Tiểu luận Lồng ghép vấn đề giới vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông thôn

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển kinh tế là một phương tiện, không phải là đích cuối cùng. Mục đích cuối cùng là phát triển bền vững, phát triển lấy con người làm trung tâm và bình đẳng cho mọi thành viên trong xã hội. Do đó, phát triển nông thôn không thể đạt được sự bền vững, công bằng và hiệu quả nếu bỏ qua yếu tố giới. Vấn đề giới được nhìn nhận không chỉ như vấn đề nhân quyền và công bằng xã hội mà còn mang ý nghĩa kinh tế của thực tiễn phát triển. Chiến lược theo đuổi vấn đề công bằng giới vì vậy được ghi nhận là hết sức quan trọng cho phát triển bền vững, bao gồm cả mục tiêu kinh tế và xã hội (Ngân Hàng Thế Giới, 1995). Parpat (2000) cho rằng: Phát triển nữ quyền khẳng định rằng vấn đề giới được thiết lập trong tất cả các vấn đề phát triển. Họ cho rằng các thuyết phát triển như các nhà kinh tế chính trị và thuyết kinh tế cổ điển tập trung vào nhân tố sản xuất và giải quyết mối quan hệ kinh tế trong phát triển, họ đã đặt vấn đề giới bên ngoài khaí niệm phát triển. Những người theo trường phái nữ quyền cũng kết luận rằng các chính sách và hoạt động phát triển không thể thành công nếu không lồng ghép yếu tố giói. Việt Nam là một trong những quốc gia có chỉ số phát triển giới (GDI) khá cao. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách giữa nam và nữ giới trong phát triển. Vì vậy, lồng ghép vấn đề giới vào các chính sách và chương trình phát triển là một trong những chiến lược quan trọng của Chính phủ Việt Nam cũng như của các tổ chức hoạt động về phát triển tại Việt Nam. Trung Tâm Phát triển Nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Huế với chức năng đào tạo, nghiên cứu và tư vấn cho các hoạt động phát triển, đã và đang thực hiện một số hoạt động nghiên cứu và phát triển nông thôn trên địa bàn các tỉnh miền Trung. Các hoạt động của Trung tâm tập trung chủ yếu ở vùng núi - nơi cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, lồng ghép yếu tố giới vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển đã trở thành một trong những lưu ý quan trọng trong tiến trình hoạt động của Trung tâm. Báo cáo chia làm 3 chương, dài 15 trang

pdf15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lồng ghép vấn đề giới vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lồng ghép vấn đề giới vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông thôn ThS. Hoàng Thị Sen I. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển kinh tế là một phương tiện, không phải là đích cuối cùng. Mục đích cuối cùng là phát triển bền vững, phát triển lấy con người làm trung tâm và bình đẳng cho mọi thành viên trong xã hội. Do đó, phát triển nông thôn không thể đạt được sự bền vững, công bằng và hiệu quả nếu bỏ qua yếu tố giới. Vấn đề giới được nhìn nhận không chỉ như vấn đề nhân quyền và công bằng xã hội mà còn mang ý nghĩa kinh tế của thực tiễn phát triển. Chiến lược theo đuổi vấn đề công bằng giới vì vậy được ghi nhận là hết sức quan trọng cho phát triển bền vững, bao gồm cả mục tiêu kinh tế và xã hội (Ngân Hàng Thế Giới, 1995). Parpat (2000) cho rằng: Phát triển nữ quyền khẳng định rằng vấn đề giới được thiết lập trong tất cả các vấn đề phát triển. Họ cho rằng các thuyết phát triển như các nhà kinh tế chính trị và thuyết kinh tế cổ điển tập trung vào nhân tố sản xuất và giải quyết mối quan hệ kinh tế trong phát triển, họ đã đặt vấn đề giới bên ngoài khaí niệm phát triển. Những người theo trường phái nữ quyền cũng kết luận rằng các chính sách và hoạt động phát triển không thể thành công nếu không lồng ghép yếu tố giói. Việt Nam là một trong những quốc gia có chỉ số phát triển giới (GDI) khá cao. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách giữa nam và nữ giới trong phát triển. Vì vậy, lồng ghép vấn đề giới vào các chính sách và chương trình phát triển là một trong những chiến lược quan trọng của Chính phủ Việt Nam cũng như của các tổ chức hoạt động về phát triển tại Việt Nam. Trung Tâm Phát triển Nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Huế với chức năng đào tạo, nghiên cứu và tư vấn cho các hoạt động phát triển, đã và đang thực hiện một số hoạt động nghiên cứu và phát triển nông thôn trên địa bàn các tỉnh miền Trung. Các hoạt động của Trung tâm tập trung chủ yếu ở vùng núi - nơi cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, lồng ghép yếu tố giới vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển đã trở thành một trong những lưu ý quan trọng trong tiến trình hoạt động của Trung tâm. Bài viết này nhằm tổng kết một số kinh nghiệm thực tiễn về vấn giới trong phát triển nông thôn nhằm cải thiện sự bền vững của các hoạt động tư vấn và phát triển của Trung tâm trong thời gian tới, đồng thời nhằm chia sẻ kinh nghiệm với các bên liên quan có cùng mối quan tâm. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Mối quan hệ giữa bất bình đẳng giới và phát triển nông thôn Giới là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn nhân học, nói đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ. Giới đề cập đến việc phân công lao động, các kiểu phân chia nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ trong một bối cảnh cụ thể (Gendeen và Trần Thị Quế, 1999). Tổ chức Nông Lương thế giới FAO (1997) cũng cho rằng từ giới chỉ mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ, do xã hội xây dựng nên, không nói đến khía cạnh sinh học. Nhìn chung các khái niệm này đều cho rằng vấn đề giới là vấn đề xã hội, chúng không cố định mà luôn thay đổi theo đặc điểm văn hoá, phụ thuộc vào đẳng cấp, dân tộc, tuổi tác và thời gian. Phân tích giới trả lời các câu hỏi cơ bản: Ai làm gì? Ai sử dụng cái gì? Sử dụng thế nào và tại sao? Mục đích của phân tích giới không phải để tạo kiến thức riêng về phụ nữ mà để xem lại tiến trình hiện tại - như quản lý và sử dụng tài nguyên, những thay đổi và chuyển giao của nền kinh tế toàn cầu - để hiểu tốt hơn nhân tố giới. Mục đích của kiến thức này là để tránh những lỗi lầm trong phát triển và đáp ứng tốt hơn nhu cầu, cơ hội riêng của mỗi giới (FAO, 1997). Nghiên cứu của các chuyên gia phát triển đều đưa ra kết luận rằng ở rất nhiều vùng khác nhau trên toàn cầu, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển ở phía Nam vẫn tồn tại thiên lệch giới bất lợi cho phụ nữ. Đó chính là khoảng cách về giới hay còn gọi là bất bình đẳng giới. Theo tác giả Đỗ Thị Bình và Trần Thị Vân Anh (2003): Bất bình đẳng giới (gender inequality) chỉ sự khác biệt về cơ hội và quyền lợi của nữ và nam giới để đạt đến năng lực tối đa của mình hoặc để quyết định cuộc sống của bản thân hay toàn xã hội. Bất bình đẳng giới có thể thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau như về luật pháp, về cơ hội như việc tiếp cận đến các nguồn lực, thù lao trong công việc, giá trị của tiếng nói, quyền lực, v.v. Theo FAO (1997): Phụ nữ nông thôn là những người quản lý và sử dụng chủ yếu của rừng. Họ đóng vai trò quan trọng trong trong hệ thống canh tác tổng hợp cây lâu năm, cây hàng năm và chăn nuôi gia đình. Wickramasinghe (1991) tìm ra rằng phụ nữ ở Srilanca là những người tiên phong trồng cây nhờ kiến thức, kinh nghiệm và khả năng của họ. Ở Sawah Senpaden phụ nữ thuộc những tầng lớp xã hội thấp chịu gánh nặng của công việc sản xuất hàng hóa và cả công việc nội trợ. Tuy nhiên, họ sở hữu chỉ 11 % tài sản (Cecilia Ng., 1988). Thiếu hiểu biết về vai trò nhân ba của phụ nữ có thể dẫn đến sự thất bại của dự án (Moser, 1993). Ở Việt Nam, một số nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của phụ nữ nông thôn trong sản xuất và công việc nội trợ. Phụ nữ đã thực hiện nhiều hoạt động sản xuất và đã đóng góp đáng kể đến thu nhập gia đình. Họ tham gia không chỉ vào công việc sản xuất mà còn cả làm các công việc nội trợ. Vì vậy, vai trò nhân đôi của họ rất nặng nhọc (Đỗ Thị Bình và Lê Ngọc Lân, 1996). Một cuộc khảo sát ở đồng bằng sông Cửu Long đã chỉ ra rằng phụ nữ đã đóng góp 72% công việc sản xuất nông nghiệp và 82 % cho công việc nội trợ. Tuy nhiên trình độ văn hóa của họ khá thấp, họ đã không được hướng dẫn kỹ thuật (Luật và Sơn, 1992). Phụ nữ nông thôn phải làm nông nghiệp, các hoạt động phi nông nghiệp và công việc nội trợ. Tuy nhiên, thu nhập của họ từ các công việc này rất thấp (Anh, T.T.V. và Hùng L.N., 1996). Bất bình đẳng giới làm chậm bước tiến trình phát triển- do vậy nâng cao bình đẳng giới cần trở thành một phần của bất cứ chiến lược nào về phát triển bền vững nông thôn. Khoảng cách giới về quyền hạn, nguồn lực và tiếng nói chính trị thường gây bất lợi không chỉ cho giới chịu thiệt thòi mà nó cũng tác động tới các đối tượng khác trong xã hội và cản trở sự phát triển. Quan trọng hơn là cái giá của bất bình đẳng giới lại lớn hơn ở những nước có thu nhập thấp. Và trong từng quốc gia thì chúng lại lớn hơn với nhóm người nghèo. Đáng quan tâm nhất trong số những cái giá của của sự bất bình đẳng giới là chi phí mà nó áp đặt lên cuộc sống con người và chất lượng cuộc sống. Từ thực tiễn trong xã hội ở khắp các nước trên thế giới cho thấy, những xã hội có sự bất bình đẳng giới gay gắt và kéo dài sẽ phải trả giá bằng cảnh đói nghèo, suy dinh dưỡng, bệnh tật và thiếu thốn nhiều thứ khác nữa. Bất bình đẳng giới và cái giá phải trả cho phúc lợi con