Tiểu luận Logic và tiếng việt, những câu chuyện trí tuệ về lập luận logic

MỤC LỤC I. Khái lược logic học 1. Logic học 2. Logic và ngôn ngữ II. Lập luận logic 1. Lập luận logic 2. Lập luận trong những câu chuyện trí tuệ người xưa 2.1. Lập luận theo logic 2.2. Lập luận theo logic tự nhiên 2.3. Sự so sánh trong lập luận 2.4. Lí lẽ nguỵ biện III. Kết luận Tài liệu tham khảo 1. Lập luận logic Lập luận là một hoạt động ngôn từ. Bằng công cụ ngôn ngữ, người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một/một số kết luận hay chấp nhận một/một số kết luận nào đó. Trong một lập luận, có ba thành tố logic là: -Tiền đề (luận cứ): là một hoặc nhiều dữ kiện xuất phát làm căn cứ cho lập luận, từ đó suy ra dết đề. -Kết đề: là một khẳng định đích hay là một khẳng định mục tiêu. -Lí lẽ (còn gọi là luật suy diễn hay là luận chứng): là những yếu tố mà nhờ đó từ tiền đề chúng ta suy ra kết đề.

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2520 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Logic và tiếng việt, những câu chuyện trí tuệ về lập luận logic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Logic và tiếng việt, những câu chuyện trí tuệ về lập luận logic I. Khái lược logic học 1. Logic học Logic học đã phát triển từ rất sớm ở các nước Hi Lạp, Trung Quốc và ấn Độ, trong đó nổi bật nhất là ở Hi Lạp. Logic học được hình thành từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên với tên tuổi của nhà triết học vĩ đại Aristote (384-322tcn), ông là người sáng lập ra ngành khoa học này. Thuật ngữ logic nguyên là một từ gốc Hi Lạp (logike) với ý nghĩa là một môn khoa học về tư duy và từ này lại bắt nguồn từ một từ khác logos có nghĩa là "lời nói", "trí tuệ", "lập luận". Thuật ngữ này đi vào tiếng La tinh thành logica. Từ này là nguồn gốc của hàng loạt từ cùng nghĩa trong các ngôn ngữ ở châu âu như: logika (Nga, Ba Lan), logic (Anh), logique (Pháp),... Từ logic của tiếng Việt bắt nguồn từ logique - một từ Pháp xuất hiện vào thế kỷ XIII. Thuật ngữ này trước đây còn gọi là "luận lý học", "lý học". Thuật ngữ logic thường được sử dụng với hai nghĩa sau: Khoa học về hình thức và quy luật của tư duy. Nghiên cứu tư duy với tư cách là hệ thống ánh phản về giới hiện thực được xem xét dưới góc độ tính chân thực hay giả dối của các ánh phản ấy. Tức là nó nghiên cứu những quy luật và hình thức suy luận của tư duy nhằm đi tới sự nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan. Những mối liên hệ tất yếu có tính quy luật giữa các sự vật và các hiện tượng trong hiện thực khách quan cũng như giữa những ý nghĩ, tư tưởng trong tư duy, trong lập luận của con người. Cho tới nay, sự phát triển của logic học đã trải qua nhiều giai đoạn và đạt được những thành tựu to lớn, nó chiếm một vị trí vô cũng quan trọng trong đời sống. Có thể nói trong mọi môn học, trong mọi nghề nghiệp chúng ta đều phải sử dụng "tính logic" của nó. Nhờ logic mà môn học đó có tính chặt chẽ và chính xác hơn, trong công việc nhờ logic sẽ giúp chúng ta thành đạt hơn. Và một điều hiển nhiên chúng ta rất dễ nhận biết đó là trong cuộc sống hàng ngày thường xuyên nghe những câu "không logic", "nói chẳng ăn khớp gì hết", "nói như vậy là có lý", "mâu thuẫn", rồi những cuộc suy luận, tranh luận vẫn thường xuyên xảy ra. Vậy thì vì sao lại có những câu nói như vậy và để giải quyết vấn đề đó như thế nào logic học sẽ cung cấp cho ta một công cụ phân tích, trả lời những câu hỏi đó. 2. Logic và ngôn ngữ Phương tiện để trình bày logic đó lại là ngôn ngữ, ngôn ngữ là phương tiện duy nhất để chuyển tải logic một cách rõ ràng và có hệ thống, cụ thể là qua tiếng Việt. Tiếng Việt là một siêu ngôn ngữ để miêu tả logic và chúng có mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau. Logic và ngôn ngữ đều là những hệ thống kí hiệu. Chúng có nhiều điểm giống và điểm khác biệt nhau. Đặc điểm Logic Ngôn ngữ Kí hiệu - Nhân tạo và hình thức. Do vậy là những kí hiệu thuần nhất, đơn trị và bất biến - Tự nhiên, nên biến đổi và đa trị. Chúng chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác như thay đổi theo thời gian, thời đại, thay đổi theo không gian và tạo ra các vùng phương ngữ, thay đổi theo giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hoá,... Đơn vị - Đơn vị cơ bản là khái niệm và phán đoán (còn gọi là mệnh đề) - Phán đoán chỉ tương ứng với câu tường thuật -Từ (cấp độ từ) và câu (cấp độ câu). -Ngoài ra ngôn ngữ còn có âm vị (thuộc cấp độ ngữ âm) -Ngôn ngữ còn có những câu khác nữa không phải là phán đoan: câu cảm thán, mệnh lệnh, cầu khiến,... Cú pháp Logic dùng các tác tử logic dể tạo phán đoán mới từ một hay nhiều phán đoán đã biết. Ngôn ngữ cũng có những liên từ tương ứng và có chức năng tương tự như các liên từ logic. - Người ta quan tâm đến giá trị chân lý của các phán đoán. -Quan tâm tới phương diện hình thức cấu tạo- logic đơn trị về cấu trúc. - Cần đúng theo nguyên tắc cú pháp và phương diện ngữ nghĩa. -Do có nhiều cách diễn đạt của cùng một nội dung nên có hiện tượng đa trị về cấu trúc Quy luật -Là những quy luật, quy tắc hình thức, phổ quát và cố định. -Suy luận hoàn toàn hình thức. -Quy luật quy tắc của ngôn ngữ, bên cạnh đặc điểm hình thức còn phụ thuộc vào nội dung. Ngoài cái phổ quát chung cho mọi ngôn ngữ còn có đặc thù cho từng ngôn ngữ riêng. -Ngoài suy luận hình thức như logic còn suy luận qua cấu trúc, ngữ cảnh, tri thức,... Tuy có sự khác biệt nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ vô cùng khăng khít với nhau. Ngôn ngữ là phương tiện để thể hiện logic, nhờ có ngôn ngữ mà ta mới thấy được logic chặt chẽ như thế nào và ngược lại chính nhờ logic mà ta thấy được "tính giá trị của ngôn ngữ", sự luân chuyển linh hoạt, đa dạng, phong phú của ngôn ngữ. Hơn thế nữa, chúng ta thấy được tư duy sâu sắc nhạy bén của con người, khả năng vận dụng ngôn ngữ logic vào cuộc sống một cách nhuần nhuyện và tinh tế. II. Lập luận logic 1. Lập luận logic Lập luận là một hoạt động ngôn từ. Bằng công cụ ngôn ngữ, người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một/một số kết luận hay chấp nhận một/một số kết luận nào đó. Trong một lập luận, có ba thành tố logic là: -Tiền đề (luận cứ): là một hoặc nhiều dữ kiện xuất phát làm căn cứ cho lập luận, từ đó suy ra dết đề. -Kết đề: là một khẳng định đích hay là một khẳng định mục tiêu. -Lí lẽ (còn gọi là luật suy diễn hay là luận chứng): là những yếu tố mà nhờ đó từ tiền đề chúng ta suy ra kết đề. Sơ đồ khái quát của một lập luận: D C (tiền đề, sự kiện) (kết đề) L (lí lẽ, luật suy diễn) Đi vào cụ thể chúng ta sẽ thấy nhiều nhà khoa học đã sử dụng logic lập luận trong nghiên cứu, trong việc diễn đạt ngôn từ, tư duy thể hiện tài trí trong ứng biết và sáng tạo. Câu chuyện: Có hai người bạn tham ăn ngồi ăn cơm với nhau nhưng muốn tỏ ra lịch sự. Khi trong đĩa chỉ còn hai miếng thịt gà, một to, một nhỏ thì họ đều ngồi im chờ đợi. Cả hai đều nghĩ: "Nếu anh ta gắp thịt gà trước, thì anh ta sẽ gắp miếng nhỏ để tỏ thái độ lịch sự". Họ chờ mãi, một lúc lâu sau một anh đã gắp miếng thịt gà to lên. Thấy vậy người kia lập tức mắng bạn mình: - Bác thật là thiếu lịch sự! Nếu là người lịch sự, khi gắp trước bác phải gắp miếng bé trước chứ! Người thứ nhất hỏi lại: - Nếu là bác thì bác sẽ gắp miếng nào? - Tất nhiên là gắp miếng bé rồi! Người kia bực tức trả lời. - Vậy thì đằng nào miếng to cũng là của tôi, thưa bác! Người thứ nhất mỉm cười và tiếp tục ăn. 2. Lập luận trong những câu chuyện trí tuệ người xưa Lập luận có nhiều cách khác nhau được con người áp dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống. Có các dạng lập luận như: - Lập luận theo logic - Lập luận theo logic tự nhiên - Chứng minh và bác bỏ - Ngộ biện và nguỵ biện Trong mỗi dạng này lại có những cách lập luận chi tiết hơn. Trong giới hạn của mình, ở bài viết này chỉ đưa ra một số dạng lập luận được các nhà trí tuệ xưa đưa vào áp dụng một cách rất hóm hỉnh và thông minh. 2.1. Lập luận theo logic Trong logic, từ một hoặc một số mệnh đề (còn gọi là phán đoán) đã biết, ta suy ra được một mệnh đề mới thì sự suy ra đó được gọi là một phép suy luận, phép suy diễn hay một lập luận. Câu chuyện dưới đây cho ta thấy tài lập luận của Khổng Dung theo quy luật logic "Khổng Dung là nhà văn học cuối thời Đông Hán (153-208). Có một lần ông tìm cách vào gặp Lý Nguyên Lễ (làm Tư lệ Hiệu uý- tương đương với chức thái thú). Vào gặp Lý Nguyên Lễ với tái ứng đáp khéo léo nên ông được mọi người ca ngợi là thần đồng. Chỉ riêng có quan đại phu đại trung Trần Vi là cho bình thường nói: - Lúc bé thông minh lanh lợi, lớn lên chưa chắc đã có gì đáng kể! Khổng Dung bình tĩnh đáp lễ Trần Vi: - Tôi nghĩ, Trần đại nhân lúc nhỏ nhất định là rất thông minh lanh lợi. Trần Vi nghĩ: "Đó chẳng phải là dùng lời của ta để trừng trị ta đó sao. Nó nói ta lúc nhỏ thông minh, tức là nó nói ta bây gì chỉ là con người ngu đần thô lỗ chứ gì?". Tức thì sắc mặt Trần Vi đỏ nhừ xấu hổ còn mọi người ai nấy đều tủm tỉm cười vị một đại quan đã thua trí tuệ của một đứa trẻ con.” Loại hình tam đoạn luận: - loại hình III Tiền đề 1: M P Tiền đề 2: M S Kết đề: S P 2.2. Lập luận theo logic tự nhiên Lí lẽ ở lập luận này là theo những tri thức, phong tục, tập quán, nhân sinh quan.. của một xã hội, của một dân tộc mà hầu hết cá thể sống trong xã hội đó đều tôn trọng và tuân thủ. Đó là những lí lẽ theo logic tự nhiên. Lí lẽ ở phần này rất phong phú và đa dạng, nó là lí lẽ về mọi phương diện của cuộc đời người sống trong trời đất. Với câu chuyện dưới đây chúng ta sẽ thấy được mối quan hệ giữ logic và hình thức ngôn ngữ trong lập luận tự nhiên. ở đây những quan hệ logic dẫn tới những phép suy luận, cũng gọi là những