Tiểu luận Lý luận chủ nghĩa tư bản độc quyền và ý nghĩa trong việc hình thành cộng đồng Asean

Sự hình thành Cộng đồng ASEAN 2015 tạo ra cả cơ hội và thách thức đan xen đối với Việt Nam. Nhìn chung, các cơ hội về cơ bản là những lợi ích có được trong quá trình tham gia hợp tác ASEAN trong 20 năm qua nhưng sẽ lớn hơn và cụ thể hơn; các thách thức cũng nhiều hơn và trực tiếp hơn. Cộng đồng chung chính là thành tựu hợp tác của các nước ASEAN, tạo cơ sở vững chắc và động lực mạnh mẽ cho ASEAN tiếp tục liên kết sâu rộng hơn và đóng vai trò quan trọng hơn ở khu vực. Cộng đồng cũng phản ánh nhận thức và lợi ích chung của các nước thành viên về nhu cầu liên kết khu vực cao hơn, góp phần thúc đẩy mạnh hơn chủ nghĩa tư bản độc quyền trong phát triển kinh tế mỗi quốc gia thuộc ASEAN. Có thể nói, chủ nghĩa tư bản độc quyền và độc quyền nhà nước là bước phát triển cao hơn của chủ nghĩa tư bản, để có thể tồn tại trước những thay đổi của điều kiện sản xuất mới. Những thành tựu và hạn chế của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản: mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì xã hội hóa sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chủ nghĩa tư bản đã thực hiện nhiều biện pháp điều chỉnh cả về mặt sở hữu, quản lý và phân phối để hạn chế mâu thuẫn trên nhưng về cơ bản không thủ tiêu được mâu thuẫn này. Sự điều chỉnh ấy vẫn không vượt qua khỏi khuôn khổ của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước từ lý luận của V.I.Lenin cho đến những biểu hiện mới được cập nhật nêu trên tạo cơ sở để hiểu rõ hơn về vấn đề nội dung cơ bản của thời đại ngày nay: Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới như một quá trình lịch sử tự nhiên. Tuy nhiên, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không thể tự tiêu vong và phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa cũng không thể tự hình thành mà chỉ có thể thực hiện được thông qua cuộc cách mạng xã hội trong đó giai cấp công nhân là người có sứ mệnh lịch sử thực hiện cuộc cách mạng này.

doc18 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lý luận chủ nghĩa tư bản độc quyền và ý nghĩa trong việc hình thành cộng đồng Asean, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận: Lý luận Chủ nghĩa tư bản độc quyền và ý nghĩa trong việc hình thành cộng đồng ASEAN. ================================================================== Mở đầu 1.Lý do chọn đề tài Tiếp theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai đoạn cao hơn là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền. Thực chất, đây là những nấc thang mới trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến động mới trong tình hình kinh tế -chính trị thế giới cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX cho đến nay. Việt Nam, từ sau đại hội VI năm 1986 của Đảng, chúng ta đã thực hiện chính sách mở cửa, mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh toàn cầu hoàn diễn ra mạnh mẽ, khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, kinh tế công nghiệp đang chuyển dần sang kinh tế tri thức, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chúng ta đã vận dụng rất linh hoạt, thành công những lí luận về chủ nghĩa tư bản độc quyền trong việc điều hành nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Đồng thời phát triển hơn nữa trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Ở bài tiếu luận này tôi sẽ phân tích đề tài “Lý luận Chủ nghĩa tư bản độc quyền và ý nghĩa trong việc hình thành cộng đồng ASEAN” để có thể hiểu rõ hơn về chủ nghĩa tư bản độc quyền ở đất nước ta hiện nay. 2.Tổng quan đề tài Chủ nghĩa tư bản độc quyền là một đề tài hay và mang tính thời sự cũng như cấp thiết hiện nay. Đã có rất nhiều những bài báo, trang thông tin nói tới vấn đề này, không những trong nước mà ngay cả các nước khác trên thế giới. 3.Mục đích nghiên cứu đề tài Nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề chủ nghĩa tư bản độc quyền ở Việt Nam. Đánh giá tình hình thế giới và đất nước hiện nay và liên hệ với việc hình thành cộng đồng ASEAN. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, bài tiểu luận có nhiệm vụ: +Phân tích về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tư bản độc quyền. +Đánh giá tình hình khu vực và Việt Nam trong việc hình thành cộng đồng ASEAN. 4.Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề chủ nghĩa tư bản độc quyền là một vấn đề rộng. Trong phạm vi của tiểu luận, bản thân chỉ nghiên cứu một số nột dung chủ yếu về chủ nghĩa tư bản nói chung và chủ nghĩa tư bản độc quyền nói riêng, cũng như đi sâu vào phân tích và nhận xét về việc hình thành khối cộng đồng ASEAN 5.Phương pháp nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Leenin, Chính sách của Nhà nước, của Đảng Cộng Sản Việt Nam là cơ sở phương pháp luận định hướng nghiên cứu. Ngoài các phương pháp luận, bài tiểu luận sử dụng các phương pháp cụ thể, chú trọng phương pháp lịch sử kết hợp với logic, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kế, khảo sát và tổng kết thực tiễn,... 