Tiểu luận Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp

Cũng có nhiều nhà kinh tế lại cho rằng tăng trưởng luôn kèm theo lạm phát là do sự yếu kém trong bộ máy điều hành của nhà nước. Nhưng dù sao đi nữa thì thực tế và lý luận đều chứng minh rằng một mức lạm phát nhẹ là cần thiết cho sự tăng trưởng. Và ngược lại khi thực hiện chiến lược tăng trưởng cao sẽ làm thay đổi tổng cầu nhất là cầu về đầu tư và chi tiêu của chính phủ theo hướng tăng nhanh trong khi tổng cung chưa kịp thay đổi ắt sẽ dẫn đến mức lạm phát trong ngắn hạn. Nhìn chung mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng không ổn định, khó nhận biết nên trong điều hành, quản lý kinh tế vĩ mô cần có sự năng động sáng suốt mới có thể đạt được mức tăng trưởng cao và ổn định kinh tế.

doc22 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG I. LẠM PHÁT 1. Khái niệm - phân loại - đo lường lạm phát 1.1. Khái niệm. Trong lịch sử kinh tế học đã có nhiều những khái niệm khái nhau được đưa ra. Như của C.Mác : “Lạm phát là sự phát hành tiền quá lỗ”. Tương tự Lênin phát biểu : “Lạm phát là sự thừa ứ tiền giấy trong các kênh lưu thông”. Hai khái niệm này được phát biểu dựa trên sự phát hành và lưu thông tiền giấy, theo đó khối lượng tiền giấy do Nhà nước phát hành và lưu thông không được vượt qua mức giới hạn về số lượng vàng hoặc bạc mà nó đại diện. Nếu vượt quá mức này giá trị của đồng tiền sẽ bị giảm sụt và lạm phát xẩy ra. Các Mác còn đưa ra công thức tính khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông là : T : Tổng số tiền cần cho lưu thông G : Tổng số giá cả của hàng hoá N : Số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại. Ngày nay hầu hết các nước không còn theo chế độ bản vi vàng (bạc) cho nên khái niệm và công thức trên không còn phù hợp. Một khái niệm được mọi người chấp nhận và được coi là định nghĩa chuẩn được phát biểu như sau : “Lạm phát là sự tăng lên của mức giá cả chung trong một giai đoạn nhất định”. Khi sử dụng định nghĩa này cần hiểu “Mức giá chung” là mức giá chung của toàn bộ các mặt hàng chứ không phải một loại hàng hoá đơn lẻ, thời gian nhất định ở đây là thời gian được sử dụng để tính toán mức lạm phát. Nó có thể là năm, qúy, tháng. Đối lập với lạm phát là giảm phát : “Giảm phát là mức giả cả chung của nền kinh tế bị giảm sút”. Chúng ta không nên lầm lẫn giữa “giảm phát” và “giảm lạm phát”. Giảm phát là giảm giá nói chung còn giảm lạm phát là sự giảm xuống của mức lạm phát tức là trong một giai đoạn nào đó lạm phát vẫn xảy ra nhưng tỷ lệ lạm phát đã giảm so với trước. 1.2. Đo lường lạm phát. Để tính toán mức độ lạm phát người ta sử dụng tỷ lệ lạm phát. % tỷ lệ lạm phát = Mức giá chung năm (t) - Mức giá chung năm (t - 1) x 100 Mức giá chung năm (t - 1) Nền kinh tế thị trường có rất nhiều loại hàng hoá vì vậy việc xác định mức giá chung là rất khó khăn vì vậy người ta đã thay mức giá chung bằng các chỉ số giá. Các loại chỉ số giá có CPI chỉ số giải tiêu dùng, PPI chỉ số giá sản xuất, chỉ số điều chỉnh lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số giá cả tính theo giá bán lẻ, thông thường người ta lấy giá cả của các loại hàng hoá chính. q0i : Sản lượng hàng hoá của năm gốc p0i : Là giá của hàng hoá tại năm gốc và năm t. Chúng ta có thể tưởng tượng việc tính CPI như là sử dụng một rổ quả bao gồm nhiều loại quả mà chủng loại và số lượng của rổ quả này không đổi theo thời gian mà chỉ có giá bán của chúng là thay đổi. Với CPI chỉ số giá sản xuất cũng tính tương tự như chỉ số giá tiêu dùng nhưng chỉ khác ở chỗ là giá cả sử dụng để tính là giá bán buôn. Chỉ số điều chỉnh lạm phát năm t Chỉ số điều chỉnh lạm phát là chỉ số giá cả tính theo các sản phẩm chung để tính GDP với : P0i và Pti: là giá cả sản phẩm i tại năm gốc o và năm hiện tại t qti : sản lượng của mặt hàng i. Ta thấy : Sptiqti = GDP danh nghĩa = GDPn Sp0iqti = GDP thực tế = GDPp Chỉ số đclp = Như vậy Việc tính toán chỉ số dcp như là tính toán trong một rổ hàng hoá đã thay đổi khối lượng và chủng loại và sự khác biệt về giá cả giữa năm gốc và năm hiện tại. Khi tính tỷ lệ lạm phát tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà người ta sử dụng các chỉ số giá khác nhau nhưng CPI vẫn được sử dụng rộng rãi hơn cả vì nó trực tiếp biểu hiện mức tiêu dùng của nhân dân. 1.3. Phân loại : Mức độ của lạm phát được đo bằng tỷ lệ lạm phát, dựa vào tỷ lệ lạm phát là cao hay thấp người ta phân ra làm 3 loại là : “Lạm phát vừa phải”, lạm phát phi mã và siêu lạm phát. Lạm phát vừa phải : Là loại lạm phát dưới 10%. Ở mức này giá cả được coi là ổn định, nền kinh tế tăng trưởng đều mọi nền kinh tế đều mong muốn đạt về mức lạm phát này. Lạm phát này phi mã : Là lạm phát mà tỷ lệ lạm phát tăng đến mức hai hay 3 con số tức là lớn hơn 10% và nhỏ hơn 1000%. Lạm phát này gây hậu quả rất xấu đối với nền kinh tế : Giá trị của đồng nội tệ bị giảm, tiền nhiều, hàng hoá ít dẫn đến tâm lý đầu cơ càng làm cho lạm phát thêm trầm trọng. Loại này đã từng xảy ra ở các nước như : Việt Nam, Brazil, Agrentina vào những năm 80 của thế kỷ 20. Siêu lạm phát : Loại lạm phát đáng sợ nhất, tỷ lệ lạm phát lên tới trên có số 1000%. Mọi người chìm ngập trong tiền mà hàng hoá thì nham hiểm, giá trị của tiền và các chức năng của nó gần như mất hết. Hiện tượng này đã từng xảy ra ở Đức năm 1923 cho đến năm 1924 CP Đức buộc phải phá giá đồng tiền Marle. 