MỞ ĐẦU
Thiết bị phản ứng là các thiết bị trọng tâm của đa số các quá trình biến đổi hóa học.
Người ta định nghĩa thiết bị phản ứng là thiết bị mà trong đó xảy ra các phản ứng hóa học, nghĩa là các thiết bị để chuyển hóa các chất tham gia phản ứng thành các sản phẩm hóa học.
Nội dung chủ yếu của tiểu luận này là đi sâu vào quy luật và ứng dụng quy luật để giải quyết một số vấn đề công nghệ, đặc biệt là các quá trình phản ứng thường gặp trong công nghệ hóa học các hợp chất vô cơ và hữu cơ. Sau đó, chúng ta sẽ khảo sát các loại thiết bị phản ứng khác nhau được sử dụng trong lĩnh vực lọc - hoá dầu, trong công nghệ thực phẩm cũng như sẽ nghiên cứu nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của các thiết bị hóa học.
Những phản ứng xảy ra trong thiết bị phản ứng không chỉ là những phản ứng hóa học tuân theo những định luật về biến đổi chất thuần tuý mà còn bao gồm nhiều quá trình khác cùng xảy ra và tác động qua lại lẫn nhau. Mọi quá trình phản ứng đều có kèm theo quá trình thu nhiệt hoặc toả nhiệt (nhiệt hóa học). Nhiệt hóa học này làm thay đổi nhiệt độ của phản ứng, do đó ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và chất lượng sản phẩm. Do yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như để trành sinh ra nhiều các phản ứng phụ tạo ra các sản phẩm không mong muốn, mỗi phản ứng cần thực hiện ở một chế độ nhiệt nhất định và như vậy đòi hỏi phải có quá trình trao đổi nhiệt. Đối với những phản ứng dị thể, quá trình trao đổi vật chất giữa các pha cũng tuân theo cơ chế của quá trình chuyển khối và do đó cũng ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Ngoài ra, chế độ thuỷ động lực trong thiết bị cũng ảnh hưởng đến quá trình phản ứng.
Như vậy, các quá trình xảy ra trong thiết bị phản ứng là quá trình tổng hợp bao gồm quá trình thuỷ lực, truyền nhiệt, chuyển khối và phản ứng hóa học.
Bài tiểu luận này có nội dung liên quan về :
- Nhiệt động hóa học
- Động hóa học
- Thuỷ lực học
- Các quá trình chuyển khối
- Các quá trình trao đổi nhiệt
62 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3037 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mô hình các thiết bị phản ứng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Thiết bị phản ứng là các thiết bị trọng tâm của đa số các quá trình biến đổi hóa học.
Người ta định nghĩa thiết bị phản ứng là thiết bị mà trong đó xảy ra các phản ứng hóa học, nghĩa là các thiết bị để chuyển hóa các chất tham gia phản ứng thành các sản phẩm hóa học.
Nội dung chủ yếu của tiểu luận này là đi sâu vào quy luật và ứng dụng quy luật để giải quyết một số vấn đề công nghệ, đặc biệt là các quá trình phản ứng thường gặp trong công nghệ hóa học các hợp chất vô cơ và hữu cơ. Sau đó, chúng ta sẽ khảo sát các loại thiết bị phản ứng khác nhau được sử dụng trong lĩnh vực lọc - hoá dầu, trong công nghệ thực phẩm cũng như sẽ nghiên cứu nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của các thiết bị hóa học.
Những phản ứng xảy ra trong thiết bị phản ứng không chỉ là những phản ứng hóa học tuân theo những định luật về biến đổi chất thuần tuý mà còn bao gồm nhiều quá trình khác cùng xảy ra và tác động qua lại lẫn nhau. Mọi quá trình phản ứng đều có kèm theo quá trình thu nhiệt hoặc toả nhiệt (nhiệt hóa học). Nhiệt hóa học này làm thay đổi nhiệt độ của phản ứng, do đó ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và chất lượng sản phẩm. Do yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như để trành sinh ra nhiều các phản ứng phụ tạo ra các sản phẩm không mong muốn, mỗi phản ứng cần thực hiện ở một chế độ nhiệt nhất định và như vậy đòi hỏi phải có quá trình trao đổi nhiệt. Đối với những phản ứng dị thể, quá trình trao đổi vật chất giữa các pha cũng tuân theo cơ chế của quá trình chuyển khối và do đó cũng ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Ngoài ra, chế độ thuỷ động lực trong thiết bị cũng ảnh hưởng đến quá trình phản ứng.
Như vậy, các quá trình xảy ra trong thiết bị phản ứng là quá trình tổng hợp bao gồm quá trình thuỷ lực, truyền nhiệt, chuyển khối và phản ứng hóa học.
Bài tiểu luận này có nội dung liên quan về :
- Nhiệt động hóa học
- Động hóa học
- Thuỷ lực học
- Các quá trình chuyển khối
- Các quá trình trao đổi nhiệt
PHẦN I : THIẾT BỊ PHẢN ỨNG
I. ĐẠI CƯƠNG
I.1 PHÂN LOẠI THIẾT BỊ PHẢN ỨNG
Dựa vào cách phân loại các phản ứng hóa học mà người ta phân loại các thiết bị phản ứng như sau :
I.1.a Theo pha của hệ
Sơ đồ trích ly chất rắn gián đoạn
Thiết bị trích ly
Bình chưng
Thiết bị ngưng tụ
Thùng chứa
• Theo bản chất pha : thiết bị phản ứng pha khí, lỏng hoặc rắn ;
• Theo số pha :
- Thiết bị phản ứng một pha (đồng thể) : pha khí hoặc lỏng,
- Thiết bị phản ứng nhiều pha (dị thể) :
- thiết bị phản ứng hai pha : khí-lỏng, lỏng-lỏng, khí-rắn, lỏng-rắn
- thiết bị phản ứng ba pha : khí-lỏng-rắn.
• Theo trạng thái pha : thiết bị phản ứng pha liên tục hoặc pha phân tán
I.1.b Điều kiện tiến hành quá trình
Thiết bị hấp phụ với xích vận chuyển ( Liên tục )
Hộp chứa chất hấp phụ
Bánh xích
Cửa khí vào
Cửa khí ra
Cửa hơi nước vào
Cửa hơi nước ra
Cửa khi sấy khô
Cửa khí sấy khô
9,10- Khí làm nguội
I – Zone hấp phụ
II- Zone nhả
III- Zone sấy khô
IV – Zone làm nguội
• Theo phương thức làm việc:
- Thiết bị phản ứng gián đoạn
- Tiên tục
- Bán liên tục
• Theo điều kiện nhiệt
- Thiết bị phản ứng đẳng nhiệt
- Đoạn nhiệt
I.1.c Theo điều kiện thủy động
Sơ đồ trích ly nhiều bậc chéo dòng
• Theo chiều chuyển động của các pha :
- Thiết bị phản ứng xuôi dòng, ngược dòng hoặc dòng chéo nhau
- Thiết bị phản ứng dọc trục hoặc xuyên tâm
• Theo chế độ chuyển động :
- Thiết bị phản ứng dạng ống ;
- Thiết bị phản ứng khuấy trộn hoàn toàn
- Thiết bị phản ứng nhiều ngăn.
• Theo trạng thái tầng xúc tác :
- Thiết bị phản ứng tầng xúc tác cố định ;
- Thiết bị phản ứng tầng xúc tác di động ;
- Thiết bị phản ứng tầng sôi ;
- Thiết bị phản ứng tầng xúc tác kéo theo
I.2 PHÂN LOẠI CÁC THIẾT BỊ PHẢN ỨNG THEO PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC
Tuỳ thuộc vào phương thức làm việc, người ta chia thiết bị phản ứng thành 3 loại :
I.2.a Thiết bị phản ứng gián đoạn :
Khuấy trộn lý tưởng gián đoạn
Biến đổi nồng độ theo thòi gian
Biến đổi nồng độ theo không gian
• Định nghĩa : là thiết bị phản ứng làm việc theo từng mẻ, nghĩa là các thành phần tham gia phản ứng và các chất phụ gia (dung môi, chất trơ) hoặc các chất xúc tác được đưa tất cả vào thiết bị ngay từ thời điểm đầu. Sau thời gian nhất định, khi phản ứng đã đạt được độ chuyển hóa yêu cầu, người ta cho dừng thiết bị và tháo sản phẩm ra.
