăng tổng cầu→ Sản luợng tăng ,giá cả tăng,thất nghiệp giảm ,nội tệ có xu hướng giảm giá so với ngoại tệ + Lãi suất cao →Hạn chế đầu tư ,hạn chế tiêu dùng→ Giảm tổng cầu → Sản lượng giảm,giá cả giảm ,thất nghiệp tăng ,nội tệ có xu hướng tăng giá so với ngoại tệ Vì có khả năng tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô như trên nên lãi suất được chính phủ các nước sử dụng làm một công cụ có hiệu quả dể điều tiết nền kinh tế quốc gia Là công cụ phân phối vốn và kích thích sử dụng vốn có hiệu quả Lãi suất có tác dụng trong việc phân bổ vốn.Đối với những dự án có mức độ rỉu ro như nhau ,dự án nào có lãi suất cao hơn thường thu hút được vốn nhanh hơn, nhiều hơn .Còn những dự án nào chưa đựng nhiều rủi ro thì phải trả lãi suât cao mới có khả năngthu hút được vốn.Như vậy bằng cách đưa ra các mức lãi suất khác nhau có thể tạo đc sự phân bổ các nguồn vốn mong muốn. Trong quan hệ vay vốn , người đi vay không chỉ phải hoàn trả gốc khi đến hạn mà còn phải hoàn trả lãi khoản vay.Hoàn trả đầy đủ cả gốc cả lãi vừa là một đặc trưng của quan hệ tín dụng ,vừa là một nguyên tác của tín dụng .bằng việc buộc phải trả lãi đã kích thích các doanh nghiệp nói riêng,kích thchs người vay vốn nói chung phải sử dụng vốn có hiệu quả ,vốn phải có tác dụng thúc đẩy hoật động sản xuất kinh doanh,tạo thu nhập để bù dắp chi phí ,có lợi nhuận ,tạo cơ sở cho việc trả lãi vì tiền lãi thực chất là một phần lợi nhuận mà nguời đi vay phải trả cho người cho vay Là công cụ đo lường tình trạng sức khỏe của nền kinh tế Người ta thấy rằng:trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế có lãi suất thường có xu hướng tăng do cung- cấu quy cho vay đều tăng lên trong đó tốc độ tăng của cầu quỹcho vay lớn hơn tốc độ của cung quỹ cho vay .Ngược lại ,trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế ,lãi suất thường có xu hướng giảm xuống .Các xu hướng biến động cả lãi suất đc phản ánh trên đường cong của lãi suất .do vậy nhìn vào đường cong của lãi suất có thể thấy đc xu hướng biến động của lãi suất và tình trạng sức khỏe của nền kinh tế. Lãi suất là biến cố thường xuyên biến động của nền kinh tế.căn cứ vào sự biến động đó của nền lãi suất nguời ta có thể dự báo các biến cố khác của nền kinh tế như:tính sinh lời của các cơ hội đầu tư,mức lạm phát dự tính ,mức thiếu hụt ngân sách .người ta cũng có thể dựa vào lãi suất trong một thời kì dể dự báo tình hình kinh tê trong tương lai .các dự báo sẽ là cơ sở quan trọng để các chủ thể đưa ra các quýet định đầu tư ,tiêu dùng các quyết định kinh doanh phù hợp Là công cụ thực hiện chính sách tiên tệ quốc gia Khả năng điều tiết nền kinh tế vĩ mô củâ lãi suất đã làm cho nó trở thành công cụ quan trọng để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cũng như thị trường tài chính chưa phát triển,lãi suất đc sử dụng làm một công cụ trực tiếp để tác đọng tới mục tiêu trung gian và qua đó tới mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ . ngân hàng trung ương sử dụng loại công cụ này dười hình thức ấn định trực tiếp lãi suất kinh doanh cho các ngân hàng hoặc qui định khung lãi suất tiền gửi-lãi suất tiền vay của các ngân hàng theo hướngthắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ Trong điều kiện thị trường tài chính phát triển ,Ngân hàng trung ương sử dụng công cụ lãi suất gián tiếp chắng hạn như lãi suất tái chiết khấu ,lãi suất cho vay cầm cố để tác động gián tiếp tới lái suất thi trường. Lãi suất thị trường thay đổi sẽ ác động tới các biến số kinh tế vĩ mô.ngày nay theo xu hướng tự do hóa tài chính ,cơ chế điều tiết nền kinh tế bằng công cụ lãi suất ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới Phần 2: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG LÃI SUẤT VIỆT NAM TRONG NĂM 2010 2.1:Thực trạng trung 2.1.1: Lãi suất cơ bản Diễn biến lãi suất