Tiểu luận Mối quan hệ hợp tác thương mại giữa Mexico và Liên minh châu Âu EU

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I. KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ MEXICO 2 1. Thương mại Liên Minh Châu Âu 2 2. Thương mại của Mexico 3 II. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA MEXICO VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU EU 5 1. Quá trình thiết lập quan hệ thương mại giữa Mexico và Liên minh Châu Âu EU 5 2. Quan hệ thương mại giữa Mexico và Liên minh châu Âu EU xoay quanh Hiệp định thương mai tự do 7 2.1. Giới thiệu về Hiệp định thương mại tự do giữa Mexico và Liên minh châu Âu EU (MEUFTA) 7 2.2. Lợi ích mà Mexico và Liên minh châu Âu EU đạt được từ Hiệp định thương mại tự do 9 2.3. Những hạn chế trong quan hệ thương mại giữa Mexico và EU xoay quanh Hiệp định thương mại tự do 16 KẾT LUẬN 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 MỤC LỤC 19

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ hợp tác thương mại giữa Mexico và Liên minh châu Âu EU, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mối quan hệ hợp tác thương mại giữa Mexico và Liên minh châu Âu EU LỜI MỞ ĐẦU Quan hệ hợp tác thương mại để phát triển là xu thế tất yếu của thế giới, là nhu cầu của mỗi quốc gia. Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá, hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, không một quốc gia nào muốn phát triển mà lại “đóng cửa”. Các nền kinh tế dù ở trình độ nào cũng đều có xu hướng tìm đến nhau để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ và hợp tác lẫn nhau. Phát triển mối quan hệ giữa các nước, các tổ chức quốc tế đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong chính sách ngoại giao cũng như chính sách kinh tế của mọi quốc gia trên Thế giới. Giữa một bên là một quốc gia ở khu vực Mỹ Latinh, một bên là trung tâm kinh tế và thương mại hàng đầu Thế giới, mối quan hệ hợp tác thương mại giữa Mexico và Liên minh châu Âu EU đã từng bước được thiết lập. Với đỉnh cao là Hiệp định thương mại tự do MEUFTA, Mexico và Liên minh châu Âu đã tăng cường, đẩy mạnh quan hệ đối tác kinh tế, hợp tác song phương toàn diện trên nhiều lĩnh vực góp phần củng cố sự phát triển, tăng trưởng và thịnh vượng của mỗi bên. Những thành quả, lợi ích mà Hiệp định thương mại tự do mang lại cho hai bên là động lực để Mexico lẫn Liên minh Châu Âu tiếp tục phát huy mối quan hệ khăng khít này trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. I. KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ MEXICO 1. Thương mại Liên Minh Châu Âu Liên minh Châu Âu EU là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu. Từ 6 thành viên ban đầu, hiện nay EU đã trở thành một khu vực rộng lớn với 27 quốc gia thành viên. EU đã thực sự trở thành một thị trường kinh tế rộng lớn vượt xa các tổ chức khu vực khác trên thế giới. Liên minh châu Âu là thị trường có sức mua lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Liên minh Châu Âu là thị trường thống nhất rộng lớn nhất thế giới với 492,9 triệu người tiêu dùng (2006) . Năm 2001 GDP của EU là 8.491,09 tỷ USD (chiếm 19,5 % GDP của thế giới) đứng thứ hai sau Hoa Kỳ (9.963 tỷ USD chiếm 22,9% GDP của thế giới), tốc độ tăng trưởng GDP năm 2002 là 3,4% http//euroinitiative.free.fr/eco-com.ttm . Năm 2007, GDP của EU đã lên tới 15.800 tỷ USD . Liên minh châu Âu là nơi khởi phát và khai sinh đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 1998 đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Liên minh châu Âu đạt mức kỷ lục 386 tỷ USD tăng 75% so với năm 1997. Càng ngày các nước trong Liên minh châu Âu càng nhận được lòng tin cậy của các đối tác. Năm 1998 EU nhận tới 230 tỷ USD và năm 1999 là 280 tỷ USD Lê Văn Sang, chiến lược kinh tế và quan hệ kinh tế Mỹ-eu-nhật Bản thế kỷ XXI, NXB Khoa học xã hội Hà Nội-2002 . Liên minh châu Âu có nền thương mại phát triển lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ. Khu