LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN,DOANH NGHIỆP ĐẾN THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I/. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm:
*KN: Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.
II/. THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.Thu ngân sách nhà nước:
*KN: Thu ngân sách nhà nước là việc Nhà nước dung quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nước
Nội dung thu ngân sách nhà nước: Thu ngân sách nhà nước bao gồm:
-Thuế, lệ phí, phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật
-Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước như: thu hồi vốn từ các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay
-Thu từ các hoạt động sự nghiệp
-Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu Nhà nước
-Thu từ vay nợ và viện trợ không hoàn trả của Chính Phủ các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài, từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Nguồn thu trong nước :chiếm 42% (thu từ doanh nghiệp quốc doanh 40% doanh nghiệp FDI 20% +các loại thuế và chi phí khác 40%).
-Thu từ dầu khí :28%
- Thu từ thuế Xuất nhập khẩu :20%
- Viện trợ không hoàn lại(ODA) :10%
Hằng năm tùy thuộc vào thực trạng của nền kinh tế mà các chỉ tiêu này sẽ được Quốc hội thay đổi.
Tiểu luận dài 12 trang,chia làm 3 phần
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1827 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Liên hệ thực tế đối với cá nhân, doanh nghiệp đến thu chi ngân sách nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN,DOANH NGHIỆP ĐẾN THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I/. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Khái niệm:
*KN: Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.
II/. THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.Thu ngân sách nhà nước:
*KN: Thu ngân sách nhà nước là việc Nhà nước dung quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nước
Nội dung thu ngân sách nhà nước: Thu ngân sách nhà nước bao gồm:
-Thuế, lệ phí, phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật
-Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước như: thu hồi vốn từ các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay
-Thu từ các hoạt động sự nghiệp
-Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu Nhà nước
-Thu từ vay nợ và viện trợ không hoàn trả của Chính Phủ các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài, từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Nguồn thu trong nước :chiếm 42% (thu từ doanh nghiệp quốc doanh 40% doanh nghiệp FDI 20% +các loại thuế và chi phí khác 40%).
-Thu từ dầu khí :28%
- Thu từ thuế Xuất nhập khẩu :20%
- Viện trợ không hoàn lại(ODA) :10%
Hằng năm tùy thuộc vào thực trạng của nền kinh tế mà các chỉ tiêu này sẽ được Quốc hội thay đổi.
VD : Tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2010:
Tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước toàn huyện “HÀM THUẬN BẮC Tỉnh Bình Thuận”:
Ước thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2010: 85.000 triệu đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước (80.546 triệu đồng), đạt 114,9% so với dự toán tỉnh giao (74.000 triệu đồng), đạt 109% so với Nghị quyết HĐND huyện giao (78.000 triệu đồng). Thể hiện một số nguồn thu lớn như sau:
+ Thuế ngoài quốc doanh: Ước thực hiện năm 2010 là 38.000 triệu đồng, đạt 116,9% so với dự toán tỉnh giao (32.500 triệu đồng) và đạt 113,4% so với Nghị quyết HĐND huyện giao (33.500 triệu đồng).
+ Thuế thu nhập cá nhân: Ước thực hiện năm 2010 thu được 5.000 triệu đồng, đạt 142,9% so với dự toán tỉnh giao và Nghị quyết HĐND huyện giao (3.500 triệu đồng).
+ Thu trước bạ: Ước thực hiện năm 2010 thu được 6.300 triệu đồng, đạt 108,6% so với dự toán tỉnh giao và Nghị quyết HĐND huyện giao (5.800 triệu đồng).
với dự toán tỉnh giao và Nghị quyết HĐND huyện giao (11.000 triệu đồng).
+ Thuế nhà đất: Ước thực hiện năm 2010 là 1.350 triệu đồng, đạt 103,8% so với dự toán tỉnh giao và Nghị quyết HĐND huyện giao 1.350/1.300trđ.