6.Đóng góp của tiểu luận Góp phần làm hiểu sâu và rõ hơn về chủ nghĩa tư bản độc quyền ở Việt Nam cũng như khu vực hay thế giới. 7.Kết cấu bài tiểu luận Bài tiểu luận được chia làm 2 chương với việc tìm hiểu và phân tích về chủ nghĩa tư bản độc quyền trong việc hình thành nên cộng đồng ASEAN. Chương I Chủ Nghĩa Tư Bản Độc Quyền 1.Sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thành chủ nghĩa tư bản độc quyền Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo rằng: tự do cạnh tranh sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền. Vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác vào điều kiện lịch sử mới của thế giới, V.I. Lênin đã chứng minh rằng chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền, đồng thời Người nêu ra năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do những nguyên nhân chủ yếu sau: Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn. Vào 30 năm cuối của thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện như lò luyện kim mới Betsơme, Máctanh, Tômát... đã tạo ra sản lượng lớn gang thép với chất lượng cao; phát hiện ra hoá chất mới như axít sunphuaric (H2SO4), thuốc nhuộm...; máy móc mới ra đời: động cơ điêzen, máy phát điện, máy tiện, máy phay...; phát triển những phương tiện vận tải mới: xe hơi, tàu thuỷ, xe điện, máy bay... và đặc biệt là đường sắt. Những thành tựu khoa học kỹ thuật này, một mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn; mặt khác, nó dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn. Trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật, sự tác động của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy ... ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn. Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích lũy để thắng thế trong cạnh tranh. Đồng thời, cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số tư bản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tư bản. Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền. Từ những nguyên nhân trên, V.I. Lênin khẳng định: "... tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền" 2.Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền 2.1.Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc. Trong những năm 1900, ở Mỹ, Đức, Anh, Pháp đều có tình hình là các xí nghiệp lớn chỉ chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp nhưng chiếm hơn 3/4 tổng số máy hơi nước và điện lực, gần một nửa tổng số công nhân và sản xuất ra gần một nửa tổng số sản phẩm. Sự tích tụ và tập trung sản xuất đến mức cao như vậy đã trực tiếp dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền. Bởi vì, một mặt, do có một số ít các xí nghiệp lớn nên có thể dễ dàng thoả thuận với nhau; mặt khác, các xí nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật cao nên cạnh tranh sẽ rất gay gắt, quyết liệt, khó đánh bại nhau, do đó đã dẫn đến khuynh hướng thoả hiệp với nhau để nắm độc quyền. Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao. Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các liên minh độc quyền hình thành theo liên kết ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành, nhưng về sau theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau. Những hình thức độc quyền cơ bản là: cácten, xanhđica, tờrớt, côngxoócxiom, cônggơlômêrát. Cácten là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản ký hiệp nghị thoả thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán... Các nhà tư bản tham gia cácten vẫn độc lập về sản xuất và thương nghiệp. Họ chỉ cam kết làm đúng hiệp nghị, nếu làm sai sẽ bị phạt tiền theo quy định của hiệp nghị. Vì vậy, cácten là liên minh độc quyền không vững chắc. Trong nhiều trường hợp, những thành viên thấy ở vào vị trí bất lợi đã rút ra khỏi cácten, làm cho cácten thường tan vỡ trước kỳ hạn. Xanhđica là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn cácten. Các xí nghiệp tham gia xanhđica vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông: mọi việc mua - bán do một ban quản trị chung của xanhđica đảm nhận. Mục đích của xanhđica là thống nhất đầu mối mua và bán để mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hoá với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao. Tờrớt là một hình thức độc quyền cao hơn cácten và xanhđica, nhằm thống nhất cả việc sản xuất, tiêu thụ, tài vụ đều do một ban quản trị quản lý. Các nhà tư bản tham gia tờrớt trở thành những cổ đông thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần. - Côngxoócxiom là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức độc quyền trên. Tham gia côngxoócxiom không chỉ có các nhà tư bản lớn mà còn có cả các xanhđica, tờrớt, thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh tế, kỹ thuật. Với kiểu liên kết dọc như vậy, một côngxoócxiom có thể có hàng trăm xí nghiệp liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm tư bản kếch sù. 2.2.Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính Cùng với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, trong công nghiệp cũng diễn ra quá trình tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng, dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Quy luật tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng cũng giống như trong công nghiệp, do quá trình cạnh tranh các ngân hàng vừa và nhỏ bị thôn tính, dẫn đến hình thành những ngân hàng lớn. Khi sản xuất trong ngành công nghiệp tích tụ ở mức độ cao, thì các ngân hàng nhỏ không đủ tiềm lực và uy tín phục vụ cho công việc kinh doanh của các xí nghiệp công nghiệp lớn. Các tổ chức độc quyền này tìm đến các ngân hàng lớn hơn thích hợp với các điều kiện tài chính và tín dụng của mình. Trong điều kiện đó, các ngân hàng nhỏ phải tự sáp nhập vào các ngân hàng mạnh hơn hoặc phải chấm dứt sự tồn tại của mình trước quy luật khốc liệt của cạnh tranh. Quá trình này đã thúc đẩy các tổ chức độc quyền ngân hàng ra đời. - Sự xuất hiện, phát triển của các độc quyền trong ngân hàng đã làm thay đổi quan hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, làm cho ngân hàng bắt đầu có vai trò mới. Ngân hàng từ chỗ chỉ là kẻ trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, nay đã nắm được hầu hết tư bản tiền tệ của xã hội nên có quyền lực vạn năng, khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội tư bản. Dựa trên địa vị người chủ cho vay, độc quyền ngân hàng cử đại diện của nó vào các cơ quan quản lý của độc quyền công nghiệp để theo dõi việc sử dụng tiền vay, hoặc các tổ chức độc quyền ngân hàng còn trực tiếp đầu tư vào công nghiệp. Trước sự khống chế và chi phối ngày càng xiết chặt của ngân hàng, một quá trình xâm nhập tương ứng trở lại của các độc quyền công nghiệp vào ngân hàng cũng diễn ra. Các tổ chức độc quyền công nghiệp cũng tham gia vào công việc của ngân hàng bằng cách mua cổ phần của ngân hàng lớn để chi phối hoạt động của ngân hàng, hoặc lập ngân hàng riêng phục vụ cho mình. Quá trình độc quyền hoá trong công nghiệp và trong ngân hàng xoắn xuýt với nhau và thúc đẩy lẫn nhau làm nảy sinh một thứ tư bản mới, gọi là tư bản tài chính. V.I. Lênin nói: "tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp" Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản gọi là bọn đầu sỏ tài chính. - Bọn đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua chế độ tham dự. Thực chất của chế độ tham dự là một nhà tài chính lớn, hoặc một tập đoàn tài chính nhờ có số cổ phiếu khống chế mà nắm được một công ty lớn nhất với tư cách là công ty gốc (hay là "công ty mẹ"); công ty này lại mua được cổ phiếu khống chế, thống trị được công ty khác, gọi là "công ty con"; "công ty con" đến lượt nó lại chi phối các "công ty cháu" cũng bằng cách như thế... Nhờ có chế độ tham dự và phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu móc xích như vậy, bằng một lượng tư bản đầu tư nhỏ, các nhà tư bản độc quyền tài chính có thể khống chế và điều tiết được một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần. Ngoài "chế độ tham dự", bọn đầu sỏ tài chính còn sử dụng những thủ đoạn như lập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất... để thu được lợi nhuận độc quyền cao. - Thống trị về kinh tế là cơ sở để bọn đầu sỏ tài chính thống trị về chính trị và các mặt khác. Về mặt chính trị, bọn đầu sỏ tài chính chi phối mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, biến nhà nước tư sản thành công cụ phục vụ lợi ích cho chúng. Sự thống trị của bọn tài phiệt đã làm nảy sinh chủ nghĩa phátxít, chủ nghĩa quân phiệt và nhiều thứ chủ nghĩa phản động khác, cùng chạy đua vũ trang gây chiến tranh xâm lược để áp bức, bóc lột các nước đang phát triển và chậm phát triển. 