vực này chiếm tỷ trọng 30-40% trong tổng giá trị xuất và nhập khẩu của toàn thế giới, chiếm 50% nguồn tư bản, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu lớn thứ hai thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong số 10 nước có nền thương mại mạnh nhất thế giới thì có 5 nước là thành viên của Liên minh châu âu, đó là Đức, Anh, Ý, Pháp và Hà Lan với tổng giá trị xuất nhập khẩu 300 tỷ USD. Hàng năm Liên minh châu Âu nhập hàng hoá từ khắp các nước trên thế giới và cũng xuất khẩu hàng hoá đi khắp thế giới với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu gần 17,2% (năm 2002) Kim.Ngọc, kinh tế thế giới 2000-2001,2001-2002 đặc điểm và triển vọng, NXB Chính trị quốc gia 6,7,8 www.mofahcm.gov.vn/vi/tintuc_sk/tulieu/nr060504090947/ns060924232045 - 50k - . Với tư cách là một thị trường quan trọng nhất thế giới, Liên minh này luôn giữ vai trò chủ chốt trong các cuộc đàm phán thương mại đa phương. Thương mại của Liên minh châu Âu chi phối mạnh thương mại toàn cầu và kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực này không ngừng tăng lên hàng năm. Liên minh chân Âu vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn trên thế giới. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu là sản phẩm công nghiệp và hàng chế biến. Liên minh châu Âu nhập khẩu các sản phẩm thô, máy móc thiết bị, xuất khẩu các sản phẩm chế tạo và dịch vụ. Liên minh Châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của 80 nước trên thế giới. Tóm lại, 50 năm hợp tác và phát triển ( 1957-2007) đã cho thấy sự lớn mạnh vượt bậc của các nước châu Âu: Từ thị trường chung than thép trở thành liên minh thuế quan rồi thị trường chung châu Âu và đỉnh cao là thị trường thống nhất, liên minh châu Âu ngày nay trưởng thành và phát triển trở thành trung tâm kinh tế và thương mại hàng đầu thế giới. 2. Thương mại của Mexico Là một quốc gia Mỹ Latinh, Mexico có nền kinh tế đứng thứ 12 trên Thế giới xét về GDP và có thu nhập tính theo đầu người lớn thứ tư trong khu vực Mỹ Latinh chỉ sau Argentina, Chile, và Costa Rica6. GDP của Mexico năm 2005 là 693 tỷ USD và GDP bình quân đầu người là 10.000 USD7. Năm 2004, tăng trưởng GDP của Mexico đạt 4,4% và năm 2005 là 3%. Khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng hàng năm khoảng 4,8%, khu vực công nghiệp là 2,4% và nông nghiệp là 0,4%. Tỷ lệ lạm phát ở mức 5,19% năm 2004 và giảm xuống 3,3% năm 2005 8. Mexico có thị trường mở và tự do thương mại. Sau cuộc suy thoái kinh tế vào năm 1994, Mexico đã nhanh chóng khôi phục, xây dựng một nền kinh tế hiện đại và đa dạng hoá, mở cửa hợp tác kinh tế thương mại với nhiều nước và khu vực trên Thế giới. Mexico gia nhập GATT vào năm 1986 và hiện là thành viên tích cực của Tổ chức thương mại Thế giới WTO. Mexico là thành viên Mỹ Latinh duy nhất của tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế OECD. Mexico đã ký 12 hiệp định thương mại tự do với 44 nước bao gồm Liên minh châu Âu EU, Japan, Israel và nhiều nước ở Trung và Nam Mỹ. Đối tác thương mại lớn nhất của Mexico là Hoa Kỳ (chiếm hơn 80% giao dịch thương mại). 90% giao dịch thương mại Mexico đạt được là thông qua các hiệp định tự do thương mại với các nền kinh tế khác. Hiệp định quan trọng nhất là Hiệp định Thương mại tự do Bắc Đại Tây Dương NAFTA, đứng thứ hai là Hiệp định Thương mại tự do được ký kết với EU. Giá trị xuất khẩu của Mexico đạt 248,8 tỷ USD (năm 2006) với những mặt hàng chủ yếu là dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ, bạc, rau quả, cà phê, bông vải. Thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ (chiếm 87,6%), Canada (1,8%), Tây Ban Nha (1,1%). Giá trị nhập khẩu đạt 253,1 tỷ USD (năm 2006) với những mặt hàng chủ yếu là các trang thiết bị kim loại, những sản phẩm thép cán, máy móc nông nghiệp, thiết bị điện tử, các bộ phận ô tô, xe máy, máy bay. Thị trường nhập khẩu chính là Hoa Kỳ (chiếm 55,1%) , Trung Quốc (7,1%), Nhật Bản (5,3%)9. Mexico là nền kinh tế chủ trương hướng tới xuất khẩu. Năm 2005, Mexico là nhà xuất khẩu hàng hoá lớn thứ 15 trên thế giới và nhập khẩu hàng hoá lớn thứ 12 với tỷ lệ tăng thương mại hàng năm 12%10. Từ năm 1991 đến 2005, thương mại Mexico đã tăng gấp 5 lần. Mexico là nhà xuất nhập khẩu hàng hoá lớn nhất ở Mỹ Latinh. Thương mại với Mỹ tăng 183% , với Canada tăng 165% và với EU tăng 105% từ năm 1993 đến 200211. 