Tiểu luận Một số vấn đề về chế định thừa kế trong pháp luật phong kiến Việt Nam

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ TRONG PHÁP LUẬT PHONG KIẾN VIỆT NAM Trong tiến trình lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam , các triều đại ở thế X đến thế kỷ XIX đã xây dựng bộ máy Nhà nước và pháp luật, củng cố nền độc lập, củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Pháp luật phong kiến Viêt nam mang đậm ảnh hưởng của đạo nho lễ nghi và pháp luật là yếu tố cơ bản là yếu tố kết dính các yếu tố khác của nền quân chủ bao gồm quan hệ vua - tôi, vua quan - dân chúng, cơ cấu bộ máy nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo nên trật tự xã hội. Mỗi nhà nước phong kiến Việt nam đều ban hành các văn bản pháp luật để củng cố quyền lực phục vụ cho công việc quản lý dất nước . Đáng chú ý là các bộ luật của các triều đại phong kiến như Bộ luật Hồng Đức (1483), Bộ luật Gia Long (1815). Ngoài bộ luật, các nhà nước phong kiến còn ban hành nhiều văn đơn hành như chiếu, chỉ dụ, lệnh của Vua. Nội dung của các bộ luật điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội thuộc đối tượng của nhiều ngành luật hiện nay, Trong đó có những quy định về thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Trong luật Hồng Đức quy định các con ( con trai, con gái, con nuôi) đều có quyền thừa kế của cha mẹ. Mọi người đều có quyền để lại hương hoả cho con cháu. Điều 390 quy định: “ Cha mẹ làm chúc thư phân chia tài sản, thiết lập hương hoả trong chúc thư”. Luật Gia Long không thừa nhận quyền thừa kế của con gái mà chú trọng đến quyền lợi của cuả con trai. Vấn đề thừa kế theo di chúc Điều 388 quy đinh: “ Nếu có mệnh lệnh của cha mẹ, phải theo đúng. Vi phạm điều này sẽ mất phần của mình”. Xét về mặt nội dung, các quy định trong luật Hồng Đức và Gia Long tương đối chặt chẽ và đầy đủ. Trong các triều đại phong kiến, tư tưởng nho giáo đã ảnh hưởng một cách sâu sắc, trực tiếp đến toàn bộ quan hệ xã hội của nước ta. Nhất là từ thời Lê, các tư tưởng Nho giáo đã được Nhà nước phong kiến đề lên thành luật. Các quan hệ về hôn nhân gia đình và thừa kế trong thời phong kiến cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ, ngược lại các quan hệ này bị chi phối một cách sâu sắc của tư tưởng trong nam khinh nữ, đề cao vai trò của người chồng trong gia đình. Nói đến tài sản của các gia đình, các quy định trong pháp luật của triều đại Nhà Lê đề lên hàng đầu là điền thổ. Tại các điều 374, 375 Quốc triều hình luật chỉ đề cập đến điền thổ mà thôi, hoàn toàn không nói gì đến các động sản khác. Dưới thời phong kiến, vợ chồng tích trữ được tiền của đều mua ruộng đất (tậu ruộng đất). Sự giàu nghèo của một gia đình được đánh giá chủ yếu ở việc có nhiều hay ít ruộng đất. Và các chức quan trong bộ máy Nhà nước chủ yếu trả công bằng đất gọi là chế độ lộc điền.

