I-Vai trò của Nhà nước trong học thuyết kinh tế cổ điển.
1.Chủ nghĩa trọng thương:
2. Chủ nghĩa trọng nông:
3. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh
II-Vai trò của Nhà nước trong học thuyết kinh tế tân cổ điển
1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của trường phái biên tế:
2. Một số lý thuyết chủ yếu của trường phái “cổ điển mới”:
3. Vai trò của Nhà nước trong học thuyết kinh tế tân cổ điển
i. Trường phái thành Vienna (Áo)
ii. Trường phái Colombia(Mỹ)
iii. Trường phái Lausane(Thuỵ Sĩ)
IV-Học thuyết Keynes
1.Hoàn cảnh ra đời của học thuyết Keynes
2.Vai trò của Nhà nước trong học thuyết Keynes:
3. Hạn chế của lí thuyết Keynes:
. Chủ thuyết phát triển cho Việt Nam
IV-Vai trò của Nhà nước trong lý thuyết kinh tế hỗn hợp
1. Hoàn cảnh ra đời của học thuyết kinh tế hỗn hợp:
2. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp:
V – Ý nghĩa của việc nghiên cứu vai trò của Nhà nước trong các học thuyết, lý thuyết kinh tế
VI -Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
1- Những nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng
2- Cội nguồn những nguyên nhân trên
3- Tất cả các Nhà nước đã phải vào cuộc
VII- Việt Nam với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6721 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Lịch sử các học thuyết kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu để có cân bằng tổng quát là sự cân bằng giữa giá cả hàng hóa và chi phí sản xuất.
+Sự cân bằng của nền kinh tế được thực hiện qua sự dao động của cung cầu.
-Trường phái Cambridge (Anh). Người đứng đầu trường phái này là Alfred Marshall (1842-1924). Ông là giáo sư trường đại học Tổng hợp Cambridge. Lý thuyết chủ yếu của ông là lý thuyết giá cả; ông đã đưa ra khái niệm về “sự co dãn của cầu phụ thuộc vào giá cả”; lý thuyết này là sự tổng hợp các lý thuyết chi phí sản xuất, cung cầu và ích lợi biên tế.
3. Vai trò của Nhà nước trong học thuyết kinh tế tân cổ điển
Do học thuỵết tư sản kinh tế đã bộc lộ ra những khuyết điểm, không thể lý giải được những vấn đề mới phát sinh, không bảo vệ lợi ích của chủ nghĩa tư bản, và sự can thiệp sâu của Nhà nước vào nền kinh tế đã gây nhiều vấn đề phức tạp.
Từ đó đòi hỏi phải có những lý thuyết kinh tế mới -học thuyết kinh tế của trường phái tân cổ điển ra đời.
Lúc đầu do đối tượng nghiên cứu của các đơn vị kinh tế, trường phái tân cổ điển nghiên cứư kinh tế hoc thuần tuý không có quan hệ với các điều kiện kinh tế chính trị-xã hội, ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế và chống lại sự can thiệp của Nhà nước. Họ tin tưỏng rằng kinh tế thị trường tự do sẽ xác lập sự cân bằng cung-cầu và đảm bảo cho nền kinh tế phát triển một cách bình thường, tránh được khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, về sau khi đối tượng nghiên cứu được mở rộng họ đã chú ý phân tích kinh tế vĩ mô và đề cập Nhà nước cần phải can thiệp vào việc điều tiết các hoạt động kinh tế ở mức độ nhất định.
Một số trường phái tiêu biểu thời kì này:
i. Trường phái thành Vienna (Áo)
- Đề cao yếu tố con người cho rằng mọi sự kiện kinh tế đều phải được xem là những sự kiện thuộc về con người, do con người đóng vai trò chủ động. Nghĩa là yếu tố tâm lý chủ quan của con người đóng vai trò quyết định giá trị trao đổi.
- Cho rằng sự phân phối lợi tức thu nhập không lệ thuộc vào một thể chế xã hội nào hết mà là kết quả của những định luật tự nhiên.
à Đề cao tự do kinh tế, Nhà nước can thiệp không sâu.
ii. Trường phái Colombia(Mỹ)
- Đưa ra học thuyết phân phối tiền lương, lợi nhuận địa tô à trong xã hội tư bản không hề có bóc lột vì các nhân tố tham gia sản xuất đã nhận được phần thu nhập tương ứng.
à Cuộc đấu tranh chống thất nghiệp của công nhân đối với nhà tư bản là không có căn cứ kinh tế.
iii. Trường phái Lausane(Thuỵ Sĩ)
- Trong nền kinh tế tự do cạnh tranh, trạng thái cân bằng giữa giá cả hàng hoá và chi phí sản xuất sẽ được thực hiện thông qua sự giao động giữa cung và cầu.
IV-Học thuyết Keynes
Keynes(1884-1946) là một nhà kinh tế học người Anh. Tác phẩm nổi tiếng là "lí thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ" (1936)
Đặc điểm chủ yếu của học thuyết Keynes.
- Kịch liệt phê phán chính sách kinh tế của chủ nghĩa bảo thủ. Ông không đồng ý với quan điểm của trường phái "cổ điển và tân cổ điển" về sự cân bằng kinh tế dựa trên cơ sở tự điều tiết của thị trường. Theo ông, muốn có cân bằng Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế.
- Vấn đề quan trọng nhất, nguy hiểm nhất là khối lượng thất nghiệp và việc làm. Vị trí trung tâm trong học thuyết của ông là lí thuyết "việc làm". Trong đó kể đến lí thuyết kinh tế vĩ mô, về hệ thống điều tiết của đường Nhà nước, ông biểu hiện lợi ích và là công trình sư của chủ nghĩa tư bản đường Nhà nước.
- Theo ông, việc phân tích phải bắt nguồn từ những tổng lượng lớn để nghiên cứu mối liên hệ giữa các tổng lượng và khuyênh hướng chuyển biến của chúng để tìm ra khuynh hướng, công cụ tác động vào những khuynh hướng làm luôn thay đổi tổng lượng.
1.Hoàn cảnh ra đời của học thuyết Keynes
Vào những năm 30 của thế kỉ XX, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp và suy thoái diễn ra một cách phổ biến và ngày càng nghiêm trọng ở các nước tư bản. Hơn ai hết người Anh phải gánh chịu một đợt đại suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp 2 con số trong suốt thập niên 1920 (trừ năm 1924 là 9,4%).
Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ và tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất TBCN đã đòi hỏi phải có sự điều tiết của Nhà nước vào quá trình phát triển kinh tế.
Trước đó, các nhà kinh tế cho rằng, mỗi khi có khủng hoảng kinh tế, giá cả và tiền công sẽ giảm đi; các nhà sản xuất sẽ có động lực đẩy mạnh thuê mướn lao động và mở rộng sản xuất, nhờ đó nền kinh tế sẽ phục hồi. Nhưng John Maynard Keynes – một nhà kinh tế học người Anh- lại quan sát cuộc Đại khủng hoảng và thấy: tiền công không hề giảm, việc làm cũng không tăng, và sản xuất mãi không hồi phục nổi. Keynes cho rằng, con người thích giữ tiền hơn là đầu tư vì lo ngại rủi ro, đầu tư giảm thì thất nghiệp sẽ tăng, thị trường tự nó không giải quyết được vấn đề này. Từ đó, Keynes kết luận: khủng hoảng, thất nghiệp không phải là nội sinh của chủ nghĩa tư bản mà do cơ chế kinh tế lỗi thời, bảo thủ, thiếu sự can thiệp của Nhà nước sinh ra. Do đó, để khắc phục tình trạng này, Nhà nước phải có chương trình đầu tư quy mô lớn để huy động số tư bản nhàn rỗi và lao động dư thừa nhằm giải quyết việc làm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trên vì thế phải cần đến vai trò của Nhà nước. Nhà nước phải kích cầu, chấp nhận vay nợ và thâm hụt ngân sách để kích cầu.