lập luận thì đa dang và phong phú chứ nó không chỉ gói gọn trong những giá trị đúng sai giữa một số kiểu phán đoán. Do đó những phương pháp và hình thức ngôn ngữ cũng đa dạng hơn nhiều. Quá trình lập luận còn liên quan tới những luật của tư duy và luật của ngôn từ. Logic của lập luân là thứ logic của ngôn từ hàng ngày, thứ logic tự nghiên, chứ không chỉ là các hệ logíc hình thức. Đó là thứ "logic tự nhiên" của tư duy và cảu ngôn từ, một thứ logic "không mẫu mực". "Ngoài phố không có đèn. Một đêm, quan phủ doãn đi trên phố hẹp và va phải một người khác. Ông ta bực mình quá, đến sáng hôm sau ông ta cho ra lời yết thị: "Những ai đi ra ngoài đường vào ban đêm phải mang một chiếc đèn lồng". Đêm đó, quan phủ doãn đi trên phố lại va phải một người. Ông ta mắng họ: - Nhà ngươi không đọc yết thị của ta hay sao? - Dạ, con có đọc rồi. Người kia trả lời. Quan hỏi: - Thế tại sao nhà ngươi không mang đèn hả? - Dạ, có ạ. Con có đèn đây ạ!. Người kia trả lời Quan lại hỏi: - Thế tại sao không có nến trong đó? - Yết thị chỉ ra lệnh cho dân chúng mang đèn thôi ạ. Nó chẳng nói gì đến nến cả, thưa ngại! Người nọ trả lời. Sáng hôm sau, quan phủ doãn cho ra lời yết thị khác: "Những ai đi ra ngoài đường vào ban đêm phải mang đèn, trong đèn phải có nến" Đêm đó, quan ra ngoài đường lại va phải một người. Ông ta lại trách mắng người đó: - Tại sao nhà ngươi không có đèn, có nến hả? - Dạ thưa ngài con có cả hai đấy chứ ạ. Người nọ trả lời. - Thế tại sao người không thắp nó lên? Quan hỏi - Nhưng điều đó lại không nghi trong yết thị. Người nọ đáp. Sáng hôm sau, quan phủ doãn cho ra lời yết thị khác: "Những ai đi ra ngoài đường vào ban đêm phải mang đèn, trong đèn phải có nến và nến phải đước thắp sáng" Một đêm, quan phủ doãn phải đi công cán ra ngoài đường, ông lại va phải một người có đèn, trong đèn có nền, nhưng cây nến đó đã cháy hết rồi. Ông ta lại mắng người nọ, nhưng người nọ nói: - Thưa quan lớn! Yết thị không ra lệnh rằng dân chúng phải châm cây nến khác khi cây nến trươc bị cháy hết ạ !..........." 2.3. Sự so sánh trong lập luận So sánh là một phương thức của chứng minh nhằm tăng cường thêm lí lẽ cho lập luận. Bằng loại so sánh khách quan, người nói làm vấn đề được sáng tỏ hơn, minh hoạ rõ ràng cho một tư tưởng, một lập luận và do vậy gây hiệu quả tâm lý, nhận thức ở người nghe. Theo phương thức này, muốn chứng minh một phán đoán B cần dựa trên những luận cứ, những phán đoán khác, gọi chung là A. Quá trình suy từ A ra B được dựa trên một chuỗi các lập luận sứp xếp theo một trật tự xác định. Như vậy, theo như sơ đồ của lập luận ta có ba yếu tố logic là: luận đề, luận cứ và lí lẽ (hay là luận chứng). Bằng phương pháp so sánh, câu chuyện dưới đây cho ta thấy tên vệ sĩ đã dùng một chuỗi các lập luận để khuyên can vua: "Thời kỳ Xuân Thu, vua nước Ngô muốn xưng bá bằng cách xuất binh đi đánh nước Sở mà không liệu sức mình yếu. Nhiều vị đại thần khuyên can nhưng vua không nghe còn đe doạ chém đầu. ở trong cung có một tên vệ sĩ trẻ tuổi đã nghĩ ra một cách. Trong suốt 3 ngày tên vệ sĩ này cứ vào vườn thượng uyển trong tay cầm một chiếc nỏ hết rình phía tây lại ngó phía đông ngay đến quần áo bị sương làm ướt hết mà tên lính này cũng không để ý gì