Trên đây là thực tế về tình hình sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH 1-9 Hà Tĩnh và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là một vấn đề quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong điều kiện cơ chế kinh tế mới. Trong những năm qua mặc dù gặp rất nhiền khó khăn nhưng Công ty vẫn đạt được một số thành tích như : sản xuất kinh doanh có lãi, đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được nâng cao, thực hiện kịp thời đầy đủ mọi nghĩa vụ với Nhà nước . Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, Công ty vẫn còn không ít những hạn chế tồn tại và hạn chế trong vấn đề sử dụng và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn lưu động. Từ đó đỏi hỏi Công ty phải cố gắng nhiều hơn nữa trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH 1-9 Hà Tĩnh. Em được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo Công ty và phòng tài chính - kế toán. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo hưỡng dẫn TS Trần Trọng Khoái. Cùng với kiến thức đã học kết hợp với tình hình thực tế của Công ty em đã hoàn thành báo cáo này. Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy cô giáo để được hoàn thiện hơn.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH 1-9 Hà Tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Vốn là tiền đề của sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn gắn liền và phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh , khi hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, để tồn tại được trong môi trường cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác, các công ty TNHH phải đối mặt với nhiều khó khăn và phải vượt qua nhiều thử thách, trong đó là phương thức tạo vốn và đổi mới cơ chế quản lý vốn để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được . Việc giải quyết hai vấn đề trên thực chất là đi tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thích ứng vơí loại hình doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường như hiện nay.
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH 1-9 Hà Tĩnh, được sự giúp đỡ của Thầy giáo hưỡng dẫn, phòng kế toán và ban lãnh đạo Công ty, em đã từng bước làm quen và vận dụng lý luận vào thực tiến .Với ý nghĩa và tầm quan trọng của vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng, em đã nghiên cứu và hoàn thành báo cáo thực tập này với đề tài: : "Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH 1-9 Hà Tĩnh
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung báo cáo này được chia thành ba phần:
Phần I: Giới thiệu sơ lược về sự hình thành và phát triển của công ty TNHH 1-9 Hà Tĩnh.
Phần II: Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH 1-9 Hà Tĩnh
Phần III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH 1-9 Hà Tĩnh Phần i: giới thiệu sơ lược về sự hình thành và phát triển của công ty TNHH 1-9 Hà tĩnh.
1. lịch sử phát triển của công ty
Công ty TNHH 1-9 Hà Tĩnh tiền thân là xí nghiệp liên doanh khai thác khoáng sản và xây lắp 1-9 Hà tĩnh được thành lập từ tháng 3 năm 1989 là một doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại Hà Tĩnh, khi đó chưa có luật công ty. Sau ngày tái lập tỉnh đúng khi có luật doanh nghiệp cho phép thành lập Công ty TNHH nhiều thành viên. Ngày 02/06/93 Công ty đã được thành lập theo giấy phép số 771 QĐ/UB cuả UBND tỉnh Hà Tĩnh. Công ty gồm 3 thành viên sáng lập.