• Ưu điểm :
- Tính linh động cao : có thể dùng thiết bị đó để thực hiện các phản ứng khác nhau tạo ra các sản phẩm khác nhau
- Đạt độ chuyển hóa cao do có thể khống chế thời gian phản ứng theo yêu cầu
- Chi phí đầu tư thấp do ít phải trang bị các thiết bị điều khiển tự động
• Nhược điểm :
- Năng suất thấp do thời gian một chu kỳ làm việc dài : đòi hỏi thời gian nạp liệu, đốt nóng, làm nguội, tháo sản phẩm và làm sạch thiết bị
- Mức độ cơ giới hóa và tự động hóa thấp
- Khó điều chỉnh và khống chế quá trình do tính bất ổn định của phương thức làm việc gián đoạn
- Mức độ gây độc hại hoặc nguy hiểm đối với người sản xuất cao hơn do mức độ tự động hóa thấp, người công nhân phải tiếp xúc nhiều hơn với các hóa chất
• Phạm vi ứng dụng :
- Chỉ thích hợp với các phân xưởng năng suất nhỏ
- Phục vụ cho mục đích sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau trong cùng một thiết bị
I.2.b Thiết bị phản ứng liên tục :
Thiết bị khuấy trộn lý tưởng liên tục
Biến đổi nồng độ theo thời gian
Biến đổi nồng độ theo không gian
• Định nghĩa : là thiết bị mà trong đó các chất tham gia phản ứng được đưa liên tục vào thiết bị và sản phẩm cũng được lấy ra liên tục. Sau thời gian khởi động thì nhiệt độ, áp suất, lưu lượng và nồng độ các chất tham gia phản ứng không thay đổi theo thời gian, thiết bị làm việc ở trạng thái ổn định
• Ưu điểm :
- Có khả năng cơ giới hóa và tự động hóa cao
- năng suất cao do không tốn thời gian nạp liệu và tháo sản phẩm
- chất lượng sản phẩm ổn định do tính ổn định của quá trình
• Nhược điểm :
- Chi phí đầu tư cao, trước hết là do đòi hỏi phải trang bị các thiết bị tự động điều khiển để đảm bảo tính ổn định của quá trình
- Tính linh động thấp, ít có khả năng thực hiện các phản ứng khác nhau, tạo các sản phẩm khác nhau
• Phạm vi ứng dụng : thiết bị phản ứng liên tục được sử dụng thích hợp cho các quá trình sản xuất với năng suất lớn, chất lượng sản phẩm đảm bảo
I.2.c Thiết bị phản ứng bán liên tục :
• Định nghĩa : là thiết bị mà trong đó có thành phần chất tham gia phản ứng đưa vào gián đoạn còn các chất khác đưa vào liên tục. Sản phẩm có thể lấy ra gián đoạn hay liên tục
• Phạm vi ứng dụng : được thực hiện đối với những quá trình không có khả năng thực hiện theo phương thức liên tục, còn nếu thực hiện theo phương thức gián đoạn lại cho năng suất thấp
Khi tính toán thiết kế thiết bị phản ứng phải dựa trên yêu cầu của sản xuất (năng suất và chất lượng sản phẩm). Trên cơ sở các phương trình cân bằng vật chất và cân bằng nhiệt - là những phương trình toán học mô tả quan hệ giữa các thông số động học, nhiệt động và các điều kiện thực hiện quá trình với các thông số đặc trưng cho kích thước hình học của thiết bị như thể tích, chiều dài thiết bị, thời gian lưu, ... từ đó có thể tính toán các kích thước cơ bản của thiết bị.
I.3 NHIỆM VỤ THIẾT KẾ THIẾT BỊ PHẢN ỨNG
• Thiết kế một thiết bị phản ứng là xác định kích thước của thiết bị đó để đạt được hiệu suất thu sản phẩm mong muốn, đồng thời xác định nhiệt độ, áp suất và thành phần của hỗn hợp phản ứng ở điều kiện vận hành tại các phần khác nhau của thiết bị.
• Các số liệu cần thiết hay còn gọi là điều kiện thiết kế bao gồm :
- Các dữ liệu ban đầu của dòng nguyên liệu như : lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, thành phần các chất tham gia phản ứng, ...
- Chế độ vận hành của thiết bị : gián đoạn hoặc liên tục, đoạn nhiệt hoặc đẳng nhiệt, ...
- Yêu cầu về năng suất và chất lượng sản phẩm.
• Thiết kế tối ưu dựa trên nguyên liệu, chi phí ban đầu, chi phí vận hành và giá trị thương mại của sản phẩm cuối cùng
I.4 CÂN BẰNG VẬT CHẤT VÀ CÂN BẰNG NHIỆT TỔNG QUÁT
I.4.a Cân bằng vật chất
• Cân bằng vật chất cho một tác chất được viết dưới dạng tổng quát có thể áp dụng cho bất kỳ một dạng thiết bị phản ứng nào.
• Trong một phân tố thể tích ΔV và một phân tố thời gian Δt, cân bằng vật chất dạng tổng quát là :
• Hai số hạng đầu tiên biểu diễn khối lượng tác chất vào và ra khỏi phân tố thể tích trong khoảng thời gian Δt ;
• Số hạng thứ ba phụ thuộc vào vận tốc phản ứng trong phân tố thể tích ΔV và có dạng r.ΔV.Δt với r - phương trình vận tốc phản ứng hóa học khi không có trở lực vật lý (gradient nhiệt độ hoặc nồng độ)
• Số hạng thứ tư biểu diễn lượng tác chất còn lại trong phân tố thể tích ΔV sau khoảng thời gian Δt phản ứng ;
I.4.b Cân bằng nhiệt
• Cân bằng nhiệt nhằm mục đích xác định nhiệt độ tại mỗi điểm trong thiết bị phản ứng (hay tại mỗi thời điểm nếu thiết bị hoạt động gián đoạn) để xác định đúng vận tốc tại điểm đó.
• Trong một phân tố thể tích ΔV và một phân tố thời gian Δt, phương trình cân bằng nhiệt tổng quát cho thiết bị phản ứng là :
• Dạng của phương trình (III-1) và (III-2) phụ thuộc vào loại thiết bị phản ứng và phương pháp vận hành. Trong nhiều trường hợp, một hoặc nhiều số hạng của phương trình trên sẽ không có. Quan trọng hơn là khả năng giải các phương trình còn phụ thuộc vào các giả thiết về điều kiện khuấy trộn hay khuyếch tán trong thiết bị phản ứng. Điều này giải thích ý nghĩa của việc phân loại thiết bị phản ứng thành 2 dạng chính : dạng khuấy trộn và dạng ống.
II MÔ TẢ MỘT SỐ DẠNG THIẾT BỊ PHẢN ỨNG ĐỒNG THỂ CƠ BẢN
II.1 Thiết bị phản ứng liên tục
Đối với dạng thiết bị này, ta phân thành 2 loại cơ bản :
II.1.a Thiết bị phản ứng dạng ống :
• Trong thiết bị phản ứng dạng ống, nguyên liệu được nhập vào một đầu của ống hình trụ và dòng sản phẩm ra ở đầu kia
• Do thiết bị dạng này thường hoạt động ở trạng thái ổn định, không có sự khuấy trộn theo phương dọc trục nên tính chất của dòng chảy thay đổi từ điểm này đến điểm khác chỉ do quá trình phản ứng. Vì vậy, người ta giả thiết rằng trong thiết bị dạng này, tính chất của các phần tử trên cùng một tiết diện là như nhau và không thay đổi theo thời gian ;
• Chúng ta có sơ đồ đơn giản của thiết bị phản ứng dạng ống như hình vẽ bên dưới. Từ đó có thể biểu diễn sự phụ thuộc của nồng độ tác chất được xét vào chiều dài của thiết bị phản ứng là một đường cong liên tục và giảm dần từ đầu vào đến đầu ra của thiết bị.
• Thiết bị phản ứng dạng này thường sử dụng 1 trong 3 loại tầng xúc tác
sau :| tầng xúc tác cố định, di động và kéo theo.
