Mở đầu
Laser là một ánh sáng đặc biệt, hiện đã và đang được nghiên cứu một
cách cụ thể. Laser là ánh sáng đặc biệt vì nó có nhiều tính chất và công dụng
hơn hẳn các ánh sáng thông thường khác.
Hiện người ta dựa váo các tính chất và công dụng của nó để ứng dụng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Vậy những tính chất và ứng dụng đó như thế nào? để làm rõ điều đó
tôi chọn đề tài nghiên cứu:“ Laser và các tính chất của laser, ứng dụng mới nhất của tia laser ”
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2396 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Laser và các tính chất của laser, ứng dụng mới nhất của tia laser, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận về vật lý Laser
Hồ Phi Cường - Lớp CH16 Quang học 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Tiểu luận chuyên ngành
VẬT LÝ LASER
Đề tài:
Laser và các tính chất của laser, ứng dụng
mới nhất của tia laser
Học viên: HỒ PHI CƯỜNG
Lớp: CH16 - Quang học
Người hướng dẫn :T.S ĐOÀN HOÀI SƠN
Vinh, tháng 2 năm 2010
Tiểu luận về vật lý Laser
Hồ Phi Cường - Lớp CH16 Quang học 2
Mở đầu
Laser là một ánh sáng đặc biệt, hiện đã và đang được nghiên cứu một
cách cụ thể. Laser là ánh sáng đặc biệt vì nó có nhiều tính chất và công dụng
hơn hẳn các ánh sáng thông thường khác.
Hiện người ta dựa váo các tính chất và công dụng của nó để ứng dụng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Vậy những tính chất và ứng dụng đó như thế nào? để làm rõ điều đó
tôi chọn đề tài nghiên cứu:“ TÝnh chÊt, øng dông vµ c¸c øng dông míi
nhÊt cña tia laser ”.
Tiểu luận về vật lý Laser
Hồ Phi Cường - Lớp CH16 Quang học 3
Chương I. CÁC TÍNH CHẤT CỦA CHÙM TIA LASER
Mặc dầu laser có bản chất là sóng điện từ nhưng do nguồn phát ra laser khác
hẳn so với các nguồn phát ánh sáng thông thường khác nên nó có những tính
chất đặc biệt khác với ánh sáng thông thường.
1.1 Cường độ tia laser lớn gấp bội lần cường độ tia sáng nhiệt
Để làm rõ điều này ta sẽ so sánh cường độ của bức xạ laser với bức xạ nhiệt.
Với laser khí He - Ne có công suất thấp cỡ 1mW ở chế độ liên tục
phát ra phôton nằm trong vùng nhìn thấy được ( 0,6328µm), với năng lượng
một phôton là hν = 10-19J thì số phôton phát ra trong 1 giây là:
161 10 h
PN (1)
Nhưng với nguồn nhiệt có T cỡ 1000K bức xạ từ diện tích ΔA = 1 cm2 và
cùng phát sóng trong vùng thấy được (6000
0
A ) thì số phôton phát ra trong
một giây là: 12/2 101
kThce
AN (2)
So sánh (1) và (2) ta thấy cường độ của laser khí thông thường đã gấp
cỡ 1 vạn lần so với ánh sáng do bức xạ nhiệt.
Với nguồn laser có công suất lớn cỡ 1GW thì nó gấp hàng tỉ lần
Chính lí do đó nên nó trở thành nguồn sáng quý giá cho nhưng ứng
dụng cụ thể.
1.2 Độ dịnh hướng của Laser cao
Nguồn sáng nhiệt bức xạ theo mọi phương trong không gian. Nhưng
do cơ cấu của buồng cộng hưởng của máy phát laser nên nó chỉ phát dao
động ngang và chúng tập trung trong một mặt phẳng phân cực. Công suất
phát được phân bố đều và phân bố đẳng pha trong khẩu độ của nguồn.
Với laser sóng phẳng bức xạ từ một buồng cộng hưởng với gương
đường kính d ( hoặc diện tích A = πd2/4), sau gương chùm laser sẽ tán xạ do
hiện tượng nhiễu xạ, dưới góc nhiễu xạ Δθ = d/λ, và chùm tia bức xạ trong
một góc khối:
ΔΩ = (Δθ)2 = d2/λ2 = A/λ2 (3)
giá trị góc khối này nhỏ so với góc khối bức xạ của một nguồn ánh sáng
nhiệt cỡ 2π
Tiểu luận về vật lý Laser
Hồ Phi Cường - Lớp CH16 Quang học 4
Độ định hướng cao cho sự tập trung năng lượng trong một góc khối
nhỏ và tạo nên cường độ lớn.
1.3 Độ đơn sắc cao
Độ đơn sắc của một chùm tia được định nghĩa là độ rộng vạch phổ
của chùm. Khi độ rộng của vạch phổ của chùm bằng không thì chùm có độ
đơn sắc cao nhất. Có nhièu nguyên nhân dẫn đến bức xạ có một độ rộng nhất
định. Trong trường hợp gần đúng với buồng ccộng hưởng quang học độ
rộng vạch được xác định bằng công thức:
2
14
2
0
P
h
c (4)
Trong đó:
ν0 : là tâm tần số phát
P - công suất phát của bức xạ
τc- thời gian sống của phôton trong buồng cộng hưởng
h - hằng số Planck
Với laser công suất phát P = 10-3 W, 1/τc ~ 1MHz, ở vùng bước sóng đó có
Δν ~ 510-3Hz. Đây là độ rộng rất bé.
Nếu sử dụng khái niệm về độ sạch phổ:
T0 = Δν/ν0
Ta có: T0 = 1715
3
10
310
510
Muốn có sự ổn định tần số trên, buồng cộng hưởng phải rất ổn định,
độ dài của nó phải thay đổi ( do nhiệt, nung …) rất ít. Ta có thể đánh giá đòi
hỏi náy theo tỉ số:
ν0 ν
Δν
Tiểu luận về vật lý Laser
Hồ Phi Cường - Lớp CH16 Quang học 5
0
d
d (6)
từ (5) và (6) ta suy ra: Δd = 10-7 0
Như vậy cho thấy với các laser, để có được sự ổn định tần số đơn sắc
cao thì buồng cộng hưởng phải được bố trí không rung động và đặt trong
những điều kiện đặc biệt ( các gương phản xạ phải được kẹp chặt nhờ các
thanh giá đỡ bằng thép invar ít chịu thay đổi về nhiệt độ vv...)
