Tóm lại , chính sách kinh tế hướng tới tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất và chính sách xã hội hướng tới nâng cao phúc lợi xã hôi là một trong những mối quan hệ cơ bản , điển hình nhất của quá trình phát triển . Có thể nói thực chất của quan điểm phát triển hiện đại là chính sách tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội . Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết , quan trọng nhất của sự phát triển nhưng nó chưa đưa tới sự phát triển . Phát triển chỉ có được khi tăng trưởng tạo ra được những chuyển biến trong cơ cấu kinh tế và cấu trúc xã hội mà ở đó mỗi người dân đều được hưởng những thành quả của tăng trưởng và có thể phát triển cá nhân mình. Công bằng xã hội chỉ có thể đạt được trong điều kiện ở đó mỗi cá nhân có đầy đủ các điều kiện như tham gia vào các hoạt động cộng đồng.
Trong thời kỳ đổi mới vừa qua, nền kinh tế đã đạt được mức tăng trưởng khá cao làm thay đổi hẳn diện mạo kinh tế so với giai đoạn suy thoái và khủng hoảng của thời kỳ cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Nhờ kinh tế tăng trưởng, đời sống của nhân dân nói chung được cải thiện rõ rệt hơn so với trước , tuy rằng vẫn còn là một trong những nước có thu nhập tính theo đầu người thấp và mức độ chênh lệch về thu nhập tính theo chỉ số Gini tương đối thấp. Tuy nhiên , đó mới là tình hình của hiện tại . Còn tương lai , liệu rằng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập của Việt Nam sẽ vận động theo hướng nào và chế độ phân phối thu nhập hiện tại có đóng được vai trò là một trong những động lực căn bản cho sự tăng trưởng kinh tế cao liên tục và bền vững hay không, chắc hẳn còn phụ thuộc vào việc giải quyết không ít những vấn đề đã, đang và sẽ còn phát sinh trong quá trình chuyển đổi cơ chế vận hành nền kinh tế đặc biệt nền kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ tiên lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
41 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ biện chứng giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế .
2.3. Quan điểm chính sách kinh tế tăng trưởng đi liền với công bằng xã hội (Thực hiện chính sách xã hội).
Đây là sự lựa chọn trung gian giữa hai quan điểm trên. Quan điểm này vừa nhấn mạnh về số lượng , vừa chú ý về chất lượng của sự phát triển. Chính sách kinh tế phải gắn với việc giảm thiểu nghèo đói và công bằng xã hội, tăng trưởng kinh tế phải bền vững để phù hợp với các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo quan điểm này điển hình là Hàn Quốc. Hàn Quốc có mức độ tăng trưởng kinh tế cao với những biện pháp rõ ràng để giảm bớt nghèo khổ và thoả mãn những nhu cầu cơ bản. ở Hàn Quốc, tài sản đặc biệt là đất đai đã được phân phối tương đối bình đẳng trước khi bắt đầu có sự tăng trưởng nhanh. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh bắt đầu từ 1960s đã rất quan tâm đến việc hiện đại hóa những công ty nhỏ và vừa. Quyền sở hữu của người nước ngoài được hạn chế ở mức thấp nhất. Tăng nhanh sản xuất để xuất khẩu đã thu hút nhiều lao động. Hệ thống giáo dục bảo đảm cho tất cả trẻ em, trình độ phổ cập ngày được nâng cao và lựa chọn nghiêm ngặt những người có khả năng tốt nhất để tiếp tục học tập ở mức cao hơn. Do đó đã góp phần giảm bớt nhanh chóng sự nghèo khổ, đồng thời hỗ trợ cho sự công bằng và tăng trưởng.
3. Kinh nghiệm rút ra từ một số nước.
Quá trình thực hiện chính sách kinh tế và chính sách xã hội giảm bất bình đẳng ở Hàn Quốc , Malaixia cho ta một số kinh nghiệm như sau:
3.1.Chính sách kinh tế hướng tới sự tăng trưởng kinh tế nhanh với phân phối công bằng, nâng cao mức sống cho mọi tầng lớp dân cư đặc biệt là người nghèo nói chung và khu vực nông thôn nói riêng.
Chính đường lối phát triển đúng đắn đã đưa các nước này trở thành các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (8% / năm) được xếp vào các quốc gia có tỉ lệ tiết kiệm/ GDP lớn . Các ngành công nghiệp cần sử dụng nhiều lao động thu hút được lượng lao động nhàn rỗi ở khu vực nông thôn, giải quyết được tình trạng thất nghiệp tràn lan khi tiến hành công nghiệp hoá. Hơn nữa, tiền lương trung bình tăng rất cao (Malaixia 10%/năm , Hàn Quốc 6%/năm). Điều này đưa họ trở thành các nước có thu nhập bình quân đầu người và tiền lương cao nhất khu vực, tỉ lệ thất nghiệp thấp chứng tỏ họ thoát khỏi sự đói khổ , tiến tới tạo đủ việc làm có thu nhập cao cho người lao động và dần xoá bỏ khoảng cách trong phân phối thu nhập .
3.2. Chú trọng phát triển nông nghiệp và đảm bảo chính sách xã hội cho người dân.
Về cơ bản giải quyết bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn , giữa vùng kém phát triển và vùng phát triển , không chỉ cần sự nỗ lực của chính phủ mà phải có thời gian dài để đưa các vùng này vượt qua sự khác biệt về kinh tế –xã hội , tập trung vốn đầu tư để ưu tiên phát triển kịp thời các vùng kém phát triển . Sự đầu tư này có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng giai đoạn đầu nhưng nó tạo điều kiện tốt hơn cho các giai đoạn tiếp theo, tránh hậu quả chênh lệch càng lớn và khó giải quyết cho quá trình phát triển sau này .
Nhận thức vấn đề đó , do điều kiện thuận lợi Malaixia chú trọng phát triển nông nghiệp ngay từ đầu và kết quả là trở thành nước lớn trên thế giới về xuất khẩu dầu cọ , cao su , côca. Còn Hàn Quốc đã mở cửa thị trường theo xu thế tự do hoá, cắt giảm các khoản mục thuế quan xuất nhập khẩu do vậy nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Sau một thời gian dài , hai quốc gia này chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế bỏ qua công bằng xã hội cho nên trong xã hội có sự xáo trộn, có sự bất công lớn trong phân phối thu nhập như ở Malaixia tập trung vào người Mãlai....Do vậy , chính phủ họ mới chú trọng đến phân phối thu nhập , đảm bảo công bằng cho mọi người dân . Malaixia hỗ trợ cho người dân ở vùng xa xôi để họ có cơ hội phát triển , có chỗ ở, được học tập , làm ăn. Hàn Quốc có các chính sách rất cụ thể về bảo hiểm y tế phát triển con người , chăm sóc sức khoẻ cộng đồng , thành lập các chương trình an sinh xã hội , cứu trợ về xã hội và chế độ hưu trí.