đến. Thấy lạ Ngô vương bên gọi tên vệ sĩ đến hỏi: - Tên kia, tại sao mày cứ đi lại rình mò ở trong vườn đã mấy ngày nay để ướt hết cả quần áo thế? Tên vệ sĩ thưa: - Tâu bệ hạ, bề tôi đang quan sát một sự việc cực ký lí thú - trong vườn có một ngọn cây, trên cây có mọt con ve sầu, nó uống nước sương ở trên đỉnh ngọn cây cao, rồi kêu lên những tiếng kêu đắc ý. Thế nhưng nó không hề hay biết có một con bọ ngưa đang núp ở đằng sau lưng nó cong mình lại, giương cao chiếc kiếm ở đằng trước chuẩn bị vồ bắt nó! Vậy mà con bọ ngựa này cũng hoàn toàn không ngờ được ở đằng sau vườn có một con chim sẻ đang vươn dài cổ sắp sửa mổ nó. Trái ngược lại, con chi sẻ kia căn bản không biết được kẻ bầy tôi này đang cầm cung nhằm trúng vào ngực nó. - Quả thực rất thú vị! - Ngô vương cười. - Thưa bệ hạ tôn kính! - Tên vệ sĩ nói tiếp - Ve sầu, bọ ngựa, chim sẻ chỉ nghĩ tới lợi ích ở trước mắt chúng, mà không hề nghĩ suy tới nỗi hiểm nguy ẩn tàng ở sau lưng mình. Vua Ngô trầm mặc hồi lâu, bỗng hiểu được là tên vệ sĩ đã dùng ngụ ngôn để can khéo mình, để mình đình chỉ cuộc tiến công nước Sở, liền cười khà khà: - Người kể câu chuyện có lí! Và rồi Ngô vương truyền lệnh huỷ bỏ kế hoạch tiến đánh nước Sở. " - Tiền đề hay luận cứ: vua nước Ngô muốn xưng bá bằng cách đi đánh nước Sở - Luận đề: không suy nghĩ đến nỗi hiểm nguy, chỉ nghĩ tới cái lợi trước mắt - Lí lẽ: mượn hình ảnh so sánh các con vật đang rình rập vồ bắt nhau nhưng lại không hề đề ý đến những đối thủ mạnh hơn mình ở đằng sau nhằm ám chỉ đến nhà vua. 2.4. Lí lẽ nguỵ biện Những lí lẽ bề ngoài có vẻ rất logic, rất đúng bài bản lập luận, nhưng trong thực tế chứa đựng những điều sai lầm. Ở câu chuyện dưới đây ta sẽ thấy lí lẽ trong tranh cãi pháp lí. Từ một tiền đề, với những lí lẽ khác nhau sẽ cho ta những kết đề khác nhau: "Protago Ratxơ có một cậu học trò là Aioatơ. Trước khi nhận là học trò, hai người đã có một hợp đồng kí kết với nhau theo lời của Aioatơ: "Hễ sau khi học thành tài, trở thành luật sư, lần thứ nhất ra toà, chỉ cần con thắng kiện, con nhất định trả ngài một khoản tiền lớn." Sau một năm dạy dỗ, Protago Ratxơ thấy cậu học trò này đã vượt quá mình bèn bảo: - Này, học nghiệp của anh đã hoàn thành rồi đó! Anh có thể đi làm luật sư rồi. Lẽ dĩ nhiên, anh phải trả cho ta một khoản tiển lớn để làm học phí. Aioatơ nói: - Vâng, tất thảy đều theo hợp đồng mà làm. Khi nào còn thắng kiện ở pháp đình thứ nhất mới trả thày tiền học phí. Aioatơ có ý muốn chầy ỳ món tiền này, cho nên anh ta cố tình trì hoãn không đi làm thày cãi giúp người, chỉ chờ Protago tự tìm đến cửa nhà mình. Potago chờ mãi cũng không thấy Aioatơ đem tiền phí đến. Ông rất bực, liền khởi tố Aioatơ trước toà. ở phiên toà, Potago nói với học trò của mình: - Bây giờ, nếu anh giành được phần thắng trong vụ án của chúng ta, chiều theo hợp đồng, anh phải trao trả số tiền học phí cho ta; nếu anh thua kiện thì phải theo quyết định của toà án, mà hoàn trả học phí cho ta. Nói tóm lại, bất kể là anh thắng kiện hay là anh bại kiện, anh dều phải trả tiền học phí cho ta. Aioatơ đã liệu trước bèn trả lời thầy: - Nếu như con thắng kiện, thì sẽ căn cứ vào quyết định của quan toà, lẽ đương nhiên con không phải trả tiền học phí. Nếu