Tuy nhiên, tình hình thu ngân sách năm 2010 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:
- Mặc dù tổng thu ngân sách vượt kế hoạch đề ra nhưng vẫn còn có một số nguồn thu không đạt kế hoạch đề ra, như thu tiền sử dụng đất và thu khác ngân sách. Đặc biệt, nguồn thu tiền sử dụng đất chỉ đạt 95% so với dự toán tỉnh giao và chỉ đạt 73,1% so với Nghị quyết HĐND huyện giao. Do đó đã ảnh hưởng đến cấp phát vốn và tiến độ thi công các công trình thuộc ngân sách huyện, nhất là các công trình trọng điểm, bức xúc.
Nguyên nhân của hạn chế trên là do:
- Cơ chế chính sách thu của Nhà nước có sự thay đổi nên làm cho các khoản thu khác ngân sách, các khoản thu từ huy động sức dân bị hụt ngay từ khi xây dựng dự toán đầu năm và giảm so với cùng kỳ.
- Chỉ số giá cả các mặt hàng chủ yếu liên tục tăng, sức mua giảm, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của các thành phần kinh tế.
2. Chi ngân sách nhà nước
* KN: Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định
* Nội dung của chi ngân sách nhà nước:
+ Chi sự nghiệp kinh tế
+ Chi cho y tế
+ Chi cho giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học
+ Cho cho văn hóa thể dục thể thao
+ Chi về xã hội
+ Chi quản lí nhà nước,Đảng, đoàn thể
+ Chi cho an ninh quốc phòng
+ Chi khác: như chi viện trợ cho vay, trả nợ gốc và lãi
*Như bạn đã thấy thì ngân sách nhà nước được thu và chi như trên:
Tổng thu ngân sách năm 2007 là 287.000 tỷ đồng và Việt Nam chúng ta thì hiện nay năm nào cũng thâm hụt ngân sách có nghĩa là chi nhiều hơn thu,năm 2007 là chi 368.000 tỷ đồng.để thực hiện được điều đó thì chúng ta phải vay.
VD: Tình hình thực hiện chi ngân sách nhà nước năm 2010:
Tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách huyện “HÀM THUẬN BẮC Ở BÌNH THUẬN” năm 2010:
+ Chi theo chỉ tiêu pháp lệnh: 205.902 triệu đồng đạt 110,9% so với dự toán huyện giao (185.643 triệu đồng).
+ Chi cân đối ngân sách: 195.302 triệu đồng, đạt 110,3% so với dự toán huyện giao (177.043 triệu đồng).
+ Chi xây dựng cơ bản: 22.046 triệu đồng, trong đó: Vốn XDCB tập trung năm 2010:14.900 triệu đồng
+ Vốn chương trình mục tiêu: 7.146 triệu đồng. Gồm:
Chương trình 135 và các dự án lớn: 1.555 triệu đồng.
Vốn tỉnh hỗ trợ quỹ đất 7 ha, Hàm Thắng: 3.270 triệu đồng.
Vốn chương trình nước sạch: 600 triệu đồng.
Vốn khắc phục lũ lụt năm 2010: 1.630 triệu đồng.
+ Chi hành chính sự nghiệp: 162.323 triệu đồng, đạt 103,7% so với dự toán huyện giao (156.462 triệu đồng). Trong đó:
+ Chi sự nghiệp kinh tế: 4.297 triệu đồng, đạt 105,6% so với dự toán huyện giao (4.069 triệu đồng).
+ Chi quản lý hành chính: 35.486 triệu đồng, đạt 108,9% so với dự toán huyện giao (32.586 triệu đồng).
+Chi khác ngân sách: 10.933 triệu đồng.
Trong đó:
Chi quốc phòng: 2.665 triệu đồng, đạt 138,1% so với dự toán huyện giao.
Chi an ninh: 2.110 triệu đồng, đạt 109,0% so với dự toán huyện giao.
Chi khác ngân sách: 6.158/1.090 triệu đồng, đạt 565% so với dự toán huyện giao.
Chi theo chỉ tiêu phấn đấu: 4.000 triệu đồng, đạt 100% (4.000 triệu đồng).
Chi trợ cấp ngân sách xã: 23.576 triệu đồng. Trong đó, trợ cấp cân đối ngân sách cấp xã là 14.398 triệu đồng, đạt 100% dự toán năm.