1.4 Tính chất không gian của tia laser
1.4.1 Sự ổn định của các mode ngang
Trong chế độ dừng, người ta gọi mode ngang là ổn định khi sự phân
bố không gian của biên độ trường của sóng là ổn định trong mặt phẳng trực
giao với trục của BCH. Điều này có nghĩa biên độ và pha của sóng được lặp
lại giá trị của chính mình và không biến đổi trong mặt tiết diện ngang của
BCH, sau quá trình sóng truyền đi và về giữa hai gương phản xạ.
Với các BCH có gương cầu, sóng có dạng hình Gauss do đó ở bất kì
điểm nào trong buồng, sự phân bố cường độ cũng là dạng Gauss
)(
2
0
2
2
)( zW
r
eIrI
(7)
Trong đó: I0 là cường độ trên trục của BCH
W(z) bán kính của vòng tròn ở đó cường độ giảm một thừa số
e2 s0 với I0
Khi BCH là ổn định thì tính chất không gian còn biểu hiện ở chỗ
chùm tia laser ló ra sẽ giữ nguyên tính chất phân bố Gauss khi trong BCH
chúng là chùm phân bố Gauss.
1.4.2 Tính chuẩn trực của chùm tia
Trong thực nghiệm người ta bố trí các kính và thấu kính sẽ thu được
các chùm hầu như song song.
1.4.3 Sự hội tụ của chùm tia
Với các chùm sang thông thường, ta không thể hội tụ chùm tia vào
một điểm với đường kính nhỏ tuỳ ý do gặp hiện tượng nhiễu xạ.
Với chùm tia laser nó có thể tập trung hội tụ ở một điểm có diện tích
cỡ λ2.
Tiểu luận về vật lý Laser
Hồ Phi Cường - Lớp CH16 Quang học 6
1.5. Tính chất thời gian của tia Laser
Tính chất này được thể hiện trong chế độ làm việc liên tục hay là xung
của laser.
Hầu hết các laser đều có thể phát liên tục trừ laser Ruby hay laser thuỷ
tinh iôn hiếm. Ngoài ra, các laser cũng dễ dàng làm việc ở chế độ xung nhơg
những biện pháp kỹ thuật riêng.
Trong các tính chất thời gian này cần chú ý mấy điểm sau:
+ Khi phát liên tục, theo thời gian laser có sự thăng giáng về tần số
nguyên nhân là do cơ cấu của chính laser, các tác động ngoại cảnh với BCH
…
+ Khi phát xung năng lượng hay công suất phát liên hệ với nhau qua
độ rộng xung nhờ công thức:
EPc (9)
Ở đây: Pc là công suất của đỉnh xung, E là năng lượng xung, τ độ rộng xung
Ngoài ra, công suất trung bình của xung được xác định bằng công thức
REPm
với νR là tần số lặp lại của xung
Tiểu luận về vật lý Laser
Hồ Phi Cường - Lớp CH16 Quang học 7
Chương II. CÁC ỨNG DỤNG CỦA TIA LASER
2.1. Ứng dụng của laser trong nghiên cứu khoa học:
a. Nghiên cứu về Quang học phi tuyến:
Như chúng ta đã biết trong quang học cổ điển các nguồn sáng phát sóng
là những nguồn không kết hợp và có cường độ nhỏ. Khi tương tác của ánh
sáng với các môi trường vật chất, độ phân cực của môi trường chỉ là hàm
tuyến tính của cường độ điện trường của sóng tới.
P = E
ở đây, P là độ phân cực của môi trường.
là độ cảm điện của môi trường.
E là cường độ điện trường
Khi cường độ sóng lớn như cỡ bức xạ laser thì ta có thể biểu diễn lại độ
phân cực như sau:
P = ...3
3
2
21
EEE
Khi E càng lớn thì số hạng bậc cao của E càng trở nên có tác dụng lớn và
chúng dẫn đến những hiệu ứng mới trước đây không quan sát được, đó là
các hiệu ứng quang phi tuyến. Ngày nay người ta đã nghiên cứu kĩ lưỡng cả
trên phương diện lí thuyết lẫn thực nghiệm về các hiệu ứng quang phi tuyến,
mở ra một ngành khoa học mới là ngành Quang học phi tuyến với nhiều
hướng nghiên cứu khác nhau và ứng dụng khác nhau ở lĩnh vực này.
b. Holography:
Holography là tên thường gọi của chụp ảnh khối. Nguyên lí của
holography được đề xuất năm 1948 nhưng do nguồn sáng để chụp không đủ
mạnh nên không thu được kết quả. Chỉ từ khi có laser, người ta đã sử dụng
nguồn sáng này để thu được ảnh khối của vật và nghiên cứu về holography
được phát triển rất nhanh và trở thành một ngành khoa học riêng trong vật lí
và quang học kĩ thuật.
+ Holography là một phương pháp ghi hình như phương pháp chụp ảnh nhờ
máy ảnh. Tuy nhiên nó có những ưu điểm nổi bật hơn phương pháp chụp
ảnh thông thường.
- Phương pháp này chụp ảnh không cần thấu kính.
- Nó cho hình ảnh khối của vật, nghĩa là cho hình ảnh 3 chiều.
- Holography ghi lại các sóng tán xạ từ vật bao gồm
cả biên độ và pha của sóng và ở bất cứ điểm nào của Holography cũng có
Tiểu luận về vật lý Laser
Hồ Phi Cường - Lớp CH16 Quang học 8
các tín hiệu từ toàn vật chụp . Do vậy, nếu như ta bẻ gãy Holography
tanh nhiều phần thì mỗi mảnh nhỏ đó cũng vẫn có đủ những thông tin của
sóng tán xạ từ vật và cho ta hình ảnh cả vật khi phục hồi. Đây là một đặc
tính quan trọng của Holography để có thể có được nhiều bản sao chép
của vật , dễ bảo quản và nhân lên.
- Do holography có hình khối nên nó có thể ghi lại tín hiệu từ các vật
khác nhau trên các vùng khác nhau, nghĩa là có thể cùng một lúc giữ
lại nhiều thông tin.