• Về phương diện động học, chúng ta có thể mô tả thiết bị phản ứng dạng ống theo sơ đồ sau
:
• Phương trình (III-1) và (III-2) có thể được viết cho một đơn nguyên thể tích ΔV :
• Đối với phương trình (III-1) :
- Số hạng thứ nhất là FAo.(1 - xA ).Δt ;
- Nếu độ chuyển hóa khi ra khỏi phân tố thể tích là xA + ΔxA thì số hạng thứ hai là : FAo.(1 - xA - ΔxA).Δt ;
- Số hạng thứ ba là (- rA ). ΔV. Δt ;
- Số hạng thứ tư bằng 0 vì quá trình ở trạng thái ổn định.
Ví dụ 1 :
Phản ứng phân hủy pha khí đồng thể ở 650oC :
4PH3 (k) à P4 (k) + 6H2 (k)
Đây la phản ứng bậc một với phương trình vận tốc là : ( − rPH3 ) = (10 h-1 ) CPH3
Tìm thể tích bình phản ứng dạng ống hoạt động ở 650oC và 4,6 at để đạt độ chuyển hóa là 80% với lưu lượng dòng nguyên liệu phosphin tinh chất ban đầu là 2 kmol/h.
Ví dụ 2 :
Xác định thể tích thiết bị phản ứng dạng ống để sản xuất 30 000 tấn éthylène/ năm từ quá trình nhiệt phân (pyrolyse) étane nguyên chất. Biết :
- Phản ứng bậc một, không thuận nghịch ;
- Độ chuyển hóa đạt 80% ;
- Thiết bị phản ứng đẳng nhiệt vận hành ở 1100oC và 6 at ;
- Ở 1000K, hằng số vận tốc k = 0,072 s-1 và năng lượng hoạt hoá của phản ứng là 82 kcal/gmol.
II.1.b Thiết bị phản ứng dạng khuấy trộn lý tưởng
• Có 3 cách vận hành : liên tục (ổn định) , gián đoạn và bán liên tục
- Phản ứng bậc một, không thuận nghịch ;
- Độ chuyển hóa đạt 80% ;
- Thiết bị phản ứng đẳng nhiệt vận hành ở 1100oC và 6 at ;
- Ở 1000K, hằng số vận tốc k = 0,072 s-1 và năng lượng hoạt hoá của phản ứng là 82 kcal/gmol.
• Được đặc trưng bằng quá trình khuấy trộn là hoàn toàn, do đó hỗn hợp phản ứng đồng nhất về nhiệt độ và thành phần trong tất cả các phần của thiết bị và giống dòng ra của sản phẩm. Điều này có ý nghĩa là phân tố thể tích ΔV trong các phương trình cân bằng có thể được lấy là thể tích V của toàn thiết bị.
• Người ta giả thiết rằng ở đầu vào của thiết bị phản ứng, nồng độ của tác chất giảm một cách đột ngột và đúng bằng nồng độ của mọi điểm trong toàn thể tích của thiết bị và nồng độ của dòng sản phẩm ra. Ta có thể biểu diễn sự thay đổi nồng độ của tác chất từ đầu vào đến đầu ra của thiết bị là một đường gấp khúc như sau :
II.1.b.1 Thiết bị phản ứng khuấy trộn hoạt động ổn định :
• Xét trường hợp đơn giản chỉ có một dòng nhập liệu và một dòng sản phẩm và tính chất của các dòng này không thay đổi theo thời gian, như vậy :
- Hai số hạng đầu trong phương trình cân bằng là không đổi : Lượng tác chất nhập vào thể tích V của thiết bị phản ứng là FAo(1-xAo).Δt và lượng tác chất ra khỏi thiết bị phản ứng là FAo (1-xAf).Δt ;
- Vì hỗn hợp phản ứng trong bình có nhiệt độ và thành phần đồng nhất, nên vận tốc phản ứng là không đổi và được xác định với nhiệt độ và thành phần của dòng sản phẩm và bằng (-rA ).V.Δt ;
- Vì thiết bị phản ứng hoạt động liên tục và ổn định nên không có sự tích tụ tác chất trong thiết bị, vì vậy số hạng thứ tư bằng 0 ;
• Vậy phương trình vật chất viết cho thiết bị phản ứng khuấy trộn hoạt động ổn định trong khoảng thời gian Δt là :
trong đó : xAo và xAf - Độ chuyển hóa của tác chất trước khi vào thiết bị và sau khi ra khỏi thiết bị ;
v - lưu lượng của dòng nguyên liệu (l/h)
Nếu dòng nguyên liệu chứa cấu tử A hoàn toàn chưa chuyển hóa, nghĩa là xAo = 0 thì :
• Để xác định nhiệt độ của dòng sản phẩm nhằm tính vận tốc phản ứng, ta tính phương trình cân bằng nhiệt cho toàn thể tích hỗn hợp phản ứng V. Muốn vậy, trước hết ta chọn trạng thái chuẩn (nhiệt độ, áp suất, thành phần) để tính enthalpie.
- Giả sử enthalpie (J/kg) so với trạng thái chuẩn của dòng nguyên liệu là Ho và của dòng sản phẩm là Hf. Gọi m là tổng lưu lượng của dòng nguyên liệu (kg/s) (cũng chính bằng tổng lưu lượng của dòng sản phẩm). Do vậy, số hạng thứ nhất và thứ hai của phương trình cân bằng nhiệt sẽ là m.Ho.Δt và m.Hf.Δt ;
- Số hạng thứ ba là nhiệt trao đổi với môi trường bên ngoài được biểu diễn theo nhiệt độ môi trường ngoài Tn, nhiệt độ của hỗn hợp phản ứng Tf, hệ số truyền nhiệt tổng quát K và diện tích bề mặt truyền nhiệt S với biểu thức :
K.S (Tn − Tf). Δt
- Số hạng thứ tư bằng 0.
• Vậy phương trình cân bằng nhiệt là :
m.Ho.Δt − m.Hf.Δt + K.S (Tn − Tf). Δt = 0
Hay : m (Ho − Hf.) + K.S (Tn − Tf) = 0 (IV-4)
• Nhiệt phản ứng ΔHR và vận tốc phản ứng (- rA) không xuất hiện trực tiếp trong (IV-4) nhưng ảnh hưởng của các đại lượng này được phản ánh trong sự sai biệt về enthalpie giữa dòng nguyên liệu và dòng sản phẩm theo công thức :
Hf − H0 = Cp (Tf − To) + (xAf − xAo). ΔHR. FAo / m , kJ/kg (IV-5)
II.1.c Thiết bị phản ứng nhiều ngăn
• Đặc điểm :
- Vận hành liên tục ;
- Gồm nhiều ngăn, mỗi ngăn có lắp cánh khuấy để khuấy trộn liên tục và hỗn hợp phản ứng sẽ chuyển động từ ngăn đầu đến ngăn cuối nhờ chảy tràn. Vì vậy có thể xem đây là hệ nhiều bình phản ứng khuấy trộn liên tục mắc nối tiếp và nồng độ của tác chất trong mỗi ngăn là như nhau và giảm dần từ ngăn đầu đến ngăn cuối. Hay nói một cách khác độ chuyển hóa của tác chất trong mỗi ngăn là như nhau nhưng tăng dần từ ngăn đầu đến ngăn cuối.
• Nếu số ngăn tăng đến vô cực thì thể tích vi của mỗi ngăn sẽ giảm đến tối thiểu sao cho tổng thể tích là không đổi. Lúc đó, sự biến thiên nồng độ của tác chất giữa hai ngăn liên tiếp nhau là rất bé và ta có thể vẽ một đường liên tục thay cho đường gấp khúc để biểu diễn sự biến thiên nồng độ của tác chất từ ngăn đầu đến ngăn cuối. Do đó, dạng thiết bị phản ứng này được xem là dạng trung gian giữa thiết bị phản ứng dạng ống và dạng khuấy trộn liên tục.
• Sơ đồ :
Ta sẽ xét dạng thiết bị phản ứng này trong phần nhiều bình phản ứng khuấy trộn liên tục.
