Tiểu luận Một số vấn đề lí luận cơ bản về lạm phát
Lạm phát là một vấn đề trung tâm và nhậy cảm hàng đầu của đời sống kinh tế- xã hội cả ở cấp quốc gia và quốc tế. Với tư cách là kết quả tổng hoà của các chính sách kinh tế – xã hội vĩ mô, cũng như các hoạt động kinh doanh vi mô trong sự hoà quện và ảnh hưởng tương tác với bối cảnh chung của nền kinh tế khu vực và thế giới, lạm phát đến lượt mình đã có sự tác động gián tiếp hoặc trực tiếp , nhanh hoặc chậm, tích cực hoặc tiêu cực, ở mức đọ này hay mức độ khác.đến toàn bộ các lĩnh vực và khía cạnh hoạt động của chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân. Nói chung khi nói tới lạm phát là nói tới sự tác động mạnh mẽ của nó tới nền kinh tế, sự tác động đó luôn luôn biến đổi và ở một khía cạnh nào đó thì lạm phát là một động lực để phát triển nền kinh tế.
Trong khuôn khổ một bài tiểu luận ở mức độ Đại học, với kiến thức được trang bị ở trường và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, tác giả của bài tiểu luận chỉ dừng lại ở một số vấn đề lí luận cơ bản về lạm phát và tác giả của bài viết này không có tham vọng đưa ra những những nhận định mới mẻ mang tính phát hiện mà chỉ mong muốn vận dụng những hiểu biết này để phân tích bài tiểu luận được tốt. Hy vọng ở những nghiên cứu tiếp theo trong quá trình học tập, tác giả sẽ có những ý tưởng sâu sắc và phong phú hơn.
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số vấn đề lí luận cơ bản về lạm phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
I - Lời nói đầu
II - Nội dung
1. Những vấn đề lý luận về lạm phát.
1.1. Khái niệm
1.2. Các Loại hình của lạm phát
1.3. Tác động của lạm phát tới nền kinh tế.
2. Những nguyên nhân và hậu quả của lạm phát.
2.1. Nguyên nhân dẫn tới lạm phát
2.2. Những hậu quả của lạm phát
3. Các giải pháp đối phó và tình trạng thực tế về lạm phát ở việt nam qua một số thời kỳ.
3.1. Giải pháp đối phó với lạm phát.
3.2. Thực tế lạm phát ở Việt Nam.
III - Kết luận
Tài liệu tham khảo
I - Lời nói đầu
Lạm phát là vấn đề không mấy xa lạ đối với một nền kinh tế hàng hoá và hầu hết quảng đại quần chúng đã có thể chứng kiến hay trải qua thời kỳ lạm phát ở những mức độ khác nhau, nhưng để hiểu một cách chính xác lạm phát là gì thì thật là không rễ. ở đây ta có thể hiểu một cách nôm na rằng lạm phát là: lạm phát trong lĩnh vực lưu thông tràn ngập khối lượng tiền thừa làm cho tiền tệ ngày càng mất giá so vời toàn bộ các sản phẩm hàng hoá, vàng và để lại những hậu quả hết sức trầm trọng cho nền kinh tế. Qua học tập và nghiên cứu ở trường và được các thầy cô Khoa Tài chính - Kế toán đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn để em hoàn thành phần tiểu luận này. mặc dù em đã rất cố gắng song chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em mong các thầy cô khoa Tài chính - Kế toán thông cảm cho những thiếu sót của em và mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô.
II - Nội dung
1. Những vấn đề lý luận về lạm phát.
1.1. Khái niệm
Vậy lạm phát là gì ? đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát và mỗi quan điểm đều có sự chắc chắn về luận điểm và những lý luận của mình.
Theo L.V.chandeler, D.C cliner với trường phái lạm phát giá cả thì khẳng định :lạm phát là sự tăng giá hàng bất kể dài hạn hay ngắn hạn , chu kỳ hay đột xuất.
G.G. Mtrukhin lại cho rằng : Trong đời sống, tổng mức giá cả tăng trước hết thông qua việc tăng giá không đồng đều ở từng nhóm hàng hoá và rút cuộc dẫn tới việc tăng giá cả nói chung. Với ý nghĩa như vậy có thể xem sự mất giá của đồng tiền là lạm phát. Ông cũng chỉ rõ: lạm phát, đó là hình thức tràn trề tư bản một cách tiềm tàng ( tự phát hoặc có dụng ý) là sự phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân thông qua giá cả giữa các khu vực của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành kinh tế và các giai cấp, các nhóm dân cư xã hội.