2.Vai trò của Nhà nước trong học thuyết Keynes:
Theo Keynes cùng với sự tăng lên của thu nhập thì tiêu dùng cũng tăng lên. Điều đó có nghĩa là tiêu dùng sẽ không tăng kịp với mức tăng của sản xuất tạo ra sự thiếu hụt cầu tiêu dùng và đó là nguyên nhân gây ra tình trạng suy thoái thất nghiệp. Từ đó ông đưa ra chính sách điều tiết kinh tế của Nhà nước.
a. Tăng đầu tư của Nhà nước:
Ông đề nghị Nhà nước phải duy trì cầu đầu tư bằng cách sử dụng ngân sách của Nhà nước để kích thích đầu tư của tư nhân và Nhà nước thông qua các biện pháp cụ thể như: đơn đặt hàng, hệ thống mua “tiếp sức”, trợ cấp về tài chính, tín dụng… để đảm bảo lợi nhuận và khuyến khích đầu tư cho tư bản. Theo Keynes, Nhà nước cần chủ động tung tiền vào các hoạt động đầu tư công cộng, bất kể tính chất của các khoản chi đó như thế nào, ngay cả khi đẻ ra “thiếu hụt ngân sách”. Bởi vì khi “cầu có hiệu quả” (bao gồm cầu đầu tư và cầu tiêu dùng) bị sút kém, sẽ không có lý do đặc biệt nào để thúc đẩy các nhà kinh doanh mạo hiểm tăng đầu tư của họ. Mặt khác “hệ số việc làm đầy đủ” chỉ có thể được tạo ra bằng cách Nhà nước giành những số tiền lớn đầu tư vào các công trình công cộng thuộc lĩnh vực hạ tầng cơ sở như: đường xá, hầm mỏ, hải cảng... nghĩa là, Nhà nước phải chủ động đầu tư vào những lĩnh vực ít sinh lợi nhất (thường không hấp dẫn tư bản tư nhân) nhưng lại là các điều kiện cần thiết cho toàn bộ quá trình tái sản xuất của tư bản xã hội. Và đây là điều kiện thuận lợi cho tư bản tư nhân đầu tư vào những ngành khác có lợi hơn làm cho tình hình đầu tư được cải thiện.
Trong đợt khủng hoảng suy thoái hiện nay, tổng thống của Mỹ, Barack Obama dùng 787 tỉ đô la để thực hiện kích cầu, khoản kích cầu lớn nhất kể từ sau những năm 1950, vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng như hệ thống đường cao tốc liên bang, trường học, Internet, công nghệ trong lĩnh vực năng lượng... Cụ thể ngày 30.09, tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố kế hoạch sử dụng 5 tỷ đôla Mỹ trong gói kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ đôla nhằm tạo mới nhiều việc làm trong lĩnh vực nghiên cứu y tế và khoa học, cung cấp thiết bị và dịch vụ y tế, cũng như nâng cấp các phòng thí nghiệm… Trung Quốc dự tính chi 586 tỉ đôla để cải thiện cơ sở hạ tầng như đường sắt, sân bay.
b. Sử dụng hệ thống tài chính tín dụng và lưu thông tiền tệ:
- Nhà nước kết hợp chính sách tài chính và chính sách tiền tệ để điều chỉnh kinh tế, ngăn chặn và giải quyết được các cuộc khủng hoảng kinh tế chu kỳ, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhịp nhàng ổn định.
Nhìn lại các gói kích cầu lên tới cả ngàn tỉ USD của Mỹ, gần 600 tỉ USD của Trung Quốc, hàng trăm tỉ USD của Nhật Bản và Châu Âu, người ta thấy các biện pháp để xử lý tình huống chặn đà suy giảm tăng trưởng của chính phủ các nước này, về cơ bản, vẫn là chính sách tài khóa và chính sách tín dụng theo các nguyên tắc của Keynes. Về chính sách tài khóa, các chính phủ chủ trương giảm thuế để hỗ trợ tái đầu tư cho các nhà sản xuất, thực hành tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, mở rộng các dịch vụ công và trợ cấp cho các khu vực thu nhập thấp, dễ tổn thương nhằm tạo cầu nội địa, đảm bảo an sinh xã hội và giảm thiểu các xung đột xã hội, thậm chí có thể chấp nhận cả thâm hụt ngân sách để mở rộng thị trường nội địa - một sự bù đắp khoảng sụt giảm đột ngột của thị trường xuất khẩu. Do đó, sau các gói giải cứu mang tính chất tình thế, các chính phủ tiếp tục gia tăng các gói kích cầu nhằm tạo đà cho tăng trưởng khi đã chạm tới điểm uốn tại đáy của cuộc khủng hoảng. Cũng tương tự như vậy, chính sách tín dụng rẻ với mức lãi suất thấp nhất so với nhiều chục năm qua, hiện đã trở thành đặc trưng phổ biến trong chính sách tiền tệ của các quốc gia. Chính phủ các nước tạo mọi điều kiện để mọi chủ thể tiếp cận dễ dàng các nguồn tín dụng, chủ trương hỗ trợ lãi suất theo hướng tăng tổng dư nợ tín dụng nhằm khởi động lại cầu tiêu dùng và cầu đầu tư nội địa.
- Theo Keynes để kích thích đầu tư cần phải xây dựng lòng tin và sự lạc quan của doanh nhân bằng biện pháp tăng lợi nhuận và giảm lãi suất. Nhà nước tăng thêm khối lượng tiền tệ vào lưu thông để giảm lãi suất cho vay và các chính sách khuyến khích các nhà kinh doanh vay vốn mở rộng quy mô, mở rộng đầu tư. Keynes cho rằng lãi suất được ấn định bởi một bên là khối lượng cung tiền tệ do ngân hàng trung ương tạo ra và một bên là số cầu tiền tệ hay là “sự ưa thích tiền mặt”. Khi khối lượng tiền tệ tăng hoặc giảm mà số cầu tiền tệ không thay đổi, lãi suất có thể giảm hoặc tăng một cách tương ứng. Do vậy, để khuyến khích đầu tư, Nhà nước vừa phải duy trì ở mức lãi suất thấp, vừa có thể tăng khối lượng tiền tệ.
- Dựa trên quan điểm điều chỉnh lãi suất thấp, Keynes chủ trương thực hiện “lạm phát có mức độ”. Theo quan điểm này, lạm phát càng mạnh khi lãi suất càng thấp và do đó, đầu tư càng sôi động. Ngược lại, đầu tư mạnh, nhu cầu về đầu tư lớn thì lạm phát càng có điều kiện phát sinh. Về thực chất, giảm lợi tức là để nâng cao lợi nhuận cho tư bản độc quyền khích thích tính tích cực hoạt động của tư bản độc quyền, thực hành lạm phát là làm tăng giá cả nhằm hạ thấp tiền lương thực tế của các tầng lớp lao động khác nhau khi nền kinh tế đạt tới mức sản lượng cao và việc làm tăng thì lạm phát sẽ tự động dừng lại.
- Thâm hụt ngân sách là điều khó tránh khỏi ở những nước có kế hoạch kích cầu trên quy mô lớn. Để bù đắp cho sự thiếu hụt của ngân sách Nhà nước, ông chủ trương in thêm tiền giấy để cấp phát cho ngân sách từ đó mở rộng đầu tư của Nhà nước và đảm bảo chi tiêu cho chính phủ.
Những năm 1960, 1970 kích cầu theo học thuyết Keynes tiếp tục phổ biến khắp nơi trên thế giới mà kết quả là nền kinh tế Mỹ, châu Âu và một số nền kinh tế khác ở châu Mỹ Latin đã phát triển hơn. Phần lớn việc chi tiêu của chính phủ thông qua các gói kích cầu nhằm mục đích đưa nền kinh tế vượt qua khủng hoảng nhưng nó đã kéo theo sự phát triển quá nóng. Kinh tế Mỹ Latin thường xuyên trong tình trạng lạm phát phi mã. Chỉ số chung về lạm phát và thất nghiệp ở Mỹ cũng luôn ở mức cao, lên đến 20,8% năm 1980, tăng hơn 10% so với 10 năm trước đó
- Khuyến khích việc chi tiêu của Nhà nước nhất là Nhà nước trung ương kể cả với những chi tiêu không có lợi cho nền kinh tế như quân sự hóa, chạy đua vũ trang, phát động chiến tranh…
Chiến tranh thật sự là một cơ hội kinh doanh tốt, nó tạo ra hàng loạt thị trường mới và khiến cho chính phủ phải trợ cấp nhiều cho đầu tư. Đã có nhiều hoạt động rất lớn do chính phủ điều hành trong suốt thời kỳ chiến tranh, nhưng sau này cũng chuyển giao lại cho các doanh nghiệp tư nhân. Điển hình là những nhà máy nitrogen được xây dựng để sản xuất TNT. Sau chiến tranh, chúng được chuyển sang cho doanh nghiệp tư nhân để kích thích mở rộng sản xuất phân vô cơ.