2. Giải thích lạm phát bằng một số lý thuyết lớn. Những năm 60 của thế kỷ 20 Milton Friedman (1) đã khẳng định rằng : “Lạm phát ở đâu và lúc nào cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Lạm phát có liên quan đến tiền tệ là điều tất nhiên nhưng không phải bất cứ một cuộc lạm phát nào cũng xuất phát từ tiền tệ. Cuộc lạm phát đi đôi với suy thoái kinh tế của CNTB năm 1929 - 1933 là một minh chứng : Giai đoạn này do các nước OPéc đồng loạt tăng giá, dầu lửa làm cho giá cả sản xuất tăng cao. Như vậy lạm phát không chỉ do sự phát hành và lưu thông tiền tệ mà còn do các nguyên nhân khác. Ở đây xin trình bày một số thuyết lớn sau : 2.1. Thuyết tiền tệ : Tiền được sử dụng để mua hàng hoá, khi cần mua nhiều hàng hoá người ta sẽ giữ lại nhiều tiền hơn. Vì vậy số lượng tiền tệ có quan hệ chặt chẽ với số lượng tiền tệ trong các giao dịch. Mối quan hệ đó được mô tả bằng một phương trình mang tên là Ptr Irving Fisher : MV = PT Trong đó : M là khối lượng tiền tệ ; V là tốc độ lưu thông tiền tệ ; P : Giá cả giao dịch. T : là số lượng giao dịch phải bảo đảm. T : Là số giao dịch mà việc xác định số giao dịch cần bảo đảm gặp nhiều khó khăn nên người ta thay T bằng tổng sản lượng của nền kinh tế Y. Tuy rằng T và Y không hoàn toàn giống nhau nhưng tổng giá trị bằng tiền của các giao dịch lại bằng tổng sản lượng. Lúc này PT Iring Fhisher trở thành : M.V = P.Y Từ M.V = P.Y Þ Y là sản lượng của nền kinh tế cũng là thu nhập cho nên tốc độ lưu thông tiền tệ bây giờ trở thành tốc độ lưu thông thu nhập của tiền tệ, nó cho ta biết số lần một đơn vị tiền tệ chyển thành thu nhập trong một thời gian nào đó. M/P gọi là số dư tiền tệ thực tế nó cho ta biết sức mua của khối lượng tiền tệ M. Mục đích nghiên cứu của ta ở phần này là xem xét mối quan hệ giữa khối lượng tiền tệ với mức giá P nên ta giả định tốc độ lưu thông tiền tệ là không đổi V = V lúc này ta có : M. V = P. Y Vì V = V là giá trị không đổi nên khi thay đổi M sẽ làm thay đổi hoàn toàn P.Y, điều đó có nghĩa là sự thay đổi khối lượng tiền tệ làm biến dạng giá trị bằng tiền của sản lượng của nền kinh tế. Tại một mức sản lượng Y bất kỳ nào đó khi M tăng lên sẽ làm cho mức giá P tăng lên. Như vậy là khối lượng tiền tệ tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát. Cũng từ M.V =P.Y theo tính chất toán học ta có % thay đổi của M + % thay đổi của V = % thay đổi của P + % thay đổi của Y. Vì V = V nên ta có % thay đổi của M = % thay đổi của P + % thay đổi của Y mà sự thay đổi của M là do ngân hàng TW cơ quan phát hành tiền quyết định. % thay đổi của Y do khoa học kỹ thuật quyết định. % của P chính là tỷ lệ lạm phát. % thay đổi của P = % thay đổi của M - % thay đổi của Y. Vậy là tỷ lệ lạm phát do ngân hàng TW quyết định. Đây là nội dung của thuyết số lượng tiền tệ. Thuyết số lượng tiền tệ nói rằng : “Ngân hàng TW cơ quan kiểm soát mức cung ứng tiền tệ trực tiếp kiểm soát tỷ lệ lạm phát”. Theo đó mọi sự tăng tiền tệ cao hơn tăng sản xuất thực tế đều được thể hiện ra bằng sự hiệu chỉnh giá cả chung sao cho giá trị tổng thể của trao đổi bằng giá trị của khối lượng tiền tệ đang lưu thông. Trong ngắn hạn hoặc trong trường hợp bộ máy sản xuất không đáp ứng được nhu cầu tăng lên của khối lượng tiền tệ giá cả sẽ tỷ lệ thuận với biến động của khối lượng tiền tệ. 2.2. Lạm phát do cầu. Giả sử xảy ra hiện tượng thu nhập ngoại tệ từ nước ngoài tăng đột biến là lợi nhuận cổ phần và lãi suất trái phiếu thu về từ nước ngoài tăng, hoặc tăng tiêu dùng giảm tiêu dùng và tích luỹ làm cho xu hướng tiêu dùng tăng mạnh đến một mức mà sản xuất không thể đáp ứng được sự gia tăng đó. Điều này xảy ra trong ngắn hạn khi mức sản xuất chưa kịp thay đổi hoặc trong trường hợp đặc biệt là moị nguồn lực được huy động hàng dự trữ đã tung ra hết vẫn không đáp ứng nhu cầu và như thế là nhu cầu đã “quá mức”. Quan hệ cung cầu sẽ được hiệu chỉnh giá cả tăng lên dẫn đến lạm phát. Sự khác biệt đặc thù giữa cách giải thích lạm phát bằng nhu cầu với cách giải thích bằng tiền tệ là ở chỗ. Dù khối lượng tiền tệ mặc cho là nhiều hay ít thì lạm phát cũng chỉ xảy ra khi bộ máy sản xuất không đáp ứng được nhu cầu. Trong chiến tranh thế giới