+ Với những ưu điểm như vừa nêu trên thì hiện tại người ta đang và sẽ
mở ra nhiều ứng dụng thú vị và quan trọng như sau:
- Nếu người ta ghi lại một lượng thông tin lớn ở một yếu tố thể tích của
holography thì nó có thể trở thành bộ nhớ tốt nhất cho máy tính. Vì nó
được ghi lại và phục hồi bằng ánh sáng nên dẫn tới việc xây dựng các
máy tính điện tử quang học. Đối với loại máy tính này thì tốc độ xử lý
thông tin nhanh gấp nhiều lần máy tính hiện có do trong máy tính
quang học tốc độ lan truyền tín hiệu là vận tốc ánh sáng trong môi
trường.
- Khi sử dụng các loại ánh sáng khác nhau để ghi lại Holoraphy thì khi
phục hồi bằng ánh sáng trắng ta có thể thấy được hình ảnh màu của
vật. Đay chính là nguyên tắc chụp ảnh màu và video màu. Và trong
tương lai thì kỹ thuật chụp ảnh, truyền hình nổi và màu rất có triển
vọng.
- Vì holography cho ta hình ảnh khối vật nên người ta có thể sả dụng
mẫu để kiểm tra sản phẩm như lốp ô tô khi so sánh với một lốp chuẩn
xem có sai hỏng gì không….
- Nhờ phương pháp này người ta dễ dàng ghi lại hình ảnh khối của các
sinh vật nhỏ khi chúng đang chuyển động hoặc ngay cả tên lửa, máy
bay khi chúng đang chuyển động để có thể nghiên cứu sự thay đổi
theo thời gian của các vât trên theo những mục đích nghiên cứu khác
nhau.
c. Nghiên cứu plasma nóng và các phản ứng nhiệt hạch:
Do tia laser có tính chất là công suất cao, ở chế độ phát xung có thể đạt
được công suất cỡ 1012 – 1015 W nên khi bắn tia laser vào vật chất có thể tạo
ra được plasma ở nhiệt độ cao. Và ở nhiệt độ cao này sẽ có các phản ứng
nhiệt hạch, từ đây mở ra khả năng nghiên cứu phản ứng nhiệt hạch có điều
khiển được trong phòng thí nghiệm.
d. Nghiên cứu sinh hóa hiện đại:
Tiểu luận về vật lý Laser
Hồ Phi Cường - Lớp CH16 Quang học 9
Trong các phản ứng hóa học khi có dự tham gia của nhiều đồng vị hóa
học thường gặp khó khăn khi ta muốn loại trừ ảnh hưởng của đồng vị nào đó
trong liên kết. Tuy nhiên, do các đồng vị có năng lượng liên kết hóa học sai
khác nhau ít nên chỉ có nhờ tia laser có độ đơn sắc cao mới dễ dàng phá hủy
liên kết nào đó khi có sự tương tác cộng hưởng. Năng lượng bức xạ laser hf
sẽ phá hủy chỉ liên kết nào tương ứng với năng lượng này mà không ảnh
hưởng đến các loại dao động với tần số f1, f2, f3,…khác rất ít f. Người ta nói
rằng đay chính là sự phá hủy hay kích thích chọn lọc phản ứng hóa học.
Chính điều này mở ra khả năng nghiên cứu các sản phẩm trung gian của hóa
học, nghiên cứu quá trình diễn biến theo thời gian của phản ứng, đây là điều
mà khoa học đã mơ ước từ bấy lâu nay. Cũng chính nhờ có laser mà các nhà
khoa học còn có thể nghiên cứu được phản ứng ở trạng thái kích thích.
2.2. Ứng dụng của laser trong khoa học kĩ thuật:
Có thể nói đây là lĩnh vực rộng rãi của sự áp dụng laser và đang có nhiều
kết quả lí thú.
a. Trong thông tin liên lạc:
Vì laser có tính chất là độ đơn sắc cao và tính kết hợp cao nên laser được
sử dụng rộng rãi và nhanh nhất trong ngành thông tin liên lạc.
Sử dụng tia laser có những ưu điểm sau:
So với sóng vô tuyến dải sóng truyền tin của tia laser lớn gấp bội ví dụ với
sóng vô tuyến tần số sử dụng là 104 – 3.1011Hz nên dải sóng truyền tăng lên
đến 5.104 lần. Do đó, các bức xạ laser nằm trong khoảng 0,4 – 0,8 m và với
mỗi kênh truyền tin là 6,5 MHz thì sử dụng laser ta có thể có gần 80.105
kênh truyền cùng một lúc và gấp 105 lần kênh truyền khi sử dụng sóng cực
ngắn.
Ngoài ra, do tia laser có tính chất là mang năng lượng lớn nên nó có thể đi
xa hơn các sóng vô tuyến. Do nếu sử dụng tia laser thì giảm được hang tỷ
lần năng lượng cần dung. Vì vậy, tia laser được sử dụng trong truyền tin
trong vũ trụ.
Và nếu sử dụng các bước sóng thích hợp có thể truyền tin ở các môi
trường khác nhau như trong sương mù, ở dưới biển…
b. Trong nghiên cứu vũ trụ:
Tia laser được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu vũ trụ, ví dụ như:
- Tia laser được sử dụng để xác định vị trí các vật thể trong vũ trụ.
Tiểu luận về vật lý Laser
Hồ Phi Cường - Lớp CH16 Quang học 10
- Theo dõi các tàu vũ trụ và liên lạc với chúng.
- Điều khiển các tàu vũ trụ.
2.3. Trong các ngành khoa học khác:
a. Trong công nghệ gia công kim loại:
Dựa vào tính chất tia laser có cường độ lớn nên có thể khoan, hàn, cắt,
gọt kim loại. Tia laser có đường kính nhỏ nên có thể thu được các lỗ khoan
có đường kính cỡ bước sóng khoan được những kim loại cứng như bạch
kim, hồng ngọc…Với các laser xung công suất lớn việc gia công kim loại
đợc tiến hành nhanh và hiệu suất cao nên ngày nay nó được sử dụng rộng rãi
trong các công đoạn khác nhau.
b. Trong đo lường tiêu chuẩn:
Tia laser có độ ổn định về tần số đã trở thành thước đo chiều dài chuẩn.