3.Xuất khẩu tư bản V.I. Lênin vạch ra rằng, xuất khẩu hàng hoá là đặc điểm của giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu vì: Một số ít nước phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và có một số "tư bản thừa" tương đối cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận hơn so với đầu tư ở trong nước. Nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới nhưng lại rất thiếu tư bản, giá ruộng đất tương đối hạ, tiền lương thấp, nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao, rất hấp dẫn đầu tư tư bản. - Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó thành một chi nhánh của công ty mẹ ở chính quốc. Các xí nghiệp mới hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp song phương hoặc đa phương, nhưng cũng có những xí nghiệp toàn bộ vốn của công ty nước ngoài. Đầu tư gián tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay thu lãi. Đó là hình thức xuất khẩu tư bản cho vay. - Thực hiện các hình thức xuất khẩu tư bản trên, xét về chủ sở hữu tư bản, có thể phân tích thành xuất khẩu tư bản tư nhân và xuất khẩu tư bản nhà nước. + Xuất khẩu tư bản nhà nước là nhà nước tư bản độc quyền dùng nguồn vốn từ ngân quỹ của mình, tiền của các tổ chức độc quyền để đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản; hoặc viện trợ có hoàn lại hay không hoàn lại để thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị và quân sự. Về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào các ngành thuộc kết cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư của tư bản tư nhân. Nhà nước tư bản viện trợ không hoàn lại cho nước nhập khẩu tư bản để ký được những hiệp định thương mại và đầu tư có lợi... Về chính trị, viện trợ của nhà nước tư sản thường nhằm duy trì và bảo vệ chế độ chính trị "thân cận" đã bị lung lay ở các nước nhập khẩu tư bản, tăng cường sự phụ thuộc của các nước đó vào các nước đế quốc, thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, tạo điều kiện cho tư nhân xuất khẩu tư bản. Về quân sự, viện trợ của tư bản nhà nước nhằm lôi kéo các nước phụ thuộc vào khối quân sự hoặc buộc các nước nhận viện trợ phải cho các nước xuất khẩu lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình... + Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức xuất khẩu do tư bản tư nhân thực hiện. Hình thức này có đặc điểm cơ bản là nó thường được đầu tư vào những ngành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao, dưới hình thức các hoạt động cắm nhánh của các công ty xuyên quốc gia. Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị, bóc lột, nô dịch của tư bản tài chính trên phạm vi toàn thế giới. 4.Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền 4.1.Quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại nó còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt và có sức phá hoại to lớn hơn. Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa những người sản xuất nhỏ, giữa những nhà tư bản vừa và nhỏ như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, mà còn có thêm các loại cạnh tranh sau: Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền. Các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối, thôn tính các xí nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như: độc chiếm nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công, phương tiện vận tải, tín dụng, hạ giá có hệ thống... để đánh bại đối thủ. Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại cạnh tranh này có nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong một ngành, kết thúc bằng một sự thoả hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên cạnh tranh; cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành có liên quan với nhau về nguồn nguyên liệu, kỹ thuật... Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Những nhà tư bản tham gia cácten, xanhđica cạnh tranh với nhau để giành thị trường tiêu thụ có lợi hoặc giành tỷ lệ sản xuất cao hơn. Các thành viên của tờrớt và côngxoócxiom cạnh tranh với nhau để chiếm cổ phiếu khống chế, từ đó chiếm địa vị lãnh đạo và phân chia lợi nhuận có lợi hơn. 4.2.Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền Các tổ chức độc quyền hình thành do chính sự vận động nội tại của chủ nghĩa tư bản sinh ra. Độc quyền là biểu hiện mới, mang những quan hệ mới nhưng nó không vượt ra khỏi các quy luật của chủ nghĩa tư bản, mà chỉ là sự tiếp tục mở rộng, phát triển những xu thế sâu sắc nhất của chủ nghĩa tư bản và của nền sản xuất hàng hoá nói chung, làm cho các quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hoá và của chủ nghĩa tư bản có những biểu hiện mới. Do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền đã áp đặt giá cả độc quyền; giá cả độc quyền thấp khi mua, giá cả độc quyền cao khi bán. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa quy luật giá trị không còn hoạt động. Về thực chất, giá cả độc quyền vẫn không thoát ly và không phủ định cơ sở của nó là giá trị. Các tổ chức độc quyền thi hành chính sách giá cả độc quyền chẳng qua là chiếm đoạt một phần giá trị và giá trị thặng dư của những người khác. Nếu xem xét trong toàn bộ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thì tổng số giá cả vẫn bằng tổng số giá trị. Như vậy, nếu như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất, thì trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân. Bước sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các tổ chức độc quyền thao túng nền kinh tế bằng giá cả độc quyền và thu được lợi nhuận độc quyền cao. Do đó quy luật lợi nhuận độc quyền cao chỉ là hình thức biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền cao là lao động không công của công nhân ở các xí nghiệp độc quyền; một phần lao động không công của công nhân ở các xí nghiệp không độc quyền; một phần giá trị thặng dư của các nhà tư bản vừa và nhỏ bị mất đi do thua thiệt trong cuộc cạnh tranh; lao động thặng dư và đôi khi cả một phần lao động tất yếu của những người sản xuất nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa, phụ thuộc. Như vậy, sự biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa thành quy luật lợi nhuận độc quyền cao chỉ là sự phản ánh quan hệ thống trị và bóc lột của tư bản độc quyền trong tất cả các ngành kinh tế của xã hội tư bản và trên toàn thế giới. Chương II Ý nghĩa trong việc hình thành cộng đồng ASEAN Ngày 31-12-2015 đã ghi dấu một bước ngoặt lịch sử trong tiến trình phát triển của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập. 1.Chủ nghĩa tư bản độc quyền và sự phân chia thế giới 1.1.Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế. Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chứng tỏ thị trường trong nước luôn luôn gắn với thị trường ngoài nước. Đặc biệt trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, thị trường ngoài nước còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đế quốc. Một mặt, do lực lượng sản xuất phát triển cao đòi hỏi ngày càng phải có nhiều nguồn nguyên liệu và nơi tiêu thụ; mặt khác, do thèm khát lợi nhuận siêu ngạch thúc đẩy tư bản độc quyền tăng cường bành trướng ra nước ngoài, cần có thị trường ổn định thường xuyên. V.I.Lênin nhận xét: "Bọn tư sản chia nhau thế giới, không phải do tính độc ác đặc biệt của chúng, mà do sự tập trung đã tới mức độ buộc chúng phải đi vào con đường ấy để kiếm lời" Sự đụng độ trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền quốc gia có sức mạnh kinh tế hùng hậu lại được sự ủng hộ của nhà nước "của mình" và các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết các hiệp định, để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạng cácten, xanhđica, tờrớt quốc tế... Cho đến năm 1934 đã có 350 cácten quốc tế lớn có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị của toàn thế giới. 1.2.Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc Sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việc phân chia thế giới về lãnh thổ. V.I. Lênin đã chỉ ra rằng: "Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trên toàn thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn" Các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa, bởi vì thuộc địa là nơi bảo đảm nguồn nguyên liệu và thị trường thường xuyên, là nơi tương đối an toàn trong cạnh tranh, bảo đảm thực hiện đồng thời những mục đích về kinh tế, quân sự và chính trị. Từ sau năm 1880, những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt đầu phát triển mạnh. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước đế quốc đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ thế giới. Đế quốc Anh chiếm được nhiều thuộc địa nhất, sau đó đến Nga (Nga Hoàng) và Pháp. Số dân thuộc địa của Anh nhiều hơn 12 lần số dân thuộc địa của Nga và bằng 7 lần của Pháp. Số dân thuộc địa của Pháp lại nhiều hơn số dân thuộc địa của ba nước Đức, Mỹ, Nhật cộng lại. Sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại thế giới đã chia xong. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918 và lần thứ hai 1939-1945. V.I. Lênin viết: "Khi nói đến chính sách thực dân trong thời đại chủ nghĩa đế quốc tư bản, thì cần chú ý rằng tư bản tài chính và chính sách quốc tế thích ứng với nó... đã tạo nên hàng loạt hình thức lệ thuộc có tính chất quá độ của các nước. Tiêu biểu cho thời đại đó, không những chỉ có hai loại nước chủ yếu: những nước chiếm thuộc địa và những thuộc địa, mà còn có nhiều nước phụ thuộc với những hình thức khác nhau, những nước này trên hình thức thì được độc lập về chính trị, nhưng thực tế lại mắc vào cái lưới phụ thuộc về tài chính và ngoại giao" Từ những năm 50 của thế kỷ XX trở đi, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ đã làm sụp đổ và tan rã hệ thống thuộc địa kiểu cũ, nhưng điều đó không có nghĩa là chủ nghĩa thực dân đã bị thủ tiêu. Trái lại, các cường quốc đế quốc chuyển sang thi hành chính sách thực dân mới, mà nội dung chủ yếu của nó là dùng viện trợ kinh tế, kỹ thuật, quân sự để duy trì sự lệ thuộc của các nước đang phát triển vào các nước đế quốc. Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc có liên quan chặt chẽ với nhau, nói lên bản chất của chủ nghĩa đế quốc về mặt kinh tế là sự thống trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền, về mặt chính trị là hiếu chiến, xâm lược. 2. Việt Nam và cộng đồng ASEAN Sau gần 5 thập kỷ kể từ khi ra đời ngày 8-8-1967 với 5 thành viên sáng lập (Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines), ước mơ về một Cộng đồng hài hòa của các dân tộc Đông Nam Á với 10 quốc gia thành viên - nơi "sông núi không còn ngăn cách mà gắn kết chúng ta trong hợp tác và hữu nghị" - đã trở thành hiện thực. Kể từ ngày 31-12-2015, dưới mái nhà chung ASEAN, 630 triệu người dân trong khu vực sẽ cùng chung tay xây dựng một Cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và cùng chia sẻ trách nhiệm xã hội. Cộng đồng ASEAN ra đời đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới, với 630 triệu dân và GDP 2.600 tỷ USD. Dự kiến, với GDP sẽ đạt 4.700 tỷ USD vào năm 2020, ASEAN có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030. Đặc biệt, ASEAN là nền kinh tế duy nhất có Hiệp định Thương mại tự do với tất cả các nền kinh tế lớn và trung bình trên thế giới. Một số nước ASEAN đã tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và nhiều nước có Hiệp định Song phương tự do thương mại với các đối tác kinh tế quan trọng. Nhờ đó, ASEAN sẽ có điều kiện tham gia vào chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu. Với sức mạnh tổng hợp cả trên lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế do kết quả của quá trình thực hiện các biện pháp xây dựng Cộng đồng thì vai trò và tiếng nói của ASEAN ngày càng được coi trọng. Sau 6 năm triển khai lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, 10 nước thành viên đã vượt qua không ít rào cản cũng như sự khác biệt để cùng xây dựng một Cộng đồng thống nhất trong đa dạng. Sự kiện Cộng đồng ASEAN ra đời là thành tựu to lớn của quá trình liên kết và hội nhập ASEAN trong gần nửa thế kỷ qua, một dấu mốc quan trọng của ASEAN khi bước sang một giai đoạn phát triển mới, hội nhập sâu rộng hơn. Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN vào ngày cuối cùng của năm 2015 càng trở nên có ý nghĩa hơn khi đây là biểu tượng của sự đoàn kết, hòa bình và phát triển. Trong bối cảnh nhiều khu vực trên thế giới chìm trong xung đột, bạo lực và khủng hoảng chính trị, kinh tế-xã hội, sự ra đời của Cộng đồng ASEAN càng trở nên có ý nghĩa hơn khi tất cả các quốc gia thành viên đã tìm được tiếng nói đồng thuận, mang lại một cơ hội lớn cho sự phát triển và thịnh vượng của khu vực Đông Nam Á. Việc hình thành Cộng đồng ASEAN là kết quả của gần nửa thế kỷ phấn đấu vươn lên của tất cả các nước Đông Nam Á. Các nỗ lực vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển cho tất cả các dân tộc là yếu tố quyết định đưa đến thành công của ASEAN hiện nay. Cộng đồng ASEAN ra đời sẽ đưa tiến trình hợp tác và liên kết khu vực sang một giai đoạn mới, sâu rộng và chặt chẽ hơn, vừa đáp ứng lợi ích của các quốc gia thành viên, vừa phản ánh vai trò trung tâm, tính chủ động của ASEAN trước xu thế tăng cường hợp tác, liên kết ở khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Cộng đồng ASEAN là cộng đồng đầu tiên được thành lập ở Châu Á, đây là niềm tự hào của tất cả người dân Đông Nam Á. Hòa chung niềm vui của các nước Đông Nam Á, Việt Nam tự hào vì đã tham gia, đóng góp tích cực đối với tiến trình hợp tác và xây dựng Cộng đồng ASEAN từ năm 1995 đến nay. 20 năm đồng hành cùng ASEAN cũng là 20 năm Việt Nam nỗ lực đẩy mạnh quá trình đổi mới đất nước và hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế. ASEAN đã và sẽ luôn là một trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Một Cộng đồng bền vững cần có những thành viên vững mạnh. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục đồng hành, tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm vào hợp tác ASEAN, góp phần xây dựng một Cộng đồng ASEAN ổn định, thịnh vượng và phát triển. 3. Ý nghĩa việc hình thành cộng đồng ASEAN Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột lớn là Cộng đồng An ninh-Chính trị, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội đã chính thức được thành lập vào ngày 31/12/2015, đánh dấu tiến trình nhất thể hóa ASEAN thu được tiến triển quan trọng. Các nhà phân tích cho rằng, là cộng đồng tiểu vùng đầu tiên được thành lập tại khu vực châu Á, việc thành lập Cộng đồng ASEAN có nghĩa là trình độ nhất thể hóa an ninh chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội sẽ tiếp tục được nâng cao, tuy nhiên điều không cho phép coi nhẹ là, ASEAN muốn hoàn toàn thực hiện nhất thể hóa vẫn đối mặt với nhiều thách thức. 3.1.