Lời mở đầu
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh, tiết tấu để diễn đạt tư tưởng tình cảm của con người. Nó có sức hấp dẫn kì lạ, có tác động mạnh mẽ làm cho con người tốt đẹp hơn, trong sáng hơn. Bản chất của âm nhạc là niềm vui lạc quan, yêu đời và nâng con người đến với những tình cảm cao thượng.
Âm nhạc trực tiếp tác động vào tâm hồn, chiếm lĩnh ý thức con người, được con người cảm thụ tinh tế theo từng hoàn cảnh, từng lứa tuổi. Nó tồn tại trong suốt quá trình phát triển xã hội, nó gắn bó với con người từ khi chào đời cho đến khi đi về cõi vĩnh hằng.
Với trẻ em, âm nhạc như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng tinh thần, như nhịp cầu nối tâm thức trẻ với mọi bài học về cuộc sống. Trẻ cảm nhận sự kì diệu của âm nhạc như cảm nhận sự ngọt ngào, âu yếm của người mẹ. Thông qua âm nhạc, trẻ tiếp cận và tiếp nhận các bài học dễ dàng hơn, sâu sắc hơn. Âm nhạc cũng chính là phương tiện giúp trẻ phát triển cảm xúc, phát triển tình cảm, trí tuệ, mở rộng nhận thức .
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục âm nhạc cho trẻ bậc học mầm non ở các vùng ngoại thành, nông thôn
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4824 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục âm nhạc cho trẻ bậc học mầm non ở các vùng ngoại thành, nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục âm nhạc cho
trẻ bậc học mầm non ở các vùng ngoại thành, nông thôn
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh, tiết tấu để
diễn đạt tư tưởng tình cảm của con người. Nó có sức hấp
dẫn kì lạ, có tác động mạnh mẽ làm cho con người tốt đẹp
hơn, trong sáng hơn. Bản chất của âm nhạc là niềm vui lạc
quan, yêu đời và nâng con người đến với những tình cảm
cao thượng. Âm nhạc trực tiếp tác động vào tâm hồn,
chiếm lĩnh ý thức con người, được con người cảm thụ tinh
tế theo từng hoàn cảnh, từng lứa tuổi. Nó tồn tại trong suốt
quá trình phát triển xã hội, nó gắn bó với con người từ khi
chào đời cho đến khi đi về cõi vĩnh hằng.
Với trẻ em, âm nhạc như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng tinh
thần, như nhịp cầu nối tâm thức trẻ với mọi bài học về cuộc
sống. Trẻ cảm nhận sự kì diệu của âm nhạc như cảm nhận
sự ngọt ngào, âu yếm của người mẹ. Thông qua âm nhạc,
trẻ tiếp cận và tiếp nhận các bài học dễ dàng hơn, sâu sắc
hơn. Âm nhạc cũng chính là phương tiện giúp trẻ phát triển
cảm xúc, phát triển tình cảm, trí tuệ, mở rộng nhận thức,
phát triển óc tưởng tượng, phát triển ngôn ngữ và bồi
dưỡng khả năng thẩm mĩ ...
1- Thực trạng giáo dục âm nhạc tại một số trường mầm
non
1.1- Hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non chưa phổ biến
rộng khắp.
Hoạt động giảng dạy âm nhạc trên thực tế còn bị bó hẹp
trong phạm vi các trường công lập, và một số trường dân
lập. Theo điều tra thì hầu như nhóm trẻ gia đình không thực
hiện các giáo trình âm nhạc. Có chăng các cháu chỉ được
tiếp xúc với âm nhạc qua băng đĩa. Qua phỏng vấn một số
giáo viên của các nhóm nhà trẻ gia đình này thì phần Cô
hát cháu nghe và phần dạy Trẻ thơ hát theo giáo trình của
Vụ giáo dục Mầm non là rất ít được áp dụng, thường là trẻ
được các cô cho nghe qua băng đĩa.
Riêng mô hình Phòng hoạt động âm nhạc thì mới chỉ có ở
một số trường trong khu vực nội thành hoặc ở các trường
chuẩn cấp quốc gia. Chính vì vậy, một tỉ lệ lớn các trẻ ở lứa
tuổi này ở khối dân lập vẫn chưa được thoả mãn nhu cầu
sinh hoạt âm nhạc chính đáng của mình.