Các bức xạ của laser Cd để làm tần số chuẩn, bức xạ của laser He - Ne để đo
tốc độ của ánh sáng…
c. Trong y học:
Tia laser cũng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học. Hiện nay, CO2
được sử dụng như con dao mổ với các đặc điểm là vết mổ được hàn ngay
sau khi mổ, đây là một việc rất tốt cho các bệnh nhân bị bệnh máu chậm
đông. Và với các dụng cụ quang học thích hợp với các phẫu thuật nội tạng.
Với các laser phát xung như ruby… người ta cũng sử dụng để đục giác
mạc, hàn giác mạc, dán vết bong giác mạc…để chữa mắt.
Ngoài ra, với các laser xung hay laser liên tục ở các bước sóng khác nhau
như laser bán dẫn được dùng để thay các kim châm cứu, là những kim không
gây đau và các hậu quả khác cho người sử dụng.
d. Trong khí tượng:
Dùng tia laser có thể đo được nồng độ các hạt hơi nước trong các đám
mây để dự đoán thời tiết. Bằng cách thả các bóng thám không trước đây,
việc xác định thời tiết thường lâu và tốn kém.
Tiểu luận về vật lý Laser
Hồ Phi Cường - Lớp CH16 Quang học 11
Chương III. CÁC ỨNG DỤNG MỚI NHẤT CỦA TIA LASER
Ngày nay, người ta đã chế tạo ra được gần 500 loại laser khác nhau, ứng
dụng trong rất nhiều lĩnh vực:
- Đo đạc những khoảng cách cực lớn, như trong nghành thiên văn (đo
khoảng cach từ trái đất đến các hành tinh và khoảng cách giữa các
hành tinh trong vũ trụ).
- Thiết lập dẫn đường như các loại bom, tên lửa được dẫn đường bằng
laser.
- Thông tin liên lạc
- Công nghiệp nặng: hàn cắt kim loại
- Công nghiệp chế tạo vũ khí.
- Cải tạo giống
- Trong y học (chuẩn đoán và điều trị bệnh, săn sóc thẩm mỹ)
3.1 Ứng dụng của laser trong y học:
Khi chiếu tia sáng laser vào một hệ sinh vật như cơ thể con người, sẽ có
những hiệu ứng sinh học xảy ra trong cơ thể. Những hiệu ứng sinh học này
là cơ sở để sử dụng laser trong y học phục vụ con người.
Khi sử dụng laser để điều trị thì yếu tố quyết định hiệu quả là liều chiếu,
bao gồm các tham số:
- Công suất
- Độ hội tụ (mật độ công suất )
- Thời gian chiếu
- Số lần chiếu
- Khoảng cach giữa các lần chiếu
Bên cạnh đó đặc điểm của tổ chức cơ thể nơi chiếu cũng là yếu tố quan
trọng góp phần tạo nên kết quả tốt trong điều trị.
Các ứng dụng cơ bản của laser trong y học:
3.1.1 Trong chuẩn đoán:
Có nhiều thiết bị chuẩn đoán sử dụng laser như :
- Máy Dopler Laser thăm dò, đo dòng máu trong cơ thể.
- Máy chụp cắt lớp laser.
- Các máy dò tìm, đo đạc, dẫn đường trong chuẩn đoán.
Tiểu luận về vật lý Laser
Hồ Phi Cường - Lớp CH16 Quang học 12
3.1.2 Trong điều trị:
Ứng dụng của laser trong điều trị rất phong phú:
- Da liễu : tẩy xóa các u, mụn, các đốm sắc tố như nốt ruồi tàn nhang, các
bớt bẩm sinh vv…
- Nhãn khoa: rất nhiều ứng dụng như điều trị hàn gắn các tổn thương võng
mạc, điều trị các tổn thương giác mạc, trong các phẩu thuật sửa chữa các tật
khúc xạ của mắt và phẩu thuật điều trị các bệnh lý khác của mắt.
- Hệ thống tiêu hóa: Tán sỏi ống mật chủ, trong các thủ thuật ngoại khoa
điều trị các khối u đựng tiêu hóa, trong tạo hình thực quản, trong việc hàn
gắn các tổn thương mạch máu nội tạng như trong các trường hợp ung thư,
viêm loét đường tiêu hóa, vv…..
- Sản phụ khoa: Điều trị các tổn thương bệnh lý cổ tử cung để tránh nguy cơ
ung thư hóa.
- Tai – Mũi – Họng: Điều trị các tổn thương của dây thanh êm, các bệnh lý
và tổn thương vùng họng hầu.
- Thần kinh: Điều trị các tổn thương dạng u do hệ thống thần kinh.
- Hô hấp: Điều trị các khối u phổi, các tổn thương bệnh ly không phải do u,
và hàn gắn cả các tổn thương khí quản do đặt ống nội khí quản khi gây mê
hay do thủ thuật mở khí quản cấp cứu.
- Tim mạch: Phá hủy các mảng xơ vữa ở thành động mạch.
3.1.3 Dao mổ laser:
Người ta sử dụng các laser nhiệt để phẫu thuật như một dao mổ bằng tia
sáng laser. Điển hình là dao mổ bằng laser CO2. Khi chiếu tia laser, tổ chức
cơ thể nơi tia đi qua sẽ bay hơi rất nhanh tạo nên một đường cắt sắt như dao.
Do tác dụng của nhiệt, hai bên đường cắt sẽ sẽ hình thành cột hàng rào sinh
học bảo vệ vết mổ nên vết mổ rất vô trùng và không bị chảy máu.Vì chùm
tia laser CO2 không nhìn thấy nên trong máy phát laser phải gắn thêm laser
He –Ne công suất 1-2 mw phát tia màu đỏ dẫn đường.
* Những ưu điểm của dao mổ laser:
Độ vô khuẩn cao vì laser tạo nhiệt độ cao tại đường rạch và không có sự tiếp
xúc giữa dụng cụ và cơ thể.
Laser CO2 có khả năng vùa rạch đường mổ vửa cầm máu.
Tạo ra hàng rào sinh học bảo vệ chung quanh đường rạch.
Ít gây tổn thương cho các tổ chức lân cận vết mổ.
Tiểu luận về vật lý Laser
Hồ Phi Cường - Lớp CH16 Quang học 13
- Thời gian mổ ngắn hơn.
- Săn sóc hậu phẩu thuận lợi hơn.
- Áp dụng thuận lợi trong những trường hợp mà dao mổ thường ít hiệu quả.
Đặc biệt, dao mổ laser được sử dụng để phẩu thuật những bộ phận ở sâu
trong cơ thể mà không làm tổn thương những phần cơ thể nó đi qua. Nó chỉ
tác dụng chọn lọc trên phần mô tổ chức định sẵn. Như là phẩu thuật các tổn
thương, các khối u sọ não, tủy sống, phẩu thuật mắt vv….
3.1.4 Tác dụng kích thích sinh học:
Có rất nhiều loại laser công suất thấp được sử dụng để khai thác khả năng
kích thích các quá trình sinh học.
Nhiều công trình nghiên cứu cũng như thực tế ứng dụng lâm sàng cho thấy
hiệu ứng kích thích sinh học khi chiếu laser có rất nhiều ứng dụng mang lại
hiệu quả cao trong công việc phòng bệnh và chữa bệnh, duy trì sức khỏe con
người.
* Chiếu điều trị vết thương:
+ Sát trùng vết thương
+ Tiêu hủy các tế bào mô chết
+ Tăng cường chống viêm, giảm đau
+ Tăng sinh các mô lành
+ Kích thích tổ chức hạt ở vết thương phát triển nhanh
+ Thúc đẩy nhanh quá trình lành sẹo và hồi phục chức năng
* Chiếu kích thích tổ chức lành:
+ Để hồi phục và tăng cường sức khỏe
+ Để duy trì và tăng cường hoạt động sinh lý bình thường của các cơ quan
trong cơ thể
+ Điều chỉnh các rối loạn và tăng cường hoạt động của hệ tim mạch
+ Duy trì chức năng bình thường của các hoạt động tâm thần kinh
+ Châm cứu bằng laser
+ Tăng lưu lượng máu đến những vùng được chiếu
3.2 Ứng dụng laser để tạo ra vũ khí hạt nhân:
Vũ khí laser khi được bắn ra, tuy không có đạn như súng pháo thường
nhưng lại phát ra chùm tia laser năng lượng cao với tốc độ 300.000 km/giây.
Năng lượng này tập trung rất mạnh, khi chiếu vào vật thể kim loại, trong
Tiểu luận về vật lý Laser
Hồ Phi Cường - Lớp CH16 Quang học 14
nháy mắt sẽ làm cho kim loại nóng chảy, bốc hơi, thậm chí biến thành ion.
Tác dụng đó gọi là “hiệu ứng lan chảy nhiệt”. Vũ khí laser phá hoại mục
tiêu chủ yếu nhờ vào hiệu ứng đó. Chùm tia laser gây tác dụng lan chảy càng
lớn hơn đối với cơ thể sống, thậm chí gây tử vong. Cho nên tia laser từng
được mệnh danh là tia chết chóc.
Nếu bạn đưa kính hội tụ ra trước ánh nắng để lấy tiêu điểm sáng. Tiêu
điểm này có thể làm cháy giấy. Vậy mà độ sáng của tia laser còn cao gấp vài
trăm triệu, thậm chí vài tỷ lần so với ánh nắng Mặt trời. Năng lượng của nó
dĩ nhiên là rất lớn. Do đó, người ta đã sử dụng vũ khí tia laser để bắn máy
bay, tên lửa của đối phương. Ngoài ra, khi bắn vào mục tiêu dạng kim loại,
tia laser còn sinh ra tác dụng phá hoại phụ. Đó là dạng ion hình thành dưới
nhiệt độ cao của tia laser khi phát ra khỏi bề mặt kim loại, lực phản tác dụng
sẽ gây phụ tải xung kích trên bề mặt kim loại, làm biến dạng, phá huỷ nhanh
chóng vật thể. Đồng thời dạng ion còn phát ra bức xạ X, làm cho các linh
kiện điện tử gần mục tiêu bị vô hiệu hoá.
Một điều cần phải nói thêm là, chùm tia laser còn làm cho người ta bị mù
mắt hoặc tạm thời không nhìn thấy gì. Đó là vì mắt người giống như một
thấu kính hội tụ, khi bị chùm laser chiếu vào qua hội tụ của thuỷ tinh thể sẽ
hình thành tiêu điểm trong võng mạc, làm cho năng lượng laser càng tập
trung hơn. Tổ chức võng mạc cực mỏng bị hấp thụ năng lượng lớn của tiêu
điểm ánh sáng, sẽ nhanh chóng chuyển thành nhiệt năng làm cháy bỏng
võng mạc, dẫn đến mù mắt.
3.3 Tia laser phóng tàu vũ trụ
Khi rung động, tia laser đốt nóng không khí cho đến khi cháy. Mỗi lần
không khí cháy lại tạo ra một tia sáng loé lên.
Để thoát khỏi sức hút trái đất, lâu nay, loài người vẫn sử dụng tàu con
thoi, loại tàu phải mang theo hàng tấn nhiên liệu và hai tên lửa đẩy lớn.
Nhưng không lâu nữa, các con tàu vũ trụ sẽ lướt vào không gian trên một
chùm tia laser, cần rất ít hoặc không cần chất nổ đẩy và không hề gây ô
nhiễm.
Ý tưởng cơ bản đằng sau kỹ thuật đẩy bằng ánh sáng là sử dụng các tia
laser từ mặt đất để đốt nóng không khí đến mức làm không khí nổ tung, đẩy
con tàu tiến lên phía trước. Nếu thành công, kỹ thuật đẩy bằng ánh sáng sẽ
làm con tàu nhẹ hơn hàng nghìn lần, hiệu quả hơn so với các động cơ tên lửa
sử dụng chất hoá học và không gây ô nhiễm.
Chúng ta sẽ xem xét hai kiểu hệ thống đẩy tiên tiến: một kiểu có thể đưa
chúng ta từ trái đất lên mặt trăng chỉ trong vòng 5 giờ rưỡi và kiểu kia có thể
Tiểu luận về vật lý Laser
Hồ Phi Cường - Lớp CH16 Quang học 15
đưa chúng ta du lịch hệ mặt trời trên các “xa lộ ánh sáng”.