II.2 Thiết bị phản ứng gián đoạn
II.2.a Thiết bị phản ứng khuấy trộn hoạt động gián đoạn :
• Đặc điểm :
- Trong quá trình hoạt động gián đoạn không có dòng vào và dòng ra ;
- Các tính chất của hỗn hợp phản ứng sẽ thay đổi : nồng độ của tác chất giảm dần và độ chuyển hóa tăng dần theo thời gian .
• Vì vậy, trong phương trình cân bằng vật chất :
- Hai số hạng đầu tiên bằng không ;
- Lượng chất tham gia phản ứng trong khoảng thời gian Δt là
(-rA).V.Δt ;
- Gọi ΔNA là số mol A tích luỹ trong hỗn hợp phản ứng trong khoảng thời gian Δt ;
• Vậy phương trình cân bằng vật chất được viết là :
− (-rA).V.Δt = ΔNA
• Ta chia cả hai vế cho Δt và lấy giới hạn khi Δt → 0 :
Sắp xếp lại và lấy tích phân, ta được :
Đây là phương trình tổng quát xác định thời gian cần thiết để đạt độ chuyển hóa của tác chất là xA trong quá trình đẳng nhiệt hoặc không đẳng nhiệt. Thể tích của hỗn hợp phản ứng và vận tốc phản ứng vẫn nằm trong dấu tích phân bởi vì nói chung cả hai đại lượng này thay đổi theo thời gian.
Nếu thể tích của hỗn hợp phản ứng không đổi ta có :
Còn đối với các phản ứng trong đó hỗn hợp phản ứng thay đổi thể tích tỉ lệ với độ chuyển hóa thì :
Các phương trình (IV-9), (IV-10), (IV-11), (IV-12) đều có thể áp dụng cho cả trường hợp đẳng nhiệt và không đẳng nhiệt. Trong trường hợp không đẳng nhiệt, ta phải thiết lập phương trình cân bằng nhiệt.
Trong trường hợp này :
• Hai số hạng đầu của phương trình bằng không ;
• Nhiệt trao đổi với môi trường bên ngoài : K.S.(Tn − Tf). Δt ;
• Nhiệt tích tụ trong hỗn hợp phản ứng được biểu diễn bằng sự biến đổi năng lượng theo thời gian do sự biến đổi thành phần và nhiệt độ của hỗn hợp :
- Nhiệt tích tụ từ sự biến đổi thành phần là do nhiệt phản ứng và được tính bằng : (ΔHoR).(-rA).V.Δt ;
- Nhiệt tích tụ từ sự biến đổi nhiệt độ ΔT (trong khoảng thời gian Δt ) là m.Cp.ΔT
với m - khối lượng của hỗn hợp phản ứng
Cp - nhiệt dung riêng của hỗn hợp phản ứng
• Vậy phương trình cân bằng nhiệt được viết là :
Ta chia cả hai vế cho Δt và lấy giới hạn khi Δt → 0 , ta được :
III. ÁP DỤNG PHƯƠNG TRÌNH THIẾT KẾ
• Để thực hiện một phản ứng theo những điều kiện cho trước, chúng ta có thể dùng nhiều loại thiết bị phản ứng khác nhau như : thiết bị phản ứng dạng ống, thiết bị phản ứng khuấy trộn hoạt động liên tục hoặc gián đoạn hoặc hệ nhiều thiết bị phản ứng mắc nối tiếp hoặc song song.
• Hai thông số thiết kế ảnh hưởng đến tính kinh tế của quá trình là thể tích của thiết bị phản ứng và hiệu suất thu các sản phẩm. Với một thiết bị phản ứng có kết cấu và thể tích thích hợp sẽ cho hiệu suất thu sản phẩm chính cực đại, đồng thời hạn chế lượng sản phẩm phụ là cực tiểu.
• Trong chương này, ta sẽ so sánh các phương án thiết kế thiết bị phản ứng khác nhau cho thiết bị đơn hoặc cho hệ nhiều thiết bị phản ứng.
III.1 SO SÁNH CÁC THIẾT BỊ PHẢN ỨNG ĐƠN
III.1.a Thiết bị phản ứng khuấy trộn hoạt động ổn định và thiết bị phản ứng dạng ống với phản ứng bậc một và bậc hai
• Dạng phương trình vận tốc tổng quát :
với n biến đổi bất kỳ từ 0 ÷ 3
• Với hai dạng thiết bị phản ứng này, độ chuyển hóa là hàm của lưu lượng nguyên liệu, thành phần nguyên liệu, bậc phản ứng và hệ số biến đổi thể tích.
• Ta tính thời gian lưu ℑ đối với thiết bị phản ứng khuấy trộn hoạt động ổn định :
• Đối với thiết bị phản ứng dạng ống :
Chia hai phương trình, vế theo vế ta được :
Nếu khối lượng riêng không đổi, thể tích sẽ không đổi và α = 0, ta có :
Phương trình (V-1) và (V-2) được biểu diễn bằng đồ thị trên hình (4-1). Với cùng nồng độ nguyên liệu ban đầu CAo và lưu lượng nguyên liệu FAo, tung độ của giản đồ sẽ cho ta trực tiếp tỉ số thể tích của hai dạng thiết bị phản ứng trên.
Hình 4.1:
So sánh hoạt động của TBPU khuấy trộn hoạt động ổn định và TBPU dạng ống cho phản ứng bậc n. Với cùng điều kiện nạp liệu, trục tung cho giá trị tỉ số Vkh/Vô
III.1.b Ảnh hưởng của sự biến đổi tỉ lệ nồng độ ban đầu của tác chất trong phản ứng bậc hai
Với phản ứng bậc hai loại : A + B => sản phẩm , phương trình vận tốc là :
Hình (4-1) cho phép ta so sánh thể tích của hai loại thiết bị khi nồng độ ban đầu của hai tác chất bằng nhau. Tuy nhiên trong thực tế, nồng độ ban đầu của hai tác chất thường không bằng nhau. Tỉ lệ tối ưu phụ thuộc vào các yếu tố như : chi phí phân tách sản phẩm ra khỏi tác chất chưa phản ứng, chi phí hồi lưu tác chất, ...
Với M = CBo / CAo > 1 và α = 0 , thời gian lưu của tác chất trong thiết bị phản ứng dạng ống là:
Hình (4-2 ) cho ta so sánh sự hoạt động của thiết bị phản ứng dạng ống với các giá trị khác nhau của CAo, FAo, M và xA với α = 0.
Hình 4.2:
TBPU khuấy trộn hoạt động gián đoạn hoặc TBPU dạng ống. Áp dụng cho phản ứng bậc 2: A + B→Sản phẩm; (-rA)=K.CA.CB , α=0, chịu ảnh hưởng bởi tỉ số M=CB0/CA0.Với cùng CA0, NA0, trục tung cho giá trị tỉ số
-Với thiết bị phản ứng dạng khuấy trộn, hoạt động ổn định :
Hình (4-3 ) cho ta so sánh sự hoạt động của thiết bị phản ứng dạng khuấy trộn, hoạt động ổn định với các giá trị khác nhau của CAo, FAo, M và xA với α = 0. Với cùng điều kiện FAo và CAo, tung độ của hai hình (4-2) và (4-3) cho ta tỉ số của hai loại thiết bị.
Hình 4.3:
TBPU khuấy trộn hoạt động ổn định - Áp dụng cho phản ứng bậc 2:
A + B → Sản phẩm
(-rA)=k.CA.CB, α=0 chịu ảnh hưởng bởi tỉ số M=CBo/CAo
Với cùng CAo, NAo trục tung cho giá trị tỉ số VM≠1/VM=1 hay τM≠1/ τM=1
III.2 HỆ NHIỀU THIẾT BỊ PHẢN ỨNG
III.2.a Thiết bị phản ứng dạng ống mắc nối tiếp và / hoặc mắc song song
III.2.a.1 Mắc nối tiếp
Xét j thiết bị phản ứng dạng ống mắc nối tiếp và gọi x1, x2, ...,xj là độ chuyển hóa của tác chất A khi rời khỏi thiết bị phản ứng 1, 2, ..., j.