- Chủ trương sử dụng công cụ thuế để điều tiết kinh tế. Đối với nhà kinh doanh, ông khuyến cáo Nhà nước giảm thuế để nâng cao hiệu quả tư bản nhằm khuyến khích nhà kinh doanh tích cực đầu tư phát triển. Đối với người lao động, cần phải tăng thuế để điều tiết bớt một phần tiết kiệm từ thu nhập của họ, đưa phần này vào ngân sách Nhà nước để mở rộng đầu tư.
Ở Việt Nam giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (kích thích sản xuất từ phía cung) từ quý IV/2008 kéo dài thời gian chậm nộp thuế từ 6 tháng lên 9 tháng và hoàn thuế VAT nhanh hơn để hỗ trợ doanh nghiệp.
c. Khuyến khích tiêu dùng:
Nhà nước thông qua chính sách thuế để điều chỉnh thu nhập quốc dân có lợi cho tiêu dùng xã hội, đặc biệt là khuyến khích tiêu dùng đối với những tầng lớp có thu nhập cao ưa tiêu dùng từ đó giảm khối lượng tiết kiệm nói chung. Đối với người lao động, ông cho rằng cần phải đáp ứng tâm lý của người tiêu dùng hỗ trợ tiêu dùng cá nhân.
Ngày 13/2/2008: Tổng thống George W. Bush đã ký Economic Stimulus Act of 2008 nhằm kích cầu với tổng hợp trị giá 168 tỷ dollar chủ yếu dưới hình thức hoàn thuế thu nhập cá nhân. Ngày 26/2/09 chính phủ Mỹ sẽ lên kế hoạch về việc tăng thuế đối với những người có thu nhập cao,theo kế hoạch chính phủ sẽ thu thêm khoảng 1000 tỷ USD từ những người có thu nhập cao nhất nước Mỹ và mức thuế sẽ lên tới 36-39.6% so với mức hiện nay là 33-35%. Hoạt động tăng thuế này sẽ có hiệu lực bắt đầu từ năm 2011.
Ở Việt Nam để kích thích tiêu dùng Nhà nước đã trì hoãn thuế Thu nhập cá nhân đến hết năm 2009, đồng thời chính phủ cũng giảm thuế VAT đối với một số mặt hàng thiết yếu.
Hạn chế của lí thuyết Keynes:
- Trong một thời gian dài, lí thuyết Keynes được vận dụng rộng rãi, tuy nhiên nó cũng thể hiện số hạn chế:
+ Mục đích của lí thuyết Keynes là chống khủng hoảng và thất nghiệp. Song trong những năm thực hiện lí thuyết này thì cứ 4 năm lại có một lần chấn động kinh tế.+Nạn thất nghiệp ở các nước tư bản không được khắc phục mà có xu hướng gia tăng. Tư tưởng "Lạm phát có điều tiết" của Keynes góp phần làm tăng sự trầm trọng của lạm phát, một căn bệnh nan giải của nền kinh tế hiện đại.
+ Công cụ lãi suất điều tiết đầu tư cũng không có hiệu quả và nhiều khi còn có tác động ngược lại.
+ Nắm được nhu cầu xã hội hoá đòi hỏi sự can thiệp Nhà nước vào kinh tế, Keynes đưa ra lí thuyết chủ nghĩa tư bản được điều tiết. Song khi đánh giá cao vai trò Nhà nước, ông lại bỏ qua vai trò của tư tưởng tự do của bàn tay vô hình, của cân bằng tổng quát .
=) Điều đó làm gia tăng xu hướng phê phán lí thuyết kinh tế Keynes.
Mô hình kinh tế của ông gồm ba đại lượng:
+ Đại lượng xuất phát : không biến đổi hoặc biến đổi chậm. Đó là những nguồn vật chất tlsx, mức độ trang bị kĩ thuật , trình độ chuyên môn hoá của chủ nghĩa, cơ cấu của chế độ xã hội .
+ Đại lượng khả biến độc lập: là những khuynh hướng tâm lí (tiết kiệm, tiêu dùng, đầu tư...)nhóm này là cơ sở hoạt động của mô hình, là đòn bảy cho sự họat động của các tổ chức kinh tế.
+Đại lượng khả biến phụ thuộc : cụ thể hoá tình trạng của nền kinh tế (số lượng quốc gia, thu nhập quốc dân) Þ R=C+S
Q= C+I
Þ I=S
R=Q - Lí thuyết của Keyns đánh giá cao vai trò của tiêu dùng và trao đổi, coi tiêu dụng và trao đổi là nhiệm vụ số một mà nhà kinh tế học phải giải quyết. Theo ông, cùng với sự tăng lên của việc làm thì cũng có sự tăng lên của thu nhập và do đó có sự tăng lên của tiêu dùng và do đó cầu có hiệu quả giảm xuống. Đây là nguyên nhân gây ra khủng hoảng, thất nghiệp, trì trệ trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Vì thế để đẩy mạnh sản xuất bảo đảm cân đối cung cầu thì phải nâng cầu tác dụng lên, tìm biện pháp kích thích cầu có hiệu quả chính vì thế lí thuyết của Keynes còn được gọi là lí thuyết trọng cầu.
- Tuy nhiên phương pháp luận của Keynes là siêu hình, ông cho rằng lí thuyết này đúng với mọi chế độ xã hội.
* Lí thuyết về sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế của Keynes
- Đầu tư Nhà nước. Sự tăng giá của Nhà nước vào kinh tế sẽ làm tăng đầu tư tư nhân cũng như tăng tiêu dùng của Nhà nước lên. Vì vậy làm cho cần có hiệu quả tiến sát với đường biến đổi của thu nhập. Nhờ vậy mà tăng C, tăng Y chống khủng hoảng và thất nghiệp. - Sử dụng hệ thống tài chính.
+ Tín dụng và lưu thông tiền tệ.
+ Kích thích lòng tin, tính lạc quan và tích cực đầu tư của nhà kinh doanh. Lạm phát là biện pháp hữu hiệu để kích thích thị trường mà không gây ra nguy hiểm (có kiểm soát) để tăng giá cả.
+ Để bù đắp thiếu hụt ngân sách, Nhà nước chủ trương in thêm tiền để cấp phát cho ngân sách hoạt động, mở rộng đầu tư Nhà nước và đảm bảo chi tiêu cho chính phủ. + Sử dụng công cụ thuế để điều tiết nền kinh tế : tăng thuế để điều tiết bớt một phần tiết kiệm từ thu nhập của người lao động, đưa vào ngân sách để Nhà nước mở rông đầu tư, giảm thuế với nhà đầu tư để tăng đầu tư.
- Tạo việc làm, mở nhiều hình thức đầu tư để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, chống khủng hoảng, có thể với nghề ăn bám như sản xuất vũ khí, chạy đua vũ trang. - Khuyến khích tiêu dùng, khuyên khích tiêu dùng cá nhân đối với nhà tư sản, tầng lớp giàu có và người nghèo.
Kinh tế học Keynes coi trọng vai trò của chính phủ và chính sách tài khoá. Trường phái này cho rằng nền kinh tế không có cơ chế tự điều chỉnh (self-correcting) và sự can thiệp đúng lúc của chính phủ là rất quan trọng để ổn định nền kinh tế. Hiểu một cách đơn giản là chính phủ phải thực hiện chính sách tài khoá thâm hụt trong giai đoạn trì trệ vì đầu tư từ khu vực tư nhân là không đủ để thúc đẩy sản xuất và giúp nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn của chu kỳ.