Ánh sáng rực rỡ là không khí đang cháy dưới vành tàu.
Tàu vũ trụ nhẹ được đẩy bằng laser. Nguyên lý rất đơn giản: con tàu sử
dụng các tấm gương để thu nhận và hội tụ chùm laser chiếu vào, rồi đốt
nóng không khí đến độ không khí nổ tung, đẩy con tàu đi.
Dưới đây là các thành phần của hệ thống đẩy mang tính cách mạng này.
- Tia laser carbon dioxit: Tia laser xung 10 kW đang được sử dụng để thử
nghiệm con tàu nhẹ này là một trong số những tia mạnh nhất thế giới.
- Gương parabole: Phần đáy của tàu vũ trụ là một gương để hội tụ chùm
laser vào khoang chứa không khí hay chất nổ đẩy trên tàu. Vật truyền thứ
hai, nằm trên mặt đất, là một gương giống như kính viễn vọng được dùng để
hướng chùm tia laser lên con tàu.
- Khoang hút thu: Không khí được hướng vào trong khoang này; tại đây
không khí bị đốt nóng lên bởi chùm laser, giãn nở ra và đẩy con tàu đi.
- Hydro trên tàu: Một lượng nhỏ chất nổ đẩy hydro được sử dụng để đẩy tên
lửa khi khí quyển quá loãng không thể cung cấp đủ không khí.
Trước khi bay lên khỏi mặt đất, một luồng không khí nén sẽ đẩy nhẹ con
tàu lên đến vận tốc khoảng 10.000 vòng/phút. Khi nó đang lượn xoáy với
một tốc độ tối ưu, tia laser sẽ được bật lên, thổi con tàu lên không trung. Tia
laser 10 kW này rung động ở mức từ 25-28 lần/giây. Bằng cách rung động,
nó liên tục đẩy con tàu lên phía trên. Chùm tia sáng được hội tụ bởi gương
parabole ở đáy của con tàu đốt nóng không khí lên tới khoảng từ 10.000-
30.000 độ C, nóng hơn bề mặt của mặt trời vài lần. Khi không khí bị đốt
nóng đến nhiệt độ cao như vậy, nó sẽ biến đổi sang thể plasma (loại khí có
số lượng các hạt mang điện âm, dương, tương đương nhau trên mặt trời và
phần lớn các vì sao) – thể plasma này sau đó nổ tung để đẩy con tàu lên phía
trên.
Ngoài ra, người ta cũng sẽ đặt các gương bên trong con tàu để chiếu một
số chùm năng lượng về phía trước. Sức nóng từ chùm laser sẽ tạo ra một
cụm khí làm chệch hướng đi của một phần luồng không khí đi qua con tàu,
từ đó giúp giảm bớt ma sát và giảm lượng khí nóng mà con tàu hấp thụ.
3.4 Thiết bị điều khiển bằng laser giúp người tàn tật đi lại
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Virginia (Mỹ) đang thử nghiệm một
mẫu thiết bị dành cho những người lớn tuổi không có khả năng đi lại. Thiết
bị này có hình dáng tương tự như xe đẩy tay của trẻ con, có cần lái và phanh
xe bằng điện được điều khiển bằng tia laze.
Tiểu luận về vật lý Laser
Hồ Phi Cường - Lớp CH16 Quang học 16
Thông qua động cơ gắn kèm, các tia laser giúp nhận biết quang cảnh xung
quanh người điều khiển, dự đoán hướng di chuyển của họ để kịp thời bẻ lái
bánh xe trước đồng thời kẹp chặt bánh xe sau. Nếu phát hiện có vật cản, xe
sẽ tự động bẻ lái tránh sang một bên. Người điều khiển xe sẽ không sợ ngã
vì đã có phanh xe tự động. Các nhà nghiên cứu hy vọng sắp tới họ sẽ thiết kế
thêm cho xe chức năng nhận biết giọng nói con người.
3.5 Chiếc đồng hồ chính xác nhất thế giới:
Sử dụng công nghệ laser phức tạp và một đơn nguyên tử thuỷ ngân, các
nhà khoa học Mỹ đã tạo ra chiếc máy đo thời gian chính xác gần như tuyệt
đối, với sai số 1 giây trong cả cuộc đời của vũ trụ - khoảng 15 tỷ năm.
Các nhà khoa học tại Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia ở Boulder,
Colorado, đã phát triển một loại đồng hồ nguyên tử mới có thể “tíc tắc” một
triệu tỷ lần trong mỗi giây, chính xác gấp 100-1.000 lần so với các đồng hồ
vi sóng – xezi hiện nay. Chiếc đồng hồ này được gọi là đồng hồ nguyên tử
quang học, vì nó áp dụng công nghệ laser, đo những khoảng thời gian ngắn
nhất từng được ghi nhận tới nay. Nguyên lý làm việc tương tự như các loại
đồng hồ nguyên tử ra đời từ thập kỷ 50, nhưng thay vì vi sóng, nó sử dụng
ánh sáng quang học có tần số cao hơn, cung cấp thời gian chính xác hơn.
Tương lai, loại đồng hồ này sẽ đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh
vực cần độ chính xác cao như các thiết bị vệ tinh, Internet, phân phối điện,
nhà băng…
3.6 Máy laser lớn nhất thế giới
Trong khoảng thời gian bằng 1/10 tỷ giây, máy siêu laser Jena sẽ phóng
ra một nguồn năng lượng bằng tổng năng lượng của tất cả các nhà máy điện
trên thế giới cộng lại. Đây sẽ là một bước tiến lớn nhất trong lịch sử ứng
dụng laser.
Máy được xây dựng theo mô hình hiện đại, gồm 4.500 điôt laser mắc song
song với nhau. Trong đó mỗi điôt sẽ có công suất tương đương với 100.000
lần công suất của máy quét laser dùng trong ổ đĩa CD hiện nay.
Khi ra mắt máy laser Jena sẽ có công suất 1.000 tỷ Watt!