9. www.mofahcm.gov.vn/vi/tintuc_sk/tulieu/nr060504090947/ns060924232045 - 50k - 10,11 II. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA MEXICO VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU EU 1. Quá trình thiết lập quan hệ thương mại giữa Mexico và Liên minh Châu Âu EU Quan hệ chính thức giữa Mexico và Cộng đồng kinh tế Châu Âu EEC bắt đầu được thiết lập từ năm 1957. Vào thời gian này, Mexico cũng tiến hành đa dạng hoá các quan hệ ngoại giao dưới thời tổng thống Adolfo López Mateos. Năm 1975, EEC đã ký một hiệp định khung với Mexico và Argentina, Brazil, Paraguay để đa dạng hoá quan hệ ở Mỹ Latinh. Năm 1987, hai bên đã đi đến một thoả thuận về thương mại đối với mặt hàng dệt may. Thoả thuận này được ký kết trong khuôn khổ vòng đàm phán GATT về việc nhập khẩu hàng dệt may của Mexico vào thị trường châu Âu. Năm 1989, đại diện của Uỷ ban châu Âu được cử sang làm đại sứ ở Mexico. Hiệp định khung năm 1975 đã được thay thế bằng một hiệp định khung mới về hợp tác năm 1991. Vào thời điểm này, nó được coi là một trong các hiệp định tiên tiến nhất. Tuy nhiên quan hệ thương mại hai bên trong giai đoạn những năm 1990 này đã bắt đầu có sự suy giảm đột ngột. Sự tham gia của EU trong thượng mại của Mexico đã giảm từ 11% vào năm 1991 xuống 6% vào năm 1999 12. Trước tình hình này, hai bên đã tăng cường hợp tác và đi tới ký kết các hiệp định thương mại. Năm 1995, Hiệp định khung được ký giữa Mexico và Ngân hàng đầu tư châu Âu và một Tuyên bố chung được ký giữa Mexico và EU đã bày tỏ sự sẵn sàng và thiện ý của hai bên trong việc bắt đầu các cuộc hội đàm, bàn bạc và tiến hành các thủ tục tiến tới ký kết một hiệp định mới về hợp tác kinh tế, thương mại và chính trị. Ngày 13 tháng 5 năm 1996, Hội đồng Châu Âu phê chuẩn quyết định đàm phán thương mại với Mexico. Đàm phán bắt đầu vào tháng 10 năm 1996. 12 Trong quá trình đàm phán tiến tới một hiệp định hợp tác thương mại chung, Mexico và EU đã ký kết bốn hiệp định: Hiệp định tạm thời về thương mại và các vấn đề liên quan đến thương mai có hiệu lực vào năm 1998, Hiệp định liên kết kinh tế, bàn bạc chính trị và hợp tác, Hiệp định cộng nhận và bảo vệ tên gốc của các loại rượu và Hiệp định hợp tác điều chỉnh thương mại về sản xuất hoá chất và thuốc men. Trong bốn hiệp định đó, Hiệp định tạm thời về thương mại và các vấn đề liên quan đến thương mại là hiệp định quan trọng nhất, tạo tiền đề cho Hiệp định thương mại tự do FTA sau này. Hiệp định tạm thời này được phê chuẩn bởi Thượng viện Mexico vào 23/4/1994, được Quốc hội châu Âu thông qua vào 13/5/1998. Hai bên trao đổi các văn kiển phê chuẩn vào 30/6/1998 cho phép hiệp định bắt đầu có hiệu lực vào 1/7/1998 13. Ngày 8 tháng 12 năm 1997, Hiệp định hợp tác và đối tác kinh tế, hợp tác chính trị ( Hiệp định toàn cầu) giữa hai bên được ký kết tại Brussels. Hiệp định toàn cầu đưa ra các mục tiêu và cơ chế tự do hoá thương mại hàng hoá và dịch vụ. Từ 11/1998 đến 11/1999, 9 vòng đàm phán tiến tới xây dựng một hiệp định thương mại tự do trong khuôn khổ hiệp định toàn cầu đã được tổ chức và kết thúc vào ngày 24/11/1999. Đến ngày 20/3/2000, Hiệp định toàn cầu được Thượng viện Mexico phê chuẩn, Quốc hội Châu Âu phê chuẩn vào 6/5/1999 và được Uỷ ban Châu Âu thông qua vào 28/12/2000. Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ 1/10/2000 14. Để giám sát quá trình thực hiện hiệp định, khoản 45 mục VII của Hiệp định toàn cầu đã thành lập Hội đồng chung (gặp nhau định kỳ) và khoản 48 mục VII thành lập Uỷ ban chung (gặp nhau mỗi năm một lần) để hỗ trợ cho Hội đồng chung. 