Chính sách can thiệp của Chính phủ Việt Nam thời gian qua dưới hình thức hỗ trợ lãi suất có thể coi là một biện pháp kích cầu khá đặc biệt vì về bản chất cũng là mở rộng tài khoá nhưng lại “mượn” công cụ tiền tệ, thay vì hạ lãi suất cơ bản lại giữ lãi suất ở mức cao và trợ cấp lãi suất cho vay.
Cho đến nay chưa có đánh giá cụ thể nào về hiệu quả của chính sách này nhưng có thể thấy sự hoán chuyển khái niệm tài khoá - tiền tệ, hay kích cầu - giải cứu đã cứu nhiều ngân hàng vượt qua cơn khốn khó về thanh khoản (do đã coi thường rủi ro tín dụng và rủi ro chênh lệch kỳ hạn trong giai đoạn 2007-2008).
Một số ít doanh nghiệp “may mắn” được nhận hỗ trợ nhưng thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối cũng như môi trường kinh doanh bị bóp méo; hàng loạt nguy cơ bất ổn vĩ mô như thâm hụt ngân sách, đầu tư công vốn được đánh giá hiệu quả thấp chèn lấn đầu tư tư nhân, lạm phát, nợ Chính phủ tăng cao tiềm ẩn nhiều rủi ro...
Sau khi Chính phủ công bố tiếp tục kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đến hết tháng 3-2010 và hỗ trợ lãi suất trung-dài hạn đến hết năm 2011, câu hỏi nhiều người đặt ra là chúng ta sẽ kích cầu đến khi nào? Đã nhiều năm qua biết bao nhiêu doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước luôn trong tình trạng “sức khoẻ có vấn đề”. Do đó, khi gói thứ hai kết thúc, liệu chúng ta sẽ tiếp tục có gói thứ ba, thứ tư... để “tiếp sức” cho các doanh nghiệp?
Cần lưu ý rằng những đề xuất chính sách kiểu Keynes chỉ hợp lý trong điều kiện suy thoái và có tác dụng ngắn hạn để giúp nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn của chu kỳ. Cho đến nay kinh tế nước ta đã có những dấu hiệu phục hồi rõ rệt, GDP tăng liên tục ba quí và đạt 4,56% sau chín tháng, sản xuất công nghiệp từ mức âm 4,4% vào tháng 1-2009 đã tăng lên 13,8% vào tháng 9-2009... Do đó, kích thích tài khoá (hoặc mượn công cụ tiền tệ) bất chấp các cân đối vĩ mô ngày càng xấu đi không nên tiếp tục được duy trì.
4. Chủ thuyết phát triển cho Việt Nam
Trái với những người theo Keynes, Kinh tế học tiền tệ/Tân cổ điển lại khuyến khích sự phát triển thị trường tự do, giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ. Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tự điều chỉnh (self-correcting) và những chính sách ổn định kiểu Keynes là không cần thiết. Điều các chính phủ cần làm là đưa ra chính sách kinh tế vĩ mô càng dễ dự đoán càng tốt, nghĩa là chính sách càng ổn định thì kinh tế sẽ ổn định trong trung-dài hạn và đó là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế.
Trên thực tế, từ đầu những năm 1980 đến nay không có nước nào chỉ áp dụng duy nhất một trong hai chủ thuyết nói trên, kể cả Mỹ là nước đề cao Kinh tế học tiền tệ/Tân cổ điển và theo đó đã phát triển hệ thống thị trường tự do ở trình độ cao. Nhiều nước đang áp dụng chủ thuyết thực dụng (pragmatism) trong hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, lựa chọn giải pháp hiệu quả nhất mà các trường phái đưa ra trong từng hoàn cảnh cụ thể. Việc nước Mỹ sử dụng gần 2.000 tỉ đô la để kích cầu/giải cứu các tổ chức tài chính và đang nhanh chóng tự điều chỉnh vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường tự do (đặc biệt là thị trường tài chính) nhằm khắc phục những nhược điểm bộc lộ trong thời gian qua đã cho thấy rõ quan điểm trên.
Theo chủ thuyết này, khi bước vào pha phục hồi và đi lên, bên cạnh việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, những đề xuất chính sách cụ thể của chủ nghĩa tân tự do (neoliberalism) xây dựng trên cơ sở Kinh tế học tiền tệ/Tân cổ điển như khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, tăng cường kỷ luật tài khoá, lãi suất theo cơ chế thị trường, tự do hoá thương mại, mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, đẩy mạnh chính sách giải quyết (nhưng cần giám sát thận trọng các tổ chức tài chính)... chính là cơ sở để cơ cấu kinh tế tự điều chỉnh theo hướng hiệu quả, hợp lý hơn và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Thực tế cũng cho thấy những chính sách trên không chỉ mang lại thành công cho các nước phát triển như Mỹ, Anh... mà còn giúp mang lại nhiều thay đổi quan trọng cho những nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, Trung Quốc hay các nước Đông Âu. Đây là triết lý cơ bản của chủ thuyết thực dụng mà chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào tái cấu trúc nền kinh tế hay xây dựng mô hình phát triển kinh tế cho tương lai.
« So sánh tân cổ điển với Keynes
- Để hiểu được Keynes thì phải hiểu được những gì diễn ra trước ông. Trước Keynes, kinh tế học đã khá phát triển, với sự thống trị của phái tân cổ điển (neo-classical economics) mà cha đẻ của nó thường được xem là David Ricardo. Kinh tế học tân cổ điển đặt nền tảng lý luận trên tiền đề thị trường cạnh tranh hoàn toàn, và lao động được thuê mướn hoàn toàn. Đó là một tiền đề phi thực tế, có điều ở thời điểm đó các nhà kinh tế học lại mặc nhiên chấp nhận nó giống như chấp nhận các mệnh đề Euclide trong toán học vậy. Vào năm 1929 cuộc đại khủng hoảng kinh tế nổ ra là một câu chuyện sống động mà Keynes quan sát thấy như một bằng chứng cho thấy lập luận này không thể áp dụng vào cuộc sống thực tế. Ông đã đưa ra một lập luận mới về thị trường không cạnh tranh hoàn toàn, và do đó cần phải có sự can thiệp vào thị trường. Keynes viết điều đó trong cuốn sách vĩ đại là "The general theory of employment, interest and money" (1936). Cuốn sách này đã đem lại một tư duy mới cho ngành kinh tế học thế giới. Ảnh hưởng của Keynes ở Mỹ ngày nay đã giảm nhiều, tuy nhiên ở Châu Âu và có lẽ đặc biệt là ở Châu Á, học thuyết của Keynes vẫn rất được coi trọng.
- Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (tên gốc tiếng Anh: The General Theory of Employment, Interest, and Money) là một cuốn sách của nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh John Maynard Keynes (1883-1946). Tác phẩm này thường được xem là cuốn sách gối đầu giường của các nhà kinh tế học ở Anh và được cho là đã đặt nền móng cho môn kinh tế học vĩ mô hiện đại. Ngay từ lần xuất bản thứ nhất vào tháng 2 năm 1936, tác phẩm đã gây tiếng vang mạnh mẽ bởi sự mới mẻ trong tư tưởng kinh tế cũng như bởi sự quan tâm tới tính khả thi của các chính sách kinh tế và sự can thiệp vào tổng cầu. Người ta hay gọi đây là "Cuộc cách mạng của Keynes". Những tư tưởng nêu ra trong tác phẩm này trở thành hòn đá tảng trong kinh tế học Keynes. Nó phê phán kinh tế học cổ điển và tân cổ điển. Nó đưa ra các lý luận quan trọng về hàm tiêu dùng, về nguyên lý số nhân, về hiệu suất biên của vốn và về sự ưa thích tính thanh khoản. - Tại sao một cú shock tiền tệ danh nghĩa (nominal money shock) có thể ảnh hưởng đến những hoạt động kinh tế thực tế là một trong những câu hỏi làm đau đầu các nhà kinh tế vĩ mô nhất trong kinh tế vĩ mô hiện đại. Các nhà kinh tế vĩ mô bị chia rẽ bởi cách giải thích của họ đối với những biến động kinh tế. Trước hết chúng ta cần bắt đầu từ sự phân đôi cổ điển (Classical dichotomy). Các nhà kinh tế Cổ Điển đưa ra giả thiết của tính Trung lập tiền tệ (monetary neutrality), tức có nghĩa là tiền trên danh nghĩa chỉ có thể ảnh hưởng tới các biến số danh nghĩa, ví dụ như giá cả và lương bổng (prices and wages), nhưng không ảnh hưởng tới các biến số thực tế, ví dụ như sản phẩm thực tế và lao động. (real output and labor). Trường phái Cổ Điển, tiếng Anh gọi là the Classical school, ví dụ ta có thể liệt kê ra: Adam Smith, Ricardo, Karl Marx, …, Sau đó trường phái Tân Cổ Điển I (Neoclassical school I) ra đời mà hầu như đã chiếm lĩnh toàn bộ Trung Nguyên (theo Nguyễn Hải Sa): với những trọng tâm như là lý thuyết Ích lợi cận biên (marginal utility theory), lý thuyết Kinh tế phúc lợi (welfare economics), v.v. Nhìn chung, cách nghiên cứu của trường phái này là theo phương pháp cân bằng cục bộ (partial equilibrium approach).