3.3. Coi giáo dục là nền tảng .
Để tiến hành phân phối thu nhập bình đẳng để giảm một cách có hiệu quả sự chênh lệch thu nhập, cải thiện sự bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư thì việc tăng cường giáo dục là rất quan trọng . Chi tiêu cho giáo dục hàng năm trong GDP của các nước là rất lớn như ở Malaixia chiếm 1/3 chi tiêu công cộng . Nếu tính theo HDI thì sự chênh lệch về mức độ phát triển nguồn lực đã thu hẹp từ năm 1970 (Tại năm 1970 HDI của người Mãlai chỉ bằng 70% của người Hoa nhưng đến 1991 là 82%). Việc chú trọng đầu tư vào giáo dục , chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ xã hội khác đã làm cho HDI của người Mãlai tăng 1,5 lần so với người Hoa. Do đầu tư mạnh vào giáo dục, người lao động ở Malaixia có khả năng tiếp thu công nghệ mới, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế nhanh chóng của đất nước. Với Hàn Quốc, do chính phủ ý thức được sự cần thiết phải tạo ra các cơ hội bình đẳng cho con em của mọi tầng lớp dân cư, vì vậy giáo dục ở Hàn Quốc luôn luôn là nhân tố cơ bản, quan trọng trong việc tạo nguồn lực cần thiết cho phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật . Hàn Quốc là nước có tỉ lệ người biết chữ cao nhất thế giới và chính những người có trình độ học vấn cao đã là nhân tố cơ bản giúp Hàn Quốc vượt bậc trong những năm gần đây. Như vậy , Hàn Quốc và Malaixia coi giáo dục là yếu tố cơ bản cấu thành tăng trưởng.
4. Quan điểm của Đảng ta giải quyết mối quan hệ giữa chính sách kinh tế với việc thực hiện các chính sách xã hội nhằm nâng cao đời sống, đảm bảo phúc lợi xã hội cho người dân.
Đại hội X của Đảng ta đề ra mục tiêu : đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển , nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại .
Nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta là tập trung lực lượng , tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đổi mới toàn diện, phát triển kinh tế đa thành phần. Quan điểm của Đảng ta là phát triển nhanh và bền vững , tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc thực hiện tiến bộ , công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Cụ thể:
4.1. Phát huy cao độ mọi nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả những sản phẩm , ngành , lĩnh vực mà ta có lợi thế , đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Các vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng nhanh, cao hơn mức bình quân chung, đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng của cả nước và lôi kéo , hỗ trợ các vùng khác cùng phát triển . Tăng trưởng nhanh năng suất lao động xã hội và nâng cao chất lượng tăng trưởng .
4.2. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế, tăng trưởng nhanh năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ , đẩy mạnh giáo dục và đào tạo , phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ tốt yêu cầu công nghiệp hoá , hiện đại hoá và từng bước tiếp cận với nền kinh tế tri thức. Đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những ngành và lĩnh vực then chốt để tạo bước nhảy vọt về kinh tế và công nghệ , tạo tốc độ tăng trưởng vượt trội ở những sản phẩm chủ lực .
4.3. Phát huy nhân tố con người , mở rộng cơ hội cho mọi người đều có điều kiện phát huy tài năng, tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng những thành quả phát triển; đồng thời có trách nhiệm góp sức thực hiện dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng , dân chủ , văn minh , giữ gìn và phát triển nền văn hoá dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân về ăn , ở , đi lại , phòng và chữa bệnh , học tập , làm việc , tiếp nhận thông tin , sinh hoạt văn hoá.
4.4. Chính sách kinh tế , xã hội phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên và xã hội . Chủ động phòng tránh và khắc phục tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi và giải quyết hậu quả chiến tranh còn để lại đối với môi trường sinh thái . Bảo vệ và cải tạo môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội ; tăng cường quản lí Nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức của mọi người dân.
II. Thực trạng việc thực hiện chính sách kinh tế và chính sách xã hội ở Việt Nam
1.Đánh giá thực trạng
1.1.Thực trạng chính sách kinh tế .
Thời kỳ 1976-1985 do ảnh hưởng chính sách kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp nên nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng trì trệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thấp (2%) trong khi tốc độ tăng dân số bình quân là 2,4%, làm không đủ ăn , chủ yếu dựa vào nước ngoài , phân phối thu nhập đầu người rất thấp.
Tại Đại hội VI Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế , chuyển đổi cơ cấu kinh tế , cơ chế quản lý kinh tế xoá bỏ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp . Sau 20 năm đổi mới nền kinh tế đã có những chuyển biến rõ rệt .
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 91-95 là 8,2% , 96-2000 là 6,7%, hiện nay là hơn 8% .Cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi : nếu như năm 1990 tỉ trọng công nghiệp /GDP là 22,7% , nông nghiệp là 38,7% , dịch vụ là 38,6% thì đến năm 2000 lần lượt là 36,9%, 24,2% , 38,9%, tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
Trong nông nghiệp sản lượng lúa tăng nhanh và vững chắc. Năm 1998 đạt 29,1 triệu tấn , tăng 4 triệu tấn so với năm 1995. Mức lương thực đầu người từ 280 kg năm 1987 tăng lên 408 kg năm 1998. Năm 1998 , sản lượng lương thực cả nước đạt gần 34,25 triệu tấn , bảo đảm an ninh lương thực tăng dự trữ và xuất khẩu. Năm 1999 , sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 440 kg. Cùng với sản xuất lương thực , các mặt hàng khác trong ngành trồng trọt , chăn nuôi đều có mức tăng trưởng khá.
Trong công nghiệp , tăng trưởng bình quân 5,9% giai đoạn 86-90 tăng lên 13,7% những năm 91-97 và 10,4% năm 1999. Các ngành thương mại , dịch vụ , vận tải , y tế , giáo dục cũng có tốc độ tăng trưởng cao. Đến nay chúng ta có thể khẳng định nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ, từng bước hội nhập thị trường quốc tế, đặc biệt sau một năm gia nhập WTO, chúng đa đã đạt được hầu hết các chỉ tiêu mà nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra ( Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X).
1.2.Thực trạng thực hiện các chính sách xã hội .
1.2.1. Thực trạng về đói nghèo
Tổng số hộ đói nghèo năm 1998 là 2387050 hộ chiếm 15,7% tổng số hộ trên toàn quốc . Phần lớn số hộ nghèo sống ở vùng nông thôn (91,5%) trong đó tập trung đông nhất là ở khu vực miền núi xa xôi hẻo lánh, đồng bào dân tộc thiểu số.
Bảng 1 : Số hộ nghèo đói theo vùng
Vùng
1997
%
1998
%
1.Miền núi phía Bắc.
2.Đồng bằng sông Hồng.
3.Bắc Trung Bộ
4.Duyên hải miền Trung
5.Cao nguyên Trung Bộ
6.Đông Nam Bộ
7.Đồng bằng sông CửuLong.
Cả nước
638400
302460
544926
358260
180400
103900
493750
2622906
25,32
9,81
27,84
22,44
27,84
5,50
15,65
17,68
570445
272160
500225
291815
171915
91400
489090
2387050
22,39
8,38
24,62
17,80
25,65
4,75
15,37
15,70
Nguồn : Bộ Lao động thương binh và xã hội.
Bảng 2 : Chỉ số phát triển theo vùng
Vùng
Chỉ số
1.Miền núi phía Bắc
2.Đồng bằng sông Hồng
3.Bắc Trung Bộ
4.Duyên hải miền Trung
5.Tây Nguyên
6.Miền Đông Nam Bộ
7.Đồng bằng sông Cửu Long
89
114
88
96
99
128
93
Chỉ số này cho thấy rõ sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng miền núi xa xôi hẻo lánh và kém phát triển ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ so với vùng miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng trù phú.
Sự phân cực giàu nghèo ngày càng tăng. Theo kết quả điều tra mức sống nhóm hộ có thu nhập cao so với nhóm hộ có thu nhập thấp chênh nhau 7,3 lần năm 1996 và tăng lên 11,26 lần (năm 1998) . Hệ số chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn hiện nay khoảng 5-7 lần. Mức thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn hiện nay mới chỉ bằng 50% thu nhập của dân cư thành thị.