điều hành năm 2010 của NHNN Thời gian Lãi suất cơ bản (%) Lãi suất tái cấp vốn (%) Lãi suất tái chiết khấu (%) Lãi suất vay qua đêm (%) 1/1–4/11/2010 8 8 6 8 5/11 – 12/2010 9 9 7 9 NHNN đã duy trì lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam ổn định ở mức 8%  trong suốt 10 tháng đầu năm và thực hiện điều chỉnh lên mức 9% trong hai tháng cuối năm trước sức ép của lạm phát. 2.1.2: Lãi suất thị trường Nhận định chung: Lãi suất thị trường vẫn ở mức cao 2.1.2.1:Lãi suất VND. Trong năm 2010, lãi suất huy động VND về cơ bản đã tăng ở những tháng đầu năm, giảm và duy trì ổn định trong quý II, quý III và gia tăng mạnh trong hai tháng cuối năm. Tính đến cuối tháng 12/2010, lãi suất huy động tăng 1,96 – 3,39% cho các kỳ hạn so với cuối năm 2009, tăng cao đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn từ 1 đến 3 tháng Lãi suất huy động VND một số kỳ hạn tại một số thời điểm năm 2010 (đơn vị: %) Ngày 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng 36 tháng 31/12/09 10.29 10.289 10.35 10.37 10.36 10.37 10.367 10.387 10.38 26/06/10 11.19 11.28 11.38 11.468 11.47 11.51 11.29 11.32 11.32 31/12/10 13.68 13.69 13.65 13.34 13.05 13.38 12.32 12.34 12.35 Quá trình tăng lãi suất: 6 tháng đầu năm: Quý I/2010, lãi suất huy động tăng bình quân 0,03 – 0,07% cho tất cả các kỳ hạn chưa kể đến các hình thức khuyến mại Sang Quý II, để chấm dứt các chính sách tặng thưởng được xem là hình thức cạnh tranh không lành mạnh, các NHTM đã từng bước công bố tăng lãi suất vượt ngưỡng 10,5% - là tỷ lệ được duy trì từ tháng 12/2009 để hình thành nên một mặt bằng lãi suất mới biến động xoay quanh ngưỡng 12% 6 tháng cuối năm Lãi suất huy động cao đã đẩy mặt bằng lãi suất cho vay tăng cao trong điều kiện áp dụng cơ chế  lãi suất thoả thuận (NHNN cho phép TCTD được thực hiện cho vay bằng VND theo cơ chế lãi suất thoả thuận)   7/2010 để tạo sự thống nhất về mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường, NHNN và Hiệp hội ngân hàng đã yêu cầu các NHTM đồng thuận giảm lãi suất huy động vốn bằng VND ở mức 11 – 11,2% cho các kỳ hạn và duy trì khá ổn định cho đến tháng 10. Đến 15/10/2010 trước nhu cầu vốn của các DN trong bối cảnh lãi suất vay vốn ngày càng cao, dưới sự hỗ trợ của NHNN và sự đồng thuận của các ngân hàng, lãi suất huy động một lần nữa được điều chỉnh xoay quanh mức 10,8 – 11% Trước sức ép của lạm phát vào những tháng cuối năm, tỷ lệ lãi suất huy động ở lần điều chỉnh giảm thứ 2 đã ngay lập tức gia tăng sau khi NHNN điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9%. Mặt bằng lãi suất huy động mới được thiết lập ở mức 12%, và tiếp tục có xu hướng tăng mạnh, có thời điểm giao động xoay quay mức 17 – 18%. NHNN đã phải trực tiếp yêu cầu các ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất huy động, bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, sẽ không vượt quá 14%/năm. 2.1.2.2: Lãi suất USD Lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ trong năm 2010 tiếp tục tăng nhẹ qua tất cả các tháng Tính đến cuối tháng 12, lãi suất huy động USD tăng khoảng 0,82 – 1,36% cho các kỳ hạn so với đầu tháng 1/2010 Lãi suất cho vay tuy đã có sự điều chỉnh giảm ở một số lĩnh vực, ngành nghề, nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao. Lãi suất cho vay trong năm 2010 thể hiện hai điểm nóng là trong những tháng đầu năm (trước và sau khi thực hiện lãi suất thoả thuận) và hai tháng cuối năm thì lãi suất cho vay ở mức khá cao (khoảng 14,5 – 18%). Bắt đầu từ tháng 5/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết 23 chỉ đạo NHNN có biện pháp phù hợp để khẩn trương hạ lãi suất huy động xuống khoảng 10%, lãi suất cho vay khoảng 12% và điều hành tỷ giá ở mức hợp lý Tuy nhiên, trước những diễn biến không thuận lợi của kinh tế vĩ mô, mặt bằng lãi suất đã tăng cao trở lại