Trước năm 1936, các trường phái Anh-Mỹ giả thiết rằng giá cả dao động tự do, tiền tệ vì vậy trung lập. Sau năm 1936, Keynes phát biểu : “In the long-run we are all dead.“, có lẽ là câu nói nổi tiếng nhất trong ngành kinh tế chăngKeynes đưa ra giả thuyết tiền lương cứng nhắc để chứng minh rằng nạn thất nghiệp trầm trọng trong cuộc Đại Suy Thoái (1929; the black friday) là do vậy mà ra. Khi hệ thống ngân hàng liên bang sụp đổ vì khủng hoảng thị trường chứng khoán, mức giá cả P giảm sút trầm trọng, nhưng mức lương thực tế W/P lại tăng là vì mức lương danh nghĩa W bị cứng nhắc (wage rigidity). Các ông chủ sa thải công nhân vì mức lương thực tế quá cao. Keynes không trả lời tại sao nó bị cứng nhắc. Nó như thế đấy, cứ nhìn thực tế mà xem sẽ thấy. Các mô hình kinh tế vĩ mô dựa trên giả thuyết tiền lương cứng nhắc của Keynes chỉ ra rằng tiến trình thích nghi không hoàn hảo của mức lương (incomplete nominal adjustment of wages) khiến cho tiền tệ danh nghĩa gây ảnh hưởng đến sản phẩm sản xuất. Khung mẫu money-nonneutrality từ đó nuôi không biết bao nhiêu nhà kinh tế vĩ mô . Nếu như mức lương cứng nhắc đó còn bị ảnh hưởng bởi mức lương cứng nhắc từ những kỳ trước đó, W(t), W(t-1), ..., các mô hình kinh tế vĩ mô theo truyền thống Keynesian cho thấy một sự đánh đổi thường xuyên giữa thất nghiệp và lạm phát (permanent trade-off between unemployment and inflation). A. W. Phillips (1958) khi nghiên cứu thị trường lao động Anh đã phát hiện ra mối liên hệ đảo ngược giữa lạm phát và thất nghiệp, sau này được nhà kinh tế Samuelson gọi là đường Phillips. Keynes hy vọng rằng khung mẫu của ông là một cuộc cách mạng to lớn có thể thay đổi toàn bộ nền tảng của ngành kinh tế vĩ mô thời bấy giờ. Vậy mà Samuelson lại gói gọn cái lý thuyết tiền lương cứng nhắc của ông Keynes vào cái bao bì Tân Cổ Điển II thành một khung mẫu mới: “The Neoclassical Synthesis.” Bấy giờ trường phái Tân Cổ Điển II xuất hiện, sử dụng phương pháp cân bằng tổng quan kiểu walrasian (Walrasian general equilibrium approach). - Sự can thiệp gọi là chính sách kinh tế vĩ mô (macro economic), là những biện pháp có tác dụng với nền kinh tế như một khối thống nhất qua các yếu tố thuế, lãi suất. Nhưng để can thiệp nền kinh tế như vậy thì chính phủ phải bành trướng với một hệ thống các cơ quan theo dõi thị trường để thu thập thông tin, phân tích thông tin và dự báo tình hình để can thiệp kịp thời.
Ngoài ra, đặc điểm của nền kinh tế tư bản thời kỳ tiền - Đại khủng hoảng là sự hình thành các tổ hợp độc quyền, có thể lũng đoạn nền kinh tế: bây giờ thì 'bàn tay vô hình' đã chính là bàn tay của tổ hợp. Bởi thế việc kiểm soát này còn hướng tới nỗ lực ngăn chặn độc quyền: tại Mỹ có luật 'Anti-Trust' còn tại Úc có luật Trade Practice. Càng kiểm soát nhiều thì càng cần nhiều nhân sự, ban bệ. Chính vì thế mô hình kinh tế kiểm soát này gắn liền với một chính quyền lớn, kềnh càng, gọi là 'big government'. Chính sách của Keynes được tin tưởng tuyệt đối cho đến khi diễn ra cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 1970: từ đây giới kinh tế gia nhận thấy rằng việc kiểm soát nền kinh tế cũng có nhiều bất cập.
Lý do là bên cạnh những yếu tố kinh tế tạp khác nhau còn có yếu tố toàn cầu: khi mối giao thương thế giới càng rộng mở thì vấn trở nên phức tạp hơn Keyne tưởng. Không một nền kinh tế nào khép kín, tụ cung tự cấp cả mà còn mối quan hệ quốc tế mà không một chính phủ nào có thể kiểm soát nổi.
Lúc này nhiều kinh tế gia chủ trương quay về với quan điểm của Adam Smith, gọi là trường phái tân cổ điển (neo-classicalism): gọi là tân cổ điển vì họ không hẳn áp dụng hoàn toàn nguyên tắc 'tự do' cổ điển của Smith. Bây giờ các chính phủ vẫn kiểm soát nhưng chỉ là kiểm soát lỏng hơn, hay kiểm soát một cách gián tiếp, thí dụ như cách quản trị thị trường tiền tệ với chính sách bán và mua công khố phiếu để bơm và rút tiền mặt vào thị trường nhằm kích thích hay tiết chế sự lưu thông của nó để tác động đến yếu tố chế lãi suất, do đó sẽ tác động đến yếu tố quan trọng của kinh tế là đầu tư và tiêu thụ v.v... - Các công trình của Cournot đánh dấu sự chuyển đổi từ kinh tế cổ điển qua kinh tế tân cổ điển (neoclassical economics) (xem Hildenbrand, 1982). Cả hai thuyết đều quan tâm đến sản xuất, phân bố, trao đổi và tiêu thụ của cải (của cải theo nghiã hàng hoá). Các kinh tế gia cổ điển chú ý đến sản xuất và phân phối của cải qua thời gian. Họ nhấn mạnh tỷ lệ tăng truởng dân số và nguồn lực vật chất, và xem xét hậu quả của các nhân tố này lên tiến bộ kinh tế cũng như phúc lợi của nhân dân và xã hội. Các kinh tế gia tân cổ điển ít quan tâm đến các khía cạnh động. Thay vào đó, họ đặt câu hỏi: “trong một nền kinh tế với dân số có sở thích, nguồn lực và kỹ thuật cho sẵn, làm sao các nguồn lực có thể phân phối qua một hệ thống thị trường để cực đại hoá sự thoả mãn của người tiêu thụ?” Dùng thuật ngữ kinh tế ngày nay, sự chuyển đổi từ kinh tế cổ điển qua tân cổ điển là sự xê dịch từ phân tích kinh tế vĩ mô sang vi mô. Đường hướng mới này (xem vấn đề quyết định cá nhân như một vấn đề tối ưu) có thể giải quyết một cách toán học bằng phương pháp giải tích. Walras (1874) lý luận: “Chỉ có toán mới có thể giúp chúng ta hiểu ý nghiã của điều kiện hữu dụng tối đa (maximum utility).