người: Bất bình đẳng giới làm tổn hại đến phúc lợi cá nhân. Ví dụ quyền hạn chế hơn của cá nhân trong tiếp cận đất đai, vốn hay các nguồn lực khác sẽ tước mất việc đảm bảo và duy trì cuộc sống hàng ngày của họ, làm họ phải lệ thuộc nhiều hơn vào người khác. Khoảng cách giới trong giáo dục đã gây ra sự khác biệt về năng lực cá nhân trong việc thu thập, xử lý thông tin và trong giao tiếp. Sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận đến các ngồn lực và quyền lực ảnh hưởng đến tính tự chủ của mỗi giới trong việc ra quyết định cho sự phát triển của bản thân cũng như gia đình. Điều này sẽ làm tăng tính phụ thuộc của cá nhân và tăng chi phí trong tiến trình phát triển. Chẳng hạn sự hạn chế về giáo dục, sức khoẻ và việc thiếu quyền tự chủ của người mẹ đã gây bất lợi trực tiếp cho con cái của họ, gây suy dinh dưỡng của trẻ em, làm tăng chi phí chống suy dinh dưỡng trong tiến trình phát triển nông thôn. Cái giá đối với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng là cái giá đối với sự phát triển nông thôn nói chung- bởi việc cải thiện chất lượng cuộc sống con người chính là mục đích cuối cùng của phát triển nông thôn. Khoảng cách giới ngăn cản sự tăng năng suất, hiệu quả và sự tăng trưởng kinh tế nông thôn: Sự thất học hay học vấn thấp của nam giới hay phụ nữ làm giảm năng suất và thu nhập của bản thân họ lẫn của cả nền kinh tế nông thôn. Nếu có sự bất bình đẳng trong giáo dục thiên lệch đối với phụ nữ hoặc nam giới có nghĩa là một nửa lực lượng lao động của nền kinh tế bị hạn chế về kiến thức, kỹ năng sản xuất hoặc hạn chế khả năng ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất vì vậy sẽ làm giảm năng suất và thu nhập của xã hội hay của nền kinh tế. Khoảng cách giới trong tiếp cận đến đất đai, vốn, thông tin khoa học kỹ thuật là nguyên nhân của việc giảm hoặc thiếu tư liệu sản xuất của một nửa lực lượng lao động trong sản xuất nông lâm nghiệp, điều này cũng là yếu tố quan trọng làm hạn chế sự tăng năng suất nông nghiệp và giảm thu nhập ở vùng nông thôn cũng như giảm năng suất và thu nhập của cả nền kinh tế. Khoảng cách giới trong cả giáo dục lẫn tiếp cận đến các nguồn lực cho sản xuất cũng là nhân tố làm hạn chế an toàn lương thực do bởi sự thiếu kỹ năng và kiến thức cũng như các nguồn lực thiết yếu khác như đất đai, vốn tín dụng, v.v. Ví dụ như ở Việt Nam, sự khác biệt về giới trong giáo dục đã làm cho nam nông dân thu nhận được kiến thức tốt hơn so với nữ nông dân về phòng trừ sâu bệnh hại (Chi và CTV, 1999). Điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Chuẩn mực và định kiến xã hội liên quan đến giới là yếu tố quan trọng quyết định thị trường cung cầu lao động trong một nền kinh tế. Vấn đề này dẫn đến sự bỏ qua một số lao động đủ năng lực hoặc thậm chí có năng lực tốt chỉ vì giới tính của họ. Điều này có thể sẽ bỏ qua việc sử dụng những lao động nữ có trình độ, kỹ năng và khả năng làm việc tốt, dẫn đến giảm năng suất của doanh nghiệp hay tổ chức đồng thời ảnh hưởng đến năng suất của cả nền kinh tế. Sự tồn tại và duy trì khoảng cách giới cũng là nguyên nhân của sự xuống cấp tài nguyên và làm tăng chi phí bảo tồn. Cả nam và nữ giới đều đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng tài nguyên như đất đai, nguồn nước, động thực vật hoang dã cho việc kiếm sống. Cả hai giới vì vậy có kiến thức riêng về sử dụng và bảo tồn tài nguyên. Nếu như một nửa trong số họ bị hạn chế trong tiếp cận đến giáo dục, thông tin khoa học kỹ thuật hoặc kiến thức bản địa của họ không được sử dụng trong quản lý tài nguyên sẽ làm tăng sự xuống cấp của nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ như ở Việt Nam, nếu chỉ nam nông dân được tập huấn về cách thức sử dụng phân bón hợp lý cho cây trồng thì ít nhất một nửa bộ phận lao động của ngành nông nghiệp và nông thôn là phụ nữ sẽ không biết cách sử dụng phân bón. Điều này cũng là một yếu tố quan trọng đóng góp đến sự xuống cấp của tài nguyên đất - một nguồn lực quan trọng cho phát triển nông thôn. Khoảng cách giới còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững nông lâm nghiệp, nông thôn cũng như sự phát triển xã hội hay của cả quốc gia nói chung. Vấn đề này liên quan đến vai trò tái sản xuất - yếu tố ảnh hưởng quan trong đến sức khoẻ, kiến thức và khả năng của các thế hệ tương lai. Cuối cùng bất bình đẳng giới làm giảm chất lượng điều hành của quản lý nhà nước và do đó làm giảm hiệu lực của các chính sách phát triển. Nghiên cứu gần đây về tệ tham nhũng cho rằng các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới có thể giúp làm trong sạch chính phủ và các hoạt động kinh doanh (Ngân Hàng Thế Giới, 2001). Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra những đóng góp của phụ nữ khi tham gia vào vũ đài chính trị hoặc vào việc ra các quyết định về các vấn đề công cộng. Sự tham gia của phụ nữ vào công tác quản lý và vị trí ra quyết định sẽ làm giảm được tệ nạn tiêu xài lãng phí, hạn chế sự tham nhũng, tăng uy tín trong quản lý và kinh doanh. Hiện tại, khoảng cách giới đã và đang tồn tại ở nhiều nơi trên toàn cầu tạo ra thiên lệch bất lợi cho phụ nữ. Vì vậy, phụ nữ ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang và kém phát triển hiện tại được xem như nhóm bất lợi và nhóm bên lề của quá trình phát triển nông thôn. Nhiều chuyên gia phát triển đã đưa ra nhiều phương pháp tiếp cận để cải thiện thực trạng của phụ nữ, xoá bỏ khoảng cách về giới, nhằm đạt được sự bền vững của các hoạt động phát triển nông thôn. Trong đó năm phương pháp tiếp cận chính sách về Phụ nữ và Phát triển của Moser (1996) được ứng rộng rãi nhất: Cách tiếp cận theo phúc lợi: Được áp dụng vào những năm 50 và 60. Mục tiêu của cách tiếp cận phúc lợi là đưa phụ nữ tham gia vào phát triển. Theo cách tiếp cận này, phụ nữ được coi là những người được hưởng lợi thụ động từ các chương trình phát triển. Vai trò tái sản xuất của phụ nữ được công nhận và cách tiếp cận này đưa ra các chính sách tìm cách đáp ứng các nhu cầu giới thực tế của họ thông qua vai trò đó bằng cách trợ cấp thực phẩm, chống suy dinh dưỡng và kế hoạch hoá gia đình. Cách tiếp cận này không có gì thách thức trong tiến trình thực thi vì vậy vẫn đang được áp dụng rất phổ biển. Cách tiếp cận công bằng: Công bằng là cách tiếp cận có nguồn gốc WID, được đưa vào áp dụng trong Thập kỷ Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc (1976-1985). Mục đích của nó là đạt được sự công bằng cho phụ nữ trong quá trình phát triển. Cách tiếp cận này công nhận vai trò ba mặt của phụ nữ và tìm cách đáp ứng các nhu cầu giới chiến lược thông qua can thiệp trực tiếp của nhà nước, trao quyền tự chủ về chính trị và kinh tế cho phụ nữ, giảm bất bình đẳng so với nam giới. Nó đòi hỏi thay đổi vai trò phụ thuộc của phụ nữ và bị phê phán là tư tưởng nữ quyền phương Tây, bị coi là nguy hiểm và không thông dụng với các chính phủ. Cách tiếp cận chống đói nghèo: Được đưa vào áp dụng từ những năm 1970 đến nay. Mục đích của nó là giảm bất bình đẳng giới thông qua giảm bất bình đẳng thu nhập. Sự nghèo đói của phụ nữ được coi là sự phát triển thấp chứ không phải sự phục tùng của phụ nữ. Cách tiếp cận này đã công nhận vai trò sản xuất của phụ nữ và tìm cách đáp ứng các nhu cầu giới thực tế nhằm tạo thu nhập, đặc biệt là thông qua các dự án tạo ra thu nhập quy mô nhỏ. Cách tiếp cận này rất thông dụng với các tổ chức phi chính phủ. Cách tiếp cận hiệu quả: Mục đích của nó là đảm bảo phát triển có hiệu quả và hiệu lực hơn thông qua đóng góp về kinh tế của phụ nữ. Sự tham gia của phụ nữ được coi như sự bình đẳng đối với họ. Cách tiếp cận này tim cách đáp ứng những nhu cầu giới thực tế, dựa vào tất cả 3 loại vai trò (sản xuất, tái sản xuất vă vai trò cộng đồng). Phụ nữ được xem xét chủ yếu về năng lực bù đắp cho sự suy giảm các dịch vụ xã hội do sự kéo dài ngày làm việc của họ gây ra. Cách tiếp cận trao quyền: Mục đích của nó là trao quyền cho phụ nữ, thông qua sự tự chủ. Cách tiếp cận này công nhận ba vai trò của phụ nữ và tìm cách đáp ứng các nhu cầu giới chiến lược một cách gián tiếp qua việc huy động từ dưới lên xung quanh các nhu cầu thực tế. Cách tiếp cận này công nhận bất bình đẳng giới là do vị thế yếu kém của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội tạo nên. Cách này vốn có bản chất thách thức mặc dù nó đã cố tránh để không bị chỉ trích là phong trào nữ quyền từ phương Tây. Nó không được thông dụng lắm trừ một số tổ chức phi chính phủ của phụ nữ và những người ủng hộ họ ở Thế giới thứ ba. Tóm lại, sự tồn tại của khoảng cách giới sẽ dẫn đến cái giá đắt hơn phải trả cho tiến trình phát triển nói chung vă nông thôn nói riíng đối với phúc lợi của con người, sự tăng trưởng của năng suất cũng như của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, hạn chế hoặc xoá bỏ khoảng cách giới là việc làm đầy khó khăn, nó đòi hỏi thời gian và sự nỗ lực và hợp tác của nhà nước, của các tổ chức, hộ gia đình cũng như mỗi cá nhân. 2. Quá trình thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam: Ngay từ năm 1945 sau khi Việt Nam giành được độc lập, chủ trương bình đẳng nam nữ đã được đưa vào hệ thống luật pháp và các chủ trương và chính sách của Nhà nước Việt Nam. Điều này được thể hiện trong Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của Việt Nam: “Mọi công dân Việt nam, không phân biệt giới tính, dù