Các chỉ tiêu về cải thiện đời sống còn rất thấp so với mục tiêu đề ra, đặc biệt là các chỉ tiêu về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (năm 1998 số trẻ suy dinh dưỡng còn 36,68% , tỉ lệ phát triển dân số còn ở mức 1,7%, miền núi phía Bắc , Tây Nguyên còn rất cao 2,5-3% , tỉ lệ biết chữ ở các vùng sâu , vùng xa chỉ vào khoảng 50% , ở nông thôn chỉ có 43% số hộ gia đình được dùng nước sạch ...)
. Tình trạng đói nghèo ở nông thôn và các vùng ở nông thôn và các vùng bị thiên tai, rủi ro dẫn tới dòng người đi lang thang kiếm sống ở các thành phố và khu công nghiệp tăng lên.
1.2.2. Thực trạng về vấn đề dinh dưỡng và sức khoẻ cộng đồng
Vấn đề dinh dưỡng và sức khoẻ cộng đồng ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và tiềm ẩn không ít nguy cơ. Sản lượng lương thực của chúng ta tăng đều qua hàng năm, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn dư hàng triệu tấn để xuất khẩu. Thế nhưng một bộ phận gia đình nghèo, thu nhập thấp vẫn không có đủ lương thực để ăn. Tỉ lệ gia đình bị thiếu ăn kinh niên vẫn còn cao, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi , vùng dân tộc ít người. Nhìn chung, bữa ăn của người việt Nam hiện nay còn thiếu về số lượng( dưới ngưỡng cần thiết 2300 kcalo/người/ngày) và mất cân đối về chất lượng. Lượng tiêu thụ thức ăn động vật rất thấp, lượng sữa, hoa quả chín không đáng kể.Tỉ lệ ăn gạo quá cao và sự thiếu thực phẩm đa dạng trong bữa ăn dẫn đến thiếu đạm, thiếu nhiều chất dinh dưỡng(vitaminA,sắt ,iốt...).Ngược lại, một bộ phận các gia đình( chủ yếu là các đô thị ) bắt đầu giầu lên, có mức sống cao nhưng do thiếu kiến thức dinh dưỡng cần thiết nên ăn theo những khẩu phần không hợp lí . Tình hình vệ sinh thực phẩm ở nước ta đang ở mức báo động. Việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật không theo đúng qui định không những ảnh hưởng đến nền nông nghiệp phát triển bền vững mà còn làm ô nhiễm nguồn nước và để lại dư lượng hoá chất độc hại trong lương thực , thực phẩm. Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm tra thú y . Việc sản xuất các loại thức ăn chế biến sẵn, sản xuất các loại bánh kẹo , nước giải khát... bung ra không kiểm soát nổi về chất lượng.Các quầy hàng ăn uống mọc lên khắp nơi nhưng không bảo đảm những tiêu chuẩn vệ sinh tối thiểu.
1.2.3.Thực trạng về văn hoá-giáo dục
Có thể nói giáo dục - đào tạo là một mắt khâu quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của đất nước, nó quyết định tốc độ và chiều hướng phát triển trong việc thực hiện chiến lược ấy. Đánh giá về vai trò của giáo dục -đào tạo, Nghị quyết TW2 (khoá VIII) khẳng định: “Giáo dục đào tạo đã góp phần quan trọng nâng cao dân trí , đào tạo đội ngũ lao động có trình độ học vấn tiểu học , trung học và đội ngũ cán bộ đông đảo phục vụ các nhu cầu KT-XH và an ninh, quốc phòng.” Qua 3 lần mở chiến dịch chống nạn mù chữ : lần 1 (1945-1954) có 10 triệu người được xoá mù chữ, lần 2(1955-1959) ở miền Bắc đã xoá xong mù chữ,93% dân số từ 12- 50 tuổi biết đọc , biết viết, lần 3 (1975-1979), chủ yếu thực hiện ở miền Nam đã có 85% dân số trong độ tuổi biết chữ. Năm 1989, giáo dục phổ thông đã thống nhất trong cả nước bao gồm 12 năm. Một chương trình quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học được triển khai từ năm 1990.
Ngân sách dành cho giáo dục tăng từ 6,21%(năm 1985) lên 9,4% (năm 1994) , 13%(năm 1999), đào tạo được 273 ngành trong số 579 ngành cần đào tạo sau đại học ; năm 1999 cả nước có hơn 9000 tiến sĩ và phó tiến sĩ, hơn 900000 người có trình độ đại học , cao đẳng, gần 4 triệu cán bộ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật, có 4000 thợ bậc 7. Năm học 1997-1998 có 47 tỉnh , thành phố trong cả nước đạt chuẩn quốc giavề phổ cập giáo dục tiểu học; cả nước có 130 trường đại học , cao đẳng, 244 trường trung học chuyên nghiệp ,174 trường dạy nghề chính quy, hơn 500 trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp, 200 trường lớp dạy nghề dân lập , tư thục, 15 trường đại học dân lập với hơn 50000 sinh viên chiếm6,5% tổng số sinh viên cả nước. Trong vòng hơn 10 năm(1986-1998) số sinh viên các trường đại học tăng hơn 6,6 lần, riêng quy mô đào tạo không tập trung tăng hơn 10 lần. Riêng năm 1999, có 420000 học sinh tốt nghiệp PTTH, 100000 tốt nghiệp bổ túc văn hoá và 20000 thí sinh tự do thi vào đại học, cao đẳng. Năm học 1997-1998, cả nước có khoảng 22 triệu học sinh, sinh viên từ mầm non đến đại học. Đội ngũ cán bộ giảng dạy đại học , cao đẳng từ 10475 người (năm học1976-1977) đã tăng lên 23500 người (năm học1997-1998). Năm 1998, số học sinh nghèo được miễn phí là 682999 người với 1692638 triệu đồng, số học sinh được cấp sách giáo khoa là 352043 người với kinh phí 5782 triệu đồng. Theo ước tính , hàng năm có khoảng 50 vạn sinh viên đại học , cao đẳng , 10 vạn học sinh THCN và hơn 40 vạn học sinh học nghề ra trường, mỗi năm cung cấp cho xã hội khoảng 1 triệu lao động qua đào tạo ...
Nước ta có thành tích xoá mù chữ, nhưng nếu vào năn 1989 tỉ lệ biết chữ cả nước đối với nam là 93%, nữ 84% thì năm 1993 con số tương ứng là 91,4%, 82,41%. Như vậy tỉ lệ mù chữ mấy năm nay không giảm mà lại có chiều hướng tăng lên. Khi các chi phí cho việc học tập của con cái tăng, sự bao cấp của Nhà nước giảm , nhiều gia đình không có tiền để đóng góp lại đông con, nên phải cho con bỏ học , đặc biệt là các em gái. Hiện tượng bỏ học thường ở những năm chuyển cấp. Theo niên giám thống kê 1992, số học sinh trong nước đã giảm từ 13,3triệu(năm học 1986-1987) xuống còn 12,2 triệu(năm học 1989-1990), sau đó tăng lên 12,8 triệu(năm học 1991-1992) trong khi dân số hàng năm tăng và số trẻ em đến tuổi đi học các cấp đều tăng. Năm 1991 tỉ lệ bỏ học cấp I là 13,4%, cấp II là 32%. Các bậc cha mẹ cũng mong muốn con cái được học tập, có trình độ văn hoá để có cuộc sống đỡ khổ nhưng “lực bất tòng tâm”, họ không tạo được điều kiện, thời gian cho con cái học tập được vì trình độ văn hóa bị hạn chế và bận làm ăn, do đó các con cái của họ học kém , dốt, sẵn sàng bỏ học làm việc nhà .Như vậy, trình độ học vấn của người dân nhìn chung kém đi so với sự gia tăng dân số. Mặc dù đến năm 2007 số hộ nghèo đã giảm nhờ chính sách xã hội của chúng ta thực hiện tương đối tốt. Chúng ta đã phát động phòng trào ngày vì người nghèo, phong trào xoá nhà dột nát …
1.2.4. Thực trạng vấn đề bất bình đẳng .
Thứ nhất, về bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn trên toàn quốc. Với hơn 75% dân số sống ở nông thôn , tỉ trọng nông nghiệp trong GDP cao và tỉ trọng sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng trong xuất khẩu cao, Việt Nam là một nước nông nghiệp với mức bất bình đẳng ở nông thôn thấp và thấp hơn ở thành thị. Sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn nhỏ , hệ số Gini của nông thôn và thành thị ước tính tương ứng là 0,29 và 0,30 (năm 1998).