Kinh tế tân cổ điển khởi đầu với ba kinh tế gia: Stanley Jevon (Anh), Carl Menger (Áo) và Léon Walras (Pháp). Ba kinh tế gia này thường được xem là ông tổ của “Cách mạng Biên tế” (Marginalist Revolution). Danh từ biên tế liên quan đến kết quả toán của điều kiện biên tế cho cân bằng thị trường. Quan trọng nhất trong ba kinh tế gia này là Walras, người được Joseph Schumpeter (1954: 827) xưng tụng là “kinh tế gia vĩ đại nhất”. Lý do Walras được gọi như vậy là vì Walras (1874) đã khám phá ra lý thuyết cân bình tổng thể (general equilibrium theory). Thuyết này giải thích quân bình của một hệ thống kinh tế thị trường qua quá trình điều chỉnh giá cả mà trong đó các tác nhân kinh tế riêng rẽ không thể ảnh hưởng lên giá thị trường. Nói tóm gọn, Walras đã xếp đặt một chương trình nghiên cứu mà rất nhiều kinh tế gia thế kỷ 20 đã theo đuổi. Cùng với học trò là Vilfredo Pareto, Walras sáng lập trường phái Lausanne, có thể xem là trường phái kinh toán đầu tiên trên thế giới.
- Các học thuyết kinh tế học giải thích thất nghiệp theo các cách khác nhau. Kinh tế học Keynes nhấn mạnh rằng nhu cầu yếu sẽ dẫn đến cắt giảm sản xuất và sa thải công nhân (thất nghiệp chu kỳ). Một số khác chỉ rằng các vấn đề về cơ cấu ảnh hưởng thị trường lao động (thất nghiệp cơ cấu). Kinh tế học cổ điển và tân cổ điển có xu hướng lý giải áp lực thị trường đến từ bên ngoài, như mức lương tối thiểu, thuế, các quy định hạn chế thuê mướn người lao động (thất nghiệp thông thường). Có ý kiến lại cho rằng thất nghiệp chủ yếu là sự lựa chọn tự nguyện. Chủ nghĩa Mác giải thích theo hướng thất nghiệp là thực tế giúp duy trì lợi nhuận doanh nghiệp và chủ nghĩa tư bản. Các quan điểm khác nhau có thể đúng theo những cách khác nhau, góp phần đưa ra cái nhìn toàn diện về tình trạng thất nghiệp.
IV-Vai trò của Nhà nước trong lý thuyết kinh tế hỗn hợp
1. Hoàn cảnh ra đời của học thuyết kinh tế hỗn hợp:
Những năm 50 của thế kỉ XX khi nền kinh tế thị trường phát triển ổn định trở lại, các nhà kinh tế học trường phái tự do mới đã phê phán học thuyết keynes quá đề cao vai trò kinh tế của Nhà nước, làm cho nền kinh tế kém năng động và chậm phát triển, từ đó đòi hỏi phải giảm bớt sự can thiệp sâu của Nhà nước vào kinh tế và mở rộng tự do kinh tế.
Như vậy từ những năm 50,60 của thế kỉ 20 đã có sự xích lại gần nhau giữa hai tư tưởng kinh tế là kinh tế thị trường tự do và sự điều tiết kinh tế của Nhà nước và đến những năm 60,70 của thế kỉ XX hình thành truờng phái kinh tế học của trường phái chính hiện đại. Trường phái này đã và đang giữ vai trò thống trị ở hầu hết các nước trên thế giới nổi bật là Mỹ ,Tây Âu, Nhật.
Lý thuyết nền kinh tế hỗn hợp: theo quan điểm của Samuelson là nền kinh tế vận động chịu sự điều tiết của 2 yếu tố: cơ chế thị trường và Nhà nước, hai yếu tố này giữ vai trò ngang nhau.
2. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp:
Vai trò của Nhà nước thể hiện qua 4 chức năng sau đây:
a.Thiết lập khuôn khổ pháp luật: đây là một trong những chức năng đầu tiên, có vai trò quan trọng trong việc khắc phục các khuyết tật của thị trường. Nhà nước cần phải tạo hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Là hệ thống luật pháp quy định cho quá trình vận động của nền kinh tế, quá trình sản xuất kinh doanh, không chỉ riêng mỗi cá nhân, mỗi người.
b.Chính phủ phải đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động kinh tế
Thứ nhất, xuất phát từ đặc trưng của kinh tế thị trường là tự do sẽ dẫn đến độc mquyền điều đó có thể làm cho các hoạt động kinh tế kém hiệu quả.
Thứ hai, chống lại những tác động bên ngoài, chẳng hạn, khi một xí nghiệp hay một cá nhân gây ra những chi phí bất lợi cho một doanh nghiệp khác song họ không phải chi trả và ngược lại .
Thứ ba, chính phủ đảm nhiệm việc sản xuất những hàng hóa công cộng:vì những hàng hóa này lợi nhuận thấp hoặc không thể giao cho tư nhân (an ninh, quốc phòng...).
Thứ tư, thông qua các công cụ chính sách kinh tế (thuế..) để đảm bảo và kích thích việc đầu tư sản xuất những hàng hóa công cộng.
c. Bảo đảm tính công bằng
Nền kinh tế thị trường gây ra những bất bình đẳng lớn trong thu nhập để khắc phục hạn chế chính phủ phải thông qua các chính sách kinh tế nói chung và nhất là chính sách phân phối nói riêng để điều chỉnh phân phối thu nhập.
Các công cụ để thực hiện là: thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội.
d. Ổn định kinh tế vĩ mô:
Kinh tế thị trường vận động theo các quy luật khách quan, mang tính tự do, tự phát tất yếu dẫn đến lạm phát, khủng hoảng thất nghiệp, đây là khuyết tật không thể tránh khỏi của nền kinh tế thị trường. Hai vũ khí chủ yếu mà chính phủ sử dụng để khắc phục là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.
Để thưc hiện chức năng kinh tế của mình, chính phủ sử dụng 3 công cụ: các khoản thuế, các khoản chi tiêu, và những luật định:
+ Thuế: chính phủ sẽ điều tiết tiêu dùng và đầu tư.
+ Chi tiêu: chính phủ sẽ thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ để đảm bảo tính hiệu quả.
+ Luật: hướng dẫn dn phát triển theo định hướng của đất nước.
Tóm lại: Vai trò của chính phủ là khắc phục những hạn chế thị trường nhưng bản thân chinh phủ đôi khi có những khiếm khuyết, những chính sách sai lầm, hoặc can thiệp quá sâu vào nền kinh tế làm cho nền kinh tế kém năng động do đó, cần phải kết hợp cả cơ chế thị trường và vai trò của chính phủ.
V – Ý nghĩa của việc nghiên cứu vai trò của Nhà nước trong các học thuyết, lý thuyết kinh tế
-Nhà nước là người quản lý các hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội, đề ra các đường lối, chính sách phát triển đất nước,các đường lối chính sách này ít nhiều tác động lên các hoạt động kinh tế do đó ảnh hưởng lên nền kinh tế.
-Việc nghiên cứu này giải thích tại sao vai trò của Nhà nước trong thời kì này rất quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển nhưng trong những thời kì khác lại có tác động không tốt kiềm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Từ đó có được nhận thức đúng đắn vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường tạo ra môi trường thuận lợi cho nền kinh tế phát triển thuận lợi, nhanh và bền vững.
-Chính sách kinh tế vĩ mô ở các nước phát triển cũng như nhiều nước đang phát triển khác được xây dựng dựa trên một chủ thuyết phát triển cơ bản làm nền tảng, trong đó có chính sách phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường cũng như chính sách ứng phó trong giai đoạn khó khăn của chu kỳ kinh tế.
-Lịch sử gần một thế kỷ qua đã chứng kiến sự ra đời và phát triển của nhiều chủ thuyết kinh tế nhưng có lẽ những tranh luận vĩ mô giữa Kinh tế học Keynes và Kinh tế học tiền tệ/Tân cổ điển đã có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô ở các nước.