là nam hay nữ đều có quyền bình đẳng như nhau trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.” Quyền bình đẳng giới còn được thể hiện trong các Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật hôn nhân và gia đình. Chính sách thúc đẩy bình đẳng giới của chính phủ Việt nam còn thể hiện trong việc quan tâm đến tỉ lệ phụ nữ tham gia vào các vị trí ra quyết định từ cấp nhà nước đến địa phương. Chính phủ Việt Nam liên tục thúc đẩy công bằng giới thông qua việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ Việt nam. Đó là: Nghị quyết số 04-NQ/T W ra ngày 12/7/1993 của Bộ Chính Trị về “Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”; Chỉ thị số 37-CT/T W ng ày 16/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới; Chiến lược quôc Gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000, v.v. đặc biệt gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010” và công bố Nghị định số 19/2003/ N Đ-CT ngày 7/3/2003 của Chính phủ qui định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hội phụ nữ tham gia quản lý nhà nước về các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có nêu: “Thiết thực chăm lo Bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ…” (tr. 163). Đặc biệt, cam kết về thúc đẩy Bình đẳng giới của chính phủ Việt Nam còn thể hiện trong Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ: - Tăng số PN trong các cơ quan dân cử các cấp; - Tăng tỉ lệ nữ tham gia trong các cơ quan và các lĩnh vực ở tất cả các cấp lên 3-5% trong 10 năm tới - Đảm bảo có tên của cả vợ và chồng trong GCN quyền sử dụng đất vào năm 2005 - Giảm bạo lực gia đình đối với phụ nữ (UNDP, 2002) Cùng với các chính sách đổi mới và hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước, vần đề bình đẳng giới ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Mặc dầu vậy, do nhiều vấn đề trong tiến trình thực hiện cùng với những thách thức mới trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế và quản lý, khoảng cách về giới vẫn tồn tại, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, các chính sách, nghị quyết và nghị định về tăng cường bình đẳng giới của Đảng và Chính phủ Việt Nam chính là cơ sở pháp lý và thực tiễn quan trong để các tổ chức chính phủ và phi chính phủ có thể lồng ghép vấn đề giới vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông thôn ở Việt Nam. Đưa vấn đề giới vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông thôn, vì vậy đang được nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong nước cũng như quốc tế quan tâm. Dựa trên bối cảnh và điều kiện cụ thể, mỗi tổ chức có những chiến lược riêng của họ. Ngân hàng Thế giới tập trung vào việc tăng năng suất kinh tế của phụ nữ, đầu tư vào vốn con người và cải thiện sự tiếp cận của phụ nữ đến các nguồn lực sản xuất và thị trường lao động. Văn phòng lao động Quốc tế (ILO) tập trung vào việc tăng cường cơ hội việc làm cho cả nam giới và phụ nữ không chỉ qua các dự án riêng cho phụ nữ mà còn qua chiến lược lôi cuốn sự tham gia của phụ nữ vào các dự án nói chung (Parpat, 2000) III. KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ GIỚI VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MIỀN TRUNG Từ phân tích thực trạng và tìm ra những khoảng cách trong phát triển cộng đồng, Trung tâm đã xác định được vấn đề giới đang tồn tại là sự thiên lệch bất lợi cho phụ nữ trong phát triển tại cộng đồng. Làm thế nào để giảm khoảng cách giới và cải thiện thực trạng của phụ nữ đề đạt được tính bền vững của các hoạt động phát triển nông thôn của Trung tâm? Các chiến lược chủ yếu của Trung tâm là nâng cao kiến thức, nhận thức về vấn đề giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển. 1. Nâng cao kiến thức, nhận thức về giới và phát triển phương pháp, công cụ phân tích giới cho cán bộ của Trung tâm Nâng cao kiến thức, nhận thức về giới là bước đầu tiên và là một trong những chiến lược quan trọng để đảm bảo rằng vấn đề giới sẽ được lồng ghép vào các hoạt động của Trung tâm. Ngay từ những ngày đầu thành lập, nhiều khóa tập huấn ngắn hạn, dài hạn, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề giới và phát triển nông thôn đã được tổ chức với sự cố vấn của các chuyên gia có kinh nghiệm nhằm nâng cao nhận thức về giới cho đội ngũ cán bộ của Trung tâm. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề giới là một trong những nhân tố cơ bản để các cán bộ của Trung tâm có thể lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển mang nhạy cảm giới. Tổ chức các khóa tập huấn ngắn và dài hạn cũng như các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm còn nhằm mục đích phát triển phương pháp và công cụ để giúp các cán của Trung tâm có thể lồng ghép vấn đề giới vào nghiên cứu và phát triển nông thôn. Từ những kiến thức và kinh nghiệm học hỏi được, các cán bộ của Trung tâm đã biết sử dụng những công cụ phân tích giới trong tiến trình xây dựng dự án để đảm bảo rằng nhu cầu và quan tâm của cả nam giới và phụ nữ trong cộng đồng được tính đến trong khi xây dựng các dự án phát triển. Nhạy cảm giới còn được phản ánh qua việc được lồng ghép khía cạnh này trong tiến trình thực hiện và đánh giá các hoạt động dự án. Hoạt động nghiên cứu và phát triển nông thôn luôn luôn đòi hỏi một phương pháp tiếp cận đa ngành trong suốt tiến trình thực hiện. Chiến lược lồng ghép yếu tố giới vào các hoạt động phát triển của Trung tâm không chỉ qua hoạt động đào tạo nâng cao kiến thức, nhận thức và kỹ năng về giới cho các cán bộ chuyên trách và cộng tác viên của Trung tâm mà còn qua việc chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ nữ. Cho đến năm 2000, tỉ lệ nữ cán bộ của Trung tâm đã chiếm tới 35%, một số cán bộ nữ đã đảm nhận những vị trí quan trọng trong công tác quản lý của Trung tâm. 2. Lồng ghép vấn đề giới vào các hoạt động dự án 2.1. Thu thập thông tin về vấn đề giới Để đưa vấn đề giới vào hoạt động của dự án, phân tích giới luôn được tiến hành ở bước đầu tiên trong tiến trình thực thi các hoạt động của Trung tâm. Phân tích giới nhằm mục đích hiểu thực trạng và vai trò, vấn đề tiếp cận, kiểm soát các nguồn lực và lợi ích, những quan tâm, khó khăn của nam và nữ giới trong cộng đồng. Các thông tin trong bước phân tích này chính là cơ sở dữ liệu quan trọng để các cán bộ của Trung tâm hiểu thực trạng về vấn đề giới trong cộng đồng trước khi họ cùng với người dân xây dựng dự án. Nó chính là cơ sở quan trọng để xác định và đề xuất các hoạt động dự án phù hợp và mang lại lợi ích cho cả nam và nữ trong cộng đồng. 2.2. Tăng cường sự tham gia của cả nam và nữ giới vào các hoạt động phát triển tại cộng đồng Khuyến khích sự tham gia của cả nam và nữ giới trong cộng đồng vào tiến trình lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động cũng là một trong những chiến lược để lồng ghép khía cạnh giới của Trung tâm. Nữ giới luôn chiếm một tỉ lệ nhất định trong số các thành viên của cộng đồng được mời đến tham gia lập kế hoạch. Những kiến thức, kinh nghiệm và nhu cầu khác nhau của cả hai giới đều được sử dụng để xác đinh khó khăn và đề xuất các giải pháp cải thiện thực trạng của cộng đồng. Trong thực hiện các hoạt động dự án, nhất là tập huấn nâng cao năng lực cho người dân, tỉ lệ phụ nữ tham gia khá cao đồng thời đúng với nhu cầu và trách nhiệm công việc của mỗi giới. Tỉ lệ tham gia của phụ nữ vào các hoạt động tập huấn ngày càng được cải thiện qua các giai đoạn thực thi của các dự án. Như ở Thượng Long: thời kỳ 1999-2002, tỉ lệ phụ nữ tham gia vào các lớp tập huấn chỉ chiếm gần 20% (91 nữ trong tổng số 402 người được tập huấn) nhưng đến năm 2004, đã có 388 phụ nữ tham gia vào hoạt động tập huấn, chiếm tới trên 75 %. Với dự án ở thôn Đức Phú, năm 2003 có gần 40% phụ nữ tham gia vào các khoá tập huấn của dự án, đến năm 2005 tỉ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động tập huấn lên tới 48%. Các hoạt động tập huấn cho phụ nữ không chỉ tập trung vào nâng cao các kiến thức về kỹ thuật nhằm đáp ứng vai trò sản xuất mà còn chú ý đến nâng cao các kiến thức vể chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và vệ sinh môi trường nhằm giúp họ đáp ứng tốt cả vai trò tái sản xuất cho bản thân và gia đình. Bên cạnh tăng cường tập huấn nâng cao kiến thức cho phụ nữ, Trung tâm còn chú trọng đến việc nâng cao vị trí kinh tế trong hộ cho phụ nữ thông qua các hoạt động cung cấp vốn tín dụng nhằm tạo thu nhập cho phụ nữ dựa trên việc xác định các nhu cầu của họ như chăn nuôi lợn thịt, lợn nái, nuôi gà, dệt Dzeng, trồng rau, v.v. Các hoạt động này hầu hết được thực hiện hiệu quả và đã cải thiện đáng kể thu nhập của phụ nữ, nhất là các phụ nữ nghèo và phụ nữ đơn thân. Điều này không chỉ cải thiện thu nhập kinh tế cho họ mà còn cải thiện sự tự chủ của họ trong gia đình. Việc thaình láûp caïc nhoïm có cùng sở thích nhæ nhoïm chàn nuäi låün, nhoïm chàn nuäi gaì, v.v. cho phuû næî không những cải thiện được thu nhập về kinh tế mà còn nâng cao năng lực và sự tự tin cho phụ nữ.. Våïi vai troì laì ngæåìi thuïc âáøy, các cán bộ của Trung Tâm đã hướng dẫn các nhóm sở thích täø chæïc hoüp haìng thaïng giæîa caïc thành viãn âãø trao âäøi kinh nghiãûm về sản xuất, làm kinh tế gia đình, và đánh giá tình hình hoạt động của hội. Các nhóm phụ nữ còn thành lập quỹ khuyến học để động viên con cháu tích cực học tập. Các chị còn tổ chức