Thứ hai , bất bình đẳng giữa các vùng kinh tế –sinh thái cho nhiều điều đáng chú ý. Trước hết, sự chênh lệch giữa các vùng khá cao, từ 0,25 đến 0,37 đối với các vùng thuộc nông thôn và 0,25 đến 0,41 đối với các vùng thuộc thành thị . Khi nền kinh tế bước vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế , trong khi các yếu tố khác không đổi, những vùng kinh tế năng động , có nhiều thuận lợi trong tiếp cận và huy động các nguồn lực tăng trưởng.
2. Đánh giá những thành tựu đạt được và những hạn chế trong việc giải quyết mối quan hệ giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và Phúc lợi XH ở nước ta.
2.1. Những thành tựu đạt được .
2.1.1 Trong thời kỳ đổi mới vừa qua, nền kinh tế đã đạt được mức tăng trưởng khá cao nhờ đó đời sống của nhân dân nói chung được cải thiện rõ rệt so với trước.
Về công tác xoá đói giảm nghèo .
Việc xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh (tỉ lệ hộ đói nghèo giảm từ 20% năm 1995 còn 11% năm 2000), đạt được mục tiêu đề ra và nước ta được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nước giảm tỉ lệ nghèo đói tốt nhất.
Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn và ngay trong những năm kinh tế giảm sút, chúng ta đã thực hiện mạnh mẽ hơn các chính sách bảo đảm xã hội (nâng lương tối thiểu , tăng phụ cấp hưu trí ...), mức sống của cán bộ viên chức , người về hưu, gia đình có công với cách mạng đã được nâng lên một bước. Đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Mức tiêu dùng bình quân đầu người tính theo giá hiện hành tăng từ 2,6 triệu đồng năm 1995 lên 4,3 triệu đồng năm 2000. Mỗi năm tạo thêm 1,2-1,3 triệu việc làm mới . Tỉ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn của nước ta) giảm từ trên 30% xuống 11%.
Về công tác y tế – sức khoẻ cộng đồng.
Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ , đặc biệt là trong lĩnh vực y tế dự phòng. Các chỉ số sức khoẻ cộng đồng được nâng lên .
Chúng ta đã giảm hẳn được tỉ lệ mắc các thể suy dinh dưỡng nặng như suy dinh dưỡng thể phù , thể teo đét, bệnh khô mắt do thiếu vitamin A gây mù loà....Các thể suy dinh dưỡng vừa và nhẹ cũng giảm rõ rệt . Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 38% (năm 1995) xuống 33-34% (năm 2000). So với các nước như Thái Lan , Trung Quốc thì ta không bằng nhưng so với nhiều nước Nam á (mà ấn Độ , Bănglađet là chính) thì ta khá hơn.
Các bệnh bại liệt , uốn ván sơ sinh cơ bản được thanh toán vào năm 2000. Các bệnh sốt rét , bướu cổ năm 2000 đã giảm gần 60% so với năm 1995. Một số bệnh viện được nâng cấp , cải tạo hoặc xây dựng mới ; hầu hết các xã đã có trạm y tế. Trung tâm y tế chuyên sâu ở Hà Nội và T.p Hồ Chí Minh được hình thành bước đầu, trang thiết bị y tế đã được nâng cấp ở các tuyến. Các chính sách về bảo hiểm y tế và chế độ thu một phần viện phí đã góp phần khắc phục những khó khăn của ngành.
Về văn hóa-giáo dục.
Sự nghiệp giáo dục-đào tạo có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng , hình thức đào tạo và cơ sở vật chất.
Từ một nước có hơn 95% số người mù chữ đến nay chỉ còn 9% dân số mù chữ. Đến hết năm 2000 có 100 tỉnh , thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, một số tỉnh, thành phố đã bắt đầu thực hiện chương trình phổ cập THCS. Qua 3 lần cải cách giáo dục (1950,1956,1979) đến nay, hệ thống giáo dục quốc dân đã bao gồm đủ các bậc học : tiền học đường , tiểu học , trung học, đại học và sau đại học. Quy mô học sinh tiếp tục tăng ở tất cả các bậc học , ngành học , đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng lớn của nhân dân . Phong trào học tập văn hoá, khoa học kỹ thuật , nghiệp vụ quản lý, ngoại ngữ tăng nhanh đặc biệt là ở những vùng trước đây chưa phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật các trường được nâng cấp , cải thiện. Hầu hết các xã , kể cả các xã vùng cao đã có trường tiểu học, phần lớn các xã ở đồng bằng có trường THCS. Hệ thống các trường dân tộc nội trú tỉnh, huyện được củng cố và mở rộng. Mạng lưới các trường đại học , cao đẳng , các trường chuyên nghiệp , dạy nghề đang từng bước được tổ chức , sắp xếp lại .
Chất lượng giáo dục-đào tạo có chuyển biến bước đầu. Số đông học sinh , sinh viên có năng lực tiếp thu nhanh các kiến thức. Tỉ lệ giáo viên phổ thông đạt tiêu chuẩn tăng lên. Hệ thống đào tạo, bồi dưỡng giáo dục được cải tiến.
Tóm lại: Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội nhằm nâng cao đời sống xã hội đã làm giảm bớt bất bình đẳng trong xã hội, sự tiến bộ của con người thể hiện một cách rõ rệt: năm 1996 chỉ số HDI của Việt Nam là 0,54 xếp thứ 121/174, nhưng đến năm 1999 chỉ số HDI là 0,664 đã tăng 11 bậc so với năm 1996 tức là đứng thứ 110/174 nước, trong khi đó chỉ số HDI của 3 nước đứng đầu và cuối là:
Canada 0,932
Nauy 0,927
Mỹ 0,927
Xiera 0,254
Nigie 0,298
Etiopia 0,298
Như vậy chỉ số HDI của Việt Nam là ở mức trung bình so với nước xếp hạng.
2.1.2.Chính sách hướng tăng trưởng kinh tế đã đi đôi với giải quyết vấn đề phân phối thu nhập.
Theo kết quả khảo sát do Viện Xã hội học ( Trung tâm KHXH & NVQG) tiến hành từ tháng 10-1992 đến tháng 11-1994 tại một số địa phương thì tình hình phân phối thu nhập như sau:
Bảng3: Hệ số Gini và thu nhập trung bình đầu người một tháng ở các địa phương.
Địa phương
Hệ số Gini
Thu nhập trungbình (đ)
Thành phố Hà Nội
Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Cần Thơ
Thành phố Đà Nẵng
Thành phố Hải Dương
Nông thôn Cần Thơ
Nông thôn Hải Hưng
Chỉ số chung
0,44
0,35
0,32
0,29
0,25
0,40
0,27
0,34
224520
491390
265580
148300
181900
188430
135370
Với chỉ số Gini là 0,34 , mặc dù báo cáo khảo sát không nói rõ phương pháp cụ thể để tính toán chỉ số này, nhưng cũng gần sát với kết quả tính toán hệ số Gini toàn quốc theo Tổng điều tra mức sống của Tổng cục thống kê là 0,36; có thể xem đây là mức chênh lệch tương đối thấp về phân phối thu nhập. Kết quả này về cơ bản cũng phù hợp với báo cáo của oxfam
2.2. Những hạn chế và nguyên nhân:
2.2.1 Những hạn chế.
Bên cạnh những thành tựu vẫn còn những mặt yếu kém , bất cập , chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của nhân dân và đất nước.
- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế mấy năm gần đây tuy có sự tăng trưởng cao đặc biệt năm 2006, 2007. Tuy nhiên nền kinh tế còn kém hiệu quả và sức cạnh tranh kém. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế và sức mua trong nước còn thấp , cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý. Xu hướng bao cấp và bảo hộ còn nặng. Kinh tế vĩ mô còn những yếu tố thiếu vững chắc. Hệ thống kế hoạch , tài chính, ngân hàng đổi mới và phát triển chậm, chất lượng thấp , chưa tạo điều kiện và hỗ trợ tốt các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh. Cơ chế , chính sách phân phối còn nhiều mặt chưa hợp lý, chưa tạo được động lực thúc đẩy tiết kiệm, đầu tư phát triển.
- Sự nghiệp giáo dục-đào tạo nước ta đang đứng trước những khó khăn , mất cân đối và mâu thuẫn cần khắc phục. Đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu học của xã hội với khả năng đáp ứng của ngành , giữa nhu cầu phát triển với kinh phí Nhà nước và sự huy động các nguồn lực cho giáo dục-đào tạo , giữa cơ cấu lao động và cơ cấu đầu tư, giữa cơ cấu giáo dục và cơ cấu KT-XH , giữa lý thuyết và thực hành, giữa đào tạo và sử dụng,....Trình độ học vấn ở một số vùng còn quá thấp. Các hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục vẫn còn nhiều, nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực.
Giáo dục ở vùng sâu, vùng xa tuy có phát triển nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Chi phí học tập còn cao so với khả năng thu nhập của dân cư, quy chế đóng góp chưa rõ ràng, hợp lý là trở ngại lớn đối với học sinh, nhất là các gia đình nghèo.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo mới ở mức dưới 20% (so với 50% trở lên ở nhiều nước ) làm cho khả năng tiếp thu kỹ thuật , công nghệ mới gặp nhiều khó khăn.
- Nhiều vấn đề xã hội đặt ra rất bức xúc. Lực lượng lao động tăng tự nhiên mỗi năm khoảng 1,2 triệu người, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn ở mức 7,4% ( khoảng 1 triệu người ) và tình trạng thiếu việc làm nông thôn còn khá cao, đang trở thành vấn đề gay gắt , nổi cộm nhất hiện nay. Bất bình đẳng trong thu nhập ở nông thôn và thành thị ngay càng cao khá cao.
Đời sống của nhân dân ở một số vùng sâu , vùng xa, vùng thường bị thiên tai còn rất khó khăn. Vấn đề dinh dưỡng hiện nay còn nhiều thách thức: Một là các vấn đề sức khoẻ do thiếu dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm như suy dinh dưỡng trẻ em, các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng (đặc biệt là thiếu vitamin A, iốt , sắt,...) ; hai là sự gia tăng nhanh các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng như béo phì , đái đường , một số bệnh tim mạch, một số bệnh trước đây chúng ta đã xoá nay có nguy cơ trở lại cao như bệnh lao, sốt rét, bệnh suy giảm đường hô hấp, thương hàn, tả... trong điều kiện nền kinh tế phát triển.
Tỷ lệ đói nghèo trong toàn quốc mấy năm gần đây tuy đã giảm mạnh nhưng chưa vững chắc, nếu gặp thiên tai , mất mùa thì nhiều hộ vẫn có thể rơi vào tình trạng đói nghèo trở lại.
Tình trạng buôn lậu , gian lận thương mại và tệ tham nhũng không giảm. Các tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, nhất là nạn ma tuý, tiếp tục tăng và lan rộng đang là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng lớn đến trật tự , an toàn xã hội. Cuộc đấu tranh chống các thói hư , tật xấu , nọc độc văn hoá, hủ tục mê tín dị đoan, thoái hoá đạo đức,... còn mang nhiều tính hình thức, chậm đưa lại hiệu quả thiết thực.
Cơ sở vật chất của ngành y tế tuy có được cải thiện nhưng vẫn thiếu thốn và lạc hậu, nhất là ở tuyến huyện , xã. Tình hình dịch bệnh cục bộ vẫn xảy ra ở một số nơi, số người nhiễm HIV tiếp tục tăng. Việc khám chữa bệnh cho người nghèo vẫn là vấn đề nổi cộm hiện nay.
Môi trường đô thị, khu công nghiệp tập trung và một số vùng nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nặng. Cơ chế chính sách về môi trường còn bất cập , nhận thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư còn nhiều hạn chế.
2.2.2. Nguyên nhân:
- Tiềm lực kinh tế còn yếu kém: Sau nhiều năm xây dựng và phát triển , nền kinh tế đã có bước tăng trưởng nhất định nhưng nhìn chung quy mô còn nhỏ bé, thu nhập bình quân đầu người thấp. Cơ sở hạ tầng hiện có mới chỉ ở mức trung bình của các nước đang phát triển , chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu hiện tại, chưa thể đáp ứng được cho tương lai. Cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa quan trọng nhưng lại bị hạn chế rất nhiều. Các công trình thuỷ lợi kém về chất lượng , thiếu về số lượng gây khó khăn cho bà con khi gặp bão lũ, năng lực tưới tiêu rất thấp. Trong các doanh nghiệp trình độ máy móc, công nghệ còn lạc hậu nên năng suất lao động và hiệu quả thấp, chưa tận dụng hết tiềm năng và công suất. Việc huy động vốn là rất khó khăn do Nhà nước có rất nhiều khoản chi khác, do vậy nguồn đầu tư phụ thuộc nhiều vào tích luỹ nội bộ và đầu tư nước ngoài nhưng tích luỹ nội bộ thấp , đầu tư nước ngoài bị hạn chế.
- Hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp: Mặc dù có rất nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên và nguồn lao động nhưng việc sử dụng chúng đem lại hiệu quả thấp. Trong tổng diện tích đất tự nhiên , đất trồng lúa chỉ chiếm 4,2 triệu ha. Đất gieo cấy trong năm chỉ có 153366 ha chiếm 3,6% tổng diện tích trồng lúa. Rừng là nguồn tài nguyên quan trọng nhưng thời gian qua do khai thác quá mức nên đất đai bị xói mòn ,canh tác không hiệu quả. Lợi thế và tiềm năng của các vùng kinh tế chưa phát huy được là bao. Các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng do nhiều lý do khác nhau nên các khu công nghiệp chưa phát huy được tác dụng. Sự phát triển các thành phần kinh tế , đa dạng hoá các hình thức sở hữu do triển khai thiếu đồng bộ , không lành mạnh cho nên hiệu quả không cao. Kinh tế ngoài quốc doanh tuy được khuyến khích nhưng lại tăng trưởng chậm, do ít vốn , máy móc cũ kỹ , kinh nghiệm quản lý chưa cao, sức cạnh tranh thấp. Các cơ quan Nhà nước vẫn còn mang nặng tư tưởng cũ bảo thủ gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi mở rộng quy mô sản xuất . Sức cạnh tranh hoạt động kinh tế đối ngoại chưa tương xứng với khả năng . Kim ngạch xuất khẩu tuy tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, nhập siêu cao, xuất khẩu vẫn là xuất khẩu sản phẩm thô và qua sơ chế nên khả năng thu lời không cao. Hiệu quả kinh tế của các ngành , lĩnh vực then chốt như vậy làm năng suất lao động xã hội không cao, tích luỹ bị hạn chế về quy mô và trở thành lực cản đối với sự phát triển kinh tế .