Khi nghiên cứu sản xuất máy laser Jena, Sauerbrey còn đạt được một “kỳ
tích không gian” khác. Trong khi các máy phóng laser có công suất lớn hiện
Tiểu luận về vật lý Laser
Hồ Phi Cường - Lớp CH16 Quang học 17
nay phải cần một diện tích tương đương với cả một sân vận động, thì máy
siêu laser Jena của ông được đặt trong một phòng thí nghiệm vỏn vẹn có 200
m2!
Máy siêu laser Jena sẽ đóng góp lớn cho việc sản xuất đồng vị phóng xạ
dùng cho chẩn đoán y học và trị liệu bằng tia X. Mặt khác, với cường độ
siêu mạnh, máy có thể giúp khử xạ chất thải nguy hiểm. Hiện nay, chất thải
loại này được xử lý bằng cách bọc trong vỏ chì, sau đó chôn sâu xuống lòng
đất hoặc thả xuống đáy biển.
3.7 Cầu nối laser giữa các vệ tinh
Lần đầu tiên, hai vệ tinh ở khoảng cách trên 30.000 km đã trao đổi thông
tin được với nhau thông qua một chùm laser. Kỹ thuật này cho phép các vệ
tinh ở quỹ đạo thấp gửi thông tin nhanh chóng và ổn định xuống trạm xử lý
dưới mặt đất thông qua một vệ tinh địa tĩnh ở quỹ đạo cao hơn.
Trong thử nghiệm lần này, cầu nối laser (laser link, là một chùm laser có
đường kính vài mét) đã có thể truyền các dữ liệu và hình ảnh với tốc độ 5
megabits trong một giây. Hiện các nhà khoa học đang phát triển một đường
truyền mới có dung lượng lớn hơn nhiều, cho phép truyền cả âm thanh và
hình ảnh. Các nhà khoa học đã sử dụng hệ thống laser có tên là SILEX (do
Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA và Cơ quan Vũ trụ Pháp CNES triển khai) để
nối vệ tinh Artemis với vệ tinh thiên văn SPOT 4. Chùm laser này được điều
chỉnh tinh vi, cho phép SPOT 4 chuyển lượng dữ liệu lớn với tốc độ nhanh
tới Artemis.
Artemis bay ở quỹ đạo địa tĩnh, cách trái đất 31.000 km, trong khi SPOT
4 di chuyển với tốc độ 7.000 m/s ở độ cao 832 km. Bởi vậy, cầu nối laser
phải được “thiết lập” rất chính xác. Theo ông Oppenhaeuser, đường truyền
laser gọn hơn, chắc chắn hơn và cần ít năng lượng hơn hệ thống thu – phát
sóng vô tuyến. Việc gửi thông tin từ các vệ tinh quan trắc như SPOT 4 về
trái đất hiện kéo dài cả tiếng đồng hồ, bởi vì thông tin phải đi qua nhiều
trạm: Trước hết, vệ tinh cần lưu giữ thông tin khi nó chuyển động trên quỹ
đạo. Sau đó, nó gửi dữ liệu xuống một trạm trên mặt đất. Ở trạm này, thông
tin lại được sắp xếp lại một lần nữa trước khi được gửi qua sóng radio tới
trung tâm xử lý.
Nay, sử dụng cầu nối laser, các nhà khoa học đã có thể rút ngắn thời gian
truyền tin từ các vệ tinh ở quỹ đạo thấp xuống mặt đất. Đồng thời, đường
truyền bằng laser cũng tỏ ra ổn định hơn rất nhiều.
Tiểu luận về vật lý Laser
Hồ Phi Cường - Lớp CH16 Quang học 18
3.8 Nam châm hoạt động bằng ánh sáng:
Chiếc nam châm dẻo (plastic magnet) nhạy cảm với ánh sáng này có thể
sẽ mở ra hướng ứng dụng mới cho việc lưu giữ và đọc thông tin: Bộ chứa
quang trường (magneto – optic) dùng tia laser sẽ có những ưu điểm như
dung dượng lớn, rẻ và nhanh
Chiếc nam châm dẻo, chạy bằng ánh sáng (laser) là loại đầu tiên được
làm từ các phân tử hữu cơ (carbon). Tác giả, ông Arthur Epstein, Đại học
Quốc gia Ohio ở Columbus, và ông Joel Miller thuộc ĐH Utah ở Salt Lake
(Mỹ), cho rằng, có thể sử dụng phương pháp hóa học để vi chỉnh những đặc
tính của vật liệu. Việc đầu tiên là tăng nhiệt độ hoạt động của nó. Hiện nay,
vật liệu này chỉ hoạt động ở nhiệt độ cực lạnh (-198 độ C).
Vật liệu gồm các nguyên tử mangan, đan xen với các phân tử hữu cơ nhỏ
xíu. Khi nó hấp thụ ánh sáng laser, các phân tử hữu cơ bị kích thích, tạo ra
một từ trường. Qua đó, một hệ thống quang từ (magneto – optic) được
xác lập, làm nền tảng cho ổ chứa từ tính. Bình thường, trong ổ chứa điện từ,
chiều của từ trường phụ thuộc vào dòng điện, nhưng ở hệ thống quang từ,
chiều từ trường phụ thuộc vào ánh sáng.
Với ổ cứng tương lai, thông tin có thể được đọc, ghi hoặc xóa nhờ các
tia laser, thông qua hiệu ứng quang từ. Tuy nhiên, Epstein thừa nhận rằng
việc sử dụng hiệu ứng này hiện còn rất hạn chế.
3.9 Dùng laser di chuyển xung sáng trong khí lạnh
Người ta có thể điều khiển đường đi của xung sáng cũng như tần số của
nó bằng 3 chùm laser, giữa các nguyên tử khí lạnh. Kĩ thuật này được ứng
dụng trong việc chế tạo các mạch quang điện và bộ nhớ của máy tính lượng
tử.
Người ta đã gắn 3 thiết bị phóng laser trong môi trường khí nitơ cực lạnh.