13,14 15 Lĩnh vực thương mại trong hiệp định toàn cầu được phể chuẩn trong quyết định 2/2000 và 2/2001 của Hội đồng chung giữa Mexico và EU. Quyết định 2/2000 thiết lập khu vực thương mại tự do về hàng hoá. Quyết định được thông qua 23/3/2000 và có hiệu lực vào 1/7/2000. Quyết định 2/2001 thiết lập khu vực thương mại tự do về dịch vụ, được thông qua 27/2/2001 và có hiệu lực vào 1/3/2001 15. Năm 2002, cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai bên được tổ chức ở Madrid. Một hiệp định khung được ký kết về trợ cấp kỹ thuật và tài chính. Các cuộc đàm phán về khoa học kỹ thuật được tiến hành. Diễn đàn xã hội Mexico-EU được tổ chức. Cuộc gặp lần thứ hai diễn ra ở Guadalajara vào năm 2004. Hiệp định hợp tác khoa học kỹ thuật (S&T) được ký kết cùng năm đó. EU và Mexico cùng nhất trí các chương trình hợp tác tài chính đề ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành Hiệp định thương mại tự do. Như vào tháng 11/2004, EU đã nhất trí đóng góp 8 triệu Euro 16. Năm 2006, hội nghị giữa các quan chức cấp cao lần thứ 6 đã diễn ra ở Mexico. Các bên nhấn mạnh cam kết củng cố đối thoại chính trị, hợp tác song phương về kinh tế, thương mại. Năm 2007, hội nghị bộ trưởng lần thứ 5 và hội nghị giữa các quan chức cấp cao lần thứ 7 diến ra ở Brussels. Các bên bày tỏ mong muốn củng cố hơn nữa và thắt chặt các quan hệ hợp tác trên cơ sở lợi ích chung, tăng cường hợp tác thương mại và khoa học kỹ thuật…Cũng vào năm 2006, một chương trình mang tên “Programa de Facilitación del Tratado de Libre Comercio" (PROTLCUEM)17 được tiến hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do cũng như củng cố quan hệ kinh tế thương mai giữa Mexico và EU. 2. Quan hệ thương mại giữa Mexico và Liên minh châu Âu EU xoay quanh Hiệp định thương mai tự do 2.1. Giới thiệu về Hiệp định thương mại tự do giữa Mexico và Liên minh châu Âu EU (MEUFTA) Nằm trong khuôn khổ Hiệp định toàn cầu, Hiệp định thương mại tự do giữa Mexico và Liên minh châu Âu EU không chỉ đa dạng hoá quan hệ thương mại mà còn củng cố đối thoại chính trị và tăng cường hợp tác giữa hai bên. Khi hiệp định có hiệu lực vào năm 2000, Pascal Lamy, khi đó là cố vấn thương maị của EU đã đánh giá cao tầm quan trọng của Hiệp định đối với triển vọng thương mại của cả EU lẫn Mexico. Pascal cho rằng đây là Hiệp định đầu tiên, nhanh nhất và tốt nhất 18. Đầu tiên vì nó là hiệp định thương mại tự do đầu tiên xuyên Đại Tây Dương được ký kết bởi EU. Nhanh nhất vì nó được đàm phán chỉ trong vòng một năm và tốt nhất vì nó là hiệp định toàn diện bao gồm tất cả các lĩnh 16 17 vực: không chỉ bao gồm hàng hoá, dịch vụ mà còn bao gồm việc mở cửa thị trường thu mua, phê chuẩn các quy tắc về cạnh tranh, đầu tư và sở hữu trí tuệ cũng như thiết lập cơ chế giải quyết xung đột. Mexico và Liên minh châu Âu EU đã nhất trí thành lập khu vực thương mại tự do trong khoảng thời gian 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Hiệp định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong thương mại hàng hoá và dịch vụ giữa hai bên, thiết lập khung pháp lý cho quá trình tự do hoá thị trường, củng cố nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cả Mexico và EU đều hy vọng rằng Hiệp định thương mại tự do sẽ mang lại tỷ lệ tăng trưởng cao về thương mại hàng hoá và dịch vụ giữa hai bên. - Lĩnh vực hàng hoá: Hiệp định thương mại tự do sẽ tự do hoá 96% thương mại hàng hoá giữa Mexico và EU vào năm 2007. + Hàng hoá công nghiệp: ước tính chiếm 95% thương mại song phương về hàng hoá giữa Mexico và EU 19. EU sẽ dỡ bỏ hầu hết các loại thuế đánh vào sản phẩm nhập khẩu từ Mexico. 