Đứng trên khởi điểm mới Việc thành lập Cộng đồng ASEAN khiến ASEAN đã đứng trên một khởi điểm mới cất bước hướng tới tương lai. Đông Nam Á sẽ hình thành một thị trường riêng rẽ với dân số vượt quá 600 triệu người và tổng lượng kinh tế vượt quá 2000 tỷ đô la Mỹ. Sự tăng trưởng kinh tế của khu vực ASEAN có triển vọng tăng tốc. Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Từ Bộ cho biết, trong khuôn khổ Cộng đồng ASEAN, trình độ nhất thể hóa của các nước ASEAN trong lĩnh vực an ninh chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội sẽ không ngừng được nâng cao, tiếng nói của ASEAN trên vũ đài hợp tác khu vực sẽ có trọng lượng hơn. Chủ tịch Quỹ Nam dương ASEAN Bam-bang Xun-dô-nô cho biết, lợi ích lớn nhất mà Cộng đồng ASEAN sẽ mang lại là nâng cao trình độ mậu dịch trong nội khối ASEAN. Trước đó, nhiều nước ASEAN tập trung phát triển quan hệ đối tác thương mại với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu, Mỹ, v.v. thông qua hiệp định song phương hoặc hiệp định thương mại tự do, trong khi đó tiềm năng thương mại giữa các nước thành viên ASEAN lại bị xem nhẹ. Việc thành lập Cộng đồng ASEAN tạo cơ hội cho các nước ASEAN nâng cấp trình độ thương mại trong nội khối. Hiện nay, kim ngạch thương mại trong khối ASEAN tăng với tốc độ 10,5%/năm, dự kiến đến năm 2020, tỷ trọng kim ngạch thương mại trong nội khối sẽ tăng từ 25% hiện nay lên đến 30% trong tổng kim ngạch thương mại ASEAN. Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Từ Bộ cho biết, Trung Quốc luôn coi ASEAN là định hướng ưu tiên trong ngoại giao với các nước xung quanh, kiên định ủng hộ nhất thể hóa ASEAN, ủng hộ việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, ủng hộ vị thế trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực. Đại sứ Từ Bộ nhấn mạnh, Cộng đồng ASEAN sẽ tạo thị trường rộng lớn hơn, điều kiện thương mại tiện lợi hơn và môi trường đầu tư tốt đẹp hơn cho Trung Quốc. 3.2.Nhìn thẳng vào các vấn đề cũ Theo Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Từ Bộ, chế độ chính trị của các nước ASEAN khác nhau, tôn giáo và văn hóa đa dạng, muốn thực hiện nhất thể hóa toàn diện sẽ phải đứng trước không ít khó khăn. Trình độ phát triển của các nước thành viên ASEAN có sự khác biệt rất lớn, trên một mức độ nhất định đã làm giảm sức cạnh tranh của ASEAN trên vũ đài kinh tế thế giới. Mục tiêu của ASEAN là xây dựng Cộng đồng "lấy con người làm gốc", nhưng xét về tình hình hiện nay, việc xây dựng Cộng đồng ASEAN trên một mức độ nhất định vẫn dừng lại ở trong giai đoạn chính phủ hăng say, người dân lạnh nhạt, sự đồng thuận của người dân bình thường đối với Cộng đồng ASEAN tương đối thấp, nhiệt tình và hành động của người dân tham gia vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN còn cần nâng cao hơn nữa. Cơ quan thực hiện Tầm nhìn của Cộng đồng ASEAN là các bộ ngành liên quan của các nước thành viên ASEAN, vẫn tồn tại một số khó khăn trong việc trao đổi và điều phối những vấn đề quan trọng liên quan đến nhiều cơ quan chức năng của nhiều nước. Ngoài ra, việc nhất thể hóa ASEAN cũng thiếu cơ quan thực hiện thống nhất. Chuyên gia về vấn đề ASEAN của In-đô-nê-xi-a Du-đa cho rằng, trong tiến trình thúc đẩy nhất thể hóa ASEAN, cần tăng cường chức năng của Ban Thư ký ASEAN, nâng cao vị thế và năng lực điều phối của Ban Thư ký. Chuyên gia Du-đa còn cho rằng, nhất thể hóa ASEAN không thể tách rời sự đoàn kết của các nước thành viên, tuy nhiên những tranh chấp biên giới giữa một số nước ASEAN, cũng như nạn ô nhiễm khói bụi tác động đến nhiều nước do việc đốt rẫy làm nương có thể xảy ra hàng năm ở In-đô-nê-xi-a gây lên, v.v., đã trùm bóng đen lên triển vọng của Cộng đồng ASEAN. ASEAN đã áp dụng phương thức ASEAN chiếu cố đến đòi hỏi của các bên, hiệp thương nhất trí trong tiến trình nhất thể hóa. Chủ tịch Quỹ Nam Dương ASEAN In-đô-nê-xi-a Bam-bang cho rằng, các nước ASEAN cần phải đặt lợi ích chung của ASEAN lên trên lợi ích của nước mình, bên cạnh đó ASEAN cũng cần thành lập cơ quan siêu quốc gia để ràng buộc hiệu quả các nước thành viên, tiến tới nâng cao hơn nữa trình độ nhất thể hóa ASEAN. Đoàn kết, cụm từ này được nhiều chuyên gia nhắc đến khi bình luận về Cộng đồng ASEAN mới thành lập. Hy vọng Cộng đồng ASEAN thực sự mang lại hạnh phúc cho người dân trong khu vực. 3.3.Gửi gắm vào tương lai mới ASEAN là một trong những tổ chức khu vực có trình độ hội nhập kinh tế khá cao giữa các nước đang phát triển trên thế giới. Mặc dù sẽ đối mặt với không