ở mức bao quát hơn P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn “Kinh tế học” đã được dịch ra tiếng việt, xuất bản năm 1989 cho rằng lạm phát xẩy ra khi mức chung của giá cả chi phí tăng lên.
Với luận thuyết “Lạm phát lưu thông tiền tệ “ J.Bondin và M. Friendman lại cho rằng lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên. M.Friedman nói “ lạm phát ở mọi lúc moị nơi đều là hiện tượng của lưu thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhanh hơn so với sản xuất”
Như vậy, tất cả những luận thuyết, những quan điểm về lạm phát đã nêu trên đều đưa ra những biểu hiện ở một mặt nào đó của lạm phát, và theo quan điểm của tôi về vấn đề này sau khi nghiên cứu một số luận thuyết ở trên thì nhận thấy ở một khía cạnh nào đó của lạm phát thì: khi mà lượng tiền đi vào lưu thông vượt mức cho phép thì nó dẫn đến lạm phát, đồng tiền bị mất giá so với tất cả các loại hàng hoá khác.
1.2. Các Loại hình của lạm phát
Cũng như ở trên đã có rất nhiều cách hiểu ở các góc độ khác nhau về lạm phát thì ở phần này cũng như vậy người ta có thể phân loại lạm phát theo nhiều tiêu chí khác nhau.
- Căn cứ vào tốc độ lạm phát, người ta chia lạm phát ra làm ba loại
+ Lạm phát vừa phải: là loại lạm phát xẩy ra với tốc độ gia tăng giá cả chậm, chỉ ở mức một con số hay dưới 10%.
+ lạn phát phi mã:là loại lạm phát biết được khi giá cả đạt tới ngưỡng từ 2 con số đến 3 con số ( 20%,100%,200%) một năm.
+ Siêu lạm phát : Siêu lạm phát là thời kì mà tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã và vô cùng không ổn định.
- Căn cứ vào nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát người ta phân biệt
+ Lạm phát cầu dư thừa tổng quát
+ Lạm phát chi phí đẩy
+ Lạm phát cơ cấu
+ Lạm phát nhập khẩu
- Căn cứ vào tính chất chủ động bị động từ phía chính phủ đối phó với lạm phát người ta chia ra:
+ Lạm phát cân bằng và có thể dự đoán trước
+ lạm phát không cân bằng và không dự đoán trước
- Căn cứ voà quá trình bộc lộ hiện hình lạm phát người ta phân biệt
+ Lạm phát ngầm đây là loại lạm phát đang ở giai đoạn ẩn náu, bị kiềm chế về t ốc độ tăng giá.
+ Lạm phát công khai đây là loại lạm phát mà sự tăng giá cả hàng háo, dịch vụ rõ rệt trên thị trường.
1.3. Tác động của lạm phát tới nền kinh tế.
Lạm phát tác động mọi mặt tới nền kinh tế và sự tác động đó theo hai chiều hướng đó là tích cưc và tiêu cực.
+ Các tác động tiêu cực của lạm phát.
Tiêu cực của lạm phát có thể có ở một số tác đông sau:
- Vì làm rối loạn chức năng thước đo giá trị của tiền tệ nên lạm phát xuyên tạc, bóp méo, làm biến dạng các yếu tố của thị trường
- Kinh doanh không thể tiến hành bình thường được. bản thân vai trò điều tiết nền kinh tế của chính phủ thông qua tiền tệ và thuế cũng bị xuy giảm, thậm chí bị vô hiệu hoá, do mức thuế trở nên vô nghĩa trước tốc độ tăng lạm phát thời kì phi mã hoặc siêu lạm phát.
- Lạm phát kiềm chế các đầu tư dài hạn, kích thích đầu tư ngắn hạn có tính đầu cơ. gây ra tình trạng khan hiếm hàng hoá,
- Lạm phát làm suy yếu thậm chí phá vỡ thị trưòng vốn và tín dụng.
- Việc phân phối thu nhập thường kém đồng đều trong các thời kỳ lạm phát.