Tuy nhiên, tình hình chi ngân sách năm 2010 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:
- Tình hình nợ tồn đọng thuế ngoài quốc doanh, thuế nhà đất vẫn còn phổ biến, nhưng biện pháp xử lý chưa mạnh nên chưa tác động tích cực.
III. VIỆC THU CHI HỢP LÝ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, DOANH NGHIỆP.
- NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. NSNN là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.
- Đối với doanh nghiệp:Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp).
Có thể hình dung NSNN như một "nồi cơm chung" hay quỹ chi tiêu của một gia đình lớn, trong đó có sự đóng góp bắt buộc của những "đứa con" doanh nghiệp - thông qua thuế TNDN:
Thuế TNDN - loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp - xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế. Hiện nay ở các nước phát triển, thuế TNDN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập.
Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của NSNN. Theo Báo cáo các khoản thu NSNN của Bộ Tài chính năm 2009, thuế TNDN đóng góp tới 32,3% cho NSNN trong năm 2008 và ước chiếm tới 35,9% trong năm 2009.
Đóng góp này góp phần rất lớn để giúp khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước đồng thời giúp Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Theo quyết định trên, sẽ gia hạn nộp thuế TNDN trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày hết hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế đối với: số thuế TNDN phải nộp năm 2010 của doanh nghiệp nhỏ và vừa; số thuế TNDN phải nộp năm 2010 từ hoạt động sản xuất, gia công dệt, may, da, giày, dép của doanh nghiệp.
Thuế TNDN, nguồn thu quan trọng của NSNN
Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình. Đứng về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
VD: Đến 31.12.2010, số thu nộp ngân sách nhà nước toàn ngành hải quan vượt 37,6% so dự toán, vượt 25% so kế hoạch phấn đấu và tăng 25,3% so cùng kỳ năm 2009
Thu ngân sách nhà nước ngành hải quan năm 2010
Đối với cá nhân:Đồng thời, Nhà nước có thể dùng ngân sách để trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt...
IV. VIỆC THU CHI KHÔNG HỢP LÍ CỦA NHÀ NSNN VỚI CÁ NHÂN, DOANH NGHIỆP.
NSNN trong một thời kỳ (1 năm, 1 chu kỳ kinh tế) là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu của thời kỳ đó sẽ dẩn đến Bội chi NSNN
Nguyên nhân bội chi NSNN:
Có 2 nguyên nhân cơ bản gây ra bội chi NSNN:
- thứ nhất là tác động của chu kỳ kinh doanh. Khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ.
- thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu.
VD:
1.Việc thu không hợp lí của NSNN với cá nhân và doanh nghiệp
- Ngân sách của chúng ta hiện nay chưa ổn định, thiếu tính bền vững.
+ Thứ nhất là thu nội địa chỉ chiếm trên 50% tổng số thu, còn lại là thu từ xuất khẩu dầu thô, thuế nhập khẩu. Do đó, khi kinh tế thế giới có những ảnh hưởng dù rất nhỏ cũng ảnh hưởng đến ngân sách.+ Thứ hai, tỷ trọng thu thuế gián thu (thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt) quá lớn và chủ yếu đánh vào người tiêu dùng, còn thuế trực thu (thu từ kết quả kinh doanh, thu nhập DN, thu nhập cá nhân) chiếm tỷ trọng nhỏ. Ở các nước, nguồn thu thuế chủ yếu là thuế thu nhập cá nhân điều tiết trực tiếp từ thu nhập của người lao động, nên ổn định hơn rất nhiều.
Nguyên nhân gây thâm hụt ngân sách nhà nước
Thâm hụt ngân sách do rất nhiều nguyên nhân:
Thất thu thuế nhà nước
- Thuế là nguồn thu chính và bền vững nhất cho ngân sách nhà nước bên cạnh các nguồn thu khác như tài nguyên, doanh nghiệp nhà nước, vay, nhận viện trợ…tuy nhiên, do hệ thống pháp luật ta còn nhiều bất cập, sự quản lí chưa chặt chẽ đã tạo kẻ hở cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng để trốn thuế, gây thất thu một lượng đáng kể cho ngân sách nhà nước…
-VD: trong năm 2008 lượng thuốc lá nhập lậu vào nước ta đã làm thất thu thuế, lấy đi của ngân sách nhà nước 2.500- 3000 tỉ đồng. Ngoài ra, lượng thuốc lá nhập lậu còn làm chảy máu ngoại tệ của đất nước khoảng 200 triệu USD/năm, làm gia tăng thất nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế.