Từ cân bằng vật chất dựa trên lưu lượng mol của A vào thiết bị phản ứng đầu tiên, ta viết được cho thiết bị phản ứng thứ i :
Với j thiết bị mắc nối tiếp :
Như vậy, với j thiết bị phản ứng dạng ống mắc nối tiếp có tổng thể tích là V sẽ cho độ chuyển hóa đúng bằng độ chuyển hóa trong một thiết bị phản ứng dạng ống có thể tích V.
III.2.a.2 Mắc song song
Đối với các thiết bị phản ứng dạng ống mắc song song, sự phân phối nguyên liệu phải đảm bảo sao cho thành phần tại mỗi nhánh là giống nhau, nghĩa là tỉ số V/F hay thời gian lưu ℑ ở mỗi nhánh là bằng nhau.
Như vậy, với j thiết bị phản ứng dạng ống có thể tích là Vi (i = 1 ÷ j ) mắc song song sẽ cho độ chuyển hóa đúng bằng độ chuyển hóa trong mỗi thiết bị phản ứng và lưu lượng của tác chất nạp vào hệ thiết bị phản ứng sẽ bằng tổng lưu lượng đầu vào của các tác chất của j thiết bị phản ứng.
III.2.b Thiết bị phản ứng khuấy trộn bằng nhau mắc nối tiếp (thiết bị phản ứng nhiều ngăn)
Xét j bình phản ứng khuấy trộn bằng nhau mắc nối tiếp. Giả sử α = 0
III.2.b.1Đối với phản ứng bậc một
Phương trình cân bằng vật chất cho bình phản ứng thứ i viết cho cấu tử A là
Với thời gian lưu là giống nhau cho tất cả j bình phản ứng khuấy trộn có thể tích Vi bằng nhau. Do đó :
Viết cho cả hệ với j bình phản ứng khuấy trộn :
Đối với hệ thiết bị phản ứng dạng ống :
Từ các phương trình trên, ta có thể so sánh hiệu quả hoạt động của j bình phản ứng khuấy trộn mắc nối tiếp với một thiết bị dạng ống hoặc một bình khuấy trộn riêng lẻ. Kết quả được trình bày trên hình (4-7) cho phản ứng bậc một và khối lượng riêng của hệ biến đổi không đáng kể (α = 0 )
Từ các phương trình trên, ta có thể so sánh hiệu quả hoạt động của j bình phản ứng khuấy trộn mắc nối tiếp với một thiết bị dạng ống hoặc một bình khuấy trộn riêng lẻ. Kết quả được trình bày trên hình (4-7) cho phản ứng bậc một và khối lượng riêng của hệ biến đổi không đáng kể (α = 0 )
Hình 4.7:
So sánh sự hoạt động của TBPU dạng ống với N bình khuấy trộn bằng nhau, mắc nối tiếp cho phản ứng bậc một: A → R, α = 0. Với cùng điều kiện nạp liệu, tung độ cho VNkhtr/Vô
III.2.b.2 Đối với phản ứng bậc hai
Với phản ứng bậc hai loại hai phân tử (M = 1), chứng minh tương tự như trên cho j bình khuấy trộn mắc nối tiếp :
Với thiết bị dạng ống :
Kết quả được biểu diễn trên hình (4-8)
Hình 4.8 :
So sánh sự hoạt động của TBPU dạng ống với N bình khuấy trộn bằng nhau, mắc nối tiếp cho phản ứng bậc hai: 2A → R, A + B → R, CAo = CBo .Với cùng điều kiện nạp liệu, tung độ cho VNkhtr/Vô
IV HIỆU ỨNG NHIỆT ĐỘ
Để xác định điều kiện tối ưu cho việc thực hiện một phản ứng, ta đã xét sự ảnh hưởng của loại thiết bị và thể tích thiết bị đến độ chuyển hóa. Sau đây, ta sẽ xét ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình phản ứng.
Đầu tiên, ta cần biết nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất, vận tốc phản ứng và sự phân phối sản phẩm. Từ đó giúp ta xác định khoảng biến thiên nhiệt độ tối ưu :
- theo thời gian đối với thiết bị phản ứng hoạt động gián đoạn
- theo chiều dài đối với thiết bị phản ứng dạng ống
- hoặc từ thiết bị phản ứng này sang thiết bị phản ứng khác trong hệ thống các thiết bị phản ứng mắc nối tiếp
IV.1 KHÁI NIỆM VỀ HIỆU ỨNG NHIỆT ĐỘ
- Trong phản ứng thu nhiệt : nhiệt độ giảm khi độ chuyển hóa tăng trừ khi ta thêm vào hệ thống một lượng nhiệt lớn hơn lượng nhiệt do phản ứng hấp thu. Do việc giảm nồng độ tác chất khi độ chuyển hóa tăng và giảm nhiệt độ nên khiến cho vận tốc phản ứng giảm. Như vậy, độ chuyển hóa trong thiết bị phản ứng hoạt động không đẳng nhiệt sẽ nhỏ hơn khi hoạt động đẳng nhiệt. Khi thêm năng lượng vào sẽ hạn chế sự giảm nhiệt độ và do đó hạn chế sự giảm độ chuyển hóa.
- Trong phản ứng toả nhiệt : nhiệt độ tăng khi độ chuyển hóa tăng. Khi độ chuyển hóa còn thấp, sự tăng vận tốc phản ứng do tăng nhiệt độ lớn hơn sự giảm vận tốc phản ứng do giảm nồng độ tác chất. Thông thường độ chuyển hóa sẽ lớn hơn cho quá trình đẳng nhiệt. Tuy nhiên, phản ứng phụ và các yếu tố khác sẽ giới hạn nhiệt độ cho phép.
- Sự tăng vận tốc trong quá trình phản ứng toả nhiệt bị hạn chế do giới hạn của độ chuyển hóa. Giới hạn của độ chuyển hóa của phản ứng không thuận nghịch là 100%. Khi giới hạn này đạt được thì nồng độ tác chất và vận tốc phản ứng sẽ bằng không ở bất kỳ nhiệt độ nào. Như vậy, đường biểu diễn vận tốc theo độ chuyển hóa cho phản ứng toả nhiệt hoạt động đoạn nhiệt có điểm cực đại như hình 6-1 dưới đây.
• • •
Hình 6-1 : Sự phụ thuộc của vận tốc phản ứng theo độ chuyển hóa trong điều kiện đoạn nhiệt
IV.2 THIẾT BỊ PHẢN ỨNG KHUẤY TRỘN HOẠT ĐỘNG ỔN ĐỊNH
Thiết bị phản ứng khuấy trộn hoạt động ổn định nên nhiệt độ không đổi ⇒ vận tốc phản ứng là hằng số. Kết hợp giải 3 phương trình : vận tốc phản ứng, cân bằng vật chất và cân bằng nhiệt, ta sẽ xác định được nhiệt độ và thành phần của hỗn hợp phản ứng khi ra khỏi thiết bị phản ứng.
♦ Điều kiện hoạt động ổn định cho thiết bị phản ứng khuấy trộn
Giả sử ta xét một phản ứng không thuận nghịch, toả nhiệt, bậc một xảy ra trong một thiết bị phản ứng khuấy trộn đoạn nhiệt. Nếu khối lượng riêng của hỗn hợp phản ứng không đổi, từ phương trình cân bằng vật chất ta chứng minh được :
Nếu biểu diễn theo nhiệt độ, ta có :
với E - năng lượng hoạt hoá
Cân bằng nhiệt cho quá trình đoạn nhiệt đối với thiết bị phản ứng khuấy trộn :
Thường thì nhiệt phản ứng thay đổi rất ít theo nhiệt độ nên phương trình (6-3) gần như biểu diễn mối quan hệ tuyến tính giữa xA và Tf - T0.
Với một thiết bị phản ứng và phản ứng cho trước, nhiệt độ làm việc và độ chuyển hóa của dòng sản phẩm ra được xác định bằng cách giải đồng thời các phương trình (6-2) và (6-3). Lời giải có thể cho cùng lúc 3 giao điểm A, B, C như trên hình 6-2
Chúng ta biết rằng điều kiện làm việc ổn định không thể có ở những nhiệt độ khác nhau. Giả sử nhiệt độ đầu thấp hơn nhiệt độ tại A, T1 chẳng hạn. Độ chuyển hóa theo (6-2) được xác định là xA1. Năng lượng toả ra tại xA1 sẽ làm tăng nhiệt độ đến T2. Độ chuyển hóa tương ứng với T2 sẽ là xA2 theo (6-2). Quá trình đun nóng hỗn hợp này xảy ra cho đến khi đạt đến điểm A.