trong hai tháng cuối năm, giao động trong khoảng 13,5 – 18,5%. Lãi suất huy động USD một số kỳ hạn tại một số thời điểm năm 2010 (đơn vị: %) Ngày 1T 2T 3T 6 T 9T 12T 18T 24T 36T 31/12/09 2.73 2.87 3.20 3.42 3.53 3.693 3.86 3.886 3.91 26/06/10 3.4 3.61 3.90 4.04 4.15 4.21 4.39 4.33 4.39 31/12/10 3.96 4.21 4.5a 4.76 4.7 4.76 4.89 4.689 4.73 2.2: Nguyên nhân Mỗi khi lãi suất tăng, có nhiều giải thích tương ứng như : Trước tình hình lạm phát cao, các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất để huy động được vốn. Việc giám sát và xử lý các vi phạm của các ngân hàng thương mại còn nhẹ tay, cho nên các ngân hàng đua nhau cạnh tranh nâng lãi suất đầu vào, và sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng. Tính tự chủ của Ngân hàng Trung ương còn ở mức thấp, hạn chế trong việc sử dụng nguồn tiền để can thiệp mạnh trên thị trường tiền tệ.... Áp lực vốn đầu tư và lãi suất trung hạn VN trong nhiều năm qua duy trì mức tăng trưởng kinh tế khá cao trong khi tiết kiệm trong nước thường thấp hơn tổng đầu tư toàn xã hội khoảng 10% GDP. Chi tiêu  và đầu tư công cũng được thúc đẩy mạnh, điều đó hiển nhiên dẫn đến tổng tiết kiệm nội địa hạn chế hoặc khó tăng... trong khi năng lực huy động (cả uy tín và các công cụ...) của khu vực ngân hàng là khá hạn chế. Nền kinh tế luôn cần nhu cầu tài trợ từ bên ngoài, diều đó cũng được phản ánh trên thị trường tài chính là nguồn cung tín dụng (credit availability) nhìn chung hạn chế hoặc có thể căng thẳng vào bất kỳ thời điểm nào. Điều đó xét về mặt trung hạn, mặt bằng lãi suất luôn ở mức cao hơn lãi suất thế giới là điều rất dễ hiểu.  Gần đây, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của VN đến 2015, Chính phủ đã chủ trương giảm quy mô đầu tư toàn xã hội xuống mức 40% GDP (trong khi năm 2008 là gần 44% GDP). Nếu quy mô này giảm, cùng với tăng tiết kiệm trong nước, áp lực lãi suất sẽ giảm và đó là cơ sở giảm lãi suất bền vững. Khi thâm hụt ngân sách cao và kéo dài kèm theo chi tiêu công mạnh mẽ, thì lãi suất trên thị trường tài chính có khuynh hướng cao. Áp lời giải thích này vào VN, thời gian qua cho thấy: chi tiêu chính phủ cũng tăng khá. Thâm hụt ngân sách tăng mạnh (năm 2009, thâm hụt NSNN thực tế 9,6% GDP); nợ công đang có chiều hướng gia tăng từ 45% GDP (năm 2008) lên gần 60% GDP (dự kiến vào năm 2011), phản ánh chính phủ tăng cường huy động từ thị trường tài chính. Thực tế, lãi suất trái phiếu chính phủ năm 2009 và 2010 cũng tăng cao đáng kể so với những năm trước (có khi lên tới 12%/năm).  Quan sát hành vi đầu tư hiện nay cho thấy, người dân VN đã khá nhạy cảm với lạm phát. Thực tế cho thấy, khi quá sợ tiền mất giá (lạm phát) thì người ta cũng đã đổ xô đi tìm vàng, thành thử giá vàng tăng cao lại phản ánh vấn đề lạm  phát, tiền mất giá trong trung hạn.. Và như thế nếu kiềm chế được lạm phát thì có thể kiềm chế được những cuộc đua lãi suất. Chấp nhận rủi ro quá mức và lãi suất cao Diễn biến thị trường thời gian qua cho thấy, có rất nhiều dấu hiệu chứng tỏ có rất nhiều khu vực của thị trường đã rơi vào tình trạng chấp nhận rủi ro quá mức (excessive risk taking). ngân hàng đã lấy vốn cực ngắn hạn để cho vay cực dài hạn. Lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất qua đêm có lúc trong thời kỳ này đã lên tới 45%/năm. Các DN và TCty cũng có các hành vi tương tự. Sự phát triển bùng nổ của TTCK với sự cung ứng “tín dụng” của các Cty chứng khoán cũng phần nào làm tăng mặt bằng lãi suất. Hiện tại, trong khi lãi suất thị trường khoảng 15% thì lãi suất cho vay theo chứng khoán khoảng 19%/năm. Điều này hiển nhiên trực tiếp trở thành lãi suất tham chiếu cho thị trường và sau đó vì nguồn vốn tín dụng cho sản xuất giảm sẽ làm tăng lãi suất trong trung hạn. Có rất nhiều nhận định rằng, bản thân các NHTM đã tự đẩy lãi suất theo cách này hay cách