lần 2 các nước ta tập trung sản xuất các hàng hoá phục vụ chiến tranh vì thế đã cắt bớt hàng hoá tiêu dùng như thế thu nhập bằng tiền của họ tăng cao trong khi các hàng hoá tiêu dùng ít tất nhiên lạm phát xảy ra. Ví dụ giản đơn như sau : Ví dụ thu nhập là 10.000USD nộp thuế 1.000USD còn lại 8000 để tiêu dùng để dành 500 nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng là 7500. Trong thời gian này giá trị hàng hoá phục vụ chiến tranh là 4000 giá trị hàng hoá tiêu dùng là : 10.000 - 4000 = 6000. Vậy là cầu đã vượt cung về hàng hoá tiêu dùng là 1500. Ngân sách CP bội chi ở mức 4000 - 2000 thuế. Nếu vay trong dân chúng khoản tiền dành thì Nhà nước vẫn phải phát hành tiền giấy thêm 1500 USD nữa. Để cân bằng cung cầu giá cả sẽ tăng lên ở mức 1500/6000 = 25%. Nhu cầu quá mức dẫn đến lạm phát có thể mô tả bằng mô hình cung cầu sau : Khi nhu cầu tang làm AD dịch từ AD1 ® AD2 làm giá cả cân bằng tăng từ P1 ® P2 P P2 P1 Y 2.3. Lạm phát do chi phí đẩy. Khi chi phí sản xuất tâưng cao hơn so với khả năng sản xuất của chúng sẽ kích động các doanh nghiệp phải tăng mức giá hàng hoá và dịch vụ nó cung cấp. Đến lượt những người sử dụng những hàng hoá và dịch vụ đó lại tăng mức giá của sản phẩm mà họ sản xuất hay đòi tăng lương đối với các nhân cử như thế giá cả ngày càng tăng cao. Theo quan điểm này thì nguồn gốc của lạm phát bắt nguồn từ chi phí cho các yếu tố sản xuất. Những nhân tố của sản xuất bao gồm lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ. Một sự thay đổi đột ngột của các yếu tố sản xuất làm thay đổi mức cung ứng hàng hoá. Khi giá dầu lửa đột biến gia tăng chi phí sản xuất sẽ tăng lên, các doanh nghiệp có xu hướng sản xuất ít hơn trong ngắn hạn tạo ra sự thiếu cung ngay lập tức giá cả sẽ tăng lên làm cân bằng cung cầu. Trong dài hạn các doanh nghiệp sẽ đáp ứng được nhu cầu với mức giá cả hàng hoá tăng cao hơn trước mặc dù số lượng sản phẩm không bị giảm sút. Các yếu tố khác thuộc thành phần tư bản và các yếu tố về tài nguyên và công nghệ cũng gây ra lạm phát với cơ chế tương tự như tăng giá dầu lửa. Khi tiền thuê công nhân tăng lên trong một hay nhiều ngành nó sẽ được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp của ngành đó và tiếp đó nan ra các ngành khác gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp yếu kém. Để tránh khỏi sự phá sản các doanh nghiệp này không còn cách nào khác là gia tăng giá hàng hoá. 2.4. Lạm phát, hiện tượng cơ cấu. Lạm phát cho hiện tượng cơ cấu được phổ biến ở các nước đang phát triển theo lý thuyết này lạm phát xảy ra do mất cân đối sâu sắc trong chính cơ cấu của nền kinh tế, mất cân đối trong tích lũy và tiêu dùng giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ giữa công nghiệp và nông nghiệp… Sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế làm cho nền kinh tế hoạt động không có hiệu quả, khuyến khích các lĩnh vực đòi hỏi chi phí tăng cao. Xét về mặt này lý thuyết cơ cấu giống như lý thuyết chi phí. 3. Những tác động của lạm phát. 3.1. Lạm phát dự kiến. Khi mọi người hình thành dự kiến về mức lạm phát trong tương lai và mức lạm phát thực tế lại bằng đúng mức lạm phát dự kiến đó thì tác động tiêu cực của lạm phát sẽ nhẹ nhàng hơn và không gây ra những biến động quá lớn đối với nền kinh tế. Ví dụ như lạm phát mỗi tháng là 1% và duy trì trong suốt 12 tháng vậy thì lạm phát của 1 năm sẽ là 12%. Những tác động tiêu cực có thể kể đến như sau : Thứ nhất : Lạm phát cao làm tăng lãi suất danh nghĩa. Vì lãi suất là chi phí của việc giữ tiền cho nên lãi suất tăng mọi người sẽ giữ ít tiền hơn. Việc giữ lại ít tiền gây ra một bất tiện là phải đi rút tiền nhiều lần trong ngân hàng gây ra “chi phí mòn giầy”. Đi nhiều lần tới Ngân hàng giầy của ta sẽ bị mòn. Thứ hai : Lạm phát làm tăng giá cả hàng hoá buộc các doanh nghiệp phải chi thêm tiền vào việc in ấn lại các bảng biểu giá cả cp1 này gọi là “chi phí thực đơn”. Thứ ba : Do phải mất “chi phí thực đơn” các doanh nghiệp thường ngại điều chỉnh giá cả thường xuyên làm cho giá cả tương đối biến động càng lớn. Ví dụ lạm phát 1/6 vào tháng 1 và tăng đều trong suốt 12 tháng do ngại “chi phí thực đơn” mà các doanh nghiệp không điều chỉnh giá cả đến tháng 12 giá cả đã thay đổi 12%. Vì nền kinh tế thị trường phân bổ các nguồn lực theo giá cả tương đối nên dẫn đến kém hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực. Thứ tư : Do luật thuế gây lên : luật thuế không tính đến tác động của lạm phát nên đôi khi đánh thuê thu nhập vào các đối tượng mà thu nhập thực tế bằng không hoặc âm sau khi tính toán cả lạm phát. VD : Ông A có 1000USD mua cổ phiếu sau 1 năm ông A bán nó đi với giá trị thực. Nếu lạm phát bằng O thì giá ban đầu bằng 0. Nếu lạm phát xảy ra trong năm đó giả sử là 10% thì giá trị thực của cổ phiếu ông A bán ra là 1000 + 1000.10% = 1100USD. Luật thuế không tính lạm phát cho nên cho rằng 100USD mà là thu nhập từ nguồn vốn ban đầu của ông A, ông A phải chịu thuế cho mức 100USD này. 3.2. Lạm phát không dự kiến. Lạm phát không dự kiến gây ra sự phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong nền kinh tế một cách độc đoán. Sự phân phối lại thu nhập độc đoán thể hiện ở các khoản cho vay dài hạn, các hợp đồng vay mượn dài hạn với mức lãi suất danh nghĩa dựa trên sự dự kiến trước về mức lạm phát. Nếu lạm phát thực tế đúng bằng lạm phát dự kiến thì lãi suất thực đúng bằng lãi suất danh nghĩa. Nếu lạm phát thực cao hơn lạm phát dự kiến thì lợi ích lại thuộc về người đi vay. Thông thường trong các hợp đồng kinh tế giữa công nhân và chủ doanh nghiệp thì mức lương cũng cố định trong một thời gian nhất định khi lạm phát xảy ra thì sự thay đổi mức lương chưa. Ngay lập tức thay đổi hoặc nếu có thay đổi cũng thấp hơn so với sự gia tăng của giá cả cho nên đời sống công nhân gặp khó khăn. 4. Các giải pháp chung chống lạm phát. Trong phần trình bày về các lý thuýet lớn về lạm phát đã nêu ra những nguyên nhân căn bản của lạm phát tuy nhiên lạm phát còn do rất nhiều các nguyên nhân khác hơn nữa mỗi cuộc lạm phát, xảy ra có thể có hai hay nhiều nguyên nhân cùng tác động tới hoặc có thể chỉ do một nguyên nhân. Theo những nguyên nhân tìm ra mà người ta có những chính sách, biện pháp khác nhau để chống lại nó. Nếu lạm phát là do Nhà nước tiêu dùng quá nhiều phải phát hành thêm tiền để bù cho khoản chi tức là lạm phát theo thuyết tiền tệ thì giải pháp sẽ là cắt giảm dần việc phát hành tiền giấy mà sử dụng biện pháp vay nợ nhân dân để chi tiêu. Bằng cách tăng lãi suất, khi tăng mức vay chính phủ phải tính đến việc chi trả tuy nhiên việc chi trả sẽ tiến hành trong dài hạn sẽ làm hạn chế tác động không tốt đối với nền kinh tế. Nếu lạm phát là do mức chi phí quá cao, cao hơn mức năng suất lao động thì giải pháp duy nhất là đổi mới công nghệ, kỹ thuật cải tiến hệ thống quản lý. Đây là một việc làm khó khăn đòi hỏi thời gian dài. Nếu lạm phát có liên quan đến ngoại thương, hoặc điều kiện quốc tế thì vai trò của ngoại giáo là cực kỳ quan trọng. Nhà nước cần có chính sách phù hợp. Biện pháp sử dụng lãi suất để kiểm soát lạm phát là biện pháp sử dụng đối với lạm phát do cầu. Khi Nhà nước duy trì mức lãi suất thấp hơn lạm phát tức lãi suất thực tế là số âm mọi người sẽ rút tiền ra khỏi ngân hàng và đổ xô vào mua vàng, bạc và các hàng hoá tích trữ và như thế lạm phát sẽ ra tăng lãi suất cao hơn lạm phát tức là lãi suất thực là số dương khi đó mọi người sẽ sử dụng nhiều tiền cho việc gửi tiết kiệm hoặc cho vay làm cho lạm phát giảm. Vậy là để giảm mức lạm phát thì tăng lãi suất xét về lý luận là hợp lý. Thế nhưng việc tăng lãi suất còn tác động đến các vấn đề khác nữa : Lãi suất cao mọi người sẽ giảm bớt tiêu dùng để gửi tiết kiệm làm giảm tiêu dùng, lãi suất cao làm thoái lui đầu tư. Cả hai hậu quả trên gây ra một hiện tượng là tổng cầu của nền kinh tế bị suy giảm dẫn đến sản lượng thấp, thất nghiệp gia tăng, nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Như vậy tăng lãi suất có tính hai mặt. Đối với bất kỳ nền kinh tế nào cần đạt được mức lạm phát thấp mà không bị suy thoái cho nên khi áp dụng biện pháp tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát cần có sự tính toán, cân nhắc để có mức tăng hợp lý. II. THẤT NGHIỆP Thất nghiệp luôn là một vấn đề nan giải đối với mọi nền kinh tế, nó tác động đến nhiều mặt của xã hội. Hạn chế tối đa thất nghiệp đưa nền kinh tế đến gần mức toàn dụng nhân công là mục tiêu cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế, là mối quan tâm lớn của các nhà kinh tế và hoạch định chính sách. 1. Những khái niệm. Thất nghiệp được hiểu đơn giản là không có việc làm, không tạo ra được thu nhập và đời sống sẽ gặp khó khăn vậy thực chất việc làm là gì ? Thất nghiệp là như thế nào ? Theo quan điểm của Việt Nam “việc làm là những hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, có thu nhập hoặc tạo điều kiện tăng thu nhập cho người khác trong một đơn vị kinh tế”. Việc làm có 3 dạng là : Việc làm trực tiếp được trả công, bằng tiền hoặc hiện vật, việc làm thu được lợi nhuận và cuối cùng là những việc làm cho gia đình nhưng không được trả thù lao. Trong định nghĩa nếu trênghiên cứu ó sự khác biệt so với định nghĩa của một số nước khác : Nó không tính đến thời gian làm việc, mức thu nhập của công việc. Ở Mỹ người ta quy định phải làm trên 35h/1tuần mới coi là có việc làm hay như ở Philippin người ta quy định tiền lương tối thiểu và mức thu nhập từ việc làm phải thấp nhất đạt 80% so với tiền lương tối thiểu mới là có việc làm. Thất nghiệp cũng theo quan điểm của Việt Nam thì “tình