Nếu nhiệt độ ban đầu cao hơn điểm A và nằm giữa A và B, vận tốc phản ứng quá nhỏ để đạt đến điều kiện ổn định, do đó hỗn hợp phản ứng sẽ nguội về điểm A.
Nếu nhiệt độ ban đầu cao hơn điểm B và nằm giữa B và C, quá trình sẽ diễn biến tương tự như trường hợp nhiệt độ ban đầu thấp hơn điểm A để hỗn hợp đạt đến điểm C.
Nếu nhiệt độ ban đầu cao hơn điểm C, hỗn hợp phản ứng sẽ bị làm nguội để trở về điểm C.
Như vậy, ta nhận thấy rằng điểm B khác với điểm A và C. Một sai lệch nhỏ ra khỏi B, hệ thống sẽ không trở về B. Trong khi đó, một sai lệch nhỏ ra khỏi A và C, hệ thống sẽ tự điều chỉnh để trở về hai điểm đó ⇒ Điều kiện tại A và C là điều kiện hoạt động ổn định bền, điều kiện tại B là điều kiện hoạt động không bền
Hình 6-2 : Sự thay đổi độ chuyển hóa vào nhiệt độ trong thiết bị phản ứng khuấy trộn hoạt động đoạn nhiệt
IV.3 THIẾT BỊ PHẢN ỨNG DẠNG ỐNG
Đối với thiết bị phản ứng dạng ống ở điều kiện làm việc ổn định, không có gradient nhiệt độ theo phương bán kính và sự khuyếch tán nhiệt theo phương trục với quá trình đoạn nhiệt.
Với phản ứng toả nhiệt thuận nghịch xảy ra trong thiết bị phản ứng dạng ống : Khi tăng nhiệt độ sẽ làm tăng vận tốc phản ứng thuận nhưng ngược lại sẽ làm giảm độ chuyển hóa tối đa có thể đạt được. Do vậy, tại những điểm gần đầu vào thiết bị phản ứng, ở đó độ chuyển hóa của tác chất còn rất bé so với độ chuyển hóa cân bằng. Để tăng vận tốc phản ứng, ta sẽ tiến hành ở nhiệt độ cao. Tại những điểm gần đầu ra của thiết bị phản ứng, độ chuyển hóa của tác chất đã gần đạt đến giá trị của độ chuyển hóa cân bằng sử dụng nhiệt độ thấp để đạt được độ chuyển hóa cao nhất. Do đó, trong trường hợp này quá trình được thực hiện với nhiệt độ giảm dần từ đầu vào đến đầu ra.
Để giải bài toán trong trường hợp này, ta kết hợp giải phương trình cân bằng vật chất và phương trình cân bằng nhiệt cho thiết bị phản ứng dạng ống.
Phương trình cân bằng vật chất :
IV.CHẾ ĐỘ THỦY ĐỘNG TRONG THIẾT BỊ PHẢN ỨNG HỆ ĐỒNG THỂ
Trong khi triển khai tính toán và thiết kế thiết bị phản ứng thì thường phải đưa ra các điều kiện giả định như hệ phản ứng là đồng thể, chế độ thủy động là lý tưởng và cho phép tính trên các phương trình cân bằng về chất và nhiệt mô tả cho mô hình lý tưởng. Tuy nhiên cũng có thể có nhiều trường hợp trong thực tế do nhiều yếu tố tác động dẫn đến sai lệch so với mô hình lý tưởng làm ảnh hưởng đáng kể đến độ chuyển hóa của các chất, đến tính chất. đến tính chất của sản phẩm và quá trình trao đổi nhiệt.Trong phần này sẽ xét đến các mô hình thiết bị phản ứng có chế độ thủy động thực, có nghĩa có sự sai lệch so với chế độ lý tưởng hay còn gọi là mô hình thiết bị thực.
Nguyên nhân dẫn đến sai lệch giữa chế độ thủy động thực và lý tưởng trong thiết bị phản ứng là do những yếu tố quan trọng sau :
Thiết kế thiết bị, kết cấu không phù hợp ảnh hưởng đến quá trình khuấy trộn hay thời gian lưu các dòng vật chất trong thiết bị
Tính đặc thù của hệ phản ứng, như thay đổi độ nhớt, thay đổi tính chất trong quá trình phản ứng.
Xuất hiện Gradient nhiệt độ trong vùng phản ứng, đặc biệt là Gradient nhiệt độ theo phương trình bán kính trong thiết bị dạng ống sẽ tạo nên dòng đối lưu nhiệt.
Các hiện tượng thường gặp trong thiết bị phản ứng thực bao gồm :
Vùng chết.
- Vùng chết là một phần thể tích hỗn hợp phản ứng không được khuấy trộn hay vùng đứng yên trong thiết bị đẩy dạng ống, có nghĩa là vùng này không hoặc ít tham gia vào các quá trình trao đổi chất. Vùng chết sinh ra có thể do cách kết cấu trong thiết bị, hình dạng của thiết bị, cánh khuấy cũng như cách bố trí chúng trong thiết bị.
(chèn hình)
Chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa thành thiết bị hay các kết cấu với vùng phản ứng là nguyên nhân gây ra chênh lệch độ nhớt cao cũng tạo ra những vùng chết. Để ngăn chặn tạo thành vùng chết trong thiết bị khuấy trông cần phải chú ý đên hình dạng, kích thước của thiết bị, bố trí và chọn cách khuấy số vòng quay hợp lý.
2.Đoạn dòng hay dòng chảy qua
- Là một phần của dòng vật chất đưa vào thiết bị chứ không tham gia vào quá trình biến đổi hóa học. Đoạn dòng thường gặp trong các thiết bị làm việc liên tục. Đối với thiết bị khuấy trộn, nguyên nhân sinh ra đoản dòng là do bố trí cửa nạp nguyên liệu vào tháo sản phẩm không hợp lý với cường độ khuấy trộn. Trong thiết bị dạng tháp cớ lớp xúc tác thì có thể do bố trí lớp xúc tác, các hạt xúc tác có kích thước không như nhau là nguyên nhân gây ra đoản dòng
3.Profil vận tốc trong thiết bị dạng ống.
Tất cả các quá trình thủy lực đều liên quan với quá trình tạo thành profil vận tốc trên tiết diện ống, hay nói cách kháclà profil vận tốc phụ thuộc vào các điều kiện thủy lực. Profil vận tốc trong ống có thể là chảy dòng, chay xoáy hay đẩy lý tưởng/
Ở đây ta thấy chế dộ chảy xoáy có profil vận tốc gắn với profil vận tốc của chế độ đẩy lý tưởng, còn profil vận tốc của chế độ chảy dòng thì khác xa với chế độ đẩy lý tưởng. Tuy nhiên trong một thiết bị có thể tồn tại các chế độ thủy động khác nhau do ảnh hưởng của nhiệt độ, độ nhớt của hỗn hợp phản ứng hay do ảnh hưởng của phân bố lưu lượng chả, trở lực trong thiết bị v..v..Ví dụ như trong một thiết bị phản ứng dạng tháo có lớp xúc tác như một lớp đệm. Ở trên cùng có bộ phận phân phối đều chất lỏng troe tiết diện của tháp. Thực chất khi chảy qua lớp xúc tác ta sẽ thấy hiện tượng ở tiết diên trên cũng có tốc độ dòng ở giữa tháp là lớn nhất.
Nhưng ngược lại, càng xuống phía dưới thì profil vận tốc càng dãn ra thành tháp và ở tiết diện dưới cùng do dòng chảy biên nên tốc độ dong chảy ở sát thành tháp lại là lớn nhất. Hiện tượng này cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa hay trao đổi chất. Nguyên nhân có thể do nạp nguyên liệu không ổn định hay khối lượng của lớp xúc tác không đồng đều trên mọi tiết diện của tháp. Các yếu tố ảnh hưởng đến chế dộ thủy động trong tháp còn có thể do cáchxếp đặt lớp xúc tác , đặc tính bề mặt, tính chất của lớp xúc tác hay lớp đệm và tiết diên của thiết bị.