- Những bất cập về con người : Nền kinh tế chuyển dịch chậm, cơ chế quản lý chưa theo kịp tiến trình đổi mới , năng suất lao động thấp và hiệu quả kinh tế thấp , tệ nạn xã hội gia tăng đều có nguyên nhân là do sự hiểu biết kém của con người . Do xuất phát điểm thấp , những năm dài ở cơ chế tập trung để lại hậu quả nặng nề cho đội ngũ cán bộ , công nhân ỷ lại , cường quyền , chậm đổi mới , không chịu học hỏi . Hiện nay đang thiếu những chuyên gia kinh tế và đội ngũ quản lý giỏi , đội ngũ công nhân có tay nghề . Mặc dù ta đã tiến hành cải cách bộ máy quản lý hành chính nhưng chưa có hiệu quả . Công cụ quan trọng để phát triển kinh tế là kế hoạch định hướng nhưng các kế hoạch hiện nay vạch ra chỉ mang tính cân đối hiện vật , các chỉ tiêu được xây dựng trên tư duy chủ quan . Trình độ tay nghề của người lao động ở mức thấp , chủ yếu là lao động phổ thông , số người qua đào tạo là ít . Trong kinh tế thị trường mở cửa người lao động không biết nghề thì rất khó cho họ khi tìm việc làm và nền kinh tế khó phát triển nhanh. Như vậy, thiếu hụt về nhân tố con người đang là trở ngại lớn cho phát triển kinh tế .
III. Phương hướng và giải pháp giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, PLXH ở nước ta trong giai đoạn quá độ.
1.Phương hướng và mục tiêu phát triển KT-XH Việt Nam trong kế hoạch 2006-2010.
1.1. Các mục tiêu chính sách kinh tế .
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm ít nhất là 7,5-8% và phấn đấu trên 8% . Năm 2020 đưa nước ta trở thành nước công nghiệp .Phấn đấu đến 2010:
Tổng sản phẩm GDP năm 2010 gấp 2,1 lần năm 2000
Thu nhập bình quân tính theo đầu người 1050-1100 USD
Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm 2010 dự kiến :
- Tỷ trọng nông , lâm, ngư nghiệp15-16%.
- Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng khoảng 43-44%.
- Tỷ trọng các ngành dịch vụ 40-41%.
Huy động GDP vào ngân sách 21-22%
1.2. Các mục tiêu chính sách xã hội .
- Tỉ lệ học sinh trung học cơ sở đi học trong độ tuổi đạt 80%, tỉ lệ học sinh phổ thông trung học đi học trong độ tuổi đạt 40% vào năm 2010. Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục giáo dục trung học cơ sở.
- Giảm tỉ lệ sinh bình quân hàng năm 0,4-0,5‰ ; tốc độ phát triển dân số vào năm 2010 khoảng 1,23%.
- Tạo việc làm , giải quyết thêm việc làm cho 7,5-8,0 triệu lao động, bình quân 1,5-1,6 triệu lao động /năm ; nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2010.
- Cơ bản xoá hộ đói , giảm tỉ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn hiện nay của Việt Nam) xuống dưới 5% vào năm 2010.
- Đáp ứng 40% nhu cầu thuốc chữa bệnh sản xuất trong nước, giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 20-25% vào năm 2010. Nâng tuổi thọ bình quân vào năm 2010 lên 72 tuổi.
- Cung cấp nước sạch cho 80-90% dân số nông thôn.
2. Các giải pháp thực hiện
2.1. Phương hướng để giải quyết tốt mối quan hệ.
Một là , thấy rõ mối quan hệ biện chứng giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội. Phát triển kinh tế với tốc độ cao là điều kiện cần thiết để đảm bảo thực hiện các chính sách xã hội, ngược lại giải quyết tốt các vấn đề thuộc chính sách xã hội sẽ tạo nên sự ổn định và tạo động lực cho phát triển kinh tế, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của xã hội .
Cần khắc phục quan niệm hẹp hòi cho rằng chính sách xã hội chỉ là hoạt động cứu tế, bảo hộ, trợ cấp , giúp đỡ cho những người khó khăn. Thực tế các yêu cầu chính sách xã hội sẽ chi phối cân bằng cung , cầu xã hội , chi phối các kế hoạch phát triển kinh tế . Hiện tại các vấn đề xã hội ở nước ta chưa được xem xét toàn diện, đồng thời với các vấn đề kinh tế , nhất là trong các dự án đầu tư. Bên cạnh các biện pháp nhằm đổi mới nhận thức, cần có một hệ thống chính sách , các quy chế của Nhà nước để khắc phục tình trạng này.
Hai là , thực hiện tốt việc xã hội hoá các vấn đề chính sách xã hội và phúc lợi xã hội. Trước đây trong thời kỳ bao cấp , chúng ta cho rằng Nhà nước phải đứng ra chăm lo giải quyết các vấn đề xã hội. Nhưng thực tế ở nước ta, cũng như kinh nghiệm của nhiều nước khác cho thấy Nhà nước không đủ sức bao sân , mà việc thực hiện tốt chính sách xã hội phải là sự nghiệp của cả nước, cộng đồng , gia đình và cá nhân cùng tham gia đóng góp , xây dựng. Nhà nước phải có quỹ phúc lợi xã hội dồi dào, phân phối công bằng , hợp lý. Vấn đề bộ máy và quản lý là rất quan trọng. Bộ máy phải có hiệu lực và hiệu quả cao, cán bộ có tài , có đức được nhân dân nể trọng.
Ba là , đa dạng hình thức và phong phú về loại hình nhưng mục tiêu phải thống nhất: các hoạt động của chính sách xã hội đều là hoạt động phi lợi nhuận,đều phấn đấu cho chất lượng, hiệu quả phục vụ cao. Cần phải khắc phục những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường vào các lĩnh vực xã hội , nhất là khuynh hướng thương mại hóa thuần tuý trong tổ chức các hoạt động chính sách xã hội .
Bốn là , cần có chiến lược, cơ chế , chính sách để giải quyết mối quan hệ giữa chính sách phát triển kinh tế và mở rộng thực hiện chính sách xã hội. Chỉ có trên cơ sở phát triển kinh tế mạnh mẽ và vững chắc mới có điều kiện để thực hiện mở rộng và nâng cao chất lượng phúc lợi xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội .
Chiến lược phát triển chính sách xã hội phải toàn diện , có bước đi thích hợp và tương thích với phát triển kinh tế . Trên phạm vi toàn xã hội cũng như trong từng phương án đầu tư, phải quán triệt quan điểm hiệu quả kinh tế xã hội để có tỷ lệ hợp lý cho đầu tư giải quyết các vấn đề xã hội cũng như các vấn đề kinh tế . Khuyến khích các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tham gia cung cấp các dịch vụ y tế , văn hóa, giáo dục , thể dục thể thao, giới thiệu việc làm và đa dạng hoá các hình thức hoạt động trong các lĩnh vực đó .
Năm là, tăng cường quản lý Nhà nước đối với công tác thực hiện chính sách xã hội và phúc lợi xã hội . Cần đưa ra chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển các lĩnh vực phúc lợi, các văn bản pháp quy, hệ thống cơ chế chính sách , những quy định và công tác kiểm tra , kiểm soát....Ngoài chức năng định hướng , kiểm soát , Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động chính sách xã hội cụ thể ở từng lĩnh vực và địa điểm cụ thể.