Tên gọi: Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1-9 Hà Tĩnh
Tên giao dịch: Hà Tĩnh 1-9 company ltd
Trụ sở chính: Tân yên - Thạch yên - Thị xã Hà Tĩnh
Vốn điều lệ của công ty: 1.026.678.992
Trong đó :
- Vốn bằng tiền : 310.000.000
-Vốn bằng tài sản cố định : 716.678.992
Ngành nghề kinh doanh: nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi. Sản xuất các loại vật liệu xây dựng. Liên doanh sản xuất quặng Imenite xuất khẩu.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
Sau gần 15 năm hoạt động sản xuất kinh doanh với khẩu hiệu"uy tín, chất lượng, hiệu quả"và luôn khuyến khích việc nâng cao tay nghề cho cán bộ kỹ thuật, công nhân. Đến nay công ty đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm thi công các công trình cùng một bộ phận quan trọng không thể thiếu nhằm giúp công ty hạch toán một cách có hiệu quả đó là bộ phận kế toán tài vụ
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Gđ công ty
Các Phó
Giám đốc
Phòng
kỹ thuật
Phòng
kế hoạch, vật tư
Phòng
kế toán
Phòng tổ chức hành chính
Các đội sản xuất, thi công công trình
sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp, thủ quỹ
KT thanh toán và công nợ
Kế toán vật tư, LĐ tiền lương
Kế tóan thống kê các đội thi công
đội1
đội2
đội3
đội4
đội5
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH 1-9 hà tĩnh
Biểu 01- kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003-2004
đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh
2004 / 2003
Số tiền
Số tiền
Số tiền
%
1.Doanh thu thuần
4.516
4.687
171
3,8
2.Giá vốn hàng bán
3.608
3.747
139
3,9
3. Lãi gộp
908
940
32
3,5
4.Chi phí quản lý
332
244
-88
73,5
5. Chi phí khác
230
199
-31
86,5
6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
346
497
151
43,6
7. Thu nhập từ HĐ tài chính
8
7
-1
87,5
8. Lợi nhuận trước thuế
354
504
150
42,3
9. Thuế thu nhập DN
113
161
48
42,5
10 .Lợi nhuận sau thuế
241
343
102
42,3
(Nguồn: Phòng kế toán)
Biểu trên cho thấy kết quả kinh doanh của công ty, doanh thu thuần năm 2004 cao hơn năm 2003 nhưng tăng không đáng kể, do giá vốn hàng bán năm 2004 cũng tăng lên tương ứng. Chi phí quản lý và chi phí khác năm 2004 có giảm chút ít so với năm 2003 dẫn đến lợi nhuận năm 2004 là 504 triệu đồng tăng hơn so với năm 2003.Sau khi trừ đi thuế thu nhập thì lợi nhuận sau thuế chỉ còn lại 343 triệu đồng, công ty hoạt động kinh doanh có lãi ít .
phần II . Tình hình Quản lý và hiệu quả sử dụng vlđ của công ty TNHH 1-9 Hà tĩnh
1.Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
Biểu 02- Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty năm 2003 - 2004
đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2004/2003
Số tiền
TT%
Số tiền
TT%
Số tiền
TT%
Tổng số vốn KD
5.821
100,0
8.367
100,0
2.546
+43,7
- Vốn lưu động
2.399
41
3.513
42
1.114
+46
- Vốn cố định
3.442
59
4.854
58
1.412
+41
(Nguồn: Phòng kế toán)
Vốn kinh doanh của công ty năm 2004 là 8.367triệu đồng tăng 43,7%
(+2.546 triệu đồng) so với 2003. Trong đó: Vốn lưu động năm 2004 là 3.513.triệu đồng tăng +46% so với năm 2003, tỷ trọng tăng từ 41% năm2003 lên 42% năm 2004. Vốn cố định là 5.454 triệu đồng tăng 58% so với năm 2003, tỷ trọng giảm chút ít từ 59% năm 2003 xuống còn 58% năm 2004.
Ta thấy cơ cấu vốn kinh doanh có sự gia tăng, năm 2004 cao hơn năm 2003. Đối với công ty là doanh nghiệp xây lắp thì vốn cố định chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình. Do đó, vốn cố định có phần lớn hơn vốn lưu động .
2. Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty
Biểu 03: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty
( đơn vị :triệu đồng)
Chỉ tiêu
2003
2004
2004/2003
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng nguồn vốn KD
5.821
100
8.367
100
2.546
+43,7
Nợ phải trả
4.760
81,8
6.957
83,1
2.197
+46,1
- Nợ ngắn hạn
4.498
94,0
6.592
78,7
2.094
+46,5
- Nợ khác
262
6,0
365
4,4
103
+39,3
2. vốn chủ sở hữu
1.061
18,2
1.410
16,9
349
+32,9
(Nguồn: phòng kế toán)
Qua biểu 03 ta thấy tổng nguồn vốn được hình thành từ hai nguồn : Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Trong đó: vốn vay năm 2004 là 6.957 triệu đồng tăng 46,1% so với năm 2003 và tỷ trọng tăng từ 81,8 % năm 2003 lên 83,1% năm 2004. Nợ phải trả tăng do chủ yếu nợ vay ngắn hạn để có vốn đảm bảo thi công các công trình thuờng xuyên và kịp tiến độ hoàn thành bàn giao. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là 1.410 triệu đồng tăng 32,9% so với năm 2003. Tuy vốn chủ sở hữu có tăng nhưng tăng chậm, tỷ trọng lại giảm từ 18,2 % năm 2003 xuống còn 16,9% năm 2004 do tỷ trọng nợ phải trả tăng .