Đầu tư công kém hiệu quả
- VD: Trong 2 năm 2007 và 2008, nước ta đã tiếp nhận một lượng vốn rất lớn từ bên ngoài. Nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình trọng điểm quốc gia phục vụ lợi ích phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng đầu tư dàn trải gây lãng phí ở các địa phương vẫn chưa được khắc phục triệt để, tiến độ thi công những dự án trọng điểm quốc gia còn chậm và thiếu hiệu quả, đã gây lãng phí nguồn ngân sách nhà nước và kiềm hãm sự phát triển của các vùng miền, là nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước.
Nhà nước huy động vốn để kích cầu
-VD: Chính phủ kích cầu qua 3 nguồn tài trợ chính là: Phát hành trái phiếu Chính phủ, miễn giảm thuế và sử dụng Quỹ dự trữ nhà nước. Sử dụng gói giải pháp kích cầu một mặt làm kích thích tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sẽ làm mức thâm hụt ngân sách tăng rất cao khoảng 8-12%GDP
2.việc chi không hợp lí của NSNN với cá nhân và doanh nghiệp
Nhà nước Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên
- Đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng về ngân sách áp lực bội chi ngân sách (nhất là ngân sách các địa phương). Chúng ta có thể thấy, thông qua cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và cơ chế bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.. Vì vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư sẽ đòi hỏi bảo đảm nguồn chi thường xuyên để bố trí cho việc vận hành
các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Chính điều đó luôn tạo sự căng thẳng về ngân sách.Để có nguồn kinh phí hoặc phải đi vay để duy trì hoạt động hoặc yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách, cả hai trường hợp đều tạo áp lực bội chi NSNN.
Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn.
Người tiêu dùng và doanh nghiệp nặng gánh - Trước hết, với mức nhập khẩu lên đến 84 tỉ USD trên GDP 102 tỉ USD năm 2010, trong đó chỉ 10% là hàng tiêu dùng, 20% là trang thiết bị, máy móc, còn lại khoảng 70% là đầu vào cho hoạt động kinh tế như xăng dầu, sắt thép, bông sợi.... Việc điều chỉnh tỉ giá lần này sẽ dẫn đến tăng giá đáng kể các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu kể trên và qua đó tác động tới giá thành sản phẩm và giá mua của người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu mức tăng giá, ước tính khoảng 3% từ
sự điều chỉnh tỉ giá này.
VD: lạm phát sảy ra làm cho đồng tiền Việt Nam mất giá
- Giá một số mặt hàng đã tăng lập tức, như gas, ô tô và khó tránh khỏi việc tăng giá các mặt hàng khác trong thời gian tới do giá đầu vào nhập khẩu tăng lên khoảng 10%.
- Với việc điều chỉnh tỉ giá cao như vậy, lạm phát năm 2011 đã được kích hoạt và nhiệm vụ của các doanh nghiệp là điều chỉnh sản xuất - kinh doanh để tiếp tục hoạt động trên mặt bằng tỉ giá và giá cả mới.- Nợ của doanh nghiệp sẽ tăng thêm và những doanh nghiệp chưa thanh toán các khoản tín dụng có thể phải chi thêm một khoản lớn. Nợ của chính phủ cũng sẽ tăng tương ứng với mức điều chỉnh tỉ giá và ngân sách sẽ chịu thêm gánh nặng này.
V. GIẢI PHÁP
- Cá nhân, tổ chức chỉ được góp vốn thành lập 1 ngân hàng thương mại mỗi cá nhân hoặc tổ chức và người có liên quan của cá nhân hoặc tổ chức đứng đơn chỉ được tham gia góp vốn thành lập một ngân hàng.