khác mà chủ yếu do việc quản trị vốn theo kiêu “ăn đong” do động cơ chấp nhận rủi ro quá mức, thiếu cẩn trọng  mà do không có hệ thống và cơ chế quản trị vốn phù hợp hoặc tính tuân thủ không nghiêm ngặt. Khảo sát và ước tính gần đây cho thấy, cơ cấu nguồn vốn tại các NHTM VN chủ yếu là ngắn hạn, vốn trung và dài hạn (trên 1 năm) chỉ chiếm chưa đến 20% tổng nguồn vốn. Trong khi cho vay trung và dài hạn (trên 2 năm) của hệ thống chiếm tới gần 60% cá biệt có NHTM cao hơn thế. Điều này dễ dàng nhận thấy sự mất cân đối về kỳ hạn và trong điều kiện quản trị, cân đối vốn (ALCO) không tốt thì vấn đề căng thẳng vốn thường xuyên dẫn đến đi vay với lãi suất cao bằng mọi giá sẽ là căn bệnh kinh niên của các NHTM VN. Ứng xử với giá... lãi suất   Lãi suất thương mại cho mỗi DN phải phản ánh phần nào rủi ro của từng DN. DN có mức độ rủi ro cao cần phải áp mức lãi suất cao. Quan sát cho thấy, các ngân hàng trong nước  ở VN thời gian qua có cách ứng xử với giá (price behavior) khá đặc trưng. Khi các yếu tố đầu vào tăng (như lãi suất huy động tăng, chi phí lao động tăng, chi phí thuê trụ sở, đầu tư trụ sở mới tăng...) thì các NHTM đã tìm mọi cách đẩy giá vào lãi suất cho vay mà bằng chứng là NHTM đã tìm mọi cách nâng lãi suất cho vay thực tế. Theo báo giới phản ánh năm 2010 khu vực NHTM đã có thêm mới hàng chục loại phí áp cho khách ngoài hợp đồng vay vốn như phí sàn xếp vốn, phí quản lý tài khoản, phí ATM,... Khảo sát cũng cho thấy, các ngân hàng hầu như không có khái niệm cắt giảm chi phí trong thời gian qua (như cắt giảm lương, giảm đầu tư mua sắm, xây trụ sở mới...) mà trái lại, có nhiều NHTM (nhất là ngân hàng lớn) đã chủ trương xây dựng nhiều công trình trụ sở làm việc lên tới hàng ngàn tỷ đồng mà rất ít cho vay khu vực sản xuất (DN). Một số NHTM lớn cũng đã và đang góp vốn, thành lập các Cty con  (Cty chứng khoán, Cty vàng,...). Điều đó chắc chắn làm giảm nguồn cung tín dụng trên thị trường và làm gây áp lực lãi suất lên thị trường là điều hiển nhiên. Như vậy, “ứng xử với giá” theo kiểu như trên của các ngân hàng cũng có thể nguyên nhân đẩy lãi suất lên. NHTM hoạt động cho vay trên cơ sở phân tích, đánh giá DN. Lãi suất thương mại cho mỗi DN phải phản ánh phần nào rủi ro của từng DN. DN có mức độ rủi ro cao cần phải áp mức lãi suất cao... Tình trạng DN VN làm ăn khá kém minh bạch, các báo cáo của các DN trong nước có mức độ tin cậy rất thấp. Bên cạnh đó, các báo cáo kiểm toán đã ít lại còn chậm trễ là vấn đề lớn đối với các DN trong nước. Với môi trường kinh doanh chưa được cải thiện nhiều và với tình trạng này thì việc áp mức lãi suất cao đối với khu vực sản xuất là điều dễ nhận thấy. 2.3: Nhận xét Lãi suất huy động cao khiến cho lãi suất cho vay cao. Với quy định về "trần" lãi suất cho vay và biên độ hẹp, các ngân hàng liên tục phải nghĩ ra cách này, cách khác để người vay tiền phải trả lãi suất cao hơn. Một trong các động thái đó là hàng loạt các hợp đồng tư vấn ra đời, mà thực chất chỉ là bình phong che đậy cho việc thu "vượt trần" của các ngân hàng. Như vậy, các quy định thay vì tạo một thị trường trong sạch và cạnh tranh đã bóp méo thị trường, và tất nhiên sẽ tác động mạnh tới tiêu dùng và đầu tư của nên kinh tế đặc biệt là những lĩnh vực sản xuất rất cần vốn, gây ra áp lực đối với tăng trưởng kinh tế. PHẦN 3: LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TỪ ĐẦU NĂM 2011 ĐẾN NAY 3.1: Tình hình lãi suất thị trường Việt Nam 3.1.1: Tháng 01/2011: Trong tháng 01/2011, lãi suất huy động và cho vay VND ít biến động so với cuối năm 2010: Lãi suất huy động bình quân ở mức 12,44%/năm và vẫn có sức ép tăng; lãi suất cho vay bình quân ở mức 15,74%/năm, trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 16-17%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất (kinh doanh bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng) ở mức 18-20%/năm, lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu ở mức 14-16%/năm. Lãi suất huy động USD tăng khoảng 0,5-1%/năm so với cuối tháng 12/2010, hiện lãi suất huy động bình quân ở mức 4,17%/năm, lãi suất cho vay bình quân ở mức 6,37%/năm. Lãi suất thị trường liên ngân hàng tương đối ổn định, lãi suất cho vay qua đêm ở mức 10-11%/năm, 1 tuần ở mức 12%/năm. Giữ nguyên lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn ở mức 9%/năm; lãi suất tái chiết khấu ở mức 7%/năm. 3.1.2: Tháng 02/2011: Lãi suất huy động ít biến động so với cuối tháng 1/2011, lãi suất huy động VND bình quân ở mức 13,04%/năm; Lãi suất cho vay tăng khoảng 0,5-1% so với cuối tháng 01/2011, lãi suất cho vay VND bình quân ở mức 16,23%/năm (cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu ở mức 14-16%/năm; lĩnh vực phi sản xuất là 18-20%/năm). Lãi suất huy động bằng USD tương đối ổn định so với tháng 01/2011, hiện lãi suất huy động USD bình quân là 4,2%/năm; lãi suất cho vay USD bình quân là 6,37%/năm. - Điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ từ mức 9%/năm lên mức 11%/năm; điều chỉnh tăng lãi suất kỳ hạn 7 ngày trên nghiệp vụ thị trường mở từ 9% lên 11%/năm. Đồng thời, giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 9%/năm, lãi suất tái chiết khấu ở mức 7%/năm. 3.1.3: Kết luận Qúi I/2011 - Lãi suất huy động vốn VND ít biến động so với cuối năm 2010 và phổ biến ở mức 13,5-14%/năm, lãi suất cho vay tăng khoảng 1-1,5%/năm và hiện ở mức bình quân là 16,23%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu ở mức 14-16%/năm, lĩnh vực phi sản xuất là 18-22%/năm; lãi suất huy động USD bình quân là 4,65%/năm, cho vay là 6,83%. Lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Tân Mão từ 14%-17%/năm, từ đầu tháng 2 giảm và ổn định ở mức 10,5-13%/năm. Trong những ngày cuối Quý I/2011, lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng và hiện giao dịch ở mức khoảng 16-18%/năm, chủ yếu kỳ hạn dưới 1 tháng; lãi suất 1 tuần ở mức 18-20%/năm. 3.1.4: Tháng 4/2011: Lãi suất huy động VND ít biến động so với cuối tháng 3/2011. Hiện nay, lãi suất huy động không kỳ hạn phổ biến ở mức 3-4%/năm, cá biệt có một số Ngân hàng thương mại quy mô nhỏ áp dụng mức lãi suất 6-9%/năm, nhìn chung các ngân hàng đều áp dụng mức lãi suất huy động vốn tối đa 14%/năm, lãi suất huy động bình quân 13,41%/năm. Lãi suất cho vay VND tăng khoảng 1%/năm so với cuối tháng 3/2011. Hiện nay, lãi suất cho vay VND bình quân ở mức 17%/năm, trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến 16-17,5%; lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu 14-16%/năm; lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất (kinh doanh bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng) 18-22%/năm. Lãi suất huy động USD giảm khoảng 2%/năm so với cuối tháng 3/2011. Hiện tại, lãi suất huy động USD bình quân là 2,66%/năm, lãi suất cho vay USD bình quân khoảng 6,83%/năm. 3.1.5: Tháng 5/2011: Lãi suất cho vay VND bình quân thực tế khoảng 18,3%/năm, tăng 3%/năm so với cuối năm 2010; trong đó, lãi suất cho vay của nhóm Ngân hàng thương mại nhà nước khoảng 17,3%/năm (cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 16,6%/năm, cho vay sản xuất - kinh doanh khác khoảng 18,5%/năm), nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần 19,7%/năm (cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 18,7%/năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác khoảng 19,2%/năm); chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động VND bình quân là 2,9%/năm. Mặt bằng lãi suất USD tương đối ổn định. Lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng từ giữa tháng 5 đến nay có xu hướng giảm so với cuối tháng trước, hiện nay lãi suất cho vay qua đêm ở mức 13%/năm, lãi suất