Sáu là , tổ chức tốt việc đào tạo bồi dưỡng toàn diện cho cán bộ làm công tác chính sách xã hội. Chương trình đào tạo phải triển khai trên cả 2 mặt : rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và học tập chuyên môn. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ , học tập kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới đặc biệt là kinh nghiệm xây dựng chiến lược, kế hoạch giải quyết mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và mở rộng, nâng cao chất lượng của chính sách xã hội , xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách , lựa chọn và phát triển các hình thức tổ chức thuwc hiện chính sách xã hội .
2.2. Các giải pháp chủ yếu .
2.2.1. Giải pháp thực hiện các chính sách kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Đối với khu vực thành thị:
Khu vực thành thị bao gồm các trung tâm đô thị, thị trấn và các khu công nghiệp , do có nền tảng phát triển nên cơ chế đầu tư chủ yếu là huy động từ cộng đồng và vốn vay, tạo nên thị trường nội địa vùng làm đầu mối giao lưu giữa các vùng trong toàn quốc . Trong thời gian tới tiếp tục thực hiện các chương trình phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn nhất là ở các địa bàn có điều kiện lập khu chế xuất , khu công nghiệp tập trung . Từng bước cải thiện cơ chế pháp lý để các doanh nghiệp trong và ngoài nước tích cực tham gia vào các khu công nghiệp . Phát triển các tập đoàn sản xuất mạnh của Nhà nước ở các vùng hoặc trên quy mô cả nước. Nếu như kinh tế ở khu vực này tăng trưởng mạnh sẽ tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế ở nông thôn.Kêu gọi và có chính sách đầu tư đúng đắn, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển kinh tế
- Đối với khu vực nông thôn:
Khu vực này bao gồm các vùng đệm ở giữa các đô thị , vùng sâu, vùng xa. Đây là khu vực tập trung đại bộ phận dân cư đói nghèo có thu nhập thấp. Để tránh sự tụt hậu cần nâng cao trình độ dân trí , tiến tới xoá đói giảm nghèo đưa nền kinh tế dần tăng trưởng mới hy vọng giảm thiểu khoảng cách .
2.2.2. Giải pháp về phân phối thu nhập ,việc làm , giảm nghèo đói.
2.2.2.1. Về phân phối thu nhập .
Phân phối lại thu nhập trong các tầng lớp dân cư.Thực hiện chính sách phát triển kinh tế luôn gắn với công bằng xã hội là chủ trương của ta. Công bằng xã hội thể hiện ở cả phân phối tư liệu sản xuất hợp lý lẫn kết quả sản xuất cũng như việc tạo điều kiện phát triển toàn năng của mọi thành viên. Thực hiện nhiều hình thức phân phối , lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác như vốn , tài sản , tri thức, sáng kiến kỹ thuật vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua chính sách xã hội đi đôi với chính sách điều tiết hợp lý, bảo hộ quyền lợi người lao động. Nhà nước thông qua các sắc thuế đặc biệt là thuế thu nhập để giảm bớt chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và huy động sự đóng góp của người có thu nhập cao vào sự phát triển xã hội .
2.2.2.2. Về vấn đề việc làm .
Đẩy mạnh các biện pháp giải quyết việc làm vừa mang tính chiến lược vừa mang tính cấp thiết trong giai đoạn tới . Cần tổ chức lại toàn bộ lao động xã hội để phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế .Kết hợp giữa giải quyết việc làm tại chỗ là chính với việc phân bố lại lao động theo vùng lãnh thổ, xúc tiến hợp tác lao động với nước ngoài , tổ chức “đào tạo” lại đội ngũ lao động hiện có và phổ cập nghề nghiệp cho lao động xã hội (thanh niên ) nhằm hình thành đội ngũ lao động có cơ cấu , số lượng và chất lượng phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế và đòi hỏi của thị trường , coi trọng và khuyến khích các hình thức thu hút nhiều lao động và phù hợp với quy luật phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.
2.2.2.3. Về công tác xoá đói giảm nghèo .
2.2.2.3.1. Hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo đói
Hỗ trợ tín dụng cho khoảng 2,65 triệu hộ nghèo đói vay với mức bình quân 2 triệu đồng /hộ, lãi suất thấp , không cần thế chấp .
Hướng dẫn cách làm ăn và chuyển giao kỹ thuật cho người nghèo, tạo cho họ kiến thức và kinh nghiệm sản xuất , tiêu thụ sản phẩm .
Hỗ trợ cho 375000 hộ đói nghèo thiếu đất hoặc không có đất sản xuất ở nông thôn do cầm cố , chuyển nhượng , ...có lại đất để sản xuất thông qua các biện pháp : cấp mới , giao đất giao rừng , chuộc lại đất v.v...
Hỗ trợ người nghèo trong dạy nghề , tạo việc làm(gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn ), trong các chính sách về giáo dục , y tế như miễn giảm học phí , cấp học bổng , sách , vở học tập cho gần 2 triệu học sinh con em các hộ nghèo đói , ...
Hỗ trợ lương thực , thực phẩm , thuốc chữa bệnh ... cho 15 vạn đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn và gần 1,1 triệu người trong diện vận động định canh, định cư các điều kiện sản xuất ổn định và nâng cao mức sống.
2.2.2.3.2. Hỗ trợ trực tiếp xã nghèo .
Gồm hỗ trợ đầu tư 7 công trình cơ sở , hạ tầng thiết yếu : điện , đường ô tô, trường học , bệnh xá, chợ , nước sạch, trên nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm . Trong đó tập trung ưu tiên hỗ trợ cho 1000 xã nghèo nhất thuộc khu vực miền núi , biên giới , hải đảo.
2.2.2.3.3. Tạo nguồn lực.
Các hình thức huy động vốn cho chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo cần được đa dạng hóa , từ nhiều nguồn khác nhau, gồm : vốn trích từ ngân sách trung ương và địa phương; vốn huy động cộng đồng và các tổ chức kinh tế –xã hội thông qua Ngân hàng phục vụ người nghèo và các quỹ xoá đói giảm nghèo, đồng thời Bộ lao động – Thương binh – Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu việc phát hành trái phiếu xoá đói giảm nghèo ; vốn từ lao động công ích của nhân dân và có thể thu hút sự tham gia của lực lượng vũ trang trên địa bàn ; vốn lồng ghép với các chương trình mục tiêu khác và nguồn vốn từ hợp tác quốc tế(chính phủ và phi chính phủ), trong đó có nguồn vay ưu đãi của Ngân hàng thế giới .
2.2.2.3.4. Một số giải pháp khác.
Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy chỉ đạo thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo từ trung ương đến phường , xã . Xây dựng quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo chương trình ở các cấp . Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức , đoàn thể thành viên trong việc lập danh sách, huy động nguồn lực , vận động xây dựng phong trào v.v...đồng thời , phải phân công cụ thể , phát huy vai trò của tất cả các cấp , các ngành có liên quan đến công tác xoá đói giảm nghèo.Duy trì các chương trình Ngày vì người nghèo, phong trào xoá nhà dột nát, chương trình tương thân tương ái khác để giải quyeet tốt các vân đề xã hội, giải quyết các mặt trái của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ.
Tăng cường đào tạo , tập huấn nâng cao trình độ , năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách xoá đói giảm nghèo các cấp , đặc biệt là cán bộ xã , phường.
Tổ chức lồng ghép có hiệu quả xoá đói giảm nghèo với các chương trình mục tiêu khác có nội dung liên quan đến xoá đói giảm nghèo như: chương trình 135, 327, chương trình việc làm , nước sạch và vệ sinh môi trường v.v....nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp , tiết kiệm nguồn lực , nâng cao hiệu quả đầu tư đối với mỗi chương trình.