- Lạm phát làm tăng nguy cơ phá sản do vỡ nợ và làm tăng chi phí dịch vụ nợ nước ngoài tính bằng ngoại tệ của cả các doanh nghiệp lẫn chính phủ, do lạm phát thường kéo theo việc điều chỉnh nâng tỷ giá và lãi suất đồng bản tệ với tư cách là các giải pháp nhằm thích nghi và kiềm chế lạm phát.
- Dòng đầu tư nước ngoài đổ vào bị chậm, chững lại, thậm chí còn bị suy giảm, đi đôi với sự ra đi của vốn tronh nước là do sự mất ổn định của của giá cả và tiền tệ.
+ Các tác động tích cực của lạm phát
Lạm phát không phải bao giờ cũng gây ra những tiêu cực như trên bên cạnh đó nó còn có một số mặt tích cực sau.
- lạm phát tựa như dầu mỡ giúp bôi trơn nền kinh tế. trong điều kiện nào đó có thể thông qua lạm phát từ 2%-4%/năm để bỏ ngỏ khả năng có những lãi suất thực âm có tác dụng kích thích tiêu dùng, vay nợ đầu tư, do đó giảm bớt thất nghiệp xã hội kích thích tăng trưởng kinh tế.
- Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng và tài trợ lạm phát.giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực xã hội theo định hướng mục tiêu và tronh khoảng thời gian nhất định có chọn lọc.
Như vậy ta có thể nói rằng bên cạnh nhữnh tác hại của lạm phát thì vẫn còn những mặt có lợi của nó.nếu như một nước nào đó có thể duy trì mức lạm phát ở mức vừa phải và kiềm chế, điều tiết được mức lạm phát đó có lợi cho sự phát triển kinh tế thì lạm phát ở đây không còn là một căn bệnh nguy hiểm của nền kinh tế nữa, mà nó đã trở thành một công cụ điều tiết kinh tế .
2. Những nguyên nhân và hậu quả của lạm phát.
2.1. Nguyên nhân dẫn tới lạm phát
- Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến lạm phát, song dù có những sự khác nhau như thế nào đi nữa thì cấc cuộc lạm phát đều có những nguyên nhân có tính chất chung đó là:
+ Những nguyên nhân có liên quan đến chính sách của nhà nước như: Chính sách tiền tệ và tài chính của nhà nước, phát hành tiền đáp ứng các nhu cầ chi tiêu của nhà nước quá mức, định mức cho vay và lãi suất thấp hơn mức lạm phát, chính sách thuế không hợp lý, không đảm bảo được các nguồn thu... chính sách cơ cấu kinh tế không hợp lý khuyến khích các ngành có chi phí cao kém hiệu quả phát triển.
+ Những nguyên nhân có liên quan đến các chủ thể kinh doanh làm tăng chi phí tiền lương, nguyên nhiên liệu...
+ Những nguyên nhân có liên quan đến các điều kiện quốc tế: Chiến tranh, giá dầu mỏ tăng....
+ Những nguyên nhân có liên quan đến các điều kiện tự nhiên: Thiên tai, động đất...
Tuỳ theo các điều kiên cụ thể mà có thể có những cuộc lạm phát bắt nguồn từ một hoặc hai nguyên nhân.
2.2. Những hậu quả của lạm phát
Qua thực tế của lạm phát ta thấy rằng hậu quả của nó để lại cho nền kinh tế là rất trầm trọng, nó thể hiện về mọi mặt của nền kinh tế, đặc biệt là một số hậu quả sau:
- Xã hội không thể tính toán hiệu qủa hay điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình một cách bình thường được do tiền tệ không còn giữ được chức năng thước đo giá trị hay nói đúng hơn là thước đo này bị co giãn thất thường.
- Tiền tệ và thuế là hai công cụ quan trọng nhất để nhà nước điều tiết nền kinh tế đã bị vô hiệu hoá, vì tiền mất giá nên không ai tin vào đồng tiền nữa, các biểu thuế không thể điều chỉnh kịp với mức độ tăng bất ngờ của lạm phát và do vậy tác dụng điều chỉnh của thuế bị hạn chế, ngay cả trường hợp nhà nước có thể chỉ số hoá luật thuế thích hợp với mức lạm phát, thì tác dụng điều chỉnh của thuế cũng bị hạn chế.
- Phân phối lại thu nhập làm cho một số người nắm giữ các hàng hoá có giá cả tăng đột biến giầu lên nhanh chóng và những người có các hàng hoá mà giá cả của chúng không tăng hoặc tăng chậm và người giữ tiền bị nghèo đi.
- Kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hoá, bất động sản, vàng bạc... gây ra tình trạng khan hiếm hàng hoá không bình thường và lãng phí.
- Xuyên tạc, bóp méo các yếu tố của thị trường làm cho các điều kiện của thị trường bị biến dạng. hầu hết các thông tin kinh tế đều thể hiện trên giá cả hàng hoá, giá cả tiền tệ, giá cả lao động... một khi những giá cả này tăng hay giảm đột biến và liên tục , thì các yếu tố của thị trường không thể tránh khỏi bị thổi phồng hoặc bóp méo.
- Sản xuất phát triển không đều, vốn chạy vào những ngành nào có lợi nhuận cao.
- Ngân sách bội chi ngày càng tăng trong khi các khoản thu ngày càng giảm về mặt giá trị.
- Đối với ngân hàng, lạm phát làm cho hoạt động bình rhường của ngân hàng bị phá vỡ, ngân hàng không thu hút được các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội.
- Đối với tiêu dùng: làm giảm sức mua thực tế của nhân dân về hàng hoá tiêu dùng và buộc nhân dân phải giảm khối lượng về hàng hoá tiêu dùng, đặc biệt là đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng khó khăn. mặt khác lạm phát cũng làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng, khi lạm phát gay gắt sẽ gây nên hiện tượng mọi người tìm cách tháo chạy khỏi đồng tiền tức là không muốn giữ và cất giữ đồng tiền mất giá bằng cách họ xẽ tìm mua bất kỳ hàng hoá dù không có nhu cầu để cất trữ từ đó làm giầu cho những người đầu cơ tích trữ.
Chính vì các tác hại trên của lạm phát nên việc kiểm soát lạm phát và giữ lạm phát ở mức độ vừa phải đã trở thành một trong những mục tiêu lớn của mọi nền kinh tế hàng hoá. Tuy nhiên, mục tiêu kiềm chế lạm phát không có nghĩa là phải đưa lạm phát ở mức bằng không tức là nền kinh tế không có lạm phát mà phải duy trì mức lạm phát ở một mức độ nào đó phù hợp vơí nền kinh tế bởi vì lạm phát không phải hoàn toàn là tiêu cực, nếu như một quốc gia nào đó có thể duy trì được mức lạm phát vừa phải và kiềm chế, có lợi cho sự phát triển kinh tế thì ở quốc gia đó lạm phát không còn là mối nguy hại cho nền kinh tế nữa mà nó đã trở thành một công cụ đắc lực giúp điều tiết và phát triển kinh tế một cách hiệu quả .
3. Các giải pháp đối phó và tình trạng thực tế về lạm phát ở việt nam qua một số thời kỳ.
3.1. Giải pháp đối phó với lạm phát.
Các giải pháp đối phó với lạm phát nói chung cúng chỉ nhằm hai mục tiêu chính đó là rút bớt lượng tiền thừa trong lưu thông và gia tăng số lượng hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của dân chúng. Những giải pháp mà các nước thường áp dụng để đối phó với lạm phát là:
Chính sách tiền tệ.
Chính sách này được thực hiện theo hướng thắt chạt cung ứng tiền tệ.
Chính sách chi - thu ngân sách.
+ Tiết kiệm chi ngân sách, nâng cao hiệu quả thu ngân sách và hạn chế tình trạng bội chi ngân sách.
Chính sách giá cả.
Nhà nước thực hiên chính sách kiểm soát giá cả đối với các lĩnh vực:nông sản, công nghiệp, thương nghiệp, nhập khẩu và dịch vụ.
Chỉ số hoá tiết kiệm.
ở biện pháp này có hai ý kiến đối lập nhau. Một ý kiến cho rằng chỉ số hoá tiền để dành có thể coi là một vũ khí chống lạm phát có hiệu lực. ý kiến khác lại cho rằng biện pháp này làm cho lạm phát bùng nổ mạnh mẽ hợn. để khắc phục nhược điểm các nàh kinh tế đưa ra các kiến nghị sau:
+ Không nên chỉ số hoá tất cả các khoản nợ, mà chỉ nên chỉ số hoá các khoản nợ có tính chất ổn định.
+ Các khoản nợ không ổn định, từng định kỳ được đánh giá lại cả vốn và lãi theo tỷ lệ diễn biến giá sinh hoạt.