1.2 - Trẻ chưa hứng thú với các hoạt động âm nhạc
Trao đổi trực tiếp với các giáo viên đứng lớp. Nếu không
có đàn để phục vụ công tác giảng dạy âm nhạc, sẽ xảy ra
các bất cập sau :
- Giáo viên hát không đúng giai điệu các bài hát nhạc, nhất
là các bài hát trong chương trình giáo dục mầm non mới.
Điều này sẽ làm méo mó các hình tượng âm nhạc của các
tác phẩm âm nhạc.
- Giáo viên khi dạy múa, do không có đàn nên phải hát đi,
hát lại nhiều lần giai điệu của bài hát cho trẻ múa nên rất
mệt mỏi, dễ rơi vào trạng thái nhàm chán với công việc,
ảnh hưởng tới tính tích cực của công tác giảng dạy. Hơn thế
nữa, việc hát đi, hát lại nhiều lần trong giờ, nhiều giờ trong
ngày, lặp đi lặp lại thành chu kì, thành hệ thống sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của giáo viên. Họ rất dễ mắc
các bệnh về đường hô hấp, nhất là các bệnh về thanh quản.
- Trẻ em tham gia các hoạt động âm nhạc như múa , hát,
tập thể dục nhịp điệu, tập Eropic, chơi các trò chơi âm nhạc
trong điều kiện không có các phương tiện, các công cụ hỗ
trợ như đàn, đầu đĩa VCD - DVD thì hiệu quả giáo dục của
công tác này cực kì thấp. Trẻ không hứng thú với các bài
tập, bài học nên không tập trung. Một số giáo viên tâm sự "
Dạy trẻ các hoạt động âm nhạc trong điều kiện cơ sở vật
chất còn khó khăn thiếu thốn như thế này không khác gì
"đánh vật" với trẻ ".
1.3 - Tác phẩm âm nhạc mang tính giáo dục chưa đủ số
lượng để đáp ứng mục đích yêu cầu giảng dạy.
Sau các năm triển khai chuyên đề giáo dục âm nhạc, trình
độ kiến thức và khả năng thực hành nghệ thuật của giáo
viên mầm non được nâng cao, điều kiện cơ sở vật chất cho
việc thực hiện các hoạt động nghệ thuật ở các trường mầm
non đã được trang bị tương đối phong phú, đặc biệt là các
trường điểm đã có phòng Hoạt động âm nhạc. Những điều
kiện này giúp cho việc triển khai các hoạt động nghệ thuật
ở bậc học mầm non có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, các yếu
tố trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy âm nhạc.
Mấy năm gần đây, mặc dù đã có thêm hàng ngàn ca khúc
thiếu nhi Việt nam ra đời song trẻ ở bậc học mầm non vẫn
thiếu các ca khúc phù hợp với mục đích yêu cầu giảng dạy
của giáo viên. Từ vấn đề này dẫn tới việc lồng ghép âm
nhạc vào các tiết dạy còn gặp nhiều khó khăn, trẻ chưa thực
sự hứng thú với bài giảng hoặc các hoạt động khác và điều
này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giảng dạy của
các nhà trường.
Có thể ví dụ : - khi cô giảng dạy cho trẻ về phương tiện
giao thông, các bài hát về phương tiện giao thông đường
thuỷ và giao thông đường hàng không trong giáo trình
giảng dạy là không có ( ở đây tôi muốn nói là các bài hát
mang tính mô tả ), với chuyên đề dinh dưỡng, các bài hát
về cây rau, củ, quả có nội dung phù hợp với nhận thức của
trẻ còn thiếu rất nhiều ... Hoặc như chuyên đề toán, chuyên
đề chữ cái có thể nói các ca khúc phục vụ cho công tác
giảng dạy các chuyên đề này là chưa đáp ứng được mục
đích, yêu cầu của bài giảng.
1.4 - Trình độ và khả năng âm nhạc của giáo viên mầm
non đa số còn thấp.
Tuy so với trước kia, giáo viên mầm non đã được học lí
thuyết âm nhạc cơ bản, được học sử dụng nhạc cụ như đàn
Organ hoặc Guitare nhưng do thời gian đào tạo, thời gian
thực hành trên các loại nhạc cụ quá ít nên khi tốt nghiệp, ra
trường và được tuyển dụng về công tác tại các trường mầm
non. Việc giảng dạy chuyên đề âm nhạc còn gặp nhiều bất
cập. Phần lớn các giáo viên này không sử dụng được các
loại nhạc cụ đã học.