Trong thực tế có nhiều yếu tố tác động đến chế dộ thủy động trong tháp, chẳng hạn chế độ nhiệt thay đổi cũng liên quan đến chế độ thủy động và qua đó ảnh hưởng tới độ chuyển hóa các chất . Để có được mô hình miêu tả thiết bị làm việc thực thường phải xác định được các ảnh hưởng có thể đo được, trên cơ sở phân tích các nguyên nhân và kết hợp chúng lại trong mô hình sao cho đơn giản mà vẫn thể hiện được thực chất quá trình xả ra trong thiết bị.
V.1. Mô hình thiết bị khấy trộn liên tục với dòng chết
Trong trường họp này ta có thể hình dung thể tích phản ứng sẽ bao gồm hai vùng rõ rang. Vùng thể tích VR1 được coi như vùng đạt mức độ khuấy trộn lý tưởng và tham gia vào quá trình biến đổi chất. Ngược lại ở vùng thể tích VR2 thì gần như không có quá trình trao đổi chất với vùng VR1 và vì thế coi như vùng chết.
Như vật đối với thể tích VR1 có thể sử dụng mô hình của thiết bị khuấy trộn liên tục lý tưởng cho hệ thống đồng thể và phương trình miêu tả sẽ là :
Njo - njo + ∑ vij ri VR1 = 0
Nếu đưa thông số α = VR1/VR2 vào phương trình ta sẽ có :
Njo- njo + αVR1∑Vijri = 0
α được gọi là thông số vùng chết và được xem như bậc tự do của mô hình thiết bị khuấy trộn liên tục để miêu tả các điều kiện thực trong thiết bị một cách phù hợp.
V.2. Mô hình thiết bị khuấy trộn liên tục với dòng chảy qua
( đoản dòng )
- Trong trường hợp này ta có thể tưởng tượng đoản dòng xuất hiện trong thiết bị khuấy trộn liên tục khi lưu lương dòng nạp vào thiết bị sẽ chia làm hay thành phần V1 và V2. Đồng thời dòng V1 sẽ được phân bố đều trong vùng phản ứng thì dòng V2 chứa một phần các chất ban đầu đi từ vị trí nạp sang cửa tháo sản phẩm không tham gia vào qua trình biến đổi chất.
Giả thiết :
Thế tích của dòng chảy qua là rất nhỏ có thể bỏ qua
Trong dòng đoản không có phản ứng.
Giữa dòng đoản và vùng phản ứng không có trao đổi chất và trong vùng phản ứng VR được khuấy trộn đều và đạt chế độ khuấy trộn lý tưởng
Ta có thể mô tả quá trình này theo ba bước sau :
Bước 1 : Lưu lượng thể tích V được phân thành hai phần V1 và V2
V = V1 + V2
Bước 2 : Phần lưu lượng thể tích V1 sẽ tham gia quá trình chuyển hóa theo cơ chế của thiết bị khuấy trộn liên tục, lý tưởng. Như vậy phương trình cân bằng dòng vật chất sẽ là :
V1(cjo – cj’) + ∑ vij ri’VR =0 ( 5.135)
Bước 3 : Tổng hợp cả hai dong, dòng từ thiết bị phản ứng và dòng chảy qua:
V1.cj’ + V2 .cjo = V. cj
Nếu dùng thông số dòng chảy qua
β = (5.137)
thì V1= β.V
V2 = (1-β) . V
Và c’j = + Cjo (5.138)
C’j là nồng độ của cấu tử j ở dòng ra của vùng phản ứng
Thay phương trình ( 5.138) vào phương trình ( 5.135) ta sẽ được
V.( Cjo –Cj ) + ∑ ViJ .r’i VR =0 (5.139)
- Cũng tương tự phương trình ( 5.133) , phương trình (5.139) được xem là mô hình thiết bị khuấy trộn thực. Hai phương trình này về nguyên lý cũng không khác mô hình thiết bị khuấy trộn liên tục. Tương hợp giữa mô hình thực và mô hình lý tưởng là ở sự lựa chọn thông số α và β thích hợp trong thành phần tốc độ phản ứng r của phương trình cân bằng dòng vật chất. Ví dụ, thực hiện một phản ứng ở pha lỏng đẳng tích và đồng thể trong một thiết bị khuấy trộn liên tục, ổn định có dòng chảy qua đặc trưng bằng thông số β
Phản ứng A+B → C
Phương trình tốc độ r = k. CA .CBdo có dòng chảy qua nên tốc độ phản ứng r sẽ chịu ảnh hưởng của C’A C’B tức nồng độ A, B trong vùng phản ứng, có nghĩa : r’ = k. c’A.c’BSử dụng phường trình( 5.139) cho trường hợp này , ta có :
V( CoA – CA ) – k. C’A .C’B .VR = 0
Với CA’ = + CoA và CA’ = + CBo
Đồng thời kết hợp với phương trình tỷ lượng thông qua bước tiến triển Y của phản ứng, có nghĩa :
CA = CAo –Y
CA = CAo –Y
Thay vào phương trình ( 5.139) ta sẽ có phương trình cân bằng vật chất cho thiết bị khuấy trộn liên tục trong trường hợp này sẽ là :
Y.V - k .(CAo - ).( CBo - ) .VR = 0 ( 5.140)
Cũng tương tự như vậy nếu phản ứng trên xảy ra trong thiết bị khuấy trộn liên tục co dòng chết đặc trưng bằng thông số α, thì từ phương trình ( 5.133) ta có :
Njo – nj + α. VR ∑Vịj.ri = 0
NAo – nA + α.VR.k.CA.CB = 0
V. (CoA – CR) + α. VR.k.CACR = 0
- Kết hợp phương trình tỷ lượng với CA = CAo –Y và CA = CAo –Y phương trình cân bằng vật chất với phản ứng trên xảy ra trong thiết bị khuấy trộn có vùng chết sẽ là :
Y.V – α.k.(CoA – Y ) (CoB – Y ) .VR = 0 (5.141)
- Trong phương trình ( 5.140) và (5.141) có α và β là hai thông số mô hình cho chế độ thủy động thự trong thiết bị khuấy trộn liên tục. Các thông số này có ý nghĩa lớn trong thực tế sản xuất, chỉ ra sự tương hợp khi áp dụng mô hình lý tưởng để xây dưng mô hình thực. Để xác định các thông sô mô hình α và β phải dựa trên cơ sở động học phản ứng r=f(cj,T)
Và các đại lượng đo đạc như dộ chuyển hóa UJ, bước tiến triển X, Y nồng độ C j, xây dựng các mô hình toán họa tương tự phương trình ( 5.140 và 5.141) cho từng trường hợp cụ thể. Khi đó trong phương trình chỉ có α hoặcβ là ẩn số, phụ thuộcvào loại hình phương trình có thể chọn cách giải phù hợp ( phương pháo giải tích, dồ thị hay phương pháp số) để tính các thông số mô hình α, β.Ví dụ như trong trường hợp phương trình 5.141 có thể giải α theo bước tiến triển Y và các thông số khác như k, coj, V , VR :
α= (5.142)
hoặc phương trình (5.142) giải bằng phương pháp đồ thị hay giải tích để xác định β.
V.3. Mô hình kết hợp
- Như trên đã phân tích, hiện tượng tạo vùng chết hay dòng chảy qua có thể xuất hiện riêng rẽ và độc lập trong thiết bị phản ứng, nhưng cũng có thể xuất hiện đồng thời và kế tiếp nhau. Nếu như thể tích vùng chết hay phần lưu lượng thể tích so với thể tích phản ứng chiếm một tỷ lệ đáng kể, không cho phép bỏ qua thì trong mô hình phải xét cho cả hai trường hợp. Ví dụ như mô hình trên hình 5.35.