82% hàng xuất khẩu từ Mexico đến EU sẽ được bỏ thuế ngay lập tức và 18% vào 1/1/2003 20. Đối với hàng xuất khẩu EU đến Mexico vốn phải chịu mức thuế trung bình 16% và một số chịu mức cao nhất là 35% cũng sẽ được dỡ bỏ dần thuế quan. 47% hàng hoá sẽ được miễn thuế vào 1/7/2000, 4,5% vào 1/1/2003, 5,5% vào 1/1/2005 và 43% còn lại sẽ đuợc bỏ vào 1/1/2007. Tất cả thuế đánh vào sản phẩm của EU sẽ không cao hơn 5 % vào 1/1/2003 21 . Ví dụ như đối với sản phẩm xe ôtô- một hàng hoá quan trọng trong thương mại song phương, Mexico đã giảm dần việc sản xuất ôtô từ 1/1/2004 và đảm bảo sự tiếp cận thị trường của ôtô từ EU. Thuế nhập khẩu ôtô từ EU được cắt giảm từ 20% xuống còn 3,3% và khi hiệp định có hiệu lực sẽ giảm còn 2,2% vào 2001 22. Vào 2003, thuế đối với ôtô nhập khẩu sẽ bị dỡ bỏ hoàn toàn. + Hàng hoá nông nghiệp và thuỷ sản: chiếm 5% trong thương mại song phương hàng hoá giữa hai bên 23. Thuế sẽ được dỡ bỏ qua từng thời kỳ, đến năm 2010 sẽ được tự do hoá hoàn toàn. EU duy trì tự do hoá các sản phẩm rượu, dầu 18 19,20 21 ôliu, đồ uống có cồn… Mexico dỡ bỏ thuế các sản phẩm như hoa quả nhiệt đới, rau… EU sẽ ưu đãi cho các sản phẩm của Mexico như cam, mật ong, lê và hoa…Đàm phán thuế đối với các sản phẩm như thịt, sản phẩm bơ sữa, ngũ cốc và chuối được hoãn lại. - Lĩnh vực dịch vụ: Các bên cũng sẽ tiến hành tự do hoá thị trường dịch vụ, loại bỏ sự phân biệt đối xử, loại bỏ các hạn chế, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ hoạt động tự do trên lãnh thổ của nhau. Hiệp định bao gồm các ngành dịch vụ nhu tài chính, thông tin liên lạc, năng lượng, du lịch, môi trường…ngoại trừ ngành dịch vụ hàng không, hàng hải và dịch vụ nghe nhìn. - Hàng rào phi thúê quan: Các hạn chế về thương mại bao gồm hạn ngạch, giấy phép xuất nhập khẩu sẽ được dỡ bỏ ngay lập tức. - Đầu tư: Các bên củng cố môi trường đầu tư , giảm các hạn chế, rào cản để trở thành điểm thu hút đầu tư hấp dẫn và ổn định. - Thị trường thu mua: EU sẽ tiếp cận thị trường thu mua của Mexico cũng như Mỹ và Canada và ngược lại Mexico cũng được phép tiếp cận thị trường EU trong khuôn khổ thoả thuận năm 1994 - Cơ chế giải quyết xung đột: Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế giải quyết xung đột. Mỗi bên có quyền yêu cầu có trọng tài phân xử trong các vụ tranh chấp thương mại. 2.2. Lợi ích mà Mexico và Liên minh châu Âu EU đạt được từ Hiệp định thương mại tự do Vào những năm 1990, kinh tế cuả Mexico không ngừng được cải thiện. Xuất khẩu hàng hoá của Mexico tăng từ 1,1% vào 1990 đến 3,1% vào 1999 24. Thành công của NAFTA đã khiến cho Mexico tiếp tục tăng cường quan hệ kinh tế thương mại với đối tác lớn thứ hai của mình – Liên minh châu Âu EU. Hệ thống chính trị Mexico vào thời gian này có sự thay đổi sâu sắc đã ảnh hưởng phần nào đến chính sách ngoại giao. Mexico theo đuổi mục tiêu hội nhập kinh tế khu vưc và thế giới để có tầm quan trọng hơn trên trường quốc tế. Hiệp định 22 23 24 - 137k thương mại tự do sẽ giúp cho Mexico đa dạng hoá thị trường hàng hoá và dịch vụ, tăng tính cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư nước ngoại, tạo thêm nhiều việc làm và tạo đối trọng chống lại ảnh hưởng của Mỹ trong nền kinh tế. Đây được coi là hiệp định quan trọng thứ hai của Mexico sau NAFTA. Đối với EU, hợp tác kinh tế thương mại luôn là một phần quan trọng trong chính sách ngoại giao. Tháng 10/2006, EU đưa ra kế hoạch: cạnh trạnh trên thế giới 25, xác định mục tiêu mới trong chính sách thương mại của mình. Đó là ký kết các hiệp định thương mại tự do với các nước và khu vực có thị trường năng động, phát triển quan hệ thương mại với các nước thuộc thế giới thứ 3, củng cố sự hiện diện của EU trên toàn thế giới. Vì vậy EU đã phát triển các quan hệ hợp tác và tìm kiếm đối tác xuyên khu vực. Mexico đóng một vai trò quan trọng, là cầu nối trong quá trình hội nhập của EU vào khu vực Mỹ Latinh và Caribbean. Hợp tác với Mexico giúp EU thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư ở thị trường Mỹ Latinh đồng thời ngăn cản ảnh hưởng của Mỹ ở Mỹ Latinh, đảm bảo chỗ đững vững chắc của EU tại thị trường này- một thị trường lớn nhất Mỹ Latinh. Như vậy Hiệp định thương mại tự do đã củng cố quan hệ hợp tác thương mại và mang lại những lợi ích nhất định cho cả hai bên. Trước khi ký Hiệp định, EU mất dần chỗ đứng tại thị trường Mexico. Quan hệ thương mại hai bên giảm sút đột ngột. Năm 1996 chỉ đạt 6,1%. Kể từ khi có hiệu lực, thương mại hai bên đã tăng 25,5%. Trong 3 năm đầu, xuất khẩu từ Mexico đến EU tăng 19% trong khi xuất khẩu từ EU đến Mexico tăng 28,1%26. Trong 9 tháng đầu năm 2001, trong khi nền kinh tế thế giới suy giảm và thương mại trì trệ ở nhiều nơi thì thương mại giữa Mexico và EU vẫn tăng. Mexico là đối tác quan trọng nhất của EU ở Mỹ Latinh và là thị trường chiến lược quan trọng cho xuất khẩu hàng hoá của EU với tiềm năng tăng trưởng cao. EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Mexico sau Mỹ. Theo EUROSTAT, quan hệ thương mại hai bên năm 2005 đạt 25,8 tỷ Euro với hàng xuất khẩu của EU ước tính đạt 16,8 tỷ Euro và hàng xuất khẩu của Mexico đạt 9 25 26 tỷ Euro, tăng 20 % so với năm 2004 27. Từ năm 1999, năm trước khi thực hiện Hiệp định đến năm 2006, thương mại song phương đã tăng trưởng tới 132,6% đạt 42,3 tỷ $ . Thương mại giữa EU và phần còn lại của thế giới chỉ tăng 93,3% cùng thời kỳ 28. Bảng 1: Tổng thương mại giữa EU-MEXICO 27 28,29 30. Bảng1: - Giá trị hàng hoá nhập khẩu của EU từ Mexico năm 2006 đạt 13,3 tỷ $ (chiếm 5,4% hàng xuất khẩu của Mexico). Hàng hoá xuất khẩu của Mexico đến EU tăng gấp đôi so với những khu vực còn lại của thế giới: 165,5% so với 80,9% thời kỳ từ 1999 đến 2006 29. Các mặt hàng chủ yếu bảo gồm máy móc (29,3%), dầu (21,1%), phương tiện vận tải (18,9%), hoá chất (8,2%), sản phẩm nông nghiệp (6,7%) (số liệu năm 2001) 30. Thị trường EU đã trở thành một thị trường hứa hẹn cho hàng hoá xuất khẩu của Mexico. Những nước EU nhập khẩu chủ yếu hàng hoá của Mexico vào năm 2001: Tây Ban Nha (21,6%), Đức (19,8%), Anh (18,6%), Hà Lan (10%), Pháp (8,7%). Bỉ và Lucxembua (8,2%), Ý (4,4%)31. Hầu hết các nước EU đều tăng nhập khẩu hàng hoá từ Mexico. Bảng 2: Hàng hoá nhập khẩu của EU từ Mexico 31 32 33,34 Bảng 2: - Giá trị hàng hoá xuất khẩu của EU đến Mexico: Năm 2006, EU là nguồn cung cấp hàng lớn thứ hai vào thị trường Mexico, đạt 29 tỷ $. Cũng vào năm 2006, hàng xuất khẩu của EU trong tổng hàng nhập khẩu của Mexico là 11,3%. Từ khi Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, hàng hoá nhập khẩu của Mexico từ EU tăng lên 120,1% tương phản với 76,1% ở các nơi khác 32. Hàng hoá xuất khẩu của EU đến Mexico chủ yếu bao gồm máy móc (36,1%), phương tiện vận tải (20,1%), hoá chất (16,6%) ( số liệu 2001) 33. Các nước chính trong EU xuất khẩu hàng hoá đến Mexico trong 2001 là Đức (35,8%), Tây Ban Nha (13,4%). Ý (13,3%), Pháp (10,2%), Anh (7,2%), Bỉ và Lucxembua (4,3%)34…Vì hầu hết các hàng hoá nhập khẩu của Mexico từ EU là máy móc để sản xuất hàng hoá do đó góp phần giảm chi phí sản xuất ( do được miễn thuế nhập khẩu) và tăng tính cạnh tranh của các công ty ở Mexico. Đối với các hàng hoá khác, Mexico cũng được hưởng lợi từ giá thấp do không phải chịu gánh nặng thuế quan. Các công ty EU cũng có lợi ích thông qua việc đầu tư sản xuất ở Mexico. Bảng 3: Hàng hoá xuất khẩu của EU đến Mexico - Thương mại dịch vụ: Quan hệ thương mại song phương về dịch vụ cũng tăng trong những năm gần đây. Xuất khẩu dịch vụ của EU đến Mexico tăng 17,2% từ 1995 đến 2003, đạt 3,2 tỷ Euro vào 2003. Các mặt hàng chính là dịch vụ du lịch (27,7%), vận tải (25,5%), xây dựng (8,2%) và các lĩnh vực khác (19,8%). Nhập khẩu của EU từ Mexico tăng từ 0,6 tỷ Euro lên 2,7 tỷ Euro từ 1995 đến 2003 trong đó dịch vụ du lịch (46,8%), vận tải (16,3%), xây dựng (10,8%) và các ngành dịch vụ khác (20,7%). 