Chính sách thu nhập.
Bao gồm các loại sau.
+ Chính sách thu nhập mang tính chất quy định, tức là nhà nước tham gia tối đa vào việc xác định các khoản thu nhập một cách đơn phương.
+ Chính sách thu nhập mang tính chất hợp đòng dựa trên sự thoả thuận giữa các thành phần xã hội.
+ Chính sách thu nhập mang tính chất hướng dẫn.
+ Chính sách thu nhập mang tính chất khuyến khích, đang có xu hướng áp dụng xuấng tận xí nghiệp, cho quyền chủ và công nhân tự ra quyết định về chính sách thu nhập.
- Chính sách tỷ giá.
Việc áp dụng chính sách tỷ giá có sự kiểm soát chặt chẽ, được hỗ trợ bằng cánh tung dự trữ ngoại hối ra để duy trì tỷ giá ngày càng CM tính hữu hiệu của nó tronh việc kiềm chế lạm phát. tuy nhiên cần phải phục hồi ngay dự trữ ngoại hôi sau mỗi cuộc khủng hoảng.
Nhập khẩu
Biện pháp này có tính cấp thời để đưa vào thị trường trong nước các mặt hàng đang thiếu hay lên gíatuy nhiên nó có một số tác hại.
+Số vàng và ngoại tệ dự trữ của QG bị hoa hụt.
+Vay nợ nước ngoài nhiều do kinh tế kiệt quệ.
+Tạo cho dân chúng thói quen tiêu thụ hàng ngoại nhập.
Gia tăng sản xuất các mặt hàng trong nước.
Biện pháp này là biện pháp cơ bản trong chiến lược chống lạm phát, nhằm tăng hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế.
3.2. Thực tế lạm phát ở Việt Nam.
ởViệt Nam xét dưới góc độ quan điểm và chính sách đối với vấn đề lạm phát có thể chia diễn biến quá trình này ở việt nam thành bốn thời kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất , từ năm 1976 đến năm 1980: là thời kỳ được coi là không có lạm phát theo quan niệm kinh tế chính trị phổ biến trong các nước xã hội chủ nghĩa đương thời và không được phản ánh trong các thống kê chính thức .Tuy nhiên, trên thực tế ở việt nam khi đó vẵn có lạm phát, thể hiện ỏ sự khan hiếm hàng hoá ,dịch vụ và sự giảm sút của chúng, đồng thời được hi nhận trong sự diễn biến gia tăng giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trên thị trường xã hội trên dưới 20% trên một năm và đó là lạm phát của nền kinh tế kém phát triển và đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế , nơi độc quyền nhà nước còn mang đậm tính chất phi kinh tế và được dung dưỡng bởi các chỉ thị của nhà nước và tồn tại thống trị phổ biến trong tất cả các lĩnh vực. Vào thời kỳ này khu vực kinh tế nhà nước chiếm khoảng 85 - 87% vốn cố định, 95% lao động lành nghề mà chỉ tạo ra 30 – 37% tổng sản phẩm xã hội. Trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân chỉ chiếm 13,2% sức lao động xã hội và suốt thời kỳ dài trước năm 1986 bị nhiều sức ép kiềm chế , xong lại sản xuất ra tới 32 – 43% tổng sản phẩm xã hội và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất so với khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã.
Mặt khác lạm phát ở việt nam diễn ra trong suốt nền kinh tế đóng cửa phụ thuộc nhiều vào nguồn viện trợ bên ngoài.Trên thực tế , trước năm 1988không có đầu tư trực tiếp của nước ngoàI vào Việt Nam. Các biên giới đều bị khép lại với chế độ xuất nhập cảnh cũng như lưu thông hàng hoá rất nghiêm ngặt, phiền phức .Cơ cấu chủ yếu có tính hướng nội ,khép kín ,thay thế hàng nhập khẩu và không khuyết khích xuất khẩu . Cùng với chính sách định hướng phát triển và đầu tư có nhiều bất cập , nên cơ cấu kinh tế việt nam bị mất cân đối và không hợp lý nghiêm trọng giữa công nghiệp – nông nghiệp , công nghiệp nặng - công nghiệp nhẹ, nhất là ngành sản xuất hàng tiêu dùng , giữa sản xuất – dịch vụ .Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hoá, dịch vụ, tăng chi phí sản xuất, thiếu hụt ngân sách chiền miên , tăng mức cung tiền không tuân theo quy luật lưu thông tiền tệ …và do đó gy ra lạm phát .