Như vậy, kết cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty có nhiều bát cập do tỷ trọng vốn chủ sở hữu nhỏ và giảm làm ảnh hưởng đến tính tự chủ trong SXKD, và sự ràng buộc bởi vốn vay sẽ làm cho hiệu qủa sản xuất thấp do phải trả lãi vay lớn.
Qua phân tích ở bảng trên ta thấy rằng Nợ phẩi trả tăng nhanh còn vốn chủ sở hữu tăng chậm hơn , nên tính tự chủ tài chính của công ty bị hạn chế và trong kinh doanh bị động về vốn thường dẫn đến công trình bì đình trệ, hoạt đông tài chính gặp rủi ro.
3. tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty Tnhh 1-9 Hà Tĩnh
Biểu 04: Tình hình sử dụng VLĐ của Công ty
(đơn vị :triệu đồng)
Chỉ tiêu
2003
2004
2004/2003
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
2.399
100,0
3.513
100,0
1.114
46,4
1. Vốn bằng tiền
659
27,5
773
22
114
17,3
2. Các khoản phải thu
938
39
1.515
43
577
61,5
- Phải thu của khách hàng
674
36
1.124
32
140
18
-Phải thu khác
264
22
391
11
127
48
3. Hàng tồn kho
802
33,5
1.225
35
423
52,7
Chi phí sxkd dở dang
802
33.5
1.225
35
423
52.7
(Nguồn: phòng kế toán)
Số vốn lưu động năm 2004 là 3.513 tăng 46,4% so với năm 2003. Trong đó:
- Vốn bằng tiền năm 2004 là 773 triệu đồng tăng 17,3% so với năm 2003. Vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm từ 27,5% năm 2003 xuống còn 22% năm 2004, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ đến hạn trả.
- các khoản Phải thu năm 2004 là 1.515 triệu đồng tăng 61,5% so với năm 2003. tỷ trọng tăng từ 39% năm 2003 lên 43% năm 2004, tình hình này cho thấy Công ty quản lý nợ phải thu chưa tốt.
- Phải thu của khách hàng (bị chiếm dụng) năm 2004 là 1.124 triệu đồng tăng 18% so với năm 2003, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ phải thu. tình hình này cho thấy vốn của công ty đã ít nhưng đã bị chiếm dụng nên càng thiếu vốn để kinh doanh.
Hàng tồn kho năm 2004 là 1.225 triệu chiếm 35% tổng VLĐ, tăng 52,7% so với năm 2003. Do chi phí SXKD dở dang tăng, thực chất là các công trình chưa hoàn thành để nghiệm thu bàn giao và thanh toán. Cho thấy công ty hoạt động chưa tốt, cần phải đẩy nhanh việc hoàn thiện công trình để nghiệm thu bàn giao và thanh toán nhằm đạt được doanh thu cao hơn.
4. hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của Công ty TNHH 1-9 Hà tĩnh
Dựa trên các chỉ tiêu và công thức để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Lưu động với số liệu từ bảng cân đối kế toán năm 2003 và năm 2004 có bảng sau:
Biểu 05: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty
Chỉ tiêu
ĐV tính
2003
2004
So sánh (%)
1. Doanh thu
Tr đ
4.545
4687
3,9
2. Lợi nhuận trước thuế
Tr đ
354
504
42,4
3. Vốn lưu động bình quân
Tr đ
2.399
3.513
46,4
4. Vòng quay VLĐ(1/3)
Vòng
1,9
1,3
68,4
5. Kỳ luân chuyển VLĐ (360/4)
Ngày
189
277
46,6
6. Hệ số đảm nhiệm VLĐ(3/1)
Đ
0,53
0,75
41,5
7. Mức tiết kiệm VLĐ
Tr đ
+1.146
8. Hệ số sinh lời (2/3)
Đ
0,148
0,143
96,6
Qua biểu trên ta thấy rằng số vòng quay VLĐ có sự biến động, VLĐ bình quân năm 2003 là 2.399 triệu đồng năm 2004 là 3.513triệu đồng tăng 46,4%. VLĐ bình quân 46,6% lớn hơn tốc độ tăng 3,9% của doanh thu thuần làm cho vòng quay VLĐ năm 2004 là 1,3 vòng giảm so với năm 2003 là 0,6 vòng điều này dẫn đến kỳ luân chuyển VLĐ năm 2004 là 277 ngày tăng 88 ngày so với năm 2003. Kỳ luân chuyển vốn dài hơn nên dẫn đến mức lãng phí một nlượng VLĐ năm 2004. Hệ số sinh lời của VLĐ năm 2004 là 0,143Đ, giảm 0,005 đồng so với năm 2003. Hệ số sinh lời năm sau ít hơn năm trước, nếu kéo dài tình hình này thì công ty sẽ không có điều kiện để bảo toàn và phát triển vốn. Hoạt động kinh doanh sẽ bị hạn chế.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, công ty cần có biện pháp nâng cao lợi nhuận. Muốn vậy, cần giảm vốn vay, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình để nghiệm thu, bàn giao và thanh toán, thu hồi vốn nhanh.
Phần III. một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty tnhh 1-9 hà tĩnh
1. Những tồn tại của Công ty trong việc sử dụng vốn lưu động.
Công ty có rất nhiều cố gắng, tìm mọi cách để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động kinh doanh và tăng lợi nhuận. Trong năm qua công ty đã mua sắm một số trang thiết bị mới với công nghệ tiên tiến làm giảm nhẹ khối lượng, tiết kiệm được thời gian và nhân lực. Đảm bảo về kỹ thuật thi công, chất lượng công trình, đảm bảo tiến độ thi công.
Song Công ty vẫn còn một số vấn đề tồn tại, đó là trong việc huy động vốn vay nhiều nên không chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình, nợ phải trả tăng, các khoản phải thu cũng tăng điều này làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Do vậy Công ty phải cần nhanh chóng đưa ra các biện pháp khắc phục những điểm còn tồn tại, thông qua đó cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, tăng mức thu nhập và tích luỹ để mở rộng hoạt động kinh doanh.
2 . Một số kiến nghị đề xuất trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty.
2.1 . Tăng vòng quay vốn lưu động
Để tăng vòng quay VLĐ, cần tăng doanh thu và giảm số dư bình quân VLĐ.
Tăng doanh thu, trước hết công ty cần tập trung lực lượng thi công với các phương pháp kỹ thuật tiên tiến, tổ chức sản xuát và sử dụng lao động hợp lý, để hoàn thành các công trình còn dở dang, sớm đưa công trình vào giai đoạn nghiệm thu, bàn giao, thanh toán để thu hồi vốn nhanh, trang trải chi phí sản xuất, có lợi nhuận. Tăng năng suất lao động là biện pháp quan trọng để hoàn thành sớm công trình, sớm bàn giao và thanh toán để thu hồi vốn, tăng doanh thu.
Giảm VLĐ trong xây dựng trước hết giảm nợ phải thu của khách hàng đặc biệt là không có tình hình nợ phải thu khó đòi còn tương đối lớn. Do đó nhanh chóng thu hồi các khoản nợ khó đòi từ nhiều năm. Khi giao kết hợp đồng cần chú trọng đến khả năng về vốn có được đảm bảo của các chủ đầu tư, chỉ thi công những công trình đảm bảo thanh toán, tránh ứ đọng vốn.
Đồng thời, không để vốn bằng tiền ở ngân hàng để hưởng lãi thấp. Trong khi nợ vay ngân hàng nhiều (chịu lãi suất cao) cần dùng vốn bằng tiền này để trả nợ, giảm dư nợ vay, giảm chi phí sử dụng vốn, tăng lợi nhuận cho công ty.