-Trong các thời kì lịch sử khác nhau thì vai trò của Nhà nước cũng khác nhau,tuy nhiên, ảnh hưởng của các tác động của Nhà nước lên nền kinh tế là không thể loại trừ. Nghiên cứu vai trò của Nhà nước trong các học thuyết kinh tế giúp cho các nhà kinh tế có thể dự báo, đưa ra các quyết định linh hoạt phù hợp với từng thời điểm ,thời kì kinh tế khác nhau để đạt được tối đa lợi ích,hạn chế các rủi ro kinh tế không đáng có.
VI -Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Cơn bão dữ tài chính - kinh tế có sức tàn phá toàn cầu đã qua đỉnh điểm, sức gió hạ dần và rồi sẽ tan đi, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đã chạm đáy suy thoái và đang có dấu hiệu phục hồi với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, sự huỷ hoại ghê gớm của cơn bão đó vẫn để lại những hậu quả to lớn, khôn lường. Kinh tế thế giới đang ngổn ngang bao công việc cần giải quyết và nhất là bao điều cần bàn luận một cách nghiêm túc. Trong những vấn đề hết sức cơ bản cần làm rõ, nổi lên một vấn đề hệ trọng, đó là việc cắt nghĩa vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Để nghiên cứu một cách thấu đáo vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lần này có thể xem xét các nội dung chính như sau:
1- Những nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng
Như chúng ta đã biết, ngay sau khi cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu nổ ra, trong rất nhiều công trình nghiên cứu và các cuộc đại tranh luận, các học giả kinh tế hàng đầu thế giới đã đưa ra những nguyên nhân chính dẫn tới khủng hoảng, đó là:
- Sự hình thành và đổ vỡ của bong bóng thị trường bất động sản, của các khoản cho vay khổng lồ để thế chấp nhà đất ở Mỹ.
- Sự yếu kém của hệ thống ngân hàng và sai lệch lớn trong điều tiết tài chính, khi có tình thế xấu xảy ra, hệ thống ngân hàng Mỹ bị hoảng loạn, lan ra toàn thế giới, gây nên sự co hẹp cung tiền tệ, dẫn tới sự suy thoái trong tổng cầu tiêu dùng và đầu tư.
- Các chính sách kinh tế vĩ mô của Mỹ và nhiều nước đã có những khiếm khuyết lại được thực hiện thiếu nhất quán, đầy đủ và thiếu cải cách cơ cấu dẫn tới kinh tế vĩ mô mất cân bằng và thiếu bền vững.
- Sự suy giảm giá trị của đồng đô la và khủng hoảng chế độ tiền tệ không bản vị. Từ tháng 8/1971, Mỹ tuyên bố đóng cửa thị trường vàng và đồng đô la từ đó không còn dùng vàng làm thước đo giá trị nữa. Từ đó, đồng đô la được phát hành vô tội vạ và giá trị của nó ngày càng giảm đi.
- Kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn giữa việc xã hội hoá vô cùng mạnh mẽ, rộng lớn của sức sản xuất xã hội được cộng hưởng trong quá trình toàn cầu hoá với quan hệ chiếm hữu tư nhân chật hẹp, ích kỷ, vô trách nhiệm tại các nền kinh tế lớn có ảnh hưởng toàn cầu, đặc biệt là ở Mỹ và các nước phát triển. Để bảo đảm mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận, giới chủ tư bản và các tập đoàn tư bản bằng mọi giá thúc đẩy tư nhân hoá, tự do hoá thị trường, cổ vũ chủ nghĩa thực dụng, khuyếch đại chính sách tư bản giả, chi phối các chính sách kinh tế - xã hội của các quốc gia. Chính vì thế, gần như toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm đều trong tay giới tư bản tài phiệt, bất khả xâm phạm, không thể kiểm soát.
2- Cội nguồn những nguyên nhân trên
-Những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp nêu trên, bắt nguồn từ một điều cốt lõi nhất, quan trọng nhất dẫn tới cuộc khủng hoảng này. Đó chính là việc nhận thức và thực hiện sai lệch vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Cuộc khủng hoảng lần này rõ ràng bắt nguồn trực tiếp từ việc Chính phủ Mỹ và các chính phủ khác ở các nước phát triển đã xử lý sai lầm quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, trao quá nhiều quyền cho cơ chế thị trường tự do, buông lỏng sự quản lý và giám sát điều hành của Nhà nước. Cụ thể hơn ở Mỹ là Cục dự trữ Liên bang đã thả lỏng tín dụng trong một thời gian dài cho sự bùng nổ thị trường bất động sản; thị trường ảo và kinh tế “bong bóng” đã tự do phi mã đến lúc vỡ tung ra. Lỗi quan trọng ở đây là “quá ít Nhà nước, quá nhiều thị trường tự do”.
-Cắt nghĩa từ cội nguồn vấn đề này cần khái lược lại cơ chế vận hành của nền kinh tế Mỹ và các nước phát triển. Đã có một thời gian dài, nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa được vận hành theo cơ chế hoàn toàn tự do dựa trên học thuyết kinh tế của nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith. Trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc (1776)”, Adam Smith đã đưa ra quan điểm có tính triết lý là: Hãy để cho thị trường vận hành dưới sự dẫn dắt của “bàn tay vô hình”, cơ chế thị trường tự do sẽ đưa tới kết quả cuối cùng là “sự hài hoà xã hội”. Tuy nhiên, cuộc Tổng khủng hoảng 1929 - 1933 đã làm cho tất cả các nước Tư bản chủ nghĩa phát triển buộc phải từ bỏ lý luận về bàn tay vô hình của cơ chế thị trường để chuyển sang thực hiện thuyết kinh tế của Keynes với lý lẽ ngược lại rằng: Để thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp và nguy cơ bùng nổ xã hội, Nhà nước phải điều tiết kinh tế. Lý thuyết kinh tế của Keynes đã chiếm địa vị chi phối ở các nước Phương Tây từ năm 1945 - 1973.
Tới nửa cuối những năm 70 của thế kỷ XX, khi cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới nổ ra, các nước tư bản phát triển lại rơi vào suy thoái kinh tế và lý thuyết Keynes bị coi là nguyên nhân gây ra tình trạng trên để thay vào đó là chủ nghĩa tự do mới. Từ đầu những năm 1980, chủ nghĩa tự do mới được Thủ tướng Anh That-chơ, Tổng thống Mỹ Reagan cùng với WB, IMF nhiệt liệt tán thưởng và lý thuyết đó được đưa vào vận hành ngay tại Mỹ, các nước Tây Âu và hàng loạt nước khác. Phương châm của lý thuyết tự do mới là “thị trường nhiều hơn, Nhà nước ít hơn” với 5 điểm chủ yếu: 1. Tăng thị trường; 2. giảm Nhà nước; 3. phi điều tiết hoá; 4. tự do hoá; 5. tư nhân hóa. Theo quan điểm của thuyết tự do mới, tăng trưởng kinh tế phải đi trước, công bằng xã hội sẽ đi sau, người nghèo hãy kiên tâm chờ đợi. Do việc áp dụng chủ nghĩa tự do mới, khoảng cách giữa các nước giàu và các nước nghèo cũng như giữa người giàu và người nghèo ngày càng gia tăng.
-Chỉ khoảng trên dưới một thập niên áp dụng mô hình kinh tế theo thuyết tự do mới, các cuộc khủng hoảng kinh tế lần lượt nổ ra ở Mêhicô, một số nước ở Đông Nam Á, Nga, Áchentina... trong những năm 90 của thế kỷ trước và lần này nổ ra ngay tại Mỹ, nước đi đầu trong việc áp dụng cơ chế kinh tế này. Cuộc khủng hoảng đó nhanh chóng gây thành phản ứng dây chuyền, đẩy kinh tế thế giới lún sâu vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ những năm 30 của thế kỷ trước. Rõ ràng, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lần này đã giáng một đòn chí tử vào lý thuyết của chủ nghĩa tự do mới, vào quan điểm coi nhẹ vai trò điều hành và quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Giáo sư Joseph Stiglitz, người được giải thưởng Nobel kinh tế năm 2001 đã khẳng định; Mỹ đã xuất khẩu triết lý kinh tế thị trường tự do, xuất khẩu một thứ văn hóa doanh nghiệp vô trách nhiệm đối với xã hội..., và cuối cùng đã xuất khẩu sự suy thoái đi bốn phương...