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2998 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số vấn đề về chế định thừa kế trong pháp luật phong kiến Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ TRONG PHÁP LUẬT PHONG KIẾN VIỆT NAM Trong tiến trình lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam , các triều đại ở thế X đến thế kỷ XIX đã xây dựng bộ máy Nhà nước và pháp luật, củng cố nền độc lập, củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Pháp luật phong kiến Viêt nam mang đậm ảnh hưởng của đạo nho lễ nghi và pháp luật là yếu tố cơ bản là yếu tố kết dính các yếu tố khác của nền quân chủ bao gồm quan hệ vua - tôi, vua quan - dân chúng, cơ cấu bộ máy nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo nên trật tự xã hội. Mỗi nhà nước phong kiến Việt nam đều ban hành các văn bản pháp luật để củng cố quyền lực phục vụ cho công việc quản lý dất nước . Đáng chú ý là các bộ luật của các triều đại phong kiến như Bộ luật Hồng Đức (1483), Bộ luật Gia Long (1815). Ngoài bộ luật, các nhà nước phong kiến còn ban hành nhiều văn đơn hành như chiếu, chỉ dụ, lệnh của Vua. Nội dung của các bộ luật điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội thuộc đối tượng của nhiều ngành luật hiện nay, Trong đó có những quy định về thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Trong luật Hồng Đức quy định các con ( con trai, con gái, con nuôi) đều có quyền thừa kế của cha mẹ. Mọi người đều có quyền để lại hương hoả cho con cháu. Điều 390 quy định: “ Cha mẹ làm chúc thư phân chia tài sản, thiết lập hương hoả trong chúc thư”. Luật Gia Long không thừa nhận quyền thừa kế của con gái mà chú trọng đến quyền lợi của cuả con trai. Vấn đề thừa kế theo di chúc Điều 388 quy đinh: “ Nếu có mệnh lệnh của cha mẹ, phải theo đúng. Vi phạm điều này sẽ mất phần của mình”. Xét về mặt nội dung, các quy định trong luật Hồng Đức và Gia Long tương đối chặt chẽ và đầy đủ. Trong các triều đại phong kiến, tư tưởng nho giáo đã ảnh hưởng một cách sâu sắc, trực tiếp đến toàn bộ quan hệ xã hội của nước ta. Nhất là từ thời Lê, các tư tưởng Nho giáo đã được Nhà nước phong kiến đề lên thành luật. Các quan hệ về hôn nhân gia đình và thừa kế trong thời phong kiến cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ, ngược lại các quan hệ này bị chi phối một cách sâu sắc của tư tưởng trong nam khinh nữ, đề cao vai trò của người chồng trong gia đình. Nói đến tài sản của các gia đình, các quy định trong pháp luật của triều đại Nhà Lê đề lên hàng đầu là điền thổ. Tại các điều 374, 375 Quốc triều hình luật chỉ đề cập đến điền thổ mà thôi, hoàn toàn không nói gì đến các động sản khác. Dưới thời phong kiến, vợ chồng tích trữ được tiền của đều mua ruộng đất (tậu ruộng đất). Sự giàu nghèo của một gia đình được đánh giá chủ yếu ở việc có nhiều hay ít ruộng đất. Và các chức quan trong bộ máy Nhà nước chủ yếu trả công bằng đất gọi là chế độ lộc điền. Ngoài ra, các đoạn 258 và 259 trong Hồng Đức Thiện chính thư (258 lệ về vợ chồng không có con; 259 lệ đối với vợ chồng trước có con, vợ chồng sau không có con.) còn cho ta thấy, tài sản gia đình phong kiến Việt Nam ở đời Nhà Lê không chỉ gồm điền thổ mà còn gồm các thứ khác như vàng, bạc, nhà cửa, lụa vải , thóc lúa, giường chiếu, màn, thau..( góp gộp lại gọi là của nổi). Những tài sản được coi là của nổi đó chủ yếu để phục vụ tế tự và nhằm thực hiện tiếp tục trả nợ miệng. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng trong gia đình được quy định như sau: Khi gia đình còn tồn tại, tất cả các tài sản được coi là của chung của gia đình. ở đây, điều dễ thấy là tư tưởng gia trưởng được thể hiện khá rõ nét trong việc chi phối tài sản đó. Trong gia đình, người gia trưởng có quyền hành nhiều hơn đối với tài sản chung. Điều đó thể hiện ở chỗ, các thân thuộc trong gia đình có nghĩa vụ phục tùng sự phán quyết của người gia trưởng. Tuy nhiên pháp luật thời Lê có những quy định tiến bộ, Mặc dù bị ràng buộc bởi tư tưởng gia trưởng như vậy, nhưng người vợ trong thời Lê không hoàn toàn mất quyền đối với tài sản gia đình, điều này thể hiện rõ nhất trong bán, đổi tài sản đều có chữ ký của cả 2 vợ chồng. Trong bộ luật Hồng Đức quan hệ thừa kế được quy định ở phần cuối trong chương điền sản, phần điền sản mới tăng thêm và phần luật hương hoả. Về mặt tổng thể, các điều khoản này cho thấy: Một là, khi cha mẹ còn sống thì không bao giờ nảy sinh việc thừa kế tài sản, vì trong gia đình con cái không có quyền tài sản. Nếu cha hoặc mẹ chết, người còn sống ( mẹ hoặc cha) tiếp tục nắm quyền chủ tài sản, do vậy quan hệ thừa kế vẫn chưa thể nảy sinh. Mục đích sâu xa của quan hệ hôn nhân và gia đình phong kiến là duy trì và bảo vệ sự trường tồn của gia đình phụ hệ, của dòng họ tức là lưu truyền dòng dõi và thờ phụng tổ tiên. Nên nhà làm luật phong kiến coi thừa kế không chỉ là quyền lợi các nhân, mà quan trọng hơn còn là vì mục đích sâu xa trên. Bởi vậy, thừa kế chỉ phát sinh khi trong gia đình xảy ra một trong hai trường hợp sau đây: Nếu vợ chồng không có con khi một trong hai người chết, quan hệ thừa kế phát sinh. Nếu vợ chồng có con, thì phải đến khi cả hai người đã chết, mới phát sinh quan hệ thừa kế. Nói chung pháp luật phong kiến nước ta đã thừa nhận hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế không theo di chúc (theo khái niệm pháp lý hiện đại gọi là thừa kế theo luật.) I-CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THỜI LÊ: A/Thừa kế theo di chúc Theo hình thức này pháp luật tôn trọng ý muốn và quyền quyết định của người có tài sản. Theo điều 390 Quốc triều hình luật thì cha mẹ nhiều tuổi về già thì phải có trách nhiệm lo làm chúc thư để lại tài sản cho con cái. Quy định này nhằm tránh sự tranh chấp tài sản về sau. Di chúc được lập dưới dạng văn bản được gọi là chúc thư. Người có tài sản có thể tự viết chúc thư, trong trường hợp không biết chữ thì có thể nhờ xã trưởng viết thay và chứng thực (Điều 366 quốc triều hình luật). Trong trường hợp chúc thư không tuân thủ hình thức do pháp luật quy định thì sẽ không có giá trị pháp lý, lúc đó di sản thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Khi cha mẹ mất mà có để lại chúc thư, sau khi trích lại số ruộng đất làm hương hoả, di sản thừa kế phải được chia theo đúng ý nguyện của người để lại di sản. Nếu con cháu còn kiện cáo đòi chia lại sẽ bị phạt 80 trượng, đồ làm khao đinh, lấy lại ruộng kỷ phần đã chia đoạn 78 Hồng Đức Thiện chính thư). Theo đoạn 273 Hồng Đức Thiện chính thư quy định chúc thư chỉ được coi là hợp pháp nếu có hương trưởng, quan viên trong bản xã, từ 30 tuổi trở lên làm người viết thay hoặc chứng kiến. Khoản 2 điều 388 quy định “ Nếu đã có lệnh của cha mẹ và chúc thư, thì phải theo đúng, trái thì phải mất phần của mình”. Điều 354 trước đó quy định “người nào tranh giành ruộng đất thì phả biếm 2 tư. Nếu đã có chúc thư mà còn cố tranh giành thì cũng xử biếm như thế và phải tước mất phần của mình nữa. Nếu cha mẹ không nhận làm con, trong chúc thư không có tên mà vẫn còn tranh