Máy laser thứ nhất (còn gọi là máy phát tín hiệu) phóng ra một xung sáng
vào môi trường khí nitơ. Sau đó, một thiết bị khác, gọi là thiết bị giữ
laser, phóng ra một tia, hãm xung sáng lại trong khí lạnh. Tiếp theo, một
thiết bị phóng laser thứ 3 đẩy xung sáng tới một vị trí cách vị trí ban đầu 6
milimét. Như vậy, xung sáng này đã được giữ và "vận chuyển" giữa môi
trường của các nguyên tử khí lạnh. Các nhà khoa học cho biết, trong thí
nghiệm này, họ đã thay đổi tần số của xung sáng bằng cách thay đổi tần số
của thiết bị giữ laser. Đây là lần đầu tiên người ta có thể giữ một xung sáng,
Tiểu luận về vật lý Laser
Hồ Phi Cường - Lớp CH16 Quang học 19
điều chỉnh tần số và di chuyển nó giữa các nguyên tử khí lạnh. Về nguyên
tắc, các nhà khoa học có thể mã hóa thông tin trong xung sáng để lưu giữ và
sử dụng. Vì thế, thí nghiệm lần này là một bước tiến mới trên đường tìm
kiếm Đây là lần đầu tiên người ta có thể giữ một xung sáng, điều chỉnh tần
số và di chuyển nó giữa các nguyên tử khí lạnh. Về nguyên tắc, các nhà khoa
học có thể mã hóa thông tin trong xung sáng để lưu giữ và sử dụng. Vì thế,
thí nghiệm lần này là một bước tiến mới trên đường tìm kiếm bộ nhớ lý
tưởng cho máy tính lượng tử.
3.10 Động cơ lượng tử biến khí thải thành laser
Luồng khí thải nóng hổi thoát ra từ ống xả không hẳn là đồ thừa vô dụng.
Người ta có thể lợi dụng nguyên lý cơ học lượng tử để chuyển chúng thành
năng lượng có lợi dưới dạng bức xạ laser. Nhà vật lý Marlan Scully, Đại
học Texas A&M (Mỹ), thông báo.
Scully nói rằng, để sử dụng khí thải từ ống xả của động cơ bốn kỳ, người
ta cần một động cơ lượng tử phụ (quantum afterburner). Động cơ phụ này
hoạt động theo nguyên lý cơ học lượng tử, tái sử dụng nhiệt lượng thừa của
khí thải để chuyển thành năng lượng hữu ích dưới dạng bức xạ laser, nhằm
nâng cao hiệu suất của toàn bộ hệ thống.
Động cơ lượng tử phụ của Scully gồm hai thiết bị: một để tạo ra laser và
một tạo ra maser (tia maser là một loại tia laser với bước sóng siêu ngắn,
ngắn hơn bước sóng ánh sáng thường). Bình thường, trong khí thải nóng, số
lượng hạt tỷ lệ nghịch với mức năng lượng của chúng. Nghĩa là, hạt có mức
năng lượng càng cao thì mật độ của chúng càng nhỏ. Tuy nhiên, khi đi vào
thiết bị laser, các hạt trong khí thải bị kích thích, làm số lượng hạt ở cấp
năng lượng cao tăng vọt.
Động cơ lượng tử sử dụng các hạt khí thải ở ba trạng thái khác nhau
(3 cấp năng lượng). Thiết bị maser đẩy các hạt bị kích thích ở cấp năng
lượng thứ hai lên cấp cao nhất. Quá trình này làm tăng mật độ các hạt năng
lượng cao giữa bậc hai và bậc một. Chính các hạt này tạo ra bức xạ laser.
Tóm lại, với việc gắn thêm một động cơ lượng tử phụ, nhiệt lượng của
khí thải được chuyển thành bức xạ laser, góp phần nâng cao hiệu suất của
toàn bộ hệ thống. Ngược lại, trong một động cơ bốn kỳ bình thường, nhiệt
lượng của khí thải không dùng được nữa.
Tiểu luận về vật lý Laser
Hồ Phi Cường - Lớp CH16 Quang học 20
Scully và cộng sự đang thử lắp đặt một động cơ lượng tử thực sự để kiểm
nghiệm ý tưởng này.
3.11 Trạng thái thứ tư của vật chất:
Vật chất, ngoài ba trạng thái thường gặp là thể rắn, lỏng, khí, còn tồn tại ở
một dạng đặc biệt khác, được gọi là "trạng thái plasma", hay là thể khí ion
hoá.
Hãy lấy nước làm ví dụ: Đun nóng một cục băng đến mức độ nhất định,
nó (ở thể rắn) sẽ biến thành nước (thể lỏng), nhiệt độ tăng lên nữa nước sẽ
bốc hơi (thể khí). Nếu tiếp tục tăng nhiệt độ nước lên cao nữa, kết quả sẽ là
gì?
Khi nhiệt độ chất khí cao hơn vài ngàn độ, các electron mang điện âm bắt
đầu bứt khỏi nguyên tử và chuyển động tự do, nguyên tử trở thành các ion
mang điện dương. Nhiệt độ càng cao thì số electron bứt ra khỏi nguyên tử
chất khí càng nhiều, hiện tượng này được gọi là sự ion hoá của chất khí. Các
nhà khoa học gọi thể khí ion hóa là “trạng thái plasma”. Ngoài nhiệt độ cao,
người ta có thể dùng các tia tử ngoại, tia X, tia bêta cực mạnh chiếu vào chất
khí cũng làm cho nó biến thành plasma.
Không phải là xa lạ
Có thể bạn cảm thấy trạng thái plasma rất hiếm gặp. Nhưng thực ra đó là
một trạng thái rất phổ biến trong vũ trụ. Trong lòng phần lớn những vì sao
phát sáng đều có nhiệt độ và áp suất cực cao, vật chất ở đây đều ở trạng thái
plasma. Chỉ có ở một số hành tinh tối và vật chất phân tán trong thiên hà
mới có thể tìm thấy chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Ngay xung quanh chúng ta cũng thường gặp vật chất ở trạng thái plasma.
Như ở trong ống đèn huỳnh quang, đèn neon hay trong hồ quang điện sáng
chói. Hơn nữa, trong tầng ion xung quanh trái đất, trong hiện tượng cực
quang, trong khí phóng điện sáng chói ở khí quyển và trong đuôi của các sao
chổi đều có thể thấy trạng thái kỳ diệu này.
3.12 Làm tia laser đứng yên trong tinh thể
Tiểu luận về vật lý Laser
Hồ Phi Cường - Lớp CH16 Quang học 21
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_thay_son_6747.pdf