- Cần hiều chính sách đồng bộ: + Tăng niềm tin vào VND là mục tiêu tối hậu phải đạt được, song không dễ. NHNNchỉ nói “điều hành tỉ giá chủ động” mà không cho biết lộ trình hay nguyên tắc khi nào điều chỉnh, theo tín hiệu nào nên người dân và doanh nghiệp vẫn tiếp tục nghe ngóng.
+Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đã bị đô-la hóa ở mức đáng kể, vàng không chỉ được sử dụng như phương tiện cất giữ mà còn được tham gia vào quá trình thanh toán thì việc ổn định kinh tế vĩ mô và tăng niềm tin vào VND đòi hỏi phải có các biện pháp hữu hiệu, đồng bộ trong chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ như giảm bội chi ngân sách, cắt giảm các công trình đầu tư kém hiệu quả, tăng hiệu quả đầu tư Nhà nước, minh bạch cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước... +Chính bội chi ngân sách, đầu tư công kém hiệu quả đã gây ra hậu quả mà chính sách tiền tệ, tín dụng phải gánh chịu, dẫn đến lạm phát và giảm sức mua của đồng tiền Việt Nam.
+Vấn đề thiếu hụt ngân sách thường làm đau đầu các chính trị gia giữa một bên là phát triển bền vững, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế với một bên là nguồn lực có hạn. Đòi hỏi các chính trị gia phải lựa chọn để phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế và sự phát triển trong tương lai, bảo đảm nhu cầu tài trợ cho chi tiêu cũng như đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm cho nợ quốc gia ở mức hợp lý
Có nhiều cách để chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách như tăng thu từ thuế, phí, lệ phí; giảm chi ngân sách; vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài; phát hành tiền để bù đắp chi tiêu;… Sử dụng phương cách nào, nguồn nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia.
VI. MỤC TIÊU THU CHI NSNN NĂM 2011
Dự toán thu chi ngân sách Nhà nước năm 2011
-Bộ Tài chính vừa công bố dự toán thu chi ngân sách năm 2011. Theo đó, dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2011 là 595.000 tỷ đồng, tăng 12,7% so với ước thực hiện năm 2010; dự toán chi ngân sách là 725.600 tỷ đồng.
+Trong đó, thu nội địa từ hoạt động sản xuất - kinh doanh (không kể thu tiền sử dụng đất): 352.000 tỷ đồng, tăng 19,3% so ước thực hiện năm 2010. , Cụ thể, dự toán thu từ khu vực kinh tế quốc doanh tăng 19,9%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,8%; thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh tăng 22,2%; thu thuế thu nhập cá nhân tăng 23,7% so với ước thực hiện năm 2010.
+Thu tiền sử dụng đất: 30.000 tỷ đồng. Về quy mô dự toán thu nội địa (bao gồm cả thu từ đất đai) năm 2011, có 17 địa phương đạt trên 3.000 tỷ đồng, trong đó 11 địa phương thu trên 5.000 tỷ đồng, tăng 1 địa phương so với ước thực hiện năm 2010 (Khánh Hoà); 29 địa phương thu đạt từ 1.000 - 3.000 tỷ đồng, tăng 4 địa phương so với ước thực hiện năm 2010 (Sơn La, Quảng Bình, Phú Yên, Kon Tum); 12 địa phương thu đạt từ 500 - 1.000 tỷ đồng; chỉ còn 5 địa phương thu dưới 500 tỷ đồng, giảm 1 địa phương (Ninh Thuận) so với ước thực hiện năm 2010.
+Thu dầu thô: Dự kiến đạt 69.300 tỷ đồng, trên cơ sở dự kiến sản lượng đạt 14,02 triệu tấn, giá bình quân đạt 77 USD/thùng.
+Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu và Thu viện trợ không hoàn lại
+Ngoài ra, theo kế hoạch năm 2011 phát hành 45.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để tiếp tục thực hiện các dự án giao thông, thuỷ lợi và kiên cố hoá kết hợp chuẩn hóa trường lớp học, thực hiện đầu tư, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, đa khoa khu vực liên huyện, trạm y tế xã, bệnh viện lao… Tính cả nguồn trái phiếu Chính phủ và nguồn đầu tư từ nguồn thu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_thuyet_trinh_8149.doc