thì phải xử biếm 3 tư, đòi lại số ruộng đất tranh cho người chủ. Nếu người trưởng họ sai thì phải biếm 1 tư”. Qua các điều khoản trên, nhà làm luật đã đề cập các yếu tố sau đây của sự thừa kế theo di chúc: Về hình thức của di chúc có di chúc miệng và di chúc viết ( chúc thư). Theo tình thần và nội dung của điều 366 đã dẫn, người làm chúc thư (cha, mẹ) phải tự viết lấy (nếu không biết chữ thì nhờ quan viên nào đó trong làng xã viết dùm) và phải có sự chứng kiến của quan viên trong làng xã thì chúc thư mới hợp pháp. Nguyên tắc tự do lập di chúc của người gia trưởng được tôn trọng. Trong gia đình cha, mẹ là chủ tài sản nên chỉ có cha mẹ mới có quyền lập di chúc. ở di chúc, ngoài phần ruộng đất dành ra làm phần hương hoả, phần còn lại được chia cho các con. Những con nào được hưởng thừa kế và được hưởng bao nhiêu đêu do người lập di chúc quy định. Cha mẹ có thể truất quyền của người con nào đó mà thường là người con bất hiếu, đó cũng là một dạng từ con. B/Thừa kế theo luật Hình thức này chỉ áp dụng khi không có di chúc, hoặc có kiện cáo về tài sản: - Trường hợp vợ chồng không có con mà một người chết nảy sinh quan hệ thừa kế như sau: Theo điều 375 quốc triều hình luật, đoạn 258 Hồng đức thiện chính thư, tron trường hợp vợ chồng không có con mà người chồng chết trước thì đối với những điền sản thuộc tài sản riêng của người chồng được chia làm 2 phần bằng nhau: một phần dành cho gia đình bên chồng để lo việc tế lễ, phần còn lại dành cho vợ để phụng dưỡng một đời mà không được quyền sở hữu. Nếu người vợ goá tái giá thì tài sản được chia phải trả lại cho gia đình nhà chồng. Ngược lại nếu người vợ chết trước thì tài sản riêng của vợ cũng được chia như vậy, nhưng có điểm khác là khi người chồng đi lấy vợ khác thì vẫn được hưởng dụng đối với tài sản được chia, chỉ khi người chồng chết tài sản được chia mới được trả lại cho gia đình người vợ. Đối với tài sản chung do hai vợ chồng tạo dựng, nếu một trong hai người chết trước sẽ được chia làm hai phần bằng nhau, một phần dành cho vợ (hoặc chồng) để làm của riêng; phần còn lại chia làm 3 phần, một phần để gia đình người chết lo tế lễ, hai phần dành cho người còn sống (vợ hoặc chồng) phụng dưỡng một đời, khi chết phải trả lại cho gia đình người chết trước, nếu vợ đi lấy người khác thì phải trả lại cho gia đình chồng, nhưng nếu chồng đi lấy người khác thì vẫn có quyền sử dụng. Điều này thể hiện sự bất bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng. Sự bất bình đẳng này có nguồn gốc từ tư tưởng Khổng giáo, trọng nam, khinh nữ, coi trọng quyền hành của người chồng, người gia trưởng trong gia đình. Ngoài ra, đối với những tài sản được coi là của nổi như vàng bạc, lụa vải, thóc lúa, giường chiếu, đồ sứ, mâm thau v..v.. đều dùng cho tế lễ, thực hiện tục trả nợ miệng, số còn lại để lại cho người còn sống. Đối với nhà cửa thì chia làm đôi, người còn sống được dùng một nửa làm chỗ ở, một nửa để cho gia đình người chết làm nơi tế lễ. Đối với những nợ nần mà hai vợ chồng cùng nợ thì phải lấy của nổi ra để trả. Trong trường hợp của nổi không đủ để trả nợ thì số nợ ấy được chia làm hai, nợ của chồng thì lấy tài sản riêng của chồng ra để trả, nợ của vợ thì cũng lấy tài sản riêng của vợ ra trả. Nếu vợ chồng đã khánh kiệt thì phần nợ của người chết chỉ có thể đòi vợ (hoặc chồng) chứ không được đòi cha mẹ, họ hàng, anh em. Qua các quy định trên có thể thấy rằng, pháp luật thời Lê đã ghi nhận sự đóng góp của người vợ trong tài sản chung, nhưng vẫn thể hiện sự bất bình