trạng người trong độ tuổi lao động theo quy định, có khả năng làm việc hiện chưa có việc làm và đang đi kiếm việc làm gọi là thất nghiệp “. Định nghĩa này nêu rõ thất nghiệp chỉ tính cho những người trong độ tuổi lao động theo quy định ở Việt Nam độ tuổi lao động với nam là từ 15 - 60 với nữ là từ 15 đến 55. Cũng theo định nghĩa này những người chưa có việc làm ở độ tuổi lao động mà không muốn đi tìm việc làm tức là không muốn đi làm thì cũng không tính đến trong diện thất nghiệp. Những người này không được tính vào diện thất nghiệp. “Lực lượng lao động là bao gồm những người có việc làm và thất nghiệp. Có những nước còn tính cả lực lượng vũ trang vào lực lượng lao động”. Theo định nghĩa này những người không thuộc lực lượng lao động là : Học sinh, sinh viên chính quy, người mất sức lao động học sinh hay đơn giản là những người không thích làm việc. 2. Phân loại thất nghiệp. Người ta thường phân chia thất nghiệp ra làm 3 loại là thất nghiệp bất đồng, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp chu kỳ. Thất nghiệp bất đồng : Là loại thất nghiệp mà đối tượng chủ yếu là những người đang đi tìm việc làm xuất thân từ những người bỏ việc, những người bắt đầu tham gia vào lực lượng lao động, những người tàn tật vẫn có khả năng làm việc nhưng đang tìm việc làm và những người làm việc theo thời vụ. Thất nghiệp bất đồng là hiển nhiên tồn tại ở tất cả các nước có nền kinh tế hàng hoá bởi những lý do đơn giản là : Trong xã hội luôn luôn có một lợp người mới được đào tạo và đang đi tìm việc làm. Những người không thích công việc hiện tại của họ muốn có một công việc khác thích hợp, thu nhập cao hơn, những quân nhân xuất ngũ đang đi kiếm việc làm. Thất nghiệp cơ cấu (Structural Unemploment) hay còn gọi là thất nghiệp bất tương xứng. (Mismatching Unemployment) là loại thất nghiệp xảy ra khi nền kinh tế có sự mất cân bằng về cơ cấu giữa cung và cầu lao động. Sự mất cân bằng cung cầu lao động có thể xảy ra theo ngành hoặc theo vùng. Có hai nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng cung cầu lao động là : Thứ nhất là do thiếu kỹ năng có thể kể ra một ví dụ như sau : Ngành sản xuất công nghiệp nặng. Do yêu cầu sản xuất mà phải giảm số lượng công nhân trong khi đó ngành chế biến đang cần lao động, tất nhiên số lượng lao động trong khi đó ngành chế biến đang cần lao động, tất nhiên số lượng lao động thừa ra từ công nghiệp nặng không thể ngay lập tức có thể làm việc được trong ngành chế biến mà cần phải học mới những kiến thức về chế biến. Nguyên nhân thứ hai gây lên bất tương xứng cung cầu lao động giữa các vùng. Những vùng khác nhau có sự phân bố dân cư lao động nơi nhiều việc làm lại có ít lao động. Cả hai nguyên nhân vừa nêu tạo nên sự vô lý : nơi thừa cứ thừa nơi thiếu cứ thiếu. Thất nghiệp chu kỳ là loại thất nghiệp theo chu kỳ kinh doanh gắn với thuyết Keynes xảy ra khi có sự mất cân bằng cung cầu về hàng hoá. Khi xảy ra khủng hoảng kinh tế tức là mức sản xuất của xã hội bị giảm sút, các doanh nghiệp phải sa thải dao động thậm chí là đóng cửa sản xuất. Thất nghiệp chu kỳ xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc khi nền kinh tế có khủng hoảng. Ngoài 3 loại thất nghiệp kể trên còn có thất nghiệp tự nguyện và không tự nguyện. Thất nghiệp tự nguyện và không tự nguyện phân loại dựa trên giả định nền kinh tế trong suốt tức là câù cung lao động có thể cân bằng mà không bị cản trở nào cả. Thất nghiệp tự nguyện là loại thất nghiệp do mức lương tại mức cân bằng cung cầu lao động thấp hơn mức lương tối thiểu có thể tồn tại nên có một số người chấp nhận bỏ lao động đó để tìm kiếm một mức lương cao hơn. Thất nghiệp không tự nguyện : Do một số nước có luật tiền lương tối thiểu tức là các doanh nghiệp chỉ được phép trả mức lương thấp đến một mức tối thiểu theo quy định. Mặt khác mức cân bằng cung cầu lao động tại mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định nên mặc dù những người lao động có chấp nhận một mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu thì họ cũng không được nhận vào làm việc theo quy định lực lượng thất nghiệp này gọi là thất nghiệp không tự nguyện. 