- Thời kỳ thứ hai: là thời kỳ từ năm 1981 đến năm 1988: là thời kỳ lạm phát chuyển từ dạng “ẩn” sang dạng “mở”.Thực tế cho thấy rằng từ năm 1981 đến năm 1988 chỉ số tăng giá đều trên 100% một năm . Vào năm 1983 và 1984 đã giãm xuống, nhưng năm 1986 đã tăng vọt tới mức cao nhất là 557% sau đó có giảm. Nhu vậy mức lạm phát cao và không ổn định . song vấn đề lạm phát chưa được thừa nhận trong các văn kiện chính thức. Vấn đề này chỉ được quy vào sử lý các khía cạnh “giá - lương- tiền, mà lại chủ yếu bằng các giải pháp hành chính ,như xem xét và đIều chỉnh đơn giản giá cả trong khu vực thị trường có tổ chức những năm 1981 ,1983,1987,và”bù vào giá lương “dổi tiền năm 1985…Đây là thời kì xuất hiện siêu lạm phát với 3 chữ số kéo dài suốt 3 năm 1986-1988,và đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử kinh tế hiện đại nước ta suốt nửa thế kỉ nay
- Thời kỳ thư ba, từ tháng 5-1988 đến năm 1991 là thời kỳ mà lần đầu tiên lạm phát được chính thức được thừa nhận bằng nghị quyết số 11 của uỷ ban trung ương đảng cộng sản việt nam về đấu tranh với lạm phát. Ngay sau quyết định ra đời, những chương trình chống lạm phát được soạn thảo ở nhiều cơ quan thuộc nhiều cấp , các ngành khác nhau. Có nhiều dự án ra đời. Các biện pháp chống lạm phát được gắn với quá trình đổi mới, tực hiện các cải cách thị trường ở việt nam. Song chúng mới ở dạng thử nghiệm , chưa đồng bộ, ngập ngừng, lúc tiến lúc lùi với những đợt “sốc” nhỏ, đã thu được thành công đáng kể năm 1989 , sau đó bị trững lại do tình hình trong nước và quốc tế biến động mạnh.
III - Kết luận
Lạm phát là một vấn đề trung tâm và nhậy cảm hàng đầu của đời sống kinh tế- xã hội cả ở cấp quốc gia và quốc tế. Với tư cách là kết quả tổng hoà của các chính sách kinh tế – xã hội vĩ mô, cũng như các hoạt động kinh doanh vi mô trong sự hoà quện và ảnh hưởng tương tác với bối cảnh chung của nền kinh tế khu vực và thế giới, lạm phát đến lượt mình đã có sự tác động gián tiếp hoặc trực tiếp , nhanh hoặc chậm, tích cực hoặc tiêu cực, ở mức đọ này hay mức độ khác...đến toàn bộ các lĩnh vực và khía cạnh hoạt động của chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân. Nói chung khi nói tới lạm phát là nói tới sự tác động mạnh mẽ của nó tới nền kinh tế, sự tác động đó luôn luôn biến đổi và ở một khía cạnh nào đó thì lạm phát là một động lực để phát triển nền kinh tế.
Trong khuôn khổ một bài tiểu luận ở mức độ Đại học, với kiến thức được trang bị ở trường và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, tác giả của bài tiểu luận chỉ dừng lại ở một số vấn đề lí luận cơ bản về lạm phát và tác giả của bài viết này không có tham vọng đưa ra những những nhận định mới mẻ mang tính phát hiện mà chỉ mong muốn vận dụng những hiểu biết này để phân tích bài tiểu luận được tốt. Hy vọng ở những nghiên cứu tiếp theo trong quá trình học tập, tác giả sẽ có những ý tưởng sâu sắc và phong phú hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Lý thuyết lạm phát, giảm phát và thực tiễn ở Việt Nam.
Tập thể tác giả:PTS:Nguyễn Minh Phong,TS:Võ Đại Lược,TS:Nguyễn Thị Hiền, Và một số tác giả khác.
2. Tạp chí “Thông tin kinh tế kế hoạch “5-1993,t13.
3. Giáo trình tài chính của trường Quản Lý &Kinh Doanh
Tác giả:PGS:Lê Thế Tường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0783.doc