ít khó khăn trong tiến trình nhất thể hóa sau này, nhưng ASEAN hiện đã cất một bước đi cổ vũ lòng người. Văn kiện tầm nhìn ASEAN năm 2025 được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra tại Cu-a-la Lăm-pơ, Ma-lai-xi-a cho thấy các nước thành viên tràn đầy lòng tin đối với tương lai của Cộng đồng ASEAN. Việc xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN là nền tảng cho việc nhất thể hóa ASEAN. Trong ba trụ cột lớn, độ khó trong xây dựng Cộng đồng Kinh tế tương đối thấp, tiến triển cũng nhanh nhất. 463 trong 506 biện pháp ưu tiên được liệt kê trong "Lộ trình Cộng đồng Kinh tế ASEAN" đã được thực hiện, tỷ lệ thực hiện lên tới 91,5%, thuế quan trung bình trong nội khối ASEAN hầu như đều giảm xuống tới mức 0%. Trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế, các lĩnh vực hợp tác trong ASEAN hết sức rộng lớn. Chẳng hạn như, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 96% tổng số doanh nghiệp ASEAN, định hướng chính sách về các nước thành viên ASEAN chung sức phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phát huy vai trò tích cực trong việc tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân và thực hiện kinh tế tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, các hàng rào phi thuế quan như các quy tắc, tiêu chuẩn, v.v. của các nước ASEAN vẫn tồn tại để bảo hộ các ngành nghề quan trọng và nhạy cảm của nước mình. Chuyên gia về vấn đề ASEAN, Đại học Bi-na Nu-san-ta-ra In-đô-nê-xi-a Du-đa cho rằng, tình trạng đồng chất hóa kết cấu sản xuất và xuất khẩu của đa số nước thành viên ASEAN tương đối nghiêm trọng, cạnh tranh giữa các nước diễn ra quyết liệt, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch vẫn phổ biến tồn tại trong nội khối ASEAN. Các nhà phân tích cho rằng, mặc dù các nước thành viên ASEAN có đòi hỏi lợi ích khác nhau, trình độ phát triển không đồng đều, nhưng việc tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN là một động thái đã định sẵn trong việc thực hiện lộ trình của cộng đồng này, có triển vọng phát triển rộng lớn, cũng có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của các nước thành viên ASEAN. Kết Luận Sự hình thành Cộng đồng ASEAN 2015 tạo ra cả cơ hội và thách thức đan xen đối với Việt Nam. Nhìn chung, các cơ hội về cơ bản là những lợi ích có được trong quá trình tham gia hợp tác ASEAN trong 20 năm qua nhưng sẽ lớn hơn và cụ thể hơn; các thách thức cũng nhiều hơn và trực tiếp hơn. Cộng đồng chung chính là thành tựu hợp tác của các nước ASEAN, tạo cơ sở vững chắc và động lực mạnh mẽ cho ASEAN tiếp tục liên kết sâu rộng hơn và đóng vai trò quan trọng hơn ở khu vực. Cộng đồng cũng phản ánh nhận thức và lợi ích chung của các nước thành viên về nhu cầu liên kết khu vực cao hơn, góp phần thúc đẩy mạnh hơn chủ nghĩa tư bản độc quyền trong phát triển kinh tế mỗi quốc gia thuộc ASEAN. Có thể nói, chủ nghĩa tư bản độc quyền và độc quyền nhà nước là bước phát triển cao hơn của chủ nghĩa tư bản, để có thể tồn tại trước những thay đổi của điều kiện sản xuất mới. Những thành tựu và hạn chế của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản: mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì xã hội hóa sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chủ nghĩa tư bản đã thực hiện nhiều biện pháp điều chỉnh cả về mặt sở hữu, quản lý và phân phối để hạn chế mâu thuẫn trên nhưng về cơ bản không thủ tiêu được mâu thuẫn này. Sự điều chỉnh ấy vẫn không vượt qua khỏi khuôn khổ của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước từ lý luận của V.I.Lenin cho đến những biểu hiện mới được cập nhật nêu trên tạo cơ sở để hiểu rõ hơn về vấn đề nội dung cơ bản của thời đại ngày nay: Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới như một quá trình lịch sử tự nhiên. Tuy nhiên, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không thể tự tiêu vong và phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa cũng không thể tự hình thành mà chỉ có thể thực hiện được thông qua cuộc cách mạng xã hội trong đó giai cấp công nhân là người có sứ mệnh lịch sử thực hiện cuộc cách mạng này. Danh mục tài liệu tham khảo V.I.Lênin, 1978. Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, Nxb Tiến bộ Nguyễn Khắc Thân, 1996. Chủ nghĩa tư bản đương đại-Mâu thuẫn và vấn đề, Nxb Chính trị Quốc gia. Viện Thông tin Khoa học Xã hội, 2001. Chủ nghĩa tư bản hịên đại -Những điều chỉnh mới. Tiêu Phong, 2004. Hai chủ nghĩa một trăm năm, Nxb Chính trị Quốc gia. Giáo trình Những NLCB của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb Chính Trị Quốc Gia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_ly_luan_chu_nghia_tu_ban_doc_quyen_va_y_nghia_tron.doc
Tài liệu liên quan