3. Những tác động của thất nghiệp. Thất nghiệp gây ra những tác hại to lớn đối với toàn bộ xã hội. Trước hết là đối với cá nhân người bị thất nghiệp, lao động là điều kiện để tồn tại của con người. Khi thất nghiệp thì tất nhiên là thu nhập sẽ không có đời sống khó khăn, những kỹ năng về nghề nghiệp bị xói mòn, mất niềm tin vào cuộc sống gây lên bệnh tật. Những người chưa hoặc không có khả năng lao động trong gia đình của người thất nghiệp càng khó khăn hoưn, giáo dục, y tế gặp khó khặ lại gây ra một loại tác động khác cho toàn xã hội. Dù không có thu nhập thì con người vẫn cần phải có tiêu dùng. Nhà nước hàng năm phải chi ra khoản trợ cấp thất nghiệp rất lớn dù vậy vẫn khó có thể đáp ứng được nhu cầu của nhân dân thậm chí là ở mức tối thiểu. Khi nhu cầu không được đáp ứng sẽ sinh ra tệ nạn xã hội như trộm cắp, buôn bán ma túy và làm ăn bất chính. Tệ nạn xã hội gia tăng xã hội lại phải bỏ thêm chi phí vào việc xử lý các vụ trộm cướp, vào việc đảm bảo an ninh. Thất nghiệp tác động tới các vấn đề, cá nhân người thất nghiệp, xã hội qua đó gián tiếp tác động đến thu nhập của toàn bộ nền kinh tế. Nhưng tác động trực tiếp của thất nghiệp đến nền kinh tế còn to lớn hơn. Thất nghiệp có nghĩa là một lượng người hiện có trong xã hội sẵn sàng làm việc mà không được sử dụng khi đó sản lượng của nền kinh tế tất yếu bị giảm sút so với mức sản lượng tiềm năng. Mặc dù những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế của thất nghiệp là rất to lớn, nhưng liệu người ta có thể xử lý thất nghiệp một cách triệt để bằng việc mở rộng sản xuất tạo công ăn việc làm… được hay không ? Trên thực tế và cả lý luận đều cho thấy giữa thất nghiệp và các vấn đề khác có quan hệ trao đổi để có mức thất nghiệp thấp người ta phải chấp nhận lạm phát và một số vấn đề khác vì vậy các biện pháp khắc phục thất nghiệp cần thận trọng để có kết quả tốt nhất. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP. 1. Đường Phillipips. Đường Phillips được phát hiện năm 1958 do Nhà nước kinh tế học người Anh A.W Phillips tìm ra theo thời gian nó được hoàn thiện như ngày nay. Thực chất đường Phillips chỉ là cách biểu diễn khác của tổng cung. Thật vậy đường tổng cung có nhiều mô hình khác nhau dựa trên những giả định khác nhau nhưng nhìn chung đường tổng cung đều được mô tả bằng phương trình. Y = Y + a(P - Pe) (1) (a là tham số dương) Y, Y là mức sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng P, Pe là mức giá cả thực tế và giá dự kiến (1) Þ Y - Y = a (P - Pe) P - Pe = 1/a (Y - Y) P = Pe + 1/a (Y - Y) (2) Nếu trừ hai vế cho mức giá cả năm trước P-1 P - P-1 = (Pe - P-1) + 1/a (Y - Y) (3) P - P-1 Chính là tỷ lệ lạm phát ký hiệu là P Pe - P-1 Chính là tỷ lệ lạm phát dự kiến ký hiệu Pe Phương trình (3) trở thành P = Pe +1/a (Y - Y) (4) Y - Y là mức tăng của sản lượng thực tế so với sản lượng tiềm năng. Theo định luật Okun sẽ trình bày ở phần sau thì độ lệch của sản lượng thực tế so với sản lượng tiềm năng tỷ lệ nghịch với độ lệch của tỷ lệ thất nghiệp thực tế so với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên nên có thể thay 1/a (Y - Y) bằng b (Ut - Un) Phương trình (4) trở thành P = Pe - b (Ut - Un) (5) (b > 0) Trong đó (Ut - Un) là độ lệch của tỷ lệ thất nghiệp thực tế so với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Phương trình (5) là phương trình Phillips đơn giản, được sử dụng trước những năm 1970 tức là trước những năm Opếc đột ngột gia tăng mức giá dầu lửa. Sau khi Opếc gia tăng giá cả dầu lửa đã làm cho các nhà kinh tế quan tâm hơn đến những đột biến trong cung và đường Phillips được bổ sung thêm những đột biến trong cung (e) Phương trình đường Phillips hiện đại ngày nay là : P = Pe - b (Ut - Un) + e Phương trình này khẳng định mức lạm phát phụ thuộc vào lạm phát trong quá khứ, thất nghiệp chu kỳ và cú đột ngột biến trong cung. 3. Sự trao đổi của thất nghiệp và lạm phát trong đường Phillips ngắn hạn. Trong ngắn hạn đường Phillips mô tả sự traođổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Theo đó thì khi muốn giảm mức thất nghiệp chúng ta phải được gánh chịu một mức lạm phát cao. Điều này được mô tả bằng hình HIII3a. P P% C Đường Phillips dài hạn D Pe+e PB B Pe+e A Đường Phillips dài hạn Un Ut UB Un Ut% Hình III3a Hình III3b Vì đường Phillips ngắn hạn phụ thuộc vào lạm phát dự kiến nên khi lạm phát dự kiến cao tức là các hợp đồng mới sẽ làm giá cả tăng cao đẩy đường Phillips ngắn hạn lên càng cao và ngược lại. Đường Phillips ngắn hạn bị đẩy lên cao hay thấp được khảo sát trong phần sau. 4. Đường Phillips dài hạn. Đường Phillips dài hạn được xây dựng trên cơ sở có sự “kỳ vọng, thích nghi” tức là lạm phát dự kiến được hình thành trên sự quan sát tỷ lệ lạm phát tại thời điểm hiện tại. Đường Phillips dài hạn được mô tả trong hình HIII3b. Giả sử ban đầu nền kinh tế nằm tại A với mức thất nghiệp bằng mức thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ lạm phát là Pe +e vì lý do nào đó làm tăng tổng cầu đẩy mức giá lên cao đưa tỷ lệ thất nghiệp cao hơn mức Pe +e là PB và mức thất nghiệp nhỏ hơn mức thất nghiệp tự nhiên UB < Un nền kinh tế nằm tại điểm B mức lạm phát tăng PB - (Pe +e) được mọi người lấy làm mức lạm phát dự kiến và sử dụng nó trong các hợp đồng kinh tế. Việc này đã càng đẩy mức lạm phát lên cao trong khi mức thất nghiệp vẫn không đổi UB dẫn đến đường Phillips ngắn hạn bị đẩy lên cao nền kinh tế nằm tại điểm