đẳng trong quyền sử dụng tài sản giữa vợ và chồng. - Trường hợp hai vợ chồng có con chung: Về cơ bản khi con cái chưa trưởng thành, con ở cùng cha mẹ thì chưa có tài sản riêng. Từ 16 tuổi trở lên, theo quy định ghi trong Hồng Đức Thiện chính thư, con cái ( con trai) mới được nhận đất, từ đó nếu được phép của bố mẹ con cái mới được ra ở riêng và có thể tách riêng tài sản. Khi sống cùng cha mẹ, con cái không có quyền quyết định về tài sản vì theo pháp luật dó là tài sản thuộc sở hữu của bố mẹ. Ngược lại nếu con cái có tài sản riêng thì cha mẹ cũng phải tôn trọng và không được xâm phạm. Điều 377 Quốc triều hình luật có quy định: ‘ Khi chồng chết, con còn nhỏ, mẹ đi cải giá mà lại đem bán điền sản của con thì bị xử phạt 50 roi, trả tiền lại cho người mua, trả lại ruộng cho con”. Điều 379 cũng nghiêm cấm người trưởng họ không được bán tài sản của con cháu nếu cha mẹ ông bà họ đều bị chết. Pháp luật thời Lê quy định: khi bố mẹ chết con cái được hưởng thừa kế toàn bộ tài sản và được xếp vào hàng thừa kế thứ nhất. Quyền thừa kế tuyệt đối này được pháp luật bảo vệ, mọi hành vi xâm phạm đều bị nghiêm trị ( Điều 377, 378 Quốc triều hình luật). Trường hợp khi bố hoặc mẹ chết, con cái còn nhỏ thì phần tài sản của chúng được bố hoặc mẹ để lại do bố hoặc mẹ còn sống hoặc đại diện họ hàng quản lý giúp và giao lại cho con cái khi chúng đã trưởng thành. Giữa các con với nhau, việc phân chia tài sản thừa kế được pháp luật thời Lê quy định như sau: Nếu bố mẹ không còn phải trích 1/20 số ruộng đất để làm ruộng hương hoả ( thờ cúng cha mẹ, tổ tiên). Phần ruộng này về nguyên tắc được giao cho người con trai trưởng. Nếu con trai trưởng chết thì giao cho cháu trai trưởng (cháu đích tôn). Nếu con trai trưởng chết trước mà chưa có con thì đất này giao cho người con trai thứ. Trường hợp gia đình không có con trai thì ruộng hương hoả có thể giao cho con gái trưởng (Điều 388,389, 390,391 Quốc triều hình luật). Sau khi trích ruộng hương hoả, số điền sản còn lại được chia có các con. Theo quốc triều hình luật, con gái cũng như con trai, con vợ lẽ cũng như con vợ cả, con nuôi cũng như con đẻ đều có quyền thừa kế. Đây là quy định tiến bộ, đặc sắc của pháp luật thời Lê. Tuy nhiên, mức độ và phần được hưởng có thể khác nhau, các con trai (và nhất là con trai trưởng), con vợ cả, con đẻ thường được hưởng nhiều hơn (Điều 380,388 Quốc triều hình luật). Con nuôi chỉ được hưởng di sản của cha mẹ nuôi khi trong văn tự của cha mẹ nuôi có ghi rõ rằng sau cha mẹ nuôi sẽ chia điền sản cho. Khi cha mẹ chết mà không có chúc thư thì điền sản được chia làm 3 phần, con đẻ được hưởng hai phần, con nuôi được một phần, nếu người chết không có con đẻ mà người con nuôi cùng ở với cha mẹ từ thủa bé, thì con nuôi được hưởng toàn bộ điền sản của cha mẹ nuôi để lại; nếu thủa bé con nuôi không ở cùng cha mẹ nuôi thì con nuôi được hưởng hai phần. Người thừa tự được một phần (Điều 380 Quốc triều hình luật, đoạn 92 Hồng Đức Thiện chính thư). Người đã làm con nuôi người khác và đã được hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi thì chỉ được hưởng một nửa số tài sản mà cha mẹ đẻ để lại ( đoạn 257 Hồng Đức Thiện chính thư). Trong trường hợp người chồng cùng người trước có con, vợ sau không có con nếu người chồng chết trước thì điền sản riêng của chồng được chia làm ba phần, cho con của người vợ trước hai phần, vợ sau được hưởng một phần nuôi dưỡng đời mình, khi người vợ sau chết hoặc cải giá thì giao lại phần tài sản đó cho con của chồng. Nếu người