- Trong trường hợp này ngoài kết hợp với phương trình tỷ lượng còn phải kết hợp cả phương trình (5.135) và phương trình (5.139)
V1.(coj – c’j ) + α.VR .∑ViJ.rj = 0
và V1.(coj – c j ) + α.VR .∑ViJ.r’j = 0 (5.143)
trong đó r’j là phương trình tốc độ phản ứng có yếu tố ảnh hưởng là thông số dòng chảy qua β hay r’j = f( β,c’j ).
- Như vậy hệ (5.143) mô tả mô hình kết hợp, trong đó có chứa hai thông số mô hình. Về nguyên tắc, số thông số mô hình tăng sẽ làm tăng tính linh động và tương hợp của mô hình đối với những quá trình phức tạp. Tuy nhiên cũng sẽ làm mô hình phức tạp hơn.
Cũng tương tự như vậy ta có thể mô tả mô hình thực đối với các loại thiết bị dạng ống có vùng chết và dòng chảy qua ( hình 5.36).
V. Ứng dụng
V.1 Máy khuấy trộn: Model SL2 Mixer
Là máy khuấy trộn với lực cắt dao do hãng SILVERSON( Anh)sản xuất. Đây là loại máy khuấy đặc biệt , nó có khả năng khuấy trộn, nghiền đồng hóa, phân tán và hòa tan tất cả các thành phần có một hệ nhũ tương( lỏng- lỏng) hoặc hệ huyền phù( lỏng- rắn) để tạo ra 1 sản phẫm có độ đồng đều cao nhất mà không cần có thiết bị hổ trợ nào
Máy này được kết nối với giá lựu động để người vận hành có thể dễ dàng nâng lên hạ xuống, nhằm chọn được vị trí máy khuấy trộn tối ưu và dễ dàng di chuyển máy này từ thùng nguyên liệu này sang thùng nguyên liệu khác.Máy được làm bằng thép không rĩ và nhựa chống ăn mòn cơ, hóa- Chiều cao nâng tối đa tính từ đế máy : 290 mm- Kích thước: 765Hx 265Wx432D mm- Công suất tiêu thụ: 75W- Tốc độ trộn khuấy: 9000 vòng / phút.- Thể tích khuấy trộn tối đa: 9L phụ thuộc vào độ nhớt và tỷ trọng của dung dịch cần khuấy và thể tích bồn chứa mẫu- Mã lực: 0.1 hp- Nguồn điện sử dụng 1 pha. 220V, 50/ 60Hz.- Có thể tùy chọn trục khuấy , đầu khuấy tùy theo ứng dụng và nhu cầu thể tích lớn
V.2 Máy sấy tầng sôi
Máy này được dùng để sấy các loại hạt có kích thước từ 0,1- 6 mm, và nó được dùng để sấy khô nhanh các loại hạt nhỏ ướt và nguyên liệu dạng bột của những thành phẩm và sản phẩm trung gian ( bán thành phẩm) trong các nghành công nghiệp dược phẩm, thực phẩm, công nghệ nhẹ và hóa học.
V.3 Máy trộn hình máng series CH Khuấy trộn PU bằng máy dạng đổ (Dispensing machine)
Khái quát : Máy trộn loại hình CH dùng rộng rãi trong các ngành trộn dạng bột , hoặc vật liệu ướt , không đồng đều vể tỷ lệ phụ liệu cũng được trộn đều. Phần tiếp xúc với nguyên liệu được chế tạo bằng thép chống rỉ , bánh chèo và thùng thân trong khe hở nhỏ , khi trộn không bị mắc vào góc chết , hai đầu trục khuấy không khép kín , không cho nguyên liệu chảy ra ngoài , phễu khi cho sản phẩm ra được điều khiển bằng nút ấn , rất thuận tiện . Được sử dụng rộng rãi trong các nghành chế tạo thuốc , hóa chất công nghiệp , thực phẩm và nhiều những ngành nghề khác ...
- Máy áp thấp:
Máy áp suất thấp, bơm hóa chất polyol và isocyanate ở áp suất thấp lên đầu trộn, dùng cánh khuấy để khuấy trộn hóa chất. Sau khi phun xong phải dùng nước rửa (MC-Methylclorua) để rửa cánh khuấy. Tất cả những thao tác đó, đối với một máy tốt chỉ là những nút bấm và bạn chỉ phải nhẹ nhàng bấm một vài nút trên bảng điều khiển để máy tự làm tất cả.Một thiết bị phun xốp áp thấp tốt phải đáp ứng những yêu cầu tối quan trọng sau:- Đầu trộn tốt, giúp khuấy trộn đều hóa chất cho ra mút (foam) tốt, các tế bào mút đều trên toàn bộ sản phẩm mút.- Hệ thống bơm tốt, giúp đảm bảo bơm định lượng đúng tỷ lệ hóa chất I:P đã đặt, ngoài ra nó còn giúp bơm đúng lượng hóa chất cần cho sản phẩm sau cùng. Bơm ít bị hỏng hóc, bảo trì.- Hệ thống điều khiển dễ dàng, giúp thao tác vận hành nhanh chóng, cài đặt các thông số đơn giản.Ngoài các yếu tố trên thì một máy phun ấp thấp cao cấp thường dùng bộ điều khiển cảm ứng, máy có thể điều chỉnh nhiệt độ hóa chất tùy theo mỗi loại hóa chất yêu cầu. Có khả năng thông báo các lỗi hay gặp phải (ví dụ hết hóa chất, hết nước rửa hay các lỗi khác mà một máy bình thường không thể báo) giúp quá trình sản xuất an toàn, hiệu quả.Máy áp thấp tốt cho phép đặt nhiều tỷ lệ hóa chất khác nhau, cho ra loại mút cứng (rigid) hay mềm (flexible) hay bán cứng (semirigid) hoặc dạng đàn hồi (elastomer) tùy theo ứng dụng.Ưu nhược điểm:Ưu điểm của thiết bị áp thấp là cho phép đặt được nhiều tỷ lệ hóa chất khác nhau cho nhiều ứng khác nhau. Đổ đúng lượng hóa chất cần dùng cho từng sản phẩm (ví dụ cần đổ 8 kg hóa chất cho sản phẩm nào đó thì chỉ cần đặt và nhấn nút máy sẽ đổ ra đúng số kg đó, rất nhanh chóng, đảm bảo mút nở đều)…Mút đều tốt do khuấy trộn tốt.Nhược điểm là phải dùng nước rửa MC sau khi phun xốp.4 Máy phun xốp PU áp cao (cao cấp) (khuấy trộn bằng áp suất cao):
Dòng máy áp cao, bơm hóa chất polyol và isocyanate ở áp suất cao lên buồng trộn, tại đó hóa chất khuấy trộn va chạm và phun thẳng vào sản phẩm. Tùy theo ứng dụng mà đầu trộn có dạng thiết kế phù hợp để hóa chất phun ra mạnh hay nhẹ nhàng (Ví dụ phun panel cần đầu trộn phun mạnh, nhưng phun những sản phẩm nhỏ như yên xe thì cần đầu phun nhẹ.)Dòng máy này cho phép đặt tỷ lệ hóa chất theo ý muốn để cho ra mút cứng hay mềm, dạng đàn hồi hay bán cứng tùy ứng dụng.Ưu, nhược điểm:Đây là dòng máy khuấy trộn hoàn hảo nhất, cho phép định lượng chính xác gần như tuyệt đối. Phù hợp cho sản xuất các sản phẩm đòi hỏi độ hoàn hảo, chính xác cao. Tiết kiệm hóa chất.Sau khi phun, máy không cần dùng nước rửa nên rất thân thiện môi trường.Nhược điểm duy nhất đó là giá thành đầu tư cao hơn so với các loại máy khác.
Kết quả phân tích (cũng như thí nghiệm thực tế) cho thấy dòng chảy chủ yếu trong nồi là xoáy tròn đồng tâm với thân nồi. Nếu chỉ như vậy, hiệu quả khuấy sẽ rất kém. Tuy nhiên, ngoài chuyển động xoáy tròn, nguyên liệu trong nồi còn có thành phần chuyển động theo phương thẳng đứng (phương Y). Chính thành phần này quyết định hiệu quả khuấy trộn.Ssg thay đổi kết cấu, kích thước cánh và dựa kết quả Y-velocity nói trên để so sánh hiệu quả khuấy của các phương án.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mo hinh cac thiet bi phan ung.doc