thăm hỏi lẫn nhau khi ốm đau, động viên nhau cùng tích cực phát triển sản xuất và đời sống. Bên cạnh chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, các chị còn tổ chức họp để chia sẻ kinh nghiệm về chăm sóc sức khỏe, nuôi dạy con cái, v.v.. Các chị cũng đã thảo luận các biện pháp để giúp đỡ chị em phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Đây cũng chính là điều kiện để phụ nữ có thể tự nói ra những khó khăn và trình bày những kiến thức và kinh nghiệm của họ trước tập thể. Như vậy mà năng lực và sự tự tin của họ cũng dần dần được cải thiện. Bên cạnh việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động tập huấn và tạo thu nhập, chiến lược lồng ghép yếu tố giới vào các hoạt động của Trung tâm còn thể hiện quá việc chú trọng lôi cuốn sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động quản lý dự án tại địa phương. Tất cả các Ban quản lý dự án từ cấp huyện đến cấp xã và các nhóm sở thích đều có các thành viên nữ tham gia. Tỉ lệ phụ nữ tham gia vào quản lý dự án khá cao, chiếm tới hơn 40% tổng số người tham gia của Ban quản lý các dự án. Đặc biệt là các dự án tại các huyện Bố Trạch, và Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đã có tới trên 70% phụ nữ tham gia vào Ban quản lý dự án (kể cả số nhóm trưởng của các nhóm sở thích). Năng lực quản lý, nhất là quản lý tài chính của phụ nữ đã được cải thiện đáng kể. Hoạt động tín dụng của dự án do phụ nữ quản lý đều trả lãi và hoàn trả vốn đầy đủ và đúng thời hạn. 2.3. Nâng cao nhận thức về vấn đề giới cho cộng đồng Nâng cao nhận thức về vấn đề giới cho đội ngũ cán bộ của Trung tâm chưa thể đảm bảo được rằng vấn đề giới sẽ được lồng ghép vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông thôn tại địa phương. Vì vậy, tập huấn ngắn hạn và tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng (đặc biệt là các cán bộ quản lý) cũng là một trong những chiến lược quan trọng để đưa yếu tố giới vào tiến trình hoạt động của Trung tâm. Trong những năm qua, trung tâm đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về giới và phát triển cho cán bộ địa phương và phụ nữ tại hầu hết các điểm dự án. Nhận thức về giới của cán bộ địa phương và nông dân tại các điểm dự án nhờ vậy đã được cải thiện. Điều này thể hiện qua sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động dự án cũng như vào vị trí quản lý trong các Ban quản lý dự án tại địa phương hoặc qua việc tăng cường thiết lập các nhóm quan tâm của phụ nữ để hỗ trợ nhau phát triển kinh tế. Trên đây là một số kinh nghiệm của Trung tâm trong việc lồng ghép vấn đề giới vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông thôn. Mặc dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng chúng tôi nhận thấy khía cạnh hoạt động này vẫn còn nhiều điểm hạn chế cần khắc phục. 3. Một số điểm tồn tại trong lồng ghép giới Mặc dù chiến lược của Trung tâm là xây dựng năng lực và nâng cao nhạy cảm giới cho cán bộ trước khi bắt đầu thực hiện các hoạt động tư vấn và phát triển. Tuy nhiên, do thời gian hoạt động chưa đủ dài và do vấn đề giới là một vấn đề mới được quan tâm, đồng thời do nền tảng chuyên môn của hầu hết cán bộ của Trung tâm là khoa học tự nhiên nên trong thực tiễn hoạt động còn một số tồn tại sau: - Các hoạt động tập huấn nâng cao nhận thức về giới cho cộng đồng hầu hết tập trung vào đối tượng là phụ nữ. Khoảng cách giới sẽ không được cải thiện nếu chỉ đơn thuần nâng cao nhận thức của phụ nữ về vấn đề này mà nâng cao nhận thức của nam giới cũng hết sức quan trọng. - Phương pháp tiếp cận để cải thiện khoảng cách giới của Trung tâm chủ yếu tập trung vào hai cách tiếp cận: Chống đói nghèo và tiếp cận hiệu quả thông qua việc đáp ứng các nhu cầu thực tế của phụ nữ như tập huấn nâng cao kiến thức và tổ chức các hoạt động tạo thu nhập. Mặc dù đã chú ý lôi cuốn sự tham gia của phụ nữ vào Ban quản lý dự án tại địa phương nhưng các thành viên nữ hầu hết chỉ giữ vai trò quản lý tài chính và quản lý nhóm nhỏ như làm kế toán hoặc nhóm trưởng các nhóm tín dụng và nhóm sở thích. Hầu như tất cả các Ban quản lý dự án xã có trưởng ban đều là nam giới. Điều này chứng tỏ rằng sự tham gia vào các vị trí ra quyết định của phụ nữ vẫn còn hạn chế. Trung tâm gần như chưa chú ý đến việc ứng dụng phương pháp tiếp cận trao quyền- cách tiếp cận mà nhiều chuyên gia giới và phát triển cho rằng có thể giải quyết tốt hơn bản chất của mối quan hệ giới. Phát triển kiến thức và kỹ năng cho các cán bộ của Trung tâm về khía cạnh này vì vậy cần được tiếp tục tăng cường trong tương lai. Đây cũng là một chiến lược quan trọng của Trung tâm trong 10 năm tới. 4. Những thử thách cho việc lồng ghép vấn đề giới Nhận