2.2.2. Giải pháp liên quan đến các lĩnh vực xã hội .
2.2.2.1. Phát triển giáo dục - đào tạo
Nếu muốn xoá bỏ bất bình đẳng ở nông thôn thì không thể bỏ qua vấn đề giáo dục - đào tạo . Cụ thể có các chính sách hỗ trợ con em dân tộc , gia đình nghèo có điều kiện đi học , phát triển hơn nữa các trường nội trú , bán trú, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên bằng các chính sách đãi ngộ khuyến khích , mở rộng hơn nữa các trường dạy nghề ở địa phương, tăng nhanh tỷ trọng dạy nghề dưới đại học, phát triển các trường đại học, cao đẳng ở địa phương để đáp ứng nhu cầu học tập và phát huy nguồn nhân lực tại chỗ,…Thực hiện tốt chính sách xã hội hoá trong học tập, đào tạo, thí điểm cổ phần hoá một số trường Đại học…
Đa dạng hoá các loại hình đào tạo nhằm huy động được tối đa số lượng người tham gia học tập, mở rộng các cơ hội học tập cho mọi người .
Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, nâng dần chất lượng để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở tất cả các cấp đặc biệt là dạy nghề .
Tuyển chọn , bồi dưỡng , sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo . Tăng cường thanh tra, kiểm tra để đảm bảo tính công bằng , dân chủ .
2.2.2.2.Tăng cường công tác kế hoạch hoá gia đình.
Một trong những nguyên nhân của nghèo đói là dân số tăng nhanh, mọi nhu cầu chăm sóc phụ nữ , trẻ em không được đáp ứng nhất là với gia đình đông con. Vì vậy trong giai đoạn tới chúng ta phải thực hiện tốt công tác dân số , giảm tỉ lệ tăng dân số thì chính sách kinh tế mới đạt hiệu quả cao.
2.2.2.3.Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em.
Thực hiện phương châm bảo đảm trẻ em sinh ra khoẻ mạnh , đủ cân , được chăm sóc để không bị suy dinh dưỡng là chính .Do đó các hoạt động cần tập trung vào chăm sóc người mẹ có thai để giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị thiêú cân , thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý.
Thực hiện tích cực một nhóm các hoạt động chăm sóc tối thiểu tại hộ gia đình cho các đối tượng bà mẹ có thai và cho con bú , trẻ em dưới 2 tuổi (nuôi con bằng sữa mẹ, uống vitamin A….)
Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thông nhằm nâng cao nhận thức chung của cộng đồng về vấn đề này, đồng thời với việc hướng dẫn các hành vi cụ thể thích hợp với các đối tượng, các vùng sinh thái khác nhau.
Củng cố màng lưới giám sát dinh dưỡng ở các cấp , coi các chỉ tiêu về tình trạng dinh dưỡng trẻ em nằm trong yếu tố các chỉ tiêu cơ bản về phát triển kinh tế –xã hội .
Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng đòi hỏi phải được xã hội hoá cao.
2.2.2.4.Về môi trường.
Phải gắn chặt chính sách kinh tế với chính sách bảo vệ môi trường, huy động sự đóng góp của mọi tầng lớp dân cư , của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội vào lĩnh vực bảo vệ môi trường , tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về môi trường , các chính sách môi trường thích hợp , nhất là chính sách thuế , phí môi trường , các loại quỹ môi trường….
2.2.2.5. Chống tham nhũng, buôn lậu.
Đây là các hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến công bằng xã hội góp phần tăng nhanh sự phân hoá giàu nghèo .Nhiều người giàu lên nhờ làm ăn bất chính . Sự giàu lên này gắn với ngân sách thất thoát do đó các khoản đầu tư vào các dịch vụ công cộng bị giảm , xói mòn kỷ cương.Đó là mặt trái của cơ chế thị trường. Nếu không có biện pháp sẽ tạo căng thẳng trong xã hội , mọi chính sách kinh tế bị vô hiệu hoá , lòng tin của người dân giảm sút.
2.2.2.6. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết mối quan hệ.
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ ở khu vực nông thôn như y tế , giáo dục , xây dựng cơ sở hạ tầngv.v…Những dịch vụ này khi đến với người có nhu cầu sẽ làm tăng lợi ích cho xã hội . Hơn nữa các hộ gia đình nhiều khi không bảo vệ được mình trong rủi ro như thiên tai , ốm đau…Vì vậy Nhà nước cần giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra mạng lưới bảo hiểm để bảo vệ họ trước rủi ro. Việc cung cấp các dịch vụ này một cách bình đẳng vừa đem lại công bằng xã hội vừa đem lại hiệu quả rất thiết thực, nó đóng góp vào mục đích tăng trưởng lâu bền và giảm đói nghèo .Chỉ có chính phủ mới thực hiện các dịch vụ này một cách có hiệu quả vì tư nhân khó có thể làm được.Do vậy chính phủ phải đứng ra thực hiện các hoạt động này nhưng do ngân sách hạn hẹp vì vậy cách tốt nhất để thực hiện là chính phủ và nhân dân cùng làm. Nếu như các hoạt động này được thực hiện tốt nó sẽ đóng góp rất lớn vào quá trình thực hiện giảm bất bình đẳng ở khu vực nông thôn.
c. Kết luận
Tóm lại , chính sách kinh tế hướng tới tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất và chính sách xã hội hướng tới nâng cao phúc lợi xã hôi là một trong những mối quan hệ cơ bản , điển hình nhất của quá trình phát triển . Có thể nói thực chất của quan điểm phát triển hiện đại là chính sách tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội . Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết , quan trọng nhất của sự phát triển nhưng nó chưa đưa tới sự phát triển . Phát triển chỉ có được khi tăng trưởng tạo ra được những chuyển biến trong cơ cấu kinh tế và cấu trúc xã hội mà ở đó mỗi người dân đều được hưởng những thành quả của tăng trưởng và có thể phát triển cá nhân mình. Công bằng xã hội chỉ có thể đạt được trong điều kiện ở đó mỗi cá nhân có đầy đủ các điều kiện như tham gia vào các hoạt động cộng đồng.
Trong thời kỳ đổi mới vừa qua, nền kinh tế đã đạt được mức tăng trưởng khá cao làm thay đổi hẳn diện mạo kinh tế so với giai đoạn suy thoái và khủng hoảng của thời kỳ cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Nhờ kinh tế tăng trưởng, đời sống của nhân dân nói chung được cải thiện rõ rệt hơn so với trước , tuy rằng vẫn còn là một trong những nước có thu nhập tính theo đầu người thấp và mức độ chênh lệch về thu nhập tính theo chỉ số Gini tương đối thấp. Tuy nhiên , đó mới là tình hình của hiện tại . Còn tương lai , liệu rằng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập của Việt Nam sẽ vận động theo hướng nào và chế độ phân phối thu nhập hiện tại có đóng được vai trò là một trong những động lực căn bản cho sự tăng trưởng kinh tế cao liên tục và bền vững hay không, chắc hẳn còn phụ thuộc vào việc giải quyết không ít những vấn đề đã, đang và sẽ còn phát sinh trong quá trình chuyển đổi cơ chế vận hành nền kinh tế đặc biệt nền kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ tiên lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Giải quyết bài toán giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội không đơn giản, nhưng chúng ta tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với bản chất và cốt cách con người Việt Nam chúng ta sẽ đạt được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
d. Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình triết học.
Giáo trình Kinh tế phát triển.
Giáo trình kinh tế chính trị.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, Đại hội IX, Đại hội X.
Tạp chí Cộng sản năm 2000- 2006 -2007.
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế.
Thời báo kinh tế Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11922.doc