Theo khảo sát thực tế tại 05 trường mầm non , sau khi tổng
hợp kết quả cho thấy, trên 90% giáo viên không tự xướng
âm được các ca khúc mới, ( kể cả giáo viên của trường
mầm non chuẩn quốc gia ). Đây cũng chính là vấn đề mà
Bộ Giáo dục & đào tạo - Vụ Giáo dục mầm non cần phải
xem xét lại về công tác đào tạo đội ngũ giáo viên mới.
Tóm lại :
Hoạt động âm nhạc của trẻ em lứa tuổi mầm non bên cạnh
những điểm mạnh còn tồn tại một sồ khiếm khuyết sau :
- Giáo dục mầm non chưa đủ mạnh về cơ sở vật chất, giáo
viên các trường dân lập vừa thiếu về con người, vừa yếu
thậm chí kém về trình độ giảng dạy âm nhạc, dẫn đến hiệu
quả và chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ không cao.
- Môi trường âm nhạc của các bé đang có hiện tượng bị thu
hẹp dần, ngoài việc được học âm nhạc và biểu diễn văn
nghệ ở trường, ở lớp. Trẻ mầm non các trường dân lập thực
sự vẫn chưa có sân chơi cho hoạt động âm nhạc.
- Phòng giáo dục và đào tạo, các Ban giám hiệu của các
trường mầm non chưa phối kết hợp tốt với Trung tâm văn
hoá để xây dựng các chương trình giao lưu văn nghệ giữa
các cô, các cháu của các trường cùng địa bàn với nhau,
chưa tạo được môi trường sinh hoạt văn hoá, văn nghệ lành
mạnh, hồn nhiên, nhí nhảnh phù hợp với tâm sinh lí của lứa
tuổi này.
- Môi trường hoạt động âm nhạc của trẻ ở các trường dân
lập chưa được xây dựng tốt nên chưa thu hút được học sinh
tới trường, công tác xã hội hoá giáo dục, nhằm nâng cao
nhận thức về vai trò của giáo dục mầm non tới các ngành,
các cấp, tới người dân chưa đạt hiệu quả cao.
2 - Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, đầu tiên phải nói
đến, đó là nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục âm
nhạc ở bậc mầm non của các cấp, các ngành, của từng
người dân còn rất thấp. Từ đó chưa có sự đầu tư đúng đắn
về cơ sở vật chất - một trong những yếu tố quyết định cho
mọi hoạt động của trường mầm non, trong đó hoạt động âm
nhạc là một hình thức hoạt động không thể thiếu của trẻ
thơ.
Nguyên nhân thứ hai, đời sống của giáo viên mầm non dân
lập còn quá thấp ( đặc biệt là khu vực nông thôn ), họ có
thể yêu trường, mến trẻ và tâm huyết với nghề khi mà thu
nhập bình quân của họ không quá 700.000 đồng/tháng. Hơn
nữa, mọi tiêu chuẩn, chế độ, quyền lợi của họ không đảm
bảo trong khi công việc của ngưòi giáo viên mầm non vô
cùng vất vả so với giáo viên của các cấp học khác. Hàng
ngày, họ cần mẫn đến trường đón trẻ với một nét đặc thù
của bậc học mầm non, đó là " Đi sớm - về muộn ". Giáo
viên của các cấp học khác cho dù phải chờ đợi bằng hình
thức thử việc, họ vẫn còn cơ may dược tuyển dụng vào
dưới hình thức biên chế nhà nước. Còn giáo viên mầm non
khối dân lập, việc được chuyển biên chế nhà nước hiện nay
chỉ có cách phấn đấu và chờ đợi vào sự thay đổi cơ chế
giáo dục, thay đổi cách nhìn nhận, cách đánh giá đúng đắn
về vai trò giáo dục mầm non của Bộ giáo dục và đào tạo.
Chính những yếu tố này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới
chất lượng của giáo dục mầm non nói chung và hoạt động
âm nhạc của trẻ thơ nói riêng.
Nguyên nhân thứ ba, đó là sự yếu kém về khả năng âm
nhạc và nghệ thuật tổ chức hoạt động âm nhạc của một số
giáo viên, họ chưa gây được hứng thú với trẻ, không thu
hút được trẻ tham gia say mê, nhiệt tình với hoạt động này.