C. Tại C mức lạm phát tăng cao làm cho cung tiền thực tế giảm (nếu giả định cung tiền danh nghĩa không đổi) dẫn đến mức lạm phát sẽ giảm trong dài hạn mức thất nghiệp lại tăng theo xu thế trở về mức thất nghiệp tự nhiên Un, nền kinh tế có xu thế chuyển về D. Khi lạm phát mong đợi (lạm phát dự kiến) là âm thì đường Phillips ngắn hạn sẽ dịch chuyển xuống dưới với tỷ lệ thất nghiệp không đổi rồi lại điều chỉnh dọc theo đường Phillips mới này theo xu hướng trở về mức thất nghiệp tự nhiên. Cứ như vậy nền kinh tế có xu hướng qua lại quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có nghĩa là trong dài hạn đường Phillips có dạng thẳng đứng qua mức thất nghiệp tự nhiên. Từ kết quả này ta rút ra rằng sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp chỉ xảy ra khi có sự thay đổi trong tổng cầu sẽ không có sự đánh đổi nào nếu sự gia tăng hay giảm của tỷ lệ lạm phát là do sự thay đổi của tỷ lệ lạm phát mong đợi được đưa vào các hợp đồng tương lai. IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT THẤT NGHIỆP VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. 1. Tăng trưởng kinh tế. Nói đến tăng trưởng kinh tế là nói đến tăng năng lực sản xuất dài hạn nhằm mục đích nâng cao mức sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Tăng trưởng kinh tế thường được đo lường bằng một trong hai chỉ tiêu là sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội thực tế sau khi đã khấu hao lạm phát (GDP thực tế) hay sự tăng lên của GDP thực tế theo đầu người. Một mức tăng trưởng cao là mục tiêu của bất kể một chương trình kinh tế nào, là mong muốn bất cứ một quốc gia nào. Trên thực tế không phải bất cứ một quốc gia nào, ở bất cứ một thời điểm nào cũng đạt và duy trì tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia cần phải đạt được hai mục tiêu cơ bản đó là tính bền vững của tăng trưởng và một chất lượng tăng trưởng. Tăng trưởng cần phải bền vững tức là sự tăng trưởng trong hiện tại phải có những yếu tố để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng vào thời gian sau đó và cả trong lâu dài. Tránh mức tăng trưởng giả tạo bằng những biện pháp cực đoan gây hại cho thế hệ sau, như vay nợ chồng chất hay khai thác tài nguyên một cách bừa bãi, gây cạn kiệt tài nguyên. Chất lượng của tăng trưởng ở đây muốn nói đến là mức độ công bằng trong thu nhập của từng cá nhân. Sự bất bình đẳng về thu nhập trong thời gian đầu là khó tránh khỏi nhưng trong lâu dài cần phải ddạt mức cân bằng tương đối về thu nhập của các cá nhân trong xã hội. Xét chung cho mọi mô hình tăng trưởng thì tăng trưởng do ba nhân tố cấu thành là tăng lao động, tăng đầu tư và kỹ thuật công nghệ. Ba nhân tố cấu thành tăng trưởng kinh tế theo phương trình tăng trưởng như sau : dy = W. dL + (1 - W) dk + TC Trong đó : dy : là phần tăng trưởng dL : phần tăng lao động dk : phần tăng đầu tư TC : thay đổi công nghệ W : phần đóng góp của lao động cho tăng trưởng Sự thành bại của những chiến lược tăng trưởng kinh tế có sự quyết định của nhiều yếu tố. Các yếu tố cơ bản có thể kể đến ở đây là : Thứ nhất là những tiền đề về kinh tế - chính trị - xã hội. Thông thường những quốc gia mất ổn định về chính trị thì không đạt được mức tăng trưởng cao. Thứ hai là việc hoạch định chính sách tái tạo và sử dụng các nhân tố của tăng trưởng và các yếu tố tự nhiên. Vấn đề này phụ thuộc rất nhiều và khả năng quản lý, điều hành của bộ máy quản lý Nhà nước. Ba là, các yếu tố chủ lực cho sự tăng trưởng. Trong giai đoạn đầu của cách mạng công nghiệp thì tăng trưởng là do nhân tố thứ hai đó, là đầu tư, điển hình là Singapore, Trung Quốc. Ở các nước phát triển thì tăng trưởng chủ yếu là ở nhân tố thứ ba là khoa học kỹ thuật. Các nước công nghiệp mới và ASEAN thì có sự kết hợp hai nhân tố đầu tư và khoa học công nghệ. 2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Một tỷ lệ lạm phát thấp một mức tăng trưởng kinh tế cao là mục tiêu hàng đầu trong các chiến lược phát triển kinh tế của bất cứ quốc gia nào tại bất cứ tại thời điểm nào. Để thực hiện được mục tiêu này cần trước hết phải hiểu rõ mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp. Lạm phát và tăng trưởng có quan hệ với nhau hay không ? Nếu có thì quan hệ đó như thế nào ? Những câu hỏi như này là mối quan tâm của những nhà kinh tế, nhà hoạch định chính sách của các quốc gia. Xung quanh vấn đề này có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Có thể nêu ra một số quan điểm ý kiến như sau : Ý kiến thứ nhất cho rằng sự ổn định về giá cả mức lạm phát bằng không là nền tảng tốt nhất cho sự tăng trưởng nhanh. Ý kiến thứ hai là để kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao đòi hỏi phải có lương vốn đầu tư rất lớn khi đầu tư lớn thì cung tiền mặt sẽ lớn trong khi sản phẩm chưa