vợ trước có hai con trở lên thì phần của người vợ sau và các con được chia bằng nhau. Nếu điền sản do chồng và vợ trước cùng làm ra, thì số điền sản đó được chia làm 2 phần, vợ trước và chồng mỗi người được hưởng một phần, phần của vợ trước để lại cho con, còn phần của người chồng cũng được chia như vậy. Trong trường hợp người vợ cùng chồng trước có con, chồng sau không có con mà người vợ chết trước thì điền sản riêng của người vợ cũng được chia như trên, chỉ có khác nếu người chồng sau đi lấy vợ khác thì vẫn được hưởng hưởng dụng số điền sản được chia ( Điều 374 Quốc triều hình luật, đoạn 259 Hồng Đức Thiện chính thư). Con cái bị tước quyền thừa kế nếu phạm vào tội bất hiếu (tố cáo, chửi mắng, đánh giết ông bà cha mẹ, trái lời, không chịu để tang…) điều này được quy định trong đoạn 272, 295 Hồng Đức Thiện chính thư, Điều 506 Quốc triều hình luật. Đối với những tài sản được coi là của nổi, nếu một trong hai vợ chồng chết trước thì số tài sản đó dùng việc tế tự và trả nợ miệng. Số còn lại được chia làm hai phần, một phần về vợ, một phần về chồng để hưởng dụng. Sau đó phần của người chết trước được chia cho các con mỗi người một phần. Trong trường hợp người vợ cải giá thì số tài sản này để lại cho con. II-CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THỜI NGUYỄN So với bộ luật Hồng Đức, diểm khác của luật thừa kế Gia Long là: đề cao vai trò của trưởng nam, thừa nhận quyền thừa kế của con trai, con gái chỉ có quyền khi một gia đình tuyệt tự. Bộ luật không quy định quyền thừa kế của người vợ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực gia đình và tài sản (hôn sản) Gia Long vẫn cho phép căn cứ vào “luật cũ” mà xử sự. Quy định này đã bổ khuyết cho pháp luật triều Nguyễn về luật thừa kế. A/ Thừa kế theo di chúc Luật Gia Long khẳng định: “nếu ông bà, cha mẹ đã di chúc chia của thì tôn trưởng cũng không được đi thưa kiện”. Bộ luật không quy định về thể thức viết di chúc. Về thời điểm mở thừa kế, luật định rằng: “đang lúc còn để tang cha mẹ mà anh em tách hộ khẩu, chia hẳn gia sản thì phạt 80 trượng”. Căn cứ vào chế độ để tang gia đình, chúng ta có thể thấy thời điểm phát sinh thừa kế theo luật Gia Long là sau khi để tang cha mẹ 3 năm. Quy định này thể hiện sự nhất quán của luật từ chế độ để tang, chia thừa kế đến tranh chấp, kiện tụng về gia tài điền sản. Luật ghi rõ là sau 5 năm trở lên mới giải quyết thưa kiện về chia gia tài điền sản; trừ trường hợp có văn bản phân chia nộp lên cùng văn tự bán đất có thật thì phải giải quyết, theo đó người chủ cũ không được chia, không được chuộc. Nghĩa là tài sản đó đã được chuyển quyền, mọi thưa kiện đều không có giá trị (Điều 89 - điều lệ 1). B/Thừa kế theo luật. - Về thừa kế tự sản: xét bản chất, khái niệm tự sản chính là hương hoả trong luật triều Lê, nghĩa là tài sản tế tự, để thờ cúng tổ tiên và kế truyền dòng dõi nội tộc. Tự sản thường là ruộng đất, nhà thờ tổ tông và tài sản khác. Bộ luật có quy định: “lễ thờ tổ tiên rất coi trọng. Con lớn, nhỏ, dòng đích, dòng nhánh đều là con. Nhưng trước hết phải lập trưởng tử dòng đích. Nếu người này có sự cố gì đó mới lập con kế dòng đích làm trưởng tử”. Việc lập đích tử thừa kế tự sản là điều bắt buộc (Điều 76). Thừa kế tự sản trong gia đình theo thứ tự ưu tiên của luật Gia Long là: trưởng tử dòng đích, nếu trưởng tử chết thì cháu đích tôn thay cha thờ trọng để thờ cúng tổ tiên, đây là trường hợp thừa kế thế vị; con kế dòng đích; con dòng nhánh; lập đích tử trong “Chiêu mục tương đương” nếu không có con