35 35 36 37 Bảng 3: - Đầu tư: Việc dỡ bỏ các hàng rào thương mại và đầu tư đã tăng lượng vốn giữa EU và Mexico. Mexico nhận được 52,5 tỷ $ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI từ EU trong giai đoạn 1994-2006. Vốn đầu tư của EU vào Mexico tăng vào năm 2006, đạt 26% tổng FDI của Mexico. Tháng 12/2001, 5364 công ty Mexico nhận vốn đầu tư từ EU chiếm 23,2% tổng số các công ty có vốn đầu tư nước ngoài ở Mexico (23110 công ty)36. Trong 2006, có 7738 công ty EU hoạt động ở Mexico. Mexico nhận được gần như gấp đôi FDI trong 6 năm (2000-2006) so với 14 năm trước (1980-1993)37. FDI từ năm 2000-2006 tăng gấp ba so với 1994-1999. Đây là một tác động tích cực mà Hiệp định thương mại tự do mang lại. Ba nước EU đầu tư chủ yếu vào Mexico từ 2000 đến 2006 là Tây Ban Nha (38,2%), Hà lan (36,5%) và Anh (11,8%)38. Những nước này là nước đầu tư lớn thứ 2, thứ 3, và thứ 4 ở Mexico sau Mỹ. FDI từ EU tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất (40,3%) đặc biệt trong sản xuất thực phẩm, hoá chất và ôtô. Bên cạnh đó 29,3% FDI tập trụng vào dịch vụ tài chính. EU đứng thứ hai trong các nhà đầu tư vào Mexico. Các công ty Mexico cũng đầu tư 4,6 tỷ Euro vào EU từ 1995-2005 39. Bảng 4: FDI ở Mexico Country 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Jan-Jun 2002 Acum'd 94-02 Share (%) Germany 201.4 480.3 136.9 741.6 225.8 -190.3 176.2 2,628.1 13.2 Austria 0.4 0.6 5.9 1.8 1.1 2.0 -0.9 12.9 0.1 Belgium 1.5 46.2 30.7 33.6 17.0 59.6 18.1 253.8 1.3 Denmark 17.6 18.9 68.1 173.6 140.5 178.5 85.8 716.5 3.6 Spain 73.5 326.8 307.8 955.2 1,740.9 363.8 80.4 4,042.4 20.4 Finland -0.1 1.0 1.8 28.2 216.2 83.4 10.1 344.9 1.7 France 124.0 59.6 127.8 166.5 -2,583.5* 332.1 68 -1,494.5 -7.5 Greece 0.0 0.0 0.0 0.2 0.0 0.0 0.0 0.2 0.0 Netherlands 487.4 343.7 1,051.4 917.4 2,387.9 2,578.3 119.6 9,386.1 47.3 Ireland 19.6 15.0 -3.9 1.1 4.9 1.1 0.3 43.0 0.2 Italy 18.3 29.1 16.5 35.7 31.0 15.1 4.9 163.9 0.8 Luxemburg 14.8 -6.5 7.8 13.6 34.7 120.5 12.0 214.6 1.1 Portugal 0.1 0.6 3.4 4.2 -0.2 0.2 0.1 8.4 0.0 United Kingdom 82.5 1,829.8 185.2 -189.5 234.1 87.7 63.5 3,100.5 15.6 Sweden 96.6 7.2 59.7 690.5 -347.9 -139.0 -16.7 420.8 20.1 Total EU 1,137.8 3,152.2 1,998.9 3,573.8 2,102.5 3,493.0 621.2 19,841.5 100.0 Bảng 5: FDI của các nước EU ở Mexico Nếu như trước Hiệp định thương mại tư do, các chương trình hợp tác giữa EU với Mexico chỉ xấp xỉ trung bình 13 triệu Euro bao gồm các lĩnh vực như rừng nhiệt đới, NGOs, ECIP, ECHO, hợp tác kinh tế, chính sách cho người tị nạn, những cá nhân bị trục xuất ra nước ngoài hay một số chương trình quan trọng hơn như Al-Invest, ALFA hay URB-AL thì kể từ sau khi hiệp định có hiệu lực, quan hệ thương mại song phương đã không ngừng được đẩy mạnh, tăng cường trên mọi lĩnh vực hợp tác. Hai bên đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, củng cố luật pháp, cải thiện hệ thống tư pháp và phát triển xã hội. Hợp tác khoa học kỹ thuật cũng được củng cố. Hai bên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, dỡ bỏ thuế quan, loại bỏ các hàng rào, hạn chế để Hiệp định thương mại tự do phát huy tác dụng tích cực. Bên cạnh những lợi ích về thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, Hiệp định thương mại tự do đã cung cấp cho EU và Mexico những cơ hội khổng lồ mà hợp tác song phương đem lại. Nó đảm bảo hàng xuất khẩu của EU được hưởng ưu đãi ở Mexico và ngược lại. FTA đã cung cấp cơ hội cho các nhà đầu tư hai bên, cho phép các công ty ở hai bên bờ Đại Tây Dương hưởng lợi ích từ việc sản xuất chung. FTA đã củng cố vị trí chiến lược của Mexico trong thương mại toàn cầu, nâng cao vị thế của Mexico trên trường quốc tế. Mexico trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư vào thế kỷ 21, góp phần vào sự phát triển, tăng trưởng và thịnh vượng của Mexico. FTA tăng tính cạnh tranh của các công ty ở Mexico, tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Và hơn thế nữa FTA đã đem lại thặng dư thương mại cho EU trong buôn bán với Mexico. Chính bởi những lợi ích to lớn mà EU cũng như Mexico nhận được, thúc đẩy quan hệ thương mại song phương đặc biệt trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tư do sẽ là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chính sách thương mại