3. Một số giải pháp
3.1 - Đầu tư cơ sở vật chất
Đây là một giải pháp không thể thiếu trong công tác đẩy
mạnh phong trào văn hoá văn nghệ tại các trường mầm
non. Ngoài việc đầu tư cục bộ như chỉ cấp kinh phí hoạt
động vào các ngày lễ, ngày hội cho các trường, hoặc chỉ
đầu tư cơ sở vật chất cho các trường điểm, trường chuẩn
mà phải đầu tư xây dựng phong trào giáo dục âm nhạc, hoạt
động âm nhạc ngay từ các khối lớp. Với đặc thù của mầm
non dân lập là dạy không tập trung, một trường thường
được chia thành nhiều điểm dạy để phù hợp với đặc điểm
phân bố dân cư nên chí ít mỗi một điểm dạy phải có 01 đàn
Organ và 01 đài Catssete hoặc đầu đĩa VCD. Mỗi một
trường có một điểm trung tâm thì mỗi một trung tâm này
phải được đầu tư xây dựng một sân khấu nhỏ ngoài trời
cùng âm thanh loa máy, micro để phục vụ cho hoạt động
âm nhạc vào các dịp lễ hội.
3.2 - Vận động các nhạc sĩ sáng tác ca khúc phục vụ
công tác giảng dạy ở lứa tuổi mầm non.
Những tác phẩm hay, phù hợp với lứa tuổi này chủ yếu và
trước hết là sự kết tinh từ tài năng, kinh nghiệm sáng tác, sự
am hiểu về tâm sinh lí lứa tuổi và tâm huyết của người nhạc
sĩ. Bộ Giáo dục & đào tạo cùng với Vụ giáo dục mầm non
cần đưa ra các định hướng về nội dung, nghệ thuật để các
ca khúc ra đời phù hợp với mục đích yêu cầu của các
chuyên đề giảng dạy.Ngoài ra cần phải động viên, khuyến
khích, giúp đỡ các nhạc sĩ về vật chất cũng như tinh thần
nhằm tạo điều kiện cho việc tạo ra các tác phẩm hay, tác
phẩm có giá trị, đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của giáo
viên và nhu cầu thưởng thức âm nhạc của trẻ thơ.
3.3 - Vận động và tổ chức các hội thi cho giáo viên mầm
non viết lời bài hát trên các làn điệu dân ca Việt Nam.
Hàng năm, các Sở Giáo dục và Đào tạo nên phối hợp với
các Trung tâm Văn hoá thông tin, các Hội nhạc sĩ của các
tỉnh, thành phố tổ chức hội thi viết lời trên các làn điệu dân
ca cho giáo viên bậc học mầm non.
Điểm mạnh của giáo viên mầm non là nắm rất vững các
đặc điểm của tâm sinh lí trẻ, việc viết lời trên các làn điệu
dân ca để phù hợp với nội dung của các chuyên đề giảng
dạy là rất cần thiết. Cô có thể chọn các bài dân ca có giai
điệu ngắn, âm vực vừa phải viết lời để trẻ có thể dễ nghe,
dễ hát và dễ nhớ trống cơm - dân ca quan họ Bắc Ninh ; Ru
em - dân ca Xê Đăng ; Đi cấy - dân ca Thanh Hoá. v.v...
3.4 - Tổ chức hội thi đàn Organ cho giáo viên mầm non.
Nhằm thúc đẩy phong trào học và tập sử dụng đàn Organ
trong các trường mầm non. Các Phòng Giáo dục và đào tạo
nên kết hợp với một số ban, ngành vận động các đơn vị
kinh doanh, các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn
của mình hỗ trợ kinh phí tổ chức các hội thi đàn Organ cho
giáo viên mầm non. Để khuyến khích và động viên các giáo
viên đoạt giải cao, cần có những phần thưởng là những
nhạc cụ và các thiết bị âm thanh phục vụ hoạt động âm
nhạc cho các trường có nhiều giáo viên tham gia thi và đoạt
giải.
3.5 - Nâng cao chất lượng giảng dạy âm nhạc cho trẻ ở
nhà trường.
Giảng dạy âm nhạc cho trẻ ở trường luôn đạt hiệu quả bởi
trường học là một thiết chế có tính khoa học, tính chặt chẽ
và tính kỉ luật cao.Năm 1978, Vụ Mẫu giáo Bộ Giáo dục (
nay là Vụ Giáo dục Mầm non - Bộ giáo dục và đào tạo ) đã
chính thức biên soạn chương trình " Giáo dục âm nhạc cho
trẻ mầm non " dựa trên cơ sở khoa học mẫu giáo tiên tiến,
cấu trúc bằng các dạng hoạt động : Ca hát - Nghe nhạc -
Vận động theo nhạc và Trò chơi âm nhạc. Tuy nhiên còn
nhiều hạn chế về khả năng âm nhạc của giáo viên, về trình
độ văn hoá âm nhạc nói chung.
Muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc ở các trường
mầm non, giáo viên phải có khả năng, kiến thức âm nhạc,
biết biểu diễn vì hiệu quả giáo dục ảnh hưởng trực tiếp tới
trẻ. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần phải nắm vững đặc
điểm tâm sinh lí lứa tuổi của trẻ trong mối quan hệ với âm
nhạc, đặc điểm cơ quan phát âm của trẻ ... để có phương
pháp dạy thích hợp. Đặc biệt, giáo viên cần phải biết biểu
diễn, biết thể hiện và truyền đạt thật hấp dẫn và phù hợp
với trẻ.
Chính vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giảng dạy thì vấn
đề đầu tiên đạt ra là phải có nhiều bài hát thích hợp, có nội
dung phong phú cho các cháu. Thứ hai là phải đẩy mạnh
việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, biên soạn, phát hành
sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, sản xuất và cung cấp
đầy đủ dụng cụ giảng dạy, dụng cụ học tập. Tiếp đó, để
đảm bảo quyền lợi học tập âm nhạc cho trẻ, phải kiên quyết
thực hiện dạy và học môn học âm nhạc ở mọi trường mầm
non theo đúng giáo trình mà Vụ giáo dục Mầm non đã quy
định. Trong quá trình dạy và học âm nhạc, cần thường
xuyên chú ý nghiên cứu, bổ xung, hoàn thiện về cả nội
dung và phương pháp.
3.6 - Kết hợp giữa gia đình - Nhà trường - Xã hội tạo
môi trường lành mạnh cho trẻ tham gia hoạt động âm
nhạc.
Nghệ thuật âm nhạc đem đến cho trẻ những cái đẹp, những
cái tiến bộ và nhẹ nhàng phê phán những cái xấu, tạo cho
trẻ một trạng thái tâm hồn hết sức nhẹ nhàng, thanh thản và
trong sáng. Khi nghe lời ru của bà, của mẹ, trẻ có cảm giác
an toàn, khi tham gia hoạt động âm nhạc với cô, với bạn ở
lớp, trẻ tìm được niềm vui, sự hồn nhiên, nhí nhảnh theo
đúng đặc điểm tâm sinh lí của mình.
Vì vậy, ngoài sự hướng dẫn hoạt động âm nhạc của các
giáo viên ở trường, gia đình cũng phải là một môi trường
sinh hoạt âm nhạc lành mạnh, thường xuyên của trẻ. Các
bậc phụ huynh cần chú ý tìm mua những ấn phẩm âm nhạc
hay để trẻ nghe, xem, theo dõi và học hỏi, bắt chước theo.
Hoặc dành thời gian cùng các bé ca hát, cổ vũ và động viên
khi các bé " nổi hứng biểu diễn " tại nhà.
Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non cần phải được xã hội
hoá một cách triệt để. Mức độ xã hội hoá càng cao thì hiệu
quả giáo dục càng lớn. Các ông, các bà, các bậc phụ huynh
của trẻ cùng các ngành, các cấp, các cơ quan đoàn thể ... có
liên quan cần thấy rõ trách nhiệm của mình. Cần nhận thức
sâu sắc vị trí, vai trò và sự hiểu biết sâu sắc về nội dung,
phương pháp tiến hành giáo dục âm nhạc cho trẻ để trên cơ
sở đó chủ động, tích cực tham gia công tác này.
Tuy chúng ta đã có nhiều cố gắng song cũng vẫn phải thẳng
thắn thừa nhận là hoạt động âm nhạc của trẻ ở lứa tuổi
mầm non vẫn chưa đạt được chất lượng nội dung và tầm
nghệ thuật so với mục đích và yêu cầu giảng dạy. Để nâng
cao hiệu quả giáo dục, hiệu quả hoạt động âm nhạc cho trẻ
ở bậc học mầm non, cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải
pháp trên.
Hoàng Văn Tiến - Mầm non Sao Sáng - Huyện An Lão -
Tp. Hải Phòng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 74_6435.pdf