thức của cán bộ quản lý và cộng đồng Khác với các vấn đề khác, vấn đề giới có liên quan chặt chẽ đến các giá trị và quan niệm xã hội đã tồn tại từ lâu đời. Thay đổi quan niệm và giá trị xã hội là việc làm đầy khó khăn. Thực tế cho thấy rằng vấn đề này thường ít được các nhà quản lý và cộng đồng địa phương quan tâm. Vì vậy, đây chính là một thử thách lớn cho việc lồng ghép yếu tố giới vào các hoạt động của Trung tâm. Kinh nghiệm hạn chế của các cán bộ tư vấn và phát triển Vấn đề giới đối với Trung tâm vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Do đó, mặc dù đã được đào tạo ngắn và dài hạn về lĩnh vực này nhưng kinh nghiệm thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. Đây cũng là một thử thách cho việc lồng ghép vấn đề giới vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông thôn. Sự đa dạng về văn hóa của cộng đồng và hệ tư tưởng phong kiến ở miền Trung Vấn đề giới là vấn đề xã hội có liên quan mật thiết với đặc điểm văn hóa của từng cộng đồng khác nhau. Miền Trung là nơi quy tụ của nhiều dân tộc thiểu số khác nhau, mỗi nhóm dân tộc thiểu số lại có nét đặc trưng văn hóa riêng. Tuy nhiên, sự hiểu biết về sắc thái văn hóa riêng của đồng bào các dân tộc thiểu số của các thành viên trong Trung tâm lại hạn chế. Miền Trung cũng là cái nôi của chế độ phong kiến: tư tưởng trọng nam khinh nữ và đề cao vị trí của nam giới trong gia đình và cả ngoài xã hôị vẫn tồn tại rõ nét. Đây cũng chính là một thử thách lớn để có thể đưa vấn đề giới vào các hoạt động của Trung tâm. IV. KẾT LUẬN 1. Nhạy cảm giới của cán bộ phát triển nông thôn (nhất là các cán bộ hiện trường), lãnh đạo địa phương cũng như của cộng đồng đóng góp quan trọng đến việc cải thiện cơ hội tiếp cận đến các nguồn lực và lợi ích của các hoạt động phát triển của cả nam giới và phụ nữ -yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng và sự bền vững công tác phát triển nông thôn. Vì vậy, nâng cao kiến thức và nhận thức về vấn đề giới là bước quan trọng và mang tính chiến lược trong tiến trình đưa yếu tố giới vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển. 2. Sự hỗ trợ, thúc đẩy của các chuyên gia phát triển bên ngoài là hết sức quan trọng cho việc cải thiện thực trạng công bằng giới. Tuy nhiên, ở bất kỳ đâu và với bất kỳ dự án nào, các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy từ bên ngoài không thể kéo dài mãi. Vì vậy xây dựng năng lực và sự tự tin cho người phụ nữ là chiến lược quan trọng và bền vững để cải thiện ... của họ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. 3. Cải thiện thực trạng của giới chịu thiệt thòi (nhóm phụ nữ) không thể chỉ đơn thuần bằng việc tăng số lượng hay tỉ lệ phụ nữ tham gia vào tiến trình phát triển mà còn đòi hỏi phải chú ý đến chất lượng của sự tham gia. 4. Vấn đề giới là vấn đề liên quan đến hệ tư tưởng và quan niệm xã hội đã tồn tại từ lâu đời không dễ gì có thể xoá bỏ một sớm một chiều. Bởi vậy, đưa vấn đề giới vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông thôn đòi hỏi hoạt động dài kỳ và cần có sự phối hợp của tất cả các bên liên quan. 5. Việc cải thiện nhận thức về vấn đề giới là vấn đề hết sức khó khăn do bởi bản chất của vấn đề có liên quan đến khía cạnh văn hoá và quan niệm xã hội. Bên cạnh việc đào tạo nâng cao kiến thức, nhận thức của các cán bộ phát triển nông thôn, của lãnh đạo và người dân địa phương, xây dựng năng lực cho nhóm phụ nữ, một vấn đề hết sức quan trọng là thể chế hoá việc lồng ghép vấn đề giới trong các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông thôn ở tất cả các cấp độ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), 2000. Đưa các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đến với người dân. Liên Hiệp quốc tại Việt Nam. 2. Gendeen và Trần Thị Quế, 1999. Giới và Vấn Đề Giới ở Việt Nam. Hà Nội. 1999. 3. Moser C. O. N.. 1996. Kế hoạch hóa Giới và Phát triển: Lý thuyết, Thực hành và Huấn luyện. Nhà xuất bản Phụ Nữ. Hà Nội, 1996. 4. Ngân hàng thế Giới, 1994. Tăng Cường Sự Tham Gia của Phụ Nữ Trong Phát triển Kinh tế: Tài liệu Chính sách của Ngân hàng thế Giới. Washington, DC: World Bank, pp. 22-28. 5. Ngân hàng thế Giới, 1995. Tăng cường công bằng Giới. Washington, DC: World Bank, pp. 5-6. 6. Ngân hàng thế Giới, 2000. Đưa Vấn Đề Giới Vào Phát Triển- Thông qua Bình đẳng giới về Quyền, Nguồn lực và Tiếng nói. Washington, D.C. 20433 USA. 7. Parpart J. L. và CTV . Lý Thuyết về Giới và Phát Triển. Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát triển Quốc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflong_ghep_van_de_gioi_vao_cac_hoat_dong_nghien_cuu_va_phat_trien_nong_thon_6227.pdf
Tài liệu liên quan