3- Tất cả các Nhà nước đã phải vào cuộc
-Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong xu thế toàn cầu hoá đang phát triển theo chiều sâu và bề rộng nên phạm vi tác động rất rộng lớn, sự lan toả rất nhanh chóng. Xem xét vai trò và tác động của Nhà nước đối với cuộc khủng hoảng lần này, nổi rõ hai khía cạnh:
Một là, tuy không nước nào thoát khỏi sự tác động xấu do cuộc khủng hoảng này gây ra, nhưng thực tiễn cho thấy mức độ ảnh hưởng từ các nước và các khu vực rất khác nhau: Các nền kinh tế càng “nhiều Nhà nước” thì càng ít chịu thiệt hại, ngược lại các nền kinh tế càng “ít Nhà nước” thì tổn hại càng nặng nề: Có thể thấy rõ điều này qua bảng so sánh sau đây:
Tăng trưởng lạm phát năm 2008 và dự báo năm 2009 (IMF)-
Đơn vị tính: %
Tăng trưởng
Lạm phát (theo CPI)
Các nền kinh tế
2008
Dự báo 2009
2008
Dự báo 2009
Hoa Kỳ
1,2
- 0,7
4,0
1,6
Khu vực đồng Euro
1,0
- 0,5
3,3
1,9
Nhật Bản
0,4
- 0,2
1,6
- 0,3
Hàn Quốc
4,0
2,0
4,7
3,0
Singapore
4,3
3,0
5,9
3,0
Thái Lan
2,0
2,0
6,5
3,1
Ấn Độ
6,9
6,3
9,6
4,3
Trung Quốc
9,3
8,5
6,1
3,4
Nguồn: Consensus Ecoromics, IMF (2009)
-Rõ ràng Hoa Kỳ là nước thực hiện cơ chế thị trường tự do sâu rộng nhất, Nhà nước quản lý ít nhất, bị tác động mạnh nhất và nền kinh tế lún sâu nhất trong bãi lầy khủng hoảng (tăng trưởng kinh tế dự báo năm 2009 là âm 0,7%); Ngược lại, Trung Quốc có nền kinh tế được điều hành quản lý chặt chẽ và hiệu quả nên bị ảnh hưởng ít nhất (dự báo tăng tổng kinh tế năm 2009 khoảng 8,5%).
Hai là, ngay sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, hầu như tất cả chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế đã nhanh chóng vào cuộc, tìm mọi giải pháp có thể để khắc phục hậu họa của nó: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và nhiều nền kinh tế thế giới đã phải phối hợp sử dụng nguồn lực tài chính chưa từng có và tất cả những biện pháp mạnh nhất để hỗ trợ thanh khoản, ứng cứu hệ thống tài chính khỏi sụp đổ. Các nhà quản lý của 20 nền kinh tế hàng đầu trên thế giới đã nhất trí đồng thuận với kế hoạch sử dụng hàng ngàn tỉ USD nhằm khơi thông dòng chảy thương mại vực dậy đà tăng trưởng của kinh tế thế giới. Các gói cứu trợ và kích thích kinh tế khổng lồ của các nước đã được thực thi. Gói cứu trợ của Mỹ lên tới hơn 2.000 tỉ USD, Anh 850 tỉ, Liên minh Châu Âu hơn 200 tỉ, Nhật Bản 255 tỉ, Hàn Quốc 141 tỉ.
Với tất cả các giải pháp can thiệp mạnh và sự quyết tâm lớn, nền kinh tế của các nước đã có những bước chuyển biến theo chiều hướng khả quan, tín hiệu kinh tế phục hồi ở các nước đều nhanh hơn dự tính.
-So với tình hình chung ở tất cả các nền kinh tế trên thế giới, kinh tế Trung Quốc vừa ít bị ảnh hưởng do khủng hoảng vừa phục hồi một cách nhanh chóng, khả quan hơn. Trong 9 tháng đầu năm 2009, Kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 7% đến 8%, Quý 3/2009 là 8,9%. Các nhà kinh tế nhận định rằng, gói kích cầu trị giá 586 tỉ USD được áp dụng từ tháng 11 năm 2008 đến nay đã có tác động quyết định đến sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc. Với đà này, Trung Quốc sẽ đạt mục tiêu đề ra là tăng trưởng kinh tế hơn 8% trong cả nước năm 2009. Đây là yếu tố quan trọng tạo thêm nhiều việc làm cũng như đảm bảo ổn định xã hội. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, chính sự tăng trưởng ngoạn mục của kinh tế Trung Quốc đã góp phần quan trọng để kinh tế thế giới vượt qua khủng hoảng. Kết quả này cũng chứng tỏ vai trò tích cực và hiệu quả không thể phủ nhận của Nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này.
VII- Việt Nam với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Là một nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, có độ mở lớn nên khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động nghiêm trọng tới kinh tế Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá, xuất khẩu lao động, thu hút đầu tư nước ngoài, nguồn ngoại tệ từ các kiều hối, du lịch, dịch vụ. Bên cạnh đó, hệ quả của các biện pháp kiềm chế lạm phát cùng với thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra đã làm trầm trọng thêm những khó khăn của nền kinh tế đất nước.
Trước tình hình đó, Nhà nước Việt Nam đã ban hành kịp thời và tổ chức thực hiện đạt kết quả các gói giải pháp kích thích kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Chính phủ Việt Nam đã đề ra 5 nhóm chính sách cụ thể về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy thoái, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có gói giải pháp kích thích kinh tế quy mô khoảng 145 nghìn tỉ đồng (khoảng 8 tỉ USD). Các cấp, các ngành, các doanh nghiệp đã tập trung triển khai gói kích thích kinh tế này, coi đó là chính sách kinh tế- xã hội trọng tâm của năm 2009 để thực hiện mục tiêu ngăn chặn suy giảm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Kết quả thực hiện gói kích thích kinh tế, tính từ đầu tháng 9/2009 đạt được như sau:
- Về thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất, tính đến đầu tháng 9/2009, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt 418.304 tỷ đồng.
- Về thực hiện chính sách miễn giảm, giảm thuế, tính đến đầu tháng 9 có trên 125.000 lượt doanh nghiệp và khoảng 937.000 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân được hưởng ưu đãi về thuế. Trong chương trình tổng thể nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, dự kiến cả năm số thuế được miễn giảm, giảm khoảng 20.000 tỷ đồng.
- Về việc thực hiện các giải pháp về vốn đầu tư phát triển, theo kế hoạch, vốn đầu tư phát triển của Nhà nước trong gói kích thích kinh tế khoảng 90.800 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm đạt khoảng 60.800 tỷ đồng.
Do sớm nhận định, đánh giá tình hình một cách chủ động, thận trọng và chính xác để chuyển hướng chính sách kịp thời, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và của toàn xã hội, Việt Nam đã ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng khá và tăng được nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo đà cho thời gian tới. Các doanh nghiệp Việt Nam đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất, sản xuất đi vào phục hồi và có bước phát triển, lao động được thu hút trở lại, 76 ngành doanh nghiệp mới được thành lập; tạo thêm 1,5 triệu chỗ làm việc. Từ quý II, giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng trở lại một cách ổn định, tháng sau cao hơn tháng trước, 9 tháng tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2008 và dự kiến cả năm tăng khoảng 7,2%. Giá trị tăng thêm của ngành xây dựng từ - 0,4% năm 2008 tăng lên 11,3% năm 2009. Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ khoảng 6,5%. Nông nghiệp phát triển khá ổn định, giá trị sản xuất cả năm dự định tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) quý sau cao hơn quý trước: Quý I: 3,14%; Quý II: 4,46%; Quý III: 5,76%; 9 tháng đầu năm tăng 4,56%; Dự kiến cả năm 2009 tăng khoảng 5,2%.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tluan.doc