cho vay 1 tuần ở mức 15%/năm, lãi suất cho vay 2 tuần - 1 tháng ở mức 18%/năm. 3.1.6: Kết luận 6 tháng đầu năm - Về lãi suất: Hiện nay, lãi suất cho vay VND bình quân thực tế khoảng 18,74%/năm, tăng 3,4%/năm so với cuối năm 2010, trong đó, lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 17-19%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất - kinh doanh khác khoảng 19,2%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất khoảng 22-25%/năm. Lãi suất USD tương đối ổn định, trong đó, lãi suất huy động USD ở mức sát trần quy định, lãi suất cho vay USD bình quân ở mức 6,4%/năm, tương đương mức lãi suất cuối năm 2010. Lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng từ giữa tháng 5 đến nay có xu hướng giảm so với thời gian trước, hiện nay lãi suất cho vay qua đêm ở mức 13%/năm, lãi suất cho vay 1 tuần ở mức 15%/năm, lãi suất cho vay 2 tuần - 1 tháng ở mức 18%/năm. - Từng bước điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành; trong đó, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm được điều chỉnh tăng dần từ mức 11%/năm lên mức 14%/năm, lãi suất tái chiết khấu tăng dần từ mức 7%/năm lên 13%/năm, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở từ mức 11%/năm lên mức 15%/năm. Điều chỉnh tăng dần tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng (tăng 2% kể từ kỳ dự trữ bắt buộc tháng 5/2011 và tăng 1% kể từ kỳ dự trữ bắt buộc tháng 6/2011). 3.1.7: Tháng 7/2011: So với cuối tháng 6/2011, lãi suất huy động VND giảm khoảng 0,5-0,8%/năm, lãi suất cho vay VND đối với lĩnh vực sản xuất - kinh doanh giảm nhẹ khoảng 0,1-0,3%/năm, lãi suất cho vay VND đối với lĩnh vực phi sản xuất tăng khoảng 0,5%/năm; Lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ tương đối ổn định. Hiện nay, lãi suất cho vay VND bình quân khoảng 18,64%/năm (lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 16-21%/năm, cho vay sản xuất – kinh doanh khác khoảng 18-22%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất khoảng 20-25%/năm); Lãi suất huy động USD bình quân khoảng 1,96%/năm, lãi suất cho vay USD bình quân khoảng 6,1%/năm. Lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng ổn định so với cuối tháng 6/2011, hiện lãi suất cho vay qua đêm ở mức 12-13%/năm, lãi suất cho vay kỳ hạn 1 tuần ở mức 14-15%/năm, lãi suất cho vay kỳ hạn từ 2 tuần trở lên ở mức 15,5-16,5%/năm. 3.1.8: Tháng 8/2011: So với cuối tháng 7/2011, lãi suất huy động và cho vay VND tương đối ổn định; Lãi suất huy động USD có dấu hiệu tăng nhẹ và lãi suất cho vay USD tương đối ổn định. Lãi suất cho vay VND bình quân khoảng 18,73%/năm (lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 16-21%/năm, cho vay sản xuất - kinh doanh khác khoảng 18-22%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất khoảng 20-25%/năm); Lãi suất cho vay USD bình quân khoảng 6,2%/năm. Lãi suất trên thị trường nội tệ liên ngân hàng ổn định và thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động VND của tổ chức tín dụng, hiện lãi suất cho vay qua đêm ở mức 10,5-11%/năm, lãi suất cho vay kỳ hạn 1 -2 tuần ở mức 11-13%/năm. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng ở mức 14%/năm, lãi suất tái chiết khấu 13%/năm. Chỉ đạo 12 ngân hàng thương mại lớn đồng thuận giảm mặt bằng lãi suất cho vay VND đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xuống mức 17-19%/năm để định hướng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý. 3.1.9: Tuần đầu tháng 9/2011 Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong tuần qua, lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng bằng VND ở các kỳ hạn 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng có xu hướng tăng so với lãi suất bình quân tuần trước. Lãi suất bình quân qua đêm tuần này giảm xuống còn 10,74%/năm, giảm 0,17 điểm % so với mức bình quân tuần trước. Lãi suất bình quân các kỳ hạn còn lại ở mức khá cao, dao động từ 12,32% đến 14,82%/năm (ngoại trừ lãi suất không kỳ hạn). Lãi suất giao dịch cao nhất ở mức 22,8%/năm; lãi suất giao dịch thấp nhất 8,45%/năm (không tính lãi suất không kỳ hạn). Lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hang qua đêm ở mức 0,66%/năm, giảm 0,22 điểm %/năm so với tuần trước; lãi suất bình quân các kỳ hạn còn lại dao động từ 1,86% đến 4%/năm. Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Lãi suất cơ bản 9 9 9 9 9 9 9 9 Lãi suất tái cấp vốn 9 11 12 13 14 14 14 14 Lãi suất tái chiết khấu 7 7 7 7 12 12 12 13 Lãi suất huy động bình quân VND 12,44 13,04 13,5-14 14 14 14 14 14 Lãi suất cho vay bình quân bằng VND 15,74 16,23 16,23 17 18,3 18,74 18,64 18,73 Lãi suất huy động vốn bình quân bằng USD 4,17 4,2 4,65 2,66 3 1,96 Lãi suất cho vay bình quân bằng USD 6,37 6,37 6,83 6,83 6,4 6,1 6,2 NHẬN XÉT: Trong 8 tháng đầu năm và tuần đầu tháng 9 2011, nhìn chung tất cả các loại lãi suất (trừ lãi suất cơ bản ) có xu hướng tăng, cụ thể: Lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh tăng mạnh từ 9%/năm lên 14%/năm tương đương 5% Lãi suất tái chiết khấu cũng được điều chỉnh tăng mạnh từ 7%/năm – 13%/năm Lãi suất bình quân liên ngân hàng liên tục biến động lên xuống nhưng cũng có xu hướng tăng khá rõ từ 10,34%/năm tháng 1 đến 13,52%/năm vào thời điểm tuần đầu tháng 9 Lãi suất huy động vốn bình quân bằng VND tăng khá từ 12,44%/năm lên ổn định ở mức 14%/năm tương đương 1,56% Lãi suất cho vay bình quân bình quân bằng đồng Việt Nam tăng mạnh từ 15,34% lên 18,34%/năm, trong đó đặc biệt là lãi suất cho vau bình quân trong lĩnh vực phi sản xuất từ 18 – 20%/năm vào tháng 1 lên đến 22- 25%/năm vào đầu tháng 9. Tuy ngày 26/08/2011, thống đốc ngân hàng Nhà nước đã chủ trì cuộc họp với đại diện 12 NHTM về việc giảm lãi suất cho vay trong lĩnh vực sản xuất xuống 17-19%, nhưng chỉ có một vài ngân hàng lớn như BIDV, ABBank, SHB… thực hiện giảm lãi suất với gói cho vay hạn chế cho các doanh nghiệp. Lãi suất huy động vốn bình quân bằng USD tăng trong 3 tháng đầu năm ( tăng khoàng 0,5%), nhưng do quy định của NHNN về trần lãi suất huy động bằng USD nên lãi suất này đã giảm đáng kể trong các tháng tiếp theo, xuống chỉ còn 1,96%/năm vào tháng 7. Lãi suất cho vay bình quân bằng USD có biến động, nhưng mức tăng giảm không đáng kể, ổn dịnh ở mức 6,1 – 6,3% 3.2: SO SÁNH LÃI SUẤT HUY ĐộNG TRUNG BÌNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 VÀ 2011 (THEO THÁNG) Lãi suất cao nhất 6 tháng đầu năm 2010 là 9.11%, trong khi đó cao nhất năm 2011 so với cùng kỳ là 13,34%. Lãi suất cao năm 2011 tập trung vào khu vực ngắn  hạn, gửi qua đêm, gửi tuần, gửi không kỳ hạn. Dưới đây là lãi suất huy động đồng nội tệ của Việt Nam và các quốc gia khác trong 6 tháng đầu năm 2011. 6 tháng cuối năm lãi suất sẽ thế nào ? Hàng loạt các chính sách sẽ tác động thế nào đến lãi suất trong giai đoạn hiện nay?  NHNN đã 4 lần nâng lãi suất tái cấp vốn từ 9 lên đến 14%/ năm, 3 lần nâng lãi suất tái chiết khấu từ 7% lên 13%/ năm trong 6 tháng đầu năm 2011, 7 lần điều chỉnh lãi suất thị trường mở OMO từ 10% hồi đầu năm lên khoảng 15% trong 5 tháng nhằm rút bớt lượng tiền trong lưu thông. Hàng loạt động thái trên và các ngân hàng cải thiện thanh khoản cùng với sự hạ nhiệt của CPI đã giúp cho lãi suất trong đầu tháng 7 giảm xuống. Tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế thì trong bối cảnh từ nay đến cuối năm lãi suất huy động khó có thể giảm sâu. 3.3 Nguyên nhân Có hai nguyên nhân cơ bản làm cho lãi suất cao thời gian qua là (1) Các ngân hàng phải đẩy lãi suất huy động lên cao do đó góp phần đẩy mặt bằng lãi suất cho vay; (2) lãi suất huy động bị đẩy lên cao là do mặt bằng lạm phát cao và kỳ vọng lạm phát tương lai vẫn còn