như con thua kiện, thì sẽ theo căn cứ vào hợp đồng của chúng ta, con cũng không phải trả tiền học phí nữa, bởi vì trên hợp đồng đã ghi rõ, sau khi thắng kiện ở toà án lần thứ nhất mới phải trả tiền học phí cơ mà! Cho nên bất kể là con thắng cuộc hay thua cuộc con đều không phải trả tiền học phí cho thày! Potago không thắng nổi học trò của mình nên rất bực tức. Để giúp nguy cho Potago, ông chánh án đã nghĩ ra một kế: đầu tiên, ông chánh án thả khoá cho lần khởi tố thứ nhất của Protago, nhưng lại cho phép ông được khởi tố lần thứ hai. Thế rồi, sau đó ông chánh án lại tuyên phán Protago thắng kiện. Và như vây Aioatơ đã được thắng lần tố tụng thứ nhất, mà lần thố tụng thứ hai của anh ta đã thua. Do đó, vô luận là căn cứ vào hợp đồng, căn cứ vào xét xử của toà án, Aioatơ đều phải trả tiền học phí cho thày giáo. Aioa tơ gục đầu buồn bã ra khỏi phiên toà. Anh ta nghĩ: "Xem ra, ông chánh án còn thông minh hơn minh nhiều lắm!". - Tiền đề: Hễ sau khi học thành tài, trở thành luật sư, lần thứ nhất ra toà, chỉ cần con thắng kiện, con nhất định trả ngài một khoản tiền lớn. - Lí lẽ 1: Nếu học trò thắng kiện, chiểu theo hợp đồng sẽ phải trả cho Protago tiền học phí; nếu thua kiện thì chiểu theo luật pháp sẽ phải trả cho Protago tiền - Kết đề 1: Đều phải trả tiền. - Lí lẽ 2: Nếu Aioatơ thắng kiện thì theo luật pháp không phải trả tiền; còn nếu thua kiện thì theo bản hợp đồng cũng không phải trả tiền. - Kết đề 2: Đều không phải trả tiền. - Lí lẽ 3: Cho Aioatơ thắng kiện giả lần thứ 1 không có tính chất pháp lí (thoả mãn điều kiện của bản hợp đồng giữa Aioatơ); cho Protago thắng kiện chính thức lần thứ 2 (thoả mãn điều kiện của luật pháp). - Kết đề 3: Aioatơ phải trả tiền học phí cho thày giáo của mình. Như vậy ở đây ta bắt gặp nhiều hình thức nguỵ biện khác nhau trong tranh cãi pháp lí nó liên quan tới cơ sở logic, tới nghệ thuật ngôn từ, tới mưu mẹo. Đó là sự kết hợp hài hoà và khéo léo trong quá trình nguỵ biện. Tất cả đều có tính logic của nó. III. Kết luận Lập luận trong logic được áp dụng rất nhiều trong đời sống, nhiều khi chúng ta không biết đó chính là những suy luận, những lí lẽ có trong lập luận logic. Nhiều lí lẽ đưa ra là ngộ biện, phi logic,.. nhưng lại cũng có những lí lẽ đưa ra rất chắc chắn chính xác. Những điều đó đã giúp ích rất nhiều trong các lĩnh vực khoa học, chính trị, xã hội,.. của con người. Với một số ví dụ dẫn chứng trên về các dạng lập luận đặc trưng trong logic học, chúng ta đã thấy được lập luận logic đã đi vào thực tiễn trong cuộc sống của con người. Chúng đều đi theo mô hình chung của lập luận Qua đó chúng ta thấy được tầm quan trọng của logic học, giá trị đích thực của nó khi vận dụng vào thực tiễn. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Đức Dân, Nhập môn logic hình thức và logic phi hình thức, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Bùi Thanh Quất, Giáo trình logic hình thức. 3. Dương Thu ái (biên soạn), Chuyện xưa kể lại, tập 1, Nxb Hải Phòng, 1998. 4. Dương Thu ái (biên soạn), Chuyện xưa kể lại, tập 2, Nxb Hải Phòng, 1998. 5. Phạm Văn Bình, Truyện cười Việt Nam, tập 2, Nxb Hải Phòng, 1998. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnn07t.doc
Tài liệu liên quan