ngay lập tức tăng lên theo kịp mức tăng lên theo kịp mức tăng tiền mặt tất yếu sẽ dẫn đến lạm phát có nghĩa là lạm phát cao sẽ kích thích tăng trưởng. Ý kiến thứ ba cho rằng để tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì cần phải kiểm chế mức lạm phát ở mức độ thấp. Vậy thực chất của vấn đề là như thế nào ? Lạm phát có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là trong lưu thông tiền tệ nhiều hơn mức tương ứng với lượng hàng hoá. Khi lạm phát cao xảy ra thì tiền mặt bị giảm giá trị mọi người đổ xô đi mua hàng, tạo tâm lý đầu cơ tích trữ không tập trung tiền vào đầu tư sản xuất ảnh hưởng đến nhân tố thứ hai trong nhân tố cấu thành tăng trưởng. Lạm phát cao làm cho tiền ra khỏi ngân hàng thì nhiều mà quay trở lại thì ít ngân sách bị thâm hụt buộc các ngân hàng phải tăng mức cung tiền làm cho lạm phát càng tăng. Lạm phát cao làm cho lãi suất gửi và vay đều cao hạn chế mức đầu tư sản xuất, người có tiền gửi bị thiệt thòi. Tất cả đều tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Một mức lạm phát quá thấp (thiểu phát) chủ yếu là do lưu thông tiền tệ ít hơn hàng gây ra những vấn đề như sau : Người có tiền nhàn rỗi không muốn đầu tư sản xuất mà muốn cho vay để hưởng lãi kép gồm lãi suất danh nghĩa là lãi do tiền gửi lên giá trong khi người gửi không có vốn thì không dám vay vì sợ giá cả sản xuất cao mà giá bán thấp, gây ra thua lỗ. Tiền vào ngân hàng nhiều mà ra thì ít gây ra sự ứ đọng vốn. Nghịc lý xảy ra là thừa vốn thì cứ thừa mà thiếu vốn cứ thiếu gây hậu quả xấu cho tăng trưởng kinh tế. Tóm lại một mức lạm phát quá cao hay quá thấp hay giảm phiếu đọng xấu đến tăng trưởng kinh tế. Vậy mức lạm phát, như thế nào được coi là vừa phải có tác động tốt đến tăng trưởng kinh tế ? Đây cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhưng nhìn chung nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế riêng biệt của các quốc gia khác nhau. Căn cứ vào tình hình thực tế của những nước có điều kiện giống nước ta và điều kiện thực tế của nước ta có thể tạm thời cho ra một tỷ lệ như sau : Tốc độ tăng trưởng kinh tế = 1,2 đến 1,5 lần Tỷ lệ lạm phát Theo đó để đạt được mục tiêu với mức tăng trưởng 9 - 10%/năm, tại Đại hội Đảng VIII thì tỷ lệ lạm phát được coi là vừa phải là khoảng từ 6 - 8,3%. Ngoài mức lạm phát sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế. Quan điểm về “mức lạm phát vừa phải” là “dầu bôi trơn” cho tăng trưởng kinh tế như trình bầy ở trên cũng hoàn toàn phù hợp với thực tiễn của những nước đang phát triển. Những năm 50 - 60 tăng trưởng ở các nước đang phát triển luôn kèm với một tỷ lệ lạm phát nhẹ. Tỷ lệ lạm phát 8 - 12% là cần thiết cho sự tăng trưởng. Nhiều nhà kinh tế cho rằng Chính phủ của các nước đã sử dụng lạm phát nhẹ này để kích thích tăng trưởng. Hành vi này của Chính phủ một số nước có thể giải thích như sau : Tiết kiệm để đưa và đầu tư mở mang sản xuất là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Lạm phát có ảnh hưởng tốt đến tiết kiệm kinh tế thì cũng có nghĩa là tăng tổng mức tiết kiệm của xã hội là do lạm phát phân phối lại thu nhập giữa các cá nhân, tổ chức kinh tế. Nó làm tăng quy mô tiền gửi của dân chúng. Một mức lạm phát nhẹ xảy ra làm cho thu nhập danh nghĩa của dân chúng tăng lên và chỉ cần mức thuế không đổi thì tổng thuế thu về của nhà nước đã tăng lên. Thêm nữa nhà nước vay vốn nhàn dỗi trong dân chúng chủ yếu là các tài sản tài chính như : trái phiếu, tín phiếu có lãi suất cố định, khi xảy ra lạm phát đương nhiên chính phủ sẽ được lợi. Vì xu hướng tiết kiệm cận biên của khu vực chính phủ lớn hơn khu vực dân cư mà qua đố tổng mức tiết kiệm của xã hội tăng lên. Ở khu vực tư nhân sự phân bố lại thu nhập giữa những người hưởng lương, công lao động và người trả lương phải trả công theo hướng có lợi cho những người trả lương, trả công mà xu hướng tiết kiệm cận biện của khu vực này cao hơn những người hưởng lương, công do vậy cũng làm tăng tổng mức tiết kiệm của xã hội. Cũng có nhiều nhà kinh tế lại cho rằng tăng trưởng luôn kèm theo lạm phát là do sự yếu kém trong bộ máy điều hành của nhà nước. Nhưng dù sao đi nữa thì thực tế và lý luận đều chứng minh rằng một mức lạm phát nhẹ là cần thiết cho sự tăng trưởng. Và ngược lại khi thực hiện chiến lược tăng trưởng cao sẽ làm thay đổi tổng cầu nhất là cầu về đầu tư và chi tiêu của chính phủ theo hướng tăng nhanh trong khi tổng cung chưa kịp thay đổi ắt sẽ dẫn đến mức lạm phát trong ngắn hạn. Nhìn chung mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng không ổn định, khó nhận biết nên trong điều hành, quản lý kinh tế vĩ mô cần có sự năng động sáng suốt mới có thể đạt được mức tăng trưởng cao và ổn định kinh tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34568.doc
Tài liệu liên quan