cao, cộng với tỷ suất sinh lợi cao của những công cụ đầu tư khác như vàng, buộc người dân đòi hỏi một mức sinh lợi lớn thì mới chịu gửi tiền vào ngân hang Có những nguyên nhân khách quan, tác động bởi 2 yếu tố: lạm phát và cung cầu vốn trên thị trường. Về lạm phát, CPI tính theo năm của tháng 4/2011 đã lên tới 17,5% và lạm phát kỳ vọng thậm chí có thể còn cao hơn, nên để huy động được vốn, các NHTM phải đẩy lãi suất huy động cao hơn 17,5%/năm. Điều này cho thấy trần lãi suất 14%/năm mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định là không hợp lý. Lãi suất cao còn do cung tín dụng giảm, trong khi cầu tín dụng vẫn lớn. Cụ thể, tổng phương tiện thanh toán 4 tháng đầu năm nay chỉ tăng trên dưới 2%, tăng trưởng tín dụng cũng chỉ trên dưới 5,5% (thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái). 3.4: Tác động 3.4.1: Tác động đến thị trường chứng khoán: Biến động của lãi suất trên thị trường tiền tệ tuy có tác động gián tiếp nhưng rất nhạy cảm đến thị trường chứng khoán. Lãi suất tăng sẽ thu hút nhu cầu gửi tiền vào hệ thống ngân hàng vì mức sinh lời khi gửi tiền tăng, khiến cho dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng. Lãi suất tăng cũng khiến cho lợi suất kỳ vọng trên thị trường chứng khoán phải tăng (nhà đầu tư đòi hỏi lợi suất đầu tư chứng khoán cao hơn). Trong bối cảnh này, giá thị trường của trái phiếu sẽ bị sụt giảm. Mặt khác, lãi suất trong nước tăng cũng có tác dụng thu hút luồng ngoại tệ đổ vào, gián tiếp giúp đồng nội tệ tăng giá và do vậy tác động làm giảm tỷ giá hối đoái. Các doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh này sẽ gặp phải khó khăn do hàng hóa xuất khẩu bị đắt lên, đồng thời trước đó đã chịu thêm chi phí vốn vay do lãi suất tăng. Hệ quả là doanh thu của các doanh nghiệp này bị ảnh hưởng, dẫn đến kỳ vọng vào lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, làm giá cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường sa sút. Tuy nhiên, đối với nhóm doanh nghiệp phải nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh, thì bối cảnh trên lại là lợi thế cho họ. Tuy nhiên do ảnh hưởng của chi phí vốn vay tăng lên, phần lợi thế này có nguy cơ bị triệt tiêu. Trên cơ sở phân tích tác động của các loại lãi suất đối với nền kinh tế nói chung và với các nhóm doanh nghiệp nói riêng, nhà phân tích sẽ xác định được bối cảnh tích cực hay tiêu cực cho môi trường đầu tư cũng như khả năng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết. 3.4.2: Tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh: Những tác động tiêu cực của lãi suất đến các DN trong năm vừa qua có thể khái quát lại như sau: - Do lãi suất cho vay tăng cao, hiệu quả SXKD của hầu hết các DN đã bị giảm sút, nhiều DN bị thua lỗ, khả năng trả nợ bị suy giảm. - Lãi suất vay cao, cùng với nguồn cung tín dụng bị hạn chế đã dẫn đến tình trạng hầu hết các DN buộc phải cơ cấu lại hoạt động SXKD, cắt giảm việc đầu tư, thu hẹp quy mô và phạm vi hoạt động. - Nhiều DN có quy mô nhỏ, vốn ít, không chịu đựng được mức lãi suất cao, không có khả năng huy động vốn để duy trì hoạt động SXKD đã phải ngừng hoạt động, giải thể và phá sản.      3.5: Giải pháp 3.5.1: Từ phía chính phủ Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng Điều hành cung ứng tiền Ổn định tỉ giá giữ vững niềm tin của người dân Bình ổn thị trường vàng Tăng cường thanh tra giám sát họat động của tổ chức tín dụng Duy trì 1 cơ chế đối thoại chính sách giữa NHNN với NHTM 3.5.2: Từ phía NHTM Tự giám sát và tuân thủ các quy định về trần huy động vốn Đáng giá chính xác năng lực tài chính, cơ cấu nguồn vốn tình hình sản xuất kinh doanh của doang nghiệp là khách hàng ------------THE END-------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docli su7845t t7915 2737847u n259m 2737871n nay.doc
Tài liệu liên quan