trai. Luật cho phép: cá biệt một người con dược thừa kế tự sản hai nhà. Nếu vi phạm trật tự thừa kế trên phải chịu chế tài theo luật định (Điều 37). Lệ 2 Điều 83 quy định nếu trong thân thuộc không có người đáng được thừa kế tự sản thì con gái được thừa kế. Nếu người lập tự không bằng lòng với con lập tự hoặc có hiềm khích thì cho phép trình quan ty để lập người khác. Thừa kế tài sản thông thường: chủ yếu được quy định một cách gián tiếp ở điều 82, 83 – Hoàng Việt luật lệ. Về diện và hàng thừa kế: chủ yếu là con trai với phần thừa kế bằng nhau. “Con trai dòng chính, dòng nhánh trừ người làm quan có tập ấm, thì trước hãy để con cháu dòng chính thừa kế tài sản. Khi phân chia gia tài, điền sản thì không cần biết là thê, thiếp, nô sinh mà chỉ phải chia đều cho số con” (lệ 1 Điều 83). Tôn trưởng chia gia tài không đồng đều thì xử phạt từ 20 roi đến 100 trượng. Con nuôi hoặc con rể được cha mẹ yêu dấu có thể “châm chước cho tài sản”, con thừa tự không được phép can thiệp. Nếu không có con thì hàng thừa kế thứ hai là các thân thuộc trong gia tộc. “ Tài sản của hộ đồng tông quả là không có người ứng kế thừa thì giao cho con gái họ nhận lãnh”. Nếu không có con gái thì cho phép quan địa phương trình bày sáng tỏ lên thượng ty tính toán hợp lý việc sung công” (Điều 83). Điều luật này quy định rất hạn chế quyền thừa kế của con gái. Nghĩa là chỉ cho khi nào một gia đình tuyệt tự thì con gái mới được quyền thừa kế, đây chỉ là trường hợp cá biệt. Như vậy, luật Gia Long không ghi nhận quyền thừa kế của con gái như luật Hồng Đức nhưng cũng không có quy định nào cấm con gái được hưởng thừa kế. Việc con gái có được hưởng thừa kế hay không, các nhà làm luật triều Nguyễn để dành cho phong tục tập quán của từng địa phương hoặc sự thoả thuận trong nội bộ gia đình. So với pháp luật triều Lê và Nguyễn thì pháp luật về thừa kế thời Pháp thuộc theo khuôn mẫu của Bộ luật dân sự Napôlêông đã quy định một cách chi tiết hơn trong các bộ Dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ bộ luật. Pháp luật thừa nhận hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Một nhà nước non trẻ đối phó nhiều vấn đề phức tạp về chính trị, văn hoá xã hộ.. Nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước là phải bảo vệ củng cố thành quả cách mạng, kể cả những vấn đề liên quan đến lĩnhvực dân sự. Để đảm bảo cho các quan hệ xã hội về dân sự phát triển bình thường, Nhà nước cần phải có hệ thống pháp luật. Vì vậy, mặc dù bận trăm công nghìn việc của những ngày đầu dựng nước và giữ nước, ngày 22/5/01950 Hồ Chủ tịch đã kí sắc lệnh 97/SL về việc sửa đổi một số quy lệ và chế định trong luật dân sự, quy định một số nguyên tắc mới để áp dụng trong điều kiện nền dân chủ nước ta. Riêng trong lĩnh vực thừa kế quy định vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau; con trai con gái đều có quyền thừa kế di sản của cha mẹ; chồng goá, vợ goá, các con đã trưởng thành đều có quyền xin chia di sản; con, cháu hoặc vợ goá, chồng goá không bắt buộc nhận thừa kế của người đã chết; các chủ nợ của người đã chết không có quyền đòi người thừa kế phải thanh toán nợ quá phần di sản mà người đó được nhận Trên đây là một số chế định thừa kế mà pháp luật phong kiến Việt Nam quy định. Sự kế thừa, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác là quy luật khách quan , nhưng các quan hệ thừa kế ở mỗi chế độ xã hội được giải quyết như thế nào là do chủ quan của con người. -HET-

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc68225.DOC