của hai bên trong những năm sắp tới. 38,39 Bảng 4,5: 2.3. Những hạn chế trong quan hệ thương mại giữa Mexico và EU xoay quanh Hiệp định thương mại tự do Mặc dù Hiệp định thương mại tư do mang lại nhiều lợi ích cho cả Mexico lẫn Liên minh châu Âu EU nhưng những lợi ích đó lại không tương xứng. FTA có lợi nhiều hơn cho EU. Cân bằng thương mại vẫn có lợi hơn cho EU với 7,61 tỷ Euro thặng dư vào năm 2001. Thặng dư này tăng từ 6,89 tỷ Euro vào 2000 đến 7,61 tỷ Euro vào 2001 40. Đến năm 2004, thăng dư tăng đến 7,839 tỷ Euro41. Trong khi EU được hưởng thặng dư thương mại thì Mexico lại phải chịu sự thâm hụt trong quan hệ thương mại. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mexico suy giảm. Kể từ khi FTA có hiệu lực cho đến năm 2006, sự thâm hụt trong thương mại của Mexico với EU tăng 9,4 tỷ $ lên tới 16,9 tỷ $ (79,6%)42. Việc ký FTA tạo điều kiện cho EU tiếp cận thị trường năng động Mexico với nguồn tài nguyên dồi dào, cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lao động rẻ mạt. Giá sản xuất rẻ đã thúc đẩy các công ty EU tăng cường đầu tư vốn ở Mexico để sản xuất hàng hoá xuất khẩu đi các nước như Mỹ và xuất khẩu về chính các nước EU đồng thời tận dụng thị trường có sức mua lớn tại Mexico để tối đa hoá lợi nhuận của họ. Đầu tư đã không thực sự tạo ra nhiều việc làm cho Mexico. Mặc dù thương mại giữa hai bên tăng cao nhưng tăng trưởng GDP ở Mexico trong 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực chỉ ở mức 1% 43 . Xuất khẩu hàng hoá từ Mexico đến EU chủ yếu là hoạt động giao dịch buôn bán giữa các công ty mẹ ở các nước EU và các công ty con ở Mexico và sản phẩm chính là dầu. Sự hiện diện của các công ty có vốn đầu tư của EU không làm nâng cao chất lượng và giảm giá thành hàng hoá và dịch vụ như đối với điện, nước, ngân hàng mà ngược lại còn độc quyền thị trường với giá cao. Như vậy có thể thấy quan hệ thương mại giữa Mexico và EU hiện vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, những mặt tiêu cực cần khắc phục trong thời gian tới. Có như vậy mới có thể phát huy tối đa những lợi ích cho cả hai bên 40 41 42 KẾT LUẬN Kể từ khi Hiệp định thương mại tự do giữa Mexico và EU có hiệu lực, quan hệ thương mại giữa hai bên đã từng bước được củng cố và phát triển. Là một hiệp định đầu tiên, nhanh nhất và tốt nhất giữa Mexico – 1 quốc gia Mỹ Latinh, thành viên của NAFTA và Liên minh Châu Âu EU- một tổ chức kinh tế hùng mạnh nhất thế giới với 27 nước thành viên, Hiệp định thương mại tự do MEUFTA đã và đang phát huy những mặt tích cực trong thương mại toàn cầu, đem lại lợi ích to lớn cho cả hai bên ký kết. Thương mại giữa Mexico và EU tăng lên đáng kể. Giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ đều tăng cao. Đầu từ trực tiếp nước ngoài giữa hai bên được tăng cường. Thị trường Mexico được tự do hoá, trở thành một thị trường năng động nhất khu vực Mỹ Latinh. Với việc tiến tới dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, các rào càn, hạn chế trong thương mại đầu tư, quan hệ hợp tác giữa Mexico và EU càng ngày càng trở nên khăng khít. Mexico là đối tác quan trọng nhất của EU ở Mỹ Latinh và là thị trường chiến lược quan trọng cho xuất khẩu hàng hoá của EU. Còn EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Mexico sau Mỹ. Hai bên đang tích cực đẩy mạnh hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, khắc phục những mặt còn hạn chế để tiến tới một mối quan hệ song phương bền chặt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1)Kim.Ngọc, Kinh tế thế giới 2000-2001,2001-2002 đặc điểm và triển vọng, NXB Chính trị quốc gia. 2)Lê Văn Sang, Chiến lược kinh tế và quan hệ kinh tế Mỹ-eu-nhật Bản thế kỷ XXI, NXB Khoa học xã hội Hà Nội-2002 3) - 50k – 4) 5) 6) 7) 8) 9) 10) 11) http:// intl.econ.cuhk.edu.hk/rta/index.php?did=30 - 137k 12) 13) 14) 15) 16) 17) 18)http//euroinitiative.free.fr/eco-com.ttm MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQTH004.doc