2.2. Xác định nhu cầu vốn thường xuyên
Xác định nhu cầu vốn thường xuyên cần thiết tối thiểu cho hoạt động kinh doanh. Xem xét cân nhắc sử dụng nguồn vốn huy động sao cho hợp lý, chi phí sử dụng vốn thấp nhất, hiệu quả đạt được cao nhất. Tận dụng triệt để các nguồn không phải trả lại . Đối với khoản vốn chiếm dụng được. Công ty nên sử dụng linh họat để phát huy hết tác dụng nhưng không nên lạm dụng quá. Như vậy sẽ đem lại hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao cho Công ty.
+ Đối với khoản vay ngắn hạn ngân hàng: Công ty phải giảm khoản vay này xuống càng thấp càng tốt. Giảm bằng cách: vay dài hạn, chuyển dịch cơ cấu vốn.
+ Đối với khoản phải trả cho người bán, đây là nguồn vốn chiếm dụng, không phải trả lãi sử dụng nên Công ty cần khai thác và sử dụng triệt để nguồn vốn này.
+ Đối với các khoản chiếm dụng khác, Công ty chú trọng sử dụng hợp lý không nên để qúa hạn, làm mất uy tín trong thanh toán.
2.3. Tăng cường hơn việc thu hồi các khoản nợ và quản lý chặt chẽ các khoản phải thu.
Để đảm bảo sự lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, tránh bị chiếm dụng vốn, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động , góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Công ty cần có biện pháp quản ly các khoản nợ phải thu tránh tình trạng để nợ quá hạn. để làm được việc đó Công ty cần có biện pháp sau:
+ Quản lý chặt chẽ các khoản nợ, lập sổ theo dõi tình hình công nợ, khách nợ, xem xét khoản nào đã đến hạnthì nhắc nhở để thu hồi. Khoản nào chưa đến hạn cần lập kế hoạch thu hồi, có những biện pháp thu hồi vốn thích hợp .
+ Trong hợp đồng, Công ty cần quy định rõ ràng về thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán. Khối lượng hoàn thành theo quy ước căn cứ vào giá dự toán cần được thanh toán ngay không nên thanh toán một lần khi công trình hoàn thành, vì như vậy vốn đầu tư của chủ đầu tư sẽ bị ứ đọng trong lúc công ty phải đi vay vốn với lãi suất cao để trang trải chi phí sản xuất.
+ Lập quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi từ ( 2 năm trở lên ), tạo nguồn tài chính bù đắp phần vốn bị mất do không đòi được nợ phòng ngừa rủi ro mất vốn.
. Đẩy mạnh thi công hoàn thành khối lượng dở dang, nghiệm thu, bàn giao thanh toán, thu hồi vốn nhanh
Sản phẩm dở dang của công ty năm 2004 là 1.225 triệu đồng tăng 52,7% so với năm 2003, là một khoản vốn lớn tồn đọng trong khâu sản xuất.
Vì vậy, Công ty cần tìm các biện pháp đẩy mạnh thi công để hoàn thành khối lượng dở dang, nghiệm thu và bàn giao công trình để thu hồi vốn nhanh, tránh bị chiếm dụng vốn, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty.
kết luận
Trên đây là thực tế về tình hình sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH 1-9 Hà Tĩnh và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là một vấn đề quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong điều kiện cơ chế kinh tế mới. Trong những năm qua mặc dù gặp rất nhiền khó khăn nhưng Công ty vẫn đạt được một số thành tích như : sản xuất kinh doanh có lãi, đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được nâng cao, thực hiện kịp thời đầy đủ mọi nghĩa vụ với Nhà nước ... Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, Công ty vẫn còn không ít những hạn chế tồn tại và hạn chế trong vấn đề sử dụng và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn lưu động. Từ đó đỏi hỏi Công ty phải cố gắng nhiều hơn nữa trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH 1-9 Hà Tĩnh. Em được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo Công ty và phòng tài chính - kế toán. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo hưỡng dẫn TS Trần Trọng Khoái. Cùng với kiến thức đã học kết hợp với tình hình thực tế